Thực hành công tác xã hội cá nhân

- Có thể nói đây là đợt thực tế môn học thứ 2 trong những năm chúng em theo học ở trường. Nhưng mỗi môn học có những đặc thù riêng biệt và những kỹ năng khác nhau. Trước đó chúng em đã được thực hành môn Phát triển cộng đồng và lần này là thực hành môn Công tác xã hội cá nhân và nhóm. Mặc dù đã trải qua 2 lần thực tế như thế nhưng nhóm sinh viên chúng em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. - Khó khăn trong lần tiếp xúc đầu tiên với các em. - Thời gian thực hành khá rấp rút và có hạn. Sinh viên chúng em còn bận việc học ở trường. Do đó việc sắp xếp kế hoạch còn nhiều sơ sót, Kế hoạch trị liệu mang lại hiệu quả chưa cao. - Thứ ba về yếu tố địa lý, do quãng đường đi khá xa cùng với các bạn không có phương tiện nên việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn.

doc49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 30477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành công tác xã hội cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN LỜI CẢM ƠN Sau khi hoàn thành lí thuyết môn học công tác xã hội cá nhân, nhóm tại trường, chúng em được thầy cô liên hệ tới các trung tâm tới thực hành môn học tạo điều kiện vận dụng lí thuyết vào thực tế. Giúp sinh viên chúng em nâng cao tính thực hành của môn học, tích lũy kinh nghiệm thực tế, thực hiện đúng tiến độ và chương trình đào tạo của nhà trường, tăng cường tính chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, tiếp cận TC, thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu và xây dựng kế hoạch trơ giúp TC. Cùng với sự giúp đỡ tân tình của ban giám đốc cũng như các thầy cô trong Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật Thị Nghè đã tạo điều kiện cho nhóm sinh viên chúng em trong đợt thực hành tại trung tâm đạt được kết quả tốt như mong đợi. Đi cùng chúng em trên cả chặng đường dài không thể thiếu đi sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô. Giảng viên, thạc sĩ Hà Thị Thư (phụ trách chung) Giảng viên, thầy Nguyễn Minh Phúc (hướng dẫn và quản lý sinh viên) Giảng viên, cô Trịnh Thị Thương (hướng dẫn và quản lý sinh viên) Giảng viên , thầy Phạm Thanh Hải (hướng dẫn và quản lý sinh viên) Em cùng các bạn xin chân thành cảm ơn nhà trường, ban giám đốc trung tâm cùng toàn thể các thầy cô đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành tốt đợt thực hành này. Trân trọng! PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 1.Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Vị trí địa lý và diện tích của trung tâm Trung tâm Bảo Trợ Trẻ Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè là Cơ sở Xã hội trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội TP.HCM. Thành lập từ năm 1975, tiếp nhận từ Viện Dưỡng lão Phú Mỹ của Cơ sở tôn giáo. Trụ sở chính:153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Điện thoại: 08. 3 899 6563 – 08 3 899 3738 Fax: 08 3 5140451 Số FAX: 08 3 5140451 - Email: mocoithinghe@vnn.vn         Cơ sở 2: 916 Nguyễn Văn Cừ, Phường Lộc Phát, Thị xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng Điện thoại – Fax: 0633 862 660 Email : baotrobaoloc@gmail.com 1.2. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Bảo Trợ Trẻ Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè tiền thân là Nhà nuôi Mầm Non sáu. Sau khi Nhà nước tiếp quản, hệ thống mầm non trả lại cho giáo dục thì đặt tên là Trung tâm. Trung tâm tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ tàn tật, bị bỏ rơi thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đa số trẻ bị bỏ rơi là trẻ bại não và chậm phát triển. Trung tâm có lưu lượng bình quân là 400 em trong độ tuổi từ sơ sinh đến 16 tuổi. Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức tiếp nhận giáo dục phục hồi cho 200 trẻ khuyết tật tại cộng đồng. Tổng số trẻ ở Trung tâm như sau: nội trú có 360 em trong đó có 200 nam và 160 nữ; bán trú gồm 180 em; mới nhận 4 em sơ sinh và số trẻ chết là 3 em. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của trung tâm có 240 người, bao gồm: Nhân viên Hành chính, Y Bác sỹ, Nhân viên Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, Thầy cô giáo, Nhân viên trực tiếp chăm sóc các em và Nhân viên cấp dưỡng, phục vụ… Trong đó, Thầy cô giáo có bằng cấp là 53 người, có 1 Bác sĩ và điều dưỡng, nhân viên vật lí trị liệu là 20 người, nhân viên hành chính là 34 người, còn lại là nhân viên cấp dưỡng. Hầu hết các em mang trên mình những khiếm khuyết, đa số cần hỗ trợ trong những sinh hoạt hằng ngày nhưng có một số em cần phải được chăm lo toàn bộ trong sinh hoạt cá nhân… Vì vậy đòi hỏi cán bộ công nhân Trung tâm phải có tâm, không quản ngại khó khăn, độc hại, lây nhiễm… Với tất cả lòng yêu thương, tâm huyết dành cho các em 24/24 giờ, nhằm xoa dịu nỗi đau, sự mất mát mà các em phải gánh chịu, giúp các em có cuộc sống vui tươi, hạnh phúc, phát triển theo khả năng trong mái ấm đầy tình thương của Trung tâm Thị Nghè. Hiện nay, Trung tâm có 3 Cơ sở: - Cơ sở chính dành cho các trẻ mồ côi khuyết tật với 7 Khoa trực tiếp chăm sóc các em theo lứa tuổi, dạng khuyết tật; 1 Khoa săn sóc đặt biệt dành cho trẻ bệnh nặng; 1 Trạm y tế điều trị bệnh cho các em; 1 Phòng phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm vận động; 1 Phòng Quản lý Giáo dục phụ trách dạy văn hóa. - Cơ sở Bán trú với 10 lớp học chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng, giúp cá em có điều kiện phục hồi chức năng vận động, học văn hóa, phát triển ngôn ngữ, luyện tập giao tiếp. - Cơ sở 2 Bảo Lộc – Lâm Đồng dành cho ccs em mồ côi khuyết tật trưởng thành không có khả năng kiếm việc làm tại thành phố. Trung tâm tổ chức cho các em lao động sản xuất trồng trà, cà phê, rau xanh và chăn nuôi giúp các em ổn định cuộc sống lâu dài. 2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ 2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy Sơ đồ tổ chức: Giám đốc PGĐ PT: Huấn luyện PGĐ PT: Tổ chức hành chính nhân sự PGĐ PT: Chuyên môn Cơ sở 2( Lộc