Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội

MỞ ĐẦU. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Lời dạy ấy là phương châm dạy và học của ngành giáo dục và đào tạo nói chung và của học sinh sinh viên nói riêng. Người khẳng định: “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy ”. Không những thế: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế”. Vì vậy, học với hành phải đi đôi với nhau. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, hàng năm Học viện Hành Chính đã tổ chức cho sinh viên cuối khoá thực tập tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đây chính là dịp để cho sinh viên cuối khoá có cơ hội bổ sung cho mình những kiến thức lý luận và thực tiễn đã được tiếp thu trong trường học, đồng thời tiếp cận với thực tế công việc tại các cơ quan hành chính làm hành trang cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc mà không bỡ ngỡ. Thông qua các đợt thực tập sinh viên Học viện Hành Chính có thể vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong trường học vào thực tiễn công việc tại các cơ quan Hành chính Nhà nước. Đây chính là một trong những phương pháp nhằm gắn việc học lý thuyết, học lý luận của sinh viên Học viện với thực tiễn công việc, gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn theo như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian từ 25 tháng 2 đến 25 tháng 4 năm 2008, em được Học viện phân công thực tập tại Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Thời gian thực tập tại đây, em được nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đât nói chung và của Phòng Chính sách nói riêng. Bên cạnh đó được nghiên cứu thực tiễn công việc, được tiếp cận với cách giải quyết từng công việc sự vụ cụ thể Sau thời gian thực tập tại đây, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 3 cùng với sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, các anh chị tại phòng Chính sách tài nguyên và Nhà đất, em đã hoàn thành đợt thực tập cuối khoá theo đúng chương trình, thời gian và nội dung thực tập do Học viện quy định và đã hoàn thành bài báo cáo thực tập với chuyên đề : “ Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội ”. Để hoàn thành đợt thực tập cuối khoá của mình, em đã được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình, sâu sắc của các thầy cô hướng dẫn thực tập đoàn số 3 và của các cô chú, các anh chị phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Qua bài báo cáo thực tập này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất và lời chúc sức khoẻ tới các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 3 - Học viện Hành chính cùng các cô chú, các anh chị Phóng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khoá này. Bài báo cáo thực tập cuối khoá tập trung vào các nội dung sau: - Phần I. Những nét khái quát về Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội và Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất; - Phần II. Khái quát chung về nhà cải tạo cho thuê và chủ trương, chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê - Phần III. Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo tại phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất; - Phần IV . Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập số 3 - Học viện Hành chính cùng các cô chú, các anh chị Phóng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khoá này. Bài báo cáo thực tập cuối khoá tập trung vào các nội dung sau: Phần I. Những nét khái quát về Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội và Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất; Phần II. Khái quát chung về nhà cải tạo cho thuê và chủ trương, chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê Phần III. Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo tại phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất; Phần IV . Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất. PHẦN I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI VÀ PHÒNG CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ NHÀ ĐẤT. Những nét khái quát về Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội. 1.1. Vị trí chức năng. Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp UBND Thành phố, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chung. Trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, về công tác quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, môi trường, đo đạc - bản đồ, nhà ở và công sở trên địa bàn Thành phố; Trình UBND Thành phố về quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về quản lý, phát triển, chính sách và khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố; Tổ chức, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên, môi trường và nhà đất đến tổ chức và công dân; tham gia thẩm định các dự án công trình có nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất; Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và lập bản đồ về tài nguyên để có kế hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng; Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất ở cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền Thành phố và chính quyền địa phương giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất; cập nhật, xây dựng hệ thống thông tin – lưu trữ tư liệu, số liệu về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định cảu pháp luật; được phép thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định của pháp luật; Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức và người lao động; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về tài nguyên, môi trường và nhà đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND Thành phố; Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân công của UNND Thành phố; Kiến nghị với UBND Thành phố đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản của các tổ chức, các cấp chính quyền thuộc Thành phố trái với thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của Nhà nước và Thành phố về tài nguyên, môi trường và nhà đất. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở. GIÁM ĐỐC SỞ Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3 Phó Giám đốc 4 Phó Giám đốc 1 Phòng Tổ chức, Hành chính Phòng, Kế hoạch, Tổng hợp Phòng QL đo đạc bản đồ Phòng Chính sách Phòng Đăn ký thống kê Thanh tra Nhà nước Sở Ban 61/CP Phòng QL Môi trường, khí tượng và thuỷ văn Phòng QL Tài nguyên Phòng QL Địa chính, Nhà đất Các Doanh nghiệp trực thuộc quản lý của Sở Trạm quan chắc nước ngầm Trạm quan trắc môi trường Ban quản lý dự án các công trình địa chính Ban Quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp Trung tâm Thông tin lưu trữ và dịch vụ HC Ban 60/CP Những nét khái quát về Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất. Quá trình hình thành và phát triển Phòng. Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất trước đây là Phòng Chính sách của Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Địa chính và Nhà đất. Sau khi có Quyết định số 101/2003/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 23/8/2003 về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội. Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập và Giám đốc Sở đã ban hành quyết định số 115/QĐ-TNMTNĐ ngày 19/01/2004 thành lập Phòng Chính sách Tài nguyên và Nhà đất. Từ đó đến nay Phòng Chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên, Môi trường và Nhà đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vị trí chức năng, nhiệm vụ của Phòng Chính sách Tai nguyên và Nhà đất. Chức năng: Phòng chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước các chính sách về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất. Nhiệm vụ và trách nhiệm. Phòng Chính sách thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu đề xuất hoặc làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo báo cáo Giám đốc Sở trình UBND Thành phố các văn bản hướng dẫn chính sách của Nhà nước về quản lý tài nguyên, môi trường và nhà đất trên điạ bàn Thành phố; Thẩm định về pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Tài nguyên, môi trường và nhà đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tài nguyên, môi trường và nhà đất; phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo về chính sách cho cán bộ các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Hệ thống và lưu giữ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến lĩnh vực quản lý Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất; tổ chức phối hợp rà soát văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị với Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực pháp luật hoặc những văn bản trái với các quy định của Nhà nước và Thành phố; Thụ lý giải quyết các đơn thư và khiếu nại của cá nhân, tổ chức và thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đố với các loại nhà và đất thuộc diện chính sách: vắng chủ, cải tạo, công tư hợp doanh, nhà Hoa, tôn giáo, quản lý theo Thông tư số 73/TTg; Thụ lý thẩm định hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các loại nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về giao dịch dân sự và nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991; Tham gia với tư cách là Thường trực của Hội đồng 297 Thành phố Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực được phân công; Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. Tổ chức bộ máy và biên chế. Lãnh đạo phòng: Gồm có 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Biên chế cán bộ: Phòng Chính sách hiện tại gồm 10 cán bộ công chức, thực hiện lĩnh vực cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Trưởng Phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý công việc của cấp dưới, hoạt động của cán bộ công chức của phòng; Phó phòng giúp Trưởng phòng giải quyết nhiệm vụ được giao; kiêm phụ trách mảng tư pháp; Chuyên viên phụ trách diện nhà cải tạo; Chuyên viên phụ trách diện nhà công tư hợp doanh; Chuyên viên phụ trách diện nhà Hoa; Hai chuyên viên phụ trách diện nhà vắng chủ; Chuyên viên phụ trách công tác xã hội hoá; Chuyên viên phụ trách diện nhà Tôn giáo; Chuyên viên phụ trách văn thư tổng hợp. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Trưởng phòng Phó trưởng phòng (kiêm phụ trách mảng Tư Pháp) Chuyên viên phụ trách mảng nhà tôn giáo Chuyên viên phụ trách mảng nhà cải tạo Hai chuyên viên phụ trách mảng nhà vắng chủ Chuyên viên phụ trách mảng văn thư tổng hợp Chuyên viên phụ trách mảng Xã hội hoá Chuyên viên phụ trách mảng nhà Hoa Chuyên viên phụ trách mảng nhà công tư hợp doanh PHẦN II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ VÀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ 1. Khái quát về nhà cải tạo cho thuê Nhà cải tạo cho thuê: Là loại nhà thuộc sở hữu tư nhân cho thuê có diện tích theo quy định đến một mức nào đó thì diện tích nhà cho thuê đó phải giao Nhà nước quản lý, chủ sở hữu sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định dưới hình thức trích từ tiền thuê nhà. 2. Chủ trương, chính sách quản lý nhà cải tạo cho thuê trong chính sách cải cách nhà đất năm 1960, 1961: Đảm bảo phương châm hoà bình cải tạo nhằm đạt yêu cầu tốt về chính trị và kinh tế. Về chính trị là vừa đoàn kết vừa đấu tranh đi đến đoàn kết thực sự. Về kinh tế là góp phần đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu, nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Tuỳ theo thành phần giai cấp, thái độ chính trị, địa vị xã hội và sinh hoạt bình thường của chủ nhà, thực hiện quản lý có phân biệt, có mức độ khác nhau. Dựa vào quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lấy giáo dục thuyết phục làm chính, làm cho họ tự nguyện chấp hành chính sách quản lý nhà cửa. Nội dung của chính sách này là chuyển chế độ tư hữu về nhà cửa cho thuê của tư nhân qua chế độ công hữu nhà cửa cảu toàn dân. Chủ sở hữu có nhà cho thuê đến một mức khởi điểm theo quy định ( tính bằng m2 diện tích cho thuê ) thì phải giao nhà cho thuê đó cho Nhà nước. Nhà nước sẽ thay mặt nhân dân đứng ra quản lý, sử dụng và phân phối nhà ở. Sau khi chuyển nhà cho Nhà nước quản lý, sử dụng, phân phối, người có nhà cho thuê chỉ còn được hưởng một khoản tiền dưới hình thức trích tiền thuê nhà, trả cho chủ nhà một tỷ lệ cố định mà không kiểm kê định giá và trả lãi. 3. Các văn bản cụ thể điều chỉnh diện nhà cải tạo cho thuê: 3.1. Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 và Nghị định số 24/CP ngày 13/2/1961 của Hội đồng Chính Phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà của tư nhân ở thành phố và thị xã: Nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng toàn bộ nhà cho thuê của những chủ nhà: Địa chủ bị quy trong cải cách ruộng đất; những người tư sản, phú nông; Chủ nhà cho thuê diện tích từ 120m2 trở lên hoặc thu được số tiền cho thuê nhà trong 1 năm từ 1000đ trở lên. Chủ nhà được hưởng tỷ lệ tiền thuê nhà từ 15%-50%. Chủ nhà được giữ lại diện tích nhà đang dùng nhưng không quá 200m2, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Hành chính Khu, Thành phố quyết định. Tất cả chủ có nhà cho thuê trước khi giao nhà cho Nhà nước quản lý, sử dụng đều có trách nhiệm tu sửa nhà cửa. 3.2 Thông tư số 61/TTg ngày 17/2/1961 của Thủ tướng Chính Phủ về giải thích chính sách quản lý thống nhất những nhà cho thuê. 3.3 Công văn số 120/BCT ngày 9/6/1961 của Ban Chấp hành Trung ương 3.4 Thông tư số 147BCT ngày 10/7/1961 của Ban chấp hành Trung ương về vấn để hưởng tỷ lệ tiền thuê cố định. PHẦN III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH - SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI. 1. Cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại nhà đất đối với diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng Chính sách: 1.1. Quyết định số 297/CT ngày 2/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nội dung chính bao gồm: - Nhà ở do Nhà nước quản lý sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở ( Nghị định 19/CP ngày 29/6/1960 và 24/CP ngày 13/2/1961 của Hội đồng Chính phủ ) bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của UBND cấp có thẩm quyền nhưng đã bố trí sử dụng là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Đối với nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng tính đến ngày 1/7/1991 nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế Nhà nước không quản lý hoặc bố trí sử dụng thì công nhận quyền sở hữu cho chủ nhà. - Nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng nhưng tính đến 1/7/1991 Nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế nhà nước không quản lý hoặc không bố trí sử dụng thì Nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ nhà. 1.2. Thông tư số 383/ĐT-BXD cảu Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành Quyết định số 297/CP. 1.3. Thông báo số 08/TB ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ Đối với nhà cải tạo: Các trường hợp trước đây chủ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền để lại 1 phần diện tích ở rộng hơn so với quyết định hoặc hồ sơ cải tạo thì nay xét cấp ngay giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ nhà. Nếu sau cải tạo chủ sở hữu đã tự lấn chiếm diện tích do Nhà nướcquản lý thì nay cần có quyết định thu hồi. Với các trường hợp trước đây vì lý do nào đó mà chủ sở hữu được để lại diện tích ít hơn so với quyết định hoặc hồ sơ cải tạo thì cần cấp bổ sung đủ cho họ. Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, khẳng định không thừa nhận việc đòi lại nhà đất trước đây đã giao qua Nhà nước quản lý. Thông báo số 88/TB-TƯ ngày 20/9/1994 cảu Ban Chấp hành Trung ương thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chính sách xử lý các tồn đọng về nhà đất do Nhà nước quản lý, trong đó khẳng định không đặt thành chủ trương xem xét lại các loại Nhà nước đã xử lý, quản lý và bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách nhà đất, những trường hợp còn khiếu nại mà thực sự có khó khăn về nhà ở thì Chính phủ xem xét , hỗ trợ theo chính sách chung về nhà ở hiện nay. 1.6. Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc Hội: Nhà nước không xem xét chủ trương, chính sách và thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất liên quan đến nhà đất đã ban hành trước nagỳ 1/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất. 1.7. Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991; 1.8. Luật khiếu nại tố cáo năm 2005; 1.9. Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. 2. Cơ sở thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo tại Phòng Chính sách. - Tư liệu về nguồn gốc sở hữu, quản lý và sử dụng đất hiện lưu giữ tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội; - Những văn bản có liên quan về giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền; - Hiện trạng quản lý và sử dụng đất thực tế. 3. Thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng Chính Sách Tài nguyên và Nhà đất. 3.1. Trình tự giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng Chính sách. Theo Quyết định số 101/2003/QĐ-UB ngày 28 tháng 8 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội thì Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất là cơ quan chuyên môn giúp UBND Thành phố , thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Quyết định số 115/QĐ-TNMTNĐ của Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc thành lập Phòng Chính sách thì phòng Chính sách là phòng chuyên môn tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các chính sách về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, trong đó có quy định nhiệm vụ thụ lý giải quyết đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức về nhà đất thuộc diện chính sách như: nhà vắng chủ, nhà cải tạo, công tư hợp doanh…của Phòng Chính sách. Theo Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê là: “ 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu đối với các trường hợp khiếu nại liên quan đến Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc thực hiện các quy định của Nghị quyết này. Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu đối với các trường hợp khiếu nại liên quan đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các quy định cảu Nghị quyết này. Trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng ”. Như vậy việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa tại Sở tài nguyên Môi trường và Nhà đất nói chung và Phòng Chính sách nói riêng chính là việc trả lời đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức trên cơ sở quy định pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao chứ không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và chức năng nhiệm vụ được giao thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách được thực hiện theo trình tự như sau: Sau khi Phòng Chính sách nhận được đơn thư khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê, Trưởng phòng sẽ phân công cho chuyên viên phụ trách lĩnh vực nhà cải tạo cho thuê thẩm định, kiểm tra hồ sơ nguồn gốc của diện tích nhà đất liên quan đến khiếu nại của công dân tổ chức và quá trình quản lý sử dụng có đúng như nội dung khiếu nại của công dân, tổ chức hay không cũng như quá trình giải quyết khiếu nại của công dân, tổ chức trước đây của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( nếu có ). Trong thời gian nghiên cứu cũng như đối chiếu hồ sơ, tài liệu Phòng Chính sách có thể đề nghị Giám đốc cho tổ chức xin ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết khiếu nại cũng như trả lời đơn của đương sự; Sau khi kiểm tra đối chiếu nội dung khiếu nại của công dân tổ chức với hồ sơ, tài liệu gốc còn lưu trữ tại Sở và văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan, Phòng Chính sách sẽ tổ chức tiếp công dân, tổ chức có đơn thư khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại cũng như trả lời trực tiếp những nội dung liên quan đến đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức sau đó kiến nghị với Giám đốc Sở trả lời đơn thư khiếu nại đó bằng văn bản đồng thời báo cáo với Uỷ ban nhân dân Thành phố; Trường hợp người có đơn thư khiếu nại không đồng ý với trả lời của Sở về việc giải quyết khiếu nại và vẫn có đơn khiếu nại, phòng Chính sách tiếp tục kiến nghị Giám đốc trả lời đơn và báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố và kiến nghị ra quyết định giải quyết đơn thư đó. Trong trường hợp công dân tổ chức khiếu nại đến Bộ trưởng Xây Dựng mà có yêu cầu, Phòng Chính sách sẽ cung cấp tài liệu, hồ sơ, nguồn gốc và quá trình giải quyết khiếu nại cho Bộ Xây Dựng để ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Xét một cách tương đối thì trình tự giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách được mô hình hoá như sau: Đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức Phòng Chính sách Trả lời (1) Quyết định giải quyết (6) khiếu nại UBND Thành phố Trả lời (4) (2) Chuyên viên phụ trách giải quyết khiếu nại Kiến nghị Giám đốc Sở (3) (5) Báo cáo Trong đó: (1): Đây là giai đoạn đơn thư khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê của cá nhân tổ chức gửi tới Phòng Chính sách; (2): Đây là giai đoạn Trưởng phòng phân công phụ trách giải quyết khiếu nại cho chuyên viên phụ trách mảng nhà cải tạo cho thuê; (3): Đây là giai đoạn chuyên viên phụ trách giải quyết khiếu nại về nhà cải tạo cho thuê nghiên cứu, kiểm tra, thẩm định hồ sơ gốc, tài liệu lưu trữ tại Sở, đối chiếu nội dung đơn thư khiếu nại với hồ sơ gốc, tài liệu còn lưu trữ và văn bản pháp luật, các văn bản có liên quan khác. Trong giai đoạn này Phòng Chính sách có thể đề xuất với Giám đốc Sở tổ chức xin ý kiến các cơ quan có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại như: Văn phòng UBND Thành phố, Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng, Thanh Tra Thành phố, UBND quận hay Phường có liên quan, Toà án nhân dân…, đồng thời chuyên viên giải quyết khiếu nại phải mời trực tiếp cá nhân tổ chức khiếu nại đến để làm rõ nội dung, giải thích trả lời về khiếu nại theo quy định của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; (4): Sau khi chuyên viên phụ trách giải quyết khiếu nại về nhà thuộc diện cải tạo cho thuê đã thẩm định, kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu liên quan, Phòng Chính sách sẽ báo cáo Giám đốc Sở và kiến nghị Sở trả lời đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức bằng văn bản cụ thể và báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc trả lời đơn khiếu nại của Sở; (5): Trong trường hợp người có đơn khiếu nại không đồng ý với trả lời của Sở và tiếp tục có đơn khiếu nại thì Phòng Chính sách tiếp tục báo cáo Sở và đề nghị Sở báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố và kiến nghị UBND Thành phố ra quyết định giải quyết khiếu nại của cá nhân tổ chức. Phòng Chính sách là cơ quan tham mưu của Sở để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất được quy định rõ ràng thẩm quyền giải quyết khiếu nại của nên việc giải quyết khiếu nại của Phòng Chính sách được coi là đã giải quyết khi có văn bản trả lời của Sở đối với đơn thư khiếu nại của cá nhân tổ chức, còn việc cá nhân tổ chức có đồng ý với kết quả trả lời của Sở hay không sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở cũng như của Phòng Chính sách nữa mà của Uỷ ban nhân dân Thành phố và Bộ Xây Dựng theo Điều 16 Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH11. Tuy nhiên Phòng Chính sách có trách nhiệm cung cấp tài liệu hố sơ có liên quan cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Ví dụ: Về trình tự giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Ví dụ như việc giải quyết khiếu nại đòi lại quyền sở hữu nhà đất tại số nhà 111 Đại La, 8-10 ngõ Thống Nhất-Đại La, Hà Nội của ông Nguyễn Kim Chi ngụ tại nhà số 55 ngõ Trại Găng, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Theo các tài liệu hiện đang lưu trữ tại Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất thể hiện: Ngôi nhà số 111 Đại La nằm trên thửa đất số 9 tờ bản đồ số 45 khu Bạch Mai, nguyên đứng tên sở hữu chủ là cụ Nguyễn Thị Tư tức Lan và các con là ông bà: Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Kim Hạc và Nguyễn Thị Tèo. Trong cải tạo nhà cửa năm 1961, cụ Nguyễn Thị Tư tức Lan đã tham gia học tập và có đơn gửi Ban Cải tạo nhà cửa giao qua Nhà nước quản lý các nhà số 105 Đại La, nhà số 10 ngõ Thống Nhất - Đại La, 4 ngôi nhà ở ngõ 111 Đại La và cụ tư xin lại diện tích ở là 73,08m2 chính và 6,3m2 phụ. Ngày 23/6/2003 các ông Nguyễn Kim Chi và Nguyễn Kim Hạc có đơn khiếu nại đòi lại quyền sở hữu 50m2 nhà, 22m2 bếp và kho ở số nhà 111 Đại La; 40m2 nhà ở số 8-10 ngõ Thống Nhất - Đại La. Ngày 27/2/2004 Sở Tài nguyên, Mô trường và Nhà đất có công văn số 840/STNMTNĐ-CS trả lời ông Nguyễn Kim Chi và ông Nguyễn Kim Hạc với nội dung: “ Căn cứ Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 và 24/CP ngày 13/3/1961 của Chính Phủ: “ Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ nhà cho thuê ở các thành phố và thị xã xủa những chủ nhà có diện tích nhà cho thuê khoảng từ 120m2 trở lên” thì việc cụ Nguyễn Thị Tư tức Lan kê khai giao qua Nhà nước quản lý diện tích 304m2 tại các biển số nhà nói trên là đúng chính sách của Chính Phủ lúc bấy