Thực hành công tác xã hội

Phần I. Báo cáo thực tập. I. Hồ sơ cá nhân. 1. Thông tin cá nhân. 2. Sơ đồ phả hệ (vẽ sơ đồ phả hệ của thân chủ). 3. Môi trường sống hiện tại. II. Lý thuyết áp dụng. 1. Lý thuyết hệ thống. 2. Lý thuyết nhận thức. 3. Thuyết nhu cầu của Maslow. III. Kế hoạch tác nghiệp. IV. Tiến trình giải quyết vấn đề. 1. Giai đoạn 1: Tiếp cận than chủ và phát hiện vấn đề. 2. Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạc giúp đỡ: 3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch can thiệp. 4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc. V. Kết luận. Phần II. Báo cáo tham vấn.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành công tác xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia hµ néi Tr­êng ®¹i häc KHOA häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa Xà HỘI HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC HÀNH CÔNG TÁC Xà HỘI I §Ò tµi : Gi¶ng viªn : TS.Mai Thị Kim Thanh Sinh viªn : Đặng Thị Hoàn Lớp : K52 – CTXH Khoa : Xã hội học Hµ Néi - 2010 Mục Lục. Phần I. Báo cáo thực tập. I. Hồ sơ cá nhân. 1. Thông tin cá nhân. 2. Sơ đồ phả hệ (vẽ sơ đồ phả hệ của thân chủ). 3. Môi trường sống hiện tại. II. Lý thuyết áp dụng. Lý thuyết hệ thống. Lý thuyết nhận thức. Thuyết nhu cầu của Maslow. III. Kế hoạch tác nghiệp. IV. Tiến trình giải quyết vấn đề. 1. Giai đoạn 1: Tiếp cận than chủ và phát hiện vấn đề. 2. Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạc giúp đỡ: 3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch can thiệp. 4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc. V. Kết luận. Phần II. Báo cáo tham vấn. B. Nội dung. Phần I. Báo cáo thực tập. I. Hồ sơ cá nhân. Thông tin cá nhân Em C hiện nay đang là học sinh lớp 9.Bố suốt ngày đánh đập và chửi bới nên em đã nghỉ học đi nhặt rác cùng mẹ. Nhà em quê gốc ở Hải Dương,gia đình có 5 người, hai anh chị lớn thì đi làm xa, còn bà nội thì ở nhà. Trước đây em ở nhà cùng bà, nhưng sau này mẹ đón em lên ở cùng để dễ bảo ban và đi phụ mẹ em nhặt rác mỗi khi học xong.Bình quân mỗi ngày mẹ em kiếm được 50k, cha em làm cửu vạn ở chợ Long Biên, tối đi sáng sớm về, hôm nào nhiều thì kiếm được 150k-200k. Nhà em thuê một gian nhà nhỏ, mỗi tháng chi phí điện nước nhà cửa đã lên tới gấn 1 triệu. Cha em có bản tính nóng nảy, gia trưởng, nên bất cứ việc gì của mẹ con em, dù lớn hay nhỏ mà trái ý của cha em thì đều là những nguyên nhân của những cơn nổi giận lôi đình, không những thế ông lại còn hay uống rượu. Và mỗi lần như vậy là ông lại đánh đập chửi mắng, đánh đập mẹ con em. Nhiều khi trong bữa ăn, cả nhà đang ăn cơm ông còn bê mâm cơm vứt cả ra ngoài, rồi đập chén, đập bát, chửi bới om xòm. Cứ mỗi lần em C xin tiền đóng học phí, hay đi học thêm là y rằng hôm đó em C bị ăn mắng và ăn đòn , không những thế còn vứt sách vào bếp đốt. Em chỉ biết đứng nhìn mà khóc. Giờ em chỉ muốn về quê ở cùng bà nội và đi học tiếp. Tóm tắt thông tin Họ và tên : Trần Văn C Ngày sinh: 2- 3- 1996 Quê quán : Hải Dương Giới tính: Nam Tôn giáo: không Chỗ ở hiện tại: tổ 7, cụm 2, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội Thành phần gia đình: gồm 5 người Bà nội: năm nay 80 tuổi Bố: 45 tuổi, cửu vạn. Tính tình nóng nảy, gia trưởng, sức khỏe yếu hay uống rượu, chửi mắng, đánh đập vợ con. Chỉ phụ giúp vợ con những công việc cần thiết. Mẹ: 45 tuổi, nhặt rác. Là người hiền lành, chịu nhẫn nhục, chăm lo cho gia đình, đảm đương công việc của gia đình. Chị gái: 24 tuổi, học hết lớp 9, làm ruộng, đã lấy chồng. Vào Lâm Đồng làm ăn Anh trai: 21 tuổi, đi vào Lâm Đồng từ năm 17 tuổi làm cùng với bác ruột kiếm tiền gửi về cho gia đình. Đặc điểm thân chủ Đang là học sinh lớp 9. Em là người chăm chỉ, đi học về thì giúp mẹ . Thành tích học tập khá. - Nhận xét về gia cảnh Kinh tế gia đình có phần khó khăn. Các thành viên trong gia đình có mẫu với nhau giữ bố - mẹ, bố - con cái. Vấn đề của thân chủ : Em cảm thấy buồn, ghét bố mình vì hay đánh đạp, chửi rủa. Em mong ước được về nhà sống cùng bà nội , không thích ở trên này. Em muốn được đi học giống như các bạn cùng trang lứa. 2. Sơ đồ phả hệ (vẽ sơ đồ phả hệ của thân chủ) Bà nội Ông ngoại Bà ngoại Ông nội Bố cô bác Mẹ gì Chị gái Anh trai TC Chú thích: : Đã chết : quan tâm, yêu thương : bình thường. : mâu thuẫn, xung đột 3. Môi trường sống hiện tại: Xã hội Cộng đồng Gia đình Thân chủ Nam 14 tuổi Bố Mẹ anh Chị gái Bạn bè Họ nội Họ ngoại Chính quyền địa phương Trường học Hàng xóm Các tổ chức đoàn thể II. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP Thời gian Nội dung cụ thể và mục tiêu công việc thực hiện Đối tượng tác nghiệp và địa điểm thực hiện Ghi chú Buổi 1 Nội dung -Giới thiệu bản thân mình với TC(tên, tuổi, học trường gì), nói về mục đích của mình đến đây. - Làm quen với người dân tại khu trọ. Trò chuyện với bố mẹ TC. -Gặp gỡ thân chủ, trò chuyện làm quen tìm hiểu các thông tin cá nhân về TC. -Xác định vấn đề mà TC đang gặp phải. Mục tiêu -Bước đầu làm quen để tạo lập mối quan hệ với gia đình TC và TC để tạo sự tin tưởng. - Tại nhà TC Được bác Bình tổ trưởng cụm 7 dẫn xuống gia đình TC nên bước đầu tiếp cận TC cũng có thuận lợi. Buổi 2 Nội dung Nói chuyện với bố mẹ Tc - Cung cấp cho gia đình văn bản luật liên quan Mục tiêu Thông qua nói chuyện giúp tìm hiểu thêm về thân chủ Tại nhà TC - Buổi 3 Nội dung Tiến hành tham vấn cho TC - Hướng dẫn em tham gia các hoạt động vui chơi giải trí Mục tiêu - lấy lại sự cân bằng tâm lý cho TC - Tại nhà TC III. Lý thuyết áp dụng. 1. Lý thuyết hệ thống. - Lý thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân không thể thiếu được lí thuyết. Khái niệm hệ thống : Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất[ Từ điển Tiếng Việt,2004, NXB Đà Nẵng, tr434 ] Góc độ công tác xã hội : “ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất . Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống ”. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy . Đây là một lí thuyết sinh học cho rằng " mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ cá phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Sau này, lí thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển. Người có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Hệ thống: Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật theo một thể thống nhất. Tiểu hệ thống: Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.Các tiểu hệ thống tạo nên hệ thống lớn hơn [ TS. Mai Kim Thanh, Công tác xã hội cá nhân, ĐH KHXH & NV, Hà Có 3 loại hệ thống thoã mãn cuộc sống của con người: Hệ thống chính thức : tổ chức công đoàn, cộng đồng. … Hệ thống phi chính thức : bạn bè, gia đình… Hệ thống xã hội: bệnh viện ,nhà trường…   Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, vời nhóm và ngược lại. Trong CTXH không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH. Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của chị H, NVCTXH sẽ phải vận dụng lý thuyết hệ thống, bao gồm: Gia đình Xã hội Cá nhân NV CTXH 2.Thuyết trị liệu nhận thức. Trị liệu nhận thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận thức tiêu cực của họ. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy” trong hoạt động giúp đối tượng. Bao gồm các yếu tố sau: Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của thân chủ Xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm và thay vào là những tư duy xác thực và hành động có tính chất tích cực để tăng cường hoạt động chức năng của thân chủ. Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính là chương trình “lí luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ về quản chế và những môi trường tư pháp khác. Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức. Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc trong ý thức của thân chủ. Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương thức thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo hãi… 3. Thuyết nhu cầu của Maslow. Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Bậc thang nhu cầu của MASLOW Mức cao Nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình. Nhu cầu được coi trọng: được chấp nhận có một vị trí trong một nhóm người. Nhu cầu xã hội: được hội nhập nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mức thấp Nhu cầu về an toàn xã hội như: tình yêu thương, nhà ở, việc làm,.. Nhu cầu về vật chất gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Lí thuyết nhu cầu là cơ sở để căn cứ xác định nhu cầu cần thiết của thân chủ. Đó là nhu cầu được học tập, vui chơi giải trí, nhu cầu về vật chất, nhu cầu về an toàn xã hội, nhu cầu được coi trọng,… từ đó đưa ra các kế hoạch can thiệp. IV. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP . Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và phát hiện vấn đề. Nhân viên công tác xã hội được bác kiểm huấn viên dẫn tới nơi TC đang sống, được sự giới thiệu của bác nên việc tiếp cận thân chủ cũng dễ dàng hơn. Khi vào tiếp xúc với TC cảm nhận được nét mặt thoáng buồn của em. Mẹ của TC cũng hết sức tạo điều kiện giúp đỡ. Buổi gặp gỡ ban đầu diễn ra thuận lợi, gây dựng được niềm tin đối với TC và mẹ TC. Tuy nhiên thì lúc tiếp xúc cũng gặp khó khăn, vì bố của TC tỏ thái độ không thoải mái, nhưng sau khi được mẹ của TC và bác kiểm huấn giới thiệu qua thì ông cũng tỏ thái độ bình thường cũng không quan tâm lắm đến sự có mặt của tôi. Nhận diện vấn đề: Yếu tố bảo vệ: + Gia đình: mẹ là người luôn quan tâm và chăm sóc em, bảo vệ cho em, là người em tâm sự. Bên cạnh đó còn có anh chị, bà nội. Nhưng họ ở xa chỉ quan tâm em về mặt vật chất.Anh chị thường gọi điện về hỏi thăm và thi thoảng gửi tiền cho Tc và mẹ để giúp thêm chi tiêu sinh hoạt. + Có công ước quốc tế về quyền trẻ em, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. + Sự trợ giúp của tổ chức Rồng xanh về sách vở. Nhà trường luôn mở tạo điều kiện cho em quay trở lại trường học. + Bản thân: TC là người ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, được nhiều người trong nhà quý mến, là người có sức chịu đựng, có khát vọng vươn lên trong cuộc sống, có ước mơ và hoài bão. Yếu tố nguy cơ: + Sự thờ ơ, lạnh nhạt không quan tâm của người bố và những trận đòn về thể xác lẫn tinh thần sẽ khiến em rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định. Như vậy sẽ hình thành cho em sự căm thù với người cha, rất dễ dẫn đến sự bất cần đời khiến em rơi vào các tệ nạn xã hội. + Thứ hai là việc em nghỉ học đi làm cùng mẹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em và ảnh hưởng đến tương lai sau này của em. + Môi trường xã hội ổ nơi em sinh sống có nhiều tệ nạn xã hội: ma túy, trộm cướp. Nếu sống trong môi trường đó em rất dễ bị bọn xấu rủ rê. + Bản thân TC vẫn còn bé chưa ý thức được những việc nên làm, chưa va vấp nhiều với cuộc sống. và em đang bị tổn thương về mặt tâm lý, thể xác. Những yếu tố này rất dễ làm TC rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi khi ở nhà. Tổn thương về mặt tâm lý. Yếu tố rào cản: + Bản thân TC không tự mình quyết định được vấn đề của mình vì em còn quá nhỏ và phụ thuộc vào cha mẹ. + Gia đình: bố thì không cho em về quê, bắt em nghỉ học ở đây đi làm. Mỗi lần uống rượu là lại mang em ra đánh. Phản ứng của TC: + Mỗi lần bị bố đánh hay mắng thì em chỉ biết im lặng, lần nào trốn được thì em chạy ra khỏi nhà khi nào bố tỉnh thì lại về + Mỗi lần không có tiền đi học em gọi điện xin anh chị + Những lúc bố tỉnh em đã có ý kiến là xin phép bố cho về quê và gọi điện bảo anh chị xin hộ. Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ: Thân chủ hiện đang rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, căm ghét bố mình. Nhu cầu quan trọng nhất lúc này của thân chủ chính là được tôn trọng, được đi học, được sự quan tâm của cha. Thân chủ đang ở lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi hình thành và phát triển tiến tới hoàn thiện về mặt thể chất và nhân cách nên ở giai đoạn này cần phải tạo cho TC môi trường sống lành mạnh. Nếu như ở lứa tuổi này các em bị ảnh hưởng, trấn động về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của các em sau này. Vì vậy thân chủ luôn cần đến sự quan tâm,động viên, yêu thương, chỉ dạy của người lớn để có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Để giúp TC lấy lại sự cân bằng và ổn định về tâm lý. Và giành tình yêu cho bố của mình thì NV CTXH lên kế hoạch can thiệp sau: BẢNG KẾ HOẠCH CỤ THỂ Đối tượng tác động Hành động của NV CTXH Hiệu quả mong muốn Thân chủ - Nói chuyện với TC - Tham vấn cho TC - Hướng TC đến những hoạt động bổ ích - Tăng cường sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài cho TC - Gây dựng niềm tin và hiểu được mong muốn của TC. - Giúp TC lấy lại trạng thái cân bằng thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí cùng với các bạn nhỏ ở nhà văn hóa cụm - TC có thêm nhiều điều kiện để vươn lên ( VD: sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, bạn bè, các tổ chức, nhóm, các chương trình…) Gia đình - Trò chuyện - Tham vấn - Thỏa thuận - Thu thập thêm thông tin về tính cách của TC, biểu hiện của TC - Gia đình TC có cái nhìn toàn diện về vấn đề của TC, có những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề của TC - NV CTXH và gia đình có sự nhất quán cao và sự phối hợp tốt trong kế hoạch trị liệu cho thân chủ. Chính quyền địa phương - Hỗ trợ, cung cấp, thỏa thuận - Hỗ trợ chính quyền các văn bản pháp luật cần thiết: luật bảo vệ trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình. - Cung cấp cho chính quyền các biện pháp can thiệp, và hính thức xử lý bạo lực gia đình tại địa bàn - Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để giúp TC được đi học tiếp và tham gia vào các hoạt động, phong trào tại địa phương. Tổ chức các buổi vui chơi, giao lưu văn nghệ, giáo dục kĩ năng sống để phát triển và hình thành nhân cách sống cho các em - Thành lập các câu lạc bộ dành cho nam giới có hành vi bạo lực xây dựng gia đình hạnh phúc để lôi kéo họ tham gia. Qua đó giáo dục, tập huấn kiến thức và kĩ năng cho họ. Nhà trường - Trao đổi - Liên hệ với trường học Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch can thiệp. Trị liệu là quá trình mà nhân viên xã hội cùng với đối tượng thực thi các hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu đề ra. Thay đổi, cải thiện hoàn cảnh của thân chủ, giúp TC lấy lại niềm tin, tâm lý định, và được quay trở lại trường học. Nhân viên xã hội với vai trò là trung gian kết nối giữa thân chủ vơi gia đình, nhà trường và các dịch vụ xã hội. Bảng kế hoạch thực hiện Đối tượng thực hiện Hoạt động Đánh giá kết quả Thân chủ - Bác kiểm huấn viên dẫn đến nhà giới thiệu.NV trò chuyện với TC và bước đầu làm quen. - Tham vấn cho TC: lắng nghe những mong muốn, suy nghĩ của TC. Phân tích, đánh giá những cái được tâm lý của thân chủ. - Hướng dẫn em TC tham gia một số hoạt động xã hội, vui chơi giải trí ở cụm - truyền đạt một số thông tin từ phía gia đình cho em biết - Giới