Sản xuất giống lúa Séng Cù tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Dự án góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống lúa xác nhận có chất lượng trong sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu 100% người dân sử dụng giống lúa tốt như trong Nghị quyết phát triển kinh tế đến năm 2020 của tỉnh. Qua lớp tập huấn, người dân nắm được những kiến thức cơ bản trong sản xuất giống lúa từ đó hình thành vùng sản xuất lúa giống của địa bàn toàn tỉnh.

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất giống lúa Séng Cù tại huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH LAI CHÂU TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP DỰ ÁN “ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA SÉNG CÙ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU” Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu Thời gian thực hiện: Năm 2012 Tam Đường, tháng 04 năm 2012 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết xây dựng dự án. Trong sản xuất nông nghiệp giống cây trồng - vật nuôi nói chung, giống lúa nói riêng trở thành yếu tố kỹ thuật then chốt mang tính tiền đề tạo ra những đột phá lớn mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó việc đưa các giống mới, giống đúng phẩm cấp, chất lượng vào sản xuất là một đòn bẩy có tính đột phá trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cơ cấu giống cây trồng, mùa vụ đã có nhiều chuyển biến rõ nét từng bước hình thành vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao. Tăng trưởng trong ngành nông nghiệp hàng năm duy trì ổn định. Tuy nhiên, hiện nay chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, chuyển dịch cơ cấu giống lúa của tỉnh nói riêng còn chậm, do một số nơi còn dùng các giống đã qua nhiều năm sản xuất không được chọn lọc, năng suất thấp, việc sử dụng giống mới có tiềm năng cho năng xuất cao, chất lượng tốt có ưu thế làm hàng hóa còn hạn chế, lượng giống phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, phần lớn vẫn nhập từ ngoài tỉnh. Tam Đường là một trong những vùng sản xuất lúa lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Với diện tích đất trồng lúa hơn 4.200ha, hàng năm nhu cầu giống lúa trên địa bàn huyện là rất lớn khoảng 200 tấn giống. Để chủ động trong cung cấp nguồn giống phục vụ sản xuất tại huyện thì việc xây dựng vùng dự án sản xuất lúa giống là cần thiết. Bên cạnh đó, người dân huyện Tam Đường có kinh nghiệm trong sản xuất lúa từ lâu đời nên việc chuyển giao công nghệ sản xuất lúa giống cho người dân gặp nhiều điều kiện thuận lợi. Séng Cù là loại gạo đặc sản được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian qua, do yêu cầu của thị trường đối với gạo Séng Cù rất cao, một số địa phương bà con nông dân đã đưa giống Séng Cù vào trồng đại trà nên nhu cầu giống lúa Séng cù phục vụ sản xuất là rất lớn. Lúa Séng cù đã được người dân tại huyện Tam Đường trồng tại một số xã như Bình Lư, Thị trấn…Tuy nhiên, lượng giống Séng cù chủ yếu do người dân tự để giống hoặc sử dụng thóc thịt để làm giống vụ sau dẫn đến độ đồng đều của giống không cao, năng suất thấp, chất lượng gạo không được ngon. Nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống giúp người dân nâng cao thu nhập và góp phần thay đổi nhận thức sản xuất lúa của người dân là phải sử dụng giống xác nhận có chất lượng trong trồng lúa, Trung tâm giống Nông nghiệp xây dựng dự án “Sản xuất giống lúa Séng Cù cho người dân tại huyện Tam Đường”. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ Pháp lệnh Giống cây trồng được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 05 tháng 4 năm 2005; Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 08/11/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ năm 2010-2015; Quyết định số 2194/QĐ- TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2009, Quyết định phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 176/QĐ- TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 29 tháng 01 năm 2010, Quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Căn cứ Thông tư số 42/2009/TT – BNN ngày 10 tháng 7/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống lúa lai và hạt lai F1; Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành danh mục định mức khuyến nông; Căn cứ Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp; - Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 8/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Khuyến nông; Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT vê hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; Căn cứ chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (ARDSPS) 2007 - 2012 do Chính phủ Đan Mạch tài trợ không hoàn lại kế hoạch vốn năm 2012 hỗ trợ tại tỉnh Lai Châu; Công văn số 92/UBND-NN, ngày 14/02/2012 của UBND tỉnh Lai Châu, về việc kế hoạch thực hiện hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2012 ( Chương trình ARD-SPS); Quyết định số 331/QĐ-UBND, ngày 14/4/2012 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Tạm giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình hồ trợ ngành nông nghiệp và PTNT năm 2012 ( Chương trình ARD-SPS). 3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Giống lúa Séng Cù là giống lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc từ huyện Mường Khương, tỉnh Lào cai, giống lúa này đã được Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai chọn tạo được. Qua các năm gần đây giống lúa Séng Cù đã được gieo trồng tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Thị xã Lai Châu. Tại huyện Tam Đường hầu như các xã: Bình Lư, Sơn Bình, Bản Bo, Nà Tăm, Bản Giang, thị trấn Tam Đường đã và đang gieo cấy giống lúa này. Chính vì vậy, nhu cầu hạt lúa giống séng cù hiện nay đang rất lớn, nên việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống séng cù không những góp phần nâng cao kiến thức trong sản xuất lúa giống mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. - Xã Bình Lư có diện tích trồng lúa là: 303 ha trong đó diện tích trồng lúa 2 vụ là: 192 ha, diện tích trồng lúa một vụ la: 111 ha, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, địa hình tương đối bằng phẳng đây là những yếu tố tự nhiên rất thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và cho năng suất cao. - Vùng dự án có hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh và đang từng bước kiên cố hóa, là điều kiện thuận lợi để vận chuyển, tưới tiêu và sản xuất lúa giống. Mặt khác xã Bình Lư có hệ thống giao thông liên huyện, liên xã tương đối thuận lợi, có đường quốc lộ 4D, đường 32 m chạy qua rất thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển hàng hóa với các huyện, thị lân cận và tỉnh. Đặc biệt xã Bình Lư là xã điểm của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và đang được đầu tư xây dựng nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng cho nên rất thuận lơi cho việc phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng tập trung, đa dạng các loại hình sản phẩm nhất là sản xuất lúa giống. - Nông dân tại vùng dự án có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất đặc biệt là cây lúa. - Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai là đơn vị sản xuất giống đã có kinh nghiệm và bề dày thành tích đã sản xuất thành công nhiều loại giống như: LC25, LC 270, LC212. Giống lúa Séng Cù đã được Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai xây dựng quy trình sản xuất các cấp giống từ giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận. Với sự hợp tác chuyển giao công nghệ với Trung tâm giống nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, Trung tâm Giống Nông nghiệp Lai Châu sẽ thành công trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống lúa Séng Cù cho người dân góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Phần II KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1. Vị trí địa lý: Huyện Tam Đường nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu có tổng diện tích tự