Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020

Vùng nước nội địa - đất ngập nước của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có sự phong phú các quần xã thuỷ sinh vật, đặc biệt hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn vùng Lộc An-Phước Thuận, Phước Cơ-Cửa Lấp, đảo Long Sơn, dọc sông Thị Vải –Cái Mép và các sông, rạch khác ở vùng ven bờ biển. Trong các thủy vực nội địa ở bà rịa Vũng Tàu xác định được 809 loài thủy sinh vật, trong đó 17 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (14 loài cá và 3 loài than mềm hai mảnh vỏ) theo quyết định số 1479/2008/QĐ-TTg, quyết định số 82/2008/QĐ-BNN. Đặc biệt trong đó có 6 loài trong sách đỏ Việt Nam Một số đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ có tiềm năng nuôi trồng và khai thác trong vùng rừng ngập mặn là Hàu (Hầu) cửa sông (Crassostrea rivularis), ngán (Austriella corrugata), vạng (Geloina coaxans) Việc xây dựng, đô thị hoá nhanh của Bà Rịa- Vũng Tàu về cơ bản là thay thế phương thức sử dụng đất: chuyển kiểu hệ sinh thái (HST) tự nhiên và HST nông nghiệp sang khu công nghiệp. Nước, rác thải và khói thải nếu không được xử lý triệt để sẽ có những tác động nhất định đến môi trường nước, đất và không khí ở một số hệ sinh thái xung quanh hệ sinh thái đô thị, khu dân cư. Khu hệ cá ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn ven biển tại các VQG, KBTTN và khu bảo tồn vùng nước nội địa dự kiến thành lập ghi nhận được 478 loài thuộc 112 họ, 24 bộ. Chỉ có 14 loài cá có trong QĐ 82/2008/BNN, chiếm 4,06% số loài cá ghi nhận được của toàn vùng, nghĩa là đang ở mức báo động cấp 1 về mức độ bị đe dọa về mất đa dạng sinh học.

docx122 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i địa. Đồng thời có biện pháp khả thi cho việc trao đổi thông tin liên quan giữa các khu bảo tồn, cơ sở nghiên cứu và cơ sở quản lý các cấp trong tỉnh và các khu bảo tồn vùng nước nội địa trên cả nước. Giải pháp nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng - Công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ định hướng mở rộng trình độ hiểu biết liên ngành trong các lĩnh vực khoa học cơ bản nhằm quản lý bền vững các thuỷ vực nội địa đồng thời duy trì đào tạo cho các thế hệ kế tiếp các chuyên môn: Quản lý, kỹ năng, kỹ thuật bảo tồn, sinh học, sinh sản các đối tượng thủy sinh quý hiếm, phân loại học, sinh thái học. Các ưu tiên nghiên cứu hiện nay định hướng vào các mục tiêu chính: Xác định vai trò của ĐDSH và các quá trình then chốt trong chức năng của toàn bộ vùng lưu vực với viễn cảnh biến đổi môi trường toàn cầu. Nghiên cứu chức năng của các quá trình riêng rẽ và của hệ sinh thái tới động lực của toàn vùng lưu vực. Chuyển giao khoa học công nghệ thành các hành động có hiệu quả và các văn bản quản lý và sử dụng bền vững vùng nước nội địa. Nghiên cứu, phân hạng các loài và các tập hợp loài không thể thiếu được trong chức năng của các HST vùng nước nội địa. Khuyến khích nghiên cứu đa ngành và liên ngành và xây dựng khung thể chế để áp dụng có hiệu quả. Khuyến khích nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận HST để quản lý ĐDSV của các thuỷ vực nội địa. - Tổ chức việc công bố quy hoạch các KBTVNNĐ, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác, đặc biệt tới cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh KBTVNNĐ về lợi ích, trách nhiệm tham gia bảo vệ các KBTVNNĐ. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư nhằm tuyên truyền, phổ biến các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp và quản lý KBTVNNĐ dựa vào cộng đồng, tiến tới đồng quản lý KBTVNNĐ. - Nhân lực tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức: nguyên lý và áp dụng các nguyên lý cho quản lý HST; Vai trò cốt lõi của mối quan hệ thuỷ học để duy trì ĐDSH; Tầm quan trọng của những chức năng tự nhiên (các dịch vụ thuỷ học, kiểm soát lụt) và động lực của các HST vùng nước; lợi ích từ các HST vùng nước nội địa tới sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống cũng như đời sống sinh vật hoang dã. - Tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ quản lý và thực thi công tác bảo tồn vùng nước nội địa cho các địa phương liên quan; kể cả việc tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý KBTVNNĐtrong nước và nước ngoài. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các phương tiện tối thiểu để Ban quản lý thực hiện tốt chức năng tuần tra, giám sát và quản lý theo thẩm quyền. Quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa Các vùng bảo vệ sẽ được quản lý đa sử dụng với sử dụng bền vững nguồn lợi và bảo tồn ĐDSV như là những mục tiêu cơ bản. Quản lý cần tính tới các yếu tố sinh thái, kinh tế - xã hội mà có thể tác động tới các đơn vị quản lý. Kết hợp chặt chẽ bảo tồn và du lịch với phát triển kinh tế xã hội bền vững. Nhằm bảo tồn toàn vẹn các HST, khu vực bảo tồn sẽ bao gồm phổ rộng với vùng đất cao, vùng lưu vực, nơi cư trú ven bờ và các thuỷ vực lân cận. Một cách lý tưởng đối với vùng bảo tồn bao gồm một chuỗi nơi cư trú, các cơ sở quản lý những nguồn lợi trên cạn, biển và cửa sông nằm trong các ngành khác nhau. Một lựa chọn là thiết lập một bản ghi nhớ giữa các đơn vị quản lý trên nhằm quản lý KBT bằng một tiếng nói chung. Tại các khu BTVNNĐ, thực hiện công tác đồng quản lý bảo tồn nghề cá trên cơ sở cộng đồng là vấn đề cần phải được thực hiện. Phúc lợi thu được từ vùng bảo tồn sẽ dược phân phối cho cả cộng đồng và địa phương. Nhằm thu được sự trợ giúp của cộng đồng, nhân dân địa phương phải tham gia vào quy hoạch và quá trình quản lý cũng như chia sẻ lợi ích tích luỹ được. Quản lý sẽ phải thích ứng và tích luỹ những kiến thức hiện đại, những kinh nghiệm và nhu cầu để đáp ứng với điều kiện biến đổi. Người quản lý sẽ phải ghi nhận rằng quá trình làm chính sách phải đương đầu với những điều không chắc chắn từ thông tin không đầy đủ, nhận thức sai lầm và nhiều biến đổi trong tự nhiên. Bởi vậy, quyết sách quản lý sẽ phải thận trọng, giám sát cẩn thận và đủ mềm dẻo để điều chỉnh những thay đổi. Các nhà quản lý phải tránh phát triển những mô hình cũng như kế hoạch quản lý phức tạp không phù hợp về tài chính, thực hiện không hiệu quả. Quy hoạch quản lý ở các KBTVNNĐ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bao gồm các thành phần như sau: Quy định ranh giới/vùng ranh giới khu bảo tồn VNNĐ; Mô tả các đặc tính vật lý và sinh học và những mối đe doạ môi trường tác động tới các giá trị cần bảo tồn; Mô tả các yếu tố văn hoá-xã hội trong vùng bảo tồn, đặc biệt phân tích các xung đột trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau trong vùng nước và trên vùng lưu vực; Phân khu bảo vệ theo các tiêu chí sử dụng để phân khu, xác định các