Thẩm quyền của Công đoàn trong lĩnh vực lao động

Đặt vấn đề Với tư cách là một tổ chức chính trị -xã hội của giai cấp công nhân và người lao động công đoàn được pháp luật trao quyền giám sát với các cơ quan nhà nước đồng thời còn có thẩm quyền riêng trong lĩnh vực lao động. Trong phạm vi bài tập này, em xin tìm hiểu về vấn đề: “ Thẩm quyền của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực lao động”. II. Nội dung

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền của Công đoàn trong lĩnh vực lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề Với tư cách là một tổ chức chính trị -xã hội của giai cấp công nhân và người lao động công đoàn được pháp luật trao quyền giám sát với các cơ quan nhà nước đồng thời còn có thẩm quyền riêng trong lĩnh vực lao động. Trong phạm vi bài tập này, em xin tìm hiểu về vấn đề: “ Thẩm quyền của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực lao động”. II. Nội dung Trong lĩnh vực lao động, cở sở pháp luật cơ bản để xác định thẩm quyền của tổ chức công đoàn là các quy định trong Bộ luật lao động và Luật công đoàn. Từ quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) và điều 2 Luật công đoàn năm 1990 thì có thể thấy được các chức năng chủ yếu của công đoàn. Để thực hiện được các chức năng đó, pháp luật hiện hành đã quy định thẩm quyền cho công đoàn đồng thời đảm bảo thực hiện với các nội dung sau: 1. Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động: Đây là thẩm quyền của hệ thống công đoàn các cấp, biểu hiện rõ nét của mối quan hệ trong cơ chế ba bên. Sự tham gia này của tổ chức công đoàn được quy định tại Điều 4 Luật công đoàn năm 1990, Điều 156 BLLĐ sửa đổi, bổ sung, thể hiện mối quan hệ hợp tác, sự tôn trọng của các đối tác với tổ chức công đoàn, qua đó quyền và lợi ích của NLĐ được thừa nhận và bảo đảm thực hiện. 2. Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động: Đây là một trong những nhóm quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lí của tổ chức công đoàn. Vấn đề này đã được quy định tại Điều 12, khoản 3 Điều 181 BLLĐ sửa đổi, bổ sung; và khoản 3 Điều 6, Điều 9 Luật công đoàn năm 1990. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới quan hệ lao động. Đối tượng tham gia rộng rãi bao gồm tất cả các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp… có thuê mướn, sử dụng lao động. Hình thức thực hiện cũng đa dạng, công đoàn có thể tự mình tổ chức việc kiểm tra, giám sát (Khoản 3 Điều 6 Luật công đoàn) hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan (Khoản 4 Điều 6 Luật công đoàn; Điều 189 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung). 3. Quyền đại diện cho tập thể lao động kí kết thỏa ước lao động tập thể: Theo quy định tại Điều 11 Luật công đoàn; Điều 44, Điều 45, Điều 52 BLLĐ; Nghị định của Chính phủ số 196/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định của Chính phủ số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đình 196/CP thì thẩm quyền đại diện thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể là của tổ chức công đoàn cơ sở. Quy định này khẳng định địa vị pháp lý của công đoàn, tạo điều kiện để công đoàn thực hiện được chức năng quan trọng nhất là bảo vệ NLĐ, đảm bảo sự hài hòa ổn định trong quan hệ lao động. 4. Quyền tham gia xây dựng nội quy (quy chế lao động), xử lí kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất và chấm dứt hợp đồng lao động: Thẩm quyền này được quy định trong khoản 2 Điều 82 BLLĐ; khoản 3 Điều 87, Điều 91 BLLĐ; Điều 17, 31, 38 Bộ luật lao động; Nghị định của Chính phủ số 44/2003/N Đ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ.Việc trao cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở thẩm quyền tham gia xây dựng nội quy, xử lí kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất và chấm dứt hợp đồng lao động không chỉ là sự đảm bảo cho tính hợp lý và đúng đắn của các quy định nội bộ trong doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho tính khả thi cũng như hiệu quả của quá trình quản lý lao động, đồng thời hạn chế sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động, bảo vệ lợi ích hợp pháp của NLĐ. 5. Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động: Đây được coi vừa là quyền vừa là trách nhiệm của Công đoàn. Việc chăm lo đời sống NLĐ bao gồm từ khi tham gia hoạch định các chính sách, chế độ liên quan đến cải thiện các điều kiện lao động sinh hoạt cho NLĐ, từ việc đảm bảo các lợi ích vật chất cho NLĐ trong quan hệ lao động (tiền lương, tiền thưởng…) đến việc phối hợp với NSDLĐ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. 6. Quyền đại diện và tham gia trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp lao động và các cuộc đình công: Thẩm quyền này được thể hiện trong những khía cạnh sau đây: Quyền tổ chức đối thoại giữa lao động tập thể với người sử dụng lao động:Khi xảy ra mâu thuẫn giữ tập thể NLĐ và NSDLĐ, “Công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với thủ trưởng các cơ quan đơn vị, tổ chức hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động.” (Điều 10 Luật công đoàn 1990) Quyền tham gia giải quyết tranh chấp lao động: Trong trường hợp không thương lượng được, Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp ở Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hội đồng trọng tài lao động (Điều 162, 164 BLLĐ sửa đổi, bổ sung). Về nguyên tắc, Công đoàn tham gia với tư cách là một chủ thể, một thành viên độc lập trực tiếp giải quyết tranh chấp lao động. Riêng với tòa án nhân dân, nguyên tắc này chưa được áp dụng. Quyền tổ chức và lãnh đạo đình công: Theo quy định tại Điều 172a BLLĐ sửa đổi bổ sung thì việc đình công do Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo (chưa có một tổ chức công đoàn thì tập thể lao động cử đại diện tổ chức lãnh đạo). Quy định này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của các cuộc đình công (Điều 173, 174, 174a, 174b, 174c BLLĐ sửa đổi, bổ sung). Quyền khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể lao động: Công đoàn có thể thực hiện quyền này với tư cách là chủ thể độc lập hoặc với tư cách người đại diện. Thông thường quyền khởi kiện để bảo vệ tập thể lao động do Công đoàn cơ sở thực hiện, trừ trường hợp khoản 2 Điều 162 BLTTDS 2004. III. Kết luận Tóm lại, pháp luật đã ghi nhận tư cách đại diện lao động duy nhất của công đoàn trên nhiều phương diện của quan hệ lao động.Với địa vị pháp lý đặc biệt- là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì thẩm quyền mà pháp luật trao cho sẽ là điều kiện để công đoàn làm tốt chức năng của mình. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT NLĐ: Người lao động. NSDLĐ: Người sử dụng lao động. BLLĐ: Bộ luật lao động. HĐLĐ: Hợp đồng lao động. BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp Bộ luật lao động Luật công đoàn 1990 Giáo trình Luật lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Năm 2010. “ Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động đại diện công đoàn trong quan hệ lao động”, Nguyễn Hữu Chí,Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 6/ 2010 Một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm quyền của Công đoàn trong lĩnh vực lao động.doc
Luận văn liên quan