Phát – Bảo Lộc) Huấn luyện trẻ hòa nhập vào xã hội Phục vụ: -Bảo vệ -Cấp dưỡng -Phục vụ Văn phòng: -Văn thư -Tài vụ Điều trị Phục hồi: -Y tế -Vật lý -Trị liệu Chăm sóc: -Trạm xá -Thiểu năng 1 -Thiểu năng 2 -Phục hồi Giáo dục phục hồi: Tổ chức giáo dục 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là tiếp nhận, nuôi dưỡng, chữa bệnh, phục hồi chức năng vận động và giáo dục văn hóa, giáo dục nhân cách cho trẻ mồ côi bại não, bại liệt, chậm phát triển và thiểu năng trí tuệ. 2.3. Hoạt động của trung tâm từ khi hình thành đến nay Trung tâm tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo đến lớp 3 nhằm giúp các em phát triển nhận thức, giao tiếp và rèn luyện nhân cách. Chương trình rèn luyện đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống theo khả năng của từng em, giúp các em có ứng xử phù hợp chuẩn mực xã hội. ngoài những giờ học trên lớp, Trung tâm còn tổ chức cho các em học vẽ, học vi tính, học đàn, thể dục và múa hát… Đối với một số em khiếm thị, khiếm thính, Trung tâm tổ chức cho các em đi học tại các trường chuyên biệt. Các em chậm phát triển nhẹ, Trung tâm tổ chức cho các em học tại các trường công lập bên ngoài cùng trẻ bình thường. Trung tâm cũng chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ hội giúp các êm phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác. Như vậy, Trung tâm có rất nhiều hoạt động phong phú, đa dạng giúp cho các em được phát triển ngày càng tốt hơn. Và Trung tâm còn cần hơn nữa những sự giúp đỡ, lòng hảo tâm từ các cá nhân, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội để các em có nhiều hơn nữa những ước mơ, hạnh phúc trong cuộc sống. 3. Những thuận lợi và khó khăn 3.1. Thuận lợi Vị trí địa lý: Trung tâm có vị trí địa lí thuận lợi, do nằm ở trung tâm thành phố nên tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường đến thực tập, tình nguyện. Về phía đối tượng: Các em ở Trung tâm rất hiếu khách, đa số dễ tiếp xúc. Đội ngũ cán bộ: Có nhiều kinh nghiệm và rất tâm huyết với nghề. Nhân viên hưởng lương theo chế độ Nhà nước, bình quân lương từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng/tháng. Đa số nhân viên ở Trung tâm đều có lòng yêu nghề và có tình thương rất lớn đối với các em ở đây. Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất trung tâm tương đối tốt, tạo điều kiện cho các em vui chơi, giải trí và học tập. 3.2. Khó khăn Khó tuyển nhân viên. Bởi vì một mặt là phải có hộ khẩu thành phố mới được tuyển vào công nhân viên, mặt khác do áp lực của công việc nên nhân viên không chịu được. Vì vậy, việc tuyển nhân viên và giữ chân họ rất khó. Vấn đề phát triển của các em rất hạn chế, nhất là phát âm, có em hiểu được nhưng lại không nói. Như vậy, sau 37 năm thành lập và phát triển, quá trình hoạt động có nhiều biến cố do nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau. Nhưng trên cơ sở hoạt động thực tế cán bộ, công nhân viên của Trung tâm đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong công tác chăm sóc, nuôi dạy các em, bởi tấm lòng tương thân tương ái, cán bộ nhân viên Trung tâm đã vận động các tấm lòng hảo tâm để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em ở đây. Trung tâm cũng rất mong hơn nữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với tấm lòng nhân ái vì tương lai các em, tạo điều kiện về mọi mặt để Trung tâm phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ. 4. những dịch vụ hỗ trợ thân chủ tại trung tâm 4.1 giáo dục Trung tâm tổ chức dạy văn hóa từ mẫu giáo đến lớp 3 nhằm giúp các em phát triển nhận thức, giao tiếp và rèn luyện nhân cách . Chương trình rèn luyện đạo đức, lễ giáo, kỹ năng sống theo khả năng của từng em, giúp các em có những ứn xử phù hợp chuẩn mực xã hội. Ngoài những giờ học tại lớp, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động khác như học vẽ, học vi tính, học đàn, thể dục và múa hát…cho các em. Đối với một số các em khiếm thị, khiếm thính, Trung tâm tổ chức cho các em đi học tại các trường chuyên biệt.Các em chậm phát triển nhẹ, trung tâm tổ chức cho các em học tại các trường công lập bên ngoài cùng trẻ bình thường. 4.2 y tế Khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho các em. Phục hồi chức năng: giúp các em bị khuyết tật vận động được điều trị, tập luyện dần phục hồi các chức năng cơ bản. 4.3 sinh hoạt Trung tâm chú trọng chương trình sinh hoạt vui chơi, dã ngoại, tham gia lễ hội giúp các em phát triển tính năng động, sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp và nhất là giúp các em biết tự chủ, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng người khác. PHẦN II CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN Đề tài: Trợ giúp TC về giáo dục văn hóa cho trẻ bị bệnh chậm phát triển trí tuệ 1. Mô tả về thân chủ Lê Nguyễn Minh H là con duy nhất của anh chị L - T. Gia đình H không mấy khá giả, bố mẹ đều là công nhân.Chị L sinh H khi đã ở tuổi 35, độ tuổi mà các bác sĩ khuyến cáo không nên sinh đẻ. Khi mới sinh H nặng 3kg6 nhưng 2 chân bị khèo bẩn sinh và không bú được, tới khi 2 tuổi H mới biết đi. Khi 2 tuổi hơn H mới biết nói những từ đơn, tới khi 5 tuổi mới nói được cụm từ. H học lớp lá tại trường mầm non phường 2 quận Bình Thạnh. Học lớp 1 tại trường tiểu học Nguyễn Dình Chiểu, tuy nhiên H tiếp thu kém, không nhớ bài nên học 2 năm lớp 1. Không theo được lớp gia đình đã cho em nghỉ học đưa về chăm sóc tại gia đình. Tới tháng 9 năm 2012 em được đưa vào học bán trú tại Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Em Tàn Tật Mồ Côi Thị Nghè. 2. Thông tin về thân chủ H học tại lớp Hải Âu trong cơ sở bán trú, em là một học sinh khá của lớp. Được sự chỉ dẫn tận tình của 2 cô chủ nhiêm lớp H đã có những chuyển biến tốt hơn. H đã ngoan hơn, đọc chữ rõ hơn, làm đượ những bài toán có nhớ. Tại trường em còn theo học lớp học đàn. 3. Sơ đồ sinh thái Ông bà ngoại Sinh viên thực hành Mẹ ông bà nội Ba Cô hai Chính quyền địa phương Lê Nguyễn Minh H Hàng xóm Trung tâm Bạn bè Giải trí Y tế 