Thiết kế quy hoạch Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC QUY HOẠCH I.1.Hiện trạng: I.1.1.Giao thông Mạng lưới giao thông trong khu vực chưa phát triển, kết cấu đường hiện hữu chủ yếu là đường đá dăm kẹp đất. Mật độ giao thông và chất lượng mặt đường còn tương đối thấp. Tuyến giao thông chính trong khu vực là Quốc lộ 14, lộ giới 6-7m láng nhựa, tỉnh lộ 675 có lộ giới từ 4-5m, kết cấu đá dăm kẹp đất hoặc láng nhựa. Các tuyến đường khác đã xuống cấp, đôi chỗ đã lún sụt mất nền đường. Một số đường đất nhỏ rộng từ 3-4m phục vụ giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu . I.1.2.Nền xây dựng, thoát nước mưa · Nền xây dựng - Khu vực quy hoạch là khu ruộng ven hai bên suối Đăk Cấm cao độ nền từ 516m - 519m, - Địa hình đồi thoải có cốt từ 520m - 537m, độ dốc nền từ 3% - 8% chiếm khoảng 60% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải đắp nền ở khu vực lên cốt 523m. - Địa hình dốc, các đỉnh đồi ở cốt 540m -551m, độ dốc nền 10% chiếm khoảng 20% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải san nền tạo mặt bằng xây dựng. · Thoát nước mưa Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa chủ yếu được chảy xuống suối Đăk Cấm nằm ở giữa khu dân cư. I.1.3.Cấp nước Hiện tại, khu quy hoạch chưa có đường ống cấp nước, người dân trong khu vực chủ yếu dùng nguồn nước giếng khoan tại chỗ. I.1.4.Thoát nước thải Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải chủ yếu tự thấm xuống đất. I.1.5.Cấp điện Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum hiện tại chủ yếu là ruộng và đất trồng mầu. Một số nhà hiện trạng nằm ven đường TL675 hiện đang được cấp điện hạ thế từ trạm lưới Trường Sơn – 22/0.4KV-100KVA. - Các công trình điện có liên quan: + Trạm 110KV Kon Tum: Hiện tại trạm có công suất 110/35/22(15)kV-1x16MVA, nằm cách khu đất thiết kế khoảng 2km. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi phía đông khu đất thiết kế trên lề đường quốc lộ 14, cấp điện cho khu vực dân cư và công nghiệp dọc QL14. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi ngang khu đất thiết kế, cấp điện cho khu vực dân cư và công trình công cộng huyện Sa Thầy. - Lưới điện hạ thế: được cải tạo tương đối tốt theo dự án cải tạo lưới điện thành phố. - Lưới điện chiếu sáng đèn đường chưa được xây dựng. I.1.6.Thông tin liên lạc Khu quy hoạch chưa có hệ thống thông tin liên lạc Các quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng: - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD. - Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD: Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. - Quy chuẩn áp dụng đối với giao thông: - TCXDVN 104:2007 Đường đô thị yêu cầu thiét kế Tiêu chuẩn áp dụng đối với cấp thoát nước - TCXDVN 33:2006 - TCXDVN 2622:1995 - Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình -Yêu cầu thiết kế Tiêu chuẩn áp dụng đối với thoát nước thải - TCXDVN 7957:2008-Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế

docx54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế quy hoạch Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mùa khô từ tháng 11 đén tháng 4 của năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20% lượng mưa của cả năm. - Lượng mưa trung bình năm: 1805mm, thấp hơn Pleiku (2272mm) và các vùng khác có cùng cao độ. - Số ngày mưa trung bình năm: 131 ngày. - Lượng mưa với các tần suất: 1%= 204mm. 2%= 185mm. 4%= 175mm. 10%= 142mm. Bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình ngày: 2,2 mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất: 105 mm. Tháng thấp nhất: 53mm. Độ ẩm Độ ẩm trung bình năm : 79,5%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 86,7%. Gió Tốc độ gió trung bình 1,3m/s, cao nhất 27m/s. Mùa khô: Hướng Bắc. Mùa mưa: Hướng Tây Nam. Bão Khu vực KonTum không có bão. 1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn Khu vực thành phố Kon Tum có sông Đắkbla chảy qua theo hướng từ đông sang Tây, là nhánh của hệ thống sông SêSan. Sông Đắkbla bắt nguồn từ vùng núi cao Konplông, có chiều dài 143km, lưu lượng lớn nhất 2.040m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 14,1m3/s, lưu lượng trung bình 106m3/s. Thành phố Kon Tum nằm phía thượng nguồn thủy điện Yaly nên khi ngăn sông đắp đập để làm thủy điện vùng thượng lưu của đập sẽ chịu sự ảnh hưởng của mực nước. Các thông số kỹ thuật của hồ Yaly: - Cao trình đập 522m. - Cao trình ngưỡng 522m - Mái thượng lưu m = 1,9- 2. - Mái hạ lưu m = 1,7- 1,8. - 6 cửa khoang x 15m (rộng) x16,3m (cao). - Lưu lượng nước max ứng với tần suất 1/1000; Q = 13.733m3/s. - Mực nước gia cường ứng với tần suất 1/1000 là 517,86m. - Diện tích lưu vực Flv = 7.455km2. - Diện tích hồ (MNDTB) : 64,5km2 - Lưu lượng trung bình: 259,9m3/s - Tổng lượng dòng chảy: 8197.106m3 - Mực nước dâng bình thường: 515m. - Mực nước chết: 490m. - Diện tích ứng với mực nước chết: 17,2km2 Khu vực quy hoạch chi tiết có suối Đắk Cấm chảy theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, đổ vào sông Đắkbla, vì vậy chịu ảnh hưởng của mực nước thủy văn của sông Đắkbla và mực nước của hồ thủy điện Yaly, với các thông số như trên. 1.1.5 Đặc điểm địa chất công trình Nhìn chung khu vực nghiên cứu phải tôn đắp nền ở hai bên bờ suối Đắk Cấm và gia cố nền móng khi xây dựng công trình, toàn khu vực phải có bờ bảo vệ và chống xói lở. 1.1.6 Đặc điểm địa thuỷ văn Mực nước ngầm khu vực thành phố Kon Tum khá phong phú cách mặt đất 3 - 8m. 1.1.7 Đặc điểm địa chất vật lý Theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu, thành phố KonTum nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 5, vì vậy khi xây dựng cần đảm bảo an toàn cho công trình với cấp động đất trên. 1.1.8 Tình hình lũ lụt Khu vực nằm sát suối Đắk Cấm, thường bị lũ đầu nguồn đổ về do địa hình dốc nên lũ tập trung nhanh trong thời gian rất ngắn làm cho bờ suối dễ bị xói lở, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mức nước lũ lịch sử tần suất 1% là 522,75m của sông Đắkbla. Nguyên nhân : Do địa hình đầu nguồn dốc, dòng sông qua khu vực Thành phố uốn khúc, ngoằn ngoèo, hạn chế dòng chảy làm ngập lũ vùng trũng hai bờ sông. Một nguyên nhân nữa là tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, độ che phủ địa hình bị xói lở bóc mòn, gây ra sự bất lợi cho vùng hạ du. 1.2 Đặc điểm hiện trạng 1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất Khu vực thiết kế có diện tích 200ha chủ yếu là đất trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả của dân cư nông nghiệp thôn Thanh Trung và Phương Quý. Đất ở chủ yếu là khu vực dân cư ven Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675 và khu tái định cư của dân nông nghiệp trên khu vực đồi Vinh Quang. Đất dành cho các công trình cơ sở hạ tầng xã hội tại khu vực nghiên cứu chỉ là một trường tiểu học (trường tiểu học Vinh Quang II). Ngoài ra còn có đất các công trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và đất công trình tôn giáo (chùa Thanh Trung). Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất TT Hàng mục Diện tích Tỉ lệ (Ha) (%) Tổng diện tích khu nghiên cứu thiết kế 200 100 1 Đất ở 11,3 5,7 2 Đất CTCC – Trường học 0,8 0,4 3 Đất trồng mầu 33,9 17,0 4 Đất trồng cây ăn quả 44,0 22,0 5 Đất trồng lúa 35,5 17,8 6 Đất lâm nghiệp (rừng thông đồi Vinh Quang) 10,8 5,4 7 Đất tôn giáo- di tích (chùa Thanh Trung) 0,6 0,3 8 Đất cơ quan 1,0 0,5 9 Đất Công nghiệp – TTCN (X.N chế biến gỗ gia dụng, nông lâm sản…) 3,6 1,8 10 Mặt nước, sông suối (suối Đắk Cấm) 17,0 8,5 11 Đất chưa sử dụng , hoang hoá 35,7 17,9 12 Đất giao thông 5,8 2,9 1.2.2 Hiện trạng dân cư Khu vực thiết kế hiện có 103 hộ với 473 nhân khẩu thuộc phường Ngô Mây và xã Vinh Quang, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp và dịch vụ. Trong khu vực thiết kế hiện có 120 công trình nhà ở, chủ yếu là bán kiên cố, được xây theo kiểu nhà mặt phố và nhà vườn dân cư nông thôn. 1.2.3 Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật a. Nền xây dựng : b. Thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu hiện tại còn là ruộng và đồi thoải, nước mưa tự chảy tràn ra suối và sông. d. Nhận xét hiện trạng và đánh giá đất xây dựng. - Đất xây dựng không thuận lợi do ngập lũ có cao độ nền 516m - 519m, Chiều cao ngập so với mức nước gia cường của hồ YaLy từ 0,0 - 3,0m, chiều cao ngập lũ lịch sử 3,75m - 6,75m , khi xây dựng phải đắp nền, gia cố, có kè chống xói lở. - Khu vực ít thuận lợi do độ dốc nền 10%, cốt 540m - 551m, phải san nền từ 0,7m -2,3m. - Đất xây dựng thuận lợi cốt nền từ 523m -537m, chỉ san gạt cục bộ, nền đất chịu tải tốt. Bảng 1.2: Tổng hợp các loại đất Loại đất Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích 100 200 Cốt 516m - 519m 20 40 Cốt 520m - 537m 60 120 Cốt 540m -551m 20 40 1.2.4 Hiện trạng giao thông - Nằm ngoài phạm vi nghiên cứu thiết kế nhưng tuyến Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 675 có quan hệ mật thiết với khu đô thị. Bề rộng của Quốc lộ 14 là 6-7m với kết cấu bê tông nhựa, mật độ xe chạy 900-1000 xe/ngđ. Tỉnh lộ 675 có bề rộng là 4-5m với kết cấu bê tông nhựa và thấm nhập nhựa, mật độ xe chạy 150-180xe/ngđ. - Ngoài ra chủ yếu là đường đất dân sinh có bề rộng từ 2-3m. - Tổng diện tích đất giao thông hiện trạng trong khu vực thiết kế là 5,8ha. 1.2.5 Hiện trạng cấp nước Khu vực nghiên cứu chưa được cấp nước sinh hoạt của hệ thống cấp nước sạch thành phố Kon Tum. 1.2.6 Hiện trạng cấp điện - Khu vực quy hoạch khu đô thị Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum hiện tại chủ yếu là ruộng và đất trồng mầu. Một số nhà hiện trạng nằm ven đường TL675 hiện đang được cấp điện hạ thế từ trạm lưới Trường Sơn – 22/0,4KV-100KVA. - Các công trình điện có liên quan: + Trạm 110KV Kon Tum: Hiện tại trạm có công suất 110/35/22(15)Kv-1x16MVA; nằm cách khu đất thiết kế khoảng 2km. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi phía đông khu đất thiết kế trên lề đường quốc lộ 14, cấp điện cho khu vực dân cư và công nghiệp dọc QL14. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi ngang khu đất thiết kế, cấp điện cho khu vực dân cư và công trình công cộng huyện Sa Thầy. - Lưới điện hạ thế: được cải tạo tương đối tốt theo dự án cải tạo lưới điện Thành phố. - Lưới điện chiếu sáng đèn đường chưa được xây dựng. 1.2.7 Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT Nước bẩn chưa được thu gom, xử lý. Nước bẩn được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các khe suối hay nền đất tự nhiên. Chất thải rắn chưa được thu gom, phần lớn chất thải được sử dụng để san nền tại chỗ, còn lại thường được cho phân huỷ tự nhiên tại các khu vực đất trống, đất trũng. 1.3 Đánh giá chung a. Thuận lợi: - Điều kiện đất xây dựng thuận lợi - Địa hình cảnh quan tự nhiên đẹp - Dân cư thưa thớt - Kề cận với hệ thống giao thông đối ngoại đô thị - Có sự hấp dẫn đầu tư (các dự án trường chuyên nghiệp, khách sạn). b. Khó khăn: - Hành lang điện 110 KV chia cắt khu vực thiết kế - Vùng cốt ngập lòng hồ Yaly (< 519m) chiếm diện tích lớn (20% tổng diện tích khu vực thiết kế) - Nhà ở hiện trạng sát QL14(đường Hồ Chí Minh GĐ1). CHƯƠNG II: QUY HOẠCH GIAO THÔNG Hiện trạng Mạng lưới giao thông trong khu vực chưa phát triển, kết cấu đường hiện hữu chủ yếu là đường đá dăm kẹp đất. Mật độ giao thông, chất lượng mặt đường còn tương đối thấp. Tuyến giao thông chính trong khu vực Quốc lộ 14, lộ giới 6-7m láng nhựa, tỉnh lộ 675, lộ giới từ 4-5, kết cấu đá dăm kẹp đất hoặc láng nhựa. Các tuyến đường khác đã xuống cấp, đôi chỗ đã lún sụt mất nền đường. Một số đường đất nhỏ rộng từ 3-4m phục vụ giao thông nội bộ trong các khu dân cư hiện hữu . Cơ sở và nguyên tắc thiết kế Cở sở thiết kế: - Tuân thủ Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Kon Tum-Tỉnh Kon Tum do Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn lập năm 2007. - Tuân thủ các dự án quy hoạch chi tiết liên quan. Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực thiết kế, tỷ lệ 1/2000. Mặt bằng quy hoạch sử dụng đất của khu dân cư, tỷ lệ 1/2000. Các điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế. Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD. Quyết định số 03/2008/QĐ–BXD: Quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng. TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " TCXDVN 4054 : 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " 22TCN 21 – 06: "Áo đường mềm – các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế " Nguyên tắc thiết kế: - Thiết kế quy hoạch giao thông đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn quy phạm, mỹ quan đô thị. - Mạng lưới đường qui hoạch phải đảm bảo sự đi lại của người dân hợp lý, nối kết hài hoà và liên hoàn giữa các khu đất chức năng của khu đô thị vơí các khu chức năng khác trong thành phố Giải pháp thiết kế Giao thông đối ngoại - Mạng lưới đường đô thị được thiết kế trên cơ sở Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Kon Tum năm 2007, cải tạo chỉnh trang, xây dựng bó vỉa, hè đường trên các tuyến đường đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường chính đô thị đã xác định theo Quy hoạch chung. Các trục đường đô thị của khu quy hoạch bao gồm đường Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675. + Quốc lộ 14 chạy theo trục Bắc – Nam nằm ở ranh giới phía Tây của khu quy hoạch vừa có chức năng là đường đô thị vừa có chức năng phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân đi đến các khu chức năng trong phạm vi quy hoạch. Quốc lộ 14 là đường giao thông huyết mạch kết nối khu vực quy hoạch với thành phố Kon Tum