Quy hoạch bãi đậu xe ngầm Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC Nội dung Trang Mở đầu . 1 Chương 1. Tổng quan về giao thông tĩnh 4 1.1.Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị 4 1.1.1. Tổng quan giao thông vận tải đô thị 4 1.1.2. Tổng quan giao thông tĩnh đô thị . 7 1.2.Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh 22 1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông vận tải đô thị 22 1.2.2.Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh 24 Chương 2. Hiện trạng giao thông và bãi đỗ xe Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 30 2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên quận 1 30 2.2.1. Hiện trạng kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh . 30 2.2.2.Hiện trạng kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên quận 1 32 2.2. Hiện trạng giao thông quận 1 39 2.2.1. Hiện trạng giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh . 39 2.2.2. Hiện trạng giao thông quận 1 41 2.2.3. Hiện trạng phương tiện vận tải 42 2.3. Hiện trạng giao thông tĩnh Quận 1 43 2.3.1. Hiện trạng bãi đỗ xe thành phố Hồ Chí Minh . 43 2.3.2. Hiện trạng bãi đỗ xe Quận 1 44 2.4. Hiện trạng sử dụng đất Quận 1 . 46 2.5. Hiện trạng hệ thống các công trình ngầm . 47 2.6. Đánh giá hiện trạng 48 CHƯƠNG 3. Quy hoạch bãi đậu xe ngầm Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh 50 3.1. Mục tiêu và quan điểm quy hoạch 51 3.1.1. Quan điểm quy hoạch 51 3.1.2. Mục tiêu quy hoạch . 51 3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giao thông quận 1 . 51 3.2.1. Quy hoạch có liên quan . 51 3.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giao thông quận 1 54 3.3. Dự báo nhu cầu bãi đỗ xe quận 1 60 3.3.1. Kết quả điều tra nhu cầu đỗ xe hiện tại . 60 3.3.2. Dự báo nhu cầu đỗ xe 63 3.4. Quy hoạch bãi đậu xe cho khu vực quận 1 65 3.4.1. Xác định vị trí cho các bãi đậu xe ở quận 1 65 3.4.2. Quy mô bãi đậu xe ngầm quận 1 quận 1 đến năm 2020 67 3.5. Dự kiến kiến trúc và ước tính vốn đầu tư 69 3.5.1.Dự kiến kiến trúc 69 3.5.2. Phân kỳ xây dựng và ước tính tổng vốn đầu tư 72 Kết luận và kiến nghị 75 Tài liệu tham khảo

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch bãi đậu xe ngầm Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG TĨNH 1.1.Tổng quan về giao thông tĩnh đô thị 1.1.1. Tổng quan giao thông vận tải đô thị a) Khái niệm và cấu trúc của hệ thống giao thông vận tải đô thị *Khái niệm: Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực trong đô thị. Hình 1.1. Cấu trúc hệ thống giao thông vận tải đô thị: Hệ thống giao thông đô thị Hệ thống vận tải đô thị Hệ thống giao thông động Hệ thống giao thông tĩnh Hệ thống giao thông vận tải đô thị Vận tải chủ quản và đặc biệt vận tải công cộng Vận tải cá nhân b) Khái niệm về giao thông đô thị: Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp các công trình, các con đường vàc các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho việc di chuyển và tác nghiệp hàng hóa, hành khách trong thành phố được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận cấu thành: + Hệ thống giao thông động + Hệ thống giao thông tĩnh Hệ thống giao thông động là bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ hoạt động của phương tiện và hành khách, hàng hóa trong thời gian di chuyển, bao gồm mạng lưới đường, các công trình trên đường, nút giao thông, cầu vượt… Hệ thống giao thông tĩnh là bộ phận của hệ thống giao thông đô thị phục vụ phương tiện, hành khách, hàng hóa trong thời gian không hay tạm dừng hoạt động (chờ đợi, nghỉ ngơi, bảo dưỡng sửa chữa…). Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, các bến xe… Giao thông động và giao thông tĩnh có mối liên hệ mật thiết, chúng phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau. Bởi lẽ, cả hai đều có đối tượng phục vụ chung đó là phương tiện và hành khách, hàng hóa trong thành phố. Điểm khác nhau duy nhất đó là: nếu giao thông động phục vụ phương tiện, hành khách, hàng hóa trong thời gian di chuyển thì giao thông tĩnh lại có chức năng phục vụ các đối tượng này trong thời gian không di chuyển. Một mạng lưới giao thông chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu đảm bảo được một tỉ lệ phát triển tương xứng giũa giao thông động và giao thông tĩnh.. Sự thiếu hụt nghiêm trọng của hệ thống giao thông tĩnh là một trong các tác nhân gây rối loạn và ách tắc giao thông ở các đô thị hiện nay. Hình 1.2. Cấu trúc hệ thống giao thông đô thị Hệ thống giao thông tĩnh Các điểm đầu cuối Các công trình trên đường Mạng lưới đường giao thông Các điẻm trung chuyển Các công trình giao Thông khác Các công trình khàc Gara, bãi đỗ xe Hệ thống giao thông động Hệ thống giao thông đô thị c)Đặc điểm, vai trò của giao thông đô thị: *Đặc điểm của giao thông đô thị: Khác với giao thông liên tỉnh, giao thông quốc tế, giao thông đô thị có những đặc điểm cơ bản sau: + Mạng lưới giao thông đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông thuần túy mà nó còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau như:chức năng kỹ thuật chức năng môi trường… Chức năng giao thông là đảm bảo liên hệ giao thông thuận tiện, nhanh chóng với các đoạn đường ngắn nhất và an toàn cao. Đảm bảo cho việc tổ chức các tuyến giao thông công cộng một cách hợp lý; liên hệ tốt giữa các khu vực của đô thị như khu nhà ở với các khu công nghiệp, dịch vụ nhà ga, công viên…; có khả năng phân bố lại các luồng giao thông tại các đường phố trong trường hợp một số trường hợp một số đoạn đường đang có sự cố hoặc sửa chữa.; liên hệ mật thiết và thuận tiện với các đường ô tô và các khu vực bên ngoài đô thị. Thỏa mãn những điều kiện phát triển giao thông đô thị trong tương lai. Ngoài chức năng chính là chức năng giao thông, đường phố còn bao gồm các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất để thực hiện chức năng kỹ thuật. Các công trình ngầm gồm các đường ống và đường dây…được đặt dưới vỉa hè, thảm cỏ và lòng đường xe chạy của đường phố. Trên mặt đất có các công trình như cầu vượt, dây điện thắp sáng, hệ thống các biển báo giao thông…Đường phố còn là hành lang thông gió và lấy ánh sáng cho đô thị. Tuy hệ thống giao thông có chức năng như trên nhưng nó còn là một bộ phận của tổng thể kiến trúc toàn đô thị, nên khi