Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu

MỤC LỤC .c ô d . PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐ VÀ KIỂM TOÁN TSCĐ 03 1.1/ Tổng quan TSCĐ . 03 1.1.1/ Khái niệm về TSCĐ 03 1.1.1.1/ TSCĐ hữu hình 03 1.1.1.2/ TSCĐ vô hình 03 1.1.1.3/ TSCĐ thuê tài chính . 03 1.1.1.4/ Bất động sản đầu tư . 04 1.1.1.5/ Khấu hao TSCĐ . 04 1.1.2/ Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ . 05 1.1.2.1/ Đặc điểm TSCĐ . 05 1.1.2.2/ Yêu cầu quản lý TSCĐ 05 1.2/ Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ . 07 1.2.1/ Mục đích 07 1.2.2/ Các thủ tục kiểm soát 08 1.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ 09 1.3.1/ Đặc điểm kiểm toán đối với TSCĐ . 09 1.3.2/ Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 09 1.3.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ . 09 1.3.3.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10 1.3.3.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 12 1.3.3.3/ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 22 2.1/ Giới thiệu chung về Công ty 22 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty . 22 2.1.1.1/ Giới thiệu về Công ty . 22 2.1.1.2/ Lịch sử hình thành 22 2.1.2/ Đặc điểm của Công ty . 23 2.1.2.1/ Mục tiêu hoạt động của Công ty 23 2.1.2.2/ Đặc điểm về kinh doanh . 23 2.1.2.3/ Cách thức tổ chức quản lý . 24 2.2/ Quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu 26 2.2.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán . 26 2.2.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán . 31 2.2.3/ Giai đọan hoàn thành kiểm toán . 36 2.2.4/ Ví dụ minh họa quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC 37 2.3/ Nhận xét về Công ty và quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Á Châu . 55 2.3.1/ Nhận xét về Công ty . 55 2.3.1.1/ Ưu điểm 55 2.3.1.2/ Nhược điểm 56 2.3.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty . 58 2.3.2.1/ Ưu điểm 58 2.3.2.2/ Nhược điểm 59 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 61 3.1/ Các mục tiêu . 61 3.2/ Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Á Châu 61 3.2.1/ Các kiến nghị chung đối với Công ty 61 3.2.2/ Các kiến nghị đối với quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty 62 KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au đó KTV tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời KTV phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ. Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán, KTV lập BCKT trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được kiểm toán. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Theo VSA 230: “ Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định pháp luật hiện hành”. Việc rà soát lại hồ sơ kiểm toán là điều rất cần thiết vì: - Giúp đánh giá công việc của các KTV phụ vì họ là những người đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn trong cuộc kiểm toán . - Bảo đảm sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán. - Khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của KTV. 1.3.3.3.3/ Công bố BCKT Sau khi tiến hành xong các công việc KTV sẽ lập Báo cáo tổng hợp về phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác. Trong trường hợp kiểm toán TSCĐ có hạn chế về phạm vi kiểm toán mà không thể thu thập bằng chứng kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ. Kết thúc công việc kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán sẽ lập và phát hành BCKT theo chuẩn mực kiểm toán. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 2.1/ Giới thiệu chung về công ty 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1/ Giới thiệu về công ty CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU ( tên gọi cũ là Công ty TNHH Kiểm toán – Tin học Thế Kỷ Mới). Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là ASIA AUDITING COMPANY LIMITED, viết tắt là ASAA. CO. LTD. Địa chỉ trụ sở chính: 007 Lô A Chung cư Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. - Số điện thoại : (08) 3 8.404.556 - Số fax : (08) 3 8.405.031 Ngoài trụ sở chính thì Công ty còn có hai văn phòng đại diên tại Ninh Thuận và Nha Trang: Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện tại Ninh Thuận: 278A Ngô Gia Tự - Tấn Tài – Tp. Phan Rang Tháp Chàm. - Số điện thoại : 068.3 922.784 Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện tại Nha Trang: 19 Ngô Đức Kế - Phường Tân Lập– Tp. Nha Trang. - Số điện thoại : 058. 6 283.970 2.1.1.2/ Lịch sử hình thành Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử lâu dài ở nước ta và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, đặc biệt là sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa kinh tế trong đó có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do đó được sự cho phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM, Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu thành lập ngày 28/08/2006. - Hình thức là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. - Có trụ sở chính tại 007 Lô A Chung cư Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. - Theo giấy phép kinh doanh số 4102042414. - Với vốn điều lệ là 1.000.000.000đ. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp ngày càng nhiều thì trong quá trình hoạt động, ngoài trụ sở chính tại Tp.HCM nơi phát sinh hoạt động kinh doanh chủ yếu thì Công ty còn thành lập thêm 2 Văn phòng: - Văn phòng đại diện tại Ninh Thuận theo giấy phép kinh doanh số 4322000012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Ninh Thuận cấp ngày 29/07/2008; - Văn phòng đại diện tại Nha Trang theo giấy phép kinh doanh số 372200083 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 29/11/2008. 2.1.2/ Đặc điểm của Công ty 2.1.2.1/ Mục tiêu hoạt động của công ty Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán – Kế toán Việt Nam, Quốc tế và các chế độ, quy định hiện hành. Mục tiêu hoạt động của Công ty là giúp các DN thực hiện tốt công tác kế toán theo quy định pháp luật, đồng thời giúp các DN nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và hoàn thiện công tác kế toán - tài chính; đảm bảo các số liệu trên BCTC được phản ánh trung thực hợp lý, giúp các DN phát hiện và điều chỉnh các sai sót, phòng ngừa rủi ro và thiệt hại xảy ra trong quá trình hoạt động. Mục tiêu lâu dài của công ty là trở thành Công ty chuyên nghiệp hàng đầu với việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng càng cao hơn nữa về Kiểm toán và tư vấn Tài chính Kế toán, mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động để đáp ứng cho nhu cầu kiểm toán trong quá trìnnh xây dựng và phát triển kinh tế. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ và công nhân viên, tiếp tục tạo một môi trường làm việc tốt để ổn định nguồn nhân lực hiện có đồng thời thu hút những người có năng lực đến làm việc tại Công ty. 2.1.2.2/ Đặc điểm về kinh doanh a/ Khách hàng Chất lượng dịch vụ của Công ty ngày càng được nâng cao nên khách hàng của Công ty ngày càng nhiều. Công ty đã và đang phục vụ cho nhiều DN với nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ…. b/ Các dịch vụ mà công ty cung cấp Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo - Kiểm toán BCTC. - Kiểm toán xây dựng cơ bản. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán nội bộ. - Kiểm toán tuân thủ . - Kiểm toán cho mục tiêu đặc biệt. Dịch vụ kế toán - Soát xét chứng từ, sổ sách kế toán. - Ghi sổ kế toán . - Phân tích kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh. - Lập và tổng hợp BCTC, Báo cáo tập đoàn. - Xây dựng và tổ chức hệ thống kế toán, hệ thống KSNB, lưu trữ chứng từ kế toán. - Làm kế toán trưởng. Dịch vụ thuế Kế toán thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế: - Lập và rà soát tờ khai thuế giá trị gia tăng. - Tính toán lợi nhuận và chuẩn bị tờ khai thuế DN. - Soát xét lợi tức thuế, Báo cáo hàng năm và các vấn đề trọng yếu liên quan khác. - Xem xét Báo cáo nộp thuế cho các dự án đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí tối đa. - Lập và nộp hồ hoàn thuế giá trị gia tăng. Dịch vụ trợ giúp giải quyết giải trình thuế: - Trợ giúp giải trình. - Đại diện quá trình quyết toán thuế. - Trợ giúp thương thảo và thông tin liên lạc giữa các bên. - Dịch vụ tư vấn liên quan đến hải quan, chuyển chi phí và các khoản liên quan khác giữa các bên liên quan. Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế khác - Tư vấn hoạch định và làm thủ tục hoàn thuế. - Tuân thủ và lập kế hoạch thuế thu nhập cá nhân. Dịch vụ tư vấn - Đề xuất những mô hình thuế hiệu quả. - Tổ chức đào tạo và tổ chức nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng. - Tư vấn các vấn đề liên quan đến công tác kế toán – tài chính. - Tư vấn thành lập, hợp nhất, chia tách công ty, tái cấu trúc DN. - Phân tích thị trường, phân tích rủi ro theo yêu cầu. 2.1.2.3/ Cách thức tổ chức quản lý a/ Sơ đồ tổ chức Kiểm toán viên Kiểm toán viên - Trưởng phòng. - Nhân viên giao dịch CÔNG TY GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TP.KIỂM TOÁN BCTC TP.KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ TP.KẾ TOÁN Trợ lý kiểm toán Trợ lý kiểm toán Kế toán b/ Cách thức quản lý - Giám đốc: là người lãnh đạo toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong công ty. Thực hiện các kế hoạch của công ty, tiến hành xử phạt hoặc khen thưởng. Trực tiếp quản lý, phân bổ nhiệm vụ cho cấp dưới. Lập kế hoạch và ra quyết định cuối cùng có tính chất chiến lược về mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm với nhà nước về mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ góp ý kiến cho giám đốc về các kế hoạch và quyết định có liên quan đến hoạt động của công ty. Phụ trách công việc phân công, đề xuất các phương án, chương trình kế hoạch và các biện pháp hoạt động kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước giám đốc cũng như trước pháp luật. - Kiểm toán viên: là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán do công ty giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp luật. - Trợ lý kiểm toán : là người thực hiện các nhiệm vụ do KTV giao, hỗ trợ và giúp đỡ KTV trong quá trinh thực hiện kiểm toán. - Trưởng phòng kế toán : chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế toán , chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty. - Kế toán viên : thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng giao 2.2/ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN Á CHÂU 2.2.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 2.2.1.1/ Tiếp nhận khách hàng Nếu là khách hàng mới bắt đầu bằng việc khách hàng trực tiếp liên hệ với công ty để yêu cầu kiểm toán hoặc thông qua sự quen biết ngoại giao của Ban giám đốc công ty…Còn nếu khách hàng thường xuyên hoặc đã được Công ty kiểm toán nhiều năm thì công ty có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng hay khách hàng có thể liên hệ với Công ty khi có yêu cầu về kiểm toán thông qua thư mời kiểm toán. Thông qua thư mời kiểm toán thì Công ty sẽ tìm hiểu sơ bộ tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động của khách hàng đê nhằm xác định phạm vi kiểm toán và khối lượng công việc thực hiện như: - Cơ cấu tổ chức, chủ sở hữu. - Mục tiêu kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm chính. - Xem xét sơ bộ hệ thống kế toán: chính sách chứng từ, chế độ kế toán, việc luân chuyển chứng từ, lưu trữ chứng từ… Căn cứ vào việc khảo sát thì Công ty lập thư báo phí và gởi cho khách hàng, mức phí được xây dựng dựa trên khối lượng thời gian bỏ ra để hoàn thành công việc và mức phí thể hiện kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia kiểm toán cùng các chi phí khác liên quan đến cuộc kiểm toán , khi khách hàng đồng ý thì khách hàng và Công ty sẽ thực hiện việc ký hợp đồng kiểm toán. Sau đó công ty sẽ gửi thư hẹn kiểm toán để thông báo thời gian kiểm toán. Đồng thời KTV yêu cầu đơn vị chuẩn bị những tài liệu sau: - Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến TSCĐ, chi phí XDCB dở dang. - Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong năm/ kỳ theo từng loại. - Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong năm/ kỳ, số cuối năm/ kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng loại TSCĐ. - Bảng khấu hao TSCĐ trong năm/ kỳ. - Bảng kê chi tiết chi phí XDCB, lưu ý các chi phí này được tập hợp theo từng loại TSCĐ. - Các chứng từ, hợp đồng liên quan đến TSCĐ và chi phí XDCB dở dang. 2.2.1.2/ Tìm hiểu hệ thống KSNB Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán từ đó xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán. Đối với khách hàng mới, KTV tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, nhưng KTV chủ yếu xem xét hệ thống kế toán, ít có thực hiện, nếu có thực hiện thì cũng không thống nhất vì việc xem xét hệ thống KSNB chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của KTV chứ công ty chưa đưa ra một hướng dẫn cho việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng. Còn đối với khách hàng cũ thì KTV chỉ thu thập bằng chứng về sự thay đổi về mặt nhân sự, các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi tìm hiểu hệ thống KSNB thì KTV tìm hiểu về: - Môi trường kiểm soát như là thông báo và bắt buộc phải tuân thủ tính chính trực và các giá trị đạo đức, các cam kết về năng lực, có sự tham gia của những người quản lý, triết lý của Ban giám