Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Phân tích chứng chỉ kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. 1. Cơ sở pháp lý về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. a) Điều kiện kinh doanh. Điều 7 LDN 2005 (được sửa đổi bổ xung năm 2009) về Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: “ 1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các nghành, nghề mà pháp luật không cấm. 2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiêp chỉ được kinh doanh nghành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh nghành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. 3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trất tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm. 4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước. 5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.” Ngoài ra, còn có Nghị định của chính phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp cũng quy định về điều kiện kinh doanh tại Điều 5 của nghi định. b) Chứng chỉ hành nghề. Tại Điều số 6 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ra ngày 05 tháng 09 năm 2007 về Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề có quy định: “1. Chứng chỉ hành nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2. Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. 3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ xung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây: a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề”.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Phân tích chứng chỉ kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 22 Tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Phân tích chứng chỉ kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. MỤC LỤC BÀI LÀM I. Tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. 1. Cơ sở pháp lý về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. a) Điều kiện kinh doanh. Điều 7 LDN 2005 (được sửa đổi bổ xung năm 2009) về Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh: “ 1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các nghành, nghề mà pháp luật không cấm. 2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiêp chỉ được kinh doanh nghành nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh nghành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. 3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trất tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm. 4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước. 5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.” Ngoài ra, còn có Nghị định của chính phủ số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp cũng quy định về điều kiện kinh doanh tại Điều 5 của nghi định. b) Chứng chỉ hành nghề. Tại Điều số 6 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ra ngày 05 tháng 09 năm 2007 về Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề có quy định: “1. Chứng chỉ hành nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2. Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. 3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ xung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây: a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề”. II. Phân tích về các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Đối với điều kiện về ngành nghề kinh doanh, pháp luật quy định, doanh nghiệp được kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Về cơ bản, ngành nghề kinh doanh được chia theo các nhóm: + Nhóm ngành nghề kinh doanh tự do; + Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; + Nhóm ngành nghề kinh doanh bị cấm. Như vậy, chủ đầu tư có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào ngoài nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh, đặc biệt với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc chọn ngành nghề kinh doanh được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh những ngành nghề này được quy định rõ tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp và được hướng dẫn thi hành tại Điều 5 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP. Điều 5 Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh có quy định: “1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của pháp luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của thủ tướng chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành). 