Thu hút vốn oda của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng vốn ODA: Quy hoạch hướng vào việc huy động vốn theo từng bước và tổ chức tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức huy động, cơ cấu và điều kiện tài trợ để xác định khả năng huy động vốn thực hiện trong từng năm và từng thời kỳ, từ đó đảm bảo sự cân đối trong tổng nguồn lực khác cũng như đối với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Quy hoạch sử dụng vốn ODA được xây dựng theo hướng thúc đẩy tăng trưởng và bền vững xã hội. Chủ động đưa ra danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế địa phương.Chủ động xây dựng đề cương danh mục các chương trình, dự án vận động vốn WB của tỉnh bám sát tiêu chí ưu tiên tài trợ của Nhà tài trợ và định hướng thu hút vận động ODA của Chính phủ, của tỉnh để tạo tính sẵn sàng. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng sẵn định hướng thu hút vốn nước ngoài và cập nhật theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức thực hiện, theo dõi quy hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo trong quá trình thực hiện phải theo đúng mục tiêu ưu tiên và kế hoạch sử dụng trung hạn đã đề ra. Đi kèm với quy hoạch bám sát thực tiễn là hệ thống hành lang pháp lý cho công tác vận động vốn WB. WB là một trong những nhà tài trợ có chính sách tài trợ và các quy định pháp lý ổn định nhất trong các tổ chức đa phương và song phương khác trên thế giới. Các quy định về đấu thầu, giải ngân nguồn vốn của WB đã tuân thủ theo chuẩn quốc tế và vài năm có cập nhật, chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với quy luật phát triển của thế giới, tuy nhiên chỉnh sửa này thường không đáng kể. Trong khi đó pháp luật của Việt Nam không ổn định, thường chỉnh sửa nhiều.

pdf104 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu hút vốn oda của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện 02 quy trình: trình phê duyệt đề xuất dự án và lấy ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi thì nay phải thực hiện thêm 05 quy trình: Phê duyệt đề xuất dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư, lấy ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định nguồn vốn đối ứng Ngân sách Trung ương hỗ trợ và thẩm định năng lực nhận nợ. Do đó, để thực hiện theo Nghị định số 16/2016/NĐ-CP các dự án thường mất tối thiểu khoảng 2 năm cho thực hiện các quy trình thủ tục. Điều này gây tốn kém nguồn lực của các tỉnh và địa phương. Trong khi đó, các quy định của WB thường ổn định, ít có sự thay đổi và thông thường nếu có thay đổi thì chỉ là sự cập nhật, điều chỉnh ở quy mô nhỏ. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 62 Mặt khác, việc ban hành Luật Đầu tư côngvới quy định các dự án giải ngân theo kế hoạch được giao sẽ không tạo tính động cho các dự án trong công tác giải ngân. Trong khi đó, quy trình bổ sung nguồn vốn thường kéo dài, qua rất nhiều khâu kiểm soát, lấy ý kiến (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội...), thời gian xử lý các quy trình kéo dài đến 8 tháng do đó, các dự án ODA của WB áp dụng hình thức giải ngân theo kết quả thường không đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra của năm. - Năng lực cán bộ tham gia quản lý và thực hiện các chương trình và dự án ODA còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ; Đội ngũ cán bộ làm việc trong Ban Quản lý dự án ODA chủ yếu là kiêm nhiệm, bên cạnh đó khối lượng công việc tương đối lớn nên phần nào ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện dự án; - Tỷ lệ giải ngân vốn ODA thấp do (i) Thời gian chuẩn bị dự án kéo dài; (ii) Thủ tục xem xét, trình duyệt dự án phức tạp, rườm rà, chưa có khung cơ chế tài chính trong nước hoàn chỉnh đối với các dự án ODA; (iii)Sự khác biệt về các quy định, thủ tục trong và ngoài nước, sự khác nhau về thủ tục, quy định ODA giữa các nhà tài trợ và quy định trong nước. Thứ năm, cơ chế phối hợp theo chiều dọc (các sở ngành, địa phương), theo chiều ngang (tỉnh, Bộ, ngành Trung ương và các Bộ chủ quản); cơ chế song song (tỉnh và nhà tài trợ) đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn chưa chặt chẽ dẫn đến các dự án thu hút chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu và các dự án sử dụng chưa phát huy được hiệu quả trong quá trình triển khai. 2.4.3. Những vấn đề đặt ra - Xác định lĩnh vực ưu tiên hợp lý: Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của mỗi giai đoạn của tỉnh mà xác định được các lĩnh vực ưu tiên trọng điểm theo đúng định hướng phát triển của tỉnh, định hướng ưu tiên của nhà tài trợ. - Thực hiện tốt công tác vận động vốn ODA thông qua việc chuẩn bị tốt các tài liệu dự án (Đề cương dự án, văn kiện dự án). Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 63 - Chú trọng chất lượng của cán bộ làm công tác đối ngoại, công tác quản lý, thực hiện nguồn vốn ODA. Thực tiễn cho thấy nhiều Dự án không chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngay từ đầu dẫn đến tuyển dụng cán bộ vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc, vừa làm vừa học, trong khi dự án ODA chỉ có tuổi thọ 5 năm, đến khi cán bộ nắm được việc thì dự án cũng hết thời gian thực hiện dẫn chất lượng giải ngân, chất lượng thực hiện dự án và hiệu quả giải ngân nguồn vốn thấp. Mặt khác, nhiều tỉnh, cán bộ làm đối ngoại chỉ làm công tác sự vụ hàng ngày, nên hiệu quả thu hút nguồn vốn thấp, các dự án thu hút được chủ yếu là nặng về cơ chế phân bổ của cấp trên. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 64 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hướng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 3.1.1. Cơ hội - thách thức  Cơ hội - Tình hình chính trị ổn định; sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng. - Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; những tiến bộ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đã đạt được những thành quả nhất định; - Hiệu quả của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA vào tỉnh được nhận thấy rõ rệt, điều này cho thấy tỉnh đã sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và đúng với mục đích của nhà đầu tư.  