thiệu qua với TC về trung tâm Mái ấm tình thương nếu không về quê em vẫn có thể theo học văn hóa ở đó - Biết được thông tin tổng quát về TC và vấn đề của TC ( đã trình bày ở phần trên) - Hiểu và đánh giá đúng hoàn cảnh gia đình - Bước đầu được TC chấp nhận nhưng TC vấn tỏ ra rụt rè, e ngại với sự có mặt của NV CTXH. - NV CTXH đã thiết lập được mối quan hệ tốt và tạo được niềm tin với TC. - Được TC chia sẻ thông tin: + TC lúc này đang rất chán và buồn. TC thấy ghét bố vì bố lúc nào cũng muốn đánh đập mình và còn bắt TC nghỉ học. Em cảm thấy rất thương mẹ, vì mẹ chịu nhiều khổ cực. Nhiều lúc TC muốn nghĩ đến cái chết hoặc bỏ đi vào Nam cùng với anh chị mình. + TC rất thích được đi học. Ước mơ của em sau này sẽ trờ thành một người kinh doanh giỏi kiếm thật nhiều tiền cho mẹ bớt khổ và cả nhà sẽ về quê sống đoàn tụ với nhau. + Nhiều lúc em còn cảm thấy tự ti về bản thân, về gia đình. TC thích tham gia các hoạt động xã hội. TC rất thích được hòa nhập cùng với các bạn, thích được vui chơi. Bước đầu tâm lý cũng được cải thiện Bên cạnh TC vẫn còn rất nhiều người thân và họ rất yêu quý TC vì vậy xóa bỏ được suy nghĩ muốn chết của TC.Bố của TC cũng đã phần nào thay đổi nhận thức. TC cũng đã đồng ý với ý kiến NV đưa ra. Gia đình - Tham vấn cho gia đình TC : đánh giá bối cảnh chung của xã hội, dự đoán những diễn biến tâm lý của TC. Phân tích mức độ và hình thái của những hành vi của TC. Đưa ra những gợi ý về giải pháp - Cung cấp cho gia đình kiến thức về quyền trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình. - Phân tích, lây dẫn chứng minh họa về hậu quả của bạo lực gi đình cho bố của TC biết được. - Giới thiệu gia đình có thể có cho em đến trung tâm Mái ấm tình thân học văn hóa. - Gia đình đã hiểu được tâm trạng của TC.và cũng đã có cái nhìn toàn diện về thân chủ hơn. Đã hiểu được tâm lý của thân chủ lúc này, cũng đã thay đổi thái độ - Bố của TC đã giảm tần xuất đánh em, cũng đã đồng ý cho em đi học trở lại. Chính quyền địa phương Cung cấp các kiến thức về luật. hỗ trợ chính quyền mở các buổi tập huấn, giáo dục nâng cao kĩ năng sống, loại bỏ bạo lực gia đình trao đổi với chính quyền trong việc dùng hình phạt xử lý với cá nhân có hành vi bạo lực gia đình. Được truyền thông rộng rãi cho nhân dân biết thông qua báo đài… chính quyền đã phát động được phong trào nam giới xây dựng gia đình hạnh phúc. Tổ chức tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình… Trường học - làm việc với nhà trường Và cô giáo chủ nhiệm. - tạo điều kiện cho em quay trở lại học, và bồi dưỡng cho em 1 lượng kiến thức đã mất trong thời gian em nghỉ học. 4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc * Ưu điểm TC đi học trở lại Được gia đình cho tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí ở cụm Bố Tc cũng đã dịu tính hơn, không còn đánh đập, chửi mắng em. Thân chủ hòa nhập với bạn bè ở lớp, các thầy cô giáo nhiệt tình giúp đỡ lấy lại cho em nhưng kiến thức đã mất. Vẫn duy trì được kết quả học của mình. TC cũng đã đặt ra nhưng mục tiêu cho mình trong học tập, chuẩn bị kiến thức để bước vào kì thi tốt nghiệp THCS Em cũng thay đổi thái độ với bố mình không còn ghét như trước nữa. * Khuyết điểm - nhiều lúc TC vẫn cảm thấy tự ti chưa thực sự hòa nhập với bạn bè 5.2. Kế hoạch tương lai: - Tiếp tục duy trì sự trợ giúp với TC, nhưng thưa dần TC ko bị lệ thuộc quá nhiều vào NV CTXH. V. Kết luận Để trợ giúp một cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó thì trước hết đòi hỏi NV CTXH phải là một người có trình độ chuyên môn, có năng lực phẩm chất. Biết áp dụng linh hoạt, sáng tạo các lý thuyết vào thực tiễn để giải quyết vấn đề của TC. Vận dụng khéo léo các kĩ năng: giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe, phản