2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp nhận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện, hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Các quy định về loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó tại các văn bản quy phạm pháp luật khác ngoài các văn bản quy phạm pháp luật nói tại khoản 1 điều này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2008.” Thứ nhất, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kinh doanh áp dụng theo các quy định của pháp luật, ngành nghề đó không bị pháp luật cấm. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 4 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP về ngành nghề cấm kinh doanh quy định: 1. Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh gồm: a) Kinh doanh vũ khí về quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; công trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng cho chế tạo chúng; b) Kinh doanh chất ma túy các loại; c) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo công ước quốc tế); d) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; đ) Kinh doanh các loại pháo; e) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự toàn xã hội. g) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc Danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng; h) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em; i) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; k) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công nhân; l) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; m) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sau đây là danh mục ngành, nghề cần vốn pháp định của doanh nghiệp. Ngành nghề Văn bản pháp luật Tóm tắt nội dung Nhận xét, kiến nghị 1 1 Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài – Đ.8(2) NĐ 107/2007/ND-CP – Đ.3 - Có vốn pháp định là 5 tỷ đồng (là một điều kiện để được cấp giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài) - Ngoài ra, còn phải ký quỹ 1 tỷ đồng. Đ10(1) - vốn pháp định + GCN ĐKKD là một trong những điều kiện để được cấp Giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên có 2 vấn đề chưa rõ: + Khi ĐKKD thì có cần phải có xác nhận về vốn pháp định chưa? + Hồ sơ, trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận vốn pháp định là chưa rõ; biện pháp để duy trì đủ mức vốn pháp định trong quá trình hoạt động. 2 Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề (có vốn đầu tư nước ngoài) Luật dạy nghề - Đ.52 - Yêu cầu trong hồ sơ thành lập có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ Trong hồ sơ Cấp GCN đầu tư, có yêu cầu là có văn bản chứng nhận của ngân hàng về vốn điều lệ. Do đó, có thể hiểu đây không phải là yêu cầu về vốn pháp định. Tuy nhiên, yêu cầu này không rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận và mục đích của việc xác nhận vốn điều lệ này. 3 Sản xuất phim - Luật điện ảnh – Đ.14 - NĐ 96/2007/NĐ-CP – Đ.11 - Có vốn pháp định là 1 tỷ (để được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim) Theo Đ.14 Luật điện ảnh thì GCN đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim được coi là một trong những điều kiện, ngoài các điều kiện theo quy định của LDN, để thành lập doanh nghiệp này. Điều này có nghĩa là GCN đủ điều kiện đươc cấp trước khi ĐKKD. Khi doanh nghiệp chưa được thành lập, thì GCN đủ điều kiện này sẽ cấp cho ai? Trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận vốn pháp định là chưa rõ. 4 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ NĐ 104/2007/NĐ-CP – Đ.13 - Có vốn pháp định là 2 tỷ và coi như là một điều kiện kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ > vốn pháp định - Xác nhận về vốn là một loại giấy tờ trong hồ sơ ĐKKD. - Hình thức xác nhận về vốn pháp định có được quy định trong NĐ – Đ.16 5 Kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động sản – Đ.8 TT 36/2006/TT-BTC - Yêu cầu có vốn pháp định Là điều kiện để ĐKKD. Tuy nhiên: + Chưa rõ yêu cầu về vốn pháp định là bao nhiêu. + Hồ sơ, trình tự, thủ tục, hình thức xác nhận về vốn pháp định. 6 Doanh nghiệp cảng hàng không Luật hàng không dân dụng Việt Nam – Đ. 63 NĐ 76/2007/NĐ-CP NĐ 83/2007/NĐ-CP – Đ.22(1) Điều kiện cấp giấy phép: - “Điều kiện về vốn” - - Vốn pháp định 100 tỷ đối với kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế; 30 tỷ khi kinh doanh tại cảng hàng không nội địa - Là điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không; cấp sau khi ĐKKD. Tuy nhiên, chưa rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục và hình thức xác nhận về vốn pháp định; biện pháp đảm bảo duy trì vốn pháp định. 7 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không Luật hàng không dân dụng – Đ.65 NĐ 83/2007/NĐ-CP – Đ.22(2) Điều kiện cấp giấy phép: - “Điều kiện về vốn” - Cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế là 30 tỷ; nội địa là 10 tỷ Tương