Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI .6 1.1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .6 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và Phát triển bền vững 6 1.1.2. Bất bình đẳng xã hội và Công bằng xã hội .9 1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .12 1.2.1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 12 1.2.2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội .13 1.3. Các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 19 1.3.1. Mô hình “Công bằng trước – Tăng trưởng sau” 20 1.3.2. Mô hình “Tăng trưởng trước – Công bằng sau” 21 1.3.3. Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” .23 1.4. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .24 1.4.1. Trung Quốc .24 1.4.2. Hàn Quốc 27 1.4.3. Nhật Bản .29 1.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội 31 1.5.1. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội .31 1.5.2. Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy 32 1.5.3. Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế 32 1.5.4. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Tóm tắt chương 1 34 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (1995 – 2009) 35 2.1. KHÁI LƯỢC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI THỊ XÃ BÀ RỊA 35 2.1.1. Về lĩnh vực kinh tế 35 2.1.2. Về xã hội . 36 2.1.3. Các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của thị xã Bà Rịa . 37 2.2. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 38 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người . 38 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39 2.2.3. Vốn đầu tư phát triển . 43 2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội 45 2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa (1995-2009) . 47 2.3.1. Về lao động và việc làm 47 2.3.2. Về giáo dục và đào tạo 48 2.3.3. Về y tế . 50 2.3.4. Về xóa đói – giảm nghèo và an sinh xã hội 51 2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa . 53 2.4. Những yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 55 2.4.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng 55 2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng . 58 Tóm tắt chương 2 61 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 62 3.1. Những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 62 3.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội (2010 – 2020) 65 3.2.1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 65 3.2.2. Định hướng và mục tiêu của thị xã Bà Rịa . 66 3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020 68 3.3.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng . 68 3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển . 73 3.3.3. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và cán bộ-công chức 83 Tóm tắt chương 3 85 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf107 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, trước hết cần phải quan tâm đến các yếu tố nội tại cấu thành của sự tăng trưởng kinh tế (bao gồm: tích lũy tư bản, năng suất lao động và tiến bộ công nghệ) và tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3.3.1.1. Đẩy mạnh thu hút đầu tư Đầu tư góp phần làm tăng cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và do vậy tác động đến công bằng xã hội. Tăng đầu tư không chỉ tạo ra năng lực sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy tăng trưởng trong ngành xây dựng mà còn tạo ra thị trường cho hàng hoá và dịch vụ (như dịch vụ tài chính, thông tin, tư vấn, du lịch, thương mại, dịch vụ vận chuyển và kho vận, bán lẽ), giải quyết việc làm và do đó có tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế. 69 Với tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP của Bà Rịa trong thời gian qua đạt bình quân là 09,92%/năm là thấp, chưa thể đáp ứng kịp yêu cầu xây dựng và phát triển thị xã Bà Rịa thành một đô thị hiện đại. Vì vậy, trong giai đoạn 2010 – 2020, Thị xã cần tăng thêm vốn đầu tư (trong và ngoài nước) vào những lĩnh vực và dự án cần thiết, có nhiều tiềm năng phát triển hiệu quả, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư vào nguồn nhân lực (giao thông, trường học, y tế, điện, nước sạch, các công trình văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí). Không vì chủ trương xã hội hóa mà làm tăng sự đóng góp của người dân vào những nhu cầu thiết yếu như học hành, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, cần quan tâm hơn việc đầu tư vào nhà ở cho những người có thu nhập thấp. Đây là vấn đề cấp bách vì một đồng vốn trong hôm nay - hổ trợ cho người nghèo có nhà ở, còn tốt hơn hàng trăm đồng trong tương lai - để hổ trợ cho các ngân hàng đang trên bờ vực phá sản (vì cho vay “bong bóng” bất động sản) trong khi người nghèo không có khả năng mua một căn hộ giá rẻ. Vấn đề cấp thiết lúc này là đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình vào sử dụng, tạo ra nhiều sản phẩm, qua đó mà góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng tăng trưởng cần chú trọng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nếu như một công trình đã hoàn tất và chờ được sử dụng, hoặc mới đưa vào sử dụng nhưng chất lượng kém, sau đó lại đầu tư thêm vốn để sửa chửa hoặc làm lại, thì vốn đầu tư mới đó sẽ được tính vào tăng trưởng GDP (và hệ số ICOR có thể rất đẹp); nói cách khác, số lượng tăng trưởng thì có mà chất lượng tăng trưởng thì không. Vì vậy vấn đề chất lượng sử dụng của nguồn vốn đầu tư mới là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. 