2 cô chủ nhiệm Ghi chú: Tác động 1 chiều Tác động 2 chiều Ít tác động Phân tích biểu đồ sinh thái Đây là công cụ dùng để mô tả các mối quan hệ của TC với các yếu tố xã hội tác động vào TC. Qua biểu đồ ta có thể thấy được mối quan hệ của TC với bố mẹ, ông bà ngoại, ông bà nội, cô Hai, cô chủ nhiệm là những mối quan hệ có tác động mạnh mẽ qua lại với TC. Thông qua biểu đố sinh thái ta có thể thấy rõ các mới quan hệ xung quanh thân chủ, tư những mới quan hệ mật thiết đến những mối quan hệkhông mật thiết và ít tác động tới thân chủ như: trung tâm, giả trí, y tế, bạn bè thì chỉ có tác động đến TC, chính quyền địa phương, hàng xóm tác động rất ít tới TC, sinh viên thực tập là người tự tìm đến TC nên chịu tác động một phía. Thông qua biểu đồ sinh thái này ta sẽ dẽ dàng hơn trong việc lập kễ hoạch giúp đỡ thân chủ. 4. Sơ đồ phả hệ Thân thiết Ghi chú: Xung đột Cưới nhau Nữ Nam PHẦN III PHÚC TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN B1: Tiếp cận ca và xác định vấn đề ban đầu Họ tên đối tượng: Lê Nguyễn Minh Huy Tuổi: 10 tuổi Giới tính: Nam Địa chỉ đối tượng: 38/36 Nguyễn Thiện Thuật, P.24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM Địa điểm thực hiện: Lớp Hải Âu. Vào lúc: 9giờ20 ngày 8 tháng 11 năm 2012 Phúc trình lần thứ: 1 Mục tiêu cuộc phúc trình:Tạo lập mối quan hệ, làm quen với H Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: chào con, con nhớ cô không? TC: Cô sinh viên. SVTH: Cô sinh viên nhưng cô tên gì nhỉ? TC: Không biết. SVTH: Cô tên Duyên, Huy nhớ chưa nào? TC: Dạ. SVTH: Lúc rồi con chơi cùng các bạn và các cô, chú sinh viên có vui không? TC: Vui. SVTH: lúc nãy con được chơi trò gì? TC: con chơi trò con thỏ. SVTH: Uh! Đúng rồi, Huy giỏi quá. Năm nay con mấy tuổi rồi? TC: con 10 tuổi. Cô mấy tuổi rồi? SVTH: Cô 22 tuổi rồi. Lớp học của mình tên là gì nhỉ? TC: Lớp Hải Âu. SVTH: Con học lớp này lâu chưa? TC: Con mới học. SVTH: con thích cô nào nhất? TC: Cô Hiệp. SVTH: Thế còn cô Tiến thì sao? TC: Cô Tiến la con. SVTH: Con nghịch nên cô tiến mới nhắc nhở con đó. Vậy từ mai con ngoan, chăm học thì cô nào cũng yêu con hết. TC: Dạ. SVTH: Bây giờ cô cho con ôn lại bài nha. TC: Dạ. SVTH: Hôm nay con thích học toán hay viết chữ nào? TC: Học Chữ đi cô. SVTH: Vậy cô với con cùng học chữ nha! Trong lúc đầu nói chuyện TC thường hay cúi mặt xuống bàn => thể hiện sự chưa tự tin trong giao tiếp. Nhớ được tên những người mà TC thường xuyên tiếp xúc.nhớ được tên lớp học của mình và khoảng thời gian mình theo học tại lớp.thể hiện sự yêu thương vời những người mà TC thích và không tích cô hay la mắng. Sử dụng kĩ năng quan sát để nắm bắt được tâm trạng của TC. Sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi để tạo lập mối quan hệ và khai thác thông tin về TC. Sử dụng kĩ năng lắng nghe tích cực để có thể nắm bắt được tâm tư tình cảm của TC, thu thập được những thông tin quan trọng và chính xác. Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi đầu phúc trình: Tạo lập được mối quan hệ tốt với TC. Biết được một sồ tâm tư tình cảm của TC. Thông qua chơi trò chơi và lần đầu tiếp xúc thì TC rất năng động. Thông qua quan sát thấy TC chân vận động yếu. 2.Những tồn tại và khó khăn: - Do là buổi ôn tập của lớp nên không có nhiều thời gian khai thác thông tin sâu hơn. - Lần đấu tiên tiếp xúc thưc tế một ca nên SVTH chư có được kinh nghiệm. 3.Kế hoạch lần sau: - Tiếp xúc với TC nhiều hơn để hiểu rõ hơn về TC. - Tìm hiểu thông tin gia đình thông qua TC. - Tìm được vấn đề mà Tc đang vướng mắc. B2: Thu thập dữ liệu Phúc trình lần thứ: 2 Họ tên đối tượng: Lê Nguyễn Minh Huy Tuổi: 10 tuổi Giới tính: Nam Địa điểm thực hiện: Lớp Hải Âu, Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật Thị Nghè. Vào lúc: 9giờ ngày 12 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: tìm hiểu thông tin về gia đình, vấn đề của TC. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: Hôm nay con nhớ cô tên gì không nào? TC: Cô Duyên. SVTH: Giỏi quá. Sáng nay con ăn gì? TC: Con ăn xôi. SVTH: Ai mua xôi cho con? TC: Ba con. SVTH: Ba con tên là gì? TC: Ba con tên ...(không nghe rõ) SVTH: Tên Tín? TC: Không, tên Tuấn. SVTH: Oh! Còn má con tên gì? TC: Tên Liên. SVTH: H giỏi quá. Hằng ngày ai chở con đi học? TC: Cô con. SVTH: Cô con tên là gì? TC: Dạ, cô Hai SVTH: Nhà con tới trường xa lắm không? TC: Không. SVTH: Nhà con ở quận nào? TC: Nhà con ở Bình Thạnh. Cô cứ đi thẳng thấy nhà con ở đó. SVTH: ….. ( cười) TC: Cô Cười xinh. SVTH: Vậy ah! H cười cũng dễ thương lắm đó. Con có thích đi chơi không? TC: Có. SVTH: Ba, má có hay dẫn con đi chơi không? TC: ….(lắc đầu) đi làm hết rồi. SVTH: Ba, má con đi làm từ sang tới tối mịt mới về ah? TC: Má con nghỉ rồi. SVTH: Má con nghỉ có đi làm lại không? TC: Má con nghỉ luôn rồi. SVTH: Má con có Làm gì ở nhà không? TC: Má con may. SVTH: Má con may đồ cho người ta đúng không? TC: Dạ. SVTH: Con ở với ba, má có vui không? TC: Không, ở với ba thôi. SVTH: Má con ở tiệm may luôn ah? TC: không. SVTH: Vậy má con ở đâu? TC: Má bị đuổi đi rồi. SVTH: Sao vậy? TC: Cãi lộn. SVTH: Ba má con cãi lộn sao? Ba má có hây cãi lộn không? TC: Không. SVTH: Ba má cãi lộn con có buồn nhiều không? TC: …(lắc đầu) SVTH: Sao con lại không buồn? TC: Chuyện của người lớn không buồn. SVTH: Ba nói chuyện của người lớn con không được buồn đúng không? TC: Dạ. SVTH: Hồi ở với ba, ba có dánh má con không? TC: Ba sỉn thì cãi nhau thôi. SVTH: Con có muốn ở chung với cả na và má không? TC: Có, má bbij mọi người đuổi luôn rồi. SVTH: Con thương má nhiều không? TC: Có. SVTH: Má có hay đến trường thăm con không? TC: Không. SVTH: Con có ở với cô Hai không? TC: Có. Cả nội nữa. SVTH: Con ở với cả ông, bà nội luôn ah? TC: …(gật đầu) SVTH: Chiều cô Hai lại đón con về ah? TC: Dạ. SVTH: Cô Hai thương con không? TC: Có. SVTH: Vậy con có thương cô Hai không? TC: Có. SVTH: H giỏi quá. Bây giờ con đói bụng chưa? TC: Rồi. SVTH: Vậy con rửa tay rồi xếp hàng đi ăn cơn nha! TC: Dạ. Mai cô tới đây không? SVTH: Có chứ, mai cô lại tới chơi với con nha! TC: Thật nhé. SVTH: ừh! thật chứ. Con đi rửa tay với các bạn nha. TC: Dạ. (vẫy tay chào) TC đã nhớ được tên SV sau 2 buổi găp gỡ. TC đã trả lời đúng câu hổi mà SV đặt ra. TC nhớ được nhà mình ở đâu. TC biết sử dụng những từ khen ngợi người khác. TC biết thể hiện tình yêu thương đối với những người thân. TC thương má khi bị đưởi đi. TC thể hiện sự thân mật với SV Động viên TC bằng những lời khen khích lệ. điều này khiến TC cảm thấy thân thiết hơn và dễ chia sẻ những cảm xúc của mình. Quan tâm, thấu cảm, phản hồi trở lại TC bằng những câu hỏi đơn giản, thực tế. Nhìn vào TC, khích lệ TC bằng gật đầu, mỉm cừơi tán thưởng. Đặt câu hỏi, phản hồi và nhắc lại thông tin TC cung cấp. Nhẹ nhàng, vui vẻ nhắc nhở,khuyên, khích lệ TC, hẹn TC. Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình lần 2: - TC đã nhớ được tên của sinh viên. Khai thác được một số thông tin hữu ích về thành viên gia đình TC. Biết được tình cảm của TC đối với mỗi người thân của mình. Có được những thông tin về mối quan hệ trong gia đình TC. 2.Những tồn tại và khó khăn: - TC bị chậm phát triển tí tuệ nên chưa xác định đượ những thông tin trên là xác thực. - TC còn chút rụt dè, chưa nói chuyện thoải mái với SV. 3.Kế hoạch lần sau: - Tiếp xúc với cô chủ nhiệm để hiểu rõ hơn về TC. - Xác định lại những vấn đề thu được trong buổi phúc trình lần 2. - Xác định được vấn đề khó khăn cần giúp đỡ của TC. Phúc trình lần thứ: 3 Họ tên đối tượng: chị Hiệp Tuổi: 28 tuổi Giới tính: Nữ Địa điểm thực hiện: Lớp Hải Âu, Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật Thị Nghè. Vào lúc: 9giờ ngày 13 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: Xác định lại những vấn đề thu được trong buổi phúc trình lần 2. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: Em chào chị. KHV: chào em, em ngồi đi SVTH: dạ, cảm ơn chị. chị có thể cho em hỏi một số vấn đề về gia đình Minh Huy không ạ? KHV: em cứ hỏi đi, nếu biết chị sẽ giúp đỡ. SVTH: Dạ. những buổi trước em có nói chuyện với Minh Huy thì được biết ba em hay uống rượu, cãi lộn với má em và đuổi má em đi. KHV:(cười) Em xác định hỏi lại chị là đúng rồi đấy. SVTH: Dạ. KHV: em đã côi hồ sơ của thân chủ mình chưa? SVTH: dạ chưa. KHV: đó là một thiết sót của em, trước khi làm việc với thân chủ mình phải xem xét hồ sơ thật kĩ. Tuy nhiên trong hồ sơ không đề cập đến những vấn đề em mới hỏi nhưng mình cần phải coi để nắm bắt được những lí do mà thân chủ của mình mắc phải bệnh . SVTH: Dạ. KHV: vấn đề em mới hỏi chị cũng đã tìm hiểu với mẹ của Minh Huy thí được biết: Bà nội của Minh Huy không ưa mẹ em do không hợp tuổi, thường xuyên xảy ra cã vã. Ba của Minh Huy hay buồn nhưng thỉnh thoảng mới uống rượu thôi. Khi mâu thuẫn lâu ngày thì sẽ trở lêm căng thẳng và gia đình đã đuổi má của em đi. Tuy nhiên cuối tuần ba con Minh Huy vẫn qua bên má em chơi chứ không phải dứt bỏ hết. SVTH: Dạ, vậy mà em cứ tưởng ba Minh Huy đuổi mẹ em đi. KHV:(cười) như em đã biết, học sinh lớp chị đa số các em bị chậm phát triển, khó làm việc. thong tin từ các em đa phần không chính xác bởi các em nghĩ gì thì nói vậy thôi. Có khi nay nói thế này nhưng mai lại nói khác nên có vấn đề gí cần xác minh lại thì cứ hỏi chị, nếu biết chị sẵn sang giúp đỡ. SVTH: Dạ, em cảm ơn chị. Giờ em xin phép ra chơi cúng các em. KHV: ừ, chị chào em. Chào sinh viên, thể hiện tinh thần sẵn sàng giúp đỡ. Cười thân thiện, hỏi về hồ sơ của thân chủ. Chỉ ra những thếu sót má sinh viên mắc phải. Chia sẻ những điều mình biết cho sinh viên dễ dàng trong việc thực hành. Hiểu rõ về học sinh trong lớp, từ đặc điểm, tình cảm đến gia đình mỗi em. Luôn luôn sẵn sang giúp đỡ. Chào hỏi kiểm huấn viên trước khi hỏi vấn đề. Sử dụng kĩ năng lắng nghe tích cực. Thành thật về những việc mình đã làm được. Tiếp thu những ý kiến đóng góp của KHV. Hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình than chủ của mình. Chào KHV, ra chơi cùng các em. Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình lần 3: - Xác định lại được vấn đề trong lần phúc trình 2. - Khai thác được một số thông tin hữu ích về thành viên gia đình TC. Có được những thông tin chính xác hơn về mối quan hệ trong gia đình TC. 2.Những tồn tại và khó khăn: - Thưa xác định được nhiều vấn đề rõ rang. - sinh viên còn rụt rè trong giao tiếp. 3.Kế hoạch lần sau: - Tiếp xúc cới TC để hiểu được mối quan hệ bạn bè của TC. B3: Chuẩn đoán Phúc trình lần thứ: 4 Họ tên đối tượng: Lê Nguyễn Minh H Tuổi: 10 tuổi Giới tính: Nam Địa điểm thực hiện: Lớp Hải Âu, Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật Thị Nghè. Vào lúc: 9giờ30 ngày 15 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: Xác định dược cây vấn đề. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: Con đang làm gì vậy? TC: Con đang vẽ tranh. SVTH: Cho cô xem với nào. TC: Dạ. SVTH: Con thích vẽ tranh ko? TC: Dạ thích nhưng con vẽ xấu lắm. SVTH: Cô thấy cũng đẹp mà. Con đang vẽ gì vậy? TC: Con vẽ cây hoa. SVTH: Ừ, sang nay cô Hai chở con đi học à? TC: Không, ba con chở đi. SVTH:Vậy sao? ở lớp con thích chơi với bạn nào nhất? TC: Bạn Quang với hơi thích bạn Bảo Anh. SVTH: Sao con lại thích bạn Quang mà chỉ hơi thích bạn Bảo Anh? TC: Con chỉ thích 2 bạn đó thôi. SVTH: Vậy con không thích chơi với bạn nào? TC: bạn Trí với bạn Trường. SVTH: Sao vậy? 2 bạ đó dễ thương mà? TC: Bạn Trí hay chọc con còn bạn Trường hay hay nhéo con. SVTH: Vậy con có ghét 2 bạn không? TC: Không, chỉ không chơi thôi. SVTH: Mai con chơi với 2 bạn nữa nha! Ai lại học cùng lớp mà không chơi với bạn? TC: Không đâu, các bạn cứ chọc con. SVTH: Mai cô cùng con chơi với các bạn được không? TC: Được nhưng cô phải bảo các bạn không chọc con nữa. SVTH: Ừ, mà con biết bây giờ mấy giờ rồi không? TC: Không biết. SVTH: Bây giờ con phải đi tập múa chào mừng ngày 20/11 rồi đó. Con biết ngày 20/11 là ngày gì không? TC: Không. SVTH: Đó là ngày tri ân nhà giáo. Ngày mà ta bày tỏ long biết ơn với các thầy cô dã dạy dỗ mình. TC: Dạ, cô có múa không? SVTH: Không, các cô chú sinh viên chỉ đồng kịch thôi. TC: Kịch gì vậy cô? SVTH: Bí mật, hôm đó con biết nha! TC: Dạ. SVTH: Vậy con đi tập múa cùng các bạn nha! TC: Dạ. Vẽ tranh cây hoa, tự nhận mình vẽ xấu nhưng thích vẽ. Thích chơi với các bạn trong lớp. Không thích các bạn chọc và nhéo mình. Không ghét các bạn, chơi với các bạn nếu khong chọc mình nữa. Chưa biết xem đồng hồ. Chưa biết được ý nghĩa ngày nhà giáo 20/11 Hỏi các cô chú có múa ngày 20/11 không. Chào cô đi tập múa cùng các bạn. Sử dụng những câu hổi dễ hiểu. Hổi các mối quan hệ bạn bè ở lớp của thân chủ. Nắm bắt được những bạn mà thân chủ thích chơi và không thích chơi. Sử dụng phương pháp động viên khích lệ thân chủ. Giúp thân chủ hòa đồng hơn với các bạn trong lớp. Giải thích cho thân chủ ý nghĩa của ngày 20/11. Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình lần 4: - Xác định được mối quan hệ bạn bè trong lớp của thân chủ. Giups TC biết được ý nghĩa của ngáy nhà giáo 20/11 Xác định được những khó khăn của thân chủ. 2.Những tồn tại và khó khăn: - Thưa xác định được nhiều vấn đề rõ ràng. - Thời gian còn hạn chế. 3.Kế hoạch lần sau: - Giúp TC ôn tập. - Xác định những khó khăn của TC. - gặp gỡ, trao đổi với mẹ TC. Phúc trình lần thứ: 5 Họ tên đối tượng: Nguyễn Thị Mộng Liên Tuổi: 44 tuổi Giới tính: Nữ Địa điểm thực hiện: Trước sân khu nội trú, Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật Thị Nghè. Vào lúc: 10giờ30 ngày 20 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: tìm hiểu thêm thông tin về thân chủ. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: Em chào chị. Chị là mẹ Minh H ạ? TC: Ừ, em là…. SVTH: Dạ, em là sinh viên thực hành tại lớp Hải Âu. TC: À, hèn chi thằng H vè cứ nhắc cô sinh viên mãi. SVTH: (cười) dạ. TC: Suốt ngày về tới nhà nó kể: Cô sinh viên cho con học bài, cho con chơi trò chơi, … mà em tên duyên phải không? SVTH: Dạ, H nhắc tới em ạ? TC: Ừ, nó kể hoài à. SVTH: Dạ, chị có thể cho em biết một số thông tin về Minh H không ạ? TC: được chứ, em hỏi gì cứ hỏi đi. SVTH: Dạ, trong thời gian thực hành tại lớp Hải Âu em muốn giúp đỡ Minh Huy trong vấn đề học tập. Chị có thể cho em biết những hoạt động thườn ngày của em ở nhà không ạ? TC: Vậy tốt quá. Ở nhà nó nghịch lắm cô ạ. Chạy nhảy cả ngày, chân thì yếu nhưng té hoài àh. SVTH: Dạ, ở lớp em cũng năng động lắm. vậy còn việc học của em thf sao ạ? TC: Nó chỉ mải chơi thôi, chẳng học gì đâu cô ạ. SVTH: Dạ, chị có hay kèm em học bài ở nhà không ạ? TC: Chị làm may ở nhà bận lắm không có thời gian, với lại dạy mà nó không nhớ nên chị cũng nản. SVTH: Do đặc điểm của em như vậy rồi nên chắc cần có sự hướng dẫn lặp đi lặp lại nhiều lần thì em mới nhớ được. TC: Cô giáo cũng nói với chị vậy nhưng ở nhà em nó xem tivi suốt ngày. Nó biết đọc, biết viết là chị đã vui lắm rồi. SVTH: Dạ, đó là một cố gắng đáng kẻ của em rồi. gia đình cần động viên em. TC: Ừ, chị cũng biết vậy. SVTH: Chị có hay đư em đi chơi không? TC: Cũng có nhưng ít lắm em ah! SVTH: Dạ. TC: Nó thích đi chơi lắm. chị cũng sắp xếp thời gian dẫn nó đi chơi nhưng không nhiều. SVTH: Dạ, thường ngày em thấy cô Hai hay đi đón Minh H. TC: Ừ, hôm nay chị rảnh chút nên đi đón H sang ngoại chơi. SVTH: Vậy ạ? Chị đón H đi không muộn. TC: Cũng chẳng có gì, nhà ngoại cũng gần đây. SVTH: Chị đón về cho H vui, hôm nào có cơ hội em nói chuyện với chị sau cũng được. TC: Ừ, chị đi đón cháu. SVTH: Dạ, em chào chị. TC: Chị chào em, mong em giúp cháu cho chị. SVTH: Em đi thực hành không có nhiều thời gian nhưng em sẽ cố gắng. TC: Chị cảm ơn em. SVTH: Dạ, không có gì đâu ạ. Thân mật, chia sẻ những hoạt động của con mình. Đã biết về sinh viên qua lời kể của con. Có chút buồn, mong con mình được như con người ta Bày tỏ sự vui mừng trước những thành quả nhỏ của con mình. Không có thời giân nhưng vẫn dành thời gian cho con Nắm bắt được những sở thích, hoạt động của con hằng ngày. Bày tỏ sự cảm ơn với cô chủ nhiệm lớp. Chào sinh viên thực hành. Chào hỏi thân chủ trươc khi đi vào vấn đề. Đưa ra những câu hỏi tìm hiểu về hoạt động hàng ngày của TC tại nhà. Động viên chị có nhiều thời gian hơn dành cho con. Biết được những công việc hàng ngày của thân chủ. Bày tỏ thiện chí muốn giúp đỡ. Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình lần 5: - Tìm hiểu được những hoạt động thường ngày của TC tại nhà. Khai thác được một số thông tin hữu ích về thành viên gia đình TC. Biết được những sở thích của Tc. 2.Những tồn tại và khó khăn: - Thời gian hạn hẹp. - Chưa khai thác được nhiều thông tin. 3.Kế hoạch lần sau: - Xác định những khó khăn của TC. - Vẽ cây vấn đề, đưa ra hướng giải quyết. Học tiếp thu chậm, mau quên Cây vấn đề Trí nhớ kém Phát âm chưa chuẩn Do ảnh hưởng bệnh bẩm sinh Không biết xem đồng hồ Học lớp một 2 năm liền Lưỡi ngắn Nói ngọng, không chú ý khi nói chuyện Mẹ sinh khó, sinh ở độ tuổi 34 Bị chậm phát triển trí tuệ Phân tích cây Nhìn vào cây vấn để ta có thể biết được những vấn để mà TC gặp phải. Cây vấn đề dược sử dụng để mô tả vấn đề của TC, theo cây vấn đề này thì ở tầng thứ nhất là vấn đề của TC cần được ưu tiên nhất, cần phải giải quyết trước tiên mà TC gặp phải. Trong vấn đề của TC thì TC gặp một số vấn đề có quan hệ tác động qua lại với nhau như: Từ những nguyên nhân đầu tiên là H có trí nhở kém do ảnh hưởng từ căn bệnh bẩm sinh mà cũng có thể , lười suy nghĩ, lười học, … Tầng thứ 2 là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề của TC, tầng thứ 3 là những nguyên nhân nhỏ hơn tác động đến các nguyên nhân trên qua việc tiến hành các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ TC. Nhờ cây vấn đề này đã giúp cho SVTH tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Để xác được cây vấn đề SVTH phải thu thập thông tin qua những người trược tiếp chăm sóc qua hồ sơ. Qua đó liên kết các nguồn thông tin này và phúc trình mối liên hệ giữa các thông tin và được thể hiện qua những lần phúc trình. Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu Lê Nguyễn Minh H Ba, má Bạn bè Giáo viên chủ nhiệm Trung tâm, cộng đồng Điểm mạnh - Ngoan ngoãn, biết vâng lới cô giáo vả các anh chị sinh viên. - Yêu gia đình, yêu cô Hai. - Tự ăn. Ăn chế độ ăn thường. - Biết đọc chữ, làm toán. - Thích vẽ tranh. - Ngối đúng vị trí của mình. - Thích được chơi trò chơi. - Quan tâm chăm sóc. - Đưa đi chơi, đưa về thăm ngoại. - Giúp TC học tập tại nhà. - Có sự hòa đồng giữa bạn bè trong lớp. - Có 2 người bạn thân trong lớp. - quan tâm chăm sóc. - nhiệt tình, nhiệt huyết với công việc. - Có chuyên môn. - Nắm được tính cách của các em trong lớp. - Biết được hoàn cảnh gia đình của mỗi em - Sự nhiệt tình, hăng hái và yêu nghề của cán bộ trung tâm - Có sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Có sự quan tâm của trung tâm. - Môi trường tốt. - Thường xuyên được các bạn học sinh, sinh viên và các tổ chức đến thăm, tặng quà. Điểm yếu - Tiếp thu chậm, mau quên. - Chân đi yếu, hay té. - Năng động quá, hay chọc phá các bạn. - Chưa biết xem đồng hồ. - Nói ngọng, phát aamchua chuẩn. - Không có nhiều thời gian dành cho TC. - Làm công nhân nên thu nhập không cao. - Các bạn trong lớp không thể hỗ trợ việc học tập lẫn nhau. - một số bạn trong lớp còn hay chọc phá nhau. - Chưa được đào tạo, và chưa có chuyên nghiệp, kỹ năng, khoa học - Còn quá ít khi chăm sóc cả một lớp đông trong khi đó các em đều khó khăn trong các hoạt động. - Chưa thực sự hiểu được hết tất cả các em. - Y tế vẫn chưa đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe khuyết tật và tâm thần. - Dụng cụ phục hồi chỉnh hình cho các em còn hạn chế. - Đội ngũ cán bộ NVXH chưa có. B4: Lập kế hoạch trị liệu KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ THÂN CHỦ Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực Thời gian Kết quả Cải thiện trí nhớ - Nâng cao khả năng học tập. - Cho em chơi một số trò chơi tang trí nhớ. - Ôn tập bài nhiều hơn, giúp em làm toán chính xác hơn, - Giảng viên hướng dẫn - Phó giám đốc trung tâm - Giáo viên chuyên trách. - Phụ huynh của trẻ - Bản thân sinh viên Tuần 2: từ 12-15/11/2012 - TC đã biết làm toán có nhớ trong chương trình lớp 2 Giúp em có hứng thú trong học tập - Phối hợp vừa chơi vừa học. - Có quà nếu học tốt hơn. - Bản thân TC - Bản thân sinh viên Tuần 2 và tuần 3 - Thân chủ đã chịu khó học bài hơn. Giúp em phát âm chuẩn hơn. - Cho em đọc bài nhiều hơn. - Trò chuyện với em. - Bản thân TC - Bản thân sinh viên Tuần 3 và tuần 4 - Thân chủ đa phát âm chuẩn hơn, dễ nghe hơn. Thay đổi hành vi của thân chủ - không cho en chọc phá bạn. - Phải biết nói cảm ơn khi ai cho quà và phải biết xin lỗi khi mắc lỗi. - Bản thân TC - Bản thân sinh viên Tuần 4 - Thân chủ đã ớt chọc các bạn. - Thân chủ đã nói xin lỗi khi xô bạn té. B5: Triển khai hoạt động Phúc trình lần thứ: 6 Họ tên đối tượng: Nguyễn Nguyễn Minh H Tuổi: 10 tuổi Giới tính: Nam Địa điểm thực hiện: lớp Hải Âu Vào lúc: 9giờ30 ngày 22 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: triển khai kế hoạch (mục tiêu 1)giúp đỡ thân chủ. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: hôm nay H với cô cùng học toán nhé. TC: dạ SVTH: sách của con đâu rồi? TC: dạ đây SVTH: trời! sao mà tập của con rách bìa ra vậy? hôm qua cô mới dán cho con mà? TC: con làm rơi(vẻ mặt lo lắng) SVTH: được rồi, cô chỉ dán lại lần này nữ thôi nhé, mai mà còn vậy là cô phạt đó nha TC: dạ SVTH: được rồi, cô ra bài tập con làm rồi co sẽ sủa nha TC: con làm toán cộng SVTH: con làm chỗ nào không hiểu thì hỏi cô giảng lại cho nhé TC: dạ SVTH: con làm đi (khoảng 15 phút sau) TC: cô ơi bài này khó SVTH: đâu? Đưa cô xem nào TC: bài này( chỉ vào phép tính có nhớ) SVTH: giấy nháp của con đâu? TC: đây SVTH: đây là phép tính có nhớ 2 chữ số nên mình phải cộng từ hàng đơn vị. (26 + 37). 6 cộng với 7 được mấy? TC: bằng 13 SVTH: đứng rồi, con giỏi quá, được 13 thì ta viết 3 nhớ 1 ra ngoài giấy nháp này. Tiếp tục cộng 2 với 3 là mấy? TC: được 5 SVTH: đúng rồi, được 5 rối ta cộng thêm với 1 nhớ ngoài nháp nũa là mấy? TC: 5 + 1 là 6 SVTH: được 6 ta viết vào hàng chục. nhớ chưa nào? TC: dạ SVTH: con làm tiếp cho cô coi nào TC: dạ SVTH: đúng rồi, cú làm như vậy nha (Khoảng 30 phút sau) TC: cô ơi con làm xong rồi SVTH: để cô coi nào, đúng rồi nè, đúng nũa nè, … cái này sai rồi. nhìn vào nào. 13 + 27 = ? làm lại cho cô xem nào. TC: lấy giấy nháp làm lại, bằng 40 SVTH: đúng rồi, chữa lại cho cô TC: chữa lại vào vở SVTH: hôm nay H giỏi quá, làm đúng hết luôn chỉ sai coa một phép tính àh. Cô ra bài cho con làm tiếp nha! TC: dạ, làm xong rồi viết chữ nha cô SVTH: hôm nay chúng ta học toán rồi lần sau chúng ta viết chũ nha! TC: dạ SVTH: cô cho nhiều bài, con học mà không kịp thì để mai làm tiếp rồi cô chũa sau nha! Chú sắp tới giờ ăn com rồi. TC: dạ SVTH: viết để vào tập cho TC TC: cô ơi SVTH: ừ,con hỏi cô gì nào? Hôm nào cô viết chữ dài cho con viết nha SVTH: ừ được rồi, làm toán xong cô cho con viết chữ nha TC:(cười) dạ (10 phút sau) SVTH: cô viết xong rồi nè, con làm đi TC: dạ (20 phút sau) SVTH: thôi con nghỉ chút đi rồi chuẩn bị đi ăn cơm TC: dạ( chạy đi) SVTH: H quay lại, thu hết sách vở bỏ vào ngăn bàn rồi mới đi TC: dạ SVTH: hôm nay cô có việc bận phải về sớm, con chơi với các bạn nha! TC: dạ, con chào cô SVTH: ừ, ngoan lắm, cô chào con. Chăm chú hơn với việc học Tỏ vẻ lo lắng khi bị hỏi nguyên nhân làm rách tập Làm bài rất chăm chú Chăm chú nghe Sv hướng dẫn làm bài Thích thú khi làm đúng bài toán Sửa bài sai theo hướng dẫn của sinh viên Thân chủ có vẻ thích viết chữ hơn học toán Thân chủ như chăm hơn trong học tập Biết nghe lời sinh viên Chào tạm biệt sinh viên Tỏ vẻ không hài lòng về hành vi của thân chủ Hướng dẫn thân chủ làm bài tập toán Động viên khích lệ thân chủ Kiểm tra bài khi thân chủ đã làm xong Hướng dẫn thân chủ sửa bài sai Tiếp tục ra bài cho thân chủ ôn tập môn toán Sinh viên luôn lắng nghe tích cực Chào tạm biệt thân chủ Lượng giá 1.Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình lần 6: - TC đã chăm chỉ hơn trong học tập. Thân chủ biết làm toán có nhớ 2 chữ số. 2.Những tồn tại và khó khăn: - thân chủ chưa tính toán được nhanh - Thân chủ vẫn chưa hứng thú lắm trong học tập. 3.Kế hoạch lần sau: - cho thân chủ làm bài tập toàn và luyện chữ viết. Phúc trình lần thứ: 7 Họ tên đối tượng: Nguyễn Nguyễn Minh H Tuổi: 10 tuổi Giới tính: Nam Địa điểm thực hiện: lớp Hải Âu Vào lúc: 9giờ00 ngày 23 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: tiếp tục triển khai kế hoạch (mục tiêu 1)giúp đỡ thân chủ. Người thực hiện: SVTH, Nguyễn Thị Duyên. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên SVTH: hôm nay chiều con đi học đàn đúng không? TC: dạ SVTH: con mang tập hôm trước cô cho bài tập ra cô kiểm tra nào TC: dạ, đây này cô SVTH: rồi, để cô xem nào. Con làm xong hết rồi à TC: dạ SVTH: hôm nay H giỏi quá TC: cười… SVTH: con làm bài đúng rồi này, đúng hết rồi này. Từ lần sau cứ chăm học như vậy nha! TC: dạ SVTH: hôm nay cô cho con viết chữ nha TC: Dạ SVTH: cô cho con chép bài thơ, chép xong thì đọc lại cho cô nghe nha! TC: dạ SVTH: cô cho con chép bài thơ: “thương ông” nha! TC: dạ SVTH: chép bài cho thân chủ tập chép (10 phút sau) cô viết xong rồi, con chép lại đi, chép cho đúng nha! TC: dạ, chữ cô đẹp quá à! SVTH: đầu mỗi câu thơ phải viết hoa, TC: dạ, cô ơi SVTH: ừ, con hỏi cô gì vậy? TC: bao giờ cô đi học, không tới chơi với con nữa? SVTH: hết bưởi hôm nay rồi cô phải đi học rồi mấy hôm nữ cô mới xướng chơi với con được. TC: dạ, con viết bài đây (30 phút sau) TC: cô ơi con viết xong rồi SVTH: ừ, con đọc cho cô nghe đi(cho thân chủ đọc để luyên âm) TC: đọc bài thơ SVTH: hôm nây H ngoan này, học giỏi nữa này, cô có quà cho con, con thích không? TC: dạ có, cái gì vậy cô? SVTH: đây nè, cái gì đây nhỉ TC: con búp bê SVTH: con có thích không? TC: con thích lắm, con sẽ treo vào cặp đi học. SVTH: ừ, bây giờ tới giờ đi ăn cơm rồi, con đi ăn cơm nha! TC: dạ, hôm nào hết học cô xướng chơi với con nha cô. SVTH: ừ, H cứ ngoan, chăm học thì cô sẽ xuống chơi với con, được không nào? TC: dạ SVTH: ngoắc tay nào (2 cô cháu ngoắc tay nhau) TC: bây giờ cô về à? SVTH: ừ, tạm biệt H nha! Nhớ chăm học nha con. TC: dạ, con chào cô. Trò chuyện thân mật Thích thú khi được khen ngợi Chăm chú nhìn sinh viên viết chữ Khen sinh viên viết chữ đẹp Thân chủ đọc còn ngọng Tỏ vẻ buồn khi phải chia tay Hỏi bài tập giao cho lần trước Khen ngợi động viên thân chủ Chép thơ cho thân chủ tập chép Lắng nghe thân chủ đọc và sửa những lỗi sai Động viên thân chủ chăm học hơn nữa B6: Lượng giá và kết thúc Mô tả nội dung vấn đàm Nhận xét hành vi cảm xúc của đối tượng Cảm xúc kĩ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của người hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên Hôm nay là buổi mà tất cả 12 sinh viên cùng với thầy Hải có mặt tại trung tâm để lượng giá lại đợt thực hành. Thầy Hải: kính chào cô và các em. hôm nay thì nhóm chúng ta có đầy đủ mặt tại đây để có thể lượng giá lại toàn bộ những kết quả đạt được. thay mặt nhà trường cũng như khoa Công tác xã hội xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến trung tâm cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của cô Tuyền đã tạo điều kiện cho nhóm có cơ hội được thực hành tại đây. Và sau đây xin mời Luân sẽ báo cáo những thành tích đạt được cũng như những khó khăn mà nhóm gặp phải trong lần thực hành lần này tại trung tâm. Xin mời Luân: SV Luân: Dạ em cảm ơn thầy. sau đây em xin trình bày những hoạt động mà nhóm đã làm tại trung tâm Về thuận lợi: Tạo được mối quan hệ cũng như nhận được sự hỗ trợ thông tin về thân chủ từ phía trung tâm. Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện cho nhóm thực hành tại trung tâm Cũng không quên sự hợp tác ăn ý từ các em Tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia vào những hoạt động của trung tâm như diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hạn chế và khó khăn Tuy nhận được sự hỗ trợ từ trung tâm nhưng do thời gian quá ngắn nên nhóm sinh viên chưa làm được gì nhiều cho các em. cũng như không theo dõi được sự tiến bộ của các em. Và do cũng mang tính chất là một sinh viên nên mỗi bạn cũng chưa có kĩ năng nhiều trong công việc thực hành của mình. Những kiến nghị mà nhóm đưa ra để đóng góp cho trung tâm mình có thể hoạt động tốt hơn Cần có một đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu hơn nữa Cần trang bị những phương tiện kĩ thuật để hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng của các em được tốt hơn Thầy Hải: xin cảm ơn Luân rất nhiều. và Luân đã trình bày xong những kết quả lượng giá mà nhóm đã thực hiện được trong gần một tháng qua. Và cũng rất mong sự nhận xét từ phía trung tâm để các em có thể rút kinh nghiệm cũng như là những kinh nghiệm cho những lần thực tập sau. Cô Tiến: quá trình thực tập thì các em hoàn thành rất tốt Tạo được mối quan hệ với chủ nhiệm lớp và rất là thân thiện Rất nhiệt tình trong việc trong việc giúp đỡ các em cũng như cô. Tạo được những buổi vui chơi rất hào hứng và sôi động. Động viên khuyến khích chăm sóc TC của mình rất tốt. Cô Hồng: nhiệt tình, hết lòng với các em Tham gia nhiệt tình hỗ trợ các cô làm trang phục cho các em nhân ngày nhà giáo. Cô Tuyền: thực hiện đúng nội dung và làm việc với kế hoạch rõ ràng Thực hiện nghiêm chĩnh đúng tác phong cũng như giờ giấc đề ra Nhưng cô cũng có một số ý kiến nho nhỏ cho trường cũng như các em là nhà trường nên cho các em có thời gian thực hành lâu hơn một tí chứ nhanh quá thì các em vừa mới làm quen xong thì lại chia tay khi anh chị mà nói lời chia tay thì sẽ làm cho các em có sự hụt hẫn vì các em là trẻ khuyết tật nên đời sống rất tình cảm. các anh chị đến nó rất mừng. Thầu Hải: nhà trường cũng cố gắng sắp xếp để các em khóa sau có thể có nhiều thời gian thực hành.