tự như trên 8 Kinh doanh vận chuyển hàng không Luật hàng không dân dụng – Đ. 110 NĐ 76/2007/NĐ-CP – Đ.8 Điều kiện cấp giấy phép: - Đáp ứng điều kiện về vốn. - 500 tỷ (quốc tế) & 200 tỷ (nội địa) = đối với hãng có từ 1-10 tàu bay - 800 tỷ (quốc tế) & 400 tỷ (nội địa) = hãng có 11-30 tàu bay - 1000 tỷ (quốc tế) và 500 tỷ (nội địa) = hãng có trên 30 tàu bay - Kinh doanh hàng không chung = 50 tỷ Tương tự như trên 9 Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ Luật chứng khoán – Đ.62 NĐ 14/2007/NĐ-CP – Đ.18 - Điều kiện thành lập & hoạt động của công ty 1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam ; b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng Việt Nam. Đây là điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khóan, công ty quản lý quỹ. Giấy phép này sẽ do UBCK cấp. Nói cách khác, công ty này không đăng ký tại phòng ĐKKD. 10 Các tổ chức tín dụng (các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) Luật ngân hàng nhà nước Việt nam (1997&2003) Luật các tổ chức tín dụng (1997&2004) NĐ 141/2006/NĐ-CP Xem chi tiết phụ lục 1 Ngân hàng sẽ cho phép thành lập các tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ thực góp phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định. 11 Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP – Đ.8 Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa + Vốn pháp định: 150 tỷ đồng Bộ TM cấp giấy phép này. Tuy nhiên, chưa rõ về hồ sơ, trình tự, và hình thức xác nhận về vốn pháp định 12 Doanh nghiệp là thành viên môi giới Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP – Đ.19 - Điều kiện hoạt động đối với thành viên môi giới trên Sở Giao dịch hàng hóa - Vốn pháp định: 5 tỷ VND Là điều kiện để Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận là thành viên môi giới trên sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, hồ sơ, trình tự và hình thức xác nhận về vốn pháp định là chưa có. 13 Doanh nghiệp là thành viên kinh doanh Sở giao dịch hàng hóa NĐ 158/2006/NĐ-CP. - Vốn pháp định là trên 70 tỷ đồng Là điều kiện để Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận làm thành viên kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức của xác nhận về vốn pháp định là chưa rõ. 14 Tổ chức bảo hiểm tương hỗ NĐ 18/2005/NĐ-CP – Đ.32 - Vốn pháp định không thấp hơn 10 tỷ đồng Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp 15 Kinh doanh vận tải đa phương thức NĐ 125/2003/NĐ-CP – Đ.6 - Có tài sản tối thiểu 80.999 SDR Là điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức; sau khi đã ĐKKD. 16 Nhà xuất bản Luật xuất bản 2004 – Đ.12 (4) NĐ 111/2005/NĐ-CP TT 30/2006/TT - Có vốn được coi là 1 trong những điều kiện để thành lập nhà xuất bản Bộ VH-TT cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản. NĐ & TT không đề cập đến vốn pháp định là bao nhiêu III. Phân tích điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề đối với nghề luật sư. 1. Giới thiệu lĩnh vực lựa chọn nghề “ Luật sư”. Theo Điều 2 Luật luật sư năm 2006 có quy định: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện ngành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo nhu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).” Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư,quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động nghề luật sư là nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh. Dịch vụ pháp lý của Luật sư bao gồm: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. 2. Điều kiện kinh doanh của nghề Luật sư. a) Điều kiện kinh doanh của nghề luật sư theo Luật kinh doanh. Nghề luật sư thuộc loại ngành, nghề kinh doanh mà không bị pháp luật cấm (như ta đã nêu ra các nghề bị cấm tại Điều 4 Nghi định số 139/2007/CĐ-CP) như vậy ta nhận thấy được nghề luật sư là nghề kinh doanh có điều kiện nên điều kiện kinh doanh của nó sẽ được áp dụng theo các quy định của Chính phủ mà cụ thể ở đây chính là Điều 7 Luật doanh nghiệp về Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh. Dựa vào Điều 7 Luật doanh nghiệp đã đưa ra ở phần trên, ta nhận thấy: - Thứ nhất, đây là loại hình kinh doanh mà thuộc các ngành, nghề pháp luật không cấm (không thuộc những nghành nghề bị cấm, hạn chế đã nêu ở những phần trên). - Thứ hai, khi muốn kinh doanh nghề luật sư thì yêu cầu phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh sẽ được thể hiện dưới các hình thức: + Giấy phép kinh doanh. + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; + Chứng chỉ hành nghề luật sư; + Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; + Xác định vốn pháp định (pháp luật hiện hành không quy định vốn pháp định đối với nghề luật sư). + Chấp nhận