Thiết lập một quy trình sản xuất muối ăn từ nước biển cho các đồng muối quy mô nhỏ

Trang nhan đề Mục lục Danh mục Lời cảm ơn Mở đầu Chương_1: Tổng quan Chương_2: Tính toán tỉ lệ diện tích bằng phần mềm Matlab Chương_3: Thực nghiệm Chương_4: Kết quả và biện luận Chương_5: Thiết lập quy trình sản xuất theo phương pháp phơi nước có kết hợp kĩ thuật phơi cát Chương_6: Khảo sát hoàn lưu nước ót bằng sữa vôi Chương_7: Kết luận và kiến nghị đề xuất Tài liệu tham khảo MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1. LÝ LUẬN VỀ KẾT TINH MUỐI BIỂN 1 1.1.1. Thứ tự kết tinh các loại muối khi cô đặc nước biển: .1 1.1.2. Ứng dụng thứ tự kết tinh muối biển vào quá trình sản xuất: .4 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BAY HƠI NƯỚC BIỂN .5 1.2.1. Nhiệt độ (T1, T2) 5 1.2.2. Diện tích (S) .5 1.2.3. Độ ẩm (D) 5 1.2.4. Tốc độ gió (V) 6 1.2.5. Nồng độ dịch thể (x) 6 1.2.6. Áp suất mặt nước (ΔP) .6 1.2.7. Thời gian nắng (T) .6 1.2.8. Độ sâu của nước (H) 6 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT MUỐI BIỂN Ở VIỆT NAM 7 1.3.1. Phương pháp phơi nước .7 1.3.1.1. Phương pháp phơi nước nông .8 1.3.1.2. Phương pháp phơi nước sâu 11 1.3.1.3: Chất lượng muối thu được theo hai phương pháp phơi nước sâu và phương pháp phơi nước nông: 14 1.3.2. Phương pháp phơi cát 15 1.3.2.1. Quy trình sản xuất .15 1.3.2.2. Các yếu tố kĩ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất theo phương pháp phơi cát 17 1.4. GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN CỦA HỆ BẬC 4 TƯƠNG TÁC MUỐI NƯỚC Na+, Mg2+/Cl-, SO4 2-//H2O Ở 27,50C 19 1.5. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN QUY TRÌNH SẢN XUẤT 20 1.6. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHẦN MỀM MATLAB .22 Chương 2: TÍNH TOÁN TỈ LỆ DIỆN TÍCH BẰNG PHẦN MỀM MATLAB .27 2.1. KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG ĐẾN TỐC ĐỘ BAY HƠI NƯỚC .27 GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 2.1.1. xây dựng các chuẩn số 27 2.1.2. Bảng số liệu .29 2.1.3. Tính toán 30 2.2. KHẢO SÁT SỰ PHỤ THUỘC CỦA HỆ SỐ BAY HƠI VÀ THỂ TÍCH CÒN LẠI VÀO ĐỘ Bé 33 2.2.1. Sự phụ thuộc của hệ số bay hơi vào độ Be 33 2.2.2. Sự phụ thuộc của thể tích còn lại vào độ Be 35 2.2.3. Mô tả giá trị lượng muối có thể thu được khi cô 1 m3 nước biển có nồng độ x0 lên 300 Be 37 2.2.4. Quy trình tính toán .3 9 2.2.5. Thiết kế giao diện: .4 0 2.2.6. Giải thích qui trình tính toán 41 2.3. TÍNH TOÁN TỈ LỆ DIỆN TÍCH CHO CÁC ĐỒNG MUỐI THUỘC KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .43 2.4. TÍNH SẢN LƯỢNG MUỐI THU ĐƯỢC: .47 2.5. TÍNH THỂ TÍCH NƯỚC BIỂN VÀ NƯỚC CHẠT CẦN CUNG CẤP CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT: 50 Chương 3: THỰC NGHIỆM 55 3.1. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM: 55 3.2. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ 55 3.2.1. Hóa chất .55 3.2.2. Dụng cụ 56 3.2.3. Nguyên liệu 56 3.2.4. Hệ thống thí nghiệm 56 3.