giờ. Căn cứ Quyết định số 297/CT ngày 2/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư 383/BXD ngày 5/10/1991 của Bộ Xây dựng: “ Nhà ở do Nhà nước đang quản lý sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của UBND cấp có thẩm quyền nhưng đã bố trí sử dụng là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ” thì ngoài diện tích Ban Cải tạo duyệt cho chủ ở, các diện tích khác tại nhà số 111 Đại La, số 8-10 ngõ Thống Nhất-Đại La nay thuộc sở hữu Nhà nước Căn cứ điều 4 Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính Phủ: “ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất ” thì việc ông Nguyễn Kim Hạc và ông Nguyễn Kim Chi có đơn khiếu nại đòi trả lại quyền sở hữu các diện tích trước đây gia đình đã giao qua Nhà nước quản lý theo chính sách cải tạo nhà cửa tại các ngôi nhà số 111 Đại La, số 8-10 ngõ Thống Nhất-Đại La là không có căn cứ pháp luật để giải quyết ”. Năm 2004 ông Nguyễn Kim Chi có đơn đòi cấp diện tích 90m2 nhà và 20m2 bếp ở nơi khác để bù vào diện tích Nhà nước đã quản lý tại 111 Đại La và đòi lại 1/2 tổng diện tích đất thửa có biển số 111 Đại La, số 8-10 ngõ Thống Nhất - Đại La. Ngày 6/9/2004 Thanh tra Thành phố có Kết luận số 891/KL-TTHN-P3 với nội dung: căn cứ quy định của Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 và 24/CP ngày 13/2/1961 của Chính Phủ, Quyết định 297/CT ngày 2/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư số 383/BXD ngày 5/10/1991 của Bộ Xây dựng và Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Quốc Hội thì diện tích tại số nhà 111 Đại La và 8-10 ngõ Thống Nhất-Đại La nay thuộc sở hữu Nhà nước. Và việc khiếu nại đòi quyền sở hữu các diện tích trên của ông Nguyễn Kim Chi là không có cở sở để giải quyết. Năm 2005 ông Nguyễn Kim Chi tiếp tục có đơn khiếu nại đòi sở hữu các diện tích mà gia đình đã giao qua Nhà nước quản lý theo chính sách cải tạo nhà cửa năm 1961 tại các ngôi nhà số 111 Đại La, số 10 ngõ Thống Nhất-Đại La. Ngày 4/7/2005 Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất có công văn số 2541/TNMTNĐ-CS gửi ông Nguyễn Kim Chi trả lời: “ Trường hợp Nhà đất tại số 111 Đại La và 8-10 ngõ Thống Nhất đường Đại La, UBND Thành phố đã giao Thanh tra Thành phố Hà Nội kiểm tra kết luận. hiện nay Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố ”. Năm 2006 và năm 2007 ông Nguyễn Kim Chi vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại đòi trả lại các diện tích Nhà nước đã quản lý, nếu không thì cấp cho ông diện tích nhà đất tại nơi khác. Ngày 10/1/2008 Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội có công văn số 113/TNMTNĐ-CS báo cáo UBND Thành phố về việc giải quyết khiếu nại trường hợp nhà số 111 Đại La và kiến nghị UBND Thành phố ra quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Kim Chi đòi sở hữu các diện tích nhà đất đã giao qua Nhà nước quản lý trong thời kỳ cải tạo nhà cửa 1961 tại nhà số 10 ngõ Thống Nhất - Đại La và nhà số 111 Đại La. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân Thành phố chưa có quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Kim Chi. Trong trường hợp sau khi Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có quyết định giải quyết khiếu nại mà ông Nguyễn Kim Chi vẫn không đồng ý và tiếp tục có đơn khiếu nại tiếp đến Bộ Xây dựng thì Phòng Chính sách tiếp tục báo cáo Giám đốc Sở trả lời đơn khiếu nại và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Bộ Xây dựng cho đến khi Bộ Xây dựng ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Như vậy, việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo nhà đất năm 1960-1961 tại phòng Chính sách, đặc biệt với trường hợp khiếu nại đòi sở hữu nhà số 111 Đại La và 8-10 ngõ Thống Nhất, Đại La nói riêng và các trường hợp khác nói chung được giải quyết tuân theo trình tự đã trình bày ở trên. 3.2. Kết quả giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách những năm gần đây. Trong những năm gần đây, được sự phân công công việc của Giám đốc Sở, Phòng Chính sách trực tiếp thụ lý giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến nhà chính sách nói chung và diện nhà cải tạo cho thuê trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa 1960-1961 nói riêng. Theo báo cáo công tác hàng năm của Phòng Chính sách thì công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê của phòng đạt những kết quả như sau: Năm 2005, Phòng được giao thụ lý giải quyết 181 vụ khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê, trong đó đã giải quyết xong 173 trường hợp (ở đây việc giải quyết xong căn cứ vào việc Phòng Chính sách đã thực hiện xong trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại theo đúng thẩm quyền quy định chứ không căn cứ vào việc cá nhân hay tổ chức có đơn thư khiếu nại đó có đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền và chấm dứt khiếu nại hay không). Và còn 8 trường hợp tiếp tục giải quyết năm 2006. ( Theo báo cáo công tác năm 2005 của Phòng Chính sách ) Năm 2007, Phòng được giao thụ lý giải quyết 170 trường hợp khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê. Trong năm này, Phòng đã giải quyết xong 157 trường hợp và 13 trường hợp đang giải quyết ( tiếp tục giải quyết năm 2008 ). 3.3. Đánh giá nhận xét về thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng chính sách. 3.3.1. Nhận xét về đặc điểm các trường hợp khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Thông qua thực tiễn thụ lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại đòi nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách cho thấy các trường hợp khiếu nại có đặc điểm sau: Thứ nhất, các trường hợp khiếu nại đều có nội dung đòi lại quyền sở hữu các diện tích nhà ở trước đây gia đình đã giao qua Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo nhà đất năm 1960-1961, nay các diện tích nhà đó Nhà nước đang quản lý, sử dụng và cho thuê. Thứ hai, hầu hết các trường hợp khiếu nại đòi quyền sở hữu nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê đều không có cơ sở pháp luật để giải quyết vì hầu hết các trường hợp khiếu nại đòi nhà trước đây đã giao qua Nhà nước quản lý đều phù hợp với chính sách cải tạo nhà đất trước đây của Đảng và Nhà nước ta, và đều có các văn bản chứng nhận về sự phù hợp đó. Thứ ba, việc khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê ngày càng có các tình tiết phức tạp và thậm chí căng thẳng trong việc giải quyết khiếu nại của cán bộ thụ lý với người khiếu nại. Nhiều trường hợp người khiếu nại văng tục, lăng mạ doạ nạt cán bộ thụ lý, thậm chí tới trụ sở của Sở gây lộn xộn làm cho không khí thêm căng thăng, gây khó khăn cho việc giải quyết khiếu nại. 3.3.2. Những mặt đã đạt được qua thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về nhà đất. Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại phòng Chính sách đã đạt được những mặt tích cực như sau: Trước hết là việc giải quyết khiếu nại về nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, đúng thẩm quyền giải quyết và đúng pháp luật, góp phần giúp Sở hoàn thành chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nhà đất, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố ra các quyết định quản lý Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả; Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo của Phòng Chính sách hoàn toàn đúng với quy trình giải quyết khiếu nại mà Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định. Góp phần thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực nhà đất; Thứ ba, việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như quyền sở hữu toàn dân đối với các diện tích nhà đã được giao qua Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất trước đây mà theo quy định của pháp luật hiện hành thì nay diện tích đó thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Thứ tư, thông qua việc giải quyết khiếu nại này, Phòng Chính sách đã góp phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội trên lĩnh vực quản lý nhà đất cũng như ổn định đời sống dân sinh. Bởi lẽ, hầu hết các diện tích nhà đất bị khiếu nại nay đã được Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng cũng như bố trí cho các hộ dân thuê sử dụng ổn định, đảm bảo đời sống sinh hoạt của họ. Nay việc khiếu nại sẽ dẫn đến tình trạng mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết của khu dân cư. Hơn nữa việc giải quyết khiếu nại về nhà đất tại Phòng Chính sách còn góp phần giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, giữa công dân với công dân. Tranh chấp, khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo nói riêng là tranh chấp về mặt lợi ích. Việc giải quyết khiếu nại của Phòng Chính sách chính là để điều hoà mối quan hệ đó theo quy định của pháp luật, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Ví như việc giải quyết đơn thư khiếu nại đòi quyền sở hữu nhà số 39 - Nguyễn Thượng Hiền của bà Đỗ Thị Hợp đã đảm bảo được lợi ích hợp pháp của cả cá nhân bà Hợp, của Nhà nước và của cả gia đình bà Thoan hộ đang thuê nhà số 39 - Nguyễn Thượng Hiền. 3.3.3. Những mặt còn hạn chế trong thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình giải quyết các trường hợp khiếu nại đòi quyền sở hữu nhà thuộc diện nhà cải tạo thì việc giải quyết khiếu nại đối với diện nhà này còn tồn tại những hạn chế sau: Thứ nhất, đó là việc khiếu nại của cá nhân ngày càng phức tạp, nhiều trường hợp khiếu nại kéo dài hàng chục năm vẫn chưa giải quyết được dứt điểm. Điển hình là trường hợp khiếu nại của bà Phạm Vũ Thục đòi sở hữu nhà số 5 phố Chợ Gạo, kéo dài từ những năm 1990 đến nay, mặc dù đã có trả lời của Giám đốc Sở là không có cơ sở giải quyết vì nhà số 5 phố Chợ Gạo theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng đến nay bà Phạm Vũ Thục vẫn có nhiều đơn khiếu nại đòi quyền sở hữu ngôi nhà nói trên. Hay như trường hợp khiếu nại nhà số 185 – Lê Duẩn kéo dài từ năm 1990 đến nay, mặc dù Sở Nhà đất cũ đã có nhiều công văn trả lời người khiếu nại là bà Nguyễn Thị Khánh (con dâu chủ sở hữu cũ của nhà số 185 – Lê Duẩn là bà Nguyễn Thị Bé), Ngày 2/7/1997 Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có Quyết định số2583/QĐ-UB về việc giải quyết khiếu nại cuả bà Nguyễn Thị Khánh, ngày 29/8/1997 Bộ trưởng Bộ Xây Dựng có Quyết định số 391/BXD-QLN về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Khánh, nhưng từ đó đến nay bà Khánh vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại đòi quyền sở hữu nhà số 185 – Lê Duẩn từ 1999 đến nay. Liên tiếp từ những năm 1999 đến 2007 Sở Nhà đất cũ và Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất đã có nhiều công văn trả lời đơn bà Khánh và khẳng định Sở không còn thẩm quyền giải quyết khiếu nại của bà Khánh nữa vì đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, trước khi có Nghị định số 136/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Khiếu nại, tố cáo thì trong quy trình giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách thường không mời người có đơn khiếu nại lên để làm rõ nội dung khiếu nại và trả lời trực tiếp người khiếu nại. Điều này có ảnh hưởng tới quá trình giải quyết khiếu nại, do nhiều khi cán bộ thụ lý đơn không hiểu được cặn kẽ nội dung khiếu nại, đồng thời không được trực tiếp phổ biến các quy định của pháp luật về vấn đề khiếu nại. Sau khi có Nghị định 136/2006/NĐ-CP ra đời thì thói quen cũ trong quy trình giải quyết khiếu nại vẫn còn. Đây cũng là một hạn chế khi giải quyết khiếu nại dẫn đến khiếu nại kéo dài. Thứ ba, trong quá trình giải quyết các đơn thư khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê được giao thụ lý vẫn còn một số trường hợp chưa giải quyết xong. Chẳng hạn như 8 trường hợp năm 2005 và 13 trường hợp năm 2007 dẫn đến đơn thư khiếu nại tồn đọng vẫn còn. Đây cũng là một hạn chế còn tồn tại trong quá trình giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Thứ tư, trong quá trình giải quyết khiếu nại chưa được ứng dụng công nghệ thông tin cho các vụ việc. Ví dụ như việc tra tìm hồ sơ tài liệu gốc vẫn dựa trên sổ sách chứ chưa có phần mềm lưu trữ tài liệu nên tốn nhiều thời gian tra cứu, chưa có cơ chế nhận đơn thư khiếu nại qua thư điện tử nên hầu hết các đơn khiếu nại đều phải trực tiếp gửi về Phòng làm tồn thời gian và tiền bạc cho người có đơn khiếu nại. 3.4. Những nhân tố tác động tới quá trình giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Trước hết, đó là tính chất phức tạp của các vụ việc. Hầu hết các trường hợp khiếu nại đòi nhà đều liên quan đến dạng nhà cải tạo cho thuê trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa năm 1960-1961, việc quản lý và sử dụng các diện tích nhà