hành lang sinh thái. Xác định chế độ quản lý cho mỗi khu bảo vệ. Nhằm tái tạo có hiệu quả nguồn lợi thuỷ sinh vật tại các khu BTVNNĐ, cần thực hiện một số biện pháp quản lý như sau: Thiết lập mùa cấm đánh bắt và hạn ngạch thuỷ sản: Có thể hiểu hạn ngạch thuỷ sản như là biện pháp hạn chế đánh bắt thuỷ sản. Thực hiện hạn ngạch thuỷ sản thông qua giới hạn đánh cá trong mùa khai thác. Kiểm soát các vùng nước có khả năng đánh bắt thuỷ sản: để kiểm soát được tổng lượng đánh bắt thuỷ sản trực tiếp, kiểm soát các vùng nước có khả năng khai thác bởi hạn chế đánh bắt ở các vùng khai thác đặc biệt nhằm duy trì các quần thể cá khỏi bị khai thác quá mức. Quy định các phương tiện đánh cá và kỹ thuật khai thác nhằm hạn chế tính tự do phát triển các biện pháp khai thác làm suy giảm nguồn lợi hoặc có tính huỷ diệt như dùng lưới mắt nhỏ, hoá chất độc, thuốc nổ... của ngư dân địa phương. Giải pháp về vốn đầu tư Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 khoảng 120 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2013-2015 khoảng 48 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 khoảng 72 tỷ đồng. a) Ngân sách Tỉnh đầu tư: (89 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2013 – 2015 là 37 tỷ; giai đoạn 2016 – 2020 là 52 tỷ đồng) Điều tra, đánh giá thực trạng và quy hoạch chi tiết các Khu bảo tồn vùng nước nội địa. Xây dựng các mô hình quản lý các Khu bảo tồn vùng nước nội địa có sự tham gia của cộng đồng. Xây dựng quy chế quản lý, chính sách liên quan đến quản lý các Khu bảo tồn vùng nước nội địa. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học liên quan đến Khu bảo tồn vùng nước nội địa. Thiết lập và quản lý các Khu bảo tồn vùng nước nội địa. Hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, tạo sinh kế mới cho ngư dân ở trong và các vùng lân cận Khu bảo tồn vùng nước nội địa; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng; b. Ngân sách Trung Ương đầu tư (31 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2013 – 2015 là 11 tỷ; giai đoạn 2016 – 2020 là 20 tỷ đồng) - Đầu tư qua chương trình Quốc gia về Biến đổi khí hậu - Đầu tư thông qua Chương trình 188về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 c. Vốn tín dụng Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, phương tiện khai thác hải sản trong Khu bảo tồn vùng nước nội địa, các vùng lân cận sang các ngành nghề khác thích hợp. Hỗ trợ vốn cho ngư dân tạo sinh kế phù hợp với môi trường mới. c. Các nguồn vốn khác, bao gồm cả vốn từ nước ngoài: Ưu tiên cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra đa dạng sinh học, hỗ trợ xây dựng luật và các mô hình quản lí Khu bảo tồn vùng nước nội địa có sự tham gia của cộng đồng. Lập quy hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch quản lý các KBTVNNĐ Khảo sát và đánh giá thực trạng các Khu bảo tồn vùng nước nội địa đã được quy hoạch - Đánh giá về mặt đa dạng sinh học. - Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội. Thiết lập ranh giới các khu bảo tồn. Hoàn chỉnh ranh giới khu bảo tồn trên bản đồ. Khảo sát đối chiếu giữa bản đồ và thực địa. Đặt mốc ranh giới, thảo phao, các dấu hiệu làm mốc quản lý, kiểm soát. Phân vùng chức năng và quy hoach quản lý các Khu bảo tồn vùng nước nội địa. Phân vùng sơ bộ và tham khảo ý kiến của ngư dân trong khu vực. Phân tích và đánh giá dữ liệu, kể cả những ý kiến trao đổi tại địa phương và trong khu vực. Phê duyệt ranh giới các phân khu bảo tồn và phân vùng trách nhiệm quản lý. Xây dựng kế hoạch tái định cư cộng đồng trong vùng khoanh khu bảo tồn (nếu có). Xây dựng chương trình bảo vệ và giám sát thực thi pháp luật Đào tạo cán bộ mới và tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác bảo vệ, giám sát thực thi pháp luật. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho đội bảo vệ, lực lượng làm nhiệm vụ giám sát thực thi pháp luật, bao gồm tàu thuyền, nhà ở, các trang thiết bị kiểm tra vv... Cải tạo và phục hồi hệ sinh thái. Khôi phục quần đàn. Cải tạo, phục hồi các hệ sinh thái đã bị tác động như rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, thả giống nhân tạo, ương nuôi, sinh sản vv.. Hoạt động tái định cư. Tiến hành khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các khu bảo tồn đến đời sống kinh tế, xã hội đối với cộng đồng ở trong hoặc ngoài khu bảo tồn. Xây dựng các cơ chế chính sách, kế hoạch nhằm tái định cư cho cộng đồng, bao gồm cả kế hoạch tài chính. Hỗ trợ cải thiện sinh kế. Điều tra khảo sát và có đầy đủ số liệu về cộng đồng bị ảnh hưởng của khu bảo tồn để có các biện pháp nhằm hỗ trỡ sinh kế đối với cộng đồng, như phát triển sản xuất, du nhập các tiến bộ kỹ thuật, giải quyết tiêu thụ hàng hoá vv.. Phát triển cộng đồng. Xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông. Xây dựng các công trình phúc lợi như trạm xá, trường hợc, đường điện, đường nước sinh hoạt. Xây dựng, cải tạo hệ thống đê bao tại những khu vực ven biển, đặc biệt những khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn cao. Thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đặc biệt là khu chế biến thủy sản. Giáo dục môi trường và nhận thức của người dân. Cung cấp cán bộ môi trường , giúp nâng cao nhận thức cho người dân. Cung cấp tài liệu, mở các lớp tập huấn và sử dụng hệ thống thông tin đại chúng làm cho mọi người dân nhận thức đầy đu ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống khu bảo tồn, kể cả các khách du lịch. Tổ chức quan trắc. Đây là một hoạt động không thể thiếu được sau khi khu bảo tồn đã được thiết lập. Các hoạt động tập trung: Lập các chỉ số quan sát sinh học và tính hiệu quản của công tác quản lý khu bảo tồn. Lắp đặt các thiết bị quan trắc. Thường xuyên khảo sát thực địa để theo dõi sự phân bố và xu hướng phát triển quần thể của một số loài chỉ thị dọc theo các tuyến khảo sát thông thường để có các số liệu về sự phân bố, sự phong phú và xu hướng phát triển quần thể của những loài chủ yếu và trạng thái chung về môi trường trong và ngoài khu bảo tồn. Quan trắc cơ bản chất lượng môi trường., sự phục hồi. Theo dõi khách du lịch và việc sử dụng những điều kiện giải trí để có một chương trình bảo vệ thích hợp. Quản lý hành chính. Thành lập bộ máy tổ chức bộ máy quản lý. Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lý và bảo vệ khu bảo tồn. Lập kế hoạch tài chính đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý như Nhà ở, làm việc, trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc vv....Chi phí lương cho bộ máy quản lý hành chính. Hoạt động bảo trì. Hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh các ranh giới, cắm mốc và tư sửa các trang thiết bị, phương tiện đi lại phục vụ cho quản lý, bảo vệ khu bảo tồn. Giải pháp bảo vệ môi trường nước - Quản lý chất lượng nước trong và xung quanh khu bảo tồn bằng biện pháp kỹ thuật, quan trắc giám sát thường xuyên. - Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật việc xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế biến, cảng cá, khu nuôi toonm công nghiệp... thải ra môi trường nước trong và xung quanh khu bảo tồn. Giải pháp về tổ chức quản lý Theo Luật đa dạng sinh học 2008, các khu bảo tồn thuộc địa bàn 1 tỉnh đều trực thuộc UBND tỉnh quản lý - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Uỷ ban nhân dân tỉnh với sự tham mưu chính là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý các khu BTVNNĐ cấp tỉnh có tại địa phương mình. Đặc biệt phối hợp quản lý liên ngành trong tỉnh. Cơ quan quản lý cấp tỉnh tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý và quy chế quản lý các KBTVNNĐ của tỉnh. - Ban quản lý các khu BTVNNĐ Đối với các khu BTVNNĐ hiện chưa nằm trong các khu BTTN hiện có thì cần thiết thành lập Ban quản lý với chức năng quản lý toàn bộ mặt nước cũng như phần lưu vực được xác định trong ranh giới khu bảo tồn. Bên cạnh hoạt động kiểm ngư, ban quản lý phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng ở địa phương thực hiện công tác bảo tồn; Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu và các tổ chức khác thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển nguồn lợi, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái đặc trưng. Còn với các khu BTVNNĐ hiện đã nằm trong khu BTTN đã có ban quản lý thì cần thiết đề xuất thêm các nội dung, đối tượng bảo tồn và tăng cường cán bộ chuyên môn phù hợp với bảo tồn TSNĐ. - Các cơ quan nghiên cứu Các cơ quan nghiên cứu sẽ tham gia hỗ trợ các dự án, thực hiện các nghiên cứu, đồng thời tham gia vào việc thực hiện các dự án cụ thể và tư vấn xây dựng quy hoạch chi tiết, kế hoạch quản lý và quy chế quản lý các khu bảo tồn VNNĐ của tỉnh. Bảng21: Danh mục đề xuất các khu bảo tồn vùng nước nội địa của Bà Rịa Vũng Tàu STT Tên Huyện/ Thành phố Diện tích (Ha) Toạ độ địa lý Đặc điểm cơ bản với các tiêu chí bảo tồn, mức phân hạng khu bảo tồn Tình trạng Đề xuất Phân hạng Quản lý Mức ưu tiên 1 Khu bảo tồn cửa sông Rây (Lộc An – Phước Thuận) Huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ 430 100 29’55” N - 107022’34.9” E 100 28’53.6” N - 107022’48.5” E 100 27’39.8” N - 107020’47.6” E 100 27’18.5” N - 107019’45.4” E 100 28’53.7” N - 107021’38.5” E Bãi đẻ và dinh dưỡng của nhiều loài cá, bãi sinh trưởng của một số loài động vật thân mềm quý hiếm, có di tích lịch sử bến tàu không số. Có ý nghĩa du lịch – nghiên cứu – giáo dục Điều tra sơ bộ II Ban QL mới Rất cao 2 Khu bảo tồn cửa sông Đồng Nai Huyện Tân Thành 325 100 31’2.7” N - 10704’48” E 100 29’8.4” N - 10705’26.8” E 100 29’0.6” N - 10705’24.2” E 100 29’24” N - 10705’12.9” E 100 29’24.1” N - 10704’40.9” E 100 30’39.9” N - 10704’25.2” E Rừng ngập mặn, Quần xã thuỷ sinh vật đa dạng và phong phú. Nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thuỷ sinh vật có giá trị kinh tế. Có ý nghĩa Du lịch-Nghiên cứu-Giáo dục. Điều tra sơ bộ II Ban QL mới Rất cao 3 Khu bảo tồn Long Sơn Thành phố Vũng Tàu 2130 100 29’7.6” N - 10705’28.8” E 100 28’58.2” N - 10706’45.5” E 100 28’11.9” N - 10709’19.7” E 100 25’16.9” N - 10708’2.5” E 100 25’4.2” N - 10705’45.1” E Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, nơi ương dưỡng, sinh sản của các loài thủy sinh có giá trị và quý hiếm. Có ý nghĩa du lịch – nghiên cứu – giáo dục Điều tra sơ bộ II Ban QL mới Cao 4 Khu bảo vệ sinh thái cảnh quan Phước Tĩnh – Cửa Lấp Thành phố Vũng Tàu 1330 100 28’14.7” N - 107010’2.3” E 100 25’47.5” N - 107012’37.5” E 100 24’18.4” N - 107010’29” E 100 24’18.4” N - 10709’50.5” E 100 26’37.7” N - 107010’34.5” E 100 28’3.1” N - 107010’4.3” E Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, bãi ngập triều, bãi Nghêu giống. Một số loài thủy sinh quý hiếm; Có ý nghĩa du lịch – nghiên cứu – giáo dục Điều tra sơ bộ III Ban QL mới Cao KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Vùng nước nội địa - đất ngập nước của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có sự phong phú các quần xã thuỷ sinh vật, đặc biệt hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn vùng Lộc An-Phước Thuận, Phước Cơ-Cửa Lấp, đảo Long Sơn, dọc sông Thị Vải –Cái Mép và các sông, rạch khác ở vùng ven bờ biển. Trong các thủy vực nội địa ở bà rịa Vũng Tàu xác định được 809 loài thủy sinh vật, trong đó 17 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (14 loài cá và 3 loài than mềm hai mảnh vỏ) theo quyết định số 1479/2008/QĐ-TTg, quyết định số 82/2008/QĐ-BNN. Đặc biệt trong đó có 6 loài trong sách đỏ Việt Nam Một số đối tượng ĐVTM hai mảnh vỏ có tiềm năng nuôi trồng và khai thác trong vùng rừng ngập mặn là Hàu (Hầu) cửa sông (Crassostrea rivularis), ngán (Austriella corrugata), vạng (Geloina coaxans) Việc xây dựng, đô thị hoá nhanh của Bà Rịa- Vũng Tàu về cơ bản là thay thế phương thức sử dụng đất: chuyển kiểu hệ sinh thái (HST) tự nhiên và HST nông nghiệp sang khu công nghiệp. Nước, rác thải và khói thải nếu không được xử lý triệt để sẽ có những tác động nhất định đến môi trường nước, đất và không khí ở một số hệ sinh thái xung quanh hệ sinh thái đô thị, khu dân cư. Khu hệ cá ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn ven biển tại các VQG, KBTTN và khu bảo tồn vùng nước nội địa dự kiến thành lập ghi nhận được 478 loài thuộc 112 họ, 24 bộ. Chỉ có 14 loài cá có trong QĐ 82/2008/BNN, chiếm 4,06% số loài cá ghi nhận được của toàn vùng, nghĩa là đang ở mức báo động cấp 1 về mức độ bị đe dọa về mất đa dạng sinh học. Thành phần cá sống ở các thủy vực nước ngọt thuộc tỉnh BRVT có 12,5% số loài cá nước ngọt bị đe dọa tuyệt chủng (ở mức báo động III). Nhưng nếu tính cả khu vực cửa sông ven biển nước lợ thì mức báo động suy giảm đa dạng cá còn thấp (báo động cấp I).Vì vậy, cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi. Việc phục hồi các vùng nước nội địa, đặc biệt RNM ven biển, cửa sông và rừng phòng hộ của tỉnh BRVT là cần thiết trong thời kỳ BĐKH như hiện nay. Kiến nghị Cần thiết xây dựng 4 khu bảo tồn vùng nước nội địa: (1) Khu bảo tồn Lộc An - vùng rừng Sát, rừng ngập mặn và di tích lịch sử sông Rây ở hai xã Lộc An và Phước Thuận (Ưu tiên số 1 - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh) (2) Khu bảo tồn cửa sông Đồng Nai (dọc sông Thị Vải-Cái Mép và Rạch Cái Mép, rạch Da Giang thuộc xã Tân Hải, Tân Hòa, Phước Hòa(Ưu tiên số 2 - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh) (3)Khu bảo tồn Long Sơn (Ưu tiên số 3 - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh); (4) Khu bảo tồn Phước Cơ- Cửa Lấp, khu rừng ngập mặn vùng sông Cỏ May- sông Chàm Chim-sông Bá Cội dọc cửa sông Dinh ra cửa Cát Lở và cửa Lấp và sông Chà Và (phường 12, Tp.Vũng Tàu) (Ưu tiên số 3 - Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh) Các khu vực rừng ngập mặn còn sót lại ở các địa phương, không nên lấn chiếm làm các khu công nghiệp, khu du lịch hay khu nhà ở khi chưa thấy cần thiết. Các hồ chứa nước ngọt (liên hồ chứa nhân tạo Đá Đen - sông Rây (ưu tiên số 5) và vùng đất ngập nước, các khu hệ thủy sinh vật trong đó có cá cần được bảo vệ, cũng như bảo vệ rừng đầu nguồn là nguồn sinh thủy cho tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh BR – Vũng Tàu các năm 2006 – 2009 (Sở Tài nguyên và Môi trường BR – VT). Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Tp. Vũng Tàu, Tx. Bà Rịa và các huyện Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 2003 – 2008 (phòng Nông nghiệp các địa phương). Các báo cáo tổng kết ngành thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 2003 – 2009. Cục Thống kê tỉnh BR-VT, 2005, Niên giám thống kê 2004. Cục Thống kê tỉnh BR-VT, 2009, Niên giám thống kê 2008. Cục Thống kê tỉnh BR-VT, 2011, Niên giám thống kê 2010. Niên giám thống kê các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh. Phân Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản, 2012: Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020. UBND tỉnh BR – VT, 2009. Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh BR – VT đến năm 2020. UBND Tp. Vũng Tàu, 2005. Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thành phố Vũng tàu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. UBND Tx. Bà Rịa, 2009. Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thị xã Bà Rịa thời kỳ 2009 – 2020. ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank. Anon, (1990) [Investment plan for Con Dao National Park]. Con Dao: Con Dao National Park Management Board and the Centre for Natural Resources and Environmental Studies. In Vietnamese. Anon. (1993a) [Investment plan for Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province]. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Anon. (1993b) [Report on silviculture at Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province]. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Anon. (1997) [Investment plan for Con Dao National Park: 1998-2002]. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Anon. (1998) [Con Dao National Park special issue]. Bien [The Sea]: August, September and October 1998. In Vietnamese. Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương (1978), “Thực vật nổi ở cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy”, Tuyển tập nghiên cứu biển, tập (II), phần 1, tr. 87- 110. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 315 tr. Ngo An (1999) Effects of the Typhoon No. 5 on the protective power of the vegetation cover of Con Dao National Park. Lam Nghiep [Vietnam Forest Review] February 1999: 17-19. In Vietnamese. Ba Ria-Vung Tau Provincial DARD (2000) [FPD questionnaire]. Vung Tau: Ba Ria-Vung Tau Provincial Department of Agriculture and Rural Development. In Vietnamese. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh BR – Vũng Tàu các năm 2006 – 2009 (Sở Tài nguyên và Môi trường BR – VT). Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Tp. Vũng Tàu, Tx. Bà Rịa và các huyện Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ và Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 2003 – 2008 (phòng Nông nghiệp các địa phương). Báo điện tử Doanh nghiệp Việt Nam, 25/05/2010. Công viên Hồ Bàu Sen : Định hình sau một thời gian dài lỗi hẹn. Bộ Công Thương, 2008. “Quy hoạch hiệu chỉnh phát triển điện lực tỉnh BR-VT giai đoạn 2007-2010, có xét đến 2015”. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện KH&CN Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản KHTN & Công nghệ. Bộ Thuỷ Sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 1996. Birdlife International. Các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Đoàn Cảnh và nnk., 2003. Báo cáo tổng kết Đề tài:”Điều tra đánh giá biến đổi và hiệu quả sử dụng tài nguyên môi trường phục vụ phát triển và bảo vệ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế chủ động sống chung với lũ”. Tài liệu Viện SH Nhiệt đới. Le Xuan Canh, Hoang Minh Khien, Le Dinh Thuy and Nguyen Van Sang (2000) [Report on the zoological resources (mammals, birds, amphibians and reptiles) of Binh Chau-Phuoc Buu Nature Reserve, Ba Ria-Vung Tau province]. Hanoi: Institute of Ecology and Biological Resources. In Vietnamese. Hoàng Đình Chiều, Nguyễn Quang Hùng, 2009. Nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (bivalvia) tại một số vùng rừng ngập mặn điển hình ven biển Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững.Nxb.khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội 2009: 209-215. Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06 (1996-2000). Biển Đông. tập IV. Sinh vật và sinh thái biển. Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2003. Các báo cáo tổng kết ngành thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 2003 – 2009. Con Dao National Park Management Board (2000) [FPD questionnaire]. Con Dao: Con Dao National Park Management Board. In Vietnamese. Con Dao National Park (2000) Con Dao National Park, Vietnam. Tourist map of by Con Dao National Park. Con Dao National Park (2000) Ecotourism in Con Dao National Park. Tourist booklet for Con Dao National Park. Cox, N. (2000) Vietnam's gentle sea cow teeters on brink of extinction. Vietnam News 16 September 2000. Cục Thống kê tỉnh BR-VT, 2005, Niên giám thống kê 2004. Cục Thống kê tỉnh BR-VT, 2009, Niên giám thống kê 2008. Nguyen Thi Dao (1999) Marine turtle status report in Con Dao National Park. Hanoi: WWF Indochina Programme. Nguyễn Xuân Dục, Hồ Thanh Hải, 1994. Hệ sinh thái vùng triều miền Bắc Việt Nam- Chuyên khảo biển Việt Nam Tập IV Phần " Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái biển"- Trung tân Khao học tự nhiên & CNQG. xuất bản, Hà Nội, 1994 : 295- 347. Phan Thi Anh Dao, 2000. Forestry policies and implimentation: a case stusdy in the rehabilitation and protection of mangroves in Can Gio, Ho Chi Minh City. Proceeding of the Workshop on Management and sustainable use of Natural Resources and Environment in Coastal Wetlands. CRES, ACTMANG: 217-232. Vu An Ha, Nguyen Thanh Son, Hoang Dung and Vu Van Bien (1983) [Science report on Con Dao protected area]. Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese. Hồ Thanh Hải, 1985. Một số kết quả bước đầu về điều tra thành phần loài giáp xác trong động vật nổi ở các thuỷ vực nước ngọt Đồng Tháp Mười. Tạp chí Sinh học tập 7(4), 5 tr. Hồ Thanh Hải, 2001. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở định hướng phát triển nghề cá quần Đảo Côn Đảo. Tài liệu Viện STTNSV, 25 trang. Hồ Thanh Hải, 2002. Tổng quan về đặc điểm điều kiện tự nhiên, môi trường và nguồn lợi sinh vật vùng nước ven bờ Nam Bộ. Tài liệu Viện STTNSV, 30 trang. Hồ Thanh Hải, 2004. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt nội địa đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Tài liệu Viện STTNSV. Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Vũ Thanh, 2007. Đa dạng sinh học quần xã động vật không xương sống đáy cỡ trung bình tại vùng biển ven bờ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Lần thứ hai, 298-299. Hardcastle, J. (undated) Tourism development on Con Dao islands: a case study in action. Unpublished discussion paper. Nguyen Chu Hoi, Nguyen Huy Yet and Dang Ngoc Thanh eds. (1998) [Scientific basis for marine protected areas planning]. Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese. Phan Nguyên Hồng. 1994. Tác động của việc nuôi quảng canh tôm đến môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven biển. TCTS. số 3/1994: 6 – 9. Phan Nguyen Hong. Hoang Thi San. 1993. Mangroves of Vietnam. The IUCN Wetlands programme. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nguyễn Quang Hùng, 2010. Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai thác hợp lý và phát triển bền vững. Báo cáo kết qủa Đề tại độc lập Cấp Nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ. Nguyễn Khắc Hường, 1991. Cá biển Việt Nam. Tập II, quyển 1. (Ganoidomorpha, Clupeomorpha). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 1991.181 tr Nguyễn Khắc Hường, 1992. Cá biển Việt Nam. Tập I. (Amphioxi, Chondrichthyes). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 193 tr. Nguyễn Khắc Hường, 1993. Cá biển Việt Nam. Tập II, quyển 2. Anguillomorpha, Cyprinomorpha, Atherinomorpha. Nxb. KH-KT, Hà Nội, 176 tr. Nguyễn Khắc Hường, 1993. Cá biển Việt Nam. Tập II, quyển 3. Parapercomorpha, Percomorpha. Nxb. KH-KT, Hà Nội, 133 tr. Nguyễn Khắc Hường, Trương Sỹ Kỳ, 2004. Động Vật chí Việt Nam. Fauna of Vietnam. 18. Cá biển. Beloniformes, Cyprinodontiformes, Atheriniformes, Salmoniformes, Gadiformes, Lampridiformes, Zeiformes, Beryciformes, Mugiliformes, Pegasiformes, Lophiiformes, Syngnathiformes. Nxb.KH-KT, 2004 IUCN, 2008. IUCN Redlist: Summary statistics Nguyen Truong Giang (1998) [Marine turtle conservation plan]. Unpublished report to ConDao National Park Scientific Department. In Vietnamese. Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, 2004. Một số kết quả nghiên cứu về động vật đáy sống bám và tác hại của chúng đối với cây rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.233 – 237. Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam. Tập 9: Phân lớn chân mái chèo-Copepoda biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật. PGS-PTS Đỗ Văn Khương. 1999. Nuôi trồng thuỷ sản hợp lý trong rừng ngập mặn. TCTS số 3/1999: 11 – 13. Đỗ Văn Khương, Lại Duy Phương, 2009. Biến động nguồn lợi cá rạn san hô tại 4 khu bảo tồn biển (Phú Quốc, Côn Đảo, Cồn Cỏ và Bạch Long Vĩ) trong những năm gần đây. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững.Nxb.khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội 2009:295-302. Nguyễn Văn Lục và nnk, 2004. Động Vật chí Việt Nam- Fauna of Vietnam. Cá biển. Carangidae, Mullidae, Chaetodontidae, Labridae, Scombridae. Nxb. KH-KT Hà Nội. 294 tr. Bùi Quang Mạnh, Nguyễn Quang Hùng, 2009. Đa dạng thành phần loài và nguồn lợi cá tại một số vùng rừng ngập mặn. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững.Nxb.khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội 2009:115-122. Niên giám thống kê các huyện, thị, Tp thuộc Tỉnh (Bà Rịa- Vũng Tàu). Nguyen Duc Ngan (1994) [Building forestry database and vegetation map in Con DaoNational Park]. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese. Nghề cá Việt Nam, tư liệu và số liệu, tháng 8/1999 của Bộ Thủy sản. Đỗ Văn Nhượng, Hoàng Ngọc Khác, 2003. Data on Benthos in the mangrove area of the Red River mouth. In proceedings of scientific workshop, Hanoi 24 December 2002. Odum P.E., 1971. Cơ sở Sinh thái học (Tập I và II). Bản dịch tiếng Việt của Bùi Lai và nnk., 1974. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội; và Odum P.E. Cơ sở sinh thái học. Bản dịch tiếng Việt, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978. N. Rajendra Naik1, V. Kamalendra1 and Jaya N.aik2,Mangrove Ecosystem And Its Importance In Fisheries (internet) Phân Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản, 04/2005: “Rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010”. Phân Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản, 2010. Quy hoạch thủy sản Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020. Phân Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản, 2010. Quy hoạch chế biến thủy sản Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020. Phân Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản, 2010. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020. Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, 2011. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015. Lê Trọng Phấn, 2004. Động Vật chí Việt Nam - Fauna of Vietnam. Cá biển. Lutianidae, Serranidae, Nemipteridae. Nxb. KH-KT Hà Nội. 132 tr. (chưa xuất bản) Nguyễn Hữu Phụng, Trần Hoài Lan, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập I. Lớp cá lưỡng tiêm (Amphioxi) và lớp cá sụn (Chondrichthyes). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 115 tr. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, 1994. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập II. Lớp cá xương (Osteichthyes), từ bộ cá Cháo biển (Elopiformes), đến bộ cá Đối (Mugiliformes). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 269 tr. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung, Nguyễn Văn Lục, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập III. Bộ cá Vược (Perciformes): bộ phụ cá Vược (Percoidei) và bộ phụ cá Ép (Echeneoidei). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 606tr. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị Như Nhung, 1997. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập IV. Bộ cá Vược (Perciformes) tiếp từ bộ phụ cá Bàng chài (Labroidei) đến bộ phụ cá Chim trắng (Stromateoidei). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 424 tr. Nguyễn Hữu Phụng , Nguyễn Văn Long, 1997. Cá rạn san hô ở vùng biển Côn Đảo.Tạp chí Sinh học. Nxb.KH&KT 19:8-15. Nguyễn Hữu Phụng, 1999. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập V. Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Bơn (Pleuronectiformes), bộ cá Nóc (Tetraodontiformes), bộ cá Nhái (Lophiiformes), bộ cá Cóc (Batrachoidiformes) và bộ cá Rồng (Pegasiformes). Nxb. KH-KT, Hà Nội, 304 tr. John Roach, 2004. Mangroves Are Nurseries for Reef Fish, Study Finds. for National Geographic News . February 4, 2004 (internet)/Ross, M. and Andriani, A. D. (1998) Marine biodiversity conservation at Con Dao NationalPark, Vietnam. Hong Kong: Institute of Environment and Sustainable Development, HongKong University of Science and Technology. Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN. Nguyễn Kiêm Sơn, 2011. Đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái của tỉnh Vĩnh Phúc. Các nguyên nhân làm biến đổi, suy thoái đa dạng sinh học, các giải pháp và đề xuất các nhiệm vụ, dự án bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học (báo cáo). Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 2008. Hiện trạng chất lượng lượng các thuỷ vực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong "Nghiên cứu thiết kế mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu". Storey, R. and Robinson, D. (995) Lonely planet travel survival kit: Vietnam. Third edition.Hawthorn: Lonely Planet Publications. Vũ Thị Tám (1989), Phân loại thực vật nổi, Nxb nông nghiệp, Hà Nội, 85 tr Vũ Trung Tạng, 1994. Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (Khai thác, duy trì, phát triển nguồn lợi). Nhà XB Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội. 271 tr. Đặng Ngọc Thanh, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. KH&KT. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001. Giáp xác nước ngọt. Nxb. KH&KT. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên, 2002. Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt Việt Nam. Nxb. KH&KT. Đặng Ngọc Thanh, 2009. Hiện trạng đa dạng thành phần loài sinh vật biển thế giới và Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nxb khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2009:14-27. Nguyễn Vũ Thanh, Gagarin, Nguyễn Đình Tứ, 2009. Thành phần loài tuyến trùng (giun tròn) biển thuộc họ Comesomatidae Filipjev, 1918 (Nematoda) ở các vùng cửa sông, biển ven bờ Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nxb khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2009: 158-162. Hoa Nhũ Thành (1960). Phù du Khuê tảo loại, Nxb kỹ thuật Thượng Hải, 369 tr. (lược dịch Vũ Thị Tám). Tran Duc Thanh, Nguyen Van Quan and Do Cong Thung, 2009. Coastal marine ecosystems in Vietnam, distribution, potential and threats. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nxb khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2009:163-172. Nguyễn Nhật Thi, 1985. Cá biển Việt Nam. Phần II. Cá xương vịnh Bắc Bộ. Tập II. (Serranidae, Theraponidae, Priacanthidae, Carangidae, Lutianidae, Pomadasyidae). Nxb. KH-KT Hà Nội. 285 tr. Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam. Cá xương vịnh Bắc Bộ. Nxb. KH-KT, Hà Nội, 464 tr. Nguyễn Nhật Thi, 2004. Động Vật chí Việt Nam - Fauna of Vietnam. Cá Biển. Tập 2. Phân bộ cá bống- Gobioidei. Nxb. KH-KT Hà Nội. 183 tr. (chưa xuất bản) Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2005. Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam. Nxb KH-KT, Hà Nội, 2005. 120 tr. Dương Đức Tiến (1996), “Phân loại vi khuẩn Lam ở Việt Nam”, Nxb nông nghiêp, Hà Nội, 220 tr. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), “Phân loại bộ tảo Lục (Chlorococcales)”, Nxb nông nghiệp, Hà Nội, 503 tr. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Một số vấn đề về quản lí hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nxb.khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội 2009:151-157. Nguyen Bich Thao (1995) [An analysis of the biodiversity of Binh Chau-Phuoc Buu NatureReserve, Ba Ria-Vung Tau province]. Dissertation submitted to Hanoi National University. In Vietnamese.Le Dinh Thuy (999) [Birdlife resources of Ba Ria-Vung Tau province]. Lam Nghiep [Vietnam Forest Review] July 1 999: 32-33. In Vietnamese. Phạm Đình Trọng, Phan Nguyên Hồng, 2004. Mối quan hệ giữa động vật đáy và rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 225 – 232. Trung tâm thông tin KHKT & Kinh tế Thủy sản, 2001 (Thái Thanh Dương chủ biên). Một số loài cá thường gặp ở biển Việt Nam.194 tr. Vo Si Tuan ed. (1995) [Survey report on the biodiversity resource utilisation and theconservation potential of Con Dao island]. Nha Trang: Nha Trang Institute of Oceanography. In Vietnamese. Nguyen Huy Yet and Vo Si Tuan (1995) [Information on proposed marine protected areason the coast of Vietnam]. Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese. Cẩm Vân. 1999. Sử dụng bền vững vùng đất ngập nước ven biển phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. TCTS số 3/1999: 26 – 27. Cẩm Vân. 2000. Các giải pháp an toàn nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sản phục vụ các chương trình lớn của ngành thuỷ sản. TCTS số 5/2000: 31. UBND huyện Châu Đức, 2008. “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Châu Đức thời kỳ 2006 – 2015, định hướng đến năm2020”. UBND huyện Long Điền, 2007. “Chương trình phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2006 - 2010”. UBND huyện Long Điền, 2007. “Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Long Điền giai đoạn 2006 – 2015 và tầm nhìn 2020”. UBND huyện Tân Thành, 2006. “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Tân Thành thời kỳ 2006 – 2015, định hướng đến năm 2020”. UBND huyện Xuyên Mộc, 2009. “Quy hoạch thủy lợi huyện Xuyên Mộc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. UBND tỉnh BR – VT, 2006. “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn giai đoạn đến năm 2010, xét đến 2020”. UBND tỉnh BR – VT, 2009. “Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh BR – VT đến năm 2020” UBND Tp. Vũng Tàu, 2005. “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thành phố Vũng tàu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. UBND Tx. Bà Rịa, 2009. “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thị xã Bà Rịa thời kỳ 2009 – 2020”. Fishbase 2004: Phần cá biển Việt Nam và cá Biển Đông (Fishbase 2004 và South China Sea, 2004). Wikipedia tiếng Việt, ngày 13/5/2012. Côn Đảo. “ôn_Đảo&oldid=7098677” Brettum P. and Andersen T. (2005). The use of phytoplankton as indicators of water quality. NIVA-report. Daniel D. Chiras, 1991. Environmental sciences - action for sustainable future. The Bajamin/Cummings. Publishing Comp. INC. 509pp. Shirota A., 1966. The plankton of South Vietnam. (fresh water). Overseas Tech. Coop. Agency. Japan, 462 