thiết kế cần đảm bảo mỹ quan đô thị. + Mật độ mạng lưới đường cao: Đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ dân số cao, đồng thời là tụ điểm các hoạt động kinh tế- chính trị, thương mại dịch vụ…bởi vậy xét trên phương diện vận tải, nhu cầu vận tải trong nội thị rất lớn. Ngoài ra mỗi đô thị là một trung tâm thu hút hành khách từ các khu vực ven đô, ngoại thành và các khu vực khác từ bên ngoài vào. Bởi vậy để thỏa mãn được nhu cầu này nhất thiết phải có một mạng lưới giao thông phát triển bao phủ toàn thành phố. Mặc khác, mạng lưới giao thông đô thị không chỉ làm chức năng giao thông thuần túy mà còn thực hiện nhiều chức năng khác. Vì vậy đô thị luôn có một mạng lưới giaothông với mật độ cao là một tất yếu. Tùy theo quy mô trình độ phát triển cũng như những điều kiện lịch sử mà mật độ mạng lưới giao thông ở các đô thị cũng rất khác nhau. + Lưu lượng mật độ cao nhưng lại biến động theo thời gian và không gian rất lớn: Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của hệ thống giao thông đô thị. Khác với mạng lưới giao thông ngoại thành, liên tỉnh hay quốc tế, sự hình thành các luồng giao thông đô thị chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu đi lại của thị dân. Nhu cầu này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố làm phát sinh chuyến đi. Các yếu tố chủ yếu bao gồm: Qui mô và mật độ dân số; Diện tích thành phố và sự phân bố các khu vực chức năng đô thị; cơ cấu dân cư và thu nhập.. Ưu điểm nổi bật của nhu cầu đi lại của người dân đô thị là tần suất đi lại cao, cự ly đi lại trung bình và ngắn. Lưu lượng giao thông rất cao nhưng lại tập trung vào các khu trung tâm và lại xuất hiện vào giờ cao điểm tạo ra sự căng thẳng và có thể dẫn đến tắc nghẽn nếu hệ thống giao thông không được thỏa mãn. + Tốc độ luồng giao thông nhỏ: có nhiều nguyên nhân dẫn đến tốc dộ dòng giao thông trong đô thị nhỏ hơn so với giao thông đối ngoại. Tuy vậy, các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến ở đây bao gồm: Mật độ và lưu lượng giao thông cao, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Dòng phương tiện chịu tác động của hệ thống điều khiển Đô thị là nơi tập trung dân cư nên để đảm bảo vấn đề an toàn giao thông và môi trường sinh thái thì tốc độ dòng giao thông cần được kiểm soát. + Hệ thống giao thông đô thị đòi hỏi chi phí lớn về xây dựng và vận hành: Những yếu tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống giao thông đô thị: Mật độ đi lại dày đặc buộc phải có những công trình hạ tầng tương ứng có quy mô lớn và có yêu cầu kỹ thuật cao như: cầu vượt, các tuyến đường ngầm, đường đi trên cao…đặc biệt khi cần phải dỡ bỏ và cải tạo các công trình kiến trúc đô thị đã có hoặc phải sử dụng kết cấu đặc biệt để giải quyết thì chi phí này cũng rất lớn. Phương tiện gồm các phương tiện vận tải đắt tiền như: Xe điện bánh hơi, xe điện bánh sắt, ác loại xe điện ngầm, xe điện treo, cabin tự hành…. Chất lượng khai thác và thẩm mỹ các loại phương tiện này đòi hỏi cao, khai thác trong điều kiện phức tạp…cũng góp phần tăng chi phí. 1.1.2. Tổng quan giao thông tĩnh đô thị a) Khái niệm Thuật ngữ giao thông tĩnh xuất hiện ở nước ta vào những năm đầu thập niên 90. Khái niệm giao thông tĩnh được sử dụng nhiều trong các cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học và đã được thừa nhận trong các văng bản pháp lí của chính phủ, Bộ giao thông vận tải, UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về giao thông tĩnh. Theo nghĩa chung nhất, giao thông là sự di chuyển có mục đích của con người, hàng hóa và phương tiện trong không gian và theo thời gian. Để phục vụ cho quá trình vận tải của phương tiện, hành khách và hàng hóa, cần xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, nhà ga, bến cảng…Để chỉ các công trình phục vụ phương tiện trong quá trình di chuyển, người ta dùng thuật ngữ “ường giao thông” và tập hợp các đường giao thông tạo thành mạng lưới giao thông. Đối với các công trình giao thông khác, tùy vào chức năng công dụng của nó mà các nước có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, đối với các điểm đỗ xe dùng thuật ngữ “PARKING”, điểm đầu cuối dùng thuật ngữ “ DEPOR”, điểm dừng dọc tuyến dùng “ BUS STOP”…Nói một cách khác cơ sở để phân tách các công trình nói trên là phân theo chức năng các công trình. Quá trình hoạt động của phương tiện gồm 2 trạng thái: trạng thái di chuyển và trạng thái không di chuyển. Hai trạng thái này có liên hệ với nhau tuy nhiên chúng có những đặc điểmvề công nghệ, kỹ thuật môi trường khác nhau, do đó cần xem xét hệ thống giao thông và phương tiện vận tải trong mối quan hệ tương đối về không gian và thời gian. Trong quá trình phục vụ các phương tiện vận tải các công trình trên có một đặc điểm chung là nhằm phục vụ phương tiện vận tải trong thời gian không hoạt động, để chỉ những công trình giao thông này người ta dùng thuật ngữ “giao thông tĩnh". Như vậy việc phân tách các công trình gia thông trên dựa trên mối quan hệ tương đối về không gian giũa các công trình giao thông và phương tiện vận tải. Việc phân tách hệ thống giao thông thành hệ thống giao thông thành hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh nhằm mục đích xác định mối tương quan về mặt công nghệ giữa những công trình giao thông để đảm bảo quá trình vận tải được liên tục và thông suốt. Giao thông động là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện trong quá trình di chuyển. Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện trong quá trình không hoạt động, có thể hiểu đây là trạng thái đứng yên tương đối trong sự vận động liên tục trong hệ thống giao thông vận tải. Vậy “hệ thống giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách trong thời gian không di chuyển”. Theo định nghĩa này giao thông tĩnh gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các cảng bến thủy, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu cuối, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm trung chuyển. b) Chức năng của giao thông tĩnh Hệ thống giao thông tĩnh đảm bảo tính liên tục về mặt công nghệ trong quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách. Yêu cầu cơ bản của hệ thống giao thông tĩnh phải đồng bộ và tương thích với hệ thống của mạng lưới giao thông và hệ thống vận tải. Việc xác định các thành phần của hệ thống giao thông tĩnh cũng như sắp xếp chúng một cách hợp lí có ý nghĩa quyết định dến hiệu quả hoạt động của mạng lưới đường giao thông, hệ thống vận tải và toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đô thị. Hệ thống giao thông tĩnh thực hiện nhiều chức năng khác nhau, các chức năng này có thể chia thành 6 nhóm sau: Chức năng bảo quản, gìn giữ phương tiện Chức năng trung chuyển hàng hóa, hành khách Chức năng đầu cuối Chức năng dịch vụ, kỹ thuật phương tiện Chức năng dịch vụ phục vụ hành khách Các chức năng khác như mỹ quan, kiến trúc… Thông thường các chức năng trên không phân tách rõ ràng mà thường kết hợp với nhau với một giới hạn nhất định. Việc kết hợp các chức năng trên còn tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, quy mô, định hướng phát triển từng khu vực. Khả năng kết hợp các chức năng trên tại các công trình giao thông được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.1. Khả năng kết hợp các chức năng giao thông tĩnh Chức năng Chức năng Bảo quản Đầu cuối Trung chuyển Dịch vụ phương tiện Dịch vụ hành khách Dịch vụ khác Bảo quản + - + + + Đầu cuối + + + + + Trung chuyển - + + - + Dịch vụ phương tiện + + + - - Dịch vụ hành khách + + - - + Dịch vụ khác + + + - + Tuy nhiên không phải tất cả các chức năng của giao thông tĩnh đều được kết hợp với các khu chức năng trong đô thị. Một chức năng đô thị có thể có đầy đủ chức năng giao thông tĩnh, cũng có thể không cần đủ toàn bộ mà chỉ cần một số chức năng của giao thông tĩnh hoặc số lượng nhỏ. Khả năng kết hợp các chức năng này với các chức năng chính trong đô thị được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.2. Khả năng kết hợp các chức năng giao thông tĩnh với chức năng trong đô thị Chức năng Khu chức năng Bảo quản Đầu cuối Trung chuyển Dịch vụ phương tiện Dịch vụ hành khách Dịch vụ khác Khu BCD (trung tâm thương mại) + + + - + + Khu CNN, chế tạo nhỏ + - + - + + Khu dân cư tập trung + + + + + + Khu công nghiệp nặng + + + - - - Khu vực giải trí + - + - + + Khu vực CSHT xã hội + - + + + + Khu sản xuất nông nghiệp - - + + + - Các đô thị vệ tinh + + + + - - Ghi chú: (+): trường hợp thường kết hợp (-): trường hợp khó kết hợp c) Vai trò giao thông tĩnh trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị Giao thông tĩnh đóng một vai trò hêt sức quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải. Do đó mặc dù có những quan điểm khác nhau về quy hoạch giao htông vận tải nhưng các nước phát triển trên thế giối đều rất quan tâm và đầu tư đúng mức cho hệ thống giao thông tĩnh. Một thái cực hoàn toàn ngược lại xảy ra tại các nước đang và chậm phát triển. Do không nhận thức đầy đủ vai trò của giao thông tĩnh nên nhiều đô thị trên thế giới đặc biệt các nước đang phát triển chỉ chú trọng phát triển mang lưới đường, trong khi hệ htống giao thông tĩnh có thể bị lãng quên. Kết quả là tốc độ giao thông vẫn chậm và tắc nghẽn, mạng lưới đường không phát huy được tác dụng, các phương tiện vận tải trong đô thị hoạt động hiệu quả thấp, ách tắc giao thông và tai nạn giaot hông thừong xuyên xảy ra. Điều này hoàn toàn đúng cả về lý thuyết và thực tế vì dù thời gian phương tiện di chuyển hay không di chuyển thì chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của cả hệ thống giao thông đô thị. Bởi vậy một hệ thống giao thông chỉ phát triển hiệu quả nếu đảm bảo được tỉ lệ phát triển tương xứng giữa giao thông động và giao thông tĩnh. Trên thực tế thời gian phương tiện yêu cầu được phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh là rất lớn. Đối với phương tiện xe buýt thời gian này chiếm tới 60-75% thời gian trong ngày; xe đạp, xe máy , xe con chiếm khoảng 90%. Giao thông tĩnh được xem như một công cụ hữu hiệu để điều tiết luồng giao thông trong đô thị. Mục đích chính của điều tiết luồng giao thông nhằm tác động vào hành vi của người dân khi họ lựa chọn phương tiện đi lại trong đô thị, và tác động vào hành trình đi lại sao cho đảm bảo toàn bộ hoạt động của hệ thống giao thông vận tải, tránh ách tắc giao thông, nâng cao tốc độ giaothông và giảm ô nhiễm môi trường. Theo xu hướng phát triển, giao thông tĩnh ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị với các vai trò chủ yếu sau: Thứ nhất: Giao thông tĩnh đảm bảo hệ thống đồng bộ và tương thích giữa các bộ phận trong hệ thống giao thông vận tải đô thị. Giao thông tĩnh là một yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống giao thông. Hệ thống giao thông vận tải chỉ hoạt động có hiệu quả khi các yếu tố trong hệ thống đồng bộ tương thích, do đó cần đặt giao thông tĩnh ngang với tầm quan trọng của nó. Điều này được xem xét ngay từ khâu lập quy hoạch, triển khai thực hiện, và trong khai thác vận hành. Thứ hai: Giao thông tĩnh là một công cụ điều tiết phương tiện vận tải và điều hòa dòng giao thông trong thành phố. Dùng giao thông tĩnh điều tiết nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải và điều hòa dòng giao thông trong đô thị thông qua việc quy hoạch các công trình giao thông tĩnh (số lượng, vị trí), và chính sách giá trong giao thông tĩnh (chi phí đỗ xe, trong giữ xe…). Đây là một trong các giải pháp quan trọng nhất cho phép các đô thị có thể kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng phương tiện cá nhân cũng như có thể tạo ra những lợi thế cho hành khách công cộng phát triển d) Biến động nhu cầu giao thông tĩnh: + Biến động theo thời gian và mục đích chuyến đi: Thời gian là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến nhu cầu giao thông tĩnh. Khi người dân di chuyển trên phương tiện thì nhu cầu giao thông tĩnh giảm xuống và ngược lại. Nhu cầu giao thông tĩnh biến đổi theo từng khu chức năng của đô thị. Tổng nhu cầu giao thông tĩnh trong một khu chức năng phụ thuộc vào tổng nhu cầu giao thông tĩnh của các chuyến đi với mục đích khác nhau( chuyến đi đến, thông qua) các chuyến đi này biến đổi theo thời gian. Như vậy nhu cầu giao thông tĩnh trong mỗi khu chức năng đô thị sẽ biến đổi và nhận một giá trị cực đại vào một thời điểm nhất định, đây chính là “ cao điểm giao thông tĩnh” đối với toàn bộ đô thị. Cao điểm giao thông tĩnh là căn cứ chính xác nhất để xác định công suất, khả năng thông qua tối đa của hệ thống giao thông tĩnh