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .58 3.3.1. Khảo sát kĩ thuật phơi cát .58 3.3.1.1. xây dựng đường chuẩn .58 3.3.1.2. Xác định khả năng hấp thụ nhiệt của cát và nước và xác định chiều dày lớp cát phơi .58 3.3.1.3. Ảnh hưởng của kích thước hạt ảnh hưởng tới sự bốc hơi của nước biển .58 3.3.1.4. Khảo sát quá trình bay hơi nước biển theo phương pháp phơi cát với thành phần là cát Nam định .59 GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 3.3.2. Phân tích hàm lượng của các ion Ca2+, Mg2+ và SO4 2- có trong muối .59 3.3.2.1. Xác định hàm lượng Ca2+ .59 3.3.2.2. Xác định hàm lượng Mg2+ 60 3.3.2.3. Xác định hàm lượng SO4 2- 61 3.3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng của ion Canxi đến chất lượng muối 62 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 63 4.1. KHẢ NĂNG HẤP THỤ NHIỆT THEO PHƯƠNG PHÁP PHƠI CÁT VÀ PHƠI NƯỚC 63 4.2. THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CHUẨN: .66 4.3. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU CHO PHƯƠNG PHÁP PHƠI CÁT .68 4.3.1. Ảnh hưởng của kích thước hạt cát .68 4.3.2. Khảo sát quá trình bay hơi nước biển theo phương pháp phơi cát với thành phần là cát Nam Định .69 Chương 5: THIẾT LẬP QUY TRÌNH SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP PHƠI NƯỚC CÓ KẾT HỢP KĨ THUẬT PHƠI CÁT .72 5.1. TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH PHƠI CÁT .72 5.2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ .73 Chương 6: KHẢO SÁT HOÀN LƯU NƯỚC ÓT BẰNG SỮA VÔI 75 6.1. TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT SỰ HOÀN LƯU 75 6.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TÁCH Magie hydroxyt .78 6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ nước ót đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt .78 6.2.2. Ảnh hưởng của huyền phù sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt 79 6.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ rót sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt 81 6.2.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt .83 6.3. XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HOÀN LƯU NƯỚC ÓT ĐẾN ĐỘ SẠCH CỦA SẢN PHẨM MUỐI ĂN .85 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT .86 7.1: KẾT LUẬN .86 7.2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 87 Phụ lục

pdf11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập một quy trình sản xuất muối ăn từ nước biển cho các đồng muối quy mô nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 75 Chương 6: KHẢO SÁT HOÀN LƯU NƯỚC ÓT BẰNG SỮA VÔI 6.1. TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT SỰ HOÀN LƯU Mục tiêu hoàn lưu nước ót nhằm làm tăng năng xuất sản xuất muối đồng thời phải đảm bảo chất lượng muối ăn, vì vậy việc tính toán lượng nước ót hoàn lưu căn cứ vào lượng ion sulfat còn dư so với lượng ion canxi trong nước biển. Khi hoàn lưu nước ót có các phản ứng diễn ra khi dùng sữa vôi MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓ + CaCl2 (6.1) Tách dung dịch nước ót sau xử lý với sữa vôi đưa trộn vào nước chạt: Na2SO4 + CaCl2 + 2H2O = CaSO4.2H2O↓ + 2NaCl (6.2) Số liệu tính toán lý thuyết lấy theo bảng Yusigio (bảng 1.2, chương 1). Kết quả tính toán trình bày trong các bảng 6.1, 6.2 và 6.3. Trong phần tính toán này, chúng tôi bỏ qua hệ số thấm, dựa