70 3.3.1.2. Nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động (tính theo giá trị tăng thêm) hiện nay ở ngành nông, lâm nghiệp của Thị xã nhìn chung là thấp, đạt 9,708 triệu đồng/lao động/năm. Vì vậy, phải đẩy mạnh đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng năng suất lao động và tăng nhanh thu nhập cho nông dân; Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, qua đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay, một số ngành dịch vụ ở Thị xã có năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm rất thấp như hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao (15,314 triệu đồng/lao động/năm), Đảng-đoàn thể xã hội (20,470 triệu đồng/lao động/năm), giáo dục đào tạo (23,477 triệu đồng/lao động/năm), phục vụ cá nhân và cộng đồng (22,497 triệu đồng/lao động/năm). Những ngành nêu trên lại chính là những ngành có lợi thế so sánh về vị trí, địa-chính trị của Thị xã nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm hành chính của Tỉnh trong tương lai. Vì vậy, Thị xã cần đầu tư mạnh hơn vào vốn con người nhằm nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng suất lao động và tạo ra giá trị gia tăng cao trong các ngành dịch vụ có lợi thế nêu trên. 3.3.1.3. Đầu tư vào tiến bộ công nghệ Đầu tư vào tiến bộ công nghệ là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao năng suất lao động và bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ KHĐT) phối hợp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp thường tiến hành đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính chất tình huống, chủ yếu là 71 công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Với thái độ đầu tư cho khoa học - công nghệ như vậy thì chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không mang tính cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế không bền vững. Việc đầu tư tiến bộ công nghệ phải gắn với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể là: không nên đầu tư tiến bộ công nghệ mang tính thâm dụng lao động - giá trị gia tăng thấp (đầu tư vào các ngành dùng nhiều lao động giản đơn như hàng may mặc, giày dép, đồ chơi), vì như vậy khu vực công nghiệp tuy có phát triển nhưng năng suất lao động không cao và trong tương lai Thị xã cũng chỉ là một “đại công trường đang thi công” mà thôi. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức như hiện nay, nên đầu tư vào các tiến bộ- công nghệ mang tính tăng lao động, giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao thu nhập và năng suất lao động xã hội. Tiến bộ- công nghệ làm tăng lao động xảy ra khi chất lượng hay kỹ năng của lực lượng lao động được nâng cao thí dụ như việc sử dụng băng ghi hình, máy ghi hình và các phương tiện truyền thông điện tử khác đối với việc giảng dạy tại lớp [22; tr. 157]. Việc đầu tư những tiến bộ- công nghệ như vậy (các ngành có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc dùng cho văn phòng, thiết bị viễn thông…) sẽ giúp cho Thị xã đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ có chất lượng cao và công nghệ cao, phù hợp với lợi thế so sánh, vai trò, vị trí của Thị xã và xu hướng phát triển kinh tế hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3.3.1.4. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao Chìa khóa để cải thiện công bằng về mặt kinh tế là khả năng tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm thu nhập thấp sang việc làm thu nhập cao hơn, cụ thể là: tiếp tục giảm dần tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư 72 nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là lao động ở khu vực dịch vụ trong tổng lao động xã hội. Để hướng tới một thành phố Bà Rịa phát triển hiện đại, trong cơ cấu ngành kinh tế thì các ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất (hiện nay khu vực dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng 29,13% GDP) và đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong nền kinh tế của địa phương. Đến nay, tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở thị xã Bà Rịa chiếm 33% là quá cao. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề nhằm tăng tỷ lệ việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Muốn giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp thì phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các phường, xã. Trong sản xuất nông-lâm-thủy sản, cần chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả, sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn; hình thành và phát huy lợi thế cạnh tranh của Thị xã nhằm sản xuất tập trung (chuyên canh, nuôi-trồng, chế biến) các sản phẩm thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày như: rau thực phẩm, cây cảnh, trái cây đặc sản (mít, nhãn, mãng cầu..), thịt xô các loại, trứng gia cầm, cá-tôm tươi sống, đậu đỗ, nước chấm. Đây cũng là những sản phẩm của mô hình nông nghiệp- sinh thái- đô thị. Trong sản xuất công nghiệp: tiếp tục phát huy lợi thế so sánh của Thị xã trong sản xuất và phân phối ngành điện, nước; khai thác công nghiệp khí hóa lỏng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thủy sản đông lạnh, gia súc-gia cầm, sữa chữa cơ khí, ô tô, sản xuất cửa nhôm, sắt, i-nox, hàng mộc dân dụng; chú ý tránh nguy cơ trở thành “ bãi thải công nghiệp”. 73 Trong khu vực dịch vụ cần phát triển mạnh hơn nữa các ngành dịch vụ chất lượng cao, gắn liền với phát triển các ngành công nghệ cao như điện tử- viễn thông-tin học, vận tải, khách sạn, nhà hàng, tài chính-ngân hàng-bảo hiểm, giáo dục chất lượng cao, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cao cấp theo nhu cầu của người tiêu dùng. Tổ chức lại mạng lưới kinh doanh thương mại, nâng cấp các chợ phường, xã; phát triển hệ thống bán lẻ, bán buôn nhằm phục vụ các nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài Thị xã. 3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Những thay đổi trong môi trường quốc tế hiện nay như ảnh hưởng của sự tăng giá toàn cầu về giá nhiên liệu và hàng hóa, trong khi lạm phát trong nước ở mức cao trong thời gian dài, đang nhanh chóng biến thành những cú sốc đối với nền kinh tế quốc gia, tác động đáng kể đến việc làm, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Trong bối cảnh có những diễn biến và đầy biến động như vậy, việc thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng quốc gia, từng địa phương cần được quan tâm đặc biệt, nhất là đối với những người nghèo dễ bị tổn thương bởi những cú sốc kinh tế. Mục tiêu của công bằng xã hội suy cho cùng không phải là sự công bằng trong thu nhập, mà xa hơn là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho mọi người dân, nhất là người nghèo, được tiếp cận bình đẳng với các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe, công ăn việc làm, an sinh và phúc lợi xã hội nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là phát triển con người toàn diện. Vì vậy, công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển của mỗi quốc gia và mỗi địa phương. Đối với thị xã Bà Rịa, việc thực hiện công bằng xã hội trong giai đoạn 2010 - 2020 cần tập trung vào các nhóm giải pháp, cụ thể như sau: 74 3.3.