trong đô thị. + Biến đổi theo thời gian với từng phương tiện vận tải: Nhu cầu giao thông tĩnh theo từng loại phương tiện còn biến đổi theo thời gian. Đối với ô tô do thời gian hoạt động lớn hơn nên thời gian chiếm dụng nhỏ hơn các phương tiện cơ giới 2 bánh. Tính chất sở hữu các phương tiện cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông tĩnh. Các phương tiện cộng cộng có thời gian hoạt động lớn nên có nhu cầu giao thông tĩnh lớn hơn so với các phương tiện cá nhân. + Biến động không gian theo đối tượng vận chuyển: Nhu cầu giao thông tĩnh đối với các phương tiện vận chuyển các đối tượng khác nhau biến đổi theo không gian. Tại khu vực trung tâm thường có nhu cầu giao thông tĩnh cao hơn, càng ra xa trung tâm nhu cầu giao thông tĩnh càng giảm. Đối với các phương tiện hàng hóa thì nhu cầu giao thông tĩnh lại tăng vọt tại các khu vực vành đai đô thị. + Biến động không gian theo phương tiện vận tải: Quy hoạch các công trình giao thông tĩnh trong không gian nhằm mục đích phục vụ hành khách một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Muốn vậy việc bố trí các công trình giao thông tĩnh phải đảm bảo thời gian đi bộ của hành khách trong giới hạn cho phép. Thời gian đi bộ phụ thuộc vào thời gian chuếyn đi của người dân đối với mỗi đô thị, dao động khoảng 30 đến 60 phút/ 1 chuyến. Thông thường thời gian đi bộ của hành trong một chuyến đi từ 5-15 phút, mức trung bình là 10 phút. Theo tiêu chuẩn nhiều nước trên thế giới khoảng cách từ nơi ở, nơi làm việc đến nơi đỗ xe nằm trong khoảng 400-500m. Việc bố trí các công trình giao thông tĩnh phải đảm bảo khả năng tiếp cận của người sử dụng. Điều này có thể thỏa mãn khi các công trình giao thông tĩnh được bố trí với mật độ nhất định. Mỗi công trình giao thông tĩnh đều có một phạm vi thu hút nhất định, khi cự ly càng lớn thì lượng thu hút càng giảm, tại một cự ly giới hạn nhu cầu giaot hông tĩnh sẽ giảm một cách đột ngột và tiến dần tới 0. Cự ly này gọi là giới hạn thu hút của công trình giao thông tĩnh. Giữa cự ly đi bộ và số lượng chuyến đi có mối quan hệ hàm số. khi cự ly đi bộ càng xa và đi bộ càng xa thì số lượng chuyến đi càng nhỏ. Khi cự ly đi bộ sau khi đỗ xe giảm thì số chuyến đi càng tăng lên. Tùy theo phương thức vận tải mà cự ly thu hút của các công trình giaothông tĩnh khác nhau. Những hành khách sử dụng phương tiện bánh sắt có thể chấp nhận khoảng cách đi bộ khá lớn để đến được điểm dừng đỗ, khoảng cách này sẽ giảm xuống đối với xe buýt và tiếp tục giảm đối với phương tiện vận tải cá nhân như xe máy, xe đạp. Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cự ly thu hút các công trình giao thông tĩnh là văn hóa sống, thói quen của người dân. Những ngườ dân Châu Âu hoặc Châu Mỹ có thói quen sử dụng phương tiện công cộng từ rất lâu nên việc áp dụng các phương thức vận tải công cộng với sức chuyên chở lớn rất thành công. Tuy nhiên người ta lại gặp khó khăn khi áp dụng với các nước Châu Á khi người dân cảm thấy khó khăn khi chấp nhận sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng và đi bộ. e) Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông tĩnh: + Gara, bãi đỗ xe: Gara có chức năng chính là trông giữ bảo quản phương tiện vận tải, bao gồm các công việc: bảo quản, giữ gìn phương tiện, đồng thời có thể kết hợp bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải. Các gara có thể phục vụ nhiều loại phương tiện khác nhau và nhiều loại công việc ở các mức khác nhau như gara ô tô con, gara ô tô buýt, gara xe tải…chế độ làm việc của gara phụ thuộc vào tính chất đặc điểm của phương tiện mà chúng phục vụ. Một cách chung nhất chức năng chính của gara là giữ gìn và bảo quản phương tiện, Theo cách thức bảo quản mà gara phân thành 2 loại: gara không có mái che, và gara có một phần hay toàn bộ mái che. Bãi đỗ xe là một dạng giao thông tĩnh phổ biến nhất gồm cả bãi trông giữ xe các loại như bãi đỗ xe ô tô con, bãi đỗ xe tải, bãi giữ xe đạp, bãi trông xe máy… với xu hướng cơ giới hóa phương tiện đi lại của người dân đô thị, bãi đỗ xe càng trở nên quan trọng và phổ biến. Bãi đỗ xe thường chia làm 2 loại, bãi đỗ xe trong đường phố là bãi đỗ xe tận dụng ngay phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường trong đô thị làm vị trí dừng đỗ xe và bãi đỗ xe ở ngoài đường phố( bãi đỗ xe tại mặt đất, bãi đỗ xe trên cao và ngầm). + Các điểm đầu cuối: Các điểm đầu cuối là nơi thực hiện các tác nghiệp đầu cuối trong quy trình vận tải hàng hóa, hành khách. Số lượng và quy mô các hạng mục công trình trong các điểm đầu cuối được thiết kế dựa trên cơ sở quy mô và đối tượng phục vụ. Thông thường các điểm đầu cuối được phân thành 2 loại: Các điểm đầu cuối phục vụ liên tỉnh: là các điểm dùng để tác nghiệp đầu cuối với các phương thức vận tải liên tỉnh. Các điểm này được xây dựng với số lượng hạn chế và với quy mô lớn, bao gồm: sân bay, ga tàu, bến thủy, bến xe khách liên tỉnh. Các điểm đầu cuối phục vụ nội đô: được bố trí ở đầu cuối tuyến vận tải hành khách và hàng hóa trong đô thị như điểm đầu cuối của các tuyến xe buýt… + Các điểm trung chuyển hàng hóa, hành khách: Điểm trung chuyển là nơi dùng để chuyển tải hàng hóa và hành khách trong cùng một phương thức vận tải trong quá trình vận tải (vận tải đa phương thức), Các điểm trung chuyển cũng có thể kết hợp làm điểm đầu cuối. + Các điểm dừng dọc tuyến: Điểm dừng dọc tuyến là một phần của hệ thống giao thông tĩnh. Nó bao gồm các vị trí dừng xe, các phần diện tích trên vỉa hè để xây dựng các công trình phụ trợ nhằm cung cấp cho lái xe và hành khách các thông tin phục vụ chuyến đi. + Các công trình khác: Là các công trình phục vụ phương tiện trong thời gian tạm dừng di chuyển nhưng không nằm trong các công trình trên. f) Nhu cầu giao thông tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng: + Nhu cầu giao thông tĩnh: Là yêu cầu được phục vụ của phương tiện và hành khách trong thời gian không di chuyển. Các công trình suy cho cùng đều nhằm phục vụ con người. Nhu cầu giao thông tĩnh là một nhu cầu phát sinh và được hình thành theo cơ chế: Con người và các nhu cầu Mức độ phát triển đô thị Nhu cầu giao thông tĩnh Nhu cầu sử dụng phương tiện Nhu cầu di chuyển Quy mô dân số và dân số đô thị Hình 1.3. Sơ đồ cơ chế hình thành nhu cầu giao thông tĩnh + Các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, và nhóm nhân tố ảnh hưởng gián tiếp. Nhóm nhân tố ảnh hưởng gián tiếp gồm: quy mô, dân số đô thị và mức sống của người dân. Nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp gồm: số lượng, kết cấu phương tiện, không gian thời gian, phương pháp bảo quản, kiến trúc công trình xây dựng. * Nhân tố ảnh hưởng gián tiếp: Nhu cầu giao thông tĩnh xuất hiện khi có nhu cầu di chuyển băng phương tiện vận tải. Nhu cầu di chuyển của phương tiện lại gắn liền với quy mô dân số và mức sống của người dân, các khu chức năng đô thị và một số nhân tố khác. Quy mô của đô thị thể hiện bằng dân số và diện tích. Quy mô đô thị càng lớn tần suất chuyến đi của người dân càng cao, dẫn đến nhu cầu di chuyển càng lớn. Quy mô đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn phương thức vận tải của người dân đô thị. Khi quy mô đô thị càng lớn khoảng cách chuyến đi càng tăng lên. Người dân sẽ có xu hướng cơ giới hóa phương tiện vận tải và sử dụng phương tiện vận tải có tốc độ cao, sức chứa lớn. Dân số đô thị ảnh hưởng đến nhu cầu di chuyển trong đô thị. Dân số càng lớn nhu cầu di chuyển càng cao. Thu nhập: thu nhập của người dân càng cao sẽ quyết định đến việc lựa chọn phương tiện họ sẽ sử dụng. khi thu nhập cao lên người dân sẽ có xu hướng cơ giới hóa phương tiện vận tải, chuyển từ đi xe thô sơ sang xe máy, xe buýt, taxi xe ô tô cá nhân… Tuy nhiên đô thị thường phân thành các khu chức năng nhất định. Mỗi khu chức năng có nhu cầu đi lại và khả năng phát triển cơ sở hạ tầng khác nhau, dẫn đến yêu cầu về số lượng quy mô của các công trình giao thông cũng khác nhau. Khi trình độ sản xuất càng phát triển thì sự chuyên môn hóa càng cao. Căn cứ vào khu chức năng có sự tương đồng về giao thông có thể xác định những đặc diểm, quy mô, kết cấu của các công ttrình giao thông tĩnh. Thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, đặc tính nhu cầu đi lại…là những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông tĩnh, đặc điểm công trình giao thông tĩnh. Tại những nơi có khí hậu càng khắc nghiệt, phương tiện vận tải hành khách công cộng càng phát triển nhu cầu giao thông tĩnh cho phương tiện các nhân càng giảm. * Nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: Số lượng kết cấu của các phương thức vận tải trong đô thị: mỗi một phương thức, phương tiện vận tải đều có những đặc điểm, tính năng kỹ thuật, điều kiện khai thác khác nhau. Điều này dẫn đến các công trình giao thông tĩnh phục vụ chúng khác nhau.Tuy nhiên, nhu cầu giao thông tĩnh chỉ trở nên bức xúc khi diện tích chiếm dụng tĩnh dành cho một phương tiện vận tải và một chuyến đi nhỏ hơn giới hạn cho phép. Bảng 1.3. Diện tích chiếm dụng tĩnh của một số phương tiện vận tải Thứ tự Loại phương tiện Sức chứa ( chỗ) Dài (m) Rộng (m) Diện tích chiếm dụng tĩnh/ 1 xe (m2/xe) Diện tích chiếm dụng tĩnh/ người (m2/người) 1 Xe đạp 2 1.75 0.6 2.10 1.05 2 Xe máy 2 1.8 0.75 2.70 1.35 3 Xe con, taxi 4 5 1.6 20.00 5.00 4 Xe buýt 45 8 2.2 44.00 0.98 5 Tàu diện bành sắt 120 12 3 54.00 0.45 Hệ thống đường giao thông: hệ thống đướng giao thông càng thuận tiện, phương tiện càng có khả năng tự bảo quản cao, nhu cầu giao thông tĩnh sẽ giảm xuống. Phần lớn các đô thị trên thế giới có đường rộng có thể làm bãi đỗ xe tạm thời. Việc tận dụng đường giao thông làm bãi đỗ xe làm giảm nhu cầu đầu tư cho các công trình giao thông tĩnh, đặc biệt tại khu vực trung tâm đô thị. Hệ thống giao thông tốt cũng tạo điều kiện cho phương tiện vận tải có thể tiếp cận khu vực tự bảo quản. Kết cấu công trình xây dựng: Phương tiện càng tiếp cận các công trình xây dựng, nhu cầu giao thông tĩnh càng nhỏ.Các công trình giao thông tĩnh càng xây dựng cao tầng hoặc ngầm dưới đất càng làm giảm yeu cầu quỹ đất dành cho giao thông tĩnh. Phương pháp bảo quản: phương pháp bảo quản có ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu mặt bằng giao thông tĩnh. Một số phương pháp bảo quản được áp dụng như: bảo quản lộ thiên, bảo quản kín hay bảo quản bán lộ thiên. Trong quá trình bảo quản, phương pháp sắp xếp có ảnh hưởng quan trọng đối với diện tích bảo quản. Diện tích chiếm dụng tĩnh của phương tiện thay đổi tùy theo phương pháp bố trí phương tiện. Phương pháp này được đặc trưng bởi góc đỗ của trục phương tiện so với đường phố hoặc công trình bảo quản. Về cơ bản phương pháp đỗ xe vuông góc là phương pháp tiết kiệm diện tích nhất, tuy nhiên trogn trường hợp hạn chế buộc phải chọn góc đỗ nhỏ hơn 90o. Phương án tiết kiệm chiều rộng nhất là phương án đỗ xe dọc theo trục đường phố, đây cũng là phương án thường sử dụng đối với đường trong đô thị. Trên thực tế các nhân tố trên ảnh hưởng đồng thời ở mức độ khác nhau trong những điều kiện cụ thể. Do đó việc phân tích đánh giá cũng tiến hành trong những điều kiện cụ thể. g) Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông tĩnh: Để đánh giá mức độ phát triển hệ thống giao thông tĩnh ở mỗi đô thị, mỗi quốc gia, mỗi khu vực người ta thường dùng các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này được chia thành 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu tuyệt đối và nhóm chỉ tiêu tương đối. * Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối: + Diện tích giao thông tĩnh trong đô thị: Chỉ tiêu này phản ánh về mặt số lượng quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong đô thị. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh về số lượng các công trình giao thông tĩnh trong đô thị. + Số lượng các công trình giao thông tĩnh trong đô thị: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng từng loại công trình giao thông tĩnh trong khhu vực đô thị. * Nhóm chỉ tiêu tương đối: + Diện tích giao thông tĩnh cho 1 xe chuẩn: Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: là diện tích giao thông tĩnh cho 1 xe chuẩn là diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố là số xe chuẩn Diện tích chiếm dụng cho một xe chuẩn gồm diện tích dành cho phương tiện dừng đỗ và diện tích dùng cho phương tiện quay trở cơ động. + Diện tích chiếm dụng tĩnh cho 1 chuyến xe: / chuyến) là diện tích giao thông tĩnh cho 1 chuyến đi là diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố là tổng số chuyến đi toàn thành phố, khu vực trong 1 thời gian nhất định + Tỷ lệ diện tích dành cho giao thông tĩnh trong tổng diện tích thành phố: là diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố là diện tích thành phố + Tỷ trọng giao thông tĩnh trong tổng diện tích dành cho giao thông: là diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố là diện tích dành cho giao thông + Hệ số phân bố không đều của hệ thống giao thông tĩnh trong thành phố: Cách 1 (điểm/ km2) là số điểm giao thông tĩnh cho toàn thành phố là diện tích thành phố Cách 2 người) là diện tích giao thông tĩnh cho toàn thành phố là số điểm giao thông tĩnh cho toàn thành phố là dân số thành phố Ngoài ra còn có thể sử dụng 1 số chỉ tiêu khác để đánh giá hệ thống giao thông tĩnh đô thị như quãng đường đi bộ bình quân đến công trình giao thông tĩnh, thời gian chiếm dụng giao thông tĩnh bình quân… e) Tính toán diện tích cho bãi đậu xe: * Diện tích đậu một xe ở bãi đậu xe trong trường hợp xe đến, đi tùy ý: - Khi xe đậu song song với đường xe chạy Diện tích đậu một xe có thể được xác định theo công thức sau: F1 = (B + 0,5) (L + a) + (L + a).b/2 (m2) Trong đó: B- chiều rộng thân xe thiết kế (m) L- chiều dài thân xe thiết kế (m) a- khoảng cách hai xe liền nhau, theo quan trắc, a = L/2 b- chiều rộng đường xe chạy (m), theo quan trắc, thông thường dùng b = 2B. - Khi xe đậu thẳng góc với đường xe chạy Diện tích đậu một xe như sau: F2 = (L + 0,5)(B + c) + (B + c)b/2. (m2) Trong đó: L,B- ý nghĩa giống trên c- khoảng cách hai xe liền nhau (m), theo quan trắc, c = 1,0m d- chiều rộng đường xe chạy (m), theo quan trắc, d = L + (0,5 ~ 1,0) hoặc lấy d bằng bán kính quay vòng nhỏ nhất (d = Rmin); - Khi xe đậu chéo góc với đường xe chạy Công thức diện tích đậu một xe như sau: F3 = [(B + 1,0).cos + (L + 1,0).sin Trong đó: B, L- ý nghĩa giống trên : góc chéo với đường xe chạy, = 300 hoặc 450 hoặc 600 e- chiều rộng đường xe chạy (m), e = L + 0,5 đối với xe nhỏ Tính diện tích một vị trí đậu xe trong trường hợp đậu chéo: - Diện tích đậu một xe trong trường hợp xe đi đến có ấn định trước: Trong trường hợp này, có thể bố trí xe gọn hơn. Đối với trường hợp xe đi đến tùy ý, có thể sử dụng số liệu thống kê sau: diện tích để cho một xe con (kể cả đường xe chạy): 22m2 để tính diện tích bãi đậu. - Diện tích bãi đậu xe: bao gồm diện tích đậu xe và các diện tích khác như trồng cây, trạm bán vé… Diện tích đậu xe: Diện tích đậu xe có thể tính như sau: F = Q.a1 Trong đó: Q - số xe đậu giờ cao điểm a1 - diện tích đậu một xe (m2), tùy thuộc loại xe và phương thức đậu. Với ước toán mỗi xe gắn máy chiếm a1= 3m2 diện tích đường khi lưu thông,và một xe ô tô con chiếm diện tích mặt đường khoảng a1= 22m2. f) Bố trí xe trong bãi: Hình 1.4. Bố trí xe trong bãi đậu xe 4.5 3.5 10.5 3.5 4.5 Xe đậu chếch 450 với các lối ra vào một chiều ngược hướng 4.5 3.5 10.5 3.5 4.5 Xe đậu chếch 450 với các lối ra vào một chiều cùng hướng Xe đậu chéo góc 600 Lối vào một chiều 5 3 5.5 14 Xe đậu chéo góc 300 1.2.Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh 1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông vận tải đô thị a) Mục đích, nguyên tắc quy hoạch giao thông vận tải đô thị: Khi định hướng phát triển một đô thị thì yếu tố quan trọng cần được chú ý đó là quy hoạch giao thông vận tải đô thị. Công tác này nhằm mục đích đảm bảo sự giao lưu trong đô thị và giữa đô thị với bên ngoài một cách nhanh chóng, thuận tiện, tin cậy đạt trình độ hiện đại và ngang tầm với sự phát triển của đô thị. Để đảm bảo mục tiêu này, việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo 1 số nguyên tắc sau: - Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải được tiến hành theo một quy hoạch thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển của đô thị. - Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và liên thông, xã hội, khả thi, dự phòng. - Quy hoạch giao thông vận tải đô thị phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp. b) Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông vận tải với các quy hoạch trong đô thị: Quy hoạch giao thông vận tải có mối quan hệ chặt chẽ với các quy hoạch : Quy hoạch phát triển không gian Quy hoạch kiến trúc đô thị Quy hoạch các ngành trong đô thị (sử dụng đất, công nghiệp) c) Nội dung quy hoạch giao thông vận tải đô thị: Mặc dù được tiến hành với nhiều mảng, yếu tố của hệ thống giao thông vận tải như mạng lưới đường, giao thông tĩnh, vận tải…nhưng về mặt nguyên tắc, một phương án quy hoạch giao thông vận tải bao gồm các bước sau: - Phân tích đánh giá thực trạng (thực trạng kinh tế xã hội, thực trạng mạng lưới đường giao thông, thực trạng mạng lưới giao thông tĩnh, hệ thống vận tải, cơ khí giao thông và an toàn giao thông) - Xác lập các mục tiêu và quan điểm quy hoạch - Xác lập các căn cứ, tiền đề lập quy hoạch (dự báo các điều kiện cơ bản khi áp dụng, các cơ chế chính sách và ràng buộc có liên quan) - Xây dựng phương án quy hoạch, - Xác định vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư - Đánh giá tính khả thi hiệu quả của phương án Hình 1.5. Nội dung quy hoạch giao thông vận tải đô thị Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đô thị Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh Quy hoạch hệ thống giao thông động Quy hoạch hệ thống vận tải Quy hoạch hệ thống cơ khí giao thông Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tổ hức quản lý d) Phương pháp Quy hoạch giao thông vận tải đô thị Mặc dù trong phương án quy hoạch có nhiều nội dung khác nhau được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên không có một phương pháp cụ thể nào áp dụng chung và xuyên suốt quá trình lập phương án quy hoạch. Thậm chí trong một nội dung quy hoạch có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định cùng một kết quả, chẳng hạn trong dự báo nhu cầu đi lại có thể dùng phương pháp mô hình hóa hoặc phương pháp kịch bản. trong xác định nhu cầu phương tiện có thể dùng phương pháp tăng trưởng bình quân hoặc phương pháp tương tự. Mỗi phương pháp đều có một ưu nhược điểm và được áp dụng trong một điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, trong từng nội dung khác nhau, người ta sử dụng các phương pháp khác nhau. Trong quy hoạch cũng thường sử dụng kết hợp những phưong pháp để đảm bảo tính chính xác của phương án quy hoạch. Bảng 