nhiên 68.452.38 ha, gồm 13 xã và một thị trấn, có tọa độ địa lý 220 10’ đến 220 30’ độ vĩ bắc, 1030 18’ đến 1030 46’ độ kinh đông. - Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai - Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ - Phía Tây giáp Thị xã Lai Châu và huyện Sìn Hồ - Phía Nam giáp huyện Tân Uyên và huyện Sìn Hồ. 1.2. Địa hình: Tam Đường là huyện có địa hình chia cắt phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy núi Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh cao Phan Xi Phăng cao 3.143 m, phía Đông Nam là dãy Pu Sam Cáp dài khoảng 60 km, hai dãy núi này đã hình thành lên một số cánh đồng có diện tích lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp đặc biệt là lúa nước và luân canh một số cây trồng ngắn ngày. 1.3. Khí hậu, thủy văn: a) Khí hậu: - Nằm trong vùng khí hậu điển hình nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này khô và lạnh. ẩm độ không khí thấp hơn 70%, nhiệt độ bình quân khá thấp (10-130C).Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tương đối cao (2.500-2.700mm/năm) mưa lớn, kéo dài tập trung từ tháng 6 đến tháng 8, chiếm 67% tổng lượng mưa cả năm; ẩm độ không khí cao trên 85%, nhiệt độ bình quân trong tháng 28-300C, tổng tích ôn 7.300 - 8.2000C/năm. - Vào các tháng 12 và tháng 1 thường hay có sương muối, các tháng 3, 4 khi giao mùa thường hay có mưa đá. b) Thủy văn: Trên địa bàn huyện Tam Đường hệ thống sông suối phân bổ tương đối đều với các hệ thống sông suối chính như Nậm So, Sin Câu, Huồi Lược (xã Thèn Sin); Nậm Mu, Nậm Tàng, Nậm Pha (xã Bản Bo); Nậm Dê, Nậm Đích ( Bình Lư, Thị trấn) ngoài các sông suối lớn còn có các con sông suối nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Xã Bình Lư nằm trong lưu vực suối Nậm Giê, Nậm Pe, Nậm Đích, Tác Tình thuộc sông Nậm Mu. Nguồn nước trong địa bàn khá phong phú đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa giống nói riêng. 2. Đất đai và hiện trạng sử dụng đất Chủ yếu là đất đỏ vàng được hình thành từ nền đá Feranit, được hình thành chủ yếu do bồi tụ của các sông suối. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất >50cm, độ dốc thấp, độ PH = 4,5-6,0, tỷ lệ mùn 1,5-2%, đất tơi xốp giữ ẩm và thoát nước tốt nên rất thuận lợi cho phát triển cây lương thực. - Đất sản xuất nông nghiệp: 11.245,36 ha trong đó xã Bình Lư: 558,55 ha. + Đất trồng lúa: 4.200,90 ha trong đó xã Bình Lư: 276,66 ha. + Đất trồng cây hàng năm: 5.510,58 ha trong đó xã Bình Lư: 118,65 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 117,25 ha trong đó xã Bình Lư: 9,08 ha. - Đất sản xuất lâm nghiệp: 37.450,84 ha trong đó và xã Bình Lư: 2.472,29 ha. - Đất chưa sử dụng: 17.642,44 ha trong đó và xã Bình Lư: 1.336,05 ha. Nhìn chung điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu, hệ thống thuỷ văn) huyện Tam Đường thuận lợi cho việc phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng tập trung, đa dạng các loại hình sản phẩm. 3. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1. Dân số, dân tộc và lao động - Dân số: Toàn huyện có trên 4,7 vạn người gồm 12 dân tộc cùng chung sống (Kinh, Thái, H.Mông, Lự, Dao, Hoa, Giấy,...) sống xen kẽ nhau thành làng bản theo phong tục tập quán của từng dân tộc, đời sống chủ yếu là thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. - Lao động: Tổng số lao động 23.221 người, trong đó nam 11.590 người, nữ 11.631 người, trong đó ước có 4.411 lao động sản xuất chè chiếm 19% so lao động toàn huyện; chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp, chưa qua đào tạo, trình độ dân trí và canh tác không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao 46,34 % (tiêu chí mới). 