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục, đào tạo Công bằng trong giáo dục, nhất là ở bậc học từ phổ thông trở xuống, là phải bảo đảm cho người dân có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng như nhau ở mọi cơ sở, mọi vùng, miền, bất kể nguồn gốc xuất thân, giới tính, sắc tộc hay mức sống gia đình của người học (không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và hoàn cảnh của người học). Nói cách khác, công bằng trong giáo dục không phải chỉ là “bảo đảm không có học sinh nào phải bỏ học vì không có khả năng chi trả”, mà còn phải bảo đảm sao cho không có học sinh nào bị buộc phải thụ hưởng nền giáo dục chất lượng thấp do điều kiện kinh tế - xã hội hoặc địa bàn cư trú của mình. Chất lượng giáo dục thấp không chỉ kìm hãm lâu dài sự phát triển của một quốc gia mà còn tạo ra và duy trì sự bất công trong xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện công bằng xã hội. Trong giai đoạn 2010 - 2020, Thị xã cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi bậc học, mỗi cơ sở; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững vàng và tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, cụ thể các giải pháp như sau: Thứ nhất, tăng cường nguồn lực cho giáo dục Tiếp tục tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia: củng cố và duy trì kết quả xóa mù chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù chữ; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở một cách bền vững. Làm tốt việc phân luồng, giáo dục hướng nghiệp, phấn đấu thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Đầu tư xây dựng và phát triển các trường mầm non công lập ở khắp các xã, 75 phường bảo đảm hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đi học mẫu giáo. Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường trung học cơ sở ở những xã, phường chưa có. Quan tâm nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy-học và các điều kiện thiết yếu (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, tin học, sân chơi, bãi tập..) cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và Trung tâm GDTX-HN Thị xã theo chuẩn quốc gia (còn 14/34 trường , tỷ lệ 41,18% trường chưa đạt chuẩn quốc gia), từng bước giảm sự chênh lệch về điều kiện vật chất và chất lượng giáo dục giữa các trường cũng như giữa các phường, xã. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng ở các xã, phường tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế (trong và ngoài nước) tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục, đầu tư xây dựng các trường học tư thục (ở tất cả cấp học, bậc học) chất lượng cao; phát triển các hình thức liên kết đào tạo và dạy nghề đa dạng, linh hoạt (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, tại cơ sở sản xuất…). Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội. Thứ nhì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi bậc học, mỗi cơ sở, mỗi địa phương Cần coi trọng chất lượng cả 3 mặt giáo dục: dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người; đặc biệt là việc giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, kỹ năng thực hành, ứng dụng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh. Tập trung vào việc chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai lớp; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học trong từng bậc học. 76 Thực hiện chương trình phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp với ngành y tế giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Xây dựng và phát triển các trường THCS và THPT trên địa bàn thành trường chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài, chuyển một số trường sang học 2 buổi/ngày để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Củng cố và mở rộng hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp thị xã Bà Rịa. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng ở các xã, phường. Đa dạng hoá nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, nhất là các chương trình phổ biến kiến thức hành dụng, chuyển giao công nghệ,... đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người dân, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống cộng đồng. Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho mỗi bậc học; tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho mỗi bậc học. Đảm bảo tuyển dụng được các giáo viên có đạo đức và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục ở địa phương. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của các cơ quan nhà nước, đoàn thể và xã hội. Trong thực tế hiện nay, vẫn còn những rào cản trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục, nhất là đối với con em các hộ nghèo do các cán bộ quản lý giáo dục đề ra. Những rào cản này bao gồm các chi phí “ không chính thức” và đôi khi 77 “không minh bạch” trong nhà trường nhưng lại là những khoản chi đáng kể đối với các hộ nghèo (như tiền cơ sở vật chất, tiền mua đồng phục, sách giáo khoa, tiền học phụ đạo, hoặc các khoản tiền nộp khác). Đồng thời, chi phí cơ hội của việc đi học là cao đối với các hộ nghèo (khi không có trẻ em tham gia lao động sản xuất hoặc làm các công việc cho gia đình) cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho học sinh bỏ học hoặc không đến lớp. Rõ ràng, đây chính là những rào cản cho tăng trưởng, công bằng và phát triển bền vững. Vì vậy, cần công khai các chế độ miễn học phí (cho học sinh gia đình chính sách, các hộ nghèo), giảm học phí (cho các hộ cận nghèo) và hổ trợ một phần học phí (cho học sinh các hộ có thu nhập thấp). Đồng thời, nhà trường cần phối hợp với các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các cộng đồng dân cư nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội học tập cho các em là con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu, gắn học với hành, học với ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy-học ở từng cấp học. Tuyển chọn, cung cấp miễn phí các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học, quản lý phổ cập giáo dục hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng cho các trường thuộc phạm vi Thị xã quản lý. 78 3.3.2.2. Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân để nhân dân được khỏe mạnh và sống lâu Công bằng trong chăm sóc sức khỏe không có nghĩa là chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi thành viên của cộng đồng mà là cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người thực hiện có nhu cầu cần nó. Vì vậy, cần phải tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời xã hội hóa một cách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người. Trước hết, cần tăng đầu tư của Nhà nước vào ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Trung tâm Y tế Thị xã và các trạm y tế phường, xã vừa là nội dung vừa là biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người. Y tế công cộng là một nhân tố cấu thành nên phúc lợi, đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đối với năng suất của lao động và an sinh của người dân. Vì vậy, mạng lưới y tế cơ sở cần được tiếp tục đầu tư, tiếp tục thực hiện các chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi và tử vong bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tăng tuổi thọ trung bình khi sinh. Tiếp tục trợ giúp các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người già, người có thu nhập thấp được tiếp cận dịch vụ y tế, thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận và có tính chia sẽ cộng đồng sâu sắc trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, bảo hiểm y tế còn 79 tạo ra nguồn tài chính công đáng kể, giúp cho người tham gia bảo hiểm y tế có nguồn tài chính cho việc khám bệnh, chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Có nhiều hình thức bảo hiểm y tế, nhưng hình thức mang tính ưu việt nhất mà nước ta phải hướng tới trong chính sách bảo hiểm y tế là bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân với nguyên tắc mọi người dân đóng góp bảo hiểm y tế theo thu nhập cá nhân, người nghèo và người trong diện chính sách xã hội được Nhà nước hỗ trợ, nhưng khi khám bệnh, chữa bệnh thì được hưởng theo quyền lợi đã được quy định dựa trên nhu cầu chữa bệnh. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về bảo hiểm y tế, làm cho mọi người dân-kể cả những người đang khỏe mạnh nâng cao nhận thức, thấy được bảo hiểm y tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ và bảo hiểm y tế mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe gây nên khi ốm đau, bệnh tật. Để nâng cao chất lượng công tác khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tại các xã, phường cần đào tạo mới và đào tạo lại liên tục đủ về số lượng, thường xuyên nâng cao y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ của cán bộ y tế, đấu tranh đẩy lùi các tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Các cán bộ y tế cơ sở phải biết quản lý sức khỏe cộng đồng. Trước mắt, cần thực hiện việc quản lý sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên trước như trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi), bệnh nhân bị các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, những người trong diện chính sách ưu đãi của nhà nước, cán bộ công nhân viên công tác tại các cơ quan nhà nước. Huy động các nguồn lực của xã hội vào phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các đoàn thể phối hợp với ngành y tế triển khai các chương trình sức khỏe tại địa phương, tuyên truyền vận động làm cho mỗi người dân 80 hiểu và tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. Đồng thời, trang bị kiến thức và kỹ năng về tự bảo vệ và tăng cường sức khỏe để mỗi người dân có khả năng chủ động phòng bệnh và rèn luyện nâng cao sức khỏe của chính bản thân mình, loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe không chỉ là chữa bệnh mà còn là tăng cường hiểu biết của người dân về sức khỏe và lối sống khỏe mạnh. Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức sở hữu, kể cả đầu tư nước ngoài. Tạo thuận lợi cho người dân khám, chữa bệnh không lệ thuộc vào địa giới hành chính nơi cư trú; mở rộng các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bác sĩ gia đình, chăm sóc người già cô đơn, người tàn tật.Tăng cường quản lý chất lượng các nhà thuốc và hoạt động khám chữa bệnh ở các cơ sở tư nhân; làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; bảo đảm cung cấp nước sạch; phòng, chống các dịch bệnh, không để các dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, kiên trì thực hiện mục tiêu mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Đẩy mạnh phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế, đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. 