Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

DẪN NHẬP Có thể nói, thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thiên tài ấy đã để lại sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Nhưng dù sao, nếu chỉ xát về mặt văn hoá thì cũng có thể khẳng định rằng: Nguyễn Trãi đã cắm một mốc quan trọng trên con đường phát triển của dân tộc ta. Cột mốc ấy đặc biệt quan trọng đối với lịch sử văn học nước nhà. Tinh thần dân tộc, ý thức tự hào dân tộc, niềm mong muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ, đó vẫn là cốt lõi lý tưởng của Nguyễn Trãi. Với lý tưởng ấy, Nguyễn Trãi đã trở thành ngôi sao khuê chói lọi ấy trong lịch sử dan tộc. Vị trí của ông trong lịch sử văn học nước nhà đã được nhiều thế hệ công nhận, và chúng ta ngày nay lại càng khẳng định mạnh mẽ vai trò đó, vị trí đó của ông. Một tục ngữ phương Tây đã nói: mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng chúng ta không thể không so sánh Nguyễn Trãi với Đantê. Cũng như Đantê, Nguyễn Trãi cũng là một nhà chính trị, một nhà yêu nước đã có cống hiến lớn lao đối với việc hình thành và phát triển văn hoá dân tộc. Vai trò của Nguyễn Trãi đối với thể loại và thơ Nôm không khác gì vai trò của Đantê với đối với tiếng Ý. Cũng như Đantê đã đứng trước di sản rực rỡ của văn học La Tinh cổ điển và đã phải viết những tác phẩm triết học của mình bằng tiếng La Tinh nhưng vẫn quyết định viết kiệt tác văn học của mình bằng tiếng dân tộc - tiếng Ý. Đối diện với một di sản văn học đồ sộ bằng chữ Hán, cũng đã viết các công trình biên khảo về lịch sử, địa lý và những tác phảm có liên quan đến lịch sử đương thời bằng chữ Hán. Nhưng bên cạnh đó, ông đã dùng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ để viết nên những tác phẩm quan trọng của mình. Chính chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đã đưa Nguyễn Tải trở thành một đỉnh cao chói lọi trong lịch sử văn học dân tộc. Sẽ là không thoả đáng nếu chúng ta so sánh nội dung của “Quốc âm thi tập” với “Khúc ca thần thánh” của Đantê. Xét về phương diện ngôn ngữ văn học mà nói, ngôn ngữ dân tộc đã tỏa sáng dưới ngòi bút của những bậc thầy như thế. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã là hiện thân cho một bước phát triển nhảy vọt kì diệu và trở thành người mở đầu cho nền văn học cận – hiện đại của Việt Nam. Một vĩ nhân như thế không phải chỉ riêng về một thời đại hay một dân tộc mà là của toàn nhân loại. Tổng giám đốc Tổ chức văn hoá- khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc cũng trân trọng đánh giá Nguyễn Trãi là “Sứ giả của dân tộc Việt Nam”, “Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”, và đi đến khẳng định: “Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những yêu công lý và nhân đạo trên đời nay”. NỘI DUNG Những vấn đề chung

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 53236 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tạo bước đột phá trong việc sử dụng tiếng Việt trong văn học dân tộc. Nếu như ở thế kỉ XVIII Nguyễn Du đã tạo nên niềm tự hào cho tiếng Việt, thì ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi là người xây nên niềm tin cho tiếng Việt. Sống và làm việc ở Thăng Long là “sang ở nước”. Còn ẩn cư là “sống ở làng”. Nông thôn và nông dân đã mang lại cho Nguyễn Trãi nhiều thứ: lương thực, thực phẩm, tình máu mủ trong gia tộc, tình làng nghĩa xóm. Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền, Cành bắc cành nam một cỗi nên. [...] Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp, Cương nhu cùng biết hết hai bên. (Bảo kính cảnh giới, bài XV). Yêu trọng người dưng là của cải, Thương vì thân thích nghĩa chân tay (Bảo kính cảnh giới, bài XVIII) Ức Trai lại viết: Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày (Bảo kính cảnh giới, bài XIX). Đến đây Ức Trai có đủ cảm hứng để hạ bút: Trời đã có kho vô tận, Dành để nhi tôn khỏi bợ vay (Bảo kính cảnh giới, bài XIX). Ông còn thoải mái viết những câu vượt ra khỏi mọi ràng buộc câu thức lễ nghi để thật sự hoà đồng cùng cây cỏ đất trời: Già chơi dầu có của no dùng, Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. Ngỏ tênh hênh nằm cửa trúc, Say lểu thểu đứng đường thông… (Thuật hứng, 16) Qua những câu thơ ở trên đã hình dung được đời sống và cốt cách của một nhà nho ẩn cư ở nông thôn của nước Đại Việt. Đây chính là bản sắc dân tộc trong thơ Nôm luật Đường của Nguyễn Trãi Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Nguyễn Trãi sử dụng thành ngữ, tục ngữ, câu nói dân gian gần với đời sống nhân dân. Nhiều tác phẩm, nhiều hình tượng, từ ngữ do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết xuyên suốt thời trung đại và hiện đại Không một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá lớn nào của nước ta không khẳng định, tôn vinh giá trị bất hủ của văn học dân gian. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng xác nhận Thôn ca sơ học ma tang ngữ” (Từ nhỏ học lời người trồng dâu, trồng đay qua những bài hát nơi thôn xóm). Hồ Chí Minh khẳng định văn học dân gian “ là những hòn ngọc quý”.Không chỉ tồn tại trong ý thức, những nhà thơ trung đại và hiện đại đã vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ và nghệ thuật ưu tú của văn học dân gian vào sáng tác của mình.Trong một thời kì lịch sử khá dài, chữ Hán được coi là một thứ chữ có tính quan phương, “ chính thức” thì việc học tập, vận dụng ca dao tục ngữ, thành ngữ dân gian vào các sáng tác đặc biệt là các sáng tác bằng tiếng nói dân tộc không chỉ có giá trị về phương diện nghệ thuật ngôn từ mà còn là một hành vi văn hoá thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Có câu ca dao: Số giàu đem đến dửng dưng Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu”. Trong thơ của mình, Nguyễn Trãi viết : Sang cùng khó bỡi chưng trời Lăn lóc làm chi cho nhọc hơi Đựợc thua , phú quý dầu thiên mệnh Chen chóc làm cho cho nhọc nhằn. Lại có câu: Còn duyên như tượng tô vàng Hết duyên như ổ ong tàn gặp mưa   Và  Còn duyên đóng cửa kén chồng Hết duyên cất quán ngồi trông bộ hành Trong Quốc âm thi tập có viết La ỷ dập dìu hàng chợ họp Cửa nhà bịn rịn tổ ong tàn Một câu ca dao khác là : Thật vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng   Quốc âm thi tập có câu Ngọc lành nào có tơ vết Vàng thật âu chi lửa thiêu           Trong nhiều bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng khá nhiều tục ngữ, thành ngữ. Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt đều thì lắp khuôn Lân cận nhà giàu , no bữa cốm Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết với người khôn học nết khôn Ở đằng thấp thì nên đằng thấp Đen gần mực , đỏ gần son. Đọc bài thơ này chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Trãi đã vận dụng sáng tạo nhiều tục ngữ: Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn Gần mực thì đen gần đèn thì sáng Chính vì thế , những kinh nghiệm được Nguyễn Trãi nêu ra trong bài thơ rất gần gũi với dân gian, dễ được nhân dân tiếp nhận và qua đó phản ánh cốt cách thân dân của nhà yêu nước vĩ đại  xứng danh “ Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” này. Ngoài ra , thơ Nguyễn Trãi dùng rất nhiều từ láy, ta cũng bắt gặp điều này trong thơ Nguyễn Du, bởi bản chất từ láy là gợi hình, gợi ảnh. Điều này khiến cho các tác phẩm thơ trở nên giàu hình ảnh hơn, sống động hơn, người đọc dễ hình dung được các hình tượng thơ. Ta nhận ra một Nguyễn Trãi thật tự do phóng khoáng giữa đất trời, thật táo bạo với những từ ngữ thuần Việt đắt giá “tênh hênh”, “lểu thểu”, “lẩn thẩn” mà vẫn không suồng sã, tưởng khó thành thơ mà vẫn lộ rõ cốt cách thanh cao nhưng giản dị của Nguyễn Trãi. Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao. Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch , Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao Khách đến vườn còn hoa lạc, Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (Mạn thuật, 35) Thể thơ Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ Nôm của mình. Ðây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Ðường luật. Ðiểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu sáu tiếng vào các câu 7 tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Ðường. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254) chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, chống lại ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Hoa. Ba tiêu (236)   Bản Nôm:  芭 蕭   自 橅 唏 春 卒 吏 添   苔 蓬 邏 牟 偷 店   情 書 蔑 幅 封 群 謹   陿 唏 兜 強 闦 娂 Dịch thơ : Cây chuối Tự bén hơi xuân tốt lại them Đầy buồng lạ mầu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem Hồn thơ ấy cũng không gò bó câu thúc trong khuôn khổ thơ luật Đường mà tìm cách thể hiện cá tính của mình trong những phá cách lục ngôn. Nghiêm cấm trong thơ chữ Hán bao nhiêu thì ông lại phóng túng trong thơ chữ Nôm bấy nhiêu, đó cũng là dấu ấn đặc sắc của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập.Người đọc có thể hình dung một Nguyễn Trãi “Cơm ăn chẳng quản dưa muối – Áo mặc nài chi gấm thêu” giữa một thiên nhiên rất giàu cảm xúc và đậm nét đời thường: Tùng (218-220)   (3 bài thủ vĩ liên hoàn) Bản Nôm: 秋 旦 夛 儍 拯 邏 怰 蔑 命 辣 課 倈 冬 林 泉 埃 浪 緥 乄 客  才 棟 梁 高 乙 奇 用 棟 梁 才 固 亖 朋 眉 茹 奇 隊 番 瀬 跬 台 檜 钖 駢 移 拯 動 雪 霜 体 乑 鄧 饒 挧 雪 霜 体 乑 鄧 饒 挧 固 餜 長 生 強 跬 台 琥 珀 苻 苓 認 買 別  涜 群 底 助 民 尼   Bản dịch: Thu đến cây nào chẳng lạ lung Một mình lạt thuở ba đông Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng Đống lương tài có mấy bằng mày Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay Cội rễ bền dời chẳng động Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành còn để trợ dân này. Tùng của Nguyễn Trãi là chùm thơ ba bài, đều viết theo tứ tuyệt, thất ngôn xen lục ngôn. Cấu trúc liên hoàn - thước kiều, tạo nên một chính thể nghệ thuật toàn bích, trong đó, ngôn ngữ liên kết, liền mạch, hình tượng cây tùng mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc nhiều vẻ. Vịnh cây tùng, Nguyễn Trãi khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của  riêng mình. Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. Văn chương chép lấy đòi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc, trừ tham,trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng. (Bảo kính cảnh giới ( bài 5)) Tuy nhiên, sự xuất hiện của các câu thơ 6 chữ đã làm phá vỡ kết cấu hoàn chỉnh của bài thơ Ðường luật, dẫn đến việc thất niêm, thất luật. Vì vậy, thể thơ này ngày càng ít đực sử dụng, nhường chỗ cho những thể thơ dân tộc khác hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc và niêm luật, nhịp thơ. Không thể đọc nó theo nhịp thơ Đường quen thuộc: Hầu nên khôn lại / tiếc khuâng khuâng mà chỉ có thể coi cả câu là một nhịp hoặc phân nhịp tương đối là Hầu nên khôn / lại tiếc khuâng khuâng. Câu thơ thuần như một thầm nhắc, buột ra dễ dàng, tự nhiên đến thú vị, không có sự câu thúc của thể thức, chương pháp Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng Thu đến đêm qua cảm vả mừng Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt Khoan khoan những lệ ác tan vầng. Cách sử dụng biền Văn cũng rất đa dạng, được viết theo kiểu văn tứ lục, dùng các câu ngắt quãng 4,6 chữ nối nhau. Kiểu tứ lục có thể biến thành các kiểu đối 4,4 - 4,4 hoặc 6,6 – 6,6 hoặc xa hơn nữa nhưng lối câu thịnh hành nhất,là lối biền văn cận thể tứ lục biến cách. Nhân nghĩa chi cử ,yếu tại an dân. Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử đạo. (4,4 – 4,4) Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang (6 – 6) Trong mỗi câu gần 10 chữ ngắt nhịp theo nhịp 4,6 : Yết can vi kì,manh lẹ chi đồ tứ tập Đầu giao hưởng sĩ,phu tử chi binh nhất tâm. (Bình Ngô Đại Cáo) Trật tự này có thể đảo ngược thành 6,4 : Ninh kiều chi huyết thành xuyên,lưu tinh vạn lý, Tốt Động chi thi tích dã,di xú thiên niên (Bình Ngô Đại Cáo) Thể thơ 6 chữ xen 7 chữ với cách gieo vần thích hợp “Rồi hóng mát thưở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp gương, Thạch Lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng Liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng Ngư Phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dễ có ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương (Gieo vần ở cuối các câu 2,4,6,8) Thơ Nguyễn Trãi có sự ngắt nhịp rất nhiều và có sự gieo vần: Thơ Đường Luật, thơ thất ngôn bát cú là thể thơ cơ bản của thơ Đường Luật. Về vần trong 7 tiếng 8 câu thì tiếng cuối câu 1 và các câu chẵn vần với nhau (vần chân và độc vần) vần chủ yếu là vần bằng. Cũng có vần trắc nhưng ít hơn về luật:có sự luân phiên bằng trắc tạo lên nhịp cơ bản 223. Trong mỗi câu thơ phổ biến là luật bằng, vần bằng. Trong bài thơ “Bạch Đằng Hải Khẩu” đã thể hiện rất rõ: “Sóc phong xuy hải khí lăng lăng Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng Ngọc Đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích triết ngạn tằng tằng. Quan hà bách nhị do thiên thiết Hào kiệt công danh thử địa tầng Vãng sư hồi đâu ta dĩ hí Lâm lưu phủ ảnh khí nan thăng.” (Rút từ tập “Ức Trai Thi Tập”) Gieo vần chân : “Côn Sơn hữu tuyền, Kỳ Thanh linh linh nhiên Ngô dĩ vi huyền .” (Gieo vần chân ở cuối câu 1,3) Một cách gieo vần khác là : “Vãng sự nan tầm,thời di quá, Quốc âm vị báo,lão kham niên Bình sinh đôi bảo tiên ưu