Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình Việt Nam hiện nay

ĐẶT VẤN ĐỀ: Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”. Từ ý nghĩa của câu nói đó mà nhiều gia đình, đặc biệt những cặp gia đình trẻ, họ thường xuyên vun đắp hạnh phúc. Chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình. Đôi bên tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau trong từng lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử hàng ngày và cả công việc hệ trọng của gia đình đều được mang ra để vợ chồng bàn bạc, thảo luận và quyết định. Những mái ấm như vậy được mọi người khen ngợi, xã hội biểu dương! Bên cạnh những gia đình trong ấm ngoài êm thì đó đây vẫn còn xảy ra những cặp vợ chồng với “cơm không lành, canh không ngọt”, hạnh phục gia đình rạn nứt, gây hậu quả lâu dài cho gia đình và dòng tộc, đặc biệt là những mái đầu xanh vô tội lạc lỏng bơ vơ. Theo Toà án nhân huyện Điện Bàn, năm 2010, Toà đã thụ lý và giải quyết 211 vụ án ly hôn, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 27 vụ, trong đó đình chỉ 40 vụ, do nguyên đơn xin rút đơn, hoà giải đoàn tụ 35 vụ, đôi bên thuận tình ly hôn 106 vụ. Toà xử 29 vụ. Chuyển hồ sơ lên cấp trên 1 vụ. Vậy nguyên nhân nào xảy ra hạnh phúc gia đình rạn nứt, đỗ vỡ, chủ yếu phần lớn là do mâu thuẩn gia đình, kinh tế khó khăn, ngoại tình, bạo hành đánh đập vợ con và các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập Để minh chúng cho vấn đề này, nếu ai đó có chút quan tâm về chuyện ly hôn, phát xuất từ canh bạc, men bia, men rượu xin dành thời gian thử dạo một vòng từ phố thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh, ghé mắt vào mấy quan rượu bia thì sẽ rõ. Từ 16 giờ chiều đến 20 giờ đêm, các dịch vụ ăn uống đón tiếp thực khách là nam giới bàn nối bàn, chén nọ cụng ly kia. Thử liệu trong số đó được bao nhiêu người khi mình vui vẻ và bao lời chúc tụng ngọt ngào với bạn bè mà nghĩ đến hình ảnh vợ con, thân cò phải gánh vác bao nỗi nhọc nhằn lo toan cho mái ấm gia đình? Lại có trường hợp nợ máu đỏ đen tiền bạc dốc túi thả vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng. Về nhà còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay bạo hành, vũ phu đối với vợ con. Mặc tiếng gào thét kêu cứu của con trẻ, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong khu dân cư, thôn xóm. Chưa hết, còn có người tư tưởng mang nặng thói trăng hoa, mê muội dẫn đến quên đi bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình. Lại có người nảy ra ý nghĩ rồ dại đem lòng so đo nhan sắc của vợ mình với người phụ nữ khác, rồi dựng chuyện vu khống nào là người đàn bà hư hỏng, nào là ngoại tình gây tổn hại tinh thần đối với người bạn đời đầu ấp tay gối. Có trường hợp đã 3, 4 mặt con đã bước qua tuổi ngũ tuần mà đầu óc luôn quay về thời quá vãn để tìm lại hình bóng người xưa, đang tâm quên đi người bạn đời thủy chung son sắc. Chị em phụ nữ bị ngược đãi không dừng ở đó, mặc dù hiện nay thời đại con người đã nghĩ đến chinh phục sao hoả, sao kim mà vẫn còn rơi rớt mấy đức ông chồng mang nặng tư tưởng lạc hậu, ấu trĩ trọng nam khinh nữ. Gặp con một bề là oán trách bạn đời không có khả năng sinh con trai để nối dõi tông đường. Từ đó nảy sinh mâu thuẩn, xung đột làm rạn nứt tổ ấm. Dù có nguyên nhân nào đi nữa, thì người gánh chịu hậu quả thua thiệt vẫn là chị em phụ nữ. Hơn nữa sức chịu đựng con người có hạn, do đó chuyện ly hôn thì khó lòng tránh khỏi với những trường hợp nêu trên. Trong khi đó, Đảng và Nhà nước ta đều dành mọi ưu ái đến chị em phụ nữ, như Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới. Nam nữ đều đối xử công bằng trong gia đình và trong xã hội. Đó là chưa nói đến, ở các thôn xã nhiều loại hình câu lạc bộ nhằm góp phần đem lại hạnh phúc cho mỗi cặp vợ chồng, như Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ Không sinh con 3 v.v. Hơn nữa, chuyện vợ chồng là chuyện trăm năm được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tự giác của đôi bên, cho nên có sướng giàu thì cùng chung hưởng, không may khổ cực vất vả thì cùng xẻ chia. Tất cả vì hạnh phúc gia đình một cách bền vững. Nhân đây cũng cần nhắn nhủ đối với những ai còn nặng máu trăng hoa, ong bướm thì cần đoạn tuyệt ngay bây giờ mà quay về với tổ ấm. Bởi trong lời đường mật của những kẻ buôn son, bán phấn, hoặc là người khác giới nào khác lời nói của họ khó mà tin là sự thật. Mỗi nụ cười, mỗi câu thề non hẹn biển của họ là những lưỡi dao sắc bén để đục khoắc hầu bao của mấy gã si tình, rồ dại. Tình yêu đối với Nàng là hết tiền thì tình cũng đi luôn. Trong khi đó, người bạn đời thì tháng ngày giàu công vun đắp tổ ấm gia đình chăm lo chồng con lẽ nào mấy đấng phu quân lại đang tâm hờ hững. Mặt khác, người đời thường nói “Trai mà chi, gái mà chi con nào nghĩa có nghì là hơn” rõ ràng, vai trò trai hay gái trong thời đại ngày nay không như ngày xưa, trai gái đều như nhau và có trách nhiệm lo lắng cha mẹ, lo lắng cho dòng tộc và xã hội. Nói tóm lại, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình yên ấm thì xã hội mới yên vui. Mặt khác, đạo làm người thì cần phải biết đúng sai, biết đâu là đạo lý nghĩa vợ chồng. Do đó, mỗi chúng ta khi đã có gia đình thì phải biết vun đắp tổ ấm xây dựng gia đình hạnh phúc một cách bền vững, lâu dài. Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật. Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, . Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại. Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng. Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước, của con người, của thời đại. Nhìn chung Luật Hôn nhân và gia đình đã khá hoàn chỉnh quy định một cách hệ thống đầy đủ, rất gần gũi thiết thực cho cuộc sống xã hội. Tuy nhiên để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả đòi hỏi những nhà thực hiện chính sách xã hội, pháp luật phải có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức pháp luật vững vàng. Từ đấy chúng tôi đưa ra đề tài nghiên cứu : “ Thực trạng , nguyên nhân và giải pháp với hiện tượng ly hôn trong các gia đình Việt Nam hiện nay “ nhằm để hiểu rõ và tìm ra một biện pháp tình trạng gia tăng của vấn đề này trong xã hội hiện nay