3.3.2.3. Bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo nhằm thoát khỏi những cái bẫy của sự bất bình đẳng Những cái bẫy của sự bất bình đẳng bắt đầu xuất hiện khi những bất bình đẳng giữa các cá nhân và các nhóm người cứ bị kéo dài theo thời gian, trong hiện tại và qua nhiều thế hệ. Những cái bẫy của sự bất bình đẳng được nhìn thấy rõ qua tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao, tỷ lệ hoàn thành việc học tập phổ thông thấp dẫn đến thất nghiệp và thu nhập thấp, rồi lặp đi lặp lại (vòng luẩn 81 quẩn) qua các thế hệ: từ đời cha sang con trai, từ mẹ sang con gái. Sự tồn tại dai dẵng này làm suy giảm những động lực của cá nhân cho việc đầu tư và đổi mới, và làm suy yếu quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Để có thể thoát khỏi những cái bẫy của sự bất bình đẳng, cần quan tâm đặc biệt đến nhóm người nghèo và những nhóm người dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người già, gia đình neo đơn, những người tàn tật, mồ côi…) bằng cách cung cấp những mạng lưới an sinh xã hội cho những nhóm người dễ bị tổn thương. An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng một loạt những biện pháp cộng đồng nhằm chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, tai nạn, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già và chết. Vì vậy, cần xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, chủ yếu là phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng theo tinh thần xã hội hóa với sự hổ trợ một phần của Nhà nước, bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, tự vươn lên. Thực hiện các chính sách khuyến khích tạo việc làm; mở rộng các hình thức dạy nghề, hỗ trợ cho vay học nghề, nhất là đối với người nghèo không có đất sản xuất, những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa, hoặc lao động dôi dư do suy giảm kinh tế. Tạo cơ hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận dịch vụ công thiết yếu, cơ hội giáo dục, đào tạo, dạy nghề, việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, văn hóa, thể thao. Mở rộng và thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội với độ bao phủ toàn bộ các đối tượng dễ bị tổn thương trước những cú sốc thường kỳ, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người già, người bệnh, khuyết tật, người thất nghiệp. 82 Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, vươn lên no ấm, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Chính sách giảm nghèo không chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà còn tạo động lực cho sự phát triển. Tạo điều kiện cho mọi công dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và được hưởng thành quả chung của tăng trưởng kinh tế. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Mở rộng tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho vay học nghề, dạy nghề, tạo việc làm; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Phấn đấu từng bước thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa các đối tượng, giữa thành thị-nông thôn, không để chênh lệch giàu-nghèo trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Xu hướng chung hiện nay ở các nước đang phát triển không chỉ là “ người giàu ngày càng giàu thêm và người nghèo ngày càng nghèo hơn”, mà xu hướng đó còn là “ người giàu ngày càng giàu lên-nhanh- hơn người nghèo”. Vì vậy, cần tăng cường sự hổ trợ của Nhà nước, của cộng đồng xã hội cho người nghèo như trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo giảm bớt khó khăn, tự vươn lên thoát nghèo, đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại, bao cấp, trông chờ vào Nhà nước. 3.3.2.4. Tăng cường cơ sở hạ tầng và đô thị hóa để nhân dân có một điều kiện sống đàng hoàng Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kinh tê-xã hội, dịch vụ công quan trọng và các lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được như: hạ tầng giao thông, điện, nước, trồng cây xanh, cảnh quan đô thị, bưu chính-viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, khu vui chơi, giải trí, y tế, xử lý nước thải và chất thải rắn, bảo vệ môi trường …. 83 Đầu tư xây dựng các khu đô thị sinh thái hoàn chỉnh, các khu nhà cao tầng, khu biệt thự, nghĩ dưỡng cao cấp và các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đồng thời, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng và chất lượng nguồn vốn đầu tư. Cần quan tâm đến các khu dân cư, các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn; thu hẹp dần khoảng cách về phát triển đô thị hóa giữa các xã, phường. Tiếp tục tập trung chỉnh trang đô thị. Mục tiêu của đô thị hóa phải hướng tới bảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên-con người-xã hội trên cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh và đô thị sinh thái. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đô thị cần có một tầm nhìn dài hạn, khoa học và tổng thể. Đối với Thị xã hiện nay, cần tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được duyệt, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Chú trọng việc điều chỉnh qui hoạch tổng thể nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ di sản văn hóa và lịch sử, hình thành lối sống khoa học-văn minh, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ (tránh tình trạng ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường…như một số đô thị lớn hiện nay). 3.3.3. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và cán bộ-công chức Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không đem lại công bằng xã hội, ngược lại, nếu không thực hiện công bằng xã hội thì tăng trưởng sẽ không bền vững, xã hội sẽ mất ổn định. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ-công chức là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm công bằng xã hội. 84 Trước hết, cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân tại bộ phận một cửa liên thông từ Thị xã đến các xã, phường nhằm phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Tiến tới thực hiện chính phủ điện tử trong mọi giao dịch giữa cơ quan với cơ quan; giữa cơ quan với doanh nghiệp; giữa cơ quan với nhân dân và trong nội bộ đơn vị, cơ quan, trường học nhằm giảm các chi phí không cần thiết cho xã hội (chi phí mòn giầy) và thực hiện công bằng xã hội. Các cơ quan nhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý của mình trên cơ sở đảm bảo sự minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình trước nhân dân đối với mọi hoạt động, nhất là các dự án đầu tư công. Đồng thời, phải có cơ chế bảo đảm cho người dân được tham gia sâu và rộng nhằm ngăn ngừa những quyết định, những chính sách phục vụ các nhóm lợi