trên thực tế là sự thấm tổn thất không chỉ nước mà còn toàn bộ muối tan trong nước chạt. Bảng 6.1: Lượng các muối còn lại trong nước ót 30,2 Bé tính cho 1 lít nước biển và cho khối lượng nước biển cần kết tinh 1 tấn NaCl NaCl Na2SO4* MgCl2 NaBr KCl Tính cho 1 lít nước biển (g) 6,7516 2,541 3,2002 0,4614 0,5180 Tính cho 1 lít nước biển (mol) 0,115412 0,017894 0,033686 0,04480 0,11541 Tính cho lượng nước biển sản xuất 1 tấn NaCl (mol) 4925,6 763,7 1437,7 191,2 296,7 (*) Na2SO4 tính theo lượng ion sulfat dư hơn so với lượng ion canxi có trong nước biển. GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 76 Số liệu bảng 6.1 cho thấy để tách gần hoàn toàn sulfat trong nước chạt sản xuất 1 tấn NaCl cần dùng 763,7 mol CaO. Suy ra, lượng nước ót hoàn lưu tính theo lượng magie hydroxyt kết tủa là: % nước ót hoàn lưu = 763,7/1437,7 = 53,1% Từ số liệu bảng Yusigio (bảng 1.2) tính được tỷ lệ pha nước ót trở lại vào nước chạt ở các nồng độ khác nhau trong khoảng kết tinh thạch cao. Số liệu cho trên bảng 6.2. Bảng 6.2 Tỷ lệ pha nước ót 30,2 Bé vào nước chạt Nước chạt 14 bé 16,75 Bé 20,6 Bé 22 Bé 25 Bé 30,2 Bé Thể tích nước chạt bay hơi 1 lít nước biển (ml) 245 190 144,5 131 112 30,2 Thể tích nước chạt sản xuất 1 tấn muối (m3) 10,47 8,11 6,17 5,59 4,78 1,29 Thể tích nước ót 30,2 Bé hoàn lưu ứng với 1 sản xuất 1 tấn muối ăn (m3) 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 0,68 Tỷ lệ thể tích nước chạt / nước ót 15,4/1 11,9/1 9,07/1 8,22/1 Số liệu trên bảng 6.2 cho thấy, nếu pha nước ót vào nước chạt có độ bome càng cao thì mức độ tăng độ bome của nước chạt càng nhanh và giảm được tổn thất thấm. Tuy nhiên, khi pha nước ót vào nước chạt có độ bome cao thì chất lượng thạch cao thu được giảm vì số lượng tinh thể nhỏ tăng lên. Vì vậy, nếu không có yêu cầu gấp, nên pha nước ót vào nước chạt 14 Bé, và lúc cần thiết điều chế gấp nước chạt thì pha vào nước chạt 20 Bé. Không nên pha vào nước chạt có độ bome cao hơn 20 Bé. Căn cứ trên tỷ số hoàn lưu nước ót / nước chạt, chúng tôi lập bảng tính thành phần nước chạt mới trên bảng 6.3: GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 77 Bảng 6.3: Thành phần nước chạt sau hoàn lưu nước ót NaCl Na2SO4 MgCl2 NaBr KCl CaCl2 Số mol muối trong 1 lít nước biển 0,514210 0,017894 0,034758 0,005534 0,006953 Số mol muối trong nước chạt đủ sản xuất 1 tấn muối (42678 lít) 21946,48 763,7 1483,47 236,19 269,75 % mol muối khan của nước chạt 88,9 3,1 6,0 1,0 1,1 Số mol muối trong nước ót hoàn lưu 2615,46 101,52 157,57 763,7 Thành phần nước chạt mới (mol) 26089,34 1483,47 337,71 427,32 % mol muối khan của nước chạt mới 92 5,2 1,2 1,5 So sánh thành phần nước chạt trước và sau khi hoàn lưu nước ót chúng tôi thấy không có sự khác nhau nhiều, trừ tỷ lệ SO42-/Cl- giảm rất mạnh. Dựa vào giản đồ độ tan hệ tương tác bậc 4 Na+,Mg2+/SO42-,Cl-//H2O, (hình 1.12) có thể thấy, sự giảm tỷ lệ SO42-/Cl- làm tăng độ dài tia kết tinh, giúp cho tăng chất lượng của muối ăn nếu vẫn giữ kết thúc kết tinh ở 30,2 Bé. Tóm lại: từ các số liệu trên các bảng 6.1 , 6.2 và 6.3, khi sử dụng hoàn lưu 53,1% lượng nước ót 30,2 Bé, cứ sản xuất một tấn muối sẽ thu thêm được: 200kg NaCl, 131kg thạch cao, 44kg Mg(OH)2 và tiêu tốn 48kg vôi 90%. Chất lượng muối tăng lên. GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 78 6.2. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TÁCH Magie hydroxyt 6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ nước ót đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Cố định các yếu tố: tốc độ rót 80 ml/ph huyền phù sữa vôi. Khuấy 150 v/ph, cỡ hạt huyền phù: qua rây 45μm, nồng độ huyền phù: 200g Ca(OH)2/l; nhiệt độ phòng. Tổng thể tích khảo sát: 3140ml. Kết quả khảo sát cho trên các bảng 6.4 và 6.5 Bảng 6.4: Tốc độ lắng của huyền phù magie hydroxyt ở các nồng độ nước ót khác nhau Tỷ lệ (thể tích) nước ót 30,2 Bé / nước cất 1/0 1/0,2 1/0,4 1/0,6 1/0,8 Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 15 942 15 930 15 925 15 920 15 914 30 893 30 870 30 854 30 850 30 843 60 789 60 763 60 753 60 742 60 728 120 677 120 640 120 628 120 612 120 600 4 giờ 460 4 giờ 406 4 giờ 398 4 giờ 378 4 giờ 340 7 giờ 268 7 giờ 245 7 giờ 160 7 giờ 143 7 giờ 120 24 giờ 202 24 giờ 98 24 giờ 72 24 giờ 65 24 giờ 49 GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 79 Từ số liệu thể tích bùn magie hydroxyt ở 24 giờ , chúng tôi lập bảng 6.5 để đánh giá khả năng nén của bùn: Bảng 6.5: Đánh giá độ nén bùn magie hydroxyt sau 24 giờ Tỷ lệ thể tích nước ót 30,2 Bé/nước cất 1/0 1/0,2 1/0,4 1/0,6 1/0,8 Thể tích bùn sau lắng 24 giờ (cm3) 636 279 226 204 154 Số mol Mg(OH)2 trong bùn lắng (tính cho thể tích 3140 ml) 2,49 2,17 1,93 1,74 1,58 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (mol) 0,00389 0,00778 0,00854 0,00852 0,01026 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (g) 0,225 0,451 0,495 0,494 0,595 Nhận xét: Các số liệu các bảng 6.4 và 6.5 cho thấy việc sử dụng trực tiếp nước ót tác dụng với sữa vôi tạo huyền phù magie hdroxyt khó lắng và có độ nén bùn kém. Việc pha loãng cải thiện đáng kể độ nén của bùn magie hydroxyt, vì vậy cần pha loãng nước ót khi xử lý bằng sữa vôi. Tuy nhiên, nếu pha loãng quá thì sẽ ảnh hưởng đến nồng độ nước chạt khi hoàn lưu. Vì vậy, chúng tôi chọn tỷ lệ pha loãng 1/0,4 cho các thí nghiệm tiếp theo. 6.2.2. Ảnh hưởng của huyền phù sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Cố định các yếu tố: tốc độ rót huyền phù sữa vôi: 80 ml/ph, Khuấy 150 v/ph, cỡ hạt huyền phù: qua rây 45μm, tỷ lệ (thể tích) nước ót 30,2 Bé/nước cất: 1/0,4; nhiệt độ phòng. Tổng thể tích khảo sát: 3140 ml. Kết quả khảo sát cho trên các bảng 6.6 và 6.7: GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 80 Bảng 6.6: Ảnh hưởng của huyền phù sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Nồng độ huyền phù sữa vôi (g/lít) 300 250 200 150 100 Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 15 946 15 930 15 925 15 916 15 909 30 897 30 868 30 854 30 837 30 802 60 795 60 765 60 753 60 721 60 690 120 680 120 637 120 628 120 589 120 437 4 giờ 570 4 giờ 401 4 giờ 398 4 giờ 334 4 giờ 233 7 giờ 300 7 giờ 175 7 giờ 160 7 giờ 137 7 giờ 89 24 giờ 250 24 giờ 189 24 giờ 72 24 giờ 41 24 giờ 34 Từ số liệu thể tích bùn magie hydroxyt ở 24 giờ , chúng tôi lập bảng 6.7 để đánh giá khả năng nén của bùn: GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 81 Bảng 6.7: Sự phụ thuộc vào nồng độ sữa vôi của độ nén bùn magie hydroxyt sau 24 giờ Nồng độ sữa vôi (g/l) 300 250 200 150 100 Chiều cao cột bùn sau 24 giờ lắng (cm) 250 189 72 41 34 Thể tích bùn sau lắng 24 giờ (cm3) 785 593 226 129 107 Số mol Mg(OH)2 trong bùn lắng (tính cho thể tích 3140 ml) 2,09 2,024 1,93 1,795 1,574 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (mol) 0,00266 0,00341 0,00854 0,0139 0,01574 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (g) 0,154 0,197 0,495 0,806 0,853 Nhận xét: Các số liệu các bảng 6.6 và 6.7 cho thấy nồng độ huyền phù sữa vôi ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ lắng của bùn magie hydroxyt. Huyền phù sữa vôi có nồng độ càng nhỏ, độ nén bùn càng lớn. Tuy nhiên, nếu giảm mạnh nồng độ huyền phù sẽ ảnh hưởng đến nồng độ nước ót hoàn lưu, nghĩa là ảnh hưởng đến năng suất sản xuất muối ăn. Vì vậy chúng tôi chọn nồng độ huyền phù 150 g/l cho các thí nghiệm tiếp theo. 6.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ rót sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Cố định các yếu tố: tốc độ rót: Khuấy 150 v/ph, cỡ hạt huyền phù: qua rây 45μm, tỷ lệ (thể tích) nước ót 30,2 Bé/nước cất: 1/0,4; nồng độ sữa vôi: 150g/l, nhiệt độ phòng. Tổng thể tích khảo sát: 3140 ml. Kết quả khảo sát cho trên các bảng 6.8 và 6.9: GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 82 Bảng 6.8: Ảnh hưởng của tốc độ rót sữa vôi đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Tốc độ rót sữa vôi ml/ph 100 80 60 40 20 Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 15 932 15 920 15 918 15 914 15 916 30 879 30 854 30 844 30 841 30 843 60 771 60 743 60 753 60 747 60 738 120 643 120 618 120 589 120 580 120 572 4 giờ 460 4 giờ 389 4 giờ 376 4 giờ 378 4 giờ 340 7 giờ 186 7 giờ 154 7 giờ 143 7 giờ 137 7 giờ 137 24 giờ 65 24 giờ 42 24 giờ 40 24 giờ 41 24 giờ 40 Từ số liệu thể tích bùn magie hydroxyt ở 24 giờ, chúng tôi lập bảng 6.9 để đánh giá khả năng nén của bùn phụ thuộc vào tốc độ rót sữa vôi. GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 83 Bảng 6.9: Sự phụ thuộc vào tốc độ rót sữa vôi của độ nén bùn magie hydroxyt sau 24 giờ Tốc độ rót sữa vôi (ml/ph) 100 80 60 40 20 Chiều cao cột bùn sau 24 giờ lắng (cm) 65 42 40 41 40 Thể tích bùn sau lắng 24 giờ (cm3) 204 132 125,6 129 125,6 Số mol Mg(OH)2 trong bùn lắng (tính cho thể tích 3140 ml) 1,795 1,795 1,795 1,795 1,795 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (mol) 0,0088 0,0136 0,01425 0,0139 0,01425 Lượng Mg(OH)2 có trong 1 cm3 bùn (g) 0,510 0,7887 0,829 0,806 0,829 Nhận xét: Tốc độ rót sữa vôi lớn (100ml/ph) làm xấu đi tính chất nén của bùn magie hydroxyt. Tuy nhiên, với các giá trị tốc độ rót sữa vôi đủ nhỏ, ít có ảnh hưởng đến độ nén bùn. Vì vậy, trong thí nghiệm tiếp theo chúng tôi chọn tốc độ rót sữa vôi 80 ml/ph. 6.2.