Quyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Trên cơ sở quy định về quyền bình đẳng nam nữ, Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định quyền bình đẳng vợ, chồng trong gia đình. Quyền bình đẳng đó thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm sáng tỏ một nôi dung đặc biệt quan trọng của quyền bình đẳng ấy “Phân tích quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất”.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………...3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………3 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG………………………………………….3 1. Tài sản chung hợp nhất hợp nhất của vợ chồng……………………….3 1.1. Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng………………….3 1.2. Nguồn gốc hình thành khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng…………………………………………………………….3 2. Khái quát quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất……………………………………………………...4 II. PHÂN TÍCH QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT……………………………...5 1. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung………………………………………..5 1.1. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất…………………………………..5 1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình………………..6 1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng…………………………………………………….8 2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất………………………………………………………………..9 2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân………………………………………………….9 2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân…………………………………………..10 2.2.1…………………………………………………………………….10 2.2.2…………………………………………………………………….11 C. KẾT LUẬN…………………………………………………………..12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..13 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Trên cơ sở quy định về quyền bình đẳng nam nữ, Luật hôn nhân và gia đình đã khẳng định quyền bình đẳng vợ, chồng trong gia đình. Quyền bình đẳng đó thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm sáng tỏ một nôi dung đặc biệt quan trọng của quyền bình đẳng ấy “Phân tích quyền bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Tài sản chung hợp nhất hợp nhất của vợ chồng. 1.1. Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Theo quy đinh tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Do đó, trên thực tế khó xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung thì mới xác định phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó. 1.2. Nguồn gốc hình thành khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, tài sản chung của vợ, chồng bao gồm những tài sản sau: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân. - Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân có thể là: tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định từ Điều 239 đến Điều 244 Bộ luật Dân sự năm 2005. - Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên. - Tài sản mà vợ, chồng được tặng, cho chung hoặc thừa kế chung. - Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung theo pháp luật quy định là tài sản chung. Đối với các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng phát sinh sau khi chia tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng, chúng chỉ được xác định là tài sản chung nếu được xác định có sự thỏa thuận của vợ chồng. Như vậy, tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng do vợ, chồng tạo ra bằng công sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho tới khi hôn nhân chấm dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đã được nói ở trên. Cơ sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu là tài sản chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng. 2. Khái quát quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định trong Luật hôn nhân gia đình Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng. Cơ sở pháp lý để xác định những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu là tài sản chung của vợ chồng chính là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng. Điều đó đã khẳng định quyền bình đẳng của vợ và chồng đối với khối tài sản chung. Sự bình đẳng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau: - Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, đinh đoạt đối với tài sản chung hợp nhất (Điều 28). - Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95). II. PHÂN TÍCH QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CHUNG HỢP NHẤT 1. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). Quyền bình đẳng thể hiện trong những nội dung cụ thể sau: 1.1. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1). Với tư cách là đồng chủ sở hữu, vợ chồng bình đẳng với nhau khi thực hiện quyền sở hữu với tài sản chung. Vấn đề bình đẳng trong quyền sở hữu đối với tài sản chung được thể hiện cụ thể ở ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật Dân sự. Trong gia đình, vợ và chồng đều có quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu chung, đều có quyền khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ tài sản cũng như quyền định đoạt số phận của tài sản đó. Vợ, chồng phải có sự bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung vợ chông, đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình, là quyền kiểm soát, làm chủ, chi phối tài sản đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung. Nhưng điều đó có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản (do người kia đi công tác xa hoặc do một trong hai người cất giữ) thì cả hai bên đều có quyền định đoạt, sử dụng đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó” . Tài sản chung của vợ, chồng được chi dùng để đảm bảo nhu cầu chung của gia đình, thực hiện những nghĩia vụ chung của vợ chồng. Vợ chồng có quyền sử dụng tài ản chung để tham gia các giao dich dân sự đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của gia đình (mua bán lương thực, thực phẩm, vật dụng tiêu dùng thiết yếu, tham gia các dịch vụ thể thao, du lịch, giải trí văn hóa, văn nghệ,..). Nội dung này thể hiện rất rõ quyền năng định đoạt tài sản chung- một quyền năng quan trọng của quyền sở hữu. 1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng (dù chỉ có một trong hai bên định đoạt. Ví dụ, vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh,.. thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng. Người chồng (hoặc vợ) không được “nại” rằng giao dịch đó không có giá trị vì chưa được sự đồng ý của mình. Khoản 3 Điều 28 quy định: “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này”. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 thì tài sản chung có giá trị lớn “được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng” (Khoản 3 Điều 4). Còn theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định này thì trường hợp vợ, chồng xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà không có sự đồng ý của một bên tức là gia dịch đó không có sự đồng ý của vợ và vhồng thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố gia dich đó vô hiệu theo Điều 139 Bộ luật dân sự 1995 nay là Điều 134 Bộ luật dân sự 2005 (giao dich dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức) và hậu quả pháp lý phát sinh được giải quyết theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.”. Sự thỏa thuân ở đây vừa thể hiện sự đồng bình đẳng trong quan hệ tài sản, vừa thể hiếnự đồng tâm nhất trí của vợ, chồng, sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ nhân thân. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng màn nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, việc quy định vợ, chồng phải bàn bac, thỏa thuận trước khi xấc lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dich dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng có giá trị lớn là điều cần thiết để bảm đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với vợ thì giao dich dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định được vai trò, vị trí ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. 