cách 2km về hướng Nam. Đồng thời, kết nối khu quy hoạch với huyện Ngọc Hồi cách 70km về hướng Băc.Với vai trò và chức năng quan trọng như vậy ….? Chỉ giới đường đỏ: + Lòng đường: 10.5x2 = 21.0m + Hè đường: 5x2 = 10.0m + Dải phân cách: 2.5m +Tỉnh lộ 576 chạy theo trục Đông – Tây nằm ở ranh giới phía Bắc của khu quy hoạch có chức năng là đường đô thị đồng thời có chức năng phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân đi đến các khu chức năng trong đô thị. Tỉnh lộ 675 kết nối khu quy hoạch với huyện Sa Thầy Lộ giới 32m : + Lòng đường: 7.5x2 = 15.0m + Hè đường: 6x2 = 12.0m + Dải phân cách: = 5.0m Nhằm mục đích liên kết từ trung tâm thành phố Kon Tum đến khu quy hoạch ngoài ra còn giải quyết nhu cầu lưu thông từ khu quy hoạch với các khu vực lân cận. Giao thông đối nội Tổ chức mạng lưới giao thông trong khu dân cư theo dạng ô cờ, với những lý do sau đây: + Mặc dù là một đô thị miền núi nhưng địa hình khu dân cư Đăk Cấm tương đối thoải, độ dốc địa hình lớn nhất là 4% nằm ở hướng Nam khu dân cư. Tận dụng mạng giao thông hiện có của khu quy hoạch, tổ chức mạng lưới giao thông theo dạng ô cờ nhằm tạo sự thuận tiện và tăng khả năng kết nối. Mạng lưới giao thông đối nội được tổ chức như sau: +Đường phố chính đô thị thứ yếu bao gồm 2 trục đường D2 và N2 +Đường khu vực bao gồm đường N1, N3, N4 Giao thông công cộng Hiện tại, thành phố Kon Tum có 2 tuyến giao thông công cộng Với dân số 250 000, phương tiện phù hợp với quy mô dân số và đô thị là xe bus Để xuất tổ chức tuyến giao thông công cộng trên Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 675 và đường D2 với những lí do sau đây: + + Hệ thống giao thông nội bộ trong khu quy hoạch được tổ chức khá hoàn chỉnh và linh hoạt nhằm giải quyết tối ưu mọi nhu cầu lưu thông trong đô thị, hệ thống giao thông đối nội trong khu quy hoạch được tổ chức như sau: Hệ thống các trục đường chính đô thị bao gồm các trục đường có lộ giới 30,0m, mặt đường rộng 15,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 6,0m, dãi cách ly cây xanh ở giữa 3,0m. Bao gồm các trục đường như: Trần Quý Cáp, Đinh Tiên Hoàng, Đường số 14, Đường số 21, đây là các trục đường chính xuyên suốt đô thị có nhiệm vụ kết nối các khu vực chức năng lại với nhau. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu lưu thông trong bản thân đô thị với các khu vực xung quanh. Hệ thống các trục đường khu vực bao gồm các trục đường có lộ giới từ 22,0m đến 24,0m, mặt đường rộng từ 14,0-15,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 4,0-4,5m. Có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu lưu thông trong từng khu vực chức năng và giải quyết nhu cầu tiếp cận giữa các khu vực chức năng với các trục đường chính của đô thị. Hệ thống mạng lưới đường nội bộ ở đây cũng được tổ chức khá hoàn chỉnh và linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu lưu thông trong khu vực, chúng có lộ giới từ 12,0-16,0m, với hai làn xe lưu thông ngược chiều nhau có bề rộng mặt đường từ 6,0-8,0m kết cấu mặt đường bằng bêtông nhựa, vỉa hè mỗi bên rộng 3,0-4,0m. Giao thông tĩnh Bãi đỗ xe tập trung được bố trí tại 2 điểm: + Điểm thứ nhất: ở phía trước khu vực chợ, với diện tích: 3.165m2. Nhằm đáp ứng nhu cầu đậu đỗ xe của người dân khi mua sắm ở trung tâm thương mại và giao dịch ở các công trình dịch vụ, công cộng ở khu vực trung tâm. +Điểm thứ hai: bố trí ở phía Nam khu đô thị, gần khu công viên cây xanh, có diện tích: 2.900m2 để phục vụ nhu cầu đậu đỗ xe của người dân khi đến vui chơi, tham quan tại công viên và những công trình công cộng bên lân cận. Công trình cầu Tại những vị trí băng suối xây dựng cầu có bề rộng bằng với bề rộng đường nối lên cầu +Cầu vượt suối trên đường D2 rộng 27m +Cầu vượt suối trên đường N2 rộng 27.5m +Cầu vượt suối trên đường D4 rộng 24m +Cầu vượt suối trên Quốc lộ 14 rộng 33.5m Xây dựng cầu mới qua suối ĐăkCấm có khổ cầu bằng lòng đường xe chạy. Nút giao thông Trong phạm vi khu vực quy hoạch có ………………….. trong đó nút giao thông giữa Quốc lộ 14 và đường N2 là nút giao thông …………………. Các yếu tố kỹ thuật Bán kính bó vỉa tại nút giao thông: Bán kính bó vỉa được xác định theo công thức: (m) Trong đó: R1: Bán kính bó vỉa (m) R: Bán kính đường vòng quỹ đạo của xe ô tô (m), R theo công thức sau: B là chiều rộng làn xe ô tô ngoài cùng, lấy B=3.5m a: Chiều rộng làn xe thô sơ (m) Với là hệ số lực ngang tác dụng lên xe là độ dốc ngang của mặt đường. Do đó : R=0.0477 V2 (m) Đối với cấp đường khu vực lấy V=15-20 km/h nên R= 5.5-13.8m Việc tăng bán kính bó vỉa là điều cần thiết , tạo điều kiện cho xe cỡ lớn khi rẽ trái không gây cản trở cho xe phía sau. Với khu dân cư mới hình thành nằm trong đô thị loại III thì sức ép của vấn đề sử dụng đất không cao, nên chọn R=12m hoặc R=15m (tùy theo từng vị trí giao cắt sẽ lựa chọn bán kính phù hợp) chung cho toàn khu thiết kế. Tầm nhìn tại nút giao thông Chiều dài tầm nhìn S1: S1 =(m) Đối với Quốc lộ14: -V là vận tốc lúc bắt đầu hãm phanh (km/h). Theo lý thuyết, khi di chuyển vào nút giao thông vận tốc của xe sẽ giảm, giá trị theo lý thuyết là Vnút=0.6-0.7Vt khi vào nút. Vt: Vận tốc thiết kế tuyến (km/h), Vt=60(km/h). Vì Quốc lộ 14 có lưu lượng giao thông lớn hơn nên ưu tiên những xe di chuyển trên Quốc lộ 14 ........ Vnút=0.7Vt=0.7x60=42(km/h) -l0 là cự ly an toàn thường lấy từ 5-10m S1 === 63 (m) Đối với đường N2 Vnút=0.6Vt=0.6x60=36(km/h) CHƯƠNG III: QUY HOẠCH CHIỀU CAO - THOÁT NƯỚC MƯA Hiện trạng nền xây dựng, thoát nước mưa 1.1.Nền xây dựng - Khu vực quy hoạch là khu ruộng ven hai bên suối Đăk Cấm cao độ nền từ 519m - 520m thường xuyên bị ngập lũ, các khu vực này khi xây dựng phải gia cố nền móng và tôn đắp nền trung bình từ 2,8 ¸ 4,7m, đồng thời phải có kè chống xói lở bờ. - Địa hình đồi thoải có cốt từ 520m - 537m, độ dốc nền từ 3% - 8% chiếm khoảng 60% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải đắp nền ở khu vực lên cốt 523m. - Địa hình dốc, các đỉnh đồi ở cốt 540m -551m, độ dốc nền 10% chiếm khoảng 20% diện tích xây dựng, khi xây dựng phải san nền tạo mặt bằng xây dựng. 1.2.Thoát nước mưa - Khu quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa 2.1.Quy hoạnh chiều cao Nguyên tắc thiết kế: - Tận dụng địa hình tự nhiên, cân bằng đào đắp tại chỗ, hướng dốc nền tổ chức theo hướng dốc của địa hình tự nhiên để giảm khối lượng đào đắp. Không san đào quá lớn làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên, gây ra xói lở nền khi có mưa lớn. - Hướng thoát nước mưa theo hướng dốc của địa hình, tổ chức mạng lưới phân tán để giảm kích thước cống. 1.2.Chuẩn bị nền xây dựng: - Khu vực hai bên bờ suối Đăk Cấm dự kiến xây dựng khu dân cư, các công trình công cộng phải đảm bảo không bị ngập lũ có kè chống xói lở bờ suối. - Khu vực cây xanh công viên chỉ đắp nền