đã giao qua Nhà nước quản lý đã qua một thời gian dài, vì vậy trong một thời gian ngắn khó có thể khẳng định việc khiếu nại đó “ đúng hay sai ”. Thứ hai là về hồ sơ tài liệu. Trong quá trình thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa trước đây do nhiều nguyên nhân, thời kỳ đó không ghi chính xác đâu là diện tích chính, đâu là diện tích phụ đến khi công dân khiếu nại đòi diện tích phụ, diện tích ở chính thì không có cơ sở để giải quyết khiếu nại của công dân mặc dù thực tế diện tích đang sử dụng có thể còn thiếu so với diện tích mà Uỷ ban hành chính cũ chấp thuận để lại sau cải tạo cho chủ sở hữu. Thứ ba việc giải quyết khiếu nại của Phòng Chính sách còn liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn khác. Trong khi giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp đều phải xin ý kiến đóng góp của các cơ quan đó như: Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Xây Dựng, Toà án nhân dân, Thanh tra Thành phố, Hội đồng 297…Hơn nữa còn chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Sở, của UBND Thành phố ( trong nhiều trường hợp phải chờ sự chỉ đạo của UBND Thành phố trước khi có văn bản trả lời đương sự, nhiều khi thời gian chờ này là quá lâu ) điều này ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian giải quyết khiếu nại nói chung. Thứ tư, tính chất gay gắt của đương sự cũng ảnh hưởng tới việc giải quyết khiếu nại. Nhiều trường hợp đương sự kéo đến trụ sở gây rối, tranh cãi gay gắt với cán bộ thụ lý làm cho tâm lý của cán bộ giải quyết cảm thấy chán nản hay sợ sệt, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết công việc. Thứ năm, nhiều tài liệu hồ sơ liên quan đến nhà có đơn khiếu nại bị mất hay thất lạc trong quá trình lịch sử cũng gây khó khăn cho quá trình giải quyết khiếu nại của công dân. Thứ sáu là trình độ hiểu biết pháp luật của cá nhân người khiếu nại còn thấp cũng gây khó khăn cho quá trình giải quyết khiếu nại. Mặc dù cán bộ thụ lý đã giải thích về pháp luật đối với dạng nhà cải tạo cho thuê cho đương sự nhưng họ vẫn không đồng tình. Đến khi có cả quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ Xây dựng nhưng họ vẫn không chấp thuận và vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại, vì vậy mặc dù Phòng Chính sách cũng như Sở đã hết thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng vẫn phải trả lời đơn dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài và không gải quyết được dứt điểm. Thứ bảy, việc lưu trữ tài liệu về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê nói chung vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, bằng giấy tờ sổ sách mà chưa được ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ tài liệu. Điều này làm tồn thời gian và công sức khi cán bộ thụ lý phải tra tìm tài liệu gốc, hồ sơ có liên quan banừg phương pháp thủ công. Như vậy các nhân tố chủ quan và khách quan trên đây có tác động nhất định tới quá trình giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách. Những nhân tố này đã ảnh hưởng tới quá trình giải quyết khiếu nại cũng như kết quả của việc giải quyết khiếu nại nói chung tại Phòng Chinh sách. PHẦN IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ NHÀ ĐẤT THUỘC DIỆN NHÀ CẢI TẠO CHO THUÊ TẠI PHÒNG CHÍNH SÁCH. Để nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách thiết nghĩ Phòng Chính sách cũng như Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội cần thực hiện những giải pháp sau: Thứ nhất, để hoạt động giải quyết khiếu nại đạt được hiệu quả cao cần tuân thủ chặt chẽ quy trình giải quyết khiếu nại, đặc biệt là giai đoạn mời trực tiếp cá nhân, tổ chức có đơn khiếu nại đòi nhà thuộc diện cải tạo cho thuê đến trụ sở để làm rõ nội dung khiếu nại, trả lời, giải thích cho họ những quy định pháp luật cũng như những thông tin trong hồ sơ gốc của quá trình giải quyết khiếu nại, đồng thời tuyên truyền cho họ biết chủ trương chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Thứ hai, trong trường hợp cần phải xin ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan thì cần gửi trước tài liệu cho cơ quan đó nghiên cứu trước khi có ý kiến tham gia giải quyết tại cuộc họp lấy ý kiến tại Sở. Thứ ba, những trường hợp khiếu nại mà không có cơ sở giải quyết thì kiênd nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố kịp thời ra quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật để tránh hiện tượng khiếu nại kéo dài. Thứ tư, những trường hợp khiếu nại kéo dài hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì tiếp tục kiến nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố ra quyết định giải quyết khiếu nại để giải quyết dứt điểm. Thứ năm, đối với các trường hợp khiếu nại là có cơ sở, Phòng Chính sách nên thẩm định hồ sơ, tài liệu để kiện nghị với Uỷ ban nhân dân Thành phố trả lại diện tích nhà mà công dân đã khiếu nại hay cấp bổ sung cho họ. Thứ sáu, đối với những trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Bộ Xây dựng mà vẫn còn khiếu nại tiếp thì có văn bản trả lời họ là không có thẩm quyền giải quyết, không thụ lý đơn nữa và hướng dẫn họ thực hiện việc khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo. Thứ bảy, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thụ lý đơn thư khiếu nại. Thực hiện tốt phương châm không gây thất thoát tài sản của Nhà nước mà cũng không làm mất đi lợi ích chính đáng của công dân. Nghĩa là làm việc theo đúng tinh thần của pháp luật để bảo vệ lợi ích của công dân và của Nhà nước theo quy định. Thứ tám, cần kiến nghị với Sở cho nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm tin học để lưu trữ tài liệu trên máy tính, tạo thuận lợi cho việc tra cứu trong quá trình giải quyết khiếu nại. Trên đây là những ý kiến đóng góp của em đối với việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách xuất phát từ thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà cải tạo cho thuê tại Phòng. Hy vọng rằng những ý kiến đóng góp trên đây một phần nào đó đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách, giúp cho hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Nhà đất của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất ngày càng hoàn thiện hơn, cũng như Phòng Chính sách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. KẾT LUẬN Như vậy, gần hai tháng