Sở hữu trí tuệ học kỳ đề 13

ĐỀ SỐ 13: Anh A là nhân viên của công ty X (công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp) và là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, giữa anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong xác định tác giả của phương pháp này. Theo anh/chị:Tác giả của phương pháp này là anh A hay công ty X?Anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh.

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu trí tuệ học kỳ đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Trang I.Đề bài 2 II. Giải quyết vấn đề Khái quát chung 2 2 Sáng chế 2 Bí mật kinh doanh 3 Giải quyết tình huống Tác giả của phương pháp là anh A hay công ty X 4 4 Anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh Nhận xét 6 7 III. Kết luận 8 Danh mục tài liệu tham khảo 9 Đề bài: Anh A là nhân viên của công ty X (công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp) và là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, giữa anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong xác định tác giả của phương pháp này. Theo anh/chị: Tác giả của phương pháp này là anh A hay công ty X? Anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh. Giải quyết vấn đề: Khái quát chung Sáng chế Định nghĩa: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) Phạm vi bảo hộ: Không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Theo Điều 59, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 :Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: 1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; 2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; 3. Cách thức thể hiện thông tin; 4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; 5. Giống thực vật, giống động vật; 6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; 7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. Điều kiện bảo hộ: Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có trình độ sáng tạo; c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Tác giả và chủ sở hữu sáng chế: Tác giả của sáng chể là người đã sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Người sáng tạo ra sáng chế chỉ có thể là cá nhân. Trong các đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp luật bảo hộ, sáng chế được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Theo khoản 1 điều 121 Luật sở hữu trí tuệ: Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Bí mật kinh doanh Định nghĩa: bí mât kinh doanh là đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ theo Khoản 1, Điều 750 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, bí mật kinh doanh là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh” (Khoản 23, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Phạm vi bảo hộ: không phải bất cứ thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ. Điều 85 của Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra danh mục các loại thông tin không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”. Điều kiện bảo hộ: Quyền Sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh phát sinh khi bí mật kinh doanh đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Vì vậy, việc xác định các điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là rất quan trọng. Theo quy định của Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Ngoài ra, theo tinh thần của Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ, thì các bí mật kinh doanh trái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Tác giả và chủ sở hữu bí mật kinh doanh: Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều do con người tạo ra nhưng không phải tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp đều được pháp luật thừa nhận là có tác giả. Bí mật kinh doanh là đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả Theo khoản 3 điều 121 Luật sở hữu trí tuê: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Giải quyết tình huống Tác giả của phương pháp là anh A hay công ty X? Theo khoản 1 Điều 736 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là đồng tác giả. Phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp là kết quả của sự sáng tạo của anh A. Anh A là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Kết quả của hoạt động sáng tạo của anh A được thể hiện trên hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng. Nói tóm lại, anh A là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp và đề bài cũng đã khẳng định điều này. Như vậy, nếu anh A và công ty X xảy ra bất đồng trong việc xác định thì không phải là xác định tác giả của phương pháp này mà có thể là xảy ra bất đồng khi xác định chủ sở hữu của phương pháp này. Khi xác định chử sở hữu của phương pháp này có thể xảy ra ba trường hợp sau: Trường hợp 1: Anh A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu Anh A là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Nếu anh A sử dụng thời gian, tiền bạc, cở sở vật chất kĩ thuật của mình để sáng tạo ra phương pháp này mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc giữa anh và công ty X thì anh A là tác giả đồng thời được thừa nhận là chử sở hữu của phương pháp. Trường hợp 2: Anh A là tác giả, công ty X là chủ sở hữu. Anh A là tác giả của phương pháp này, nếu anh A sáng tạo ra phương pháp theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng giao việc giữa anh và công ty X, anh sử dụng thời gian, tiền bạc, cơ sở vật chất của công ty X thì anh X là tác giả của phương pháp, công ty X là chủ sở hữu của phương pháp này. Trường hợp 3: Anh A và công ty X là đồng sở hữu Nếu anh A và công ty X cùng sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật để cùng tạo ra phương pháp thì anh A và công ty X đồng thời là chủ sở hữ phương pháp này. Anh A/ Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh? Theo như đề bài, anh A là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp là kết quả của sự nghiên cứu của anh A. Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp. Nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì nó chỉ tồn tại như một tác phẩm khoa học và được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả. Nhưng nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ thì ngoài việc bản viết về chúng là tác phẩm khoa học thì nội dung của chúng còn được bảo hộ theo pháp luật sở hữu công nghiệp(1) Vấn đề là anh A/ Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh. Những ưu điểm và nhược điểm khi đăng ký bảo hộ sáng chế Ưu điêm Đăng ký bảo hộ sáng chế mang lại sự độc quyền, không được phép sản xuất, bán, sử dụng hoặc phân phối nếu không được cho phép. Điều nàycó thể giảm bớt hoặc loại bỏ bớt sự cạnh tranh. Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Nhược điểm Hiệu lực cuả bằng sáng chế là 20 năm. Bằng sáng chế không cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ cấp cho những giải pháp kỹ thuật được trình bày cụ thể, chi tiết. Sau đó, người yêu cầu cấp bằng sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết những bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. Bảo hộ sáng chế mất chi phí đăng ký Những ưu điểm và nhược điểm khi đăng ký bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh: Ưu điểm: - Bảo hộ mật kinh doanh không mất chi phí đăng ký; - Bảo hộ bí mật kinh doanh không yêu cầu công bố thông tin hoặc thủ tục đăng ký - Bảo hộ bí mật kinh doanh vô hạn; - Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập tức. Nhược điểm: Những bí mật có trong sản phẩm sáng tạo có thể bị tìm ra thông qua "kỹ thuật phân tích ngược" và được sử dụng một cách hợp pháp. Bảo hộ theo hình thức bí mật kinh doanh chỉ bảo vệ chống lại việc có được, sử dụng hoặc bộc lộ thông tin bí mật một cách trái phép. Bí mật kinh doanh rất khó thực thi, vì mức độ bảo hộ được cho là yếu hơn so với bằng độc quyền sáng chế. Một người có thể đăng ký bảo hộ sáng chế đối với bí mật kinh doanh của người khác nếu người đó tìm ra sáng chế tương tự với bí mật kinh doanhnày bằng các biện pháp hợp pháp. Như vây, qua sự phân tích về ưu, nhược điểm, anh A/ Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế. Mặc dù bằng độc quyền sáng chế chỉ có thời hạn trong vòng 20 năm sau đó phải công bố một cách chi tiết. Tuy nhiên, trong 20 năm này, anh A/ công ty X không những có thể thu hồi được những chi phí về tài chính, cơ sở vật chất,.. mà còn có thể có những khoản lãi nhất định. Không những thế, trong khoảng thời gian 20 năm này, anh A/ công ty X nắm độc quyền trong việc sử dụng, bán, sản xuất phương pháp này. Nhân xét Bảo hộ độc quyền sáng chế là một phương thức nắm giữ tri thức quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng khi hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ có tính hiệu lực cao. Đối với các sản phẩm có vòng đời rút ngắn cộng với sự cạnh tranh khốc liệt thì sự bảo hộ độc quyền sáng chế có ý nghĩa rất quan trọng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thu được lợi nhuận để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh, rủi ro và năng động. Trên thực tế, có không ít các tri thức như ý tưởng kinh doanh, bí quyết công nghệ, kỹ thuật… có thể rất khó được bảo hộ dưới dạng sáng chế bởi việc đăng ký bảo hộ sáng chế cũng không hề đơn giản. Thậm chí, khi hội tụ đủ các điều kiện được bảo hộ, doanh nghiệp cũng vẫn đứng trước sự lựa chọn: Đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế hay giữ sáng chế như một bí mật kinh doanh. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khó/dễ của tri thức cũng như phụ thuộc vào bản chất ẩn hay hiện của tri thức. Trong trường hợp khi chi phí bắt chước cao, hoặc khi lợi thế đi đầu có vai trò quyết định thì yêu cầu bảo hộ sáng chế có thể không phải là giải pháp cần thiết mà có thể sử dụng bí quyết kinh doanh làm phương tiện bảo hộ nhằm khuyến khích đổi mới. Do vậy, ở các lĩnh vực không có bằng chứng rõ ràng về các lợi thế của việc bảo hộ sáng chế thì không nên khuyến khích sử dụng giải pháp này. (2) Kết luận Bảo hộ sở hữu công nghiệp đầy đủ và hiệu quả là cơ sở để chúng ta tham gia các sân chơi lớn, là các thị trường song phương, khu vực và toàn cầu, thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã trở thành một cam kết quan trọng mà chúng ta phải thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua tình huống, giúp chúng ta tìm hiểu và nhận thức sâu hơn về vấn đề chủ sở hữu trong sở hữu công nghiệp; bảo hộ sáng chế và bảo hộ bí mật kinh doanh. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam – NXB Công an nhân dân Hà Nội 2009. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Bộ luật Dân sự 2005. (1) Xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học: (2) Bảo hộ độc quyền sáng chế ở doanh nghiệp:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSở hữu trí tuệ học kỳ đề 13.doc