1.4.Các phương pháp quy hoạch giao thông vận tải thường sử dung: Nội dung quy hoạch Các phương pháp thường sử dụng Phân tích,đánh giá hiện trạng Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích… Xác lậpmục tiêu quan điểm quy hoạch Phương pháp tương tự, phương pháp kịch bản, phương pháp mô hình hóa Xác lập các căn cứ, tiền đề lập quy hoạch( dự báo các điều kiện cơ bản khi áp dụng, các cơ chế chính sách và ràng buộc có liên quan) Phương pháp dự báo trực tiếp, pương pháp dự báo gián tiếp(phương pháp kịch bản, phương pháp mô hình hóa…), phương pháp cân đối, phương pháp định mức, phương hệ số đi lại, phương pháp detroit… Xây dựng phương án quy hoạch Pương pháp cân đối, phương pháp phân tích tính toán Xác định vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư Pương pháp cân đối, phương pháp phân tích tính toán Đánh giá tính khả thi hiệu quả của phương án Các phương pháp đánh giá trên quan điểm tài chính, phương pháp phân tích đánh giá trên quan đểm kinh tế xã hội mội trường 1.2.2.Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh a) Nội dung quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Việc quy hoạch giao thông tĩnh cũng được tiến hành theo những bước chung trong quy hoạch giao thông vận tải, cụ thể gồm những nội dung sau: - Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống giao thông tĩnh - Xác lập các mục tiêu và quan điểm quy hoạch giao thông tĩnh - Xác lập các căn cứ quy hoạch giao thông tĩnh - Xây dựng phương án quy hoạch giao thông tĩnh - Xác định vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư hệ thống giao thông tĩnh - Đánh giá tính khả thi hiệu quả của phương án Phương pháp quy hoạch giao thông tĩnh gồm những nội dung sau: Xác định nhu cầu về quỹ đất dành cho giao thông tĩnh Xác định cơ cấu quỹ đất các công trình giao thông tĩnh theo phương thức vận tải Xác định vị trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian đô thị Các phướng án thiết kế mẫu cho các công trình giao thông b) Phương pháp Quy hoạch giao thông tĩnh Do mỗi bước, mỗi nội dung quy hoạch đều có những phương pháp cụ thể, sau đây là một số phương pháp: Phương pháp tương tự: Phương pháp này để xác định nhu cầu giao thông tĩnh, ta có thể lấy số liệu theo mô hình sẵn có về hệ thống giao thông tĩnh của một đô thị có điều kiện cơ bản tương tự như đối tượng cần quy hoạch. Phương pháp này có ưu diểm đơn giản, tính toán nhanh, nhưng có thể lặp lại sai lầm của quy hoạch đi trước, cho kết quả độ chính xác không cao. Phương pháp phân tích tính toán: là phương pháp kết hợp giữa phân tích các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu đối với việc phát triển giao thông tĩnh. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, đảm bảo cho việc dự báo hay việc xác định nhu cầu giao thông tĩnh một cách chính xác, tuy nhiên khối lượng tính toán lớn và phức tạp. Phương pháp tính toán toán có nhiều dạng khác nhau: tính toán theo phương tiện vận tải, hay theo hệ số tăng trưởng bình quân Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này dựa vào ý kiến của chuyên gia có trrình độ để xác định nhu cầu giao thông tĩnh. Trong nhiều trường hợp phương pháp chuyên gia được áp dụng và cho kết quả tốt9 đặc biệt với các nước lạc hậu kém phát triển. Tóm lại qua phân tích một số phương pháp thông dụng trên ta thấy: để xác định nhu cầu giao thông tĩnh cho một đô thị không chỉ sử dụng một phương pháp, mà phải kết hợp một số phương pháp nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả tính toán. Vậy, cùng với xu hướng đô thị hóa các đô thị đang đối mặt với các thách thức rất lớn từ giao thông vận tải. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cần phát triển giao thông vận tải đống bộ và tương thích. Giao thông tĩnh là một nhân tố quan trọng trong hệ htống giao thông vận tải. Do đó khi quy hoạch giao thông vận tải cần xem xét giao thông tĩnh một cách hệ thống với đúng vị trí vai trò của nó trong giao thông vận tải đô thị. Đặc biệt đô thị hóa càng có vai trò quan trọng khi tốc độ ô tô hóa tăng lên cùng với sự phát triển của mỗi đô thị. Giao thông tĩnh phát triển không đồng bộ sẽ dẫn đến giảm tốc độ giao thông, gây khó khăn trong tổ chức quản lý. Việc làm rõ các khái niệm, xem xét các nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm giao thông tĩnh, sự biến động nhu cầu giao thông tĩnh, các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp quy hoạch giao thông vận tải...là những căn cứ rất quan trọng để tiến hành quy hoạch giao htông tĩnh. c) Tổng quan về quy hoạch ngầm đô thị Trong quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị, việc kết hợp chặt chẽ và hữu cơ giữa các công trình trên mặt đất và công trình được xây dựng dưới mặt đất là rất cần thiết.  Kinh nghiệm và bài học trong xây dựng ở các đô thị lớn trên thế giới đều hướng tới việc tìm cách khai thác triệt để không gian ngầm với nhiều mục đích khác nhau hoặc kết hợp với nhau về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh và quốc phòng đồng thời ban hành các quy định cụ thể về quản lý xây dựng các công trình ngầm sao cho có hiệu quả nhằm phát triển đô thị hài hoà và bền vững. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của nước ta ngày càng nhanh, hệ thống đô thị phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Nhiều công trình nhà cao tầng đòi hỏi phải có tầng hầm, các công trình ngầm dưới mặt đất như bãi đỗ xe ngầm, các tuyến tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm cho người đi bộ và một số dự án hạ ngầm các công trình đường dây, đường ống  đang được nghiên cứu và triển khai đầu tư xây dựng tại các đô thị lớn đặc biệt tập trung ở thành phố Hồ chí Minh và Hà Nội .       Tuy nhiên công tác quản lý xây dựng ngầm còn nhiều bất cập, thể hiện: Các công trình đường dây, đường ống ngầm thường thi công vào nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến hiện tượng đào lên lấp xuống trong thời gian ngắn; quy định về quản lý xây dựng ngầm trong đô thị còn thiếu, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan chưa có hoặc có nhưng không đầy đủ và chưa đồng bộ. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý xây dựng, lưu trữ, cung cấp thông tin về công trình ngầm chưa rõ ràng.   