thực tập tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã giúp em củng cố thêm kiến thức lý luận và thực tế công tác giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê nói riêng tại Phòng Chính sách. Qua nghiên cứu thực tiễn công việc tại Phòng Chính sách phần nào cho em thấy được sự gắn bó mật thiết giữa lý thuyết và thực tế, đặc biệt là sự khác biệt giữa lý thuyết với thực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê. Nếu như lý thuyết về giải quyết khiếu nại mang tính chất khuôn mẫu, chặt chẽ thì thực tiễn công việc lại mang tính linh hoạt, chủ động hơn. Việc giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách là một nhiệm vụ thường xuyên và cũng là một nhiệm vụ tất yếu khách quan. Đó là việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với những diện tích nhà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Giải quyết khiếu nại về nhà đất trong trường hợp này chính là việc không làm mất đi quyền lợi của công dân mà cũng không làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Quá trình phát triển lịch sử cũng như lịch sử quản lý nhà ở, đất đai của Nhà nước không thể tránh khỏi những thiếu sót, có những trường hợp Nhà nước ra các quyết định quản lý chưa hợp lý, phù hợp với chính sách quản lý,chính vì vậy giải quyết khiếu nại tại Phòng Chính sách cũng chính là việc xác định lại tính chất phù hợp của các quyết định quản lý trước đây của Nhà nước để kiến nghị trả lại quyền lợi chính đáng cho công dân. Tuy nhiên cũng có trường hợp do lòng tham hay do bị xúi giục mà công dân cố tình khiếu nại đòi Nhà nước trả lại quyền sở hữu nhà đất mà không có cơ sở pháp luật để đòi lại nữa. Việc giải quyết khiếu nại của Phòng chính sách là làm cho họ hiểu việc khiếu nại là không có cơ sở để giải quyết và bảo vệ tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong một thời gian ngắn tiếp xúc với công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách, chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu kỹ, vì vậy chắc chắn bài báo cáo thực tập của em còn có những thiếu sót nhất định. Do đó rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quyết định số 101/2003/QĐ-UB ngày 28/8/2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thành lập hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Thành phố Hà Nội, trong đó có Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội; Quyết định số 115/QĐ-TNMTNĐ ngày 19/01/2004 của Giám đốc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc thành lập Phòng Chính sách; Luật Đất đai năm 2003 Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/01/2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960 của Chính Phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà của Tư nhân ở các thành phố, thị xã; Nghị định số 24/CP ngày 13/02/1961 cua Chính Phủ bổ sung của Hội đồng Chính Phủ về chính sách quản lý thống nhất nhà cho thuê ở các Thành phố và thị xã; Quyết định 1166 năm 1961 của Uỷ ban hành chính Thành phố; Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991; Nghị quyết số 775/2005/NQ-UBTVQH11 quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiệncác chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch các năm 2005, 2007 của Phòng Chính sách; Hồ sơ các trường hợp khiếu nại về nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách do chuyên viên phụ trách. LỊCH TRÌNH THỰC TẬP Thời gian Nội dung thực tập Ngày 23/3 đến 3/3/2008 Nghiên cứu tài liệu tại thư viện Học viện Hành Chính Ngày 3/3/2008 Gặp mặt cơ quan nơi thực tập Ngày 5/3/2008 Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất và Phòng Chính sách Ngày 6/3/2008 Tham dự cuộc họp xin ý kiến của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết khiếu nại nhà 47A Hàng Than và số 10 phố Lãn Ông tại Sở TNMT&NĐ Ngày 7/3/2008 Nghiên cứu tài liệu tại Học viện Hành Chính Ngày 10/3/2008 Tiếp tục nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của Phòng Chính sách Ngày 11/3/2008 - Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của Phòng Chính sách và sự phân công công việc của Phòng - Lựa chọn chuyên đề viết báo cáo thực tập để trưởng phòng phân công người hướng dẫn Ngày 12/3/2008 Viết đề cương sơ bộ và nộp cho giảng viên hướng dẫn Ngày 13/3/2008 Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh dạng nhà cải tạo cho thuê do chuyên viên Diệp cung cấp Ngày 14/3/2008 Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại nhà đất thuộc diện cải tạo cho thuê Ngày 17/3/2007 Nghiên cứu quy trình giải quyết khiếu nại nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê do chuyên viên Diệp hướng dẫn Ngày 18/3/2003 Nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại đòi nhà số 5 phố Chợ Gạo của bà Phạm Vũ Thục. Ngày 19/3/2008 Nghiên cứu tài liệu vụ nhà số 5-Chợ Gạo Ngày 20/3/2008 Tham gia soạn thảo báo cáo UBND Thành phố việc giải quyết khiếu nại đòi nhà số 5 Chợ Gạo do chuyên viên Diệp hướng dẫn Ngày 21/3/2008 Đọc và sắp xếp tài liệu tại Phòng Chính sách Ngày 24/3/2008 Nghiên cứu tài liệu tại thư viện Học viện Hành Chính Ngày 25/3/2008 Tham gia công việc hành chính sự vụ tại Phòng Chính sách Ngày 26/3 -28/3/2008 Nghiên cứu tài liệu ở nhà Ngày 1/4/2008 Nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu nại đòi nhà số 185 Lê Duẩn Ngày 2/4/2008 Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu nại nhà số 185 Lê Duẩn Ngày 3/4/2008 Nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu nại đòi nhà số 111 Đại La Ngày 4/4/2008 Tiếp tục nghiên cứu việc giải quyết khiếu nại đòi nhà số 111 Đại La Ngày 7/4/2008 Nghiên cứu hồ sơ giải quyết khiếu nại đòi nhà số 39 Nguyễn Thượng Hiền do chuyên viên Diệp hướng dẫn Ngày 8/4/2008 Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ khiếu nại nhà 39 Nguyễn Thượng Hiền Ngày 9/4/2008 Đọc báo cáo tổng kết công tác giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê của Phòng Chính sách. Ngày 10/4 đến 18/4/2008 Giúp Phòng Chính sách lưu hồ sơ nhà cải tạo vào máy tính để tiện tra cứu hồ sơ khi giải quyết công việc. Thời gian từ 7/4 đến 25/4/2008 Viết báo cáo thực tập và nộp cho giảng viên chấm. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn giải quyết khiếu nại về nhà đất thuộc diện nhà cải tạo cho thuê tại Phòng Chính sách - Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội.doc