đến cốt +520m ¸ +521m, tổng khối lượng đắp 597.960m3. - Khu vực dự kiến xây dựng nhà ở và các công trình công cộng và công viên ở đồi thoải và đồi cao san nền tạo mặt bằng xây dựng, kết hợp lấy đất đắp cho các khu trũng ven suối. - Cao độ nền từng lô đất theo cao độ khống chế ở các góc đường, độ dốc nền từng khuôn viên công trình 4% ¸ 5%, để đảm bảo cho thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu ở trên các trục đường giao thông. - Độ dốc dọc đường < 4% đảm bảo thuận tiện cho giao thông đô thị. * Giải pháp san nền cụ thể cho từng khu vực: - Khu vực Tây Bắc suối Đắkcấm, chạy theo tỉnh lộ 675, cao độ nền xây dựng từ +523,0m ¸+534m, chỉ san gạt tạo mặt bằng xây dựng, độ dốc dọc đường từ 0.3%¸1%, độ dốc nền các khuôn viên công trình đảm bảo 0,4%¸0,5%, thuận tiện cho giao thông đô thị và thoát nước mưa tự chảy vào hệ thống cống thu. - Khu vực một số công trình công cộng ven suối và các nhà vườn phía Bắc suối Đắk Cấm , phải đắp nền đến cốt +523m , đất đắp lấy đất đào hồ và nạo vét suối, chiều cao đắp từ 2,03m ¸2,94m . - Khu vực cây xanh công viên ven suối cao độ nền xây dụng từ +523m, kết hợp đào hồ mở rộng lòng suối làm hồ công viên cho khu vực, dồng thời thông dòng chảy cho mùa lũ, kết hợp lấy đất đắp cho các khu vực xây dựng. - Khu vực Đông Nam suối Đắkcấm ,các công trình công cộng và trường học, dân cư có cao độ nền xây dựng từ +524,0m ¸+ 541,0m, khu vực này phải san ủi mặt bằng xây dựng, chiều cao san ủi, đắp tại chỗ từ 0,71m¸1,84m, tận dụng địa hình cân bằng đào đắp tại chỗ. 4.2.3 Thoát nước mưa a. Hệ thống: Khu vực nghiên cứu là khu vực đô thị mới nên lựa chọn hệ thống cống riêng hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh đô thị. b. Mạng lưới: Phân chia lưu vực theo độ dốc địa hình tự nhiên phân ra các lưu vực nhỏ để giảm kích thước cống và độ sâu chôn cống. c. Hướng thoát: Hướng các cống chính thoát ra suối Đắk Cấm, các cống nhánh thoát ra cống chính nằm trên các đường giao thông. d..Kết cấu : Dùng cống hộp bê tông cốt thép, các cống tròn bê tông cốt thép tại các vị trí qua đường. e. Tính toán thuỷ lực: Tính toán thuỷ lực được áp dụng theo công thức cường độ giới hạn để chọn tiết diện mương cống được hợp lý, đảm bảo thoát nước nhanh và kinh tế nhất. Công thức tính toán: Q= m. F.Y.q Trong đó: Q- Lưu lượng tập trung (l/s). m- Hệ số phân bổ mưa rào. m= 1 khi F< 200ha. Y- Hệ số dòng chảy. Chọn Y= 0,6. q- Cường độ trận mưa (l/s). Tra bảng biểu đồ cường độ mưa trạm Pleiku. F- Diện tích lưu vực tính toán (ha). Stt Các loại vật liệu phủ mặt y 1 Mặt đường nhựa, bê tông xi măng, mái nhà 0,74 2 Mặt đường đá lát, mặt đường nhựa láng mặt 0,60 3 Mặt đường cấp phối 0,45 4 Mặt đường đá dăm 0,40 5 Mặt đường đất 0,30 6 Công viên, thảm cỏ 0,15 Tính toán cường độ mưa được tính theo công thức: Do trong bảng tra các trạm thủy văn không có khu vực tỉnh Kon Tum. Vì Pleiku là địa phương kế cận Kon Tum có điều kiện khí hậu, thủy văn tương đương với Kon Tum nên ta sử dụng các thông số của trạm thủy văn Pkeiku để tính toán. Ta có các thông số sau : b = 19.06 (hệ số có tính đến đặc tính riêng của từng vùng địa lý). C = 0.2329 (hệ số có tính đến đặc tính riêng của từng vùng địa lý). n = 0.899 (số mũ phụ thuộc vào từng vùng địa lý). q20 = 242.2 (cường độ mưa tính toán với thời gian 20 phút). Ta có: Hệ số dòng chảy: Diện tích các loại mặt phủ: mái nhà 46% (C=0.9) , mặt phủ atphan 22% (C=0.85), mặt đá dăm 12% (C=0.25), mặt lát cỏ có độ dốc trung bình 20% (C=0.2). Chu kỳ tràn cống P (năm) :2 năm Thời gian mưa tính toán t (phút) T = t1 + t2 + t2' (phút) Thời gian tập trung nước ở mặt đất t1 t1 = 5 ÷ 15 (phút) Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu t2 t2 = 1,25.Lr/vr (phút) (Lr ; vr : chiều dài rãnh và vận tốc chảy trong rãnh) Thời gian nước chảy trong ống mương t2' t2' = K.SLi/vi (phút) (Lr ; vr : chiều dài mương và vận tốc chảy trong mương K : hệ số xét đến sức chứa tạm thời , =2) * Giải pháp thoát nước mưa cụ thể cho từng khu vực: - Khu vực Bắc suối Đăk Cấm, nước mưa thu vào các cống của khuôn viên từng ô phố, sau đó thoát ra các cống trên đường phố, cuối cùng thoát ra suối Đắk Cấm. - Khu vực Nam Đắk Cấm, nước mưa được thu vào các cống nhánh trong từng khuôn viên, sau đó dẫn ra cống chính trên các đường phố, sau đó thoát trực tiếp ra suối Đắc Cấm. - Hệ thống cống có các loại kích thước :600 x600, 600x800; 800x800; 800x1000; 1000x1000; 1000x1200; 1000x1500; 2000x2000. 4.2. Các giải pháp kỹ thuật khác: - Kè bờ suối chống xói lở bờ, đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng hai bên bờ suối. - Các công trình xây dựng ven đồi cần chú ý làm kè chắn các mái dốc để chống trượt lở núi và đảm bảo an toàn cho các công trình. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC Quy hoạch cấp nước Nhu cầu cấp nước: Thành phần cấp nước: Nước cấp cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của người dân trong khu đô thị. Nước cấp phục vụ công cộng (cứu hỏa, trường học,….) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị Nước khu công nghiệp Nước thất thoát Nhu cầu cấp nước: Căn cứ theo TCXDVN 33-2006 và QCXDVN 01:2008 và theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dụng thành phố Kon Tum năm 2007, đối với khu dân cư Đăk Cấm, nhu cầu cấp nước là q=150 lít/người/ngày đêm, hệ số không điều hòa ngày K=1,3 và tỷ lệ dân số được cấp nước là 99%. Với dân số N= 10.000 người, lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt là: QSH =(m3/ngày đêm) Lưu lượng nước cấp cho công trình công cộng và khách vãng lai, theo TCVN 33:2006 lấy 10% QSH: QCTCC = 10% QSH = 10% x 1930.5 = 193.05 (m3/ngày đêm) Lưu lượng nước phục vụ công nghiệp và dịch vụ trong khu đô thị, theo TCVN 33:2006 lấy 10% QSH: QCN-DV = 10% QSH = 10% x 1930.5 = 193.05 (m3/ngày đêm) Lưu lượng nước cho khu công nghiệp tập trung, trong khu vực quy hoạch có khu công nghiệp tập trung nằm ở phía Tây rộng 3.2ha, theo định hướng quy hoạch chung khu công nghiệp này sản xuất hàng may mặc thành phầm, theo TCVN 33:2006 tiêu chuẩn cấp nước cho ngành công nghiệp này là 22m3/ngày/ha QCNTT = 22x3.2=70.4(m3/ngày đêm) Lưu lượng nước thất thoát trên mạng lưới. Theo TCVN 33:2006, lượng nước thất thoát cho phép trong ở giai đoạn 2020 là <20%( QSH+ QCTCC+ QCN-DV+ QCNTT). Nhằm tiết kiệm tài nguyên nước và giảm chi phí sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 lượng nước thất thoát trên mạng lưới là 15% QTT=15%(QSH+QCTCC+QCN-DV+QCNTT) =15%(1930.5+193.05+193.05+70.4)=358.05 (m3/ngày đêm) Tổng công suất cấp nước cho khu vực: Q = QSH+QCTCC+QCN-DV+QCNTT+QTT = 1930.5+193.05 +193.05 +70.4+358.05=2745.05(m³/ngày đêm) Như vậy, lượng nước cần thiết để cung cấp cho khu dân cư Đăk Cấm là 2746m³/ngày đêm. Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ trong ngày Hệ số dùng nước không điều hòa Kgiờ xác định theo biểu thức : Kgiờ max= αmaxxβmax Trong đó : αmax : Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình. Chọn: αmax = 1.4 βmax : Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư tra bảng 3.2 theo TCXD 33-2006. Đối với khu dân cư Đăk Cấm có 10000 dân thì βmax= 1.3. Kgiờ max= 1.4 ×1.3=1.8 Từ hệ số Kgiờmax xác định được phần trăm sử dụng nước trong ngày, ta có bảng thống kê sau: BẢNG THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG NƯỚC TIÊU THỤ TRONG NGÀY Giờ Qsh Qctcc Qcndv Qkcn Qtt Lưu lượng tổng cộng k=1.8 %Qsh m3 m3 m3 m3 m3 m3 %Qngđ 0--1 0.2 3.86 8.04 14.92 26.82 0.98 1--2 0.2 3.86 8.04 14.92 26.82 0.98 2--3 0.2 3.86 8.04 14.92 26.82 0.98 3--4 0.2 3.86 8.04 14.92 26.82 0.98 4--5 2.8 54.05 8.04 14.92 77.01 2.81 5--6 5.9 113.9 8.04 14.92 136.86 4.99 6--7 7 135.14 8.04 14.92 158.1 5.76 7--8 5.5 106.18 8.04 12.87 8.8 14.92 150.81 5.49 8--9 4.5 86.87 8.04 12.87 8.8 14.92 131.5 4.79 9--10 5.1 98.46 8.04 12.87 8.8 14.92 143.09 5.21 10--11 6.2 119.69 8.04 12.87 8.8 14.92 164.32 5.99 11--12 6.9 133.2 8.04 12.87 14.92 169.03 6.16 12--13 3.2 61.78 8.04 12.87 14.92 97.61 3.56 13--14 3 57.92 8.04 12.87 8.8 14.92 102.55 3.74 14--15 3.5 67.57 8.04 12.87 8.8 14.92 112.2 4.09 15--16 5.6 108.11 8.04 12.87 8.8 14.92 152.74 5.56 16--17 6.5 125.48 8.04 12.87 8.8 14.92 170.11 6.2 17--18 7.3 140.93 8.04 12.87 14.92 176.76 6.44 18--19 7.5 144.79 8.04 12.87 14.92 180.62 6.58 19--20 7.2 139 8.04 12.87 14.92 174.83 6.37 20--21 5.9 113.9 8.04 12.87 14.92 149.73 5.45 21--22 4.4 84.94 8.04 12.87 14.92 120.77 4.4 22--23 0.9 17.37 8.04 14.92 40.33 1.47 23--24 0.3 5.79 8.04 14.92 28.75 1.05 Tổng 100 1930.51 192.96 193.05 70.4 358.08 2745 100 Nguồn cung cấp nước: -Nguồn cấp nước cho khu dân cư Đăk Cấm được lấy từ nhà máy nước Kon Tum, với những lý do sau: + Theo định hướng quy hoạch, đến năm 2020 nhà máy nước Kon Tum sẽ nâng công suất lên 17000m3/ng.đ, đồng thời sẽ xây dựng mới 1 nhà máy nước có công suất 17000m3/ng.đ, đáp ứng 34000m3/ng.đ, phục vụ được nhu cầu dùng nước hiện tại của toàn đô thị và sự đô thị hóa trong tương lai. Như vậy, việc lấy nước từ nhà máy nước Kon Tum là đảm bảo về lưu lượng để cung cấp cho khu quy hoạch. + Khoảng cách từ nhà máy nước KonTum đến khu dân cư Đăk Cấm là 2km, đảm bảo tổn hao áp lực không quá lớn. + Theo định hướng quy hoạch, sẽ có đường ống cấp nước Φ250 chạy trên Quốc lộ 14 và tuyến ống cấp nước Φ300 chạy trên đường D2 được đấu nối với mạng đường ống cấp 1 của thành phố Kon Tum. Như vậy, việc đấu nối vào mạng đường ống cấp 1 để cấp nước cho khu quy hoạch là hết sức thuận lợi. Với những lý do nêu trên, phương án nhà máy nước Kon Tum là nguồn cấp nước cho khu dân cư Đăk Cấm là phương án có tính kinh tế cao và đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật. Mạng lưới cấp nước - Mặc dù, khu vực thiết kế là khu đô thị miền núi nhưng địa hình tương đối thoải, chênh cao giữa nguồn cấp nước và những điểm dùng nước không lớn nên không thể áp dụng mô hình cấp nước tự chảy cho khu quy hoạch. - Để hạn chế sụt giảm áp lực của mạng lưới đường ống cấp 1 thì số lượng các điểm đấu nối phải ít nhất. Chính vì vậy, từ tuyến ống Φ300 và Φ250 đề xuất đấu nối tại 4 vị trí như sau: +Vị trí 1: Quốc lộ 14 – đường N3 +Vị trí 2: Quốc lộ 14 – đường N1 +Vị trí 3: Đường D2 – đường N1 +Vị trí 4: Đường D2 – đường N2 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước cho khu dân cư là mạng lưới kết hợp giữa mạng vòng và mạng cụt. Đối với các khu dân cư, khu công nghiệp, các công trình công cộng, trung tâm thương mại mạng lưới được vạch tuyến theo mạng lưới vòng, nhằm đảm bảo việc cấp nước liên tục Mạng cụt được thiết kế với những lý do sau: + Gặp khó khăn về địa hình vì phải đi qua suối Đăk Cấm gây nên khó khăn quản lý Cấp nước sinh hoạt: Sử dụng mạng lưới vòng (tuyến ống cấp 2) nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước liên tục cho khu đô thị. Sử dụng các tuyến ống phân phối cấp 3 (lấy nước từ các tuyến ống cấp 2 để cung cấp cho các công trình công cộng, sinh hoạt và công nghiệp. Cấp nước chữa cháy: Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế kết hợp với hệ thống cấp nước đô thị. Trên mạng ống cấp nước, dọc theo các trục đường trong khu phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy. Họng chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy như các ngã ba, ngã tư đường, khoảng cách giữa các trụ từ 120m ÷150m. Nguồn nước chữa cháy cho khu đô thị lấy từ nguồn nước dự trữ chữa cháy chung của thành phố từ nhà máy nước Kon Tum. Tính toán thủy lực mạng lưới Các trường hợp tính toán thủy lực của mạng lưới + Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất + Trường hợp giờ dùng nước lớn nhất có cháy xảy ra Chiều dài tính toán của các đoạn ống: LTT = Lthực x m (m) Trong đó: + LTT : Chiều dài tính toán của các đoạn ống (m). + Lthực : Chiều dài thực của các đoạn ống (m). + m: Hệ số phục vụ của đoạn ống. Khi đoạn ống phục vụ cấp nước một bên thì m = 0.5 Khi đoạn ống phục vu cấp nước hai bên thì m = 1. Khi đoạn ống qua sông hoặc chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển thì m = 0. Xác định lưu lượng dọc đường các đoạn ống Căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước các giờ trong ngày dùng nước lớn nhất, ta có giờ dùng nước nhiều nhất vào lúc: 18 – 19 giờ, chiếm 6.57%Qngd. Xác định qđv: áp dụng công thức Lthực : Tổng chiều dài tính toán đường ống của mạng lưới cấp nước Trong đó: Qdđ = Qvào – Qtr (l/s) Lưu lượng tập trung trên mạng lưới tại thời điểm 18h – 19h là 0m3/h Qdđ = 50.17 (l/s). Lưu lượng dọc đường cho đoạn ống 2-3 (chiều dài tính toán 143m) Tương tự vậy ta lập bảng tính toán lưu lượng dọc đường cho các đoạn ống còn lại. BẢNG THỐNG KÊ CHIỀU DÀI ĐOẠN ỐNG STT Tên ống L m Ltt Qdv Qdđ 1 1--2 30 0 0 0.006 0 2 2--3 286 0.5 143 0.006 0.805 3 3--21 559 0.5 279.5 0.006 1.574 4 4--12 320 0.5 160 0.006 0.901 5 9--12 441 0.5 220.5 0.006 1.242 6 9--17 310 0.5 155 0.006 0.873 7 17--20 372 0.5 186 0.006 1.048 8 5--6 32 0 0 0.006 0 9 6--7 498 1 498 0.006 2.805 10 7--8 313 1 313 0.006 1.763 11 8--9 317 1 317 0.006 1.785 12 8--11 534 1 534 0.006 3.008 13 10--11 365 1 365 0.006 2.056 14 7--15 430 1 430 0.006 2.422 15 10--15 285 1 285 0.006 1.605 16 10--3 303 1 303 0.006 1.707 17 6--19 431 1 431 0.006 2.428 18 7--18 372 1 372 0.006 2.095 19 6--14 559 1 559 0.006 3.148 20 14--13 430 1 430 0.006 2.422 21 13--16 602 0.5 301 0.006 1.695 22 14--22 282 1 282 0.006 1.588 23 11--12 308 1 308 0.006 1.735 24 20--8 374 1 374 0.006 2.106 25 11--21 297 1 297 0.006 1.673 26 10--22 286 1 286 0.006 1.611 27 2--22 305 1 305 0.006 1.718 28 20--18 323 0.5 161.5 0.006 0.91 29 21--4 196 0.5 98 0.006 0.552 30 11--21 297 1 297 0.006 1.673 31 7--23 217 1 217 0.006 1.222  