Quy hoạch xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đô thị, tuy nhiên trong thời gian vừa qua chúng ta mới chỉ tập trung nghiên cứu sử dụng phần không gian đô thị trên mặt đất, chưa nghiên cứu sâu đến phần không gian ngầm. Bởi vậy việc nghiên cứu bổ sung nội dung quy hoạch xây dựng ngầm là rất cần thiết nhằm sử dụng, khai thác tài nguyên đất có hiệu quả đồng thời phục vụ tốt cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.  Lợi ích của việc khai thác sử dụng không gian ngầm : Trong xây dựng, cải tạo và phát triển đô thị, đặc biệt đối với các đô thị lớn  luôn luôn phải có sự kết hợp chặt chẽ và hữu cơ giữa các công trình trên mặt đất và công trình được xây dựng dưới mặt đất  Sử dụng, khai thác không gian ngầm có hiệu quả, tiết kiệm đất đai cũng như bố trí hợp lý các công trình dưới mặt đất góp phần thúc đẩy quá trình phát triển đô thị, nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị.  Lợi ích của việc sử dụng không gian ngầm:  - Góp phần tạo nên sự hợp lý hơn của quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng đô thị.  - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất xây dựng đô thị để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đặc biệt các công trình giao thông ngầm (tuyến, nhà ga, bãi đỗ xe, hầm cho người đi bộ…..) trong đô thị  - Góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái đô thị.   - Kết hợp xây dựng công trình ngầm phục vụ phát triển kinh – xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng.  Một số nội dung cơ bản của quy hoạch xây dựng ngầm trong đô thị  Cần phải khẳng định quy hoạch xây dựng ngầm là một nội dung của quy hoạch xây dựng đô thị. Khi lập quy hoạch xây dựng đô thị phải căn cứ vào nhu cầu phát triển của thành phố để quy hoạch xây dựng ngầm. Xây dựng các công trình ngầm trong đô thị cần phải tiến hành một cách tổng thể và có quy hoạch đảm bảo sự khớp nối giữa công trình trên mặt đất và dưới mặt đất thành một thể thống nhất.  Trong quy hoạch xây dựng đô thị các phương án về cơ cấu của đô thị, tổ chức phân khu chức năng chính cần phải kết hợp xác định các khu vực dự kiến bố trí công trình ngầm (vùng chức năng không gian ngầm) và hướng sử dụng không gian ngầm theo các nguyên tắc ưu tiên tại trung tâm chính đô thị và của các khu vực, các vùng dân cư tập trung và dọc các trục đường phố chính đô thị.   Quy hoạch xây dựng ngầm phải chú ý tới bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về đất xây dựng, phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa mạo, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn,  vị thế và giá trị của công trình kiến trúc hiện hữu bên trên cũng như mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sẵn có ở dưới …. để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho mọi điều kiện sinh hoạt của người dân.  Quy hoạch xây dựng ngầm bao gồm những nội dung cơ bản như sau:  +Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị:   - Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn liên quan đến việc xây dựng ngầm trong đô thị   - Phân tích, đánh giá hiện trạng các khu vực, vùng đã có xây dựng công trình ngầm, mạng lưới đường dây, đường ống ngầm    - Trên cơ sở định hướng phát triển và phân khu chức năng của đô thị dự báo nhu cầu phát triển và sử dụng không gian ngầm.  - Xác định các khu vực hạn chế hoặc cấm xây dựng ngầm  - Dự báo vị trí, quy mô các công trình công cộng ngầm, hệ thống giao thông ngầm trong đô thị (đặc biệt các tuyến tàu điện ngầm, vị trí nhà ga, bãi đỗ xe ngầm…) + Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:  - Phân tích đánh giá hiện trạng xây dựng ngầm tại khu vực thiết kế   - Xác định cụ thể vị trí, quy mô các công trình ngầm   - Xác định các vị trí đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật công trình trong đó đề xuất các giải pháp khớp nỗi giữa các công trình ngầm với nhau theo chiều đứng, chiều ngang và với các công trình trên mặt đất (bố trí công trình đường dây, đường ống, các tuyến đường tàu điện ngầm, các đầu mối giao thông, các công trình công cộng ngầm ..).   + Hồ sơ quy hoạch xây dựng ngầm: trong hồ sơ quy hoạch xây dựng đô thị cần bổ sung các bản vẽ sau:   Bản đồ hiện trạng xây dựng các công trình ngầm trong đô thị (bao gồm: các khu vực có các công trình nhà cao tầng có xây dựng tầng hầm, các công trình công cộng ngầm, hệ thống đường dây, đường ống ngầm);  Bản đồ phân vùng và các khu vực dự kiến xây dựng các công trình ngầm;  Bản đồ hệ thống tuyến tàu điện ngầm;   Bản đồ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm;   Việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng ngầm thực hiện theo các quy định về thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.   Một số nhiệm vụ chính về xây dựng và  quản lý xây dựng ngầm tại các đô thị ở Việt trong thời gian tới như sau:  - Hoàn thiện nội dung của quy hoạch xây dựng ngầm và đưa nội dung này vào các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị  - Từng bước lập bản đồ hệ thống công trình ngầm tại một số đô thị thí điểm sau đó nhân rộng cho tất cả các đô thị   - Xây dựng hào hoặc hầm kỹ thuật tại các đô thị mới, trên các trục đường phố được xây dựng mới của các đô thị hiện hữu, ngầm hoá các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật.  - Xây dựng một số hầm cho người đi bộ, các tuyến đường tàu điện ngầm tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội  - Ban hành nghị định Quản lý xây dựng ngầm và các văn bản hướng dẫn thực hiện.          Quá trình xây dựng và phát triển đô thị lớn trên thế giới đều liên quan đến sử dụng không gian ngầm. Việc quy hoạch xây dựng ngầm là yêu cầu bắt buộc, là nhu cầu của cuộc sống và xây dựng công trình ngầm đang trở nên phổ biến ở nước ta. Theo tư duy mới thì một đô thị được coi là mẫu mực sẽ là đô thị có quy hoạch xây dựng trên và dưới mặt đất hợp lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất và được quản lý xây dựng chặt chẽ. Việc hoàn thiện từng bước nội dung quy hoạch xây dựng ngầm và đưa vào cuộc sống là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG 1 chinh thuc.doc
  • docCHƯƠNG 2chinh thuc.doc
  • docCHƯƠNG 3 chính thuc.doc
  • docKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.doc
  • docLời cảm ơn.doc
  • docMO DAU. KET LUAN.doc
  • docMục lục.doc
  • docPHỤ LỤC.doc