Thách thức Trong thời gian tới, các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ song phương sẽ dần dần thay đổi chính sách tài trợ cho Việt Nam khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp. Nguồn vốn ODA lãi suất thấp sẽ ít đi và nhường chỗ cho ODA vay ưu đãi có lãi suất kém ưu đãi hơn trong khi đó để hoàn thành các mục tiêu đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra yêu cầu tỉnh phải huy động được một lượng vốn đáng kể từ bên ngoài trong đó có nguồn vốn ODA. Đây là thách thức lớn đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và các sở, ngành, địa phương trong công tác huy động ODA nói riêng. Sự cạnh tranh về thu hút đầu tư, nhân tài, nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài... giữa Quảng Bình và các tỉnh khác nhất là với Quảng Trị, Hà Tĩnh ngày càng gia tăng. Nguy cơ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường gia tăng. Thách thức này đòi hỏi phải có xác định đúng hướng và đề ra những nhiệm vụ, những giải pháp đảm bảo cho các định hướng triển khai khả thi trong thực tiễn dựa trên việc nắm bắt các cơ hội nêu trên, khắc phục những nguy cơ, những khó khăn tiềm ẩn. Đại học Kinh tế Huế Đại h ̣c kinh tế H ế 65 3.1.2. Định hướng tăng cường hoạt động cam kết và giải ngân vốn ODA và vốn WB của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020  Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng ODA Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, để có thể khai thác triệt để thế mạnh của vốn ODA cũng như hạn chế những tác động xấu do nguồn vốn này mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra hệ thống các quan điểm về quản lý và sử dụng ODA. - ODA là một nguồn ngân sách. Việc điều phối quản lý và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của Chính phủ và phải phù hợp với các thủ tục quản lý ngân sách hiện hành. - Tranh thủ các nguồn vốn ODA không gắn với các ràng buộc về chính trị, phù hợp với các chủ trương hóa đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam. - Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong nước khác. - Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế. - Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm trọng điểm. - Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa xã hội ở miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan điểm, mục tiêu của việc thu hút và quản lý sử dụng ODA.  Định hướng Từ nay đến năm 2020, chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ thu hút đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình, dự án ODA đang hoạt động để sớm đưa vào khai thác và sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng. Đồng thời xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho thời kỳ sau nhằm thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển bền vững. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 66 Phấn đấu hàng năm tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt 80 – 85%. Các ngành, các cấp cần tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kiên quyết theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng, thực hiện chặt chẽ trong các khâu lựa chọn chủ đầu tư, đấu thầu, tuyển chọn tư vấn quản lý dự án, tăng cường sử dụng tư vấn độc lập trong quá trình thực hiện dự án. Đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ khâu lập, thẩm định và ra quyết định đầu tư), nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, cũng như đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt động. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn kiểm tra giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Nâng cao vai trò của các tổ chức thanh tra trong việc thanh tra để chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các Chủ dự án, Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn. Mặt khác cần quy rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình từ khảo sát, thiết kế, thi công, thực hiện quy chế đấu thầu, đến kiểm tra giám sát quyết toán dự án hoàn thành. Các Chủ dự án phải soát xét lại các công trình xây dựng để có sự điều chỉnh hay cắt giảm vốn hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong năm.Cân đối đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ và theo hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ để thúc đẩy giải ngân vốn ODA Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án, của các Ban quản lý dự án trong việc quản lý thực hiện đầu tư, chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện dự án nhất là phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, xác định tổng mức dự án, tiến độ, chất lượng dự án, trong tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Ban quản lý các dự án ODA cần được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hóa và có tính kế thừa. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong tất cả các khâu quả quá trình đầu tư và có sự quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, các chủ đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định và phê Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 67 duyệt các dự án ODA. Đảm bảo hài hòa thủ tục đối với các dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cường phân cấp chi các xã làm chủ đầu tư, việc phân cấp phải đi kèm với các điều kiện để thực hiện phân cấp có hiệu quả.  Các lĩnh vực ưu tiên thu hút ODA - Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, xây dựng và nâng cấp cảng biển, sân bay, giao thông liên vùng, các công trình phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải rắn nhất là chất thải nguy hại; hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội; các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu du lịch. - Hỗ trợ phát triển hạ tầng xã hội: Xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển và các vùng đồi núi khó khăn; Tiếp tục tập trung đầu tư cho hệ thống giáo dục thông qua việc hỗ trợ đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa về cơ chế quản lý giáo dục cũng như đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho công tác dạy và học, đào tạo giáo viên, quan tâm và hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho các tỉnh nghèo và vùng đồng bào dân tộc. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh nhất là tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản. - Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ để xây dựng và phát triển nhanh, mạnh các ngành như du lịch, dịch vụ vận tải đặc biệt là dịch vụ hàng hải, hàng không, thương mại xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, dịch vụ tài chính,phát triển mạnh các lĩnh vực xã hội nhằm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội. - Phát triển nông nghiệp và nông thôn: Hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phát triển sản xuất theo định hướng thị trường; xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông nông thôn; lưới điện nông thôn; phát triển y tế, giáo dục, xây dựng Đại học Kinh tế Huế Đại h ̣c ki h tế H ế 68 thủy lợi); chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế (nâng cao thu nhập thông qua phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của từng xã, huyện; định hướng nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn. - Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường xanh: vốn ODA và vốn vay ưu đãi ưu tiên sử dụng để hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và xây dựng mô hình tăng trưởng xanh và hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường tập trung cụ thể vào các dự án: phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai như xây dựng hệ thống đê kè ven biển; hệ thống an toàn hồ chứa, đê kè xói lở bờ sông, bờ biển ổn định dân cư, hệ thống các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn để thực hiện cứu hộ cứu nạn người dân trong mùa mưa lũv.v.  Các lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn ODA của WB - Các lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn ODA của WB tại Việt Nam Với quan điểm cùng đồng hành với Việt Nam trong quá trình củng cố thành tựu phát triển và thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển, khung đối tác quốc gia (CPF) mới của Ngân hàng hàng Thế giới được ban hành để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2021 của Việt Nam với phương châm cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường, thúc đẩy bình đẳng, và nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Theo khung đối tác mới này, Nhóm Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp tục phát huy những hỗ trợ sẵn có và mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, phối hợp và bổ trợ với các đối tác phát triển khác, và huy Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 69 động thêm các nguồn lực khác phục vụ phát triển như huy động nguồn vốn thương mại và sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên gồm: phát triển bao trùm và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; bền vững môi trường và năng lực ứng phó; và quản trị tốt, với các chuyển hướng chiến lược cụ thể như: (i) Hỗ trợ toàn diện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của kinh tế tư nhân vào các ngành kinh tế; (ii) Phấn đấu đảm bảo bền vững tài chính các dịch vụ công và các chính sách xã hội; (iii) Hỗ trợ giảm nghèo nhóm dân tộc thiểu số nhờ các hoạt động tạo việc làm và thu nhập; (iv) Hỗ trợ đa ngành nhằm tăng cường mối liên kết giữa giáo dục, đào tạo và thị trường lao động; và (v) Thúc đẩy và khuyến khích sản xuất điện với mức phát thải các-bon thấp. Trong giai đoạn tới Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam bằng hình thức đầu tư và tư vấn, và huy động nguồn vốn dài hạn cho các khoản đầu tư mang lại lợi ích kinh tế-xã hội lớn, hỗ trợ sự phát triển thị trường vốn và các nguồn vốn tư nhân khác. IFC sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành chủ chốt như tài chính, hạ tầng, công nghiệp chế tạo và năng lượng nhằm kết hợp kinh nghiệm quốc tế với sự thông hiểu tình hình tại chỗ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển và qua đó đạt hiệu quả đầu tư và lợi ích xã hội cao nhất. Thông qua các sản phẩm bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng truyền thống Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) sẽ bổ sung thêm cho các khoản vay của Ngân hàng Thế giới bằng cách huy động đầu tư tư nhân, giúp chính phủ và có thể cả các doanh nghiệp nhà nước vay thương mại. MIGA cũng sẽ hỗ trợ các dự án khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới hoặc trong các lĩnh vực mà Nhóm Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ nếu phù hợp. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 70 - Lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn WB của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017-2020: + Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh + Tiếp tục huy động vốn để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, cấp thoát nước, hệ thống hạ tầng cơ sở y tế). + Hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và nông thôn mới; hỗ trợ phát triển nông nghiệp. + Hỗ trợ hợp tác công tư (PPP) 3.1.3. Nhu cầu sử dụng vốn ODA và vốn ODA của WB giai đoạn 2016-2020  Nhu cầu thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 Tổng nhu cầu vốn ODA và đối ứng giai đoạn 2017-2020 là: 1.019,26 triệu USD. Trong đó, vốn ODA 849,72 triệu USD, vốn đối ứng 169,54 triệu USD. Cụ thể như sau: Bảng 3.1. Nhu cầu vốn ODA và đối ứng của tỉnh QuảngBình giai đoạn 2016 – 2020 ĐVT: Triệu USD TT Phân theo lĩnh vực Tổng cộng Đối ứng ODA Tổng cộng NSTW NSĐP Tổng cộng 1.019,27 169,55 111,19 58,36 849,73 1 Nông nghiệp 396,37 69,80 43,46 26,34 326,57 2 Giáo dục- Y tế 51,45 8,27 6,40 1,87 43,18 3 DV công cộng 420,30 73,53 47,25 26,28 346,77 4 Điện 10,10 1,28 0,94 0,34 8,82 5 Giao thông 136,20 16,48 12,99 3,49 119,72 6 Khác 4,85 0,19 0,15 0,04 4,67 Nguồn: Đề án thu hút vận động vốn đầu nước ngoài giai đoạn 2016-202 tỉnh Quảng Bình Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 71 Trong đó, nhu cầu vốn ODA của WB huy động của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 khoảng 120 triệu USD chiếm 23,8% tổng nhu cầu vốn ODA của cả giai đoạn và chiếm 20,3 % tổng vốn ODA của WB huy động cho cả khu vực Bắc Trung bộ. Bảng3.2. Tổng nhu cầu vốn WB khu vực Bắc Miền Trung và tỉnh Quảng Bình TT Tỉnh Nhu cầu vốn WB giai đoạn 2016-2020(Triệu USD) Tỉ lệ % 1 Thừa Thiên Huế 61.78 10.45 2 Quảng Trị 66.64 11.28 3 Quảng Bình 120 20.30 4 Hà Tĩnh 136 23.01 5 Nghệ An 60.61 10.25 6 Thanh Hóa 146 24.70 Nguồn: Báo cáo tình hình giải ngân 2011-2015 và định hướng thu hút ODA giai đoạn 2016-2020 của các tỉnh Bắc Trung bộ. Do tính chất nguồn vốn IDA sẽ kết thúc trong năm 2018, do