Sự can thiệp của FED thông qua các công cụ chính sách tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008

Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ. Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng. Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED

ppt35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự can thiệp của FED thông qua các công cụ chính sách tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự can thiệp của FED thông qua các công cụ chính sách tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008 Nhóm: CH10_Nhóm 10 GVHD: Hoàng Công Gia Khánh Danh sách học viên 1. MA VĂN VIÊN 2. NGUYỄN HOÀNG VŨ 3.NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY 4.TRẦN THỊ THANH XUÂN NỘI DUNG Phần 1: Cơ sở lý luận Chính sách tiền tệ là gì? FED là ai? Phần 2 : Nội dung Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 Sự can thiệp của FED Kết quả đạt được CƠ SỞ LÝ LUẬN Chính sách tiền tệ Công cụ của chính sách tiền tệ Mục tiêu của chính sách tiền tệ FED (Federal Reserve System) Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Người ta hay nói vui rằng "một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED" cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý. Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào? Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD, qua đó ảnh hưởng mạnh đến các đối tác thương mại của Mỹ. Nếu FED tăng lãi suất đồng USD nhằm kiềm chế lạm phát, vô hình chung làm tăng sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, làm tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, giảm đầu tư vào Mỹ. Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác. Ví dụ, nếu Mỹ bán đồng Yen ra đồng thời mua vào USD thì giá trị của USD sẽ tăng, trong khi giá trị Yen giảm xuống, dẫn đến tỉ giá USD/Yen tăng. Chính vì vậy những chuyên tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED Khủng hoảng kinh tế Đặc điểm khủng hoảng kinh tế Nguyên nhân và diễn biến khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009 Nguyên nhân: theo nhiều nhận định thì cuộc khủng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó 02 nguyên nhân trực tiếp : Chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ 1. Bội chi ngân sách Nguồn : economy.com.vn Mỹ phải đã phải chi cho cuộc chiến ở Afghanistan và Irắc, làm bội chi ngân sách ngày càng lớn Hậu quả đồng USD mất giá mạnh so với các loại ngoại tệ khác. Để chống lạm phát cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã 17 lần điều chỉnh tăng lãi suất từ 1% vào năm 2002 lên 5,25% vào năm 2006 với biên độ điều chỉnh (0,25/lần).Điều này có mặt tích cực là chống lạm phát,nhưng cũng có mặt trái của nó làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào suy thoái,thất nghiệp gia tăng,những nguời vay nợ vay mua nhà trước đây với lãi suất thấp gặp khó khăn đã đổ xô đi bán nhà đất làm cho giá nhà đất sụt giảm mạnh,các ngân hàng lâm vào khó khăn thua lỗ,do đã nhận thế chấp nhà đất trước đây với giá cao 2. Cho vay dưới chuẩn Các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.   Nguồn: bloomberg Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các chứng khoán có gốc bất động sản (ABS) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Với chính sách tăng lãi suất để chống lạm phát của Fed làm cho thị trường bất động sản liên tiếp giảm giá, người đi vay không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và nếu bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, làm cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Diễn biến khủng hoảng 2007-2009 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có dấu hiệu từ cuối năm 2006 đầu năm 2007 xuất phát từ nước Mỹ Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ của Bear Stearns – ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã Tháng 7-9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng. Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ  Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức. Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức. Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ mua lại Countrywide Financial bị phá sản. 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. 31/7/2008: Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac. /9/2008: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cổ phiếu sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers 15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán. 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống. 23/9/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman Diễn biến giá cả các nguyên liệu cơ bản 2008-2009 Diễn biến lãi suât Libor qua đêm USD 2007-2009 Diễn biến thâm hụt cán cân vãng lai, thâm hụt ngân sách,tổng tiết kiệm và đầu tư trên GDP từ 1980-2009 Sự can thiệp của FED Chính sách nới lỏng tiền tệ Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS ( Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp) Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008).Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%. Điều chỉnh lãi suất Điều chỉnh lãi suất Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007. Để ổn định thị trường và ngăn chặn cuộc khủng hoảng có nguy cơ lan rộng hơn nữa, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã ngay lập tức bơm vốn cho thị trường Cụ thể, Citigroup 2.200 tỷ USD, Merrill Lynch 2.100 tỷ USD, Morgan Stanley 2.000 tỷ USD, Bear Stearns 960 tỷ USD, Bank of America 887 tỷ USD, Goldman Sachs 615 tỷ USD, JPMorgan Chase 178 tỷ USD và Wells Fargo 154 tỷ USD. Barclays của Anh đã được FED cấp khoản tín dụng hơn 200 tỷ USD giải ngân cho hai chi nhánh đặt tại New York và Delaware. Ngoài ra, các ngân hàng của Nhật Bản, Brazil, Societe Generale (Pháp), Dexia (Bỉ), Bayerische Landesbank, Dresdner Bank và Commerzbank của Đức cũng phải viện tới sự trợ giúp của FED qua TAF. Các ngân hàng nước ngoài cũng được hưởng lợi từ các khoản cứu trợ của FED thông qua các công cụ tài chính, trong đó có Chương trình Đấu giá cho vay kỳ hạn (TAF), một công cụ tài chính cho phép các ngân hàng tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp của FED nhằm cải thiện khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Cụ thể, Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ đã kiếm được khoản vay hơn 165 tỷ USD, Deutsche Bank (97 tỷ USD) và Royal Bank of Scotland (92 tỷ USD). Các tập đoàn không hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ cũng là "khách hàng" thường xuyên của các chương trình cho vay của FED. Điển hình là tập đoàn GE với khoản vay hơn 16 tỷ USD, Harley-Davidson (2,3 tỷ USD) và Caterpillar (733 triệu USD). Tổng hợp các gói giải cứu và kích thích của bộ tài chính Hoa Kỳ   - Tiếp theo đà suy thoái trong năm 2008, tăng trưởng GDP của Mỹ thu hẹp trong 2 quý đầu năm 2009. Bảng 1 cho thấy GDP quý 1/2009 của Mỹ giảm khá sâu (-6,4%). Con số này phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ trong năm 2008 mà đỉnh điểm là 2 tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên, đến quý 3/2009, GDP của Mỹ đã tăng trở lại sau 4 quý liên tục suy giảm. Mức tăng GDP 2,2% trong quý 3 là một dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện. Bảng 1 : Tăng trưởng GDP một số nền kinh tế lớn trên thế giới các quý 2008-2009 - Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng trong tháng thứ ba liên tiếp từ 40.8 trong tháng 4 lên mức 54.9 trong tháng 5. Như vậy, tính đến thời điểm tháng 5, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tuy còn thấp nhưng đã tăng hơn gấp đôi so với mức đáy 25.3 được lập vào tháng 2 năm 2009. Hình : Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong 4 tháng 2009 Nguồn: Vietstock.com.vn - Cũng theo một số liệu vừa được Bộ Lao Động Mỹ công bố trong ngày thứ sáu 5/6/2009, số người mất việc làm ở Mỹ trong tháng 5 là 345.000, giảm gần 32% so với con số 504.000 được công bố trong tháng 4 và lạc quan hơn nhiều so với con số 520.000 đã được dự đoán trước đó Tuy nhiên, khách quan mà nói, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn cho lao động Mỹ bởi lẽ tính đến thời điểm hiện tại, đã có 2.9 triệu người mất việc làm trong năm 2009 và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã đạt mức 9.4%, mức cao nhất trong suốt hơn 25 năm qua. Hình 2: Số người mất việc làm tại Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2009 Nguồn: Vietstock.com.vn Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô + Chi tiêu cá nhân: Chi tiêu cá nhân đóng góp gần 70% trong tăng trưởng kinh tế Mỹ.Nhiều nhà kinh tế cho rằng cải thiện chi tiêu cá nhân là điều kiện tiên quyết cho sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm này bắt nguồn từ bài học của cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933, vốn còn được gọi dưới cái tên “khủng hoảng thừa”. Trong giai đoạn đó, tiêu dùng của công chúng Mỹ đã giảm mạnh đến mức, hàng hóa tồn kho bị chất đầy trong các doanh nghiệp Mỹ. Hàng hóa không tiêu thụ được đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Mỹ đang bị ứ đọng một lượng vốn lớn, không thể tái đầu tư mở rộng sản xuất hoặc dịch chuyển dòng vốn sang các khu vực khác của nền kinh tế. Chỉ khi niềm tin và chi tiêu của công chúng được cải thiện giai đoạn sau đó, nền kinh tế Mỹ mới dần bước vào giai đoạn phục hồi. Nhưng liệu kịch bản này có còn lập lại trong bối cảnh hiện nay? Câu trả lời dường như là không. Nguyên nhân xuất phát từ việc hiện nay đại đa số người tiêu dùng Mỹ đang trong tình trạng mắc nợ ở mức độ nghiêm trọng.. Đi cùng với sự gia tăng nhanh chóng trong tỷ lệ nợ là sự sụt giảm trong tỷ lệ tiết kiệm của công chúng Mỹ. Kết quả của sự gia tăng trong tỷ lệ nợ và sụt giảm trong tỷ lệ tiết kiệm là khuynh hướnĩg gia tăng nhanh chóng của chi tiêu cá nhân (bao bồm các khoản nợ) so với tốc độ gia tăng của thu nhập khả dụng. Điều này đã làm cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nóng trong suốt giai đoạn trước năm 2008. Hình 2: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ Từ biểu đồ có thể dễ dàng nhận ra một điểm là tỷ lệ nợ của công chúng Mỹ đã gia tăng chóng mặt trong thập kỷ vừa qua trước khi bắt đầu điều chỉnh giảm vào đầu năm 2008. Theo số liệu của cục dự trữ liên bang, giá trị tài sản thực của công chúng Mỹ đã bốc hơi khoảng 20% từ mức 64.361 nghìn tỷ USD vào quý 2 năm 2007 xuống còn 51.476 nghìn tỷ USD vào quý 4 năm 2008. Chính vì vậy, có rất ít cơ sở để cho rằng, chi tiêu cá nhân sẽ cải thiện trong thời gian gần và dẫn dắt nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Nguồn: Vietstock.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptSự can thiệp của FED thông qua các công cụ chính sách tiền tệ trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2008 - nhóm 10.ppt
Luận văn liên quan