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Cố định các yếu tố: tốc độ rót: Tốc độ rót sữa vôi: 80ml/ph, cỡ hạt huyền phù: qua rây 45μm, tỷ lệ (thể tích) nước ót 30,2 Bé/nước cất: 1/0,4; nồng độ sữa vôi: 150g/l, nhiệt độ phòng. Tổng thể tích khảo sát: 3140 ml. Số liệu thực nghiệm cho trên bảng 6.10. GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 84 Bảng 6.10: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ lắng của huyền phù magie hydroxyt Tốc độ khuấy (v/ph) 50 100 150 200 250 Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) Thời gian lắng (phút) Chiều cao cột huyền phù (cm) 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 0 1000 15 921 15 920 15 920 15 918 15 920 30 856 30 850 30 854 30 851 30 854 60 739 60 743 60 746 60 740 60 743 120 623 120 618 120 618 120 622 120 619 4 giờ 389 4 giờ 389 4 giờ 382 4 giờ 380 4 giờ 391 7 giờ 154 7 giờ 152 7 giờ 151 7 giờ 154 7 giờ 156 24 giờ 41 24 giờ 39 24 giờ 41 24 giờ 40 24 giờ 41 Nhận xét: tốc độ khuấy trong khoảng khảo sát hầu như không ảnh hưởng đến độ lắng và độ nén của huyền phù magie hydroxyt. Tuy nhiên, việc khuấy trộn là một yếu tố quan trọng đối với phản ứng dị pha. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng của magie hydroxyt trong trường hợp này. Kết quả phân tích (bảng 6.11) cho thấy, từ tốc độ khuấy 100 v/ph trở lên, hàm lượng magie hydroxyt hầu như không đổi. Vì vậy, chúng tôi chọn tốc độ khuấy là 100 v/ph. GVHD: Ts. HOÀNG ĐÔNG NAM 85 Bảng 6.11: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến chất lượng magie hydroxyt Tốc độ khuấy (v/ph) 50 100 150 200 250 %Mg(OH)2 80,05 84,15 84,40 84,82 84,90 Tóm lại, chúng tôi tìm ra điều kiện tốt nhất trong khuôn khổ phương pháp một biến ở nhiệt độ phòng trong quy mô phòng thí nghiệm. - Tốc độ rót sữa vôi: 80ml/ph - Tỷ lệ (thể tích) nước ót 30,2 Bé/nước cất: 1/0,4; - Nồng độ sữa vôi: 150g/l, - Tốc độ khuấy : 100 v/ph Với huyền phù sữa vôi qua rây 45μm . Magie hydroxyt thu được có độ sạch 84,15% . Dung dịch nước ót sau xử lý có tỷ trọng d = 1,219 g/cm3, tương ứng với nước chạt 27 Bé. Với độ đậm đặc này, nước ót tái sử dụng có thể giúp nâng cao nhanh hơn độ bome của nước chạt. 6.3. XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HOÀN LƯU NƯỚC ÓT ĐẾN ĐỘ SẠCH CỦA SẢN PHẨM MUỐI ĂN Trong nước ót hoàn lưu có chứa một lượng canxi clorua đủ để kết tủa hết ion sulfat còn dư trong nước chạt. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, không phải lúc nào tỷ lệ Ca2+/SO42- = 1/1 theo số mol cũng được đảm bảo. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của ion Ca2+ đến chất lượng muối ăn. Số liệu cho trên bảng 6.12: Bảng 6.12. Ảnh hưởng của Ca2+ đến hàm lượng Canxi và sulfat trong muối ăn thu ở nước chạt 30,2 Bé Lượng Ca2+ đưa vào tính theo tỷ lệ mol Ca2+/SO42- Không đưa vào 0,8/1 1/1 1,2/1 SO42- (%kl) 1,076 0,074 0,047 0,042 Ca2+ (%kl) 0,008 0,012 0,012 0,014 Nhận xét kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng sulfat giảm rất mạnh, còn hàm lượng canxi tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy chất lượng muối sẽ được nâng lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf10.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf
  • pdf14.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • jpgDinhVanPhuc.jpg
Luận văn liên quan