Tổng 10674 8907.5 50.17 Quy lưu lượng dọc đường về nút: Lưu lượng tại nút 2 là: Những nút còn lại thực hiện tương tự như trên Kiểm tra áp lực nước tại điểm bất lợi trên mạng lưới: Khu vực Đắk Cấm nằm cách nguồn cấp nước 2km về hướng Tây Bắc thành phố. Để đảm bảo việc cấp nước liên tục và đủ áp lực cho những ngôi nhà nằm ở cuối mạng lưới thì cần phải kiểm tra áp lực nước tại những vị trí này. Áp lực cần thiết tại ngôi nhà 2 tầng bất lợi nhất là 12m. Áp dụng công thức Bernoulli để xác định áp lực bơm cần thiết: Trong đó: HB: Áp lực công tác của máy bơm (m) Znh: Cốt mặt đất tại ngôi nhà bất lợi nhất (m) Zđ: Cốt mặt đất tại vị trí đặt bơm (m) H1: tổn thất áp lực trên đường ống dẫn nước từ nhà máy nước đến ngôi nhà bất lợi nhất (m) Ta có: Trong đó: λ: hệ số ma sát kháng theo chiều dài l: chiều dài đường ống dẫn (m) d: đường kính ống dẫn (m) v: vận tốc nước chảy trong ống (m/s) g: gia tốc trọng trường (m/s2), g=9.81 m/s2 Ta có: Như vậy, với kết quả kiểm tra như trên thì tại ngôi nhà bất lợi nhất cần áp lực tối thiểu là 27m. Vật liệu sử dụng là ống HDPE vì: + Địa hình đồi núi, có những vị trí thay đổi độ dốc sử dụng ống HDPE để thuận tiện trong công tác thi công. + Ống HDPE có độ bền cao hơn so với ống uPVC BẢNG TỐNG HỢP KHỐI LƯỢNG Loại ống Chiều dài (m) Đơn giá (đồng) Kinh phí Φ100 9932 161000 1599052000 QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI Hiện trạng thoát nước thải: Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải. Nước thải sinh hoạt được chảy ra nền đất, hoặc thải ra khu vực suối Đắk Cấm. 2.Quy hoạch thoát nước thải 2.2. Nhu cầu thoát nước Thành phần thoát nước Thoát nước sinh hoạt của người dân trong khu đô thị. Thoát nước công cộng (bệnh viện, trường học,….) Thoát nước công nghiệp dịch vụ trong đô thị Thoát nước khu công nghiệp Các loại nước khác như nước rò rỉ sẽ tự thấm vào đất, nước tưới sẽ thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Lưu lượng nước thải. Tiêu chuẩn thoát nước xác định theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng và giai đoạn xây dựng. Khu dân cư với 10.000 dân, quy mô đô thị loại III, theo TCXDVN 51:2008 chọn hệ số không điều hòa ngày K = 1.2 Lưu lượng thoát nước cho sinh hoạt: QSH =(m3/ngày đêm) Lưu lượng nước cấp cho công trình công cộng và khách vãng lai, theo TCVN 33:2006 lấy 10% QSH: QCTCC = 10% QSH = 10% x 1782 = 178.2 (m3/ngày đêm) Lưu lượng nước phục vụ công nghiệp và dịch vụ trong khu đô thị, theo TCVN 33:2006 lấy 10% QSH: QCN-DV = 10% QSH = 10% x 1782 = 178.2 (m3/ngày đêm) Lưu lượng nước cho khu công nghiệp tập trung QCNTT = 22x3.2=70.4(m3/ngày đêm) Tổng lưu lượng nước thải trong 1 ngày: Q=1782+178.2+178.2+70.4=2208.8 (m3/ngày đêm) =25.56 (l/s) Vậy lưu lượng thoát nước của khu dân cư khoảng 2300 (m3/ngày đêm) Từ lưu lượng nước thải trung bình ngày qtb, tra bảng 3-1 TCXDVN 51:2008, ta có hệ số không điều hòa chung: Giờ Nước thải sinh hoạt Sinh hoạt Công cộng CN-DV Công nghiệp Tổng 0--1 1.55 27.621 27.621 1--2 1.55 27.621 27.621 2--3 1.55 27.621 27.621 3--4 1.55 27.621 27.621 4--5 1.55 27.621 27.621 5--6 4.35 77.517 77.517 6--7 5.95 106.029 106.029 7--8 5.8 103.356 17.82 11.88 8.8 141.856 8--9 6.7 119.394 17.82 11.88 8.8 157.894 9--10 6.7 119.394 17.82 11.88 8.8 157.894 10--11 6.7 119.394 17.82 11.88 8.8 157.894 11--12 4.8 85.536 17.82 11.88 115.236 12--13 3.95 70.389 17.82 11.88 100.089 13--14 5.55 98.901 17.82 11.88 8.8 137.401 14--15 6.05 107.811 17.82 11.88 8.8 146.311 15--16 6.05 107.811 17.82 11.88 8.8 146.311 16--17 5.6 99.792 17.82 11.88 8.8 138.292 17--18 5.6 99.792 11.88 111.672 18--19 4.3 76.626 11.88 88.506 19--20 4.35 77.517 11.88 89.397 20--21 4.35 77.517 11.88 89.397 21--22 2.35 41.877 11.88 53.757 22--23 1.55 27.621 27.621 23--24 1.55 27.621 27.621 178.2 178.2 2208.8 Quy hoạch mạng lưới thoát nước thải Nguồn tiếp nhận nước thải Nguồn tiếp nhận nước thải là nhà máy xử lý nước thải Đăk la nằm ở hướng Bắc sông Đăk la +Theo định hướng quy hoạch, công suất của trạm xử lý nước thải Đắk Bla là 10000m3/ngđ. Đồng thời, nhà máy Đăk Bla sẽ xử lý nước thải cho khu dân cư Đăk Cấm Lựa chọn hệ thống thoát nước Thiết kế hệ thống thoát nước cho khu quy hoạch là hệ thống thoát nước riêng vì những lý do sau đây: + Do đặc điểm khí hậu của khu đất quy hoạch là khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa trung bình năm lớn (1805mm). Nếu dùng hệ thống thoát nước chung thì chế độ thuỷ lực không ổn định, mùa khô lưu lượng ít chỉ có nước thải sinh hoạt là chủ yếu, còn vào mùa mưa thì lượng nước mưa nhiều, nếu xả chung vào ống nước thải thì sẽ xảy ra tình trạng làm việc quá tải, dễ gây ra ngập lụt. + Đây là khu đô thị mới và để đảm bảo vệ sinh cho các nguồn nước đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao + Thuận tiện trong công tác quản lý vì hai hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước Vì địa hình khu đất quy hoạch có hướng dốc về phía suối Đăk Cấm nên vạch tuyến mạng lưới theo sơ đồ giao nhau. Chia khu dân cư được thành hai lưu vực thoát nước: + Lưu vực thứ nhất (phía bắc suối Đăk Cấm): nước thải sau khi được thu vào các cống nhánh sẽ được đổ vào cống chính trên đường D2 + Lưu vực thứ hai (phía nam suối Đăk Cấm): nước thải sau khi được thu vào các cống nhánh sẽ được đổ vào tuyến cống chính nằm trên đường D3. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn về nhà máy xử lý nước bằng cách dùng bơm. Phương án 1: Chia khu quy hoạch thành 2 lưu vực thoát nước. Như vậy, nước thải sau khi thu vào 2 tuyến cống chính của 2 lưu vực sẽ được dẫn về nhà máy xử lý nước bằng 2 tuyến cống. Phương án 2: Phương án 2 vẫn chia khu dân cư thành 2 lưu vực thoát nước như phương án 1. Nước thải từ lưu vực 1 sẽ được dẫn về lưu vực 1 bằng cách dùng cống luồn – điuke. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn về trạm xử lý bằng 1 tuyến cống có áp. So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của 2 phương án Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Kinh tế Sử dụng 2 trạm bơm để bơm về trạm xử lý. Sử dụng 1 trạm bơm để bơm nước thải về trạm xử lý. Tuyến cống dẫn về trạm xử lý dài hơn 2 lần so với phương án 2 Tuyến cống dẫn về trạm xử lý ngắn hơn phương án 1. Xây dựng 1 cống luồn - điuke Kỹ thuật Phải quản lý vận hành 2 trạm bơm Quản lý, vận hành 1 trạm bơm Qua so sánh về chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của 2 phương án thì phương án chọn là phương án 2 vì kinh phí cho phương án 2 thấp hơn và các biện pháp quản lý, vận hành của phương án 2 đơn giản hơn so với phương án 1. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải: Môdun lưu lượng đơn vị: Trong đó: q : Tiêu chuẩn thoát nước, (l/người.ngày). Theo TCXDVN 7959:2008, tiêu chuẩn thoát nước tính bẳng tiêu chuẩn cấp nước, ta có q=150l/người.ng.