chí, Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.” (Hải khẩu dạ bạc hữu cảm) (Gieo vần chân cuối câu 2,4 (Niên – Miên ) (Gieo vần lưng ở giữa câu 2,3 (Báo – Bão ) Thể loại Nguyễn Trãi có rất nhiều đóng góp về thể loại tác phẩm Văn Học trong lịch sử Văn Học Việt Nam. Các thể loại Văn học chính thời kì Trung Đại là: Thơ, Phú, Chiếu, Biểu,Văn bia, Cáo, Truyện kí, Chính luận… trong đó, Nguyễn Trãi đã có những đóng góp rất quan trọng với một số thể loại chính như: Thơ,Văn chính luận,Chiếu,Cáo. Đây là những đóng góp rất quan trọng. Thơ Nguyễn Trãi để lại tập thơ là Ức Trai thi tập bằng chữ Hán và Quốc âm thi tập bằng chữ Nôm. Tiêu biểu nhất là Quốc Âm Thi Tập được viết bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ hiện nay còn lưu giữ được 254 bài. Hai tập thơ đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng thơ dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hàm xúc, tinh luyện, thâm trầm, đó là tập thơ Ức Trai thi tập.Những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi nói lên tư tưởng của người Nho gia, sống thanh thản hòa mình cùng thiên nhiên, không ham danh lợi tiền bạc. Tập thơ Ức Trai thi tập hiện có khoảng 99 bài được làm chủ yếu lúc Nguyễn Trãi ở ẩn tại Côn Sơn. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi bình dị mà tài hoa, thiết tha, đằm thắm, với một đặc điểm nghệ thuật độc đáo, đó là lấy thất ngôn xen lục ngôn là một dấu ấn kỳ lạ của nền thơ chữ Nôm dân tộc. Ông đã gắn liền Văn chương với sự nghiệp,gắn việc làm văn với nhiệm vụ làm người tư tưởng này được thể hiện trong các bài thơ Bảo kính cảnh giới. Nguyễn Trãi đã mở đầu cho việc sáng tác văn chương bằng chữ Quốc ngữ trong lịch sử văn học dân tộc. Tập thơ Quốc âm thi tập đã đưa Nguyễn Trãi trở thành một trong ba đại gia Thơ Nôm trong nền văn học Việt Nam (Cùng với Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương). Đao bút phải dùng tài đã vẹn. Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra lay thước. Điện Bắc đà đà yên phận tiên. ( Bảo Kính Cảnh Giới : Bài số 56) Những bài thơ của Nguyễn Trãi đã đóng góp vào nền Văn học Việt Nam. Những tư tưởng uyên thâm và nghệ thuật làm cho thơ Nguyễn Trãi độc đáo,và vô cùng đặc sắc. Văn Chính Luận Nguyễn Trãi trong các tác phẩm của mình, đặc biệt trong các tác phẩm chính luận, luôn có cái nhìn sâu rộng, cái nhìn thấu đáo và sâu sắc đối với thiên nhiên, xã hội đối với cuộc sống của đất nước,của nhân dân. Nguyễn Trãi đã làm nhiều bài văn chính luận trong các bài đó không thể không nhắc tới Quân Trung từ mệnh tập. Đó là tập văn xuôi do Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết trong màn trướng từ năm 1423-1427. Phần lớn là những thư từ gửi cho các tướng lính nhà Minh trong thời gian chiến tranh và các biểu dụ. Quân trung từ mệnh tập nêu rõ tư tưởng,lãnh đạo của Nguyễn Trãi đó là “Công tâm”. “Công tâm” là thu phục lòng người chiến đấu trên cả lĩnh vực ngoại giao. Nguyễn Trãi đã có ý thức về tính chiến đấu của văn chương, và đã tự hào rằng mình biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Với những lời lẽ đanh thép,lý luận sắc bén, lúc mềm mại, lúc cứng cỏi, kiên quyết. Nguyễn Trãi đã giáng cho địch những đòn tới tấp trên mặt trận tư tưởng. Quân Trung từ mệnh tập xứng đáng tiêu biểu cho các loại văn chiến đấu của ta ngày trước. Ngoài Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi còn có các bài văn khác như: Chí linh sơn phú, Bằng Hồ di thực lục, Truyện Nguyễn Phi Khanh, Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục - đây là một tập sử ký về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Dư địa chí là một tác phẩm có giá trị về mặt địa lý, lịch sử và dân tộc học. Cáo Cáo là một thể loại tác phẩm Văn Học ở thời kì Trung Đại.Trên danh nghĩa của Lê Lợi sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của toàn dân tộc ta vừa kết thúc.Nguyễn Trãi đã viết bài Bình Ngô đại cáo.Đây là tiếng ca khải hoàn đồng thời cũng là bản tuyên ngôn đôc lập thứ hai thể hiện khí thế quân dân ta ở tầm vóc vũ trụ. Cáo có nghĩa là thông báo,tuyên bố một việc gì đó,đây là một thể loại hành chính dùng nhiều trong thượng thư,đó là các bài công bố của nhà vua trước công chúng.Đại cáo là thông báo rộng khắp cho toàn dân nghe. Bài “Bình Ngô đại cáo”được Nguyễn Trãi viết vào tháng 4/1428 thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quá trình đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước Đại Việt. Bài cáo được coi là áng thiên cổ hùng văn. Có ý nghĩa nhằm công bố cho mọi người biết những chủ trương chính trọng đại của toàn dân tộc.Như việc xây dựng hòa bình,đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng triều mới. Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu số câu chữ không hạn chế,văn phong mang tính chính luận nên trang trọng sắc bén,lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết chủ yếu dựa vào kiểu văn tứ lục dùng các câu cắt quãng 4,6 chư để nối nhau. Mở đầu bài cáo là tuyên bố chủ quyền của nước ta “Từ Triệu ,Đinh ,Lý ,Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”.Tiếp theo là những tội ác của giặc và những chiến công rực rỡ của quân ta “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,miền Trà Lân trúc chẻ tro bay” với những lời văn sinh động với những hình tượng sắc và mạnh, Nguyễn Trãi đã kể lại một cách xúc tích tất cả những sự kiện chính của cuộc kháng chiến đã miêu tả một cách tinh tế khí thế hào hùng của quân dân ta,cũng như bộ mặt man rợ cùa sự thất bại thảm hại của giặc Minh.Âm điệu hào hùng của Bình Ngô đại cáo là âm điệu của thời đại. Giá trị chủ yếu của Bình Ngô đại cáo là phát biểu chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo Bình Ngô Đại Cáo mang tính chính luận rất cao vì đó là lời thông báo với toàn thể dân tộc rằng khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi, nước Đại Việt ta giành được độc lập, Lê Lợi là người xứng đáng làm Vua người đứng đầu đất nước Đại Việt bấy giờ. Với tư cách sử dụng từ ngữ và lời văn sắc bén,lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Nguyễn Trãi đã để lại cho lịch sử văn học Việt Nam một tác phẩm văn học bất hủ. Đây là một áng thiên cổ hung văn - là bản tuyên bố đôc lập thứ hai của lịch sử Việt Nam ta. Đóng góp về nội dung Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão táp của lịch sử thế kỷ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biến động đó. Ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm. Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vốn sống đã ở độ chín, một suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời đầy phức tạp và một tình cảm nhân hậu đối với thiên nhiên, con người. Qua thơ Nguyễn Trãi, ta có thể hiểu thêm rất nhiều điều về con người Nguyễn Trãi với những khát vọng lớn lao và những tâm tư u uất. Trong thơ nguyễn Trãi ta thấy được những nội dung chính sau : Tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu quê hương đất nước , tấm lòng ưu quốc ái dân sâu nặng. Một tấm hồn nhạy cảm rộng mở, một chí khí hào hùng, một nhân cách cao thượng, một trí tuệ uyên bác, luôn tìm hiểu để nắm bắt nhưng quy luật của đời sống - nói cách khác là con người cá nhân trong văn chương Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng ưu quốc ái dân sâu nặng Tư tưởng nhân nghĩa với nhân dân Nhân và nghĩa vốn là khái niệm cũ của Nho gia.Chữ Nhân của Khổng Tử với chữ Nghĩa của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành những nguyên lý đạo đức và chính trị của giai cấp phong kiến nhằm củng cố nội bộ và xác định địa vị thống trị của nó đối với nhân dân. Vì vậy, chữ Nhân và Nghĩa lại được những nhà văn hóa dân tộc Việt Nam ta từ Trương Hán Siêu , Nguyễn Văn Ngạn cho đến Chu An , Phạm Sư Mạnh hiểu theo ý nghĩa rộng rãi và tích cực , vượt ra khỏi nhận thức và nhãn quan của Nho gia . Nhân và Nghĩa bao hàm những quan hệ tốt giữa người với người , Nhân và Nghĩa không phải là những tiêu chuẩn đạo đức chỉ dành cho riêng một thiểu số ưu Việt và cao quý nào . Từ ý nghĩa rộng rãi và tích cực như vậy , Nguyễn Trãi lại đi xa hơn nữa là gắn nhân nghĩa với lòng yêu thương nhân dân. Nhân và Nghĩa là sức mạnh để chiến thắng hung tàn và cường bạo nhưng cũng lại chính vì thế mà chí nhân, đại nghĩa lại là nền tảng của tư tưởng bao dung độ lượng đối với kẻ thù đã đầu hàng. Nhân nghĩa vê thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta mà nội dung là coi trọng con người,coi trọng nhân dân,coi trọng sự nhân ái giữa con người với con người,coi trọng sự hòa hiếu giữa các dân tộc. Nguyễn Trãi đã để lại cho lịch sử văn học nước nhà một giá trị về tư tưởng thật quý báu: Việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu,làm đại tướng phải lấy nhân nghĩa làm nghĩa làm gốc. Đó là một nguyên lý mà Nguyễn Trãi coi như bất di bất dịch, là một tư tưởng xuyên suốt trong văn chương của ông . Ngay mở đầu Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Nguyễn Trãi đã gắn chặt nhân nghĩa với yên dân. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là làm sao cho nhân dân được sống trong hòa bình- ấm no-hạnh phúc. Yên dân là một điều suốt đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã vạch tội giặc một cách sắc sảo và nghiêm khắc: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bại nhân nghĩa ,nát cả đất trời Nặng thuế khóa , sạch không đầm núi… Nguyễn Trãi đã nhìn rõ những mối tai vạ mà giặc Minh đem lại cho nhân dân . Đối với Nguyễn Trãi cứu nước trước hết là cứu dân. Mặt khác Nguyễn Trãi đã nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Ông đã miêu tả nghĩa quân như một đạo quân có nguồn gốc từ nhân dân : “ Chúng dân bốn cõi một nhà ,dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phu tử ,hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.” Nguyễn Trãi đã nêu lên được tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Minh. Chúng dân ở đây tức là người làm ruộng và người đi ở. Phong trào do Lê Lợi lãnh đạo xét cho kỹ chính là phong trào nông dân khởi nghĩa chông xâm lược. Trong số thủ lĩnh của nghĩa quân, có thể có địa chủ, hào trưởng, nho sĩ, thương nhân trên lá cờ của nghĩa quân, có thể ghi chữ “đế”, chữ “vương” nhưng tất cả những cái đó không che lấp được tính nhân dân rất rộng rãi của phong trào. Nguyễn Trãi – người tham gia lãnh đạo phong trào đã hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của dân. Với Nguyễn Trãi dân là gốc của dân tộc – giữ được gốc ấy thì giữ được nước, trị được nước – mất gốc thì nước mất nhà tan – và giữ dân trước hết là giữ được lòng dân. Trong Quân trung từ mệnh tập ông thường nói đến những đau khổ của dân với tất cả tấm lòng xót xa, phẫn nộ và nói đến sức mạnh của dân với tất cả lòng quý mến và tin tưởng. Trong bài thơ Nôm Bảo kính cảnh giới (bài thứ 57) ông viết: Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách, Đem dân mựa nữa mất lòng dân. Trong bài thơ chữ Hán Mạn hứng ông viết: Nụy ốc thê thân kham độ lão Thương sinh tại niệm độc tiên ưu Trong bài thơ chữ Nôm Trần tình (bài thứ 1) ông viết: Quốc phú binh cường, chăng có chước, Bằng tôi nào thủa ích chưng dân. Thật rõ ràng : tư tưởng trọng dân, tình cảm thương dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi. Có điều là với “Bình Ngô đại cáo” thì tư tưởng ấy, tình cảm ấy, ý chí ấy đã được ông nêu cao như một tiêu đề trong một văn bản chỉnh thể của Nhà nước, trong bản đại cáo thiên hạ của triều đại mới. Qua cuộc sống chiến đấu của mình Nguyễn Trãi đã hiểu được rằng muốn thành công thì phải dựa vào sức mạnh của dân. Nhận thức về dân của ông không phải là một nhận thức mơ hồ mà là một nhận thức sâu sắc náy sinh thực tiễn nêu cao vai trò, vị trí của dân, Nguyễn Trãi đã phản ánh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử. Là tiếng vang của cao trào nhân dân, cao trào dân tộc hồi đầu thế kỉ XV. Nói đến nước trước hết là nói đến dân,thơ văn Nguyễn Trãi đã phát biểu tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Nói đến nước là nói đến dân.nhưng dân cần phải có nước.Và để bảo vệ dân thì phải bảo vệ cương giới của tổ quốc.Khẳng định quyền làm chủ của dân tộc đối với đất nước Việt vốn là nh.ững điều kiện thấm sâu vào ý thức của nhân dân ta hàng nghìn năm trước. Ba thế kỷ trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt đã làm vẻ vang cho dòng văn học viết với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” trong đó ông khẳng định rằng. Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên dịnh phận tại thiên thư Cương quốc của tổ quốc là thiêng liêng. Ý thức này lại được nâng cao thêm qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm các thời kỳ Lý, Trần qua mấy thế kỷ xây dựng kinh tế,phát triển văn hóa. Trong phần đầu bài “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi đã có ý kiến giống như Lý Thường Kiệt xưa kia về một đát nước “Cương giới rõ ràng” . Ông viết Như nước Việt ta từ trước Vốn đã xưng nền văn hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chia Phong tục bắc năm cũng khác Nhưng với Nguyễn Trãi thì vấn đề vấn đề không phải chỉ là ở chỗ “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.và nước ta xứng đáng là một nước độc lập là vì nước ta là một nước văn hiến đã lâu đời Từ thời Lý – Trần khi mà nhà nước Lý Trần khi mà nhà nước phong kiến có vai trò lịch sử trong việc tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp và xây dưng và bảo vệ đất nước Đại Việt đã có chính sách thân dân,khoan dân ,huệ dân. Đến Nguyễn Trãi ông đã nâng cao quan điểm đó cao hơn,đưa vào nội dung chủ nghiã yêu nước của Nguyễn Trãi không trừu tượng,nó gắn với những nhiễm vụ lịch sử cụ thể.Chủ nghĩa yêu nước ấy gắn với quan niệm nhân nghĩa nhưng quan niệm nhân nghĩa này không mơ hồ chung chung. Yêu nước và nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi là căm ghét đến xương tủy kẻ thù của Tổ quốc, kẻ thù của nhân dân. Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Cái yêu,cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh ranh giới giữa địch và ta rạch ròi. Trong tư tưởng của ông và chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trái có tính chiến đấu mạnh mẽ.Yêu nước là đấu tranh không mệt mỏi không khoan nhượng với kẻ thù và quyết Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo… Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi đề cao, ông cũng đề ra cho kẻ thù làm quan phải lấy nhân nghĩa làm đầu.Đó là chính sách thân dân.Bên cạnh điều trung với Vua. Nguyễn Trãi nhấn mạnh và trách nhiệm đối với dân. Chủ trương của Nguyễn Trãi là giản chính, khoan hình thỉnh thoảng cũng có khi dùng đến uy pháp,nhưng không nên lâu la,phải trở về với nhân nghĩa .Theo ông quyền mưu chỉ dùng để trị gian tà. Cốt lấy nhân nghĩa gìn giữ thì thế nước mới yên. Nguyễn Trãi bao giờ cũng gắn bó với đất nước,với nhân dân với cuộc đời .Và cũng vì thế mà lúc còn trẻ tuổi, lúc ra giúp nước cũng như lúc phải đi ở ẩn Nguyễn Trãi cũng chưa từng bao giờ quên nỗi tiên ưu , lo trước thiên hạ. Trong thơ Nguyễn Trãi, ta thường bắt gặp những từ “tiên ưu”, “ưu ái”. Ðây là nét ngời sáng trong tâm hồn Nguyễn Trãi: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuộn nước chiều Đông ( Thuật hứng) Oải ốc thê thân kham độ lão Thương sinh tại niệm độc tiên ưu Bình sinh độc bão tiên ưu chí Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên Gia sơn đường cách nghìn dặm Ưu ái lòng phiền nửa đêm Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái,.. Xuất phát từ một câu nói nổi tiếng của Phạm Trọng Yêm đời Tống, từ tiên ưu thể hiện rõ quan niệm sống cao cả: yêu nước thương dân, chiến đấu suốt đời vì nước vì dân. Quan niệm sống bao giờ cũng mãnh liệt tràn trề như nước ngày đêm không ngừng chảy ra biển Đông. Và tấm lòng ấy bao giờ cũng nặng nỗi ưu tư vì cuộc đời, vì con người . Nguyễn Trãi cho đến bạc đầu vẫn không nguôi nỗi niềm lo nước thương dân: Vãng sự nan tầm , thời dị quá Quốc ân vị báo,lão kham niên Bình sinh độc bão tiên ưu chí Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên. (“Hải khẩu dạ bạc hữu cảm”) Suốt đời mình, Nguyễn Trãi xem công danh chỉ là điều kiện giúp đời: Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia Vì nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bận dặm thanh vân (Ngôn chí 11) Nhà thơ luôn ý thức rõ ràng về trách nhiệm của một kẻ sĩ chân chính: Ðầu tiếc đội mòn khăn Ðỗ Phủ Tài còn lọ hái cúc Uyên Minh (Mạn thuật 9) Quốc phú binh cường chăng có chước Bằng tôi nào thuở ích chưng dân Những khát khao, mơ ước của Nguyễn Trãi luôn đi trước, chỉ đạo mọi hành động: Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương (BKCG 43) Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền (Tự thán 4) Từ mơ ước, tác giả thể hiện rõ một quyết tâm hành động: Khó ngặt qua ngày xin sống Xin làm đời trị mỗ thái bình (Tự thán 28) Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng (BKCG 5) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đi xuyên suốt trong lịch sử văn học nước ta. Đó là một tư tưởng mà theo đồng chí Phạm Văn Đồng nói : “ Suốt đời mang một hoài bão lớn làm gì cho dân để dân đỡ lầm than cự khổ.” Ông thật xứng đáng là nhân vật lịch sử đầu tiên nêu cao tư tưởng vì dân , tình cảm thương dân , tư tưởng quý trọng dân, tin theo dân. Nhận thức ấy góp phần hoàn diện quan niệm của Nguyễn Trãi về lực lượng chính trị , xã hội trong cộng đồng dân tộc. Tư tưởng nhân nghĩa với kẻ thù Chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi không trừu tượng , nó gắn với những nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa yêu nước ấy gắn liền với tưởng nhân nghĩa. Nhưng tư tưởng này cũng không mơ hồ, chung chung. Đề cao nhân nghĩa, Nguyễn Trãi căm ghét đến xương tủy kẻ thù của nhân nghĩa, tức cũng là kẻ thù của Tổ quốc. Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Cái yêu, cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh rạch ròi, ranh giới địch, ta trong tư tưởng ông không lẫn lộn. Chủ nghĩa yêu nước của ông có tính chiến đấu mạnh mẽ. Yêu nước là đấu tranh không mệt mỏi, không khoan nhượng với kẻ thù và quyết: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo Và cũng vì”chí nhân” mà quân ta đối xử khoan hồng với giặc đã đầu hàng. Nguyễn Trãi lấy làm tự hào mà viêt rằng khi tướng giặc đã chịu khuất phục thì thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh. Trong khi cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt địch, trong khi vạch tội giặc và đánh vào tinh thần chúng, Nguyễn Trãi đã luôn thể hiện ý chí hòa bình của nhân dân ta.Có một điều đáng quý là Nguyên Trãi yêu nước, yêu nhân dân, căm thù bọn giặc nhưng cũng lại thông cảm với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại vì cuộc chiến tranh do bọn phong kiến nhà Minh gây ra. Ông đã vạch tội tướng giặc đối với nhân dân Trung Quốc như sau:”…lại muốn cùng binh độc vũ, khiến những dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu li luôn năm phải nát gan ở nơi đồng cỏ…”(Thư gửi Vương Thông- bài số 28), và ông khuyên chúng nên hối cải”để tránh khỏi sự giết hại trong thành, hàn gắn được vết thương trong nước, hòa hiếu lại thong, can qua nghỉ mãi” (Thư gửi Vương Thông bài số 35). Mặt khác tư tưởng nhân nghĩa đối với quân địch cồn thể hiện bao dung, đọ lượng đối với kẻ thù. Điều đó được thể hiên bằng cách đàm phán, đối xử của Nguyễn Trãi đối với quân thù. Thể hiện rõ ở Quân trung từ mệnh tập và tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng cầu hòa , vì vậy mà Nguyễn Trãi đã dung những lời văn hết sức bình dị để thuyết phục kẻ thù chấm dứt chiến tranh để nhân dân hai nước được hòa bình. Kinh Dịch có câu : Cùng tắc biến, biến tắc thông. Nguyễn Trãi mang tư tưởng đó bằng các bức thư gửi cho tướng địch. Từ lí lẽ cho đến thái dộ nhưng bức thư của Nguyễn Trãi đều có ý nghĩa thuyết phục mạnh mẽ. Nguyễn Trãi rất chú ý đến đối tượng là kẻ đọc thư của mình. Đối với những tên ra mặt hung hãn như Phương Chính, Mã Kỳ thì cách xưng hô và lời văn thường có