3.2. Kinh tế - xã hội 3.2.1. Về kinh tế Chủ yếu phát triển cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (chè, lạc, đỗ tương), chăn nuôi đại gia súc, BV-KNTS rừng, trồng rừng sản xuất; trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư thông qua nhiều Chương trình, Dự án, ngành nông lâm nghiệp đã có bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn mang tính độc canh, tự cung, tự cấp, chưa chú trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng KHKT vào sản xuất; quy mô nhỏ lẻ, manh mún; do đó năng suất, chất lượng, sản lượng chưa cao, không có nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. - Trồng trọt: + Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 7.363 ha, sản lượng đạt 31.709 tấn, trong đó: Lúa đông xuân 686 ha, năng suất 54,3 tạ/ha, sản lượng đạt 3.590 tấn; Lúa mùa 3.292 ha, năng suất 51,5 tạ/ha, sản lượng 16.953 tấn; Ngô 302 ha, năng suất 38,6 tạ/ha, sản lượng 1.164,9 tấn. Lương thực bình quân đầu người đạt 869kg/ người/năm. + Cây trồng khác: Lạc 306 ha, năng suất 12,5 tạ/ha, sản lượng 383 tấn; Đậu tương 645,9 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng 870,2 tấn; Sắn 315 ha, năng suất 95 tạ/ha, sản lượng 2991 tấn; thảo quả 876,9 ha, sản lượng 271 tấn; chè 1.183,56 ha, sản lượng 2.680 tấn; dong diềng 167 ha năng suất 559,7 tạ/ha sản lượng 9.347 tấn; rau đậu các loại 220 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 545 tấn. - Chăn nuôi, thủy sản: + Chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi hộ gia đình, tốc  độ tăng trưởng từ 6-7%/năm, tổng đàn hiện có 46.105 con, trong đó: Đàn trâu 15.495 con, bò 910 con, lợn 29.700 con. + Thuỷ sản: Chủ yếu phát triển quy mô nhỏ lẻ trong ao của các hộ gia đình, tổng diện tích mặt nước 110,9 ha, sản lượng 326 tấn. - Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có 37.450,84 ha, trong đó: Rừng sản xuất 10.638,06 ha, rừng phòng hộ 26.812,78 ha, độ che phủ đạt trên 45%. Tốc độ phát triển rừng còn chậm, chất lượng rừng thấp, phần lớn chưa cho khai thác gỗ và lâm sản; thu nhập từ rừng thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương và thu hút được nhân dân tự nguyện, tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. 3.2.2. Về xã hội: a) Giáo dục đào tạo: Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công tác giáo dục đào tạo cũng được quan tâm đầu tư. Cơ sở vật chất hàng năm được đầu tư, nâng cấp, đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Năm 2010-2011toàn huyện có 47 trường, 758 lớp với 14.577 học sinh, tỷ lệ huy động toàn bậc mầm non ra lớp 4.253 trẻ đạt 97%, tỷ lệ trẻ ra lớp, ngành phổ thông đạt 86%. Huyện được công nhận dạt chuẩn giáo dục tieeurhocj, trung học cơ sở, số trường đạt chuẩn Quốc gia là 8. b) Y tế: Những năm qua công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh viện, phòng khám khu vực, trạm xá được chú trọng sửa chữa, mua sắm trang thiết bị máy móc khám chữa bệnh. Cho đến nay toàn huyện có 7 trạm đạt chuẩn, đảm bảo khám và chữa bệnh thông thường, 100% các bản có y tá, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng mỗi năm giảm 15%. c) Công tác thông tin liên lạc: 14/14 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa, nhà văn hóa và tủ sách pháp luật, được cấp nhiều loại báo, sách, 80% số bản được phủ sóng điện thoại, các hộ ở trung tâm xã, bản đã tự mua sắm thiết bị thu sóng truyền hình qa vệ tinh. Tuy nhiên hoạt động thông tin liên lạc mới chủ yếu khu trung tâm. 3.3. Cơ sở hạ tầng giao thông Trong vùng dự án trụ sở UBND 100% các xã, thị trấn đã được xây dựng quy mô 02 tầng, mái bằng, có trang thiết bị và công trình phụ tương đối đầy đủ. Các công trình thủy lợi, giao thông, trạm dịch vụ cung ứng vật tư ... tương đối hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án. - Đường giao thông: 14/14 xã, thị trấn có đường giao thông liên huyện, liên xã, các xã có đường giao thông đến trung tâm; có đường liên bản đảm bảo đi lại nên rất thuận lơi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa giữa các xã, huyện và các tỉnh lân cận. - Điện sinh hoạt: Hiện nay 14/14 xã, thị trấn đã có điện lưới, hơn 75% số bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia, đây là một điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng và tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống thông qua các thông tin đại chúng như: ti vi, đài phát thanh truyền hình… - Nước sinh hoạt: Hiện vùng dự án có 124 công trình nước sạch, tổng chiều dài tuyến ống 199,9 km, 420 bể, phục vụ tại 14/14 xã, thị trấn. - Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 150 đập đầu mối, 81 tuyến kênh mương chính, tổng chiều dài 141 km rất thuận lợi cho việc thực hiện dự án. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÙNG DỰ ÁN 1. Thuận lợi. Nằm ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, địa hình chủ yếu đồi núi thấp; khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt, biên độ ngày đêm chênh lệch lớn; đất đai có tầng canh tác dầy, tỷ lệ mùn cao; cơ sở hạ tầng chính như: điện, đường, thủy lợi …cơ bản đã được đầu tư; lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp là điều kiện thích hợp cho việc phát triển vùng lúa giống. Từng bước tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất trong và ngoài huyện. Cây lúa Séng Cù có chất lượng gạo ngon được thị trường chấp nhận, mở rộng diện tích sản xuất lúa thương phẩm séng cù là bước để xây dựng thương hiệu lúa Séng Cù Lai Châu tạo hàng hóa có lợi thế so sánh trên địa bàn toàn tỉnh. Dự án được sự nhất trí của Chính quyền địa phương nên trong khâu triển khai dự án gặp rất nhiều thuận lợi. 2. Khó khăn Trình độ dân trí, sản xuất thấp, không đồng đều, đặc biệt tại một số hộ trong vùng dự án. Cơ chế chính sách của tỉnh về hỗ trợ người dân sản xuất lúa giống còn chưa có nên còn khó khăn trong việc xây dựng định mức hỗ trợ cho người dân nên phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai dự án. Một số dụng cụ, công cụ phục vụ sản xuất giống còn thiếu do chưa được đầu tư như: máy sấy thóc, máy sàng lọc sạn, kho tàng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Sản phẩm thu được sau dự án với khối lượng lúa giống tương đối lớn khoảng 50 tấn giống lúa các loại nhưng do Trung tâm Giống chưa có chức năng kinh doanh nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phần III MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. MỤC TIÊU - Triển khai xây dựng thành công dự án chuyển giao công nghệ sản xuất giống lúa Séng Cù cho người dân đặc biệt là các hộ nghèo tại xã Bình Lư làm cơ sở cho việc nhân rộng dự án và xã hội hoá công tác sản xuất giống trên địa bàn huyện Tam Đường nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung, góp phần chủ động đáp ứng nhu cầu giống cho sản xuất. Đồng thời từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ bằng phương pháp sản xuất mới cho nông dân trong vùng dự án. - Sản xuất ra trên 30 tấn lúa giống Séng Cù xác nhận đảm bảo chất lượng tốt phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Sản xuất ra trên 20 tấn lúa nguyên chủng; 4000 tấn giống lúa Séng Cù siêu nguyên chủng làm nguồn giống cho các vụ sau. - Phát triển sản xuất hàng hóa gắn với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn, nâng cao trình độ, kiến thức KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Sửa lại sản lượng cho anh - Tạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực. - Đào tạo được một bộ phận hộ nông dân trong vùng dự án thành thục về kỹ thuật chọn lọc, sản xuất lúa giống, từ đó nâng cao năng suất chất lượng giống, tăng thu nhập cho người nông dân cao hơn so với trồng lúa truyền thống và góp phần xoá đói giảm nghèo. II. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG ĐẦU TƯ 1. Nội dung, kinh phí đầu tư triển khai thực hiện 3 mô hình 13 ha: - Hỗ trợ 50% phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV với kinh phí: 67.340.000 đồng. - Hỗ trợ 100% giống ( dòng G1, sản xuất giống Siêu nguyên chủng, dòng siêu nguyên chủng sản xuất giống nguyên chủng, dòng nguyên chủng sản xuất giống xác nhận với kinh phí: 200.000.000 đồng). 