hồi vào trong tiến trình can thiệp để có được kết quả cao. Không những thế cần phải nắm chắc được tâm lý lứa tuổi để từ đó ta nắm bắt được nhu cầu của họ, Trong trường hợp của em C, em vẫn là 1 đứa trẻ chưa thực sự hiểu hết được các giá trị của cuộc sống, chưa thể va vấp với nhiều với xã hội. Hơn nữa, em đang trọng độ tuổi dần hình thành về mặt nhân cách trở thành một công dân có ích, nếu chúng ta không can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, khiến em rơi vào tệ nạn xã hội. Phần II. Báo cáo tham vấn. Cơ sở thực tập Tổ 7, cụm 2, phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội Thân chủ Trần Văn C Ngày tham vấn: 30 - 10- 2010 Mục đích buổi tham vấn - tạo được sự tin tưởng, cân bằng lại tâm lý cho TC Tường thuật Nv: Chào em, hôm nay em cảm thấy thế ? TC: Chào chị, em thấy bình thường. NV: trông em hôm nay có chuyện gì vui thì phải? TC:Vâng, hôm nay em được tổ chức Rồng xanh cho nhiều sách vợ chị ah. NV: vậy ah, nhưng sao nói xong em lại buồn vây? TC: vì giờ có em có con được đi học nữa đâu. Bố em cấm không cho đi học rồi. Em ghét bố. NV: chị hiểu cảm giác của em lúc này, một số bạn có hoàn cảnh giống như em khi nghỉ học các bạn cũng rất buồn chán. Em đã có dự định gì cho tương lai chưa? TC: em không biết, giờ em chỉ muốn được đi học thôi. Nv: Chị thấy là em rất muốn được đi học, vậy em đã làm gì để cho ý muốn của mình thành hiện thực chưa. TC: em chẳng biết làm gì cả, gì biết bảo mẹ xin bố cho em đi học và gọi điện cho anh trai, chị gái để anh chị em bảo bố cho em đi học, không thì cho em về quê. NV: Em thấy việc đó có tác dụng gì không, có làm bố thay đổi được không? TC: em nghĩ chắc là không được vì bố rất bảo thủ. NV: em nghĩ thế nào nếu chị có 1 buổi nói chuyện với bố em? TC: nếu được thế thì tốt quá chị ah. Nhưng em nghĩ chị cũng chẳng làm gì được đâu. Nv: uhm, Theo cảm nhận của em thì bố là một người bảo thủ ? TC: vâng, ông không chịu nghe lời ai hết kể cả khi sai rồi, nóng tính nữa. chị cũng nên cẩn thận khi nói chuyện với bố em. Em khuyên chị là đừng nói làm gì, cũng vô ich/ Nv: Theo em thì bố quả thật là một người đáng sợ. Vậy em nghĩ có lúc nào bố không đáng sợ không? TC: đúng rồi. Lúc nào bố vui thi không sợ. Nv: vậy ah, em theo em thì chọn thời điểm bố vui nhất để nói đến chuyện này thì thế nào. TC: uhm, em thấy ý kiến đó cũng hay đấy chứ. Nv: vậy thì lúc nào bố vui nhỉ? TC: bố em vui là những hôm bố đi làm kiếm được nhiều tiền. Nv: như vậy nhé chị sẽ chọn thời điểm lúc bố em vui nhất để nói chuyện. Nhưng chị thấy bố em cũng biết lo cho gia đình đấy chứ? Đã có lúc nào em nghĩ là rất thương bố mình chưa? Tc: vâng, vậy thì em cảm ơn chị nhé. Có nhiều lúc em cũng thấy thương bố vì bố làm lụng vất vả cả đêm để tiếm tiền chi tiêu cho gia đình, nhưng nhiều lúc em ghét bố lắm. Bố hay đánh mẹ con em, lại còn chửi chỉ vì mỗi việc kiếm được ít tiền, hay là giận dỗi ai đó là lại về nhà đổ lên đầu mẹ. NV: vậy ah, như chị thấy thì em rất thương bố đấy chứ. Vậy thì chị sẽ gặp bố em vào buổi gần nhất. Em cảm thấy thế nào nếu như đên nhà văn hóa tham gia vui chơi cùng các bạn vào tối nay. TC: tối nay có giao lưu hả chị? Em cũng muốn đi. Nhưng chỉ sợ mẹ không cho. NV: chuyện đó không lo, chị đã xin mẹ em rồi. tối nay em đến nhà văn hóa cụm 3 nha, chị đã liên hệ với chị biis thư cụm rồi. Đếm đây chị ý sẽ hướng dẫn em, và giới thiệu em với các bạn. TC: thật hả c, hay quá. NV: Uhm. Vậy nhé. Hôm nay, chúng ta sẽ dừng ở đây. Hẹn gặp em vào ngày mai,, chúc em có một buổi tối vui vẻ nha. TC: vâng, em chào chị ah. Những điểm thống nhất TC và NV đều có sự thống nhất với nhau trong những gải pháp đưa ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hành công tác xã hội.doc
Luận văn liên quan