đốc và loại hoạt động, cơ cấu tổ chức, phân quyền phê duyệt trách nhiệm, chính sách nguồn nhân lực và thực tiễn. - Xem xét quá trình đánh giá rủi ro của khách hàng như các rủi ro liên quan đến việc lâp BCTC bao gồm sự đầy đủ và chính xác của các nghiệp vụ, các ước tính của ban giám đốc. - Xem xét hệ thống thông tin bao gồm các quy trình kinh doanh liên quan đến việc báo cáo và truyền đạt các thông tin tài chính. - Việc lập và trình bày BCTC của đơn vị có bao gồm các ước tính quan trọng, công bố và xem xét giá trị hợp lý. - Các hoạt động kiểm soát thì KTV thu thập sự hiểu biết về kiểm soát cụ thể đối với các loại nghiệp vụ, số dư tài khoản hoặc công bố để ngăn chặn hoặc phát hiện và sữa chữa các sai sót trọng yếu. - Giám sát các kiểm soát: thu thập và ghi chép hiểu biết về việc làm thế nào đơn vị đơn vị giám sát kiểm soát nội bộ đối với BCTC, bao gồm cả các hoạt động kiểm soát có liên quan đến việc kiểm toán và làm thế nào để sữa chữa được phần thực hiện. Về chính sách kế toán : - Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình có phù hợp với các chuẩn mực kế toán ( cần đặc biệt chú ý đến VAS 03, VAS 04, VAS 06 ), các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài Chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không ( ví dụ như Nghị định số 199/2004/ NĐ – CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Xem xét chính sách kế toán áp dụng cho TSCĐ có nhất quán với năm trước không ( đối với chi phí XDCB kiểm tra để đảm bảo nguyên tắc nhất quán của các phương pháp phân bổ chi phí chung, chi phí lãi vay… liên quan đến TSCĐ hoặc mua sắm mới. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 không. Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV thường : - Phỏng vấn các nhân viên của công ty - Tham quan thực tế TSCĐ. - Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ. - Xem xét các thủ tục KSNB đối với TSCĐ Kiểm tra hệ thống đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cũng xem xét tình hình quản lý TSCĐ: Tình hình quản lý ở đơn vị khách hàng có vai trò quan trọng trong quyết định công việc của các KTV. Nếu TSCĐ được quản lý, kiểm tra chặt chẽ thì KTV sẽ tiết kiệm được thời gian và phạm vi kiểm toán ngược lại nếu công tác quản lý TSCĐ không được chặt chẽ thì KTV sẽ phải tập trung hơn vào các nhiệm vụ liên quan đến TSCĐ. KTV cũng tiến hành xem xét Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ (của đơn vị được kiểm toán) với Bộ Tài Chính. Khi tìm hiểu thì KTV đưa ra bảng câu hỏi KSNB ( không do công ty đưa ra mà dựa vào kinh nghiệm của KTV), mục tiêu của câu hỏi KSNB là nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho nhóm kiểm toán trong việc thu thập sự hiểu biết về các KSNB đối với các khoản mục cụ thể và nó không yêu cầu phải được hoàn tất cho mỗi cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi này giúp nhóm kiểm toán đánh giá phạm vi sự tin tưởng mà có thể dựa vào các KSNB như là một phần của đánh giá sơ bộ về rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong KSNB cho khách hàng. Khi dựa vào KSNB, cần phải kiểm tra cụ thể trước khi đánh giá rủi ro kiểm soát. Các thủ tục: Trả lời các câu hỏi Có hoặc Không với những giải thích thích hợp. Tham chiếu đến các giấy tờ làm việc thực hiện kiểm tra walk-through. Copy một bản để mang sang sử dụng cho các cuộc kiểm toán trong tương lai. Diễn giải Có Không 1. Đối với sổ cái 1.1 Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không ? 1.2 Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt đúng không ? 1.3 Tài khoản chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử dụng không ? 1.4 Khi tài khoản chênh lệch chờ xử lý được sử dụng, nó có được làm rõ, xử lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không ? 1.5 Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch toán trong mỗi tài khoản sổ cái không ? 2. Môi trường công nghệ thông tin 2.1 Có các thủ tục đúng đắn trong việc chấp nhận cho lắp đặt phần cứng và phần mềm bao gồm việc chỉ định Ban quản lý dự án để giám sát các dự án về công nghệ thông tin ,hoạt động thử và đánh giá các kẽ hở ,kiểm tra và chấp nhận người sử dụng và các vấn đề này có được lưu hồ sơ không ? 2.2 Tất cả các thay đổi chương trình được lưu hồ sơ và kí chấp thuận không ? 2.3 Các nhân viên trong nhóm IT của đơn vị có được huấn luyện và có kiến thức phù hợp về các vấn đề chính (các vấn đề có thể tồn tại nếu kiến thức tập trung vào một người ) không ? Trong môi trường vi tính hóa, nó rất quan trọng để tìm hiểu: Làm thế nào sổ chi tiết được duy trì và sự kết nối với sổ cái. Làm thế nào các tham số được thiết lập ở file chủ / dữ liệu như là giá bán, cơ cấu chiết khấu, giá thành, lương… và các sửa đổi được phê duyệt như thế nào? Các tài liệu gốc được ghi vào sổ chi tiết và sổ cái như thế nào? Thủ tục đối chiếu với tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết. 2.5 Kiểm soát về việc tiếp cận trực tiếp và từ xa có đầy đủ không ? 2.6 Có kiểm soát về việc tiếp cận dữ liệu, cập nhật dữ liệu vào sổ cái và in ấn dữ liệu không? 2.7 Các số liệu có được kiểm tra trước khi cập nhật vào sổ cái không ? 2.8 Các bút toán có thể bị xóa mà không có bút toán được phê duyệt không? 2.9 Các bản copy dự phòng có được thực hiện thường xuyên và lưu giữ trong tủ có khóa tại nơi an toàn không? 2.10 Các bản copy dự phòng có được sử dụng lại ngay khi có thảm họa / tình huống khẩn cấp không ? 2.11 Có các kế hoạch dự phòng trong trường hợp phần cứng / phần mềm bị hư hỏng không ? 2.12 Chương trình cài virus có được cài đặt và cập nhật thường xuyên không ? 2.13 Có quy định hoặc nghiêm cấm việc sử dụng máy tính cho mục đích cá nhân không? 3. TSCĐ hữu hình 3.1 Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không ? 3.2 Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên không ? 3.3 Các tài sản lỗi thời có được xóa sổ sau khi có sự phê duyệt và sổ chi tiết có được cập nhật không ? Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa: Các tài sản trong sổ chi tiết và kiểm kê thực tế không? Số tổng cộng giữa sổ chi tiết và sổ cái không ? 3.5 Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết ngay khi nhận được và được gắn thẻ để dễ nhận biết không ? 3.6 Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỉ lệ khấu hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính không ? 3.7 Thu nhập từ việc cho thuê TSCĐ có được trích trước theo các điều khoản của hợp đồng không ? 3.8 Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu từ việc bán TSCĐ là phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và được ghi chép vào sổ sách kế toán không ? 3.9 TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sản xuất không ? 