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian. Các số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, các cuộc ly dị thường xảy ra vào năm thứ năm của cuộc hôn nhân. Có nên lấy nhau chỉ vì yêu? Nói như thế cũng phần nào giúp các cặp đôi sắp bước vào cuộc sống mới “ngộ” ra một điều rằng, không nên lấy nhau chỉ vì yêu. Không phải bởi vì sau đó “hormon yêu” sẽ … hết, mà còn bởi một lý do khác. Qua nghiên cứu, Helen Fisher cũng chỉ ra rằng: những người yêu nhau thường đánh mất khả năng đánh giá đúng đối tượng.    Khi yêu, người ta luôn nhìn thấy những điểm tốt của nhau. Thậm chí với nhiều người tất cả những điểm xấu trong mắt người khác đều trở nên đẹp trong mắt người đang yêu. Nhưng tình yêu không phải là một cái gì bất biến, nó sẽ giảm dần và mất đi sau một thời gian chung sống. Khi ấy, tình cảm của con người sẽ trở về trạng thái bình thường. Họ lại dễ dàng nhận ra vợ/chồng với những nét không hoàn hảo như vẫn thường nghĩ. Cuộc sống chung với những lo toan về cơm áo gạo tiền đã vô tình làm cho họ nhìn rõ hơn những khuyết điểm của nhau. Khi không hiểu được điều này, nhiều cặp vợ chồng “đổ lỗi” cho nửa còn lại rằng “họ đã thay đổi”, rằng khi yêu thì không thể hiện đúng “bản chất” khiến cho họ… chọn lầm. Và cứ thế xích mích sẽ ngày càng “nới rộng biên độ”. Fisher lập luận: “Nếu bạn kết hôn với một người chỉ vì yêu thì điều đó là không cần thiết. Vì hôn nhân không phải là mảnh đất nuôi dưỡng tình yêu, nó là nơi để chúng ta thực hiện các nghĩa vụ làm người, làm theo những chuẩn mực đạo đức của con người”. Thực tế cũng chứng minh rằng đôi lứa có thời gian tìm hiểu kỹ về nhau trước khi bước vào đời sống hôn nhân thì những xung đột, mâu thuẫn sẽ được hóa giải dễ dàng. Chỉ tình yêu thôi chưa đủ! Những lý do được đưa ra không phải nhằm cho bạn… sợ hôn nhân hoặc đi kết hôn với một người không hề yêu. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng: Trước khi quyết định kết hôn, bạn nên biết những gì mình sẽ phái đối mặt trong cuộc sống vợ chồng để duy trì cuộc hôn nhân bền lâu. Chỉ tình yêu thôi chưa đủ để làm nên một gia đình hạnh phúc. Có rất nhiều thứ vợ chồng trẻ phải đối mặt khi bắt đầu một cuộc sống mới. Khi đó, kỹ năng chung sống với người khác là điều rất quan trọng. Không chỉ chuẩn bị về mặt tâm lý, bạn trẻ cần chuẩn bị cả về những kỹ năng để trở thành vợ, chồng, thành cha, mẹ với rất nhiều những mối quan tâm, quan hệ chung, riêng. Thực tế cũng chứng minh rằng, các cặp vợ chồng phải mất 3-5 năm mới dung hòa được cái tôi của nhau. Vì vậy, nếu các bạn trẻ bước vào cuộc sống lứa đôi mà cảm thấy “không như mình nghĩ” thì cũng đừng vội nản lòng mà hãy tìm cách vượt qua thử thách để tình yêu hôn nhân thêm bền vững. Một tín hiệu đáng mừng vì nghiên cứu Fisher cũng chỉ ra rằng, cùng với việc tình yêu giảm đi sự mãnh liệt, “hormone tình yêu” dopamine được thay thế bởi “hormone tình thương” oxitoxin, tạo nên cơ sở sinh học cho việc tăng thêm sự gắn bó và tinh thần trách nhiệm. Và vì thế, hôn nhân vẫn là sự lựa chọn của đa số bởi con người vốn sợ sự cô đơn. Hãy yêu và chấp nhận bản thân mình, chấp nhận những điểm khiếm khuyết ở người bạn đời bởi không ai hoàn hảo. Song song với quá trình hoàn thiện bản thân là quá trình chấp nhận nửa còn lại. Yêu thương và tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết trong hôn nhân. Hãy cùng nhau chia sẻ những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống để không khí gia đình luôn gần gũi. Nhưng khi cần, bạn cũng nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý gia đình.   Cuộc sống hôn nhân không chỉ toàn là màu hồng mà trải qua nhiều thăng trầm. Trên thực tế, không thể có một cuốn sách hướng dẫn nào để chỉ dẫn các cặp vợ chồng cách có cuộc sống chung hạnh phúc. Có một cuộc sống tuyệt vời bên nhau phụ thuộc vào cố gắng của cả hai vợ chồng để cuộc hôn nhân tốt đẹp. Một số câu chuyện: Câu chuyện 1 : Vừa kết thúc phiên tòa xử ly hôn, Nguyễn Thúy Hồng, ở quận Cầu Giấy nói trong tiếng nấc: “Bọn em yêu nhau từ khi học năm thứ 3 đại học. Do nóng vội và dễ dãi trong chuyện tình cảm nên em đã có thai và buộc phải làm đám cưới khi cả 2 vợ chồng đều chưa có công ăn việc làm. Rồi em sinh con, không may cháu bị mắc bệnh hiểm nghèo. Do chưa thể tự lập về kinh tế nên vợ chồng em sống phụ thuộc vào chu cấp của bố mẹ chồng. Hơn nữa, do thiếu kinh nghiệm trong cách ứng xử nên mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn. Chẳng những không nhận được sự chia sẻ thông cảm từ chồng mà anh ấy còn tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với 2 mẹ con. Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra “chiến tranh lạnh”. Hơn 1 năm nay, anh ấy không đoái hoài gì đến hai mẹ con em nữa. Em nghĩ rằng nếu kéo dài tình trạng này chỉ thêm đau khổ nên quyết định ly hôn”. Một khi gia đình không còn là tổ ấm, những mâu thuẫn cứ lặng lẽ hình thành, cuộn sóng, “cơm sôi không ai bớt lửa” nên giải pháp cuối cùng là ly hôn. Xu thế hiện nay, ly hôn phần lớn rơi vào lớp trẻ, “không thích sống chung thì chia tay”, đến cũng nhanh và chia tay còn chóng vánh hơn. Người ta đua nhau cưới, rồi lại đua nhau ra tòa vì rất nhiều nguyên nhân. Câu chuyện 2: Trường hợp của Nguyễn Phương Nhung, ở quận Hoàn Kiếm là một ví dụ. Cưới nhau mới được hơn một năm và vừa sinh con được 5 tháng, thấy chồng bê trễ chuyện “vợ chồng”, về đến nhà là nằm dài, chơi với con, ăn cơm, xem ti vi và lăn quay ra ngủ. Ấm ức, Nhung đoán già đoán non là chồng có bồ. Thêm những xung đột nảy sinh với gia đình chồng khiến cô ấm ức. Cuối cùng quyết định đơn giản là ly hôn. Nguyễn Ngọc Huyền cũng là người phải hứng chịu bi kịch từ việc yêu do không tìm hiểu kỹ. Trải qua 2 cuộc tình thất bại khiến Huyền không còn tin tưởng vào tình yêu. Chính vì vậy, khi được một người bạn giới thiệu, cô gật đầu lên xe hoa với người chồng hiện tại sau 2 tháng tìm hiểu. Chỉ đến khi cưới, cô mới phát hiện ra những đức tính xấu bị chồng che giấu. Anh ta thường xuyên cờ bạc, rượu chè. Cứ về đến nhà, thấy Huyền than thở hay tỏ ý không hài lòng là y như rằng cô bị người chồng mới cưới “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” kèm theo những lời lẽ vô văn hóa. Không chịu nổi sự tra tấn về thể xác và tinh thần, chưa đầy 1 năm sau ngày cưới, Huyền quyết định ly hôn. Thiệt hại cả kinh tế và danh dự, nhưng cô đành tự an ủi mình: “May chưa có con nên còn có cơ hội làm lại”. Giới trẻ ngày càng yêu nhanh, cưới gấp, ly hôn sớm. Đôi khi chỉ là yêu cho đỡ buồn, yêu vì vừa đổ vỡ tình cảm với tình yêu cũ, thậm chí chỉ là “cặp kè” cho vui. Yêu đã nhanh như vậy, thì với các bạn trẻ hiện nay, việc cưới là đương nhiên, theo đúng xu thế “yêu là cưới”. Thế nên mới có tình trạng khi về sống chung không ai chịu ai nên kéo nhau ra tòa. Tuy không phải mọi đám cưới bắt nguồn từ những cuộc tình vội vã kết thúc bằng giải quyết tại tòa án, nhưng dường như sự chóng vánh trong tìm hiểu và yêu đương của các bạn trẻ dẫn đến những cuộc hôn nhân không như ý muốn. Theo thống kê của Liên hợp quốc, những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn ở nhiều quốc gia trên thế giới có xu thế gia tăng, trong đó có châu Á. Đặc biệt Hàn Quốc hiện trở thành nước có tỷ lệ ly hôn cao thứ ba toàn cầu. Thậm chí, ở một nước phát triển như Mỹ, nhiều người cũng không dám kết hôn do “sợ” ly hôn. Sự gắn bó, chung thủy của các cặp vợ chồng trong gia đình trẻ hiện nay cũng rất đáng suy nghĩ. Xu hướng thiếu chung thủy hay đồng thời tồn tại nhiều mối quan hệ “khác lạ” đang trở nên dễ thấy hơn. Điều này xuất phát từ thực tế xã hội ngày nay đã nhẹ nhàng, cởi mở hơn trước rất nhiều trong việc đánh giá các hành vi thiếu chuẩn mực.   