ích, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, của địa phương và của đông đảo nhân dân. Muốn xây dựng chính quyền vững mạnh, cần phải xây dựng một đội ngũ “quan chức” thật sự giỏi, tận tâm, thanh liêm với một chế độ lương bổng phù hợp để quá trình đề ra các chính sách và thực thi các chính sách có hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy ở các nước như Singapore, Nhật bản, Hàn quốc…phát triển nhanh một phần nhờ vào đội ngũ công chức có năng lực thật sự, tận tâm và thanh liêm. Nếu không có một đội ngũ cán bộ giỏi và tốt thì mọi giải pháp dù hay cách mấy chỉ là tờ giấy lộn mà thôi. Trong bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện nay, một nhà nước quản lý tốt với một đội ngũ cán bộ giỏi và thanh liêm là hết sức cần thiết. Để có đội ngũ công chức đủ trình độ, trước hết đòi hỏi công tác tuyển dụng phải chuyên nghiệp, tổ chức thi tuyển công khai và công bằng. Đồng thời, phải kèm theo các chế độ sử dụng, lương-thưởng, thăng tiến, đãi ngộ, sát hạch và kể cả đào thải thích hợp. 85 Tóm tắt chương 3 Trong chương 3, luận văn đã trình bày những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội giai đoạn 2010 – 2020; trình bày những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020, đó là: - Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng. Chú trọng việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đầu tư vào tiến bộ-công nghệ và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tập trung vào các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và xóa đói - giảm nghèo, tăng cường cơ sở hạ tầng và đô thị hóa. - Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của các cơ quan công quyền và cán bộ- công chức: đảm bảo công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức giỏi, tận tâm và thanh liêm. 86 KẾT LUẬN Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi của mọi thời đại. Mặc dù đã có nhiều mô hình và ý kiến khác nhau, nhưng đến nay cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định: tăng trưởng tự nó không đem lại công bằng xã hội được (trường hợp Trung Quốc), và ngược lại, công bằng xã hội không dựa trên tăng trưởng kinh tế thì chỉ là công bằng mong manh (trường hợp các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam trước đây). Tăng trưởng kinh tế có thể đi đôi với công bằng xã hội (Oshima) miễn sao đời sống nhân dân được cải thiện hoặc không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên (WB). Thực tiễn kinh nghiệm của các nước (Nhật Bản, Hàn Quốc) đã cho thấy tăng trưởng kinh tế là cơ sở vật chất để tạo điều kiện thực hiện công bằng xã hội, ngược lại, việc thực hiện công bằng xã hội tạo động lực cho phát triển bền vững. Vì vậy, tăng trưởng và công bằng không hề có sự mâu thuẫn nhau, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội không phải là sự đánh đổi, loại trừ mà là quan hệ biện chứng, phụ thuộc lẫn nhau. Đối với nước ta, việc xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được Đảng ta lựa chọn, đó là : “ kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Qua thực tế nghiên cứu tại thị xã Bà Rịa cho thấy việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giai đoạn 1995 – 2009 đạt nhiều tiến bộ, đó là: - Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tăng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ, vốn đầu tư phát triển sử dụng có hiệu quả, năng suất lao động tăng cao góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã. Đồng thời, việc thực hiện công bằng xã hội đạt 87 nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như: giáo dục có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; xóa đói-giảm nghèo và an sinh xã hội được quan tâm; và thành tựu nổi bật nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hóa tại Thị xã. - Tuy nhiên, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại Thị xã trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém là: tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng và việc thực hiện công bằng xã hội nhìn chung còn bất cập và độ bao phủ chưa rộng. Trong giai đoạn 2010 - 2020 tới vẫn còn nhiều thách thức trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, cụ thể là: Một, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng: giải pháp đề xuất là tăng vốn đầu tư phát triển bằng cách thu hút đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội; chú trọng đầu tư và ứng dụng các tiến bộ-công nghệ nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm; tập trung đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mô hình nông nghiêp-sinh thái-đô thị, công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao nhằm phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa-chính trị của một trung tâm tỉnh lỵ sắp tới. Hai, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển: giải pháp đề xuất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đồng đều ở mỗi trường, mỗi xã, phường; tăng đầu tư và tăng chi ngân sách cho y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân; mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, chú trọng đào tạo nghề là biện 88 pháp tốt nhất để xóa đói, giảm nghèo; tăng cường cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và xây dựng Thị xã thành đô thị hiện đại, xanh và sạch. Ba, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và đội ngũ cán bộ-công chức: giải pháp đề xuất là hướng tới thực hiện chính phủ điện tử; thực hiện các chế độ công khai, minh bạch và trách nhiêm giải trình với nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ-công chức giỏi, tận tâm và thanh liêm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa thông qua các chỉ số theo thông lệ quốc tế hiện nay (như GINI, HDI, chênh lệch giàu – nghèo...) do không có đủ dữ liệu trong niên giám thống kê hàng năm ở cấp huyện, thị xã và kể cả tỉnh. Đây chính là những vấn đề còn tồn tại và cũng là những vấn đề mà tác giả thấy cần phải nghiên cứu tiếp khi có điều kiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thành Tự Anh (2008), “ Trung Quốc : Từ tăng trưởng bằng mọi giá tới phát triển hài hòa”, http;//www.tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/Print 2. GS.TS.Vũ Đình Bách – GS.TS.Trần Minh Đạo (đồng chủ biên) (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo Giảm nghèo thị xã Bà Rịa, Báo cáo tổng kết các năm từ 1995 đến 2008 4. Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard (2008), “ Lựa chọn thành công – Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam”. 5. David Begg (2007), Kinh tế học vĩ mô, (bản dịch) Nxb. Thống kê, Hà Nội. 6. Phạm Mỹ Duyên (2006), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế- chính trị, Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. Đảng bộ thị xã Bà Rịa (2008), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã lần thứ 14 khóa III (mở rộng) tổng kết năm 2008. 8. Đảng bộ thị xã Bà Rịa (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã lần thứ 18 khóa III (mở rộng) tổng kết năm 2009. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Joseph E. Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, (bản dịch) Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Joseph E. Stiglitz (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, bản dịch của Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Chí Hải (2008), Bài giảng: Kinh tế học phát triển (Kinh tế học cho thế giới thứ ba) – Chương trình Cao học môn Kinh tế Phát triển, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Tp.HCM, Khoa kinh tế phát triển (2005), Kinh tế học phát triển, Tập bài giảng, Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 20. Vũ Minh Khương (2007), “ Đột phá từ triết lý phát triển”, VietnamNet, cập nhật các ngày 27, 28 và 29/4/2007. 21. PGS-TS. Nguyễn Văn Luân (2006), Kinh tế Vĩ mô ( Đề cương bài giảng,chương trình Cao học chuyên ngành Kinh tế học), Khoa Kinh tế-Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 22. Michael P.Todaro (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, bản dịch Nxb.Giáo dục, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập – t.9 (1958 – 1959) Xuất bản lầ thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập – t.9 (1966 – 1969) Xuất bản lầ thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học-Tập II, bản dịch Nxb.Thống kê, HàNội. 26. Ngân hàng Thế giới (2006), Báo cáo Phát triển con người. 27. GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp (2006), Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Phòng Thống kê thị xã Bà Rịa, Niên giám thông kê 2007-2008/2006- 2007/2005-2006; Số liệu thống kê thị xã Bà Rịa 10 năm (1995-2004) 29. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 30. Trần Thị Minh Phương (2005), Công bằng trong hoạt động sự nghiệp y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế-chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 31. Robert M.Solow, Bài diễn thuyết đoạt giải, (Hồ Phương Nga phiên dịch), cập nhật Tuesday,July 10,2007-05:40 PM, www.kinhtehoc.com 32. Phương Ngọc Thạch (2007), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội tại TP.HCM, Tạp chí Phát triển kinh tế-Tháng sáu 2007-tr.20. 33. GS. Trần Văn Thọ (2005), Biến đổi kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. GS. Trần Văn Thọ (2008), “ Điều kiện để Việt Nam phát triển bền vững”, 35.TS. Nguyễn Văn Trình (2002), Sự phát triển các học thuyết kinh tế, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội. 36. Trung tâm Dân số-KHHGĐ thị xã Bà Ria (2009), Báo cáo thực hiện chỉ tiêu Dân số-KHHGĐ các năm (từ 1996 đến 2008) 37. Trung tâm Thông tin-Tư liệu - CIEM (2006), “ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong chính sách phát triển”. 38. Trung tâm Y tế thị xã Bà Rịa (2009), Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động 15 năm ngành y tế thị xã Bà Rịa. 39. Phạm Thị Tuệ (2001), Giáo trình kinh tế phát triên I, Bộ môn Kinh tế phát triển, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 40. Trần Lệ Thủy (2004), “ Cải cách chính sách phát triển kinh tế ở Trung Quốc”, 41. UNDP, Human Development Indices 2008; Human Development Report 2007/2008. 42. UNDP, Human Development Report 2009. 43. Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bà Rịa (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế- xã hội năm 2008 và một số nhiệm vụ, biện pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009. 44. Vietnam Agenda 21 (2004), “Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu”, 45. World Bank (2007), List of countries by GDP (nominal) per capita, http:// en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_per_capita. 46. World Bank (1 July 2009), World Development Indicators database: Gross domestic product 2008, PPP. 47. World Bank (revised 24 April 2009), World Development Indicators database: Gross domestic product 2007. 48. TS. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Xoan (2002), Nhập môn Xã hội học, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 2.2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) của thị xã Bà Rịa theo giá so sánh (1994) phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1995-2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Tổng số Tăng trưởng (%) Chia ra Nông,lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số Tăng trưởng (%) Tổng số Tăng trưởng (%) Tổng số Tăng trưởng (%) 1995 392.805 - 50.248 - 234.056 - 108.501 - 1996 423.330 7,78 52.612 4,70 251.366 7,39 119.352 10,00 1997 483.457 14,21 59.716 13,50 287.109 14,22 136.632 14,48 1998 599.604 24,03 61.421 2,86 374.511 30,44 163.672 19,79 1999 765.801 27,72 68.002 10,71 479.786 28,11 218.013 33,20 2000 903.022 17,92 77.886 14,53 609.218 26,98 215.918 -0,96 2001 1.065.310 17,98 82.165 5,49 730.986 19,99 252.159 16,78 2002 1.270.033 19,22 84.609 2,97 887.904 21,47 297.520 17,99 2003 1.529.806 20,46 90.044 6,42 1.075.191 21,09 364.571 22,54 2004 1.812.289 18,47 105.140 16,77 1.292.061 20,17 415.088 13,86 2005 2.037.481 12,43 104.056 -1,03 