1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”(Khoản 2 Điều 28). Đó là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiên hành vi vì lợi ích của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. trên cơ sở chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, quyền bình dẳng trong thực hiện nghĩa vụ chung được xã định: - Nếu căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng và nghĩa vụ liên dới trong việc làm phát sinhcác nghĩa vụ tài sản thù có những nghĩa vụ chung sau: Nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ chồng cùng tiến hành, bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích gia đình, nhưng được bên kia đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. - Nếu căn cứ vào phạm vi, nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều 27, nghĩa vụ phát sinh khi vợ chồng thực hiện hành vi tạo lập, quản lý, sử dụngvà định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vợ hoặc chồng tạo ra tài sản trong gia đình; nghĩa vụ phát sinh khi vợ hoặc chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân; nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của mình trong thời kì hôn nhân (trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong trường hợp quy định tại Điều 30). Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng với nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cử vào sự đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao đọng tao ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con,.. thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập (dựa theo điểm a Khoản 2 Điều 95). 2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu với tài sản chung và khối tài sản đó là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, việc phân chia tài sản chung không dựa trên nguồn gốc tài sản hình thành do đâu. Vậy vợ chồng cũng có quyền bình đẳng với nhau trong việc phân chia khối tài sản chung đó. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung thể hiện trong hai trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chia tài sản chung do chấm dứt hôn nhân. 2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc chuyển dịch một phần hay toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung sang tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi có lý do chính đáng được pháp luật thừa nhận và nó có thể thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng hoặc quyết định của Tòa án (Khoản 1). Quy định này thể hiên rõ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với quyền định đoạt tài sản chung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chia tài sản chung để mỗi bên vợ, chồng tham gia các giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiên nghĩa vụ dân sự sẽ không được pháp luật công nhận”(Khoản 2) và quy định này không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân gia đình 2000 không có chế định ly thân. 2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân chấm dứt diễn ra khi vợ, chồng chết hoặc khi vợ, chồng ly hôn. Luật hôn nhân gia đình cũng quy định quyền bình đẳng của vợ chồng trong hai trường hợp chấm dứt hôn nhân này. 2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng còn “có quyền thừa kế tài sản của nhau” và “Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản”(Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần sở hữu của mỗi người không được xác định rạch ròi, nên khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người còn sống hoàn toàn có quyền quản lý khối tài sản chung, trong đó có di sản của người để lại thừa kế và cả tài sản chính của chính người quản lý di sản là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cuộc sống và truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng, cả vợ hoặc chồng không phân biệt ai đều có quyền quản lý tài sản chung và thừa kế tài sản riêng khi chồng hoặc vợ của họ đã chết. 2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Theo quy định của điều luật thì: - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận với nhau, phải thể hiện được quan điểm riêng của vợ, chồng đối với tài sản chung. Nguyên tắc chia đôi tài sản được khẳng định, thể hiện sự ghi nhận của pháp luật về “công sức” đóng góp, tạo lập tài sản chung của vợ, chồng là như nhau, bằng nhau, lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nhưng Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển của vợ, chồng là như nhau, mà cũng có thể quyết định chia phần nhiều hơn hoặc ít hơn cho một trong hai người khi xem xét đến công sức đóng góp thực tề, hoàn cảnh cụ thể mỗi bên (điểm a). - “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” (điểm b). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm chế độ hôn nhân và gia đình dước chế độ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của vợ và con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, conchưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Trong gia đình, họ là những con người cần được ưu tiên trong việc phân chia tài sản, phù hợp với tư tưởng nhân đạo trong quan hệ gia đình và xã hội. - Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn phải “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” (điểm c). Tùy theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng, khi chia tài sản chung phải đảm bảo được công dụng, giá trị của tài sản, phù hợp với công việc, nghề nghiệp, phát huy được công dụng tài sản của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh. Cần tránh việc chia tài sản mà làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản, gây tổn hại lợi ích chính đáng trong sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên. Phải đảm bảo ổn định nghề nghiêp chuyên môn của vợ, chồng để họ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập , ổn định cuộc sống. - “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” (điểm d). Quy định này cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, tạo sự ổn định cuộc sống , ổn định nghề nghiệp, phù hợp với chuyên môn; bảo đảm công dụng, phát huy vai trò của tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ chồng. Nếu bên nhân tài sản bằng hiện vật lại có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch từ tài sản đã nhân. Việc chia tài sản chung, việc thanh toán nghĩa vụ chung liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đều do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng giữa vợ với chồng, tránh tình trạng khoái thác, trốn tránh nghĩa vụ chung khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà vợ, chồng còn nghĩa vụ trong thời gian hôn nhân. C. KẾT LUẬN Trên đây là bài phân tích về nội dung “quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất”. Quan hệ tài sản là một vấn lớn đối với pháp luật dân sự nói chung và luật hôn nhân gia đình nói riêng đòi hỏi không ngừng được nghiên cứu, hoàn thiện. Mục tiêu xây dựng gia đình hòa hợp, bình đẳng, hạnh phúc giữa vợ và chồng có đạtt được hay không phụ thuộc rất lớn vào vấn đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009, Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân. 2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. 3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005. 4. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Bộ Tư pháp- Viện khoa học pháp lý (Đinh Mai Hương chủ biên) 5. Chế độ tài sản chung cùa vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. TS Nguyễn Văn Cừ. NXB Tư pháp 6. Trang tìm kiếm thông tin: www.google.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất (8 điểm).doc
Luận văn liên quan