Tiến sĩ, bác sĩ Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng nhận xét: “Hiện nay thế hệ trẻ với suy nghĩ và lối sống khác biệt, họ coi trọng tự do cá nhân và nghĩ cho bản thân hơn là những ràng buộc và trách nhiệm từ gia đình. Bên cạnh đó, do thiếu kỹ năng sống nên các cặp vợ chồng trẻ đã không thể giải quyết được mâu thuẫn khi chung sống. Vì thế, trước khi kết hôn các bạn nên  trang bị cho mình những kiến thức về hôn nhân, về giao tiếp trong gia đình, về những kỹ năng sống khác như nuôi dạy con trẻ, kỹ năng khi đứa con chào đời, kỹ năng xử lý những khác biệt về người bạn đời. Nên có sự chuẩn bị tâm lý kỹ càng khi bước vào đời sống vợ chồng để khỏi hụt hẫng. Bí quyết sống chung của nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc là phải sống cởi mở, bao dung, để có thể dễ dàng chấp nhận, thích nghi, bỏ qua thiếu sót của nhau. Quan trọng hơn, biết nén “cái tôi” lại, biết sống vì người khác. Hạnh phúc chỉ bền vững với những người kiên trì học hỏi trong hôn nhân…”. Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh), trong một công trình nghiên cứu xã hội học cho thấy: ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng là 31,40%. Dự báo xu hướng ly hôn trong giới trẻ ngày càng tăng. Đây là một hiện tượng đáng quan tâm. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nhiều bạn trẻ tìm đến giải pháp ly hôn khi nguyên nhân chưa đến mức nghiêm trọng như vậy. Câu chuyện 3: Một chị buôn bán ở Bình Chánh gặp chuyên viên tư vấn hỏi thủ tục ly hôn. Chị kể anh chị yêu nhau hơn một năm rồi cưới, lúc đầu sống rất hạnh phúc, đến khi có con thì "sinh chuyện" vì nghe bạn rỉ tai "bên Tây nó nuôi con bằng sữa ngoài, vì vậy vóc dáng họ mới thon thả, ngực không bị xệ". Nghe theo bạn, lo đến mình, chị không cho con bú. Thấy vậy bà nội xót cháu, khăng khăng đòi đón cháu về nuôi. Cái lý của bà là "có sữa mà không cho con bú là nhẫn tâm, không đáng làm mẹ". Rồi đợi lúc con dâu đi chợ, bà bắt cháu đem về. Xung đột cao độ xảy ra, chị đòi kiện mẹ chồng ra tòa. Chị muốn ly hôn còn thêm lý do chồng không bênh vực chị... Câu chuyện 4: Anh V.T.H thì ngán ngẩm than thở: "Khi yêu nhau tôi đâu có ngờ cô ấy lại vụng về đến thế. Còn ở chung với mẹ, đi làm về thì cơm lành, canh ngọt, nhà cửa gọn gàng. Đến lúc ra ở riêng thì chao ôi, bữa cơm cô ấy không thèm dọn mâm bát gì hết, đưa cho mỗi người một tô, bỏ chung nào là cá, thịt, rau, mắm... bê lên vừa ăn vừa xem ti vi cho tiện. Hai lần mời bạn đến nhậu tại nhà là hai lần cô ấy làm tôi "mất mặt" với bạn bè. Tôi góp ý thì cô ấy lý luận "ăn uống chỉ là phương tiện, không nên tốn nhiều thời giờ về chuyện đó. Muốn ngon đã có nhà hàng...". Chuyện thứ hai tôi không thể chấp nhận là nhà cửa bê bối, cần cái gì cũng phải hỏi... Tôi góp ý thì cô ấy biện luận "ở cơ quan đã rất gò bó rồi, về nhà phải được thoải mái". Cứ giận nhau lại rồi giận nhau tiếp. Tần suất giận nhau cứ dày lên và tôi đành chọn giải pháp chia tay...". Cô V.T.B ở Biên Hòa kể: "Khi yêu nhau em mường tượng cuộc sống chung sẽ rất thi vị, lãng mạn như trong phim ảnh, sách báo miêu tả. Nhưng khi là "người trong cuộc" rồi em hoàn toàn thất vọng. Giờ đây nghĩ đến "chuyện đó" em sợ. Em sợ cái sự "nhiệt tình" của anh ấy. Bao lần "chuyện đó" xong rồi, anh ấy lăn ra ngáy khò khò, còn em rơi vào tâm trạng bị bỏ rơi, bẽ bàng... Cứ lặp đi lặp lại "điệp khúc" ấy làm em không chịu nổi. Công việc cơ quan thì căng thẳng, vợ chồng không ai là người xấu, thế nhưng về nhà, em không còn hứng thú gì với chức năng người vợ. Em muốn chia tay để tự giải thoát". Câu chuyện 5: Một cô giáo trẻ ở quận Tân Bình lại có lý do khác. Cô kể: "Em về làm dâu trong một gia đình có "tam đại đồng đường" chung sống. Trong nhà mỗi người một tính, một nết. Em là con dâu trưởng, nhiều lúc muốn điên cái đầu. Nhà không có người giúp việc, đi dạy về là đủ mọi chuyện đổ lên đầu: chợ búa, cơm nước, lau nhà, rửa chén. Chồng và hai cô em chồng ngoài giờ làm việc buổi tối còn đi học thêm đủ thứ. Khi họ về đến nhà thì mọi chuyện đã xong xuôi rồi. Trước đây em là giáo viên dạy giỏi của trường. Từ ngày về làm dâu em không thực hiện được đầy đủ các công việc của quy trình soạn giảng, không tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường, đến nỗi bị chê trách điều này điều nọ. Đã có lần em gợi ý xin ra ở riêng thì chồng em gạt phắt đi: "Tôi là con trưởng, tôi có thể bỏ vợ chứ không bỏ bố mẹ. Nếu còn muốn chung sống với nhau thì phải loại bỏ ý định ấy đi ngay từ bây giờ". Em tủi thân thấy mình không được chia sẻ. Mới lấy nhau có 6 tháng nhưng em đã nghĩ đến việc phải chấm dứt tình cảnh này càng sớm càng tốt". Hạnh phúc trong hôn nhân đòi hỏi bạn trẻ phải nhận thức đúng về vai trò của gia đình, trang bị cho mình tri thức khoa học và kỹ năng sống. Muốn vậy phải là quá trình rèn luyện, đối thoại, điều chỉnh mới có hạnh phúc. Nếu gặp trục trặc lúc đầu trong cuộc sống hôn nhân, hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân để khắc phục. Đừng vội vàng "ném con chuột để vỡ chiếc bình hoa quý", khó lòng hàn gắn. 3.2.2 Con cái dễ phát triển lệch lạc do cha mẹ ly hôn Hiện tỷ lệ ly hôn của những cặp vợ chồng trẻ không chỉ gia tăng ở các thành thị mà còn có dấu hiệu tăng nhanh tại những vùng nông thôn. Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình mà vợ, chồng trong độ tuổi từ 22-30. Trong đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm và hầu hết đã có con. Hậu quả là mỗi năm có hàng nghìn trẻ sống thiếu cha hoặc mẹ do gia đình ly tán. Sau những cuộc chia ly của cha mẹ, những đứa trẻ này thường có phản ứng tiêu cực như tuyệt vọng, đau khổ. Các em thường không tập trung, chán học, sống lặng lẽ khép kín, trầm uất kéo dài, thậm chí tìm đến cái chết. Theo chị Vũ Thanh Nga - tư vấn viên một trung tâm tư vấn về gia đình: “Đã có không ít cặp vợ chồng trẻ ly hôn chỉ sau một vài năm hoặc vài tháng chung sống, dù không hề có sự chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống sau ly hôn tạo ra tình trạng khủng hoảng hậu ly hôn kéo dài. Bên cạnh đó, do chưa đủ thời gian tích lũy, tài sản chung rất ít ỏi, sau ly hôn họ chẳng những tổn thất về tinh thần mà còn rơi vào cuộc sống khó khăn về kinh tế. Việc thiếu kỹ năng sống là một trong những nguyên nhân khiến các đôi vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ly dị. Tôi đã gặp khá nhiều trường hợp vợ chồng trẻ ly hôn là con một trong gia đình. Những người này luôn được đặt ở vị trí trung tâm, được chiều chuộng nên thiếu sự chịu đựng, lòng vị tha. Khi hôn nhân không như mong đợi, họ ít ngồi nói chuyện bình tĩnh mà vội vã chia tay để tìm hạnh phúc mới”. Một số cặp vợ chồng trẻ ngày nay chưa cảm nhận được hết giá trị của gia đình thậm chí còn thường xuyên sử dụng từ “ly hôn” để “dọa nhau” mỗi khi xảy ra mâu thuẫn. Bên cạnh đó, giới trẻ ngày nay nghiêng về lối sống cá nhân nhiều hơn. Họ chủ động kết hôn, chia tay và không ít đôi kết hôn do tìm hiểu vội vã, mới chỉ rung động chứ chưa phải tình yêu. Đến khi khó khăn, sợi dây tình cảm liên kết hai vợ chồng không đủ mạnh để giúp họ vượt qua hoàn cảnh. Ngoài ra, vợ chồng trẻ ngày nay có đủ điều kiện kinh tế để sống tự lập, nên khi mâu thuẫn, họ rất dễ có tư tưởng ly hôn. Họ không muốn dung hòa mối quan hệ, không biết hy sinh vì nhau và vì con cái. Đến với cuộc sống gia đình, không ít bạn trẻ phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống khi chưa được chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, dễ bị chi phối bởi lối sống thực dụng, nên khi mâu thuẫn phát sinh không biết giải quyết. Hơn nữa, không ít cặp vợ chồng trẻ chưa có cái nhìn nghiêm túc về quan niệm hôn nhân, bốc đồng trong chọn lựa, khi lấy nhau vợ hoặc chồng chưa có công ăn việc làm, nên khi có con nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn dẫn đến va chạm. Mặc dù các bậc cha mẹ thường sáng suốt, trải nghiệm hơn con cái nhưng không phải lúc nào và bạn trẻ nào cũng biết nghe lời bố mẹ, hoặc tham khảo ý kiến của bố mẹ. Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện những lớp học về tiền hôn nhân do các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục tổ chức. Nhưng những lớp học này chỉ là những buổi thảo luận nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa phổ biến. Các lớp học trang bị cho giới trẻ những kiến thức về hôn nhân, nuôi dạy trẻ, về giao tiếp trong gia đình. Bên cạnh đó, trước khi kết hôn, các bạn trẻ cần trang bị kiến thức nghề nghiệp, thu nhập ổn định. Song điều cốt lõi là nằm trong khả năng giáo dục của mỗi gia đình. Nếu như gia đình có nền giáo dục căn bản, truyền thống đạo đức thì nguy cơ đổ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn. Và điều quan trọng nhất là bản thân mỗi cặp vợ chồng phải biết nghĩ về nhau, tôn trọng nhau, tôn trọng những giá trị của truyền thống gia đình. Theo bà Đặng Thị Bích Nga - Chánh án TAND huyện Gia Lâm, Hà Nội: “Nguyên nhân khiến tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi còn trẻ ngày càng tăng là do họ kết hôn khi còn thiếu kiến thức về gia đình nên khi bước vào cuộc sống hôn nhân họ thường lúng túng, không biết giải quyết thế nào nên cứ mâu thuẫn là nghĩ đến ly hôn. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường như nghiện hút, mại dâm cờ bạc… đã gây tan vỡ nhiều gia đình. Có rất nhiều lý do khiến các cặp vợ chồng trẻ ly hôn, song nhiều khi cũng chỉ vì những điều nhỏ nhặt như không thỏa thuận được nơi cư trú, không hợp ăn uống.   Ly hôn sẽ để lại những hậu quả không nhỏ như kinh tế bị chia sẻ, thất thoát, các bên đều bị thương tổn về tinh thần và nghiêm trọng nhất là sự ảnh hưởng xấu đến con trẻ, khiến chúng phát triển lệch lạc. Thực tiễn công tác xét xử thời gian qua cho thấy, hầu hết trẻ vị thành niên phạm tội đều có hoàn cảnh gia đình không thuận hòa, bố mẹ không đầy đủ”… Ly hôn, tuy hậu quả trực tiếp thuộc về các cặp vợ chồng, nhưng đối tượng bị tác động nặng nề lại là con trẻ. Những đứa trẻ không được sự chăm sóc đầy đủ của cha mẹ dễ trở thành trẻ em lang thang, trộm cắp, bị phát triển lệch lạc về thể chất và tinh thần. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, trước khi kết hôn, các bạn trẻ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, tránh tình trạng yêu nhanh, cưới nhanh rồi… bỏ sớm! 3.2.3 Ly hôn vì bạo lực gia đình Câu chuyện 6: Bạo hành vì  vợ sinh con gái Năm 1985, tôi có xây dựng với anh Đ. người cùng xóm, nghề nghiệp làm ruộng. Được hai bên gia đình làm lễ cưới theo đúng phong tục của địa phương. Do sơ xuất nên khi cưới nhau chúng tôi không làm giấy đăng ký kết hôn. Chúng tôi có chung với nhau 7 đứa con, 5 con gái và 2 con trai, một cháu trai đã mất. Khi cưới tôi về được hai bên gia đình rất quý mến, và vợ chồng chúng tôi sống với nhau cũng rất hạnh phúc. Chỉ sau 4 lần sinh con gái  thì từ đấy tình cảm, tính nết anh ấy hoàn toàn thay đổi và đối xử với tôi rất là tệ bạc. Bao nhiêu lần anh ấy đánh đập chửi mắng, tôi không thể nào kể hết được những lần anh ấy đuổi tôi ra khỏi nhà. Anh ấy còn bắt tôi không được quan hệ phụ tử, mẫu tử với bố mẹ tôi và các con tôi. Nhưng vì thương các con nên tôi toàn phải nhờ anh em và mọi người xin anh ấy cho tôi về nuôi con. Đến năm 1993 tôi sinh được một cháu trai được 1 tháng 10 ngày thì run rủi lại đến với tôi, cháu bị mắc bệnh và mất. Anh ấy lại dằn vặt tôi, chỉ rình tôi sơ hở, sai sót điều gì là  mắng nhiếc, đánh đập. Anh ấy bảo là cái số tôi không có con trai. Từ đây vợ chồng tôi vẫn chung sống với nhau nhưng tình cảm thì nhạt nhẽo. Đến tháng 8 năm 1994, khi tôi mang thai được 4 tháng thì một lần tôi nấu nồi cơm chưa được chín kỹ anh ấy giở giọng và đánh tôi nằm ngất đi; anh ấy còn nói tôi nằm ăn vạ rồi lấy nước nóng dội vào người tôi, thấy tôi vẫn không dậy được anh ấy tiếp tục xúc than củi nóng có sẵn trong bếp đun rắc lên người tôi. Khi thấy tôi vẫn không dậy được  anh ấy đi lấy dầu tẩm vào người tôi để đốt. Lúc tôi tỉnh dậy thấy người bị đòn xưng gồ lên, tôi chạy vào nhà anh trai chồng, được anh chị ấy tìm y tá thôn đến tiêm thuốc và điều trị tại nhà. Đến khi tôi gần bình phục thì chồng tôi lại vào đuổi và bảo tôi “biến đi đâu mà sống thì đi, ở đây tao đánh chết”, tôi không còn biết làm thế nào. 3.2.4 Bạo hành tình cảm: chia rẽ tình mẫu tử Câu chuyện 7: Tôi nghĩ vợ chồng xô xát đánh nhau thì mình cũng trốn quanh quẩn ở nhà các anh các chị rồi nấn ná về xum họp nuôi con nhưng chồng tôi gặp đâu cũng đánh, ai cho trốn ở nhà họ cũng bị anh ấy chửi mắng nên tôi đành phải dứt tâm đứt ruột xa mấy đứa con còn nhỏ lánh đi tận Thái Nguyên làm thuê sinh sống đợi ngày sinh con. Khi tôi sinh cháu do bị ảnh hưởng rừng rú không quen khí hậu hay bị ốm đau, thường xuyên phải đi viện, có hai lần bị cấp cứu trong khi đó bản thân tôi ra đi không có một xu dính túi đi làm thuê ngày nào ăn ngày đó, nên khi cháu nhỏ đi viện tôi phải điện về nhờ mẹ tôi vay mượn  tiền để chạy chữa cho cháu tổng cộng số tiền là 5.000.000đ. Khi cháu được 8 tháng tuổi tôi bế về sống nhờ bên ngoại cho đến tháng 10 năm1995 thì chồng tôi đánh nhau với chị gái, chẳng may ném hòn gạch vào đầu  một bà cùng xóm, bà ấy ngất đi và phải đưa ra viện tỉnh cấp cứu. Thế là anh ấy bị an ninh xã bắt đi giam mấy ngày. Thóc lúa lợn gà các thứ phải bán hết đi để đền bà ấy cũng không đủ, rồi vay mượn nhiều, các con khổ cực quá. Tôi nghĩ vì tương lai các con, tôi phải dấn mình vào chỗ chết cầu mong một ngày nào đó anh ấy sẽ nguôi đi và gia đình sẽ êm ấm; các con tôi sẽ có bố, có mẹ nên tôi quyết định bế con về xin anh ấy được xum họp nuôi con. Anh ấy ra điều kiện bắt tôi từ nay phải cắt đứt tình cảm bố mẹ, anh em. Tôi nén tâm, đau lòng nhẫn nhục nghe theo lời anh ấy từ bỏ bố mẹ, anh em, về vợ chồng xum họp nuôi con để con cái sau này đỡ hận mẹ, hận cha. Từ đó tới nay tôi âm thầm nhẫn nhục chịu bao cay đắng đòn roi đánh đập, đuổi tôi đi lôi ra kéo vào xỉ vả nhục nhã. Cụ thể ngày 15-5-2002 nhà tôi nuôi vịt đẻ vẫn thả ở sông, hôm ấy  đàn vịt nhà tôi vào cánh mạ xã bên, họ đánh chết mất 20 con về anh ấy lại đánh tôi, đuổi tôi đi không cho mang theo thứ gì, tôi chạy vào