đ P: Mật độ dân số (người/ha), P=120 người/ha Module lưu lượng của khu đô thị: QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN 1.Hiện trạng cấp điện - Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum hiện tại chủ yếu là ruộng và đất trồng mầu. Một số nhà hiện trạng nằm ven đường TL675 hiện đang được cấp điện hạ thế từ trạm lưới Trường Sơn – 22/0.4KV-100KVA. - Các công trình điện có liên quan: + Trạm 110KV Kon Tum: Hiện tại trạm có công suất 110/35/22(15)kV-1x16MVA, nằm cách khu đất thiết kế khoảng 2km. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi phía đông khu đất thiết kế trên lề đường quốc lộ 14, cấp điện cho khu vực dân cư và công nghiệp dọc QL14. + Tuyến đường dây 15(22)KV từ trạm biến áp 110KV Kon Tum đi ngang khu đất thiết kế, cấp điện cho khu vực dân cư và công trình công cộng huyện Sa Thầy. - Lưới điện hạ thế: được cải tạo tương đối tốt theo dự án cải tạo lưới điện thành phố. - Lưới điện chiếu sáng đèn đường chưa được xây dựng. 2. Quy hoạch cấp điện 2.1. Cơ sở thiết kế: - Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Kon Tum-Tỉnh Kon Tum do Viện Quy hoạch Đô thị-Nông thôn lập năm 2007. - Quy phạm trang bị điện 11TCN của Bộ Công nghiệp - QCVDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây dựng. 2.2. Dự báo phụ tải điện Chỉ tiêu cấp điện STT Đối tuợng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 3 Nhà liên kế KW/hộ 3 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 5 Trung học kW/Hs 0.1 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 10 Chiếu sáng đường phố kW/km 15 11 Công nghiệp kW/ha 16 Công suất tính toán: Công suất điện sinh hoạt: N: số hộ, N : công suất tiêu chuẩn (kW/hộ) Công suất điện trung tâm thương mại dịch vụ: F: diện tích sàn xây dựng (m2 sàn) Po:chỉ tiêu W/m2 sàn Công suất điện công viên cây xanh: S: diện tích khu công viên cây xanh (m2) Po: chỉ tiêu (W/m2) Công suất điện chiếu sáng đường giao thông: F: Diện tích đường (m2) Po: chỉ tiêu (W/m2) Công suất chiếu sáng: Công suất chiếu sáng sinh hoạt: Pcssh = 20% Ptt Công suất chiếu sáng hành chính, trường học: Phc = 30% Ptt Công suất chiếu sáng công viên cây xanh: Pcscvcx = 20% Ptt Công suất chiếu sáng đường giao thông: Pcsgt = 100% Ptt Công suất động lực: Pđl = Ptt - Psc Công suất động lực sinh hoạt: Pđlsh = 80% Ptt Công suất động lực hành chính, trường học: Phc = 70% Ptt Công suất động lực công viên cây xanh: Pđlcvcx = 80% Ptt Công suất động lực đường giao thông khu vực: Pcsgt = 0% Ptt 2.2.Phân khu cấp điện Khu I STT Đối tượng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu Quy mô Công suất Pcs Pđl 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 60 120 24 96 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 35 120 36 84 3 Nhà liên kế KW/hộ 3 95 285 85.5 199.5 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 80 12 3.6 8.4 5 Trung học kW/Hs 0.1 180 18 5.4 12.6 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 8500 255 127.5 127.5 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 3500 105 31.5 73.5 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 4000 80 24 56 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 3200 32 22.4 9.6 10 Chiếu sáng đường phố W/m2 15 45000 675 675 0 11 Công nghiệp kW/ha 16 3.2 51.2 15.36 35.84 12 Tổng 1753.2 1050.26 667.1 Khu II STT Đối tuợng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu Quy mô Công suất Pcs Pđl 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 15 30 6 24 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 35 200 60 140 3 Nhà liên kế KW/hộ 3 100 300 90 210 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 70 10.5 3.15 7.35 5 Trung học kW/Hs 0.1 220 22 6.6 15.4 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 11000 330 165 165 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 3800 114 34.2 79.8 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 5000 100 30 70 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 4800 48 33.6 14.4 10 Chiếu sáng đường phố W/m2 15 55000 825 825 0 11 Tổng 1979.5 1253.55 725.95 Khu III STT Đối tuợng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu Quy mô Công suất Pcs Pđl 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 5 10 2 8 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 35 175 52.5 122.5 3 Nhà liên kế KW/hộ 3 35 105 31.5 73.5 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 35 5.25 1.575 3.675 5 Trung học kW/Hs 0.1 120 12 3.6 8.4 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 3500 105 52.5 52.5 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 1500 45 13.5 31.5 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 2500 50 15 35 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 1200 12 8.4 3.6 10 Chiếu sáng đường phố W/m2 15 32000 480 480 0 11 Tổng 999.25 660.575 338.675 Khu IV STT Đối tuợng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu Quy mô Công suất Pcs Pđl 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 25 50 10 40 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 25 125 37.5 87.5 3 Nhà liên kế KW/hộ 3 0 0 0 0 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 0 0 0 0 5 Trường cao đẳng W/m2 sàn 0.1 110000 11 3.3 7.7 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 1000 30 15 15 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 1500 45 13.5 31.5 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 0 0 0 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 200000 2000 1400 600 10 Chiếu sáng đường phố W/m2 15 52000 780 780 0 11 Tổng 3041 2259.3 781.7 Khu V STT Đối tuợng cấp điện Đơn vị Chỉ tiêu Quy mô Công suất Pcs Pđl 1 Nhà cải tạo KW/hộ 2 - - - - 2 Nhà vườn, biệt thự KW/hộ 5 55 275 82.5 192.5 3 Nhà liên kế KW/hộ - - - - - 4 Nhà trẻ mẫu giáo kW/cháu 0.15 250 37.5 11.25 26.25 5 Trường cao đẳng W/m2 sàn 0.1 90000 9 2.7 6.3 6 Trung tâm thương mại W/m2 sàn 30 1500 45 22.5 22.5 7 Hành chính, văn phòng W/m2 sàn 30 1500 45 13.5 31.5 8 Dịch vụ, công cộng W/m2 sàn 20 1400 28 8.4 19.6 9 Công viên, cây xanh W/m2 10 3000 30 21 9 10 Chiếu sáng đường phố W/m2 15 46000 690 690 - 11 Tổng 1159.5 851.8 307.6 2.3.Xác định tâm phụ tải và vòng tròn phụ tải Công suất biểu kiến : Góc mở: Bán kính vòng tròn phụ tải : , chọn hệ số tỉ lệ m=0.025(kW/m2) Tên khu Công suất (W) Pcs Pđl cos S (kVA) a R (m) X Y Khu I 1753.2 1050.26 702.94 0.85 2062.61 216 149 390 1093 Khu II 1979.5 1253.55 725.95  0.85 2328.82 228 159 756 1394 Khu III 999.25 660.575 338.675  0.85 1175.59 238 113 1078 1612 Khu IV 3041 2259.3 781.7  0.85 3577.64 267 197 1546 955 Khu V 1159.5 851.85 307.65 0.85  1364.11 264 122 1112 417 Tổng 8932.45 6075.535 2856.915 10508.76 245 337 1035.3 1083.0 2.4. Giải pháp quy hoạch mạng lưới cấp điện: Nguồn điện: Giải pháp thiết kế được đề xuất nguồn cấp điện cho khu quy hoạch là trạm biến áp Kon Tum với những lý do sau đây: Theo dự án cải tạo lưới điện thành phố Kon Tum thì trong tương lai đến năm 2020 trạm biến áp Kon Tum 110/22kV sẽ được cải tạo mở rộng và nâng công suất lên 2x16MVa. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu điện của thành phố Kon Tum là 25MVa. Như vậy, việc lấy điện từ trạm biến áp Kon Tum để cung cấp cho khu quy hoạch là đảm bảo về công suất tiêu thụ. Khoảng cách từ trạm biến áp đến khu quy hoạch tương đối ngắn (2km), đảm bảo sụt áp không quá lớn. Cách khu quy hoạch 50km về hướng Bắc là trạm biến áp Đăk Hà 110/22kV – 16MVa. Phương án, nguồn cấp điện cho khu quy hoạch là trạm Đăk Hà là không hợp lý bởi vì khoảng cách từ trạm biến áp đến khu hoạch quá lớn, khi đó độ sụt áp sẽ lớn dẫn đến không đảm bảo tính kinh tế Ngoài ra, kinh phí để xây dựng 1 trạm biến áp 110/22kV là rất lớn. Phương án xây dựng trạm biến áp riêng cho khu quy hoạch sẽ đảm bảo vấn đề sụt áp là nhỏ nhất nhưng phương án này không khả thi. Bởi vì, công suất dự báo của khu quy hoạch tương đối nhỏ nên việc xây dựng một trạm biến áp mới là không kinh tế. Qua phân tích các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật thì phương án cấp điện từ trạm Kon Tum là phương án tối ưu. Lưới điện: + Từ tuyến điện 22KV dọc theo quốc lộ 14 sẽ xây dựng 3 nhánh rẽ 22KV mới. + Từ tuyến điện 22KV đi Sa Thầy xây dựng 4 nhánh rẽ 22KV mới. + Các tuyến 22kV cấp điện cho khu biệt thự, công trình thương mại dịch vụ dọc đường D2 và khu công nghiệp phía Tây sẽ được đấu mạch vòng nhằm đảm bảo việc cấp điện liên tục. + Các tuyến xây dựng mới sẽ được đi ngầm nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. - đối với tuyến điện 110kV nổi đề xuất xây dựng dải cây xanh cách ly 25m. 2.5. Tính toán và lựa chọn dây Trường hợp mạng lưới hoạt động bình thường + Lộ 1 tải: toàn bộ công suất của khu 5, ¾ công suất khu 1 và ¼ công suất khu 2. Khi đó công suất lộ 1tải: P = 2969.3(kW) + Lộ 2 tải: toàn bộ công suất khu 4, khu 3, ¼ khu 1, ¾ khu 2. Công suất của lộ 2 là P = 5963.2 (kW) Trường hợp mạng lưới hoạt động khi xảy ra sự cố + Khi lộ 1 bị sự cố, lộ 2 sẽ tải thêm 1 phần công suất của lộ. Trong trường hợp này, mạng lưới hoạt động như sau: Khóa 1.1, 1.2, 1.4, 1.5 mở Khóa 1.3, 1.6, 2.4 đóng Các khóa còn lại hoạt động như trong chế độ bình thường Công suất của lộ 2 khi lộ 1 có sự cố: P=7448 (kW) +Khi lộ 2 bị sự cố, lộ 1 se tải thêm 1 phần công suất của lộ 2. Khi đó, mạng lưới hoạt động như sau: Khóa 1.3, 1.6, 2.4 đóng Khóa 2.1, 2.2, 2.3 mở Các khóa còn lại hoạt động như trong chế độ bình thường. Công suất của lộ 2 khi lộ 1 có sự cố: P=5951 (kW) BẢNG TỔNG HỢP CÔNG SUẤT Tên lộ Công suất (kW) Th Bình thường TH Sự cố 1 2969 5951 2 5963 7448 Tính lựa chọn tiết diện dây dẫn trong trường hợp xảy ra sự cố. Khi đó tiết diện chọn sẽ thỏa đối với trường hợp vận hành bình thường. Theo quy phạm trang bị điện, khi tính toán tiết diện cho mạng trung thế sẽ tính theo nguyên tắc: Tính tiết diện theo mật độ dòng kinh tế Sau đó kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép và điều kiện phát nóng cho phép. Tính tiết diện dây chính Chọn dây dẫn theo mật độ dòng kinh tế Sử dụng công thức: (mm2) Trong đó: F – Tiết diện dây dẫn (mm2) Jkt - Mật độ dòng kinh tế lấy theo bảng I.3.1 theo Quy phạm trang bị điện 11 TCN – 18 – 2006. Theo định hướng quy hoạch, chọn cáp đồng có lớp cách điện nhựa tổng hợp, nên jkt=2.7(mm2). Ilvmax - Dòng điện tính toán lớn nhất của đường dây trong chế độ làm việc bình thường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo quy hoạch, không kể đến dòng điện tăng do sự cố hoặc phải cắt điện để sữa chữa bất kỳ phần tử nào trên lưới. Lộ 2 làm việc với công suất lớn nhất khi lộ 1 xảy ra sự cố, khi đó công suất của lộ nhánh P2= 7448 (kW) Vậy: Chọn F= 120(mm2) Kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép Sử dụng công thức: (1) Trong đó: - Thành phần tổn thất điện áp do công suất tác dụng và điện trở đường dây. - Thành phần tổn thất điện áp do công suất phản kháng và điện kháng đường dây. Rd – Điện trở của đường dây (W) Rd = ro L Với: ro – điện trở của một đơn vị dài dây dẫn (W/km) L – chiều dài dây dẫn (km), L = 3.5 (km) Xd = xo L xo – điện kháng của một đơn vị dài dây dẫn [W/km], đối với cáp ngầm chọn xo = 0.007 (W/km) Ptt – công suất tác dụng tính toán của phụ tải (kW), Ptt = 7448 (kW) Ud – điện áp dây (giữa hai dây pha) (kV) Ud = 22kV Qtt – công suất phản kháng tính toán của phụ tải (kVAR) Qtt = Ptt tgj Với cosj = 0.85 => tgj = 0.62 Theo quy phạm trang bị điện, tổn hao điện áp cho phép ±5%, nên: Suy ra: Do và , tiết diện dây dẫn được xác định như sau: (mm2) Đối với dây đồng Vậy Kiểm tra theo điều kiện phát nóng Với F = 185 mm2 tra bảng Olympic Cable, chọn dây có lớp bảo vệ ruột đồng 3 lõi ta có Icp = 420A Công thức kiểm tra theo điều kiện phát nóng: Kn: Hệ số điều chỉnh nhiệt độ theo thời tiết lấy theo nhiệt độ bình thường các tỉnh Tây Nguyên, vì cáp đi ngầm nên ta có: Kn = K4x K5 x K6 x K7(lấy theo phụ lục 3.21 về hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ theo thời tiết Kn giáo trình ĐIỆN CÔNG TRÌNH – Trần Thị Mỹ Hạnh – Nhà Xuất Bản Xây Dựng). K4 : ảnh hưởng của cách lắp đặt dây cáp ngầm, K4=1 K5: (số dây trong hàng với cáp chôn ngầm) – chọn K5= 0.7 K6: ảnh hưởng của đất chôn cáp – đất khô K6=1 K7: ảnh hưởng nhiệt độ của đất, chọn nhiệt độ trung bình của đất là 20oC và vỏ cách điện XLPE ta có K7=1 => Kn = K4x K5 x K6 x K7=1x0.7x1x1=0.7 Như vậy: Ilvmax=230(A) ≤ Kn x Icp = 0.7 x 335 = 234.5(A) Tính tiết diện cho lộ nhánh Lộ nhánh 2.2 làm việc với công suất lớn nhất khi lộ 1xảy ra sự cố, khi đó công suất của lộ nhánh P2.2= 3150 kW, chiều dài của tuyến dây L=805m Tương tự như cách tính toán đối với lộ chính, sử dụng số liệu của lộ nhánh 2.2 để tính toán tiết diện cho các lộ nhánh. Chọn dây dẫn theo mật độ dòng kinh tế Vậy: -Chọn cáp có tiết diện 70 mm2 (tra bảng Olympic Cable, chọn cáp đồng 3 lõi, có lớp cách điện XLPE) Kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép Sử dụng công thức: Tương tự cách kiểm tra đã trình bày ở lộ chính, ta có: Suy ra: ∆U’= ∆Ucp - ∆U’’=1100 – 0.41=1099.6(V) Vậy Kiểm tra theo điều kiện phát nóng Ta có: Cáp đồng 70mm2 , Icp= 270 (A) Ilvmax= 97.25 (A) ≤ Kn x Icp = 0.7 x 270 = 189 (A) Kết luận: Để thuận tiện trong công tác quản lý và đảm bảo sự đồng bộ trong mạng lưới, sử dụng tiết diện cáp như sau: Đối với lộ chính: dùng cáp đồng tiết diện 120mm2 Đối với lộ nhánh: dùng cáp đồng tiết diện 70mm2 BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÁP Loại cáp Khối lượng (m) Cu/XLPE/SCT/PE-120mm2 7000 Cu/XLPE/SCT/PE-70mm2 5425

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThiết kế quy hoạch Khu dân cư Đắk Cấm thuộc thành phố Kon Tum.docx