3.10 TSCĐ có được mua bảo hiểm không ? 3.11 Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có được cất giữ an toàn không ? Sau đó liệt kê điểm yếu và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện KSNB của khách hàng. 2.2.1.3/ Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán Phương pháp xác lập mức trọng yếu: Phương pháp chung: Chỉ tiêu Mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế 5% -10% Doanh thu 0.5% - 1% Tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, tổng tài sản 2% - 4% Tổng tài sản khi tính đến việc thanh lý, phá sản doanh nghiệp 0.25% - 0.5% Đối với việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục thì công ty thường sử dụng mức 50% hoặc 75% đối với từng khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Công ty cũng đã xây dựng mối quan hệ giữa các loại rủi ro bằng ma trận dưới đây nhằm xác định rủi ro phát hiện chấp nhận được: Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng Cao Tối thiểu Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Tối đa KTV phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát từ đó xác định mức rủi ro phát hiện đối với các khoản mục nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được. Vì mức độ rủi ro phát hiện có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản của KTV. Dựa vào việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và việc xác lập mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ thì KTV sẽ đánh giá về rủi ro kiểm toán. KTV sẽ dựa vào kinh nghiệm xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra kết luận chung về tính rủi ro của khoản mục TSCĐ nói riêng và của tất cả các khoản mục trên BCTC nói chung. Nếu KTV đánh giá rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hiệu quả trong thực tế thì KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp hơn mức tối đa. Còn ngược lại, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa thì KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp mà không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Sau khi đã thực hiện những đánh giá rủi ro trên thì Công ty sẽ sắp xếp thời gian và nhân sự để tham gia kiểm toán, công ty thường chọn ngày kết thúc niên độ kế toán của khách hàng hoặc một thời điểm được sắp xếp và trao đổi giữa công ty và khách hàng, và số lượng KTV thì phụ thuộc vào tính phức tạp, mức rủi ro được đánh giá để phân công thực hiện. Đối với khoản mục TSCĐ thì chương trình kiểm toán cho khoản mục này được thực hiện theo chương trình mà Công ty đã thiết kế. Thông thường đối với khoản mục TSCĐ thì KTV thường kiểm tra 100%. 2.2.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Á Châu đã xây dựng các thủ tục nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể: - Hiện hữu: TSCĐ có hiện hữu trong thực tế tại ngày lập báo cáo. - Quyền sở hữu: toàn bộ TSCĐ tại đơn vị thuộc sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài. - Đầy đủ: Các nghiệp vụ và mọi TSCĐ của đơn vị đều được ghi nhận. - Ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. - Đánh giá: Các TSCĐ được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Trình bày và công bố: Sự trình bày và khai báo TSCĐ gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao. Lập biểu tổng hợp 1. Lập biểu tổng hợp TSCĐ và chi phí XDCB dở dang. BHo 2. Lập biểu tổng hợp trình bày sự biến động trong suốt kỳ kiểm toán đối với mỗi loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, và chi phí XDCB dở dang. Lưu ý : TSCĐ và chi phí XDCB dở dang điều chuyển nội bộ cần ghi rõ trên biểu tổng hợp để bù trừ khi tổng hợp BCTC cho toàn bộ Công ty. BH1 BH2 BH3 BH4 3. Đối chiếu số dư đầu năm trên các Biểu tổng hợp, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). 4. Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên các Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. Các khách hàng của công ty thường có quy mô không lớn, bên cạnh đó các khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ thường ít biến động lớn hoặc nếu có thường nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp. Vì vậy việc thực hiện kiểm toán đối với TSCĐ thường tuân thủ chặt chẽ theo chương trình kiểm toán đã lập. 2.2.2.1/ Thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiểm soát của công ty chủ yếu dựa vào đánh giá mang tính chất cảm tính của KTV về hệ thống KSNB của khách hàng. Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đôi khi được KTV thực hiện trong các thử nghiệm chi tiết. Nhưng thường thì KTV bỏ qua mà thay vào đó KTV thường đi sâu vào các thử nghiệm chi tiết để thu thập bằng chứng. Các lý do mà KTV thường bỏ qua thử nghiệm kiểm soát : - Do TSCĐ là khoản mục chiếm một tỉ trọng lớn và thường phát sinh ít nên để tiết kiệm thời gian và chi phí nên công ty không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát mà đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản. - Phần lớn các khách hàng của công ty là các công ty vừa và nhỏ nên hệ thống KSNB của công ty khách hàng thường yếu kém hoặc không có trong thực tế. Vì vậy việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ở các công ty này thường khó khăn và thường không đạt hiệu quả cao bằng việc đi sâu vào thực hiện các thử nghiệm chi tiết. Hơn nữa, giá trị của hợp đồng ký kết thường không lớn. Do đó việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ không hiệu quả và tối ưu bằng việc đi thẳng vào các thử nghiệm chi tiết. - Mặc dù không có kế hoạch thực hiện kiểm soát nội bộ nhưng khi tiếp xúc với khách hàng KTV sẽ hỏi trực tiếp các nhân viên của khách hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của họ, đến trách nhiệm của họ. 2.2.2.2/ Thử nghiệm cơ bản Để đạt được các mục tiêu trong phần hành kiểm toán TSCĐ là hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố thì KTV của công ty cần thực hiện các thủ tục phân tích và các thử nghiệm chi tiết theo chương trình đã được thống nhất toàn công ty. 2.2.2.2.1/ Thủ tục phân tích Việc sử dụng thủ tục phân tích sẽ có thể đáp ứng được nhiều mục tiêu cùng lúc. Các thủ tục phân tích sẽ giúp cho KTV rút ngắn được thời gian kiểm toán, đồng thời cũng tìm ra những chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn khi có những biến động ngoài dự kiến. Tuy nhiên thủ tục phân tích chỉ phát huy hiệu quả khi hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá là hiệu quả. Việc áp dụng các thủ tục phân tích cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm của KTV. Trong giai đoạn này, các thủ tục phân tích được áp dụng sẽ giúp các KTV xác định mức độ hợp lý của các thông tin do DN cung cấp, đồng thời các thủ tục phân tích giúp KTV có cái nhìn tổng thể trong mối liên hệ với các phần hành khác. Số liệu thu thập ở bảng tổng hợp sẽ giúp KTV đánh giá tình hình biến động TSCĐ trong năm về mặt giá trị, sự biến động của đầu năm so với cuối năm có phù hợp với kế hoạch của đơn vị kiểm toán hay không. Bên cạnh đó KTV tiến hành phân tích các tỉ suất liên quan đến TSCĐ để đánh giá mức độ phù hợp trong việc phản ánh nguyên giá, giá trị khấu hao TSCĐ, KTV tiến hành so sánh với tình hình của năm trước để thấy những biến động bất hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Các thủ tục phân tích mà công ty thiết lập: - Xem xét sự hợp lý và nhất quán với năm trước của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, chi phí XDCB dở dang, sữa chữa lớn TSCĐ. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. - Xem xét tính hợp lý của TSCĐ và chi phí XDCB dở dang trên tổng tài sản. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. - So sánh chi phí khấu hao TSCĐ năm nay / kỳ này với năm / kỳ trước, với kế hoạch, giữa các tháng ( quý ) trong năm / kỳ. Tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường. - Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. 2.2.2.2.2/ Thủ tục kiểm tra chi tiết Dựa vào việc đánh giá rủi ro kiểm toán mà KTV dựa trên sự phán đoán của mình để quyết định việc sử dụng nhiều hay ít các thử nghiệm chi tiết. Sau đây là những thử nghiệm chi tiết trong chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty đặt ra: a/ Thử nghiệm chi tiết 1: Kiểm tra , đối chiếu - Đối chiếu số liệu giữa Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, bảng cân đối kế toán. Nếu có chênh lệch làm rõ nguyên nhân. - Trong trường hợp năm trước chưa kiểm toán, thì đối chiếu số dư đầu năm với BCKT do của Công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán nămm trước của công ty kiểm toán khác hoặc xem chứng từ gốc để xác nhận số dư đầu năm. - Thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ hữu hình, thuê tài chính, vô hình, các công trình XDCB dở dang và đối chiếu với Biên bản kiểm kê TSCĐ có sự chứng kiến của KTV. - Trường hợp đơn vị không tiến hành kiểm kê hoặc KTV không tham gia chứng kiến kiểm kê, chọn một số TSCĐ, công trình XDCB dở dang quan trọng, có giá trị lớn thực hiện kiểm kê tại thời điểm kiểm toán để khẳng định tính hữu hiệu của các TSCĐ, công trình hạng mục công trình đang xây dựng. b/ Thử nghiệm chi tiết 2: TSCĐ tăng Kiểm tra chứng từ gốc - Đối với TSCĐ mua sắm mới: + Quyết định đầu tư + Dự toán, phê duyệt dự toán. + Hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý hợp đồng. + Hóa đơn, Biên bản giao nhận. - Đối với chi phí sữa chữa lớn TSCĐ: + Kế hoạch sữa chữa. + Dự toán, phê duyệt dự toán. + Hợp đồng kinh tế, Biên bản thanh lý hợp đồng, quyết toán… Xem xét xem có công trình hay hạng mục công trình nào đã phát sinh đã lâu mà chưa hoàn thành hoặc trong năm/ kỳ chưa phát sinh chi phí hay không. Tìm hiểu nguyên nhân và xem xét các điều chỉnh phù hợp. Kiểm tra chứng từ gốc các TSCĐ tăng trong năm/ kỳ - Đối với TSCĐ hình thành từ XDCB: đối chiếu với số liệu kết chuyển từ tài khoản chi phí XDCB dở dang. - Đối với TSCĐ thuê tài chính còn phải chú ý kiểm tra: + Việc ghi nhận là TSCĐ thuê tài chính phù hợp với hướng dẫn của VAS 06. + Tính chính xác của những tính toán, bao gồm gốc/ lãi thuê và tính toán hiện giá thuần của tài sản. Xem xét các chi phí được vốn hóa trong năm / kỳ có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng không. Bảo đảm các chi phí sau đây không bao gồm trong nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình tự làm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng. Chi phí nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động và các khoản chi phí khác sử dụng vượt mức bình thường. Chi phí đào tạo nhân viên để vận hành. Lãi nội bộ. Kiểm tra việc hạch toán nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình được mua dưới hình thức trao đổi xem có phù hợp với VAS 03 VAS 04 không. Kiểm tra để đảm bảo thuế giá trị gia tăng thu lại từ cơ quan thuế không được cộng vào nguyên giá TSCĐ, chi phí XDCB dở dang. Kiểm tra các chi phí nâng cấp TSCĐ trong năm / kỳ để đảm bảo không có chi phí sữa chữa, bảo trì được vốn hóa. Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả trước để đảm bảo không có tài sản nào đủ điều kiện là TSCĐ, chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng hoặc chi phí nâng cấp TSCĐ được hạch toán vào chi phí. c/ Thử nghiệm chi tiết 3: Vốn hóa chi phí lãi vay Xem xét xem chi phí lãi vay được vốn hóa trong năm/ trên kỳ có phù hợp với VAS 16 không. Kiểm tra các khoản chi phí lãi vay được vốn hóa trong năm/ kỳ. d/ Thử nghiệm chi tiết 4: Chi phí nghiên cứu, phát triển Kiểm tra xem có chi phí trong giai đoạn nghiên cứu được vốn hóa trong năm/ kỳ không. Kiểm tra xem chi phí phát triển được vốn hóa có phù hợp với các điều kiện của VAS 04 không. e/ Thử nghiệm chi tiết 5: Chi phí XDCB dở dang giảm Kiểm tra hồ sơ liên quan đến việc kết chuyển gồm Quyết toán, quyết định phê duyệt quyết toán của các cấp có thẩm quyền. Các thủ tục kết chuyển như biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.. Nguyên giá TSCĐ, chi phí kết chuyển phù hợp với số liệu quyết toán. Kiểm tra hạch toán giảm chi phí XDCB dở dang trong năm/ kỳ. f/ Thử nghiệm chi tiết 6: TSCĐ giảm Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ giảm trong năm / kỳ ( quyết định thanh lý, quyết định điều chuyển nội bộ, hóa đơn…) Kiểm tra hạch toán giảm TSCĐ do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán trong năm/ kỳ. Kiểm tra tính toán lãi / lỗ TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong năm/ kỳ. g/ Thử nghiệm chi tiết 7: Khấu hao TSCĐ Kiểm tra xem thời gian / tỉ lệ khấu hao của TSCĐ có hợp lý không. Cần chú ý xem xét: Khung thời gian khấu hao quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Các khoản lỗ hoặc lãi thanh lý TSCĐ trong các năm trước. Thời hạn thuê ( đối với TSCĐ thuê tài chính). Sự nhất quán với năm trước Đánh giá xem có bất kỳ sự kiện và hoàn cảnh nào có thể dẫn đến sự thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Kiểm tra chọn mẫu việc tính khấu hao các TSCĐ trong năm/ kỳ. Xem xét để đảm bảo TSCĐ đã được khấu hao hết không được tính vào khấu hao. Xem xét để bảo đảm tất cả các TSCĐ ( trừ TSCĐ đã được khấu hao hết ) đều được tính vào khấu hao. Tổng hợp khấu hao của các TSCĐ không sử dụng hoặc sử dụng cho mục đích khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh để loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. h/ Thử nghiệm chi tiết 8: Cam kết và cầm cố thế chấp Trao đổi với những người có trách nhiệm liên quan tới tài sản để tìm hiểu xem đơn vị có cầm cố thế chấp TSCĐ và có cam kết liên quan đến việc mua sắm TSCĐ hay không. Kiểm tra các hợp đồng thõa thuận, hóa đơn, đơn đặt hàng… liên quan tới các khoản cam kết vốn và thế chấp TSCĐ. Đảm bảo việc thế chấp và các cam kết đã được công bố phù hợp trên bảng thuyết minh BCTC. Xem xét thu nhập giải trình của Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến TSCĐ và các chi phí XDCB dở dang. k/ Thử nghiệm chi tiết 9: Xem xét kỹ lưỡng Đọc lướt qua sổ chi tiết TSCĐ hữu hình, thuê tài chính, vô hình, chi phí XDCB dở dang và chi phí sữa chữa lớn TSCĐ để phát hiện các khoản mục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. l/ Thử nghiệm chi tiết 10: Trình bày và công bố Xem xét việc trình bày và công bố TSCĐ hữu hình, thuê tài chính, vô hình, chi phí XDCB dở dang và chi phí sữa chữa lớn TSCĐ trên BCTC có phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng ở trên không. 