đó giai đoạn đầu 2016-2018, tỉnh sẽ vận động các dự án tập trung vào các lĩnh vực: (i) Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, cấp thoát nước, hệ thống hạ tầng cơ sở y tế); Hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và nông thôn mới; hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Bảng 3.3. Một số dự án ưu tiên sử dụng vốn ODAcủa WB giai đoạn 2016-2020 STT Tên dự án Địa phương 1 Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai Các huyện 2 Dự án Môi trường bền vững thành phố Đồng Hới TP Đồng Hới 3 Dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập Các huyện 4 Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địaphương Các huyện 5 Dự án hiện đại hóa lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịuvùng ven biển Các huyện 6 Dự án tăng cường năng lực y tế cơ sở Các huyện 7 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và nông thônmới Các huyện Nguồn: Báo cáo giải ngân 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 72 Trong giai đoạn 2018-2020, tỉnh sẽ chuyển sang thu hút các dự án cho phát triển kinh tế tư nhân theo hình thức hợp tác công tư với các nguồn vốn kém ưu đãi hơn của WB. 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn ODA của WB Trong giai đoạn 2000-2016, công tác thu hút vốn ODA của WB đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể thể hiện trên các mặt: hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, góp phần cải cách thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế, tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, công tác thu hút vốn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần có các định hướng và giải pháp khắc phục. Trong khuôn khổ luận văn, học viên đưa ra các nhóm giải pháp sau: Thứ nhất là giải pháp về Tăng cường công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thốngchính trị trong việc tham gia thu hút, vận động nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình Xác định công tác thu hút vận động ODA nhằm bổ sung nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà là sự nghiệp của toàn bộ cấp ủy đảng, chính quyền và toàn dân. Việc cùng đồng lồng đồng sức của các cơ quan nhà nước sẽ tranh thủ được thời gian và cơ hội tiếp cận nguồn vốn cũng như đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án và nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị dự án, cũng như giảm bớt được các chi phí thời gian và tăng thêm chi phí cơ hội khác. Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn. Đồng hành với nó là việc hoàn thiện một thể chế thu hút ODA tinh gọn và hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, các cơ quan quản lý và điều phối ODA đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình thu hút và sử dụng ODA. Nếu hệ thống này rườm rà, phức tạp hoạt động không hiệu quả thì sẽ khó khăn, cản trở cho quá trình thu hút và giải ngân, không những vậy nó còn gây tâm lý ngần ngại cung cấp viên trợ của các nhà tài trợ trong đó có WB. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn chức năng giám sát của cơ quan Đầu mối trong công tác vận động và quản lý vốn ODA là Sở Kế hoạch và Đầu tư; tăng cường chức năng kiểm soát chi của Tài Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 73 chính và Kho bạc Nhà nước để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn vốn giải ngân, tạo tiền đề cho các dự án vận động tiếp theo. Thứ hai là nhóm giải pháp tăng cường xây dựng và rà soát quy hoạch, cơ chế chính sách trong công tác vận động Ngân hàng Thế giới nói riêng thời kỳ hậu IDA. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng vốn ODA: Quy hoạch hướng vào việc huy động vốn theo từng bước và tổ chức tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức huy động, cơ cấu và điều kiện tài trợ để xác định khả năng huy động vốn thực hiện trong từng năm và từng thời kỳ, từ đó đảm bảo sự cân đối trong tổng nguồn lực khác cũng như đối với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Quy hoạch sử dụng vốn ODA được xây dựng theo hướng thúc đẩy tăng trưởng và bền vững xã hội. Chủ động đưa ra danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế địa phương.Chủ động xây dựng đề cương danh mục các chương trình, dự án vận động vốn WB của tỉnh bám sát tiêu chí ưu tiên tài trợ của Nhà tài trợ và định hướng thu hút vận động ODA của Chính phủ, của tỉnh để tạo tính sẵn sàng. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng sẵn định hướng thu hút vốn nước ngoài và cập nhật theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức thực hiện, theo dõi quy hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo trong quá trình thực hiện phải theo đúng mục tiêu ưu tiên và kế hoạch sử dụng trung hạn đã đề ra. Đi kèm với quy hoạch bám sát thực tiễn là hệ thống hành lang pháp lý cho công tác vận động vốn WB. WB là một trong những nhà tài trợ có chính sách tài trợ và các quy định pháp lý ổn định nhất trong các tổ chức đa phương và song phương khác trên thế giới. Các quy định về đấu thầu, giải ngân nguồn vốn của WB đã tuân thủ theo chuẩn quốc tế và vài năm có cập nhật, chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với quy luật phát triển của thế giới, tuy nhiên chỉnh sửa này thường không đáng kể. Trong khi đó pháp luật của Việt Nam không ổn định, thường chỉnh sửa nhiều. Thực Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 74 tiễn gần 20 năm vận động ODA của WB và hơn 20 năm vận động vốn ODA của tỉnh Quảng Bình cho thấy, hiện nay công tác thu hút ODA của tỉnh đang gặp phải một số khó khăn do khung pháp lý ODA chưa hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hệ thống pháp lý đầy đủ và hoàn thiện của Chính phủ sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA. Trong thời gian tới, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, từng bước tiến tới hài hòa hóa thủ tục quốc tế. đồng thời tiếp tục bổ sung một số nội dung mà trong các văn bản pháp quy hiện hành còn thiếu , đảm bảo quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế quản lý dự án ODA. Có như vậy, Quảng Bình mới có thể dễ tiếp cận hơn trong thu hút và quản lý nguồn vốn ODA nói chung và WB nói riêng. Về phía tỉnh, tỉnh sẽ ban hành các quy trình, thủ tục hành chính về tiếp nhận vốn ODA tuân thủ quy định của chính phủ nhưng theo hướng