nhà chị hàng xóm nương nhờ. Đến 4 giờ sáng hôm sau anh ấy lại vào đánh đuổi tiếp không cho ở đấy, tôi vẫn tiếp tục trốn ra nhà bà San, bà Thanh; tôi lại nhờ anh em và cả chú Hà trưởng thôn đến xin anh ấy cho tôi về làm ăn nuôi con, nhưng anh ấy nhất định không cho về. Tàn nhẫn và dã man hơn nữa, anh ấy còn tước quyền làm mẹ của tôi, cấm tuyệt đối không cho các con tôi được liên quan với mẹ, hễ gặp mẹ là các con cũng bị đánh đuổi đi. Thế là một lần nữa tôi lại phải đứt ruột, dứt tâm xa các con. Tôi đi làm ăn ở xa vì tôi không có ruộng cấy và không có nhà ở. Đến ngày 12-11-2004, cưới con gái tôi cháu có điện cho tôi về thì tôi về, nhưng thấy tôi về anh ấy cứ lấy bát, đĩa, chuyên chén ném túi bụi không cho tôi vào nhà. Mãi sau được anh em nhiều người xin anh ấy cho tôi về dự cưới con gái xong rồi hãy đuổi, anh ấy mới thôi. Năm 2005, con gái tôi đẻ tôi cũng về phục vụ cháu mấy hôm nhưng chỉ ở nhà chồng nó, anh ấy không làm gì được tôi anh ấy liền đổ tội cho cháu Linh (là đứa con thứ 2 của chúng tôi) điện cho mẹ về nên đánh và đuổi cháu đi. Cháu cứ xin mãi anh ấy lại bắt cháu phải viết kiểm điểm, cam kết không bao giờ liên quan với mẹ nữa anh ấy mới cho về. Đến ngày 7-11- 2005 anh ấy ngang nhiên cưới một cô vợ mới quê ở Minh Tân về làm vợ, tiệc cưới được ăn uống linh đình coi như tôi không phải là vợ anh ấy nữa. Câu chuyện 8 : Câu chuyện trên đây của người phụ nữ nông thôn ở một xã thuộc huyện Vụ Bản, Nam Định, có thể được xem như là một trường hợp điển hình của nạn bạo hành gia đình. Chuyện thấm đẫm nước mắt, trong cuộc sống chồng vợ của chị đầy nỗi đau đớn về thể xác, tinh thần và tâm lý. Chị đã chịu đựng đủ các loại hình bạo lực gia đình, kể cả những hành vi bạo lực  giống các hình thức tra tấn thời trung cổ: đổ than nóng, đổ dầu lên người vợ và đốt. Chúng ta không thể hình dung nổi vì sao, người đàn ông trong câu chuyện này lại có thể tàn nhẫn với người vợ nhiều năm đầu gối tay ấp và sinh cho anh ta những đứa con, chăm nuôi chúng lớn khôn. Lạ lùng hơn, người đàn ông này còn ngăn cản tình mẫu tử, không chỉ là quan hệ giữa vợ với cha mẹ vợ mà ngăn cấm cả con cái mình với mẹ đẻ của chúng. Đã là một người chồng thô bạo, một người cha nhẫn tâm, nhưng người đàn ông trong câu chuyện này còn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, ngang nhiên lấy vợ khác tổ chức tiệc cưới ăn uống linh đình, trong khi vẫn chưa ly hôn người vợ đã sinh cho anh ta 7 đứa con cả gái cả trai. Mới hay, khi một gia đình có bạo hành, thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em. Vào thời điểm câu chuyện này được kể với chúng tôi, người phụ nữ này đã ly hôn, một mình sống trong một túp nhà bé nhỏ, cái nghèo thể hiện rõ trong những đồ dùng gia đình. Chuyện của chị được kết thúc bằng lời cảm thán, cũng là câu hỏi não lòng “Mà cái đời tôi thì anh xem, cái đời đàn bà còn gì để mà vui. Vì hết lòng với gia đình cho nên tôi mới đến nông nỗi như thế này chứ anh? Nếu tôi không hết lòng vì gia đình thì làm sao tôi đến nỗi như thế này hả anh?” Tôi không biết nói với người phụ nữ có số phận bất hạnh này như thế nào. Chẳng lẽ lại giải thích rằng: nhiều phụ nữ hết lòng vì chồng con đều có gia đình hạnh phúc, còn chị không may mắn gặp phải kẻ vũ phu nên mới chịu nhiều đau khổ. Chẳng lẽ lại nói rằng, bởi chị thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như các quyền của phụ nữ, lại thêm sự cam chịu cộng với sự đắm đuối vì chồng, vì con nên phải chịu chồng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, mẹ con chia cắt? Chị cố gắng duy trì cuộc sống vợ chồng, chịu đựng tất cả mọi đau đớn, tủi nhục nhưng nào có giữ được gia đình? Hy vọng bài viết này sẽ góp thêm tiếng nói về phòng, chống bạo lực gia đình để không còn những câu chuyện đau lòng như thế tiếp diễn. Câu chuyện 7 : Những người dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn của hai vợ chồng ông Tống Văn N, sinh năm 1938 và bà Đỗ Thị N, sinh năm 1942 ở Tân Phú vẫn chưa thể quên kết thúc buồn của câu chuyện về cuộc sống gia đình. Hai ông bà kết hôn từ năm 1961, từng có quãng thời gian sống bên nhau hạnh phúc với sự ra đời của 9 người con. Cuộc sống vợ chồng ông bà tưởng cứ thế bình yên trôi qua song bất ngờ từ năm 2002, ông đổi tính trăng hoa, quan hệ với người phụ nữ khác. Phát hiện chồng quan hệ bất chính, bà và các con ra sức can ngăn, ông không những không thay đổi mà còn thường xuyên gây gổ, đánh đập bà. Câu chuyện lên tới đỉnh điểm khi ông đánh bà gãy tay rồi làm nhà ra ở riêng. Không thể chịu thêm uất ức, bà đã làm đơn xin ly hôn. Nhìn dáng bà thất thểu, không ngăn nổi dòng nước mắt tiếc nuối cho quãng thời gian vợ chồng hạnh phúc bên nhau gần nửa thế kỷ thế mà giờ đây khi đã vào tuổi thất thập, có cháu, chắt đầy nhà, ông bà lại dắt nhau ra tòa, ai cũng cảm thương. Câu chuyện 8: Hay câu chuyện thương tâm của chị Nguyễn Thị Đ, sinh năm 1965, ở huyện Cẩm Mỹ. Năm 1990, chị kết hôn và về sống chung cùng anh Phạm Văn B. Cả hai đã có 4 mặt con nhưng suốt thời gian chung sống, anh B thường xuyên đánh đập chị. Là người phụ nữ hiền hậu, cam chịu, mong con cái lớn lên trong gia đình đủ đầy cả cha lẫn mẹ nên chị Đ cố gắng nín nhịn những trận đòn vũ phu của chồng, nhưng hết lần này đến lần khác anh đánh đập chị không nương tay. Tại tòa, chị ngân ngấn nước mắt kể lại những lần bị chồng đánh mà không biết kêu ai, phải nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp và xử lý hình sự. Nhưng người chồng ấy vẫn không tỉnh ngộ, năm 2004, anh ta tiếp tục dùng búa, phụ tùng sửa xe đánh chị gãy chân rồi nhốt vào nhà kho, sáng hôm sau may có người hàng xóm phát hiện đưa chị đi cứu chữa. Với hành động này anh ta bị TAND huyện xử phạt 2 năm tù.  Câu chuyện 9 : Câu chuyện đưa nhau ra tòa ly hôn của gia đình chị Nguyễn Thị N.T tại Biên Hòa lại do cả hai không biết nhường nhịn nhau trong cuộc sống chung. Anh T, chồng chị tính tình cộc cằn, lại gia trưởng, thấy vợ mình làm nghề buôn bán, quan hệ rộng nên anh thường xuyên ghen tuông, kiếm cớ gây lộn. Đã vậy, do chị N.T sinh 5 người con là gái nên anh T tỏ ra chán nản, rượu chè không chí thú làm ăn, hay cản trở việc buôn bán hàng ngày của vợ. Là tuýp người phụ nữ nóng nảy, không nhường nhịn chồng nên mỗi khi anh T gây gổ, chị N.T cũng tìm cách đáp trả bằng những gì mình có trong tay. Vì vậy, không ít lần hai người xảy ra xô xát, anh dùng dao thì chị cũng cầm dao, gậy, chai lọ… đánh trả lại khiến chính quyền địa phương phải có văn bản kiến nghị tòa án sớm xử lý vì sợ có nguy cơ xảy ra án mạng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn rất đa dạng nhưng phần lớn xuất phát từ: tính tình không hợp, vợ chồng không quan tâm chăm sóc lẫn nhau; mâu thuẫn, xích mích với gia đình bên vợ hoặc bên chồng; ngoại tình, đánh đập, hạ nhục, rượu chè, cờ bạc… Tuy nhiên, trong phần lớn các vụ án ly hôn vì nhiều lý do khác nhau ấy hầu hết đều có bạo lực hoặc liên quan đến bạo lực. Con số thống kê từ tòa án cũng chỉ mới phản ánh được bề nổi của vấn