tính chất dả kích không thương tiếc. Trong nhiều bức thư gửi cho tướng giặc Nguyễn Trãi đã vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của chúng. Trong bức thư gửi Vương Thông, Sơn Thọ (Thư số 15), với một thái độ mềm mỏng, ông viết : Tôi nghe nói : Điều tín là vât báu của nước, người ta không có điều tín thì lấy cái gì mà làm việc?...Các ngài nếu thực không bỏ lời ước cũ, thì phàm làm việc gì cũng phải lợi hại rõ rang. Muốn rút qân thì cứ rút quân, muốn cố giữ thì cứ cố giữ, hà tất ngoài thì nơi giảng hòa mà trong thì mưu tính kế khác. Đừng nên trước sau trái nhau, trong ngoài bất nhất như thế…. Trong khi đó thì trên mặt trận ngoại giao, Nguyễn Trãi đấu tranh kiên quyết với giặc, dùng lý lẽ buộc chúng phải tuân theo lời ước cũ. Hầu hết các bức thư gửi cho tướng giặc khi chúng đã thất thế, Nguyễn Trãi đều nêu thiện ý của quân dân ta sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn quân của Vương Thông rút về nước yên ổn. Lập trường của Nguyễn Trãi lúc nói về địch và ta quả là một lập trương của một chiến sĩ. Để thuyết phục địch, co lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chinh đáng của tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch cho chúng con đường sáng sủa mà đi. Ông hay nhắc đến chữ thời và chữ thế. Ông viết cho Vương Thông như sau:Tôi từng xem Kinh Dịch ba trăm tam tư hào mà cốt yếu là ở chữ thời, cho nên người quân tử theo thời thông biến nghĩa chữ thời to tát lắm sao! Và Nguyễn Trãi nhận xét tình hình mà tính toán hộ tướng giặc như sau: Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua:nước luttj chảy tràn, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất.Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng. Nay những nơi quan ải hiểm yếu đều có quân và voi đồn giữ, nếu viện binh đến tất yếu phải thua, viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai. Ở nước các ông, quân mạnh ngựa tốt nay đóng ở cả miền Bắc để phong bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến niền Nam. Đó là điều phải thua thứ ba. Luôn động can qua, lien tiếp đánh dẹp, ngườ sống không vui, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư. Gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngôi, xương thịt hại nhau, gia đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ năm. Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giói càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc, quân sĩ trong thánh đều mệt mỏi, tự chuốc diệt vong. Đó là điều phải thua thứ sáu. Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất bại, ta lây lam tiếc cho các ông”(Thư số 35). Một mặt vạch con đường sáng cho tướng giặc, một mặt Nguyễn Trãi lại nêu cái lẽ tùy thời thông biến cho tướng giặc có thể dựa vào đó mà rút quân bớt xấu hổ. Trái lại những hạng người có thể tranh thủ được như Thái Phúc và tướng sĩ cấp dưới, thị từ cách xưng hô cho đến nội dung và lời văn đều có tính chất ôn tồn trọng thị. Đối với hạng tướng tá cấp cao như tổng binh Vương Thông, nếu thuyết phục được là cơ sở để kết thúc chiến tranh, thì Nguyễn Trãi tỏ thái độ kiên nhẫn vừa phê phán vưa tranh thủ. Còn như lời lẽ bằng các bài biểu và tấu gửi vua Minh thì lại nhún nhúng nhường . Ngay bằng thư từ gửi các tướng Minh , khi nói đến vua Minh thì bao giời cũng ra vr suy tôn . Đó chẳng qua chỉ là một thuật ngoại giao ,thực tế không ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia cả . Và cũng vì “chí nhân “ mà quân ta mà quân ta đối xử khoan hồng đối với quân giặc đã đầu hàng. Nguyễn Trãi lấy làm tự hào mà viết rằng khi tướng giặc đã chịu khuất phục thì thể lòng trời bất sát , ta mở đường hiếu sinh Trong khi cổ vũ quân dân tiêu diệt địch, trong khi vạch tội giặc và đánh vào tinh thần chung, Nguyễn Trãi luôn thể hiện ý chí hòa bình của nhân dân ta . Nguyễn Trãi yêu nước, yêu nhân dân, căm thù bọn tướng , nhưng cũng lại thông cảm với nhân dân Trung Quốc như sau: ..lại muốn cùng binh độc vũ , khiến những dân vô tội , liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao , những kẻ lưu ly , luôn năm phải nát gan ở nơi đồng cỏ ..(thư gửi Vương Thông –bài số 28), và ông khuyên chúng nên hối cải : để tránh khỏi sự giết hại bằng thành , hàn gắn được vết thương trong nước, hòa hiếu lại thông, can qua nghỉ mãi (Thư gửi Vương Thông- bài 35) . Nguyễn Trãi thật xứng đáng với truyền thống cao cả của dân tộc ta. Thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện sâu sắc đối với quân giặc Quân trung từ mệnh tập . Tác giả phải là người am hiểu đặc biệt và có tinh thần nhân đạo mới có thể viết lên những lời lẽ đanh thép thể hiện ý chí khoan dung , độ lượng với các tướng giặc nhà Minh . Bằng tất cả sự phân tích ở trên đã làm rõ tính nhân nghĩa trong sáng tác văn chương của Nguyễn Trãi . Góp phần đưa tên tuổi của ông vào nền văn học Việt Nam , xứng đáng là người anh hùng dân tộc , danh nhân văn hóa của thế giới . Ngoài ra, đối với Nguyễn Trãi, quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp. Thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng. Có khi, đó là những hồi ức đẹp thời thơ ấu: Quê cũ nhà ta thiếu của nào Rau trong nội, cá trong ao (Ngôn chí 13) Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm tháng xa quê tìm đường cứu nước: Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền (Mạn hứng) Có khi, đó là tình cảm thân thiết của tác giả đối với quê cũ, ngày trở về ở ẩn: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Côn Sơn ca) Nhà thơ cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống thanh bần, trong sách nơi quê hương, nơi thanh lọc tâm hồn, gìn giữ phẩm giá người quân tử: Ngày tháng kê khoai những sản hằng Tường đào ngõ mận ngại thung thăng Yêu quê hương, nhà thơ luôn trăn trở với khát vọng: làm gì cho quê hương Gia sơn cách đường nghìn dặm Sự nghiệp buồn, đêm trống ba Như ta đã biết, trước thời Nguyễn Trãi sống đã từng có các nhà văn , nhà thơ với những sáng tác viết về tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu quê hương đất nước , tấm lòng ưu quốc ái dân. Các nhà thơ đó là các nhà Vua - những nhà lãnh đạo của đất nước. Song thời bấy giờ đạo Nho đã chiếm ưu thế chi phối toàn bộ tư tưởng của các nhà văn , nhà thơ. Đó là tư tưởng tề gia, trị quốc , bình thiên hạ. Vì vậy tư tưởng nhân nghĩa ở thời thại này thường mang tính chất chính trị phục vụ cho giai cấp thống trị. Có tư tưởng nhân nghĩa ở một số nhà thơ là yêu thương nhân dân nhưng không được rõ nét. Đến thời Nguyễn Trãi sống cũng bị chi phối bởi tư tưởng của đạo Nho song ở Nguyễn Trãi đã có những bước tiến bộ. Nhân nghĩa đối với ông đó là “ an dân”. Suốt cuộc đời Nguyễn Trãi “ lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ” cũng chính vì tư tưởng nhân nghĩa này.Khác với các nhà thơ trước Nguyễn Trãi đề cao tính nhân dân, đề cao vai trò của nhân dân. Ông đã thấy được “dân là gốc của đất nước”. Còn gốc thì nước còn, mất gốc thì nước mất. Đó là nét nổi bật trong tư tưởng của các nhà Nho thời bấy giờ. Và Nguyễn Trãi đã mở đầu cho tư tưởng tiến bộ đó, đã đem lại giá trị tư tưởng tiến bộ, hiện đại cho nền văn học trung đại nước nhà Con người cá nhân trong văn chương Nguyễn Trãi Có thể nói một cách khái quát rằng tư tưởng văn học trung đại Việt Nam có hai xu hướng chính tác động tương hỗ. Xu hướng đầu tiên có thể coi là xu hướng chính thống, do các triều đại phong kiến và nho gia chủ trương, coi văn chương nghệ thuật như là một phương diện của chính trị thuộc về nghệ thuật lãnh đạo. Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí là những mệnh đề chủ yếu thuộc về xu hướng tư tưởng này. Xu hướng quan niệm “công lợi chủ nghĩa” về văn chương này đã tạo được nhiều giá trị văn chương to lớn, nhất là mảng sáng tác chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, song có hạn chế là chỉ một mực hướng về con người cộng đồng, ít hướng về con người cá nhân, con người đời thường, tạo nên những vùng cấm kỵ đối với sáng tác văn học, né tránh con người bản thể luận, không bàn đến quyền sống chính đáng của con người than xác, không coi trọng đời sống cảm xúc chân thực, hồn nhiên, tự nhiên của con người. Nếu quan niệm chính thống đề cao thơ nói chí với màu sắc duy lý, “ôn nhu đôn hậu” thì tư tưởng văn học phi chính thống lại đề cao vai trò của cảm xúc, nhấn mạnh tình. Chính dòng tư tưởng phi chính thống này lại phản ánh xu hướng sáng tác nhân đạo chủ nghĩa, lấy con người làm bản vị, coi trọng sự chân thực của cảm xúc. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng “ hình tượng cái tôi nhà Nho đứng bên trên, bên ngoài cuộc sống xã hội nhưng vẫn luôn trăn trở , suy tư về cuộc sống. Nhà Nho không quan sát, với nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các quy luật của hoạt động thực tại xã hội nhằm đưa ra các kiến giải riêng của mình, họ chỉ đơn thuần mượn thực tại ấy để diễn đạt các tư tưởng sẵn có. Một cung cách tiếp cận và phản ánh hiện thực như vậy không thể tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong văn học”. Nguyễn Trãi chính là người manh nha cho tư tưởng phi chính thống,ông đã dám sống thật với những khát vọng riêng của mình. Con người cá nhân trong thơ nguyễn trãi thể hiện rõ nhất qua hai tập thơ Quốc âm thi tập và Ức trai thi tập. Thơ Nguyễn Trãi không những có tính chất hoành tráng mà còn bộc lộ tâm hồn đa cảm của một con người đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời. Lời thơ của ông có khi vui vẻ, hóm hỉnh: Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành, Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. Biên canh nỡ phụ người đầu bạc, Đầu bạc xưa này có thủa xanh. (Tích cảnh, bài thứ 4) Ông đã cãi lý với người trẻ tuổi cười chê ông đầu bạc, nhưng rõ rang là ông yêu mến tuổi trẻ và tiếc rằng tuổi xuân của mình đã qua mất rồi: Dặng dõi bên tai tiếng quản huyền, Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn. Xuân xanh chưa dễ hai phen lại, Thấy cảnh cành thêm tiếc thiếu niên. (Tức cảnh, bài thứ 3) Trong thơ ,Nguyễn Trãi đã thể hiện con người trữ tình, chất nghệ sỹ của mình, ta có thể thấy qua bài thơ Cây chuối: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem. Bài thơ chỉ có 4 câu, nhưng đã gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, và tốn không ít giấy bút tranh luận, có người cho rằng buồng ở đây là buồng chuối, một buồng chuối tiêu chín cây tỏa hương thoang thoảng. Nhưng Xuân Diệu lại cho rằng “khi cây chuối đã trổ ra buồng rồi, thậm chí buồng chuối chín thì nó không còn có thể ra lá non, thậm chí lá non cuộn lại được nữa” vì vậy theo ông buồng ở đây là buông giai nhân. “buồng của cô gái bắt gặp tình yêu”. Nếu đúng như vậy thì Nguyễn Trãi quả thực là một là một người rất lãn mạn, đầy chất trữ tình. Trong Quốc âm thi tập, cái Tôi của Nguyễn Trãi đã hóa thân vào thơ: Ngoài cửa mận đào là khách đỗ Trong nhà cam quýt ấy tôi mình Ai hay, ai chẳng hay thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình Cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi Một ta khen ta, một Tôi phải đối diện với Tôi, đối thoại với Tôi Thơ Nguyễn Trãi luôn chan hòa tình cảm đối với thiên nhiên, con người. Ông có cách nhìn, cách cảm tuyệt với trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chân thành tha thiết trong tình bạn, hóm hỉnh nhưng tế nhị, sâu sắc trong tình người, ông xem thiên nhiên là bạn, láng giềng, anh em, những người an ủi mình trên đỉnh Côn Sơn cô độc Cò nằm hạc lặc nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa hai ngàn núi xanh Vì yêu thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã viết được những câu thơ tuyệt vời về vẻ đẹp của thiên nhiên: Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Ðêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh Với bạn, tác giả luôn bày tỏ tấm lòng chân thành tha thiết: Có thuở biếng thăm bạn cũ Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh Danh thơm một áng mây nổi Bạn cũ ba thu lá tàn Với con người, tác giả tỏ ra rất sâu sắc, nhạy cảm trong khi phát hiện những biến đổi, xao động phức tạp trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó ông còn là người yêu quê hương và gia đình tha thiết. Ông mất mẹ lúc mới lên sáụ, lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch) Khi làm quan, Nguyễn Trãi rất bất bình trước cảnh bọn quân thần gian tham nhưng mình lại không có cách nào khuyên vua, thơ ông đã tỏ ý chán nản muốn về quê, tiêu biểu là bài thơ Ngẫu thành (II): Là thôi! Tỉnh giấc kê vàng, Mới hay muôn sự thảy toàn hư không. Dựng nhà trong núi mà ưng, Sách xưa ngồi đọc nghe rừng nở hoa. Sau khi Lê Lợi mất, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần gièm pha nên phải cáo quan, về ở ẩn Côn Sơn, đơn độc ở Lệ Chi Viên, ông đã làm nhiều bài thơ nói lên tâm trạng,cảm xúc của mình, trong đó có bài thơ Côn Sơn ca nổi tiếng: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm Gắn bó, chan hoà với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn, chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương, chứng tỏ tâm tư tình cảm của ông với vạn vật. Những năm cuối đời nhiều bất hạnh, thơ Nguyễn Trãi đôi khi lắng đọng một nỗi niềm u uất, chán nản, bi quan, thậm chí thấm thía giọng điệu mỉa mai cho sự nghiệp anh hùng dở dang của mình: Say mùi đạo trà ba chén Tả lòng phiền thơ bốn câu Uất uất