pp. James J. Orsi, 1974. A checklist of the marine and freshwater fishes of Vietnam. Publ. Seto Mar. Biol. Lab. XXI (3/4), 153-177, 1974. Tetsuji Nakabo, 2002. Fishes of Japan with pictorial keys to the species. English edition. Tokai University Press. Wildash, P. (1967) An ornithological expedition to Poulo Condore (Con Son). Newsletter of Ornithologists Association of Vietnam 1: 19-29. ------o0o----- PHỤ LỤC Phụ lục 1 . Tổng hợp các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau ở 4 khu vực dự kiến đề xuất thành lập KBT (theo sách đỏ VN 2007, QĐ 82/2008/BNN, QĐ 1479/2008/QĐ-TTg) Số TT Tên loài PH NC Tân Hòa Phước Hòa Tân Hải Phước Cơ, Cửa Lấp Lộc An Phước Thuận Long Sơn Loại hình bảo tồn Loại II Loại III Loại II Loại II Số loài quý hiếm cần bảo tồn 12 7 13 8 1 Cá Mòi - Anodontostoma chacunda (Hamilton, 1822) VU + 2 Cá Mòi cờ chấm - Konosirus punctatus (Temminck & Schlegel, 1846) VU + + + 3 Cá Mòi mõm tròn - Nematalosa nasus Bloch, 1795 VU + 4 Cá Chình mun – Anguilla marmorata Quoy & Gaimard,1824 VU + + 5 Cá Chình hoa – Anguilla bicolor M’Clelland, 1844 VU + 6 Cá Măng biển, cá Măng nhồng – Elops saurus Linnaeus, 1766 VU + 7 Cá Cháo lớn – Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782) VU + + 8 Cá Măng sữa – Chanos chanos (Forsskal, 1775) VU + + + + 9 Cá Chim hoàng đế - Pomacanthus imperator (Bloch, 1787) VU + ++ 10 Cá Đường, cá Sủ giấy:Otolithoides biauritus (Cantor, 1850) VU + + + + 11 Cá Song mỡ - Epinephelus tauvina(Forsskal, 1775) VU + + 12 Cá mang rổ - Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) VU + 13 Cá Ngựa đen, cá Ngựa lớn- Hippocampus kuda Bleeker EN + 14 Cá Ngựa gai dài:Hippocampus histrix Kaup, 1856 VU + + + 15 Nghêu bến tre: Meretrix lyrata QĐ 1479 + + + + 16 Vẹm vỏ xanh: Perna viridis VU + + + + 17 Trai ngọc môi đen: Pinctada margaritifera VU + + + + Tổng 12 7 13 8 PHỤ LỤC 2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 Đơn vị: Triệu đồng Tên chương trình/ dự án Mục tiêu Nội dung Kinh phí 2013-2015 2016-2020 120.000.000.000 đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng chẵn) 48.000 72.000 Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn cửa sông Rây (Lộc An – Phước Thuận) Bãi đẻ và dinh dưỡng của nhiều loài cá, bãi sinh trưởng của một số loài động vật thân mềm quý hiếm, có di tích lịch sử bến tàu không số. Có ý nghĩa du lịch - nghiên cứu -giáo dục - Khảo sát và đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng sinh học các Khu bảo tồn vùng nước nội địa đã được quy hoạch; Thiết lập ranh giới các khu bảo tồn. - Phân vùng chức năng và quy hoach quản lý các Khu bảo tồn vùng nước nội địa. - Xây dựng quan điểm mục tiêu và thiết kế quy hoạch. - Xây dựng giải pháp, chương trình bảo vệ và giám sát thực thi pháp luật - Xây dựng quy chế hoạt động đối với mỗi khu bảo tồn 1.500 Quy hoạch chi tiết Khu bảo vệ sinh thái cảnh quan Phước Tĩnh – Cửa Lấp Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, bãi ngập triều, bãi Nghêu giống. Một số loài thủy sinh quý hiếm; Có ý nghĩa du lịch - nghiên cứu -giáo dục 1.500 Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Long Sơn Bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, nơi ương dưỡng, sinh sản của các loài thủy sinh có giá trị và quý hiếm. Có ý nghĩa du lịch - nghiên cứu -giáo dục 1.500 Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn cửa sông Đồng Nai Rừng ngập mặn, Quần xã thuỷ sinh vật đa dạng và phong phú. Nơi cư trú, sinh trưởng và phát triển của nhiều loài thuỷ sinh vật có giá trị kinh tế. Có ý nghĩa Du lịch-Nghiên cứu-Giáo dục. 1.500 Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa Thành lập và đưa vào hoạt động 4 khu bảo tồn vùng nước nội địa Cải tạo và phục hồi hệ sinh thái, tái tọa nguồn lợi; Hoạt động tái định cư; Hỗ trợ cải thiện sinh kế; Phát triển cộng đồng; Giáo dục môi trường và nhận thức của người dân; Tổ chức quan trắc; Thành lập bộ máy; Hoạt động bảo trì. (Đề xuất hỗ trợ từ chương trình 188 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 1 tỷ cho giai đoạn 2013 – 2015 và 2 tỷ cho giai đoạn 2016 – 2020 ) 30.000 35.000 Điều tra, khảo sát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu 4 Khu bảo tồn vùng nước nội địa đã được quy hoạch Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ thiết lập và quản lý các khu bảo tồn trong quy hoạch đến năm 2020. - Điều tra, nghiên cứu bổ sung về thực trạng đa dạng sinh học; - Khảo sát thực trạng về những hoạt động, thu nhập, nhận thức của Cộng đồng, những nhu cầu, đòi hỏi của cộng đồng ở các khu đã chọn; - Xác định những nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng sau khi Khu bảo tồn được thiết lập. - Lập cơ sở dữ liệu cho từng khu và toàn bộ hệ thống. 12.000 Xây dựng quy chế quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa trong tỉnh và đề xuất chính sách Xây dựng được cơ chế vận hành và phối hợp hiệu quả giữa các sở ngành với địa phương và giữa các cơ quan chức năng/ cộng đồng trên địa bàn liên quan đến quản lý KBTVNNĐ; Tạo cơ chế tài chính ổn định để quản lý KBTVNNĐ lâu dài. - Phân tích, tổng hợp hiện trạng quản lý ở các KBTTN hiện có - Đề xuất mô hình quản lý khác nhau phù hợp với thực tiễn. - Thiết lập cơ chế, xây dựng quy chếquản lý và hướng dẫn thực hiện cho các địa phương. - Xây dựng và đề xuất các chính sách và văn bản pháp quy về quản lý KBTVNNĐ. - Lồng ghép bảo tồn VNNĐ vào các chương trình kinh tế-xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu. - Đánh giá nhu cầu tài chính lâu dài cho các KBTVNNĐ, đề xuất cơ chế vận hành và thu phí đối với du khách đến KBT. - Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tạo nguồn tài chính lâu bền cho quản lý KBTVNNĐ theo đặc thù và thế mạnh ở mỗi khu bảo tồn. 3.000 Phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển trong và xung quanh các khu bảo tồn theo hướng ứng phó với BĐKH Phát triển hệ thống rừng phòng hộ, tập trung rừng ngập mặn ven biển nhằm bảo tồn và phục hồi nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bãi đẻ, ương dưỡng các đối tượng thủy sinh quý hiếm thuộc 4 khu bảo tồn VNNĐ bà Rịa Vũng Tàu. (Đề xuất nguồn chương trình Biến đổi khí hậu quốc gia) - Xác định nhu cầu và thiế kế, đề xuất dự án hỗ trợ. - Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo vệ rừng trong và xung quanh các khu bảo tồn (Kết hợp với cộng đồng). - Xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng. - Từng bước trồng và phục hồi rừng, tái tạo nguồn lợi thủy sản. - Đánh giá dự án tài trợ 10.000 18.000 Tăng cường năng lực cán bộ quản lý KBTVNNĐ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương sống trong và lân cận khu bảo tồn VNNĐ. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý KBTVNNĐ ở cấp tỉnh và huyện/ t thành phố nâng cao; Nhận thức và hành vi của cộng đồng địa phương được cải thiện đáng kể. - Đánh giá nhu cầu đào tạo về bảo tồn VNNĐ và quản lý KBTVNNĐ đối với ngành thuỷ sản, các bộ ngành liên quan và các địa phương có KBTVNNĐ. - Xây dựng bộ tài liệu tập huấn và đào tạo về quan niệm, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý KBTVNNĐ cho các cấp quản lý. - Tổ chức các khoá tập huấn theo chủ đề chuyên môn cho các đối tượng học liên quan. - Tổ chức các chuyến trao đổi thăm quan trong và ngoài nước về kinh nghiệm quản lý KBTVNNĐ. - Đào tạo cán bộ chủ chốt cho các sở ngành và các BQL KBT ở mức trên đại học. - Đánh giá cộng đồng địa phương chịu tác động bởi việc thiết lập các KBTVNNĐ: mức sống, trình độ, mức độ phụ thuộc nguồn lợi và tác động từ việc thiết lập KBTVNNĐ. - Xây dựng bộ tài liệu tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng. - Tiến hành các hoạt động truyền thông về chủ đề liên quan - Tổ chức các khoá tập huấn theo chủ đề cho các đối tượng cộng đồng 2.000 4.000 120.000.000.000 đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng chẵn) 48.000 72.000 Phụ lục 3: Quy trình tổng quát thành lập 1 khu bảo tồn vùng nước nội địa Các bước thực hiện xây dựng một khu BTVNNĐ: - Bước đầu phải xác định được một cách đầy đủ và toàn diện các dẫn liệu thông qua điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế-xã hội và tài nguyên thuỷ sinh vật vùng nước lựa chọn. - Trên cơ sở các tiêu chí, xác định bậc phân hạng của vùng nước lựa chọn. - Tại vùng nước được lựa chọn làm khu BTVNNĐ, cũng như với các khu BTTN khác, về cơ bản có thể thiết kế khu BTVNNĐ thành 3 vùng: Vùng lõi (core areas).Vùng đồng nhất về sinh thái, có đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản có giá trị cao, cấm khai thác. Vùng đệm (Buffer zone). Có tiềm năng nguồn lợi sinh vật cao, có thể cho khai thác nhưng kiểm soát được Vùng chuyển tiếp (Transition area). Vùng lưu vực quanh vùng nước bảo tồn. Có thể có các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, như ở trên đã bàn luận, trong một số loại hình vùng nước chảy như sông, suối... ranh giới của bản thân khu BTVNNĐ khó có đường ranh giới cụ thể. Bởi vậy, ranh giới giữa các vùng với các mức độ bảo tồn như trên cũng khó xác định. - Tham khảo các cơ quan hữu quan tại địa phương và có sự bàn bạc cũng như lấy ý kiến của cộng đồng địa phương đẻ tiến tới đồng thuận quan điểm cũng như các nội dung thiết kế KBT. - Đệ trình các tài liệu cơ bản và bản thiết kế tới các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thực hiện giám sát chuyên môn sau khi KBT được thành lập. Đề xuất vùng nước lựa chọn Đánh giá các giá trị bảo tồntheo tiêu chí Đánh giá chi tiết thông qua điều tra cơ bản Đánh giá thiết kế khả thi Đề xuất thiết kế khả thi Có khả năng, cần thiết bảo tồn Không cần thiếtbảo tồn Có khả năng, cần thiết bảo tồn Có khả năng, cần thiết bảo tồn Không cần thiết bảo tồn Không cần thiết bảo tồn Hình . Các bước thực hiện để xây dựng khu BTVNNĐ Phụ lục 4. Dự tính kinh phí cho điều tra, thiết kế xây dựng một khu BTVNNĐ cấp tỉnh ĐV: Triệu VNĐ Stt Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền I. Chi phí lập đề cương và tổ chức thực hiện 1 Bộ 15 1 Chi phí thiết lập và xây dựng đề cương dự án 1 Bộ 7.5 15 II. Chi phí điều tra, thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu 320 1 Số liệu: Điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; nguồn lợi 1 bộ 40 40 2 Chi phí thu thập số liệu về Đa dạng sinh học; hiện trạng khai thác thuỷ sản; các số liệu về môi trường: đất; nước; không khí 1 bộ 50 50 3 Chi phí lập phiếu điều tra, gửi phiếu điều tra thu thập các số liệu liên quan đến công tác Quy hoạch 1 bộ 29 29 4 Chi phí thuê nhân công thu mẫu và dẫn đường 02 người 2 5 Chi phí đi lại, vận chuyển và khảo sát: Oto, máy bay, thuyền khảo sát 200 200 III. Nhập, tính toán các số liệu sau khi thu thập ngoài thực địa 200 1 Chi phí phân tích mẫu vật thu được ngoài thực địa 60 60 2 Chi phí nhập số liệu 30 30 3 Chi phí thuê chuyên gia phân tích mẫu và sử lý các số liệu 50 50 4 Chi phí ăn ở, đi lại đến nơi khảo sát thực địa thu mẫu 190 190 IV. Chi Phí thiết kế quy hoạch 20 1 Chi phí kiểm kê, xác định gianh giới khu bảo tồn 01 bản 40 40 V. Đánh giá tình hình, phân tích luận chứng 390 1 Đánh giá tình hình môi trường nước tại khu vực quy hoạch 01 bản 40 40 2 Đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học và lựa chọn đối tượng bảo vệ tại khu vực Quy hoạch 01 bản 30 30 3 Đánh giá các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc thiếp lập khu bảo tồn thuỷ sản 01 bản 60 60 4 Đánh giá nguồn lợi thủy sản và tiềm năng khai thác thủy sản tại 01 bản 30 30 5 Đánh giá khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản tại khu vực thiết lập khu bảo tồn 01 bản 40 40 6 Lập luận chứng về phân khu chức năng trong khu bảo tồn 01 bản 70 70 7 Luận chứng về phân khu phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản tại các khu bảo tồn 01 bản 40 40 8 Phân vùng chức năng khu bảo tồn: xác định gianh giới cho vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp 01 bản 80 80 VI. Nghiên cứu các giải pháp 150 1 Nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo vệ bãi giống, bãi đẻ Bộ 15 2 Nghiên cứu xây dựng quy chế hoạt động của khu bảo tồn: thiết lập bộ máy quản lý; tài chính, các hoạt động liên quan Bộ 50 3 Nghiên cứu các giải pháp tạo thu nhập thay thế cho ngời dân địa phương sau khi khu bảo tồn được thiết lập Bộ 30 4 Nghiên cứu lập kế hoạch triển khai sau khi khu bảo tồn thiết lập Bộ 10 5 Nghiên cứu các giải pháp kết hợp với cộng đồng trong quản lý Bộ 25 4 Nghiên cứu các giải pháp nhằnm nâng cao nhận thức cộng đồng Bộ 20 VII Chi phí xây dựng báo cáo 40 1 Chi phí xây dựng báo cáo tóm tắt kèm theo bản đồ dự kiến Bộ 15 15 2 Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, quy hoạch tổng thể 01 Bộ 25 25 VIII Chi phí xây dựng bản đồ 125 1 Chi phí xây dựng bản đồ tổng thể khu bảo tồn; bản đồ phân vùng chức năng, phân khu quản lý, hành chính Bộ 45 45 2 Xây dựng bản đồ nguồn lợi, khu vực bãi giống, bãi đẻ Bộ 40 40 3 Chi phí mua phần mềm sử lý số liệu Bộ 20 20 4 Xây dựng bản đồ các hoạt động kinh tế - xã hội Bộ 20 20 IX Chi phí hội thảo thẩm định, xét duyệt, nghiệm thu 140 1 Chi phí hội thảo, thẩm định 65 65 2 Chi phí xin ý kiến chuyên gia 25 25 3 Chi phí quản lý 50 50 X Tổng kinh phí dự kiến 1.500 Phụ lục 5: Ảnh 17 loài thủy sinh quý hiếm tại 4 khu bảo tồn Phụ lục 6: Thành phần loài thủy sinh vật tại các vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu --------o0o--------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_tong_hop_quy_hoach_cac_khu_bao_ton_thuy_noi_dia_8564.docx
Luận văn liên quan