tinh gọn và đơn giản hóa thủ tục nhất. Thứ ba là nhóm giải pháp tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong công tác vận động và quản lý nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, cộng với giai đoạn bước ngoặt của công tác thu hút vốn ODA của WB chuyển từ IDA sang IBRD và các nguồn vốn kém ưu đãi khác, đòi hỏi Quảng Bình phải tập trung chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại. Đây là giai đoạn chuyển từ trạng thái “bị động”, chờ “cấp phát” từ trên xuống sang trạng thái chủ động, tự vận hành, tự tiếp cận và tự hoàn thiện công tác thu hút ODA. Muốn đạt được điều đó, ngoài việc đội ngũ cán bộ làm công tác ODA giỏi trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nhạy bén với sự thay đổi chiến lược đầu tư của nhà tài trợ còn phải thích ứng được một cách nhanh chóng các biến chuyển đó. Do tính chất đặc thù của nguồn vốn WB thời kỳ hậu IDA đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải có khả năng phân tích, dự báo dòng vốn và khả năng thu hút vốn. Đối với cán bộ BQL dự án ngoài kinh nghiệm, cần phải là cán độ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả năng phân tích, báo cáo, thúc đẩy Đại học Kinh tế Huế Đại học ki h tế Huế 75 giải ngân nguồn vốn đảm bảo dự án thực hiện có hiệu quả, tránh tình trạng do trình độ kém không có khả năng thúc đẩy tiến độ dẫn đến dự án giải ngân chậm làm tăng gánh nặng đối ứng và phải chi trả các khoản chi phí khác như phí cam kết, phí quản lý và các loại phí khác cho ngân sách tỉnh. Thứ tư là nhóm giải pháp tăng cường cơ chế phối hợp trong công tác vận động vốn ODA của Ngân hàng thế giới 2016-2020: Không chỉ riêng WB mà bất cứ nhà tài trợ nào tài trợ cho Việt Nam, muốn nguồn vốn thu hút được nhiều về quy mô và số lượng thì một trong những nguyên tắc quan trọng đó là khả năng phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các các cơ quan từ khâu đăng ký danh mục, đề xuất dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu thẩm định năng lực và tiến trình triển khai thực hiện. Dự án nào được quan tâm, hỗ trợ tốt dự án đó sẽ thực hiện hiệu quả. Mối quan hệ này được xây dựng theo các chiều dọc: Từ Chính phủ xuống Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan và UBND các tỉnh thụ hưởng dự án. Là mối quan hệ theo chiều ngang giữa các sở, ban, ngành và địa phương với BQL các dự án. Là mối quan hệ song song cùng phối hợp thực hiện giữa UBND các tỉnh và Nhà tài trợ. Các quan hệ này càng được thắt chặt thì hiệu quả thu hút càng cao và hiệu quả thực hiện dự án càng bền vững. Trong công tác quản lý tại địa phương, lãnh đạo các cấp phải chủ động gặp gỡ trao đổi tìm ra cách giải quyết cho những quan điểm còn khác nhau trong thu hút và sử dụng nguồn vốn giữa Việt Nam và Nhà tài trợ để tham mưu đề xuất hướng xử lý kịp thời. Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức các cuộc thảo luận, găp gỡ với WB để tăng hiểu biết giữa hai bên, cung cấp các thông tin, tài liệu chúng minh cho các khó khăn làm giảm tốc độ giải ngân. Đồng thời đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục giải quyết tình trạng giải ngân mà tỉnh đang gặp phải. Trong những năm gần đây, quan hệ này giữa WB và UBND các tỉnh được thắt chặt thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ, 6 tháng một lần của WB đã giải quyết được hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang gặp phải, nhờ đó các dự án của Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 76 WB của tỉnh cũng đạt tỉ lệ giải ngân cao nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc gặp gỡ, tỉnh cũng đã kêu gọi, vận động thêm được Dự án ODA cho giai đoạn tiếp theo như Dự án Môi trường bền vững thành phố Đồng Hới Thứ năm là nhóm giải pháp Xây dựng kế hoạch trả nợ trong nước và nước ngoài để giảm trần nợ côngnhằm góp phần thu hút nguồn vốn ODA của WB và giải ngân nguồn vốn đã ký Hiệp định. Bước sang năm 2016, nguồn vốn ODA không còn là nguồn vốn thuần túy ngân sách cấp phát 100% như trước đây nữa mà theo quy định về quản lý nợ công của Chính phủ, các tỉnh đã phải vay lại một phần nguồn vốn ODA trong đó đi tiên phong là các dự án ODA của WB tài khóa 2016-2018. Theo quy định tại Nghị định số 52/2017/NĐ-CP, Quảng Bình là tỉnh thuộc đối tượng vay lại 20% nguồn vốn IDA và 70% nguồn vốn IBRD của WB. Đi kèm với cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA cho vay lại một phần là phương án trả nợ được chia thành hai phương án: Phương án trả nợ thông thường trong vòng 25 năm(5 năm ân hạn và 20 năm trả nợ gốc) và phương án trả nợ nhanh trong vòng 15 năm (5 năm ân hạn, 10 năm trả nợ gốc) đã làm tăng áp lực trả nợ cho các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nghèo, hàng năm Trung ương vẫn hỗ trợ ngân sách như tỉnh Quảng Bình. Mặt khác, theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách năm 2015, hạn mức vay của tỉnh Quảng Bình sẽ bằng 20% tổng thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Điều đó đồng nghĩa với việc, khả năng vay lại của tỉnh tương ứng với trần nợ công của tỉnh. Do đó, để có thể thu hút nguồn vốn WB cho đầu tư phát triển, tỉnh phải xác định được nguồn lực trả nợ cũng như lộ trình trả nợ nước ngoài phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa trả nợ và đầu tư. Đại học Kinh tế Huế Đại h ̣c kinh tế Huế 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ việc đánh giá tình hình giải ngân và sử dụng vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, em đã rút ra những kết luận sau đây: Thực tế tiếp nhận và sử dụng dự án ODA thời gian qua cho thấy vốn ODA thật sự là một nguồn vốn quan trọng với sự phát triển của tỉnh và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tương đối hiện đại. Trong đó, WB là nhà tài trợ tiềm năng và đóng góp lớn với số dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhìn chung tiến độ thực hiện các dự án ODA nói chung và của WB nói riêng đa đạt được các kết quả khả quan với tỉ lệ giải ngân vốn WB so với vốn WB và vốn ODA cam kết khá cao. Các dự án hoàn thành thường giải ngân trên 99% vốn ODA đã ký kết tại các Hiệp định. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn WB đã bám sát theo tiêu chí và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ. Tuy nhiên,trong thời gian tới, phần vốn vay ưu đãi sẽ chấm dứt nhường chổ cho phần vốn vay thông thường IBRD và các nguồn vốn khác của WB, Việt Nam sẽ đối diện với việc đẩy nhanh tiến độ trả nợ nguồn vốn IDA và tìm các giải pháp thích hợp để tiếp cận và trả nợ nguồn vốn IBRD với lãi suất kém ưu đãi. Qua kết quả điều tra ta thấy, trong 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của WB thì nhân tố F7: thông tin là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra, các nhân tố: cách thức quản lý dự án, nhân sự quản lý dự án cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh nhà. Từ đó, để có cái nhìn tổng quan trong việc thay đổi chính sách, minh bạch hóa thông tin, và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực quản lý dự án nhằm đảm nhiệm các dự án ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới. 2. Kiến nghị Những hạn chế còn tồn tại trong công tác giải ngân và sử dụng vốn WB của Quảng Bình cũng là những khó khăn chung của Việt Nam. Mặc dù có sự hạn chế về kinh nghiệm, cách tiếp cận thực tế cũng như khả năng phân tích, đánh giá, song em Đại học Kinh tế Huế Đại họ kinh tế Huế 78 cũng mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng giải ngân và sử dụng các dự án ODA.  Đối với Nhà nước - Khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA, đặc biệt là chính sách tài chính, các định chế về quản lý và trả nợ công. - Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành đồng bộ từ trung ương đến địa phương – các đơn vị tiếp nhận dự án ODA. - Thực hiện cải cách hành chính phải đồng bộ từ trung ương đến cơ sở. Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính ở các Sở Ban ngành cấp trung ương, cấp tỉnh, UBND các huyện, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có như vậy công tác cải cách hành chính đạt được hiệu quả cao và bảo đảm được tiến độ đề ra. - Bố trí đủ nguồn tài chính về các tỉnh để công tác triển khai thực hiện dự án tốt hơn -Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án. Tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử đối với hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ODA. - Ban hành bộ luật chống tham nhũng để nâng cao tính trách nhiệm của các đơn vị tiếp nhận dự án.  Đối với UBND tỉnh Quảng Bình - Có kế hoạch mang tính chiến lược về thu hút vốn WB, cần xây dựng các dự án cụ thể, chi tiết để kêu gọi thu hút vốn WB. Thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi vốn WB cũng như chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp để đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư. - Định hướng cụ thể thu hút đầu tư vốn WB vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn phù hợp với quy hoạch. Nêu rõ tính khả thi, khả năng hấp thụ nguồn vốn của ngành/ lĩnh vực, địa bàn, khả năng trả nợ phần vốn vay lại và các giải pháp cụ thể. - Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính có liên quan, tiến tới hài hòa thủ tục hành chính với các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư sẽ khắc phục được những khó khăn và vướng mắc gây tổn hại đến hiệu quả của các Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 79 dự án ODA vì đây là một trong những khâu quan trọng, có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, đối với dân cư sinh sống trong khu vực có các dự án đang triển khai. Công khai việc bố trí nguồn vốn ODA cho địa phương theo chủ trương đẩy mạnh phân cấp của chính phủ hiện nay. Điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. - Trong công tác xúc tiến, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chương trình phát triển kinh tế-xã hội, thu hút và sử dụng ODA Quảng Bình, cán bộ tỉnh chủ động đề xuất nội dung các chương trình, dự án ODA khi làm việc với nhà tài trợ, tránh tình trạng phụ thuộc vào nhà tài trợ và tư vấn. - Nâng cao chất lượng và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện các dự án ODA: nâng cao hiểu biết một cách hệ thống về các văn bản pháp luật, quy định và nhanh chóng cập nhật các văn bản mới ban hành, đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan đến phân cấp trong các vấn đề liên quan đến quản lý ODA (xây dựng cơ bản, đấu thầu, tài chính, ngân sách, ký kết điều ước quốc tế). Tổ chức đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực lập kế hoạch, thu thập thông tin, quản lý và tổ chức thực hiện thông qua các lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn và trung hạn tăng cường kỹ năng lãnh đạo để quản lý các chương trình, dự án đầu tư  Đối với địa phương - Các cấp chính quyền địa phương cần có công tác tuyên truyền và vận động nhân dân hiểu rõ vai trò của dự án để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. - Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch và ra các quyết định liên quan đến các dự án ODA, cũng như công tác giám sát cộng đồng để đảm bảo các dự án không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu của địa phương, của người dân, mà còn đem lại hiệu quả cao nhất về chi phí, ngăn chặn hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong sử dụng vốn ODA. Đại học Kinh tế Huế Đại họ kin tế Huế 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam & Ngân hàng Thế giới, (2016), Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính, “Điều kiện vay của Ngân hàng Thế giới”, 3. Cổng thông tin điện tử Quảng Bình, (2016), “Số liệu Niên giám Thống Kê tỉnh Quảng Bình năm 2016”,https://www.quangbinh.gov.vn. 4. Cổng thông tin điện tử Quảng Bình, (2016), “Tổng quan về Quảng Bình”,https://www.quangbinh.gov.vn. 5. Chính phủ, (2016), Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 6. Chính phủ, (2016), Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Hà Nội. 7. Chính phủ, (2017), Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội. 8. Ngân hàng Thế giới, (2016), “Dự án và chương trình tại Việt Nam”, 9. Nguyễn Thị Tâm (2015), “Ngân hàng Thế giới (World Bank)”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế. 10. Lê Văn Phúc, (2015), “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, skhcn.quangbinh.gov.vn. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 81 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, (2000-2016), Báo cáo tình hình thực hiện Dự án ODA các năm: 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Quảng Bình. 12. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, (2016), Báo cáo tổng kết: Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Đồng Hới, Dư án Giao thông Nông thôn II, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ tỉnh Quảng Bình; Dự án năng lượng nông thôn II và năng lượng nông thôn II Mở rộng, Quảng Bình. 13. Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo, (2017), “Vốn ODA là gì?”, 14. Ths Lê Thị Mai Liên, “Huy động vốn ODA phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”, 15. Tạp chí tài chính, “Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 1993-2012”, 16. UBND tỉnh Quảng Bình, (2016), Quyết định số 4258/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt đề án thu hút, vận động vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình kèm theo đề án, Quảng Bình. 17. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các nhà tài trợ giai đoạn 1993- 2013,Huế. 18. UBND tỉnh Quảng Trị, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Quảng Trị và các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013, Quảng Trị. 19. UBND tỉnh Quảng Bình, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Quảng Bình và các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013, Quảng Bình. 20. UBND tỉnh Hà Tĩnh, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Hà Tĩnh và các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013, Hà Tỉnh. 21. UBND tỉnh Nghệ An, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013, Nghệ An Đại học Kinh tế Huế Đại ọc kinh tế Huế 82 22. UBND tỉnh Thanh Hóa, (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm hợp tác phát triển giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các nhà tài trợ giai đoạn 1993-2013, Thanh Hóa. 23. UBND Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011- 2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh: Thừa Thiên Huế, Huế 24. UBND Quảng Trị (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị. 25. UBND Quảng Bình (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Bình, Quảng Bình. 26. UBND Hà Tĩnh (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tỉnh. 27. UBND Nghệ An (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 28. UBND Thanh Hóa (2015), Báo cáo giải ngân ODA giai đoạn 2011-2015 và định hướng thu hút vốn ODA giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa. 29. UBND tỉnh Quảng Bình, (2015), Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2016, Quảng Bình. 30. UBND tỉnh Quảng Bình, (2008), Quyết định số 3323/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Vận động, thu hút dự án ODA tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, Quảng Bình. 31. Văn phòng Chính phủ, (2015), Công văn 3829/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án IDA trong Kỳ IDA17, Hà Nội. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 83 Tiếng Anh 32. World Bank, “Who we are”, https://worldbank.org. 33. World Bank, (2017), “World Bank Country and Lending Groups”, https://worldbank.org. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 84 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ ĐỀ TÀI: THU HÚT VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Xin Ông (Bà) đánh dấu vào ô tương ứng với suy nghĩ, đánh giá của mình về mức độ của tiêu chí đưa ra trong bảng câu hỏi dưới đây: PHẦN I: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Câu hỏi 1: Đơn vị công tác Đơn vị công tác Đánh dấu X vào lựa chọn của anh chị Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Sở Y tế Quảng Bình Sở Giao thông vận tải Quảng Bình Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình Ban quản lý các dự án XDCTGT Sở Công thương Quảng Bình Sở Tài chính Quảng Bình Ban quản lý dự ánNNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình Sở Xây dựng Quảng Bình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình Sở Ngoại vụ Quảng Bình Sở Tư pháp Quảng Bình Câu hỏi 2: Trình độ chuyên môn của ông/bà?  Trên đại học  Đại học  Trung cấp  Cao đẳng Khác (xin nêu rõ) Đại học Kinh tế Huế Đại ọc kinh tế Huế 85 Câu hỏi 3: Thời gian công tác của ông/bà?  5 năm<  5-<10 năm  10-<15 năm  từ 15 năm trở lên PHẦN II: THÔNG TIN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA TỈNH QUẢNG BÌNH Câu hỏi 4: Ông/bà hiểu gì về nguồn vốn ODA? Câu hỏi 5: Ông/bà đã tiếp cận nguồn vốn ODA trong thời gian bao lâu? 5 năm< 5-<10 năm 10-<15 năm 15-20 năm Câu hỏi 6: Ông/bà đã tiếp cận nguồn vốn ODA qua kênh nào nhiều nhất? 1. Từ kênh các Bộ, ngành Trung ương (Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương) 2. Từ các nhà tài trợ (đa phương và song phương) 3. Từ chính quyền địa phương (UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và các Sở, ban ngành) 4. Báo chí 5. Kênh khác Câu hỏi 7: Theo Ông/bà, nhà tài trợ quan tâm nhất tới lĩnh vực nào ở tỉnh Quảng Bình? 1. Công nghiệp - điện 5. Giao thông, vận tải 2. Tài nguyên môi trường 6. Thủy sản 3. Du lịch - dịch vụ công cộng 7. Nông nghiệp - PTNT kết hợp xóa đói giảm nghèo 4. Giáo dục - Y tế 8. Lĩnh vực khác Câu hỏi 8: Các căn cứ để huy động nguồn vốn ODA hiện nay của tỉnh 1. Căn cứ vào chương trình, chiến lược của các nhà tài trợ qua mỗi thời kỳ 2. Căn cứ các chế độ chính sách huy động ODA hiện hành của Nhà nước 3. Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 86 4. Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 5. Căn cứ vào chiến lược vay và trả nợ nước ngoài của địa phương 6. Căn cứ tình hình giải ngân nguồn vốn ODA của tỉnh của năm trước 7. Tính đến sự biến động của yếu tố trượt giá 8. Căn cứ kinh nghiệm quản lý, năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA từng thời kỳ 9. Căn cứ khác Câu hỏi 9: Ông/bà đánh giá như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của nhà tài trợ vốn. Khoanh tròn vào con số mà ông/bà cho là thích hợp (1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý ; 5- Rất đồng ý hoặc 1= rất không hài lòng,2= không hài lòng, 3 bình thường, 4 Hài lòng, 5 rất hài lòng ) Nội dung Mức độ đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1. Mối quan hệ với các nhà tài trợ được tỉnh xây dựng chặt chẽ 1 2 3 4 5 2. Mối quan hệ với các nhà tài trợ được tỉnh quan tâm, chú trọng 1 2 3 4 5 3. Mối quan hệ với các nhà tài trợ được TW hỗ trợ 1 2 3 4 5 4. Mối quan hệ với các nhà tài trợ được xây dựng lâu dài 1 2 3 4 5 5. Quy hoạch tổng thể