thốn hoài vô nại xứ Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh Có lúc, ông mỉa mai chính bản thân mình: Cưỡi gió lên cao chín vạn tầng Xưa kia lầm ví với chim bằng Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn: Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người Có lúc, ông ví mình như một chiếc thuyền con, giữa trời chiều mênh mông chẳng biết ghé bến nào: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu Nhà thơ là con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là cuộc đời của người anh hùng: Kim cổ vô cùng giang mạc mạc Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu (Vãng hứng) Giang san như tạc anh hùng thệ Thiên địa vô tình sự biến đa Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên (Quan hải) Trong bài thơ Thu nguyệt ngẫu thành, Nguyễn Trãi cũng thể hiện cái tôi cá nhân rất rõ,bài thơ nói lên nỗi buồn của ông trước cảnh “tình đời bạc”, và niềm vui khi được sống tự do giữa yên tĩnh của đất trời: Trầm ngâm thức dậy tựa thư phòng, Án toả hương bay khách sạch lòng. Yên tĩnh đất trời ghê vạn biến, An nhàn ngày tháng đáng nghìn chung. Thói nho lạnh nhạt tình đời bạc, Cõi thánh thung thăng đạo vị nồng. Đọc hết sách rồi không chút việc, Cạnh song mai lựa phím đàn rung. Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xét sâu sắc về cuộc đời: Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim (Thu nguyệt ngẫu thành) Tuy nhiên, vượt qua tất cả những bất hạnh, thăng trầm của cuộc đời làm quan bị ganh ghét, đố kỵ, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình Một tấc lòng son còn nhớ chúa- Tóc hai phần bạc bởi thương thu. Có âm điệu buồn trong thơ ông nhưng đó không phải là âm điệu chủ đạo. Vấn đề lớn lao nhất mãi làm ông quan tâm chính là ưu quốc, ái dân, lo cho đất nước và thương nhân dân. Ðiều làm tỏa sáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ sĩ chân chính. Trong thơ ông, ta thường thấy những tư tưởng triết học phương Ðông được dân tộc hóa và những kết luận có giá trị về quy luật của đời sống. Nhà thơ có những kết luận có giá trị về vai trò và sức mạnh vĩ đại của quần chúng, những người làm nên lịch sử: Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên (Quan hải) Ở yên thì nhớ lòng xung đột Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày Có khi, chính vốn sống, sự nếm trải trong cuộc đời thăng trầm đã giúp nhà thơ thấy rõ hơn bản chất của lòng người: Dễ hay ruột biển sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh nữa nước non quanh Nguyễn Trãi chính là người manh nha cho sự xuất hiện của con người cá nhân trong thơ, sau ông có rất nhiều nhà thơ học hỏi, Nguyễn Trãi đã từng nói “cho biết rõ cái thằng tao” đó chính là sự tự khẳng định lâm thời, khẳng định vị trí của mình trong xã hội, từ đây cái tôi ngày càng được thể hiện rõ,trong thơ văn ta bắt gặp rất nhiều cái tôi cá nhân.   Cái Tôi trong thơ bà Huyện Thanh Quan mang một tâm sự u hoài: ...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân nghoảnh lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta   Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Ðó là bài thơ Bánh trôi nước Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi: Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc      Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình, cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế : Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Nói đến ý thức cá nhân là nói đến toàn bộ sự tồn tại của con người trong những mối quan hệ cụ thể. Nó gắn với những nhu cầu vật chất, tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của mọi đối tượng. Tuy nhiên, trong thời kì trung đại, vì những lí do lịch sử xã hội nhất định, con người cá nhân không được quyền tồn tại với những nhu cầu của chính nó. Như vậy cũng có nghĩa con người chỉ còn là công cụ cho những giá trị trừu tượng. Đặc điểm này làm nên tính chất phi ngã của văn chương đương thời. Đó cũng là kết quả của quan điểm Văn dĩ tải đạo ngự trị trong đời sống văn học dân tộc suất cả nghìn năm. Nó hủy hoại cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Chỉ có những nghệ sĩ lớn mới thật sự vượt lên trên những giới hạn của thời đại. Điều này gắn liền với phút nổi loạn của con người cá nhân. Đó cũng là lúc văn học thực sự tiếp cận với các giá trị chân-thiện-mĩ. Con đường hiện đại hóa của văn học Việt Nam dưới một góc độ nào đấy là sự nối tiếp truyền thống nói trên. Nó vừa biểu hiện sự dân chủ hóa trong văn học vừa biểu hiện của tư tưởng nhân đạo. Đó là toàn bộ giá trị của cái mà chúng ta gọi là vai trò của kiến thức cá nhân trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Về điều này giáo sư Phan Cự Đệ : “ Sự sáng tạo nghệ thoật là của một cá nhân. Do đó, sự giải phóng cái Tôi của chủ thể sáng tạo đã làm nở rộ một thời kì văn học có những bông hoa giàu hương sắc.” Kết luận Việt Nam tự hào là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, những cái tên như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh … mãi mãi là những vì sao rực rỡ nhất trên bầu trời đất Việt. Với những công lao của mình, Nguyễn Trãi đã để lại cho những thế hệ sau bao bài học quý giá về tinh thần yêu nước, thương dân, dũng cảm chiến đấu cho đại nghĩa, đến chết mới thôi, cùng với đó là tư tưởng dám sống hết mình vì những khát vọng của bản thân. Những tình cảm vĩ đại và đức tính cao quý ấy đã thuộc vào truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi rất xứng đáng với cuộc đời rất đẹp của ông, đó là một cống hiến to lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Thơ văn Nguyễn Trãi đúc kết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là truyền thống đã được khẳng định trong công cuộc đại Phục Hưng dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Có thể nói thơ văn của ông là tấm kính hội tụ những ánh hào quang của quá khứ. Thơ văn. Nguyễn Trãi đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của quá khứ trong hoàn cảnh đương thời, khi mà nhân dân có vai trò chủ động hơn đối với lịch sử của đất nước. Với tư cách là nhà văn, nhà thơ,Nguyễn Trãi đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống. Một tư tưởng cao đẹp mà những tác giả sau này luôn phải học tập đó là : chỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân thì văn nghệ mới có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ và lớn lao. Thơ Văn của Nguyễn Trãi không những là di sản quý báu của dân tộc ta mà hơn nữa cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩa thời đại sâu sắc khi mà chúng ta đang chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.doc
Luận văn liên quan