( cười). và do đợt này tôi đi công tác nên không gặp được các em nhiều để có thể hướng dẫn các em mà chỉ liên hệ và hướng dẫn các em thực hành trước. cũng rất chân thành cảm ơn trung tâm cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô đã cho các em có một đợt thực hành thành công tại trung tâm. Và bạn nào đại diện nói đôi lời với các cô không nào? Sinh viên Luân: Dạ em cũng thay mặt cho nhóm xin nói một vài điều ạ. Chúng em chân thành cảm ơn trung tâm và các cô đã hết sức tạo điều kiện cho nhóm đã có một thời gian thực hành môn học tại trung tâm. Đãm bảo cho nhóm hoàn thành môn học đúng tiến độ và đúng kế hoạch. Và em cũng xin chúc các cô cũng như trung tâm ngày càng phát triển và một sức khỏe dồi dào luôn thành công trên sự nghiệp vun đắp cho những ước mơ tật nguyền thành sự thật. Thầy Hải: cảm ơn Luân. Và cũng cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình những đóng góp của các cô trong buổi nói chuyện hôm nay. Và bây giờ cũng không có gì nữa thì thầy trò chúng tôi xin phép các cô ra về ạ. Cô Tuyền: chào thầy và các em. Nhóm sinh viên: dạ chúng em xin chào cô. Cô : ừ Thầy Hải vui vẻ nêu rõ lí do buổi gặp mặt. Các cô trong trung tâm cố gắng lắng nghe. Chia sẻ và nhận xét về đợt thực hành của các em Vui vẻ và rất chào đón Lắng nghe những chia sẻ từ nhóm. Buổi lượng giá kết thúc trong không khí vui vẻ thoải mái Rất vui vẻ khi bước vào buổi lượng giá Lắng nghe chia sẻ từ phía sinh viên Thể hiện những cử chỉ đồng ý như gật đầu, cười Lắng nghe những chia sẻ từ phía trung tâm Lắng nghe và ghi chép Gật đầu và cừoi Sinh viên cùng thầy lễ phép chào các cô ra về Lượng giá cho đợt thực hành Về phía thân chủ: Qua 1 tháng thực hành tại trung tâm đã kết thúc theo như sự mong muốn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên không tránh khỏi những trở ngại nhưng vẫn đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi. Em nhận thấy những thay đổi rõ rệt từ phía thân chủ của mình. Mặt đạt được: - Thông qua các buổi gặp gỡ trò chuyện đã giúp cho thân chủ có phần nào nhạy bén hơn, chăm học hơn. - Cũng tứ những buổi tró chuyện ấy, hay cùng chơi với các em trong lớp mà thân chủ đã hòa đòng hơn, không hay chọc phá các bạn trong lớp mà biết yêu thương gắn bó với nhau nhiều hơn. - Thân chủ cũng chia sẻ nhiều hơn vè bản thân cũng như vè gia đình mình. Mặt hạn chế: - Do thân chủ bị chậm phát triển chí tuệ nên trong khi trò chuyện có một số khó khăn như: em bị ngọng nên giao tiếp khó khăn hơn, … - Khi tiếp xúc lần đầu mang đến những khó khăn nhất định trong cách thức truyền đạy ngôn ngữ làm sao cho thân chủ dễ hiểu. - Thân chủ khi mới tiếp xúc còn nhút nhát, ít chia sẻ. 2. Về phía sinh viên: Mặt đạt được: - Qua thời gian thực hành em ngày tự tin hơn, biết vận dụng lý thuyết với thực tiễn. Đem những gì đã học để áp dụng vào quá trình làm việc. - Biết các cách giao tiếp sao cho dẽ hiểu giao tiếp với các các em có các dạng khuyết tật khác nhau. Mặt hạn chế: - Có thể nói đây là đợt thực tế môn học thứ 2 trong những năm chúng em theo học ở trường. Nhưng mỗi môn học có những đặc thù riêng biệt và những kỹ năng khác nhau. Trước đó chúng em đã được thực hành môn Phát triển cộng đồng và lần này là thực hành môn Công tác xã hội cá nhân và nhóm. Mặc dù đã trải qua 2 lần thực tế như thế nhưng nhóm sinh viên chúng em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. - Khó khăn trong lần tiếp xúc đầu tiên với các em. - Thời gian thực hành khá rấp rút và có hạn. Sinh viên chúng em còn bận việc học ở trường. Do đó việc sắp xếp kế hoạch còn nhiều sơ sót, Kế hoạch trị liệu mang lại hiệu quả chưa cao. - Thứ ba về yếu tố địa lý, do quãng đường đi khá xa cùng với các bạn không có phương tiện nên việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. 3. Về phía trung tâm: Mặt đạt được: - Lãnh đạo trung tâm khi lần đầu tiên tiếp xúc đã có sự tiếp đón nồng nhiệt. - Tạo điều kiện tốt cho nhóm sinh viên thực tế môn học. - Các giáo viên trong lớp truyền đạt cho các em những kiến thức khá bổ ích và những kỹ năng trong công việc. - Đánh giá cao những hoạt động của nhóm sinh viên. Mặt hạn chế: Đối với trung tâm thì theo nhận xét của nhóm thì đây có thể là 1 trung tâm có chất lượng nhưng cũng có 1 số mặt hạn chế : - Đội ngũ nhân viên xã hội còn thiếu, có 1 số thầy cô có chuyên môn và tận tình trong công việc nhưng cũng không tránh khỏi 1 số thầy cô không được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. - Có các dạng khuyết tật khá nặng nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên hầu như là nữ nên việc trợ giúp các em còn nhiều khó khăn. - Cơ sở vật chất còn thiếu. KẾT THÚC ĐỢT THỰC HÀNH Nhóm sinh viên chúng em đã tuân thủ đúng thời gian và lịch trình của các thầy cô trong trường đã đề ra. Tuy chỉ có những biến đổi nhỏ từ phía thân chủ nhưng cũng phần nào giúp cho em có được niềm vui từ công việc. Do thời gian thực hành tại trung tâm còn hạn chế nên em chưa thể triển khai hết công việc. Thực hành môn chưa làm hết các kế học đé ra trong bảng kế hoạch giúp đỡ thân chủ, vì vậy trong đợt thực tập tới em sẽ theo tiếp ca cà nhân này mong có thể giúp đỡ được thân chủ như những mục tiêu đề ra. Trong suốt thời gian thực hành tại trung tâm không thể trành được những thiếu sót, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô phía trung tâm cũng như các thầy cô nhà trường để cho bài báo cáo thực hành đợt tới của em được hoàn thiện hơn. Từ đó em sẽ rút ra được những bài học cho chính mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các thầy cô bên Trung Tâm và các thầy cô hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 2 1. Qúa trình hình thành và phát triển 2 2. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ 4 3. Những thuận lợi, khó khăn 5 4. Những dịch vụ hỗ trợ thân chủ 6 PHẦN II: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 7 1. Mô tả thân chủ 7 2. Thông tin về thân chủ 7 3. Sơ đồ sinh thái 8 4. Sơ đồ phả hệ 10 PHẦN III: PHÚC TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 11 B1: Tiếp nhận ca và xá định vấn đề ban đầu 11 B2: Thu thập dữ liệu 14 B3: Chuẩn đoán 22 B4: Lập kế hoạch trị liệu 32 B5: Triển khai kế hoạch 33 B6: Lượng giá và kết thúc 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_ca_nhan_6071.doc