2. Tập huấn kỹ thuật: - Nội dung: Tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống cho người nông dân tham gia mô hình (dự án): Tổ chức 03 lớp tập huấn, mỗi mô hình tổ chức 01 lớp, mỗi lớp tập huấn 01 ngày theo quy trình kỹ thuật ( theo tiêu chuẩn ngành số 10TCN395-2006 về tiêu chuẩn ngành lúa thuần - quy trình sản xuất giống). Tổ chức 03 cuộc tham quan hội thảo, mỗi mô hình tổ chức 01 cuộc tham quan hội thảo và tổ chức 03 cuộc tổng kết đánh giá kết quả dự án, mỗi mô hình tổ chức 01 cuộc. 2.1. Mô hình sản xuất dòng Siêu nguyên chủng: - Tập huấn 01 lớp với 20 hộ dân trực tiếp tham gia mô hình và 10 hộ dân lân cận mô hình với kinh phí hỗ trợ: 3.480.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tham quan hội thảo với sự tham gia của 20 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 1.345.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tổng kết đánh giá mô hình với sự tham gia của 20 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 1.305.000 đồng. - Hỗ trợ chi phí thông tin tuyên truyền: 1.129.500 đồng. 2.2. Mô hình sản xuất dòng Nguyên chủng: - Tập huấn 01 lớp với 30 hộ dân trực tiếp tham gia mô hình và 10 hộ dân vùng lân cận mô hình với kinh phí hỗ trợ: 3.980.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tham quan hội thảo với sự tham gia của 30 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 1.680.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tổng kết đánh giá mô hình với sự tham gia của 30 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 2.140.000 đồng. - Hỗ trợ chi phí thông tin tuyên truyền: 1.129.500 đồng. 2.3. Mô hình sản xuất dòng Xác nhận: - Tập huấn 01 lớp với 30 hộ dân trực tiếp tham gia mô hình và 10 hộ dân vùng lân cận mô hình với kinh phí hỗ trợ: 3.880.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tham quan hội thảo với sự tham gia của 30 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 2.180.000 đồng. - Tổ chức 01 cuộc tổng kết đánh giá mô hình với sự tham gia của 30 hộ nông dân trực tiêp tham gia mô hình; 10 hộ nông dân vùng lân cận mô hình; với kinh phí hỗ trợ: 2.081.500 đồng. - Hỗ trợ chi phí thông tin tuyên truyền: 1.129.500 đồng. III. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN - Quy mô: Triển khai sản xuất 01 ha giống lúa Séng cù dòng Siêu nguyên chủng, 05 ha dòng nguyên chủng, 07 ha dòng xác nhận. Bảng 1: Quy mô sản xuất các mô hình trong dự án Stt Mô hình/dự án ĐVT Quy mô 1 Mô hình sản xuất dòng Siêu nguyên chủng ha 1 2 Mô hình sản xuất dòng Nguyên chủng ha 5 3 Mô hình sản xuất dòng Xác nhận ha 7 Tổng cộng ha 13 - Địa điểm: Tại bản Thống nhất, bản Thèn Thầu, bản Tòng Pẳn, bản Km2, bản Vân Bình xã Bình Lư huyện Tam Đường huyện tỉnh Lai Châu. - Thời gian thực hiện: Năm 2012. - Tiến độ thực hiện dự án: TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Đơn vị thực hiện, phối hợp 1 Điều tra khảo sát Tháng 12/2011 Trung tâm Giống Nông nghiệp, UBND xã, cán bộ Phòng NN huyện. 2 Xây dựng đề cương chi tiết, trình duyệt dự án Tháng 12/2011 Trung tâm Giống Nông nghiệp 3 Họp triển khai kế hoạch thực hiện Cuối tháng 12 Trung tâm Giống Nông nghiệp, UBND xã, cán bộ Phòng NN huyện, các hộ nông dân tham gia dự án. 4 Tổ chức 03 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật trung tâm chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống lúa Séng Cù Đầu tháng 1/2012 Trung tâm giống Nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai 5 Tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất Giống Séng cù các cấp giống. Tháng 1 /2012 Trung tâm Giống Nông nghiệp Lai Châu, UBND xã Bình Lư và các đơn vị phối hợp thực hiện. 6 Triển khai các điểm sản xuất giống Séng Cù Chỉ đạo, kiểm tra giám sát, kiểm định chất lượng giống Tháng 1 - 5/2012 Trung tâm Giống Nông nghiệp Lai Châu, UBND xã Bình Lư và các đơn vị phối hợp, liên kết thực hiện. 7 Tổ chức hội thảo đầu bờ và đánh giá dự án Từ cuối Tháng 5- 6/2012 Trung tâm Giống Nông nghiệp Lai Châu, UBND xã Bình Lư và các đơn vị phối hợp thực hiện. 8 Báo cáo kết quả thực hiện dự án, hoàn thiện chứng từ Tháng 7/2012 Trung tâm Giống Nông nghiệp IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về các Chủ trương, chính sách, quy trình kỹ thuật về sản xuất lúa giống, làm cho người