1.435.795 11,12 497.630 19,89 2006 2.554.736 25,39 121.081 16,36 1.838.266 28,03 595.389 19,64 2007 3.000.782 17,46 124.469 2,80 2.151.133 17,02 725.180 21,80 2008 2009 3.626.194 4.325.487 20,84 19,28 133.534 147.161 7,28 10,20 2.565.504 3.003.655 19,26 17,08 927.157 1.174.671 27,85 26,70 Bình quân= 18,80 8,11 20,17 18,83 (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa 1995-2004, 2005-2009 và tính toán của Tác giả) Phụ lục 2.2.2.1: Cơ cấu ngành kinh tế của thị xã Bà Rịa theo giá thực tế Năm GDP (triệu đồng) Phân theo khu vực Công nghiệp Dịch vụ Nông, Lâm, Thủy Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) 1995 455.191 276.854 60,82 115.025 25,27 63.312 13,91 1996 560.480 349.012 62,27 143.052 25,52 68.416 12,21 1997 657.902 411.885 62,61 168.800 25,66 77.217 11,74 1998 771.199 483.696 62,72 201.437 26,12 86.066 11,16 1999 999.941 641.439 64,15 263.762 26,38 94.740 9,47 2000 1.171.340 784.088 66,94 283.630 24,21 103.622 8,85 2001 1.383.962 939.372 67,88 331.236 23,93 113.354 8,19 2002 1.649.477 1.140.354 69,13 390.822 23,70 118.301 7,17 2003 2.018.236 1.396.383 69,19 478.900 23,73 142.953 7,08 2004 2.416.315 1.691.879 70,02 545.260 22,57 179.176 7,42 2005 2.881.066 2.015.977 69,97 653.685 22,69 211.404 7,34 2006 3.532.646 2.516.449 71,23 782.103 22,14 234.094 6,63 2007 4.167.138 2.974.715 71,39 952.597 22,86 239.826 5,75 2008 2009 5.000.985 5.983.448 3.358.036 3.935.426 67,15 65,77 1.375.530 1.742.742 27,50 29,13 267.419 305.280 5,35 5,10 So sánh 2009 - 1995 +4,95 +3,86 -8,81 (Nguồn: Niên giám Thống kê của thị xã Bà Rịa và tính toán của Tác giả) Phụ lục 2.2.2.2: Cơ c theo ngành kinh tấu lao động phân của thị xã Bà Rịa Năm TS lao động đang làm việc (người) Cơ cấu lao động phân theo ngành Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Số lđ (người) Tỉ lệ (%) Số lđ (người) Tỉ lệ (%) Số lđ (người) Tỉ lệ (%) 1995 25.344 3.759 14,83 9.578 37,79 12.007 47,38 1996 26.253 3.969 15,12 9.922 37,79 12.362 47,09 1997 26.782 4.014 14,99 10.121 37,79 12.647 47,22 1998 27.265 4.029 14,78 10.304 37,79 12.932 47,43 1999 29.360 5.442 18,54 11.096 37,79 12.822 43,67 2000 33.481 9.276 27,71 12.653 37,79 11.552 34,50 2001 33.883 7.568 22,34 12.805 37,79 13.510 39,87 2002 34.197 7.655 22,39 12.924 37,79 13.618 39,82 2003 34.859 7.803 22,38 13.770 39,50 13.286 38,12 2004 35.323 7.907 22,39 13.350 37,79 14.066 39,82 2005 34.893 8.213 23,54 12.374 35,46 14.306 41,00 2006 35.850 8.663 24,17 12.695 35,41 14.492 40,42 2007 39.322 11.586 29,46 13.026 33,13 14.710 37,41 2008 2009 42.999 45.794 12.399 13.428 28,84 29,32 15.986 17.248 37,18 37,67 14.614 15.118 33,98 33,01 So sánh 2009 - 1995= 1,8 lần 3,57 lần +14,49 1,8 lần -0,12 1,26 lần -14,37 ế Phụ lục 2.2.3: Hệ số ICOR của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 Năm Vốn đầu tư Theo giá thực tế GDP Theo giá thực tế Tỉ lệ vốn ĐT/GDP (%) Tăng trưởng GDP Theo giá so sánh (%) ICOR (lần)(triệu đồng) (triệu đồng) 1995 12.050 455.191 02,65 - - 1996 25.257 560.480 04,51 7,78 0,58 1997 33.925 657.902 05,16 14,21 0,36 1998 29.753 771.199 03,86 24,03 0,16 1999 73.416 999.941 07,35 27,72 0,27 2000 84.777 1.171.340 07,24 17,92 0,40 2001 73.475 1.383.962 05,31 17,98 0,30 2002 90.322 1.649.477 05,48 19,22 0,29 2003 211.603 2.018.236 10,49 20,46 0,51 2004 179.005 2.416.315 07,41 18,47 0,40 2005 643.511 2.881.066 22,34 12,43 1,80 2006 642.172 3.532.646 18,18 25,39 0,72 2007 753.557 4.167.138 18,09 17,46 1,04 2008 2009 775.339 909.521 5.000.985 5.983.448 15,50 15,20 20,84 19,25 0,74 0,79 Bình quân trong giai đoạn= 09,92 18,80 0,56 (Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm và tính toán của Tác giả) Phụ lục 2.2.4: Năng suất lao động xã hội tính theo giá trị tăng thêm (giá thực tế) phân theo ngành kinh tế của Thị xã năm 2009 Ngành Giá trị tăng thêm (triệuđồng) Lao động đang làm việc (người) Năng suất lao động Ngành (đồng/người) 1 Nông, Lâm nghiệp 137.891 14.204 9.707.899 2 Thủy sản 55.633 914 60.867.615 3 CN khai thác mỏ 82.960 486 170.699.588 4 CN chế biến 733.761 8.141 90.131.556 5 SX và PP điện, nước 1.145.143 336 3.408.163.690 6 Xây dựng 552.897 4.465 123.829.115 7 Thương nghiệp-DV 704.931 7.449 94.634.313 8 Khách sạn nhà hàng 138.996 3.288 42.273.723 9 Vận tải, thông tin 88.813 1.307 67.951.798 10 Tài chính, tín dụng 83.839 302 277.612.583 11 Hoạt động KH-CN 35.095 27 265.871.212 12 KD tài sản, DV tư vấn 105 13 QLNN, ANQP 142.951 1.110 128.784.685 14 Giáo dục 34.488 1.469 23.477.195 15 Y tế, cứu trợ XH 21.031 566 37.157.244 16 Văn hóa,TDTT 3.216 210 15.314.286 17 Đảng, đoàn thể 6.346 310 20.470.968 18 Phục vụ cá nhân và cộng đồng 20.753 858 24.187.646 19 Làm thuê gia đình 8.946 247 36.218.623 Tổng số 3.997.687 45.794 Bình quân = 87.297.179 Phụ lục 2.4.1.2: Cơ cấu giá trị tăng thêm theo giá thực tế phân theo khu vực của thị xã Bà Rịa (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Tổng số Phân theo khu vực Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 1995 228.583 114.207 49,96 90.846 39,74 23.530 10,29 1996 266.947 136.974 51,31 104.829 39,27 25.144 9,42 1997 332.480 177.455 53,37 126.893 38,17 28.132 8,46 1998 399.743 215.096 53,81 153.418 38,38 31.229 7,81 1999 521.948 281.180 53,87 204.992 39,27 35.776 6,85 2000 724.868 472.125 65,13 183.777 25,35 68.965 9,51 2001 856.268 568.465 66,39 212.542 24,82 75.260 8,79 2002 1.021.800 692.837 67,81 251.016 24,57 77.947 7,63 2003 1.249.430 846.373 67,74 310.188 24,83 92.869 7,43 2004 1.493.612 1.026.339 68,72 352.899 23,63 114.374 7,66 2005 1.787.398 1.233.292 69,00 420.011 23,50 134.095 7,50 2006 2.166.097 1.509.767 69,70 510.420 23,56 145.910 6,74 2007 2.538.537 1.779.920 70,12 609.244 24,00 149.372 5,88 2008 2009 3.340.694 3.997.687 2.172.343 2.514.761 65,03 62,91 1.002.004 1.289.402 29,99 32,25 166.347 193.524 4,98 4,84 So sánh cơ cấu 2009 - 1995 (tăng + ; giảm - ) +12,95 -7,49 -5,45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57247364-luan-van-thac-si-kinh-te-mai-van-nghia-2-6527.pdf
Luận văn liên quan