khác của cơ quan thẩm quyền đối với nghề luật sư. + Các yêu cầu khác mà người hành nghề luật sư phải thực hiện mà không cần xác nhận, chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan có thẩm quyền. b) Điều kiện kinh doanh của nghề luật sư mà Luật luật sư. Điều kiện hành nghề luật sư đã được nêu tại điều 11 Luật luật sư: “ Người có đủ điều kiện quy định tại điều 10 của luật này muốn được hành nghề Luật sư phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư”. (Điều 10 LLS có quy định về Tiêu chuẩn luật sư: “ Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư”). - Như vậy theo điều luật định tại điều 10 luật luật sư thì tiêu chuẩn để trở thành một luật sư là: + Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. + Có phẩm chất đạo đức tốt. + Có bằng cử nhân luật. Người có trình độ đại học luật là người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt nghiệp chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tương đương với văn bằng của Việt Nam theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia. + Đã được đào tạo nghề luật sư. Tiêu chuẩn này được quy định rõ ràng tại điều 12 Luật luật sư về Đào tạo nghề luật sư: “1. Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. 2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là sáu tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. 3. Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư và quy định việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. 4, Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.” Ngoài ra, còn có trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư được quy định tại Điều 13 của Luật luật sư như sau: “1. Đã là thẩm phán, kiểm soát viên, điều tra viên. 2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật. 3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm soát, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. 4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm soát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.” + Đã qua thời gian tập sự ngành luật sư. Tiêu chuẩn này cũng được quy định rõ ràng tại điều 14 LLS năm 2006 về Tập sư luật luật sư: “1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì được tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười tám tháng trừ trường hợp được giảm thời gian tập sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. 2. Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký việc tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự. Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Quy chế tập sự hành nghề luật sư. 3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng. 4. Khi hết thời gian tập sự, luật sư hướng dẫn nhận xét kết quả tập sự của người tập sự hành nghề luật sư bằng văn bản và gửi đến Đoàn luật sư nơi người thực tập luật sư đăng ký tập sự. 5. Việc tập sự hành nghề luật sư được thực hiện theo quy chế tập sự hành nghề luật sư do Bộ tư pháp phối hợp với tổ chức luật sư toàn quốc ban hành.” Sau khi hoàn thành thời gian tập sự của mình, những người tập sự ngành luật sư còn có kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư theo điều 15 và những người được miễn tập sự quy định tại điều 16 luật này. + Có sức khỏe để hành nghề luật sư. Đấy là những tiêu chuẩn của việc hành nghề luật sư, sau đây ta sẽ làm rõ những quy định điều 11 luật luật sư. Muốn được hành nghề luật sư thì phải: Có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của luật này.(đã nêu phần trên). Chứng chỉ hành nghề luật sư. Gia nhập một đoàn luật sư. Quy định về gia nhập một Đoàn luật sư được quy định tại Điều 20 Luật luật sư: “1. Người có chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư. 2. Người có chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có: a) Giấy đăng ký gia nhập Đoàn luật sư; b) Sơ yếu lý lịch; c) Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư; d) Phiếu lý lịch tư pháp; đ) Giấy chứng nhận sức khỏe. 3. Trong thời hạn mười ngày hoạt động, kể cả ngày nhận đủ hồ sơ Gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định ra nhập đoàn luật sư; nếu người nộp đơn gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định Điều 87 luật này. 4. Người gia nhập Đoàn luật sư được tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư. Thời hạn cấp thẻ luật sư không quá ba mươi ngày kể từ ngày ra nhập đoàn luật sư. 5. Luật sư chuyển từ Đoàn luật sư này sang Đoàn luật sư khác thì phải làm thủ tục rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà mình đang làm luật sư để được chuyển sinh hoạt đến đoàn luật sư mới và được đổi thẻ luật sư.” Khi nộp đơn gia nhập có những trường hợp bị từ chối gia nhập , vấn đề này được