dân thấy được hiệu quả khi sản xuất lúa giống từ đó người dân tự nguyện và chủ động tham gia thực hiện dự án. Sau khi dự án thực hiện thành công tổ chức hội thảo tuyên truyền đến người dân hiệu quả của dự án qua các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Về đất đai: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, liền vùng liền khoảnh; chọn ruộng có độ phì khá, đảm bảo các điều kiện cách ly, tưới tiêu và cách ly với vùng sản xuất lúa thịt. 3. Về giống, kỹ thuật. - Sử dụng nguồn giống đảm bảo đủ tiêu chuẩn (đúng giống, độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm tốt) để sản xuất. - Hợp tác với đơn vị Trung tâm giống nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai là đơn vị có đủ năng lực để chuyển giao công nghệ sản xuất lúa giống và cung cấp nguồn giống chất lượng. - Thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất lúa giống các cấp theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT về sản xuất giống, kiểm định chất lượng hạt giống. (Theo QCVN 01:54/2011/BNNPTNT về ban hành tiêu chuẩn ngành giống lúa ban hành kèm Thông tư số 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011) . - Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chỉ đạo nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật theo phương pháp cầm tay chỉ việc, có hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng. 4. Về chính sách hỗ trợ, định mức đầu tư và tiêu thụ sản phẩm: * Về chính sách hỗ trợ: - Đề nghị cho áp dụng cơ chế, chính sách theo nghị định số 02/NĐ-CP, ngày 8/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông; Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông. - Xây dựng 03 mô hình sản xuất giống lúa Séng cù: ( Mô hình sản xuất dòng Siêu nguyên chủng, mô hình sản xuất dòng nguyên chủng, mô hình sản xuất dòng Xác nhận ). - Ngân sách Nhà nước: Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí về giống, 50% phân bón ( Đạm, lân, kaly), 80% thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ vật tư chính cho xây dựng mô hình. - Hỗ trợ toàn bộ về công tác khuyên nông theo định mức của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. - Hỗ trợ đầu tư toàn bộ kinh phí cho việc triển khai tổ chức thực hiện như: Tập huấn, tham quan hội thảo, tổng kết, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ cán bộ bản chỉ đạo, chi phí kiểm định, kiểm nghiệm, hậu kiểm bao gồm: Hỗ trợ giảng viên, thuê phục vụ; hội trường khánh tiết; thuê máy chiếu; tiền tài liệu; văn phòng phẩm; nước uống hội nghị ... theo chế độ hiện hành của nhà nước. - Nhân dân đầu tư 100% công lao động, 50% phân bón, ( Đạm, lân, kali ), 20% thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ còn lại theo định mức tại Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009. * Về định mức đầ tư kinh tế kỹ thuật: - Về định mức đầu tư, kinh tế kỹ thuật xây dựng mô hình, yêu cầu về giống và các vật tư kỹ thuật khác thực hiện theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp đã ban hành như: Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông khuyến ngư. * Về tiêu thụ sản phẩm: Trung tâm Giống thu lại toàn bộ lượng hạt giống đã sản xuất của người dân, sau khi đã có biên bản kiểm định, kiểm nghiệm đồng ruộng, hạt giống theo yêu cầu. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Lai Châu. - Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu. - Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu. - Cơ quan tham gia, phối hợp: Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Chi cục Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp huyện Tam Đường; UBND xã Bình Lư huyện Tam Đường. - Đơn vị liên doanh, liên kết: Công ty cổ phần đầu tư thương mại Đại Dương. - Nhân dân: Chủ động, tích cực đầu tư thực hiện nghiêm quy trình sản xuất giống theo hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật. VI. VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 1. Tổng mức đầu tư: 621.490.000 đồng ( Sáu trăm hai mươi bảy triệu, ba trăm bốn mươi nghìn đồng ). Trong đó: * Nhà nước hỗ trợ: 300.000.000 đồng, từ nguồn vốn Danida bao gồm: - Hỗ trợ giống, vật tư: 273.190.000 đồng - Chi phí triển khai: 26.810.000 đồng * Dân đóng góp: 321.490.000 đồng, bao gồm - Đầu tư vật tư: 61.490.000 đồng - Công lao động: 260.000.000 đồngSửa lại số tiên cho anh ( Chi tiết có biểu kèm theo ) 2. Nguồn vốn đầu tư: Chương trình Hỗ trợ ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( ARD-SPS) năm 2012. VII. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN * Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường: 1. Hiệu quả về kinh tế: 1.1. Dự kiến hiệu quả kinh tế: Dự án được triển khai đúng tiến độ giống lúa các cấp sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh trong tầm kiểm soát. Năng suất ước đạt bình quân đối với dòng Siêu nguyên chủng là 3 tấn/ha/vụ; đối với dòng nguyên chủng đạt ≥ 4 tấn/ha/vụ; đối với dòng Xác nhận đạt ≥ 4,5 tấn/ha/vụ. Dự kiến tổng thu nhập của cả dự án sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư bao gồm ( giống, vật tư, thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV và công lao động) đạt khoảng 241.320.000 đồng. Sau khi tham gia dự án, người dân sẽ được hỗ trợ lượng lúa Giống Séng Cù để sản xuất cho vụ sau 50kg/01ha, theo định mức KTKT của Bộ Nông nghiệp đã ban hành, tổng 13ha x 50kg = 650kg tương đương là 22.750.000 đồng. Bảng 2: Dự kiến thu nhập của dự án Stt Mô hình/dự án Quy mô Kinh phí đầu tư ( 1000đ ) Hiệu quả/vụ (1000đ ) Tổng cộng 13 ha 594.680.000 241.320.000 1 Mô hình sản xuất dòng SNC 1 ha 56.360.000 18.640.000 2 Mô hình sản xuất dòng NC 5 ha 259.300.000 60.700.000 3 Mô hình sản xuất dòng XN 7 ha 279.020.000 161.980.000 ( Chi tiết xem biểu 2 ) * Hiệu quả về xã hội: Dự án thực hiện giúp người dân nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa giống góp phần từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân từ đó người dân thêm phần tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến. Dự án góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống lúa xác nhận có chất lượng trong sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu 100% người dân sử dụng giống lúa tốt như trong Nghị quyết phát triển kinh tế đến năm 2020 của tỉnh. Qua lớp tập huấn, người dân nắm được những kiến thức cơ bản trong sản xuất giống lúa từ đó hình thành vùng sản xuất lúa giống của địa bàn toàn tỉnh. 3. Hiệu quả về môi trường: Dự án góp phần nâng cao khả năng quản lý đất, nước của người dân do tuân thủ nghiêm theo quy trình sản xuất lúa giống nên tiết kiệm được lượng nước, giống, phân bón, thuốc BVTV cần phải sử dụng trên một đơn vị diện tích từ đó góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên nước. Phần IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận: Dự án “Sản xuất giống lúa Séng Cù cho người dân tại huyện Tam Đường” được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá từ kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn nên có tính chất toàn diện và khả thi cao. Đầu tư triển khai thực hiện dự án thành công sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dự án được thực hiện góp phần nâng cao thu nhập của người dân làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân từ tự cung tự cấp sang hình thức sản xuất hàng hóa. Dự án còn nâng cao năng lực quản lý và điều hành của đội ngũ cán bộ Trung tâm cũng như cán bộ địa phương, từng bước hình thành vùng sản xuất giống lúa phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao trình độ sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2. Đề nghị: Việc thực hiện dự án “Sản xuất giống lúa Séng Cù cho người dân tại huyện Tam Đường” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.kính đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính tỉnh Lai Châu xem xét phê duyệt dự án để Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu có cơ sở thực hiện. TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docloi_du_an_seng_cu_5_2012_1786.doc
Luận văn liên quan