đề bởi thực chất trong thực tế, vẫn còn rất nhiều gia đình ly hôn do bạo lực nhưng vì danh dự, vì muốn bảo vệ chút sĩ diện mà họ không dám khai báo. Gia đình là nền tảng, là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành, phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Thế nhưng trong nhiều năm qua, đi cùng với sự phát triển của đất, đời sống người dân thay đổi, từng bước được cải thiện, cuộc sống ngày càng hiện đại thì số liệu các vụ ly hôn trong cả nước cũng như tại Đồng Nai gia tăng. Giá trị gia đình truyền thống trên nhiều khía cạnh đang bị lung lay và rạn nứt. Hệ lụy của các vụ ly hôn để lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình, cá nhân trong xã hội hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về trách nhiệm của bản thân, về cuộc sống gia đình nhằm xây dựng gia đình thật sự là tế bào khỏe mạnh cho một xã hội văn minh, tiến bộ. 3.2.5 Ly hôn... vì con Câu chuyện 1 : Dung kể: “Vợ chồng tôi không mâu thuẫn, xích mích, chỉ có điều anh ấy mê nhậu nhẹt. Mà đã nhậu rồi thì bất luận có tiền hay không cũng đều bao hết bạn bè. Đã không đưa tiền phụ giúp vợ, anh ấy còn bắt tôi trả nợ cho anh ấy. Các quán nhậu mà anh ấy ghi sổ lại đều là bà con xa gần bên chồng, làm sao tôi từ chối không trả được? Lại thêm ba má, anh chị ruột bên chồng "đế" vô, nói tôi mà để anh ấy thiếu nợ là làm mất mặt họ, gia đình anh xưa nay chưa thiếu nợ ai một xu nào!”. Bạn bè hỏi sao không khuyên nhủ chồng, chị lại than: “Gia đình bên chồng tôi ở sát vách, hễ nghe tôi cằn nhằn chuyện anh ấy nhậu nhẹt nợ nần, đã không giúp khuyên giải thì thôi, còn kêu tôi ra rầy, nói đàn bà nhiều chuyện, chồng chỉ có nhậu thôi mà cũng kiếm chuyện với chồng”. Thực lòng, Dung chưa nghĩ tới chuyện ly hôn, nhưng chị đã cố gắng hết cách, chồng chị vẫn chứng nào tật nấy. Đến ngày anh ấy gây ra một số nợ lớn, phải bán nhà để trả, chị đành ôm con về ngoại tá túc, lặng lẽ làm đơn ra tòa xin ly hôn. Chị đưa đơn cho chồng... Trong một cơn say, anh tự ái ký ngay, còn tuyên bố hùng hồn là chẳng cần vợ con. Vì sĩ diện, anh  làm như đã nói nên chị ly hôn nhanh chóng, dễ dàng. Sau ly hôn, Dung làm việc vất vả để nuôi con trưởng thành, đều tốt nghiệp đại học. Giờ chị đã nghỉ hưu, ở nhà giữ cháu ngoại. Dung nói: “Nếu tôi không mạnh dạn ly hôn, cứ phải đeo đẳng trả nợ nhậu nhẹt cho anh ấy hoài, chắc các con tôi không được học hành đến nơi đến chốn như bây giờ. Ngoài chuyện không có tiền học, chúng còn không có tâm trí đâu để học hành khi mỗi ngày thấy cha cứ nhậu say xỉn, gây nợ nần chồng chất”. Chị Ngọc ở gần nhà tôi thì ôm con nhỏ mới ba tuổi bỏ nhà đi, sau đó mới làm thủ tục ly hôn vì bị chồng bạo hành. Lúc chị đi, ai cũng cho là chị dại, vì nhà chồng lắm tiền nhiều của. Nhưng chị nói: “Cha mẹ sinh tôi ra chưa đánh roi nào, mà chồng thì dợt nhừ tử, dù tôi có lỗi gì đâu? Đã vậy, tôi còn phải hầu hạ anh ta hơn cả hầu cha mẹ của mình mà có gì không vừa ý là ăn đòn ngay. Anh ta đi chơi khuya về gọi cửa ầm ĩ, tôi ra mở, chỉ nói anh đừng kêu lớn làm phiền mọi người, là anh xáng cho một bạt tai. Sáng tôi bận chăm con nhỏ, không kịp pha cà phê, bị đánh! Biết ảnh đi hớt tóc thanh nữ, massage... tăng hai, tăng ba, tôi nói, còn bị đánh mạnh tay hơn... Nếu chẳng may vì chồng bạo hành mà tôi thương tật hay mất mạng, con tôi còn khổ hơn”. Chị vừa kể, vừa chỉ cho tôi xem các vết sẹo ngang dọc trên người. Bên chồng dỗ ngon ngọt thế nào chị cũng dứt khoát không trở về. Gia đình bên chồng chia của, chồng chị ôm hết,  cưới vợ khác, không chia cho con chung với chị chút gì nhưng giờ đây, con gái chị đã là nhân viên tài chính ở một ngân hàng lớn. Chị cũng sống thoải mái với tiệm tạp hóa nhỏ. “Ra khỏi nhà chồng, tôi mới được sống như một con người. Từ khi làm vợ, tôi như trở thành nô lệ! Làm sao chịu đựng nổi suốt đời kiếp nô lệ đó?” - chị nói. Khi khuyên chồng đến lần thứ ...n mà anh vẫn chưa bỏ thói trăng hoa, chị Kim Hiền chủ động ra tòa đơn phương ly dị. Anh không ký đơn, còn thề là không bao giờ bỏ vợ. Thật tình, anh cũng không muốn bỏ vợ, nhưng cùng lúc, vẫn muốn có thêm một người tình. Hễ chị ra tay dẹp được cô này thì cô khác lại xuất hiện. Cô nào cũng xinh, cũng được anh hứa hẹn chờ anh ly dị vợ rồi sẽ cưới. Có cô còn chủ động gặp riêng chị, hỏi xem khi nào chị với chồng ly dị! Chị nói: “Tôi đâu phải là gỗ đá mà không biết ghen. Nhưng ghen riết mệt mỏi quá, tôi chỉ còn biết nhìn các cô tình nhân của chồng mà thương hại. Các con tôi đang tuổi lớn, nếu để chúng trưởng thành trong một gia đình như thế, chắc chúng sẽ bị lệch lạc nhân cách. Tôi phải ly dị để tổ chức lại cuộc sống cho mình và chuẩn bị tương lai cho các con”. Nhiều người khuyên chị, anh có trăng hoa cỡ nào rồi lá cũng rụng về cội, nhưng chị khẳng định: “Sống mà chịu đựng, dày vò, ám ảnh hoài về chuyện chồng mình đang đi đâu, với ai, làm gì...; rồi thỉnh thoảng lại có người đến kiếm chuyện ngược lại với mình thì tôi chẳng tha thiết gì nữa. Không có anh ấy sẽ tốt cho mẹ con tôi hơn”. Giờ thì ba mẹ con chị đang êm ấm cùng nhau. Con trai chị đã tốt nghiệp đại học, đi làm cho một công ty nước ngoài; con gái vừa săn được học bổng toàn phần ở Úc, đang chuẩn bị hồ sơ du học. Sự lựa chọn hoàn hảo? Chị Dung cười, khi nghe tôi hỏi liệu chuyện ly hôn ngày nào có phải là sự lựa chọn hoàn hảo không? Chị nói: “Khi rơi vào tình huống xấu, mình phải chọn cái nào ít xấu nhất. Ly hôn với tôi chưa bao giờ là giải pháp tốt đẹp, nhưng nó lại cho một kết quả tốt đẹp”. Chị Ngọc cũng cho biết, không hề ân hận vì đã chọn giải pháp ly hôn. Chị tâm sự: “Một mình nuôi con vất vả quá, có lúc tôi cũng rất tủi thân, nhưng nghĩ lại, nếu mình ráng sống chung với người chồng vũ phu đó, liệu giờ mình có còn sức khỏe để làm việc, vui chơi, hưởng thụ những niềm vui trong cuộc sống... như hiện tại không?". Chị kể thêm: “Anh ấy đánh vợ quen tay, cô vợ sau cũng bị đánh bầm giập. Nghe người quen kể lại, tôi thấy tội cho cô ấy quá!”. Chị Hiền càng an  tâm hơn khi khẳng định: “Ly hôn với tôi là một quyết định sáng suốt và đúng đắn. Các con tôi giờ đã trưởng thành, cũng ủng hộ việc làm của mẹ. Chúng rất thất vọng về cha, khi thấy ông giờ đã ngoài 50 tuổi rồi mà vẫn... ngựa quen đường cũ, hết cô này đến cô kia. Con rơi, con rớt mấy đứa. Ít khi chúng nhắc đến cha, lại chẳng bao giờ dám giới thiệu với bạn bè người đó là cha mình...”