quy định rõ ràng tại khoản 4 Điều 17. Những người bị từ chối thuộc trường hợp sau đây: - Đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; - Không thường chú tại Việt Nam; - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực. Do nhu cầu cấp thiết của xã hội nên đòi hỏi phải nâng cao trình độ để từng bước chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư. Không những thế một số ý kiến còn cho rằng trong tình hình mới, thực hiện chính sách mở của đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động quốc tế, Nhà nước ta Ngoài ra, yếu tố chứng chỉ hành nghề luật sư cũng là điều kiện rất quan trọng khi đăng ký kinh doanh. Sau đây là những yếu tố cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. 3) Chứng chỉ hành nghề luật sư. a) Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của luật kinh doanh. - Chứng chỉ hành nghề luật sư là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề luật sư được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệp nghề nghiệp về ngành, nghề mà mình hoạt động “nghề luật sư”. Chấp nhận giấy chứng nhận nghề luật sư do nước ngoài cấp. -  Nghề luật sư cũng có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp giấy chứng chỉ hành nghề. - Khoản 3 sẽ được áp dụng tùy theo loại hình mà luật sư sẽ hành nghề. b) Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư. Việc được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư được nêu rõ trong Điều 17 luật luật sư về cấp chứng chỉ hành nghề: Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư “1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có: a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; b) Sơ yếu lý lịch; c) Phiếu lý lịch tư pháp; d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật; đ) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật này; e) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; g) Giấy chứng nhận sức khoẻ. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải có văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp. 2. Người được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có: a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; b) Sơ yếu lý lịch; c) Phiếu lý lịch tư pháp; d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật hoặc bản sao Bằng tiến sỹ luật; đ) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 và miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này; e) Giấy chứng nhận sức khoẻ. 3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. 4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; b) Không thường trú tại Việt Nam; c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính; đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; e) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.” Chứng chỉ hành nghề luật sư được cấp không thời hạn và chỉ bị thu hồi trong một số trường hợp, cụ thể là: người bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; người bị kết án tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề luật sư; người bị Đoàn luật sư xử lí kỉ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn. Người được cấp chứng chỉ hành nghề với đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của luật sư (khoản 4 Điều 13). Tóm lại điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 có cao hơn, chặt chẽ hơn do yêu cầu của thực tiễn trong điều kiện mới của nước ta. Luật sư phải hành nghề chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng hành nghề thuần thục, có phẩm chất đạo đức tốt thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ pháp lí của khách hàng. Pháp lệnh luật sư năm 2001 yêu cầu cao hơn, cụ thể là: Phải có trình độ đại học luật; không chấp nhận trình độ tương đương đại học luật; không chấp nhận người hành nghề luật sư kiêm nhiệm là cán bộ, công chức. Yêu cầu về tập sự hành nghề luật sư cũng chặt chẽ hơn, đòi hỏi luật sư tập sự phải nỗ lực, cố gắng nhiều để nắm được các kĩ năng cơ bản về hành nghề luật sư. Phải qua khóa đào tạo nghề luật sư, đây là điểm cơ bản vừa khẳng định tính chuyên nghiệp của nghề luật sư vừa thể hiện sự nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng hành nghề luật sư. Pháp lệnh luật sư năm 2001, tuy có yêu cầu cao hơn về điều kiện nhưng với thủ tục gia nhập Đoàn luật sư được quy định rất rõ ràng, thông thoáng đã tôn trọng quyền tự do hành nghề của những người có đủ điều kiện, tạo điều kiện phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư Việt Nam tương xứng với yêu cầu của thực tiễn, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư. Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, muốn hành nghề luật sư, nộp đầy đủ hồ sơ thì được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư quyết định cho gia nhập trong thời hạn quy định, chỉ được từ chối trong các trường hợp có lí do theo quy định của pháp luật. IV) Nhận xét và hướng khắc phục về những quy định. 1. Nhận xét. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu của con người ngày một lớn đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển không ngừng của các ngành, nghề kinh doanh. Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội không phải lúc nào cũng là chính đáng và lành mạnh. Có những nhu cầu của một số cá nhân xâm phạm đến những lợi ích của cá nhân khác, lợi ích của cộng đồng, làm ảnh hưởng băng hoại giá trị đạo đức, văn hóa trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục và sức khỏe của nhân dân, làm cạn kiệt tài nguyên, phá hủy môi trường. Trong những trường hợp này để bảo vệ lợi ích của nhân dân, của nhà nước pháp luật quy định những ngành nghề cấm kinh doanh. Phạm vi ngành, nghề cấm kinh doanh rộng hay hẹp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, vào những quan niệm về những giá trị và lợi ích xã hội mà quốc gia có quan tâm bảo vệ. Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định rõ những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để tạo sự minh bạch giúp người kinh doanh có được sự lựa chọn chính xác. Nguyên nhân chính là do đặc thù của một số ngành, nghề mà chỉ có người kinh doạnh đảm bảo các điều kiện nhất định về vốn, về quy mô, về an toàn vệ sinh thực phẩm...mới có đủ tư cách và khả năng để kinh doanh nó. Danh mục ngành kinh doanh có điều kiện có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên các quốc gia đều có xu hướng hạn chế dần các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh để tạo môi trường thuận lợi trong kinh doanh vốn có vai trò rất quan trọng đối với người kinh doanh khi tiến hành các hoạt động kinh doanh. Ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, pháp luật vẫn quy định về vốn pháp định cho từng loại hình kinh doanh, coi đây là biện pháp đảm bảo an toàn pháp lí cho xã hội. Trong khi đó một số nước trong đó có Việt Nam, vốn pháp định được quy định theo ngành nghề kinh doanh và do sự kiểm soát của nhà nước không hiệu quả nên quy định về vốn pháp định hầu như không có ý nghĩa trên thực tế. Hiện nay, Việt Nam hầu như đã bãi bỏ vốn pháp định, chỉ quy định cho một số ngành nghề đặc thù mà nhà nước xét thấy cần thiết như kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán...với những quy chế quản lí chặt chẽ. Điều này tạo ra những hiệu quả tức thời là khuyến khích thành lập doanh nghiệp do không cần vốn pháp định. Tuy nhiên nó chứa đựng nguy cơ tạo ra rất nhiều doanh nghiệp ảo, nghĩa ra đời mà không có vốn và hoạt động của những doanh nghiệp này thực sự đe dọa đến sự an toàn của cả nền kinh tế. 2. Hướng khắc phục. - Đối với điều kiện kinh doanh: nhà nước cần sớm ban hành danh mục ngành nghề cấm kinh doanh. Việc quy định về danh mục ngành, nghề cần linh doanh tại nghị đinh 139/2007/NĐ-CP chưa thực sự đầy đủ và hợp lí với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cản trở sự phát triển của sản xuất. Ngoài ra cần sớm khắc phục sự trùng lặp trong các quy định về danh mục ngành nghề cấm kinh doanh tại nghị định 139/2007/NĐ-CP và danh mục cấm đầu tư tại nghị định 108/2006/NĐ-CP. Trong danh mục 15 ngành nghề bị cấm kinh doanh có sự trùng lặp với 5 lĩnh vực cấm đầu tư. Do đó cần có sự quy định rõ ràng về danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh với dạnh mục các lĩnh vực cấm đầu tư kinh doanh. - Các quy định về chứng chỉ hành nghề: nhà nước cần sớm sửa đổi cụ thể và rõ ràng hơn quy định về các ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Hiện nay tồn tại sự khác nhau trong các quy định luật doanh nghiệp 2005 và nghị định 139/2007/NĐ-CP về vấn đề này. Cụ thể theo quy đinh tại khoản 4 điều 16, khoản 5 điều 17, khoản 5 điều 18, khoản 5 điều 19 Luật doanh nghiệp 2005, yêu cầu phải có ít nhất từ hai chủ thể có hai chứng chỉ hành nghề. Còn theo quy định tại nghị ddinhj139/2007/NĐ-CP thì chỉ cần một trong hai chủ thể có chứng chỉ hành nghề là đủ. Điều này cần xem xét và chỉnh sửa kịp thời. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Luật doanh nghiệp 2005. 2. Luật luật sư 2006. 2. Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005. 3. Hồ Cẩm Vân(2010), “Quá trình hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam”.Khóa luận tốt nghiệp. 4. Giáo trình luật thương mại, trường đại học luật Hà Nội, 2007, Nxb CAND.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề Phân tích chứng chỉ kinh doanh và chứng chỉ hành nghề trong một lĩnh vực k.doc
Luận văn liên quan