2.2.3/ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Trước khi kết thúc công việc kiểm toán thì KTV sẽ bàn giao sổ sách chứng từ, tài liệu mà khách hàng đã cung cấp, sẽ trao đổi với nhau những vấn đề còn vướng mắc Sau khi hoàn tất chương trình kiểm toán, trưởng sẽ soát xét lại những công việc do các KTV thực hiện thông qua giấy tờ làm việc, sau đó trưởng nhóm sẽ tổng hợp lại những bút toán điều chỉnh và thảo luận với khách hàng và trao đổi các bút toán điều chỉnh. KTV cũng xem xét lại một lần nữa các cơ sở dẫn liệu đã được bảo đảm chưa, sự cần thiết phải thêm thủ tục khác hay không. KTV cũng xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC bởi vì trong khoảng thời gian từ khi lập BCTC đến khi phát hành BCKT có rất nhiều sự kiện mới phát sinh. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, để phát hiện những sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kiểm toán thì KTV thường thực hiện các thủ tục phỏng vấn Ban giám đốc kết hợp với kinh nghiệm của KTV. Cuối cùng là kết luận về kiểm toán khoản mục TSCĐ. Toàn bộ hồ sơ kiểm toán phải được duyệt trình lên Giám đốc và khi xem xét bản thảo BCKT thì Giám đốc sẽ đánh giá về bản thảo, và sau đó nếu như không có vấn đề gì phát sinh thì Giám đốc sẽ thông qua. Nếu như có vấn đề gì phát sinh thì KTV phải giải trình được những sai phạm đã phát hiện và đưa ra các bằng chứng cho các sai phạm đó là đúng đắn đồng thời phải khẳng định rằng việc lập BCKT cho BCKT của đơn vị hoàn toàn là trung thực và hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu. Hồ sơ kiểm toán đóng vai trò quan trọng, là kết quả của toàn bộ quá trình kiểm toán. Nó lưu lại các bước công việc đã thực hiện, những bằng chứng đã thu thập được. Hồ sơ kiểm toán cũng là cơ sở pháp lý cho việc kết luận của KTV. Chính vì thế việc tổ chức hồ sơ kiểm toán một cách rõ ràng, dễ truy xuất thông tin là một trong những điều được quan tâm. Điều đó cũng bởi lẽ việc trình bày rõ ràng sẽ giúp cho giám đốc theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc thực hiện. Tại công ty Á Châu, khi hoàn tất các thử nghiệm chi tiết trên giấy làm việc và thu thập tất cả chứng từ thì KTV sẽ hoàn thành file để làm căn cứ và cơ sở pháp lý của kết luận cuối cùng của KTVchính trên BCTC. Công việc lưu file hồ sơ tại công ty không có khuôn mẫu chuẩn bắt buộc, tùy thuộc vào cách trình bày của KTV và tình hình kiểm toán thực tế tại đơn vị khách hàng thì sẽ có cách lưu cho hợp lý nhất. Nhưng cũng có những nguyên tắc mà KTV tại công ty cũng phải tuân theo, chẳng hạn như những giấy tờ có nội dung bổ trợ cho giấy tờ khác thường được đặt phía sau, các con số được tham chiếu phải làm dấu cho thật rõ ràng. Sau đây là những giấy tờ làm việc trong khoản mục TSCĐ: - BH0: Biểu tổng hợp nêu ra số dư đầu kỳ; số cuối kỳ của: đơn vị, điều chỉnh, và số kiểm toán. - WP Ref : NOA (note of account) thì đây là bảng tổng hợp lỗi . - WP Ref: ADJE thì đây là bảng ghi nhận các bút toán điều chỉnh của KTV. - BH1, BH2, BH3, BH4: Giấy tờ làm việc của TSCĐ hữu hình, thuê tài chính, vô hình, chi phí XDCB dở dang trong phần hành TSCĐ. Ngoài những giấy tờ như trên thì còn có giấy làm việc khác nhằm thực hiện các mục tiêu của kiểm toán đề ra. Trên giấy làm việc phải ghi đầy đủ các yêu cầu sau: tên khách hàng, nội dung, niên độ, tên của KTV thực hiện, tên của KTV kiểm tra lại, ngày thực hiện, các dấu tick- mark được giải thích rõ ràng, các tham chiếu được đánh đúng và bằng bút đỏ, kiểm tra cộng dọc, cộng ngang, còn các giấy tờ của khách hàng cũng được ghi mã số lên góc phải để tham chiếu nếu thấy cần thiết. Ở công ty Á Châu thì ngoài BH0, BAc, BH1, BH2, BH3, BH4 thì các giấy tờ khác không có mẫu cụ thể. Việc thể hiện giấy làm việc được thực hiện trên excel sao cho phù hợp nhất và sau đó in ra, đánh tham chiếu và hoàn tất. 2.2.4/ Ví dụ minh họa quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty ABC 2.2.4.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán a/ Tiếp cận khách hàng và tìm hiểu khách hàng Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thông qua thư mời kiểm toán do Công ty ABC trực tiếp gởi cho Công ty Á Châu. Qua thư mời kiểm toán, Ban giám đốc Á Châu tiến hành trao đổi với Ban giám đốc ABC về những vấn đề liên quan đến đơn vị được kiểm toán và những thông tin liên quan đến ngành nghề liên quan, lĩnh vực hoạt động, công tác tổ chức quản lý… Thông tin về khách hàng: - Công ty ABC là công ty TNHH một thành viên. - Trụ sở chính đặt tại 20 đường số 4, khu công nghiệp Việt Nam – Singapo Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. - Đây là công ty thành lập tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. - Là doanh nghiệp sản xuất các nắp kim loại và nắp nhựa. - Được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 226/ GP – KCN – VS ngày 7/6/2004 do ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapo cấp và có giá trị trong 42 năm. - Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 50.000.000.000 tương đương 2.932.700 đola Mỹ. Sau khi đã tìm hiểu sơ bộ, KTV sẽ tiến hành lập thư báo phí gửi cho công ty cổ phần ABC, nếu công ty ABC đồng ý với mức phí trên thì hai bên cùng đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng kiểm toán. b/ Tìm hiểu hệ thống KSNB: Trong giai đoạn này việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng sẽ giúp KTV ước lượng được mức độ rủi ro kiểm toán. Do công ty ABC chưa thiết lập được hệ thống KSNB vì theo đánh giá của Ban giám đốc là với quy mô hiện nay là chưa cần thiết. Do đó, hàng tháng Ban giám đốc Công ty ABC đều tổ chức cuộc họp để nắm bắt tình hình thực tế và đề ra các biện pháp giải quyết vướng mắc và giải pháp thực hiện. Vì vậy, KTV đánh giá Công ty ABC thông qua một số buổi gặp trực tiếp với Ban giám đốc công ty ABC. Thông qua những buổi