của địa phương diễn ra phù hợp 1 2 3 4 5 6. Quy hoạch hạ tầng giao thông tốt 1 2 3 4 5 7. Quy hoạch hạ tầng y tế, giáo dục 1 2 3 4 5 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 87 tốt 8. Quy hoạch hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc tốt 1 2 3 4 5 9. Quy hoạch địa phương hỗ trợ thu hút vốn ODA của WB 1 2 3 4 5 10. Lãnh đạo tỉnh năng động, chủ động trong các hoạt động kêu gọi đầu tư 1 2 3 4 5 11. Lãnh đạo tỉnh có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư ODA 1 2 3 4 5 12. Lãnh đạo tỉnh quan tâm đến vấn đề thu hút vốn ODA 1 2 3 4 5 13. Lãnh đạo tỉnh coi trọng vấn đề thu hút vốn đầu tư 1 2 3 4 5 14. Tình hình an ninh, chính trị và pháp luật của tỉnh ổn định 1 2 3 4 5 15. Truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời thuận lợi cho đầu tư 1 2 3 4 5 16. Chính sách, chiến lược thu hút vốn đầu tư của tỉnh tốt 1 2 3 4 5 17. Nền kinh tế vĩ mô của tỉnh ổn định 1 2 3 4 5 18. Chính sách thu hút vốn ODA của tỉnh phù hợp với chính sách của nước ta 1 2 3 4 5 19. Công tác quản lý, phân loại vốn ODA được tiến hành khoa học 1 2 3 4 5 20. Công tác theo dõi vốn ODA tiến hành hiệu quả 1 2 3 4 5 21. Công tác giải ngân vôn ODA nhanh chóng 1 2 3 4 5 22. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn 1 2 3 4 5 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 88 ODA diễn ra đều đặn, đúng quy trình 23. Năng lực cán bộ chính quyền địa phương, Ban QLDA tốt 1 2 3 4 5 24. Bố trí cán bộ ban QLDA phù hợp với công việc và năng lực 1 2 3 4 5 25. Cán bộ ban QLDA được đào tạo bài bản 1 2 3 4 5 26. Thông tin về các lĩnh vực cần đầu tư vốn ODA được tiếp cận dễ dàng 1 2 3 4 5 27. Thông tin xúc tiến đầu tư được cập nhật đầy đủ, liên tục 1 2 3 4 5 28. Anh, chị hài lòng về các chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của tỉnh Quảng Bình 1 2 3 4 5 Câu hỏi 10: Theo anh chị, nợ công của tỉnh có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình? 1 2 3 4 5 Rất không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Bình thường Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Câu hỏi 11: Theo Ông/bà hiện nay đang có những khó khăn, vướng mắc gì trong việc huy động nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh? Khó khăn 1 .............................................. .. .. Khó khăn 2 .. .. . Khó khăn 3 .. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 89 .. . Câu hỏi 12: Theo Ông/bà cần phải có những giải pháp trong thời gian tới để nhằm đảm bảo gia tăng huy động nguồn vốn ODA tỉnh Quảng Bình Giải pháp 1 .............................................. .. .. Giải pháp 2 .. .. . Giải pháp 3 .. .. . Xin cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý Ông (Bà)! Danh mục các dự án WB thực hiện tại tỉnh Quảng Bình từ năm 1993-2015 STT Tên dự án Thời gian KC-HT Tổng vốn đầu tư Tổng số Vốn ODA Vốn đối ứng I Dự án kết thúc A Y tế- Giáo dục Dự án hoàn thành trước năm 2015 1 Dự án giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 2005- 2007 11,68 11,68 Dự án chuyển tiếp sang năm Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 90 2016 2 Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ 2010- 2016 125,815 114,637 11,178 3 Dự án xử lý chất thải bệnh viện 2013- 2017 49,651 45,106 5,061 B Hạ tầng công cộng (Thoát nước- Vệ sinh Môi trường) Dự án hoàn thành trước năm 2015 1 Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Đồng Hới 2007- 2014 1.549,532 315,934 1233,598 C Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Dự án hoàn thành trước năm 2015 1 Dự án khu neo đậu cho tàu cá Cửa Gianh 2008- 2011 66,0 54,5 11,5 2 Dự án quản lý rủi ro thiên tai 2009- 2013 215,162 210,0 5,162 Dự án chuyển tiếp sang năm 2016 1 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (WB5) 2013- 2018 261,235 171,152 90,283 Dự án khởi công mới năm 2016 3 Dự án sửa chữa nâng cao an toàn đập (WB8) 2016- 2021 277,950 14,404 263,546 D Công nghiệp- Điện Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 91 Dự án hoàn thành trước năm 2015 1 Dự án năng lượng nông thôn 2 2005- 2010 113,6 81,6 32 2 Năng lượng nông thôn II mở rộng 2010- 2013 188,240 165,663 22,577 E Giao thông Vận tải Dự án xây dựng hoàn thành trước năm 2015 1 Giao thông nông thôn II 2000- 2006 86,85 77,87 8,98 2 Dự án Giao thông nông thôn III 2003- 2008 89,11 80,11 9 Khởi công mới năm 2016 1 Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) 2016- 2021 354,500 146,5 208,0 G Lĩnh vực khác Dự án khởi công mới năm 2016 1 Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai 2017- 2022 48,519 38,394 10,125 Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 92 1 (Constant ) ,323 ,840 ,385 ,701 F1 ,048 ,084 ,037 ,575 ,566 F2 ,063 ,090 ,045 ,698 ,086 F3 ,004 ,091 ,003 ,046 ,963 F4 ,122 ,111 ,070 1,098 ,274 F5 ,442 ,075 ,378 5,908 ,000 F6 ,266 ,072 ,234 3,689 ,000 F7 ,397 ,058 ,439 6,886 ,000 a. Dependent Variable: Anh, chi hai long ve chinh sach thu hut von dau tu ODA cua WB cua tinh Quang Binh Model Summaryb Mod el R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- WatsonR Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 ,741a ,54908 ,522 ,40264 ,510 14,710 7 148 ,000 2,118 a. Predictors: (Constant), F7, F5, F6, F3, F1, F4, F2 b. Dependent Variable: Anh, chi hai long ve chinh sach thu hut von dau tu ODA cua WB cua tinh Quang Binh Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N Anh, chi hai long ve chinh sach thu hut von dau tu ODA cua WB cua tinh Quang Binh 3,4551 ,51234 156 F1 4,0321 ,39423 156 F2 3,4987 ,36808 156 F3 3,7051 ,35863 156 F4 3,9231 ,29399 156 F5 3,0919 ,43761 156 F6 3,1603 ,45036 156 F7 3,8301 ,56653 156 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế 93 Theo anh chi, no cong cua tinh co anh huong den thu hut von ODA cua MB? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Binh thuong 3 1,9 1,9 1,9 Anh huong 94 60,3 60,3 62,2 Rat anh huong 59 37,8 37,8 100,0 Total 156 100,0 100,0 Theo anh chi, no cong cua tinh co anh huong den thu hut von ODA cua MB? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Binh thuong 3 1,9 1,9 1,9 Anh huong 94 60,3 60,3 62,2 Rat anh huong 59 37,8 37,8 100,0 Total 156 100,0 100,0 Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_hut_von_oda_cua_ngan_hang_the_gioi_tren_dia_ban_tinh_quang_binh_6749_2076270.pdf
Luận văn liên quan