gặp thì KTV cũng đánh giá được phần nào thái độ, nhận thức và phong cách làm việc của Ban giám đốc. Đồng thời KTV thu thập những thông tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành, các quy trình, chính sách, xem xét chứng từ sổ sách và sự luân chuyển của những chứng từ. Cơ cấu tổ chức: - Hội đồng quản trị của ABC gồm chủ tịch và 3 thành viên, chủ tịch đồng thời cũng là Tổng giám đốc, một trong ba thành viên trong hội đồng quản trị đồng thời cũng là phó tổng giám đốc . KTV thông qua tiếp xúc với Ban giám đốc Công ty ABC, KTV không thu thập bằng chứng gì liên quan đến việc nghi ngờ tính chính trực của BGĐ cũng như của HĐQT. Các chính sách kế toán tại công ty: - Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 mỗi năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Việt Nam đồng. - Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chung. - Chế độ kế toán áp dụng : chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân. - Ghi nhận và tính khấu hao TSCĐ: + Tính nguyên giá TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc. + Khấu hao : được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian ước tính của tài sản. KTV cũng tiến hành xem xét Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ của Công ty ABC với Bộ Tài Chính, Bảng đăng ký đó như sau: Tài sản cố định Số năm Nâng cấp TSCĐ đi thuê 3 – 5 năm Thiết bị văn phòng và sản xuất 5 năm Máy móc 6 – 10 năm Phương tiện vận tải 7 năm TSCĐ khác 5 năm Còn đối với TSCĐ vô hình: phần mềm_ giá trị của phần mềm máy vi tính được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu không đi kèm với phần cứng. Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp tuyến tính trong thời gian từ 3 – 5 năm. Sau đó KTV đưa ra bảng câu hỏi về KSNB : Diễn giải Có Không 3.1 Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không ? x 3.2 Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên không ? x 3.3 Các tài sản lỗi thời có được xóa sổ sau khi có sự phê duyệt và sổ chi tiết có được cập nhật không ? x Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa: Các tài sản trong sổ chi tiết và kiểm kê thực tế không? Số tổng cộng giữa sổ chi tiết và sổ cái không ? x 3.5 Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết ngay khi nhận được và được gắn thẻ để dễ nhận biết không ? x 3.6 Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỉ lệ khấu hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính không ? x 3.7 TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sản xuất không ? x 3.8 Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có được cất giữ an toàn không ? x c/ Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán : Căn cứ vào những gì mà KTV thu thập được về việc tìm hiểu KSNB của khách hàng ở trên thì KTV tiến hành đưa ra kết luận sơ bộ về rủi ro kiểm soát dựa vào kinh nghiệm của KTV. Công ty ABC được KTV đánh giá rủi ro ở mức trung bình đối với khoản mục TSCĐ. Xác lập mức trọng yếu Để có những ước tính ban đầu về mức trọng yếu của khoản mục này thì KTV đã tiến hành như sau: - Tiến hành ước lượng ban đầu về mức trọng yếu của toàn bộ BCTC, thì KTV chọn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế để xác lập mức trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ của Công ty ABC. - Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty ABC là 7.596.010.000. - Mức trọng yếu của tổng thể = 5%* 7.596.010.000 = 379.800.500 - Mức sai phạm tối đa trong tổng thể = 50%* 379.800.500 = 189.900.250 - Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ = 50% * 189.900.250 = 94.950.125 Sau khi đã tiến hành xác định mức trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ thì KTV sẽ tiến hành kiểm tra 100% các chứng từ sổ sách. Sau khi tìm hiểu về khách hàng, tìm hiểu về hệ thống KSNB, và đánh giá rủi ro kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành thực hiện chương trình kiểm toán cho phù hợp với những công việc mà KTV đã thực hiện ở trên, đồng thời cũng phân công số lượng KTV tham gia cuộc KTV này ( 2 KTV). 2.2.4.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trước ngày kiểm toán thì KTV trao đổi với các nhân viên của khách hàng để tìm hiểu một số thông tin quan trọng. Đồng thời KTV yêu cầu nhân viên cung cấp các tài liệu liên quan đến các khoản mục, riêng đối với khoản mục TSCĐ như sau: Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến TSCĐ. Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong năm. Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng giảm trong năm, số cuối năm của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ. Bảng khấu hao TSCĐ trong năm Các chứng từ, hợp đồng liên quan đến TSCĐ. 2.2.4.2.1/ Thử nghiệm kiểm soát KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà KTV đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản, việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sẽ được kết hợp thực hiện trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản chứ không được thực hiện riêng biệt. Bởi vì Công ty ABC không có hệ thống KSNB, vì vậy việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát sẽ không hiệu quả bằng việc đi trực tiếp vào thực hiện thử nghiệm cơ bản. Đồng thời, KTV cũng nhận thấy rằng TSCĐ của công ty phát sinh ít do đây là công ty sản xuất nên để tiết kiệm thời gian mà KTV sẽ đi vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản. 2.2.4.2.2/ Thử nghiệm cơ bản Sau khi được cung cấp các sổ sách và các thông tin cần thiết thì KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản dựa trên chương trình kiểm toán TSCĐ mà công ty đã thiết lập. Trình tự sắp xếp Working paper đối với khoản mục TSCĐ - Chương trình kiểm toán TSCĐ BH - Bảng ghi nhận các vấn đề phát sinh NOA - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh ADJE - Biểu tổng hợp TSCĐ BHo - Biểu tổng hợp TSCĐ hữu hình, vô hình, khấu hao… BH1, BH2, BH14… Nguyên tắc đánh tham chiếu: - Khi đánh tham chiếu trước số liệu thì tham khảo giấy tờ làm việc phía trước. - Khi đánh tham chiếu sau số liệu thì tham khảo giấy tờ làm việc phía sau. KTV phải đảm bảo ghi chép đấy đủ các nội dung quy định trên giấy tờ làm việc. Thủ tục phân tích Các thủ tục phân tích được áp dụng sẽ giúp KTV xác định mức độ hợp lý của các thông tin do DN cung cấp, đồng thời các thủ tục phân tích giúp cho KTV có cái nhìn tổng thể trong mối liên hệ với các phần hành khác. Các thủ tục phân tích mà KTV áp dụng đối với Công ty ABC là: - Xem xét sự hợp lý và nhất quán với năm trước của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình à mục đích là nhằm tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường, được thực hiện ở biểu BHo. - So sánh chi phí khấu hao TSCĐ năm nay/ kỳ này với năm trước / kỳ trước, với kế hoạch, giữa các tháng trong năm/ kỳ à mục đích là tìm hiểu và thu thập giải trình cho các biến động bất thường, được thực hiện ở BH12. Thử nghiệm chi tiết Các thử nghiệm chi tiết sẽ được KTV thực hiện và trình bày trên các Working paper. Thử nghiệm chi tiết đầu tiên mà KTV thực hiện đối với khoản mục TSCĐ của Công ty ABC là kiểm tra đối chiếu: - Số liệu giữa Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái ,Bảng cân đối kế toán. - Do Công ty ABC là công ty kiểm toán năm đầu tiên nên KTV đối chiếu số dư đầu năm với BCKT do công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ năm trước của công ty khác kiểm toán. Trong đó, việc đối chiếu tổng số dư sẽ được trình bày trên BHo, còn việc đối chiếu số dư của từng loại TSCĐ thì được trình bày trên BH1 (TSCĐ hữu hình), BH3 (TSCĐ vô hình), BH14 ( giá trị hao mòn lũy kế). Để kiểm tra sự tồn tại và hiện hữu của TSCĐ trong DN thì KTV có thể tham gia kiểm kê tại đơn vị tại thời điểm khóa sổ kế toán, đảm bảo rằng việc kiểm kê được thực hiện phù hợp với các thủ tục và trao đổi với các nhân viên về việc nếu có chênh lệch. Đây là bằng chứng có tính thuyết phục cao và được KTV sử dụng. Việc kiểm tra này là cần thiết. KTV tham gia kiểm kê TSCĐ của Công ty ABC kết hợp với việc thu thập bảng kê chi tiết TSCĐ hữu hình, vô hình Kiểm tra chứng từ gốc của các TSCĐ tăng trong năm/ kỳ được trình bày trên BH8. Kiểm tra chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ giảm trong năm/ kỳ, kiểm tra hạch toán giảm TSCĐ, kiểm tra việc tính toán lãi lỗ TSCĐ thanh lý, nhượng bán trong năm/ kỳ được trình bày trên BH7. Kiểm tra xem thời gian / tỉ lệ khấu hao TSCĐ có hợp lý không , KTV xem xét: - Khung thời gian khấu hao quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Các khoản lỗ hoặc lãi thanh lý TSCĐ trong các năm trước. - Sự nhất quán với các năm trước. Việc kiểm tra này được thực hiện trên BH14. Kiểm tra chọn mẫu việc tính toán khấu hao các TSCĐ trong năm / kỳ, xem xét để đảm bảo TSCĐ đã khấu hao hết thì không được tính khấu hao, xem xét để đảm bảo tất cả các TSCĐ ( trừ TSCĐ đã được khấu hao hết) đều được tính khấu hao. Xem xét kỹ lưỡng thì KTV đọc lướt qua sổ chi tiết TSCĐ hữu hình, vô hình để phát hiện ra các khoản mục bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. Qua việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết, trong đó có sự kiểm kê tài sản thì KTV đã phát hiện hai TSCĐ bị mất nhưng chưa được kế toán khách hàng ghi nhận. Đồng thời khi kiểm tra chứng từ liên quan đến việc tăng TSCĐ thì KTV còn tìm ra được hai TSCĐ không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. KTV phát hiện được những sai sót với tổng giá trị là 56.408.305 trong khi việc xác lập mức trọng yếu đối với khoản mục này là 94.950.125. Mặc dù sai sót này không trọng yếu nhưng khi phát hiện ra sai sót thì KTV đã yêu cầu khách hàng điều chỉnh. - Điều chỉnh giảm giá trị tài sản bị mất do nhân viên N214 4,509,065 N1388 20,085,805 C211 24,594,870 - Điều chỉnh giảm giá trị tài sản bị mất tính vào chi phí của doanh nghiệp N214 6,676,902 N811 10,015,358 C211 16,692,260 Chuyển tài sản cố định hữu hìnhkhông đủ tiêu chuẩn ghi nhận sang chi phí dài hạn N214 2,520,224 N242 12,600,951 C211 15,121,175 Những yêu cầu điều chỉnh của KTV đã được khách hàng thực hiện và điều chỉnh. Sau đó KTV kết hợp với những khoản mục khác và đưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Sau đây là là một số giấy tờ làm việc của KTV: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU WP ref: NOA ASIA AUDITING CO.,LTD. NOTE OF ACCOUNTS Client: ABC CO., LTD Prepared by: MNO Date: Period ended Previewed by: Date: Subject: TSCĐ và chi phí XDCB dở dang/ Fixed assets and construction in progress Trong kỳ doanh nghiệp đã trích khấu hao tscd phù hợp với chính sách kế toán, và trích đúng vào sổ cái A/ Tài khoản 2111 Trong kỳ không phát sinh thêm. B/ Tài khoản 2112 Trong kỳ phát sinh tăng 13 tài sản đưa vào sử dụng Cần xác định chính xác thời điểm mà tài sản này được chấp nhận là tài sản cố định ( đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) để xác định thời điểm khấu hao cho hợp lý. Trong kỳ có 2 tài sản bị mất cắp và 1 tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tscd. C/ Tài khoản 2113 Trong kỳ không phát sinh thêm. D/ Tài khoản 2114 Trong kỳ phát sinh tăng 1 tscd nhưng tscd này không đủ điều kiện ghi nhận. Cần xác định chính xác thời điểm mà tài sản này được chấp nhận là tài sản cố định ( đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) để xác định thời điểm khấu hao cho hợp lý. E/ Tài khoản 2118 Trong kỳ phát sinh tăng 2 tài sản Cần xác định chính xác thời điểm mà tài sản này được chấp nhận là tài sản cố định ( đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) để xác định thời điểm khấu hao cho hợp lý. Bảng 2.1: Trích giấy tờ làm việc của KTV (NOA) CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU WP ref: ADJE ASIA AUDITING CO.,LTD. ADJUSTMENT ENTRY Client: ABC CO., LTD Prepared by: MNO Date: Period ended Previewed by: Date: Subject: TSCĐ và chi phí XDCB dở dang/ Fixed assets and construction in progress STT Nội dung Nợ/ Debit Có/ Credit Số tiền Ảnh hưởng lãi lỗ Ghi chú 1 Điều chỉnh giảm giá trị tài sản bị mất do nhân viên N214 4,509,065 Compaq Computer N1388 20,085,805 C211 24,594,870 2 Điều chỉnh giảm giá trị tài sản bị mất tính vào chi phí của doanh nghiệp N214 6,676,902 Plastic closure printting line N811 10,015,358 C211 16,692,260 3 Chuyển tài sản cố định hữu hìnhkhông đủ tiêu chuẩn ghi nhận sang chi phí dài hạn N214 1,008,032 HP Computer N242 6,552,198 C211 7,560,230 4 Chuyển tài sản cố định hữu hình không đủ tiêu chuẩn ghi nhận sang chi phí dài hạn N214 1,512,192 Computer Pentium 4 N242 6,048,753 C211 7,560,945 Bảng 2.2: Trích giấy tờ làm việc của KTV (ADJE)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6.1- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCD Trang 1-44.doc
  • doc1- TRANG BÌA.doc
  • doc2- NHẬN XÉT.doc
  • doc3- CÁC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • doc4- DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG.doc
  • doc5- MỤC LỤC.doc
  • doc6.2- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCD Trang 45-48.doc
  • doc6.3- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCD Trang 49-50.doc
  • doc6.4- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCD Trang 51-54.doc
  • doc6.5- QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCD Trang 55-66.doc
  • doc7- PHỤ LỤC.doc
  • doc8- TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docĐCƯƠNG CHI TIẾT NỘP THẦY_in trang 5.doc