. Có thể nói, sự chủ động ly hôn kịp thời của người phụ nữ khi hôn nhân đã đứng bên bờ vực thẳm thường đem lại hiệu quả tích cực. Trước mắt là tự giải thoát cho bản thân họ, sau đó là họ sẽ bình tâm tĩnh trí mà lo mưu sinh, nuôi dạy con cái đàng hoàng hơn là tiếp tục chịu đựng một cuộc hôn nhân đầy bất trắc. Hơn nữa, khi đã quyết định, họ thường có sự chuẩn bị tâm lý để chịu đựng và vượt qua biến cố, có một kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống đơn thân về mọi mặt. Vì vậy, họ sẽ có cuộc sống tốt hơn, con cái trưởng thành trong điều kiện thuận lợi hơn. Tiếc thay, nhiều phụ nữ lại sai lầm khi cho rằng phải níu kéo, chịu đựng mọi nỗi bất hạnh trong hôn nhân mới là “vì con”, mà quên rằng, đôi khi giải pháp ly hôn mới chính là “vì con” thật sự! 3.2.6 Ly hôn gia tăng do thiếu kỹ năng ứng xử gia đình Theo số liệu thống kê của ngành tòa án, số vụ ly hôn đang ngày càng gia tăng qua các năm, với năm 2000 là 51.360 vụ và đến năm 2005 đã tăng lên gần 66.000 vụ, chủ yếu do các cặp vợ chồng còn thiếu kỹ năng ứng xử. Tình trạng ly hôn, ly thân tăng theo nhóm tuổi, lần lượt là 1% ở nhóm 20-29 tuổi, 2% ở nhóm 30-39 tuổi và 3-4% ở nhóm 40-59 tuổi. Người có trình độ cao đẳng, đại học có tỉ lệ ly hôn, ly thân thấp hơn so với những người không có bằng cấp.   Cuộc điều tra gia đình năm 2006, được tiến hành trên 9.300 hộ gia đình trong cả nước, đã đưa ra 6 nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng đi đến quyết định ly hôn, trong đó nhiều nhất là do mâu thuẫn lối sống (27,7%), tiếp đến là ngoại tình (25,9%) và lý do kinh tế (13%). Trên thực tế, trong đơn xin ly hôn, lý do nhiều nhất được các cặp vợ chồng đưa ra là “không hợp nhau”. Những nhà nghiên cứu gia đình đã khẳng định vì thiếu kỹ năng sống nên các cặp vợ chồng đã trở thành “không hợp nhau”, không thể giải quyết được mâu thuẫn trong cuộc sống. Không chỉ những gia đình thường xuyên cãi vã, cư xử thiếu văn hóa mà ngay cả những cặp vợ chồng có bằng cấp, kinh tế ổn định, cũng không đủ kỹ năng sống để vượt qua được những mâu thuẫn trong cách sống thời hội nhập. Nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái, trách nhiệm với bố mẹ già, người thân và sở thích cá nhân. Ở nông thôn, những mâu thuẫn giữa vợ và chồng còn dẫn đến bạo lực gia đình.   Tỉ lệ hơn 45% số cặp vợ chồng được phỏng vấn không hài lòng về cuộc sống hôn nhân do “bất hoà về ứng xử” và 62,6% số người từ 18 đến 60 tuổi đề cao tiêu chuẩn “biết cách cư xử, đạo đức tốt” khi lựa chọn bạn đời cho thấy “cách ứng xử tốt” sẽ giúp các gia đình hạnh phúc. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu gia đình, việc giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên hết sức cần thiết, để cung cấp cho họ những hiểu biết, kiến thức cần thiết trong ứng xử giữa vợ chồng cũng như với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, theo ông Lê Đỗ Ngọc, Vụ trưởng Vụ gia đình thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch, đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa  triển khai việc giáo dục kỹ năng sống cho các thành viên gia đình. Cũng theo ông Ngọc, Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch đang triển khai soạn thảo tài liệu cho giáo dục kỹ năng sống trong gia đình, dự kiến hoàn thành năm 2009. Bộ dự kiến sẽ in những tài liệu này theo dạng tờ rơi, đồng thời xây dựng khoảng 1.000 câu lạc bộ gia đình và phát triển ở cấp cơ sở, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng về kỹ năng sống trong gia đình.            Hai người đến với nhau vì sợ bị ế, muốn thoát cảnh cô đơn, bị sức ép của cha mẹ, muốn lợi dụng người bạn đời, bị hấp dẫn vẻ bề ngoài... là những nguyên nhân rõ ràng để giải thích vì sao cuộc hôn nhân không thể bền vững. Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP.HCM”, do Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý - thể chất TP.HCM thực hiện nhằm tìm hiểu tâm lý của giới trẻ về “sự cố” tan vỡ gia đình. 324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam 41%. Hơn 60% gia đình chỉ tồn tại không đến hai năm. Nhìn lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi của mình với sự khách quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham gia cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đi bước nữa, chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia đình. Với những gia đình mà người trong cuộc cho rằng cơ sở của hôn nhân là tình yêu thì vì sao tan vỡ? Có 49% các cặp vợ chồng thừa nhận lấy nhau vì “yêu nhau, sống không thể thiếu nhau”, 38% lấy nhau vì đồng cảm trong quan điểm, suy nghĩ, hoàn cảnh... 28% đã tìm hiểu nhau sâu sắc... nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, họ bắt đầu thất vọng về nhau. 36,9% đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu. Họ nhận ra, ngày mới quen, mới yêu, vợ (chồng) mình đã “diễn” rất đạt vai người bạn đời lý tưởng. Các cô gái dịu dàng bỗng trở nên ngoa ngoắt, các anh chàng ga-lăng, giờ mới “thòi” ra tính gia trưởng, lười biếng, đổ hết mọi lo toan lên đầu vợ. 39,5% bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm. 25,2% gặp khó khăn về kinh tế. Đây là những cặp vợ chồng không hẳn thiếu tiền, mà thiếu kế hoạch chi tiêu hợp lý. Khi đứa con ra đời trong tình hình chưa chuẩn bị kỹ về vật chất, cũng là thời điểm hai vợ chồng lên đô “chí chóe”. 21,2% chia tay vì tính cố chấp, không độ lượng của cả hai. Ở họ, đã không có chỗ cho lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực hòa nhập, thích nghi để có thể cùng chung sống trong một mái nhà. Họ cũng không có đủ thời gian, cũng chẳng còn nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu nhau. Các nhà tâm lý nhận định: Đối với người “có học”, chiếm đa số trong cuộc khảo sát (cụ thể là đã tốt nghiệp phổ thông, đại học), tỷ lệ ly hôn có yếu tố “bị đánh đập, ngược đãi” thấp. Bạo lực gia đình không phải là nguyên nhân phổ biến. Đáng chú ý là con số 17,6% chia tay vì “không hòa hợp trong cuộc sống tình dục”. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử đúng mực trước nhu cầu “nhạy cảm” của vợ chồng. 28,7% trong số này đã “sống thử” trước khi kết hôn. Khi “sống thật” với người cũ, hoặc với  người mới, thì những trải nghiệm tiền hôn nhân chẳng những không có lợi, mà còn làm khó cho cuộc sống chung. Trước khi ly hôn, có 79% người đã qua hòa giải. Trong đó, 47% nhờ các thành viên trong gia đình, 19% nhờ bạn bè, 17% nhờ các chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên, có đến 71% cuộc hòa giải thất bại. Nguyên nhân chính là gia đình hai bên đều tán thành việc ly hôn của con mình. Điều này cho thấy, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ cũng không đủ kiên nhẫn, hoặc cho rằng “không sống được thì chia tay, cũng là chuyện bình thường”. Những bà vợ vừa qua “một đời chồng” cho biết: “Dù chưa có con hay đã có con, người phụ nữ rất ít cơ hội để tìm kiếm một mái ấm khác. Không dễ để vượt qua cảm giác đổ vỡ, thất bại trong cuộc sống chung với người mà mình đã tự nguyện ký vào giấy đăng ký kết hôn”.25% nam và 33% nữ cảm thấy khủng hoảng tâm lý khi phải chấp nhận đổ vỡ trong hôn nhân. Ly hôn không chỉ là biểu hiện phá vỡ mối quan hệ giữa hai vợ chồng, mà còn là sự thất bại về lối sống được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ này. Không ít người dù đã chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống “còn lại một mình”, nhưng cũng không dễ thích nghi ngay được khi mọi sinh hoạt, cảm xúc không còn như xưa. Một trong những khó khăn thường gặp nhất ở đối tượng ly hôn là kinh tế gia đình và  việc nuôi dạy con của những bà vợ (ông chồng) nhận được quyền nuôi con. Có 12,9% trẻ được cha nuôi, 65,6% trẻ sống với mẹ và 21,4% trẻ do ông bà, người thân nhận nuôi. Trước những khó khăn bộn bề của cuộc mưu sinh, người nhận nuôi con thú nhận, họ không có nhiều thời gian chăm sóc con. Đứa trẻ rất khó được bù đắp khi phải sống trong môi trường giáo dục thiếu vai trò của cha hoặc mẹ. Trước, trong và một thời gian sau ly hôn, năng lực làm việc, sự sáng tạo, trí nhớ của cá nhân cũng bị giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc... Dư luận xã hội cũng là một thử thách mà những người đã ly hôn không dễ vượt qua.  Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Tài, trưởng nhóm khảo sát  cho biết: “Trong quá trình khảo sát, qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy ly hôn cũng là một giải pháp khi mâu thuẫn không còn cách giải quyết, hoặc người trong cuộc không muốn giải quyết. Tuy nhiên, số gia đình chia tay khi chưa đến nỗi phải chia tay lại chiếm đa số trong cuộc khảo sát. Những nhà tâm lý gọi đó là hiện tượng ly hôn... xanh. Nó phản ánh nhận thức hời hợt của giới trẻ về giá trị của gia đình, sự vội vã khi quyết định, thái độ quá nóng nảy trong cách hành xử”.       Các cuộc hôn nhân thất bại cho thấy: với những ai sống cho mình thì cuộc hôn nhân tất yếu chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Mọi thành viên trong một mái nhà cần quan tâm đến nhu cầu của nhau, hợp tác với nhau, gia đình mới có thể thành “nơi chốn bình yên”. Tại sao hiện tượng trên ngày càng chiếm ưu thế? Khi những cuộc hôn nhân lâm vào bế tắc, khủng hoảng thì người đàn ông có rất nhiều cách để giải toả nỗi phiền muộn ngoài xã hội như nhậu nhẹt, đi chơi xa, bù khú bạn bè, quan hệ với phụ nữ... thì người phụ nữ lại hầu như không có cứu cánh nào cả. Chính điều đó làm cho nước mau chóng tràn ly và người phụ nữ buộc lòng "tự giải phóng", mặc dù chưa chắc đó là giải pháp tối ưu. Tham khảo dư luận xã hội Thành phố Huế xung quanh hiện tượng phụ nữ chủ động ly hôn, trong 10 người được phỏng vấn, hình thành hai nhóm ý kiến: (1). 80% cho rằng đây là vấn đề xã hội khó chấp nhận, bởi với truyền thống hiền hậu, chịu thương, chịu khó, nhẫn nhịn hy inh vì chồng, vì con, cho một gia đình êm ấm... thì chuyện phụ nữ đứng đơn ly hôn là trái đạo lý. "Ở Huế chúng tôi bây giờ người ta hay nói người phụ nữ 'lăng loàn' để chỉ những người làm đơn bỏ chồng. Tôi công tác ở tòa án, nhiều lúc rất buồn vì thấy càng ngày số đơn phụ nữ xin bỏ chồng nhiều hơn nam giới, có năm hơn 80%. Tôi thì nghĩ rằng bất k ỳ lí do gì thì cũng k hông thể biện giải cho hiện tượng này".( Ðào Mai Hường,nữ,Tòa án nhân dân Thành phố Huế ) Còn bà Nguyễn Thị G., 67 tuổi (đường Nguyễn Huệ - Huế, mẹ của nguyên đơn Trần Thị B.), nghẹn ngào trong nước mắt: "Tôi xấu hổ và cực khổ lắm. Cho dù thằng A. nó có này nọ một chút, nhưng con B. nó viết đơn ly dị chồng là nó bôi tro trát trấu vào mặt tôi. Ai đời con gái viết đơn bỏ chồng bao giờ. Từ trước đến nay chỉ có con gái đổ đốn mới làm rứa...". (2). Còn 20% ý kiến lại cho rằng: "Vợ chồng khi đã mất hết niềm tin, k hông còn tình cảm thì duy trì quan hệ làm gì cho nó k hổ, đó là giải pháp cho cả hai người" (Lờ i tâm s ự của chị Hoàng Thị O., 35 tuổi, đường Chế Lan Viên). Xem ra dư luận Huế vẫn còn khắt khe, khó chấp nhận hiện tượng ly hôn. Có những cặp vợ chồng đã ra toà, nhưng năm lần bảy lượt vẫn không thể dứt khoát, bởi, ly hôn kéo theo bao nhiêu chuyện, con cái chia lìa, đổ vỡ quan hệ bà con dòng họ, phá tan quan hệ bạn bè hai bên, còn uy tín cá nhân trước cơ quan, phố phường, dư luận xã hội nữa. Năm 1995, trong 136 vụ, hoà giải 13 vụ; con s ố đó năm 2001 là 14/335. Cuộc sống của các đôi Trong khi đó, vấn đề ở các đô thị khác thì sao ? Kết quả nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: "Mọi người nhìn chuyện ly hôn thật nhẹ nhàng, coi đó là chuyện bình thường thôi, mọi người chưa đến mức cổ vũ nhưng không còn khắt khe nữa. Dư luận xã hội cởi mở hơn góp phần làm cho ý định ly hôn của những cặp vợ chồng có vấn đề đẩy nhanh hơn. Ðặc biệt vấn đề nhân quyền ở đây được đề cao (tự do cá nhân, bình đẳng xã hội)" (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 222). Ngoài ra, guồng quay của lối sống hiện đại ở đây diễn ra mạnh mẽ, chủ nghĩa cá nhân dần dần chiếm ưu thế, tách khỏi những mối quan hệ, s ự ràng buộc theo kiểu truyền thống. Con người chạy theo dòng cuốn của những hiện tượng lạ, lối s ống thực dụng, ít chú ý đến mối quan hệ cộng đồng, gia tộc. Ðó là những lí do trong số các lí do được trình bày ở phần trước, gây ra s ự bùng phát hiện tượng đổ vỡ hạnh phúc gia đình (xe m bảng 1). Ngoài những lý do khách quan đó, còn phải kể đến hàng trăm lý do chủ quan khác nữa nảy s inh trong những hoàn cảnh cụ thể: không tương đồng về tính cách, không có con trai thừa kế, ngoại tình, khó khăn về kinh tế, không hoà hợp về tình dục... Nhưng ở Toà án, tất cả, đều không phân định rõ ràng, qua tâm s ự của những cán bộ Toà án, kết quả thu được với bốn nguyên nhân: Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi (40,2%), ngoại tình (31,2%), tính tình không hợp (13,6%), do kinh tế (11,5%), các nguyên nhân khác (3,2% ) (xe m bảng 3). Bảng 3 Nguyên nhân ly hôn Năm Tổng số Mâu thuẫn gia đình, ngược đãi Ngoại tình Tính tình không hợp Kin h tế Nguyên nhân khác 199 9 310 135 67 52 37 21 200 1 335 157 73 51 41 13 200 3 308 136 81 46 37 8 200 5 278 112 87 38 32 9 (Nguồn: Tòa án nhân dân Tp. Huế, 2005) "Một số nghiên cứu cho rằng những cuộc hôn nhân mà vợ chồng khác nhau về tuổi tác, tôn giáo và học vấn thường có nhiều xung đột và dẫn đến sự đổ vỡ hôn nhân" (Bu mpass và Sweet, 1972, Lewis và Spanier, 1979; Atkins on và Glas s , 1985, dẫn lại: Vũ Tuấn Huy, 2003: 23). Như vậy, tình trạng mâu thuẫn gia đình vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt trong các gia đình trẻ đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Toà án Thành phố, đơn ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ tăng trong những năm gần đây, cụ thể (xe m bảng 4). Bảng 4 Tỷ lệ ly hôn ở lớp trẻ Nă m Số vụ thụ lý Ðộ tuổi ly hôn 18 - 30 Tỷ lệ % 198 5 45 9 20 199 5 136 37 27,2 199 7 183 41 23,6 199 9 310 55 17,7 200 1 335 64 19 200 3 308 85 27,5 200 5 278 178 64 (Nguồn: Tòa án Nhân dân Thành phố Huế) Ðó là xu thế chung của các thành phố lớn, quan điểm về tình yêu - hôn nhân - gia đình của thanh niên có những nét tương tự ở thanh niên đô thị phương Tây, trong những cặp vợ chồng trẻ, xu thế này càng tỏ ra mạnh hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng rõ nét, 37,65% cặp thừa nhận mâu thuẫn gay gắt xuất hiện khi có đứa con đầu lòng ra đời (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 226). Tuy nhiên, độ tuổi ly hôn từ 30 đến dưới 50 vẫn chiếm ưu thế, Tp. Hồ Chí Minh là 55,56% (Nguyễn Minh Hoà, 1998: 212), Tp. Huế khoảng trên 50% (Ý kiến của luật s ư Ðào Mai Hường, Toà án thành phố Huế). Sau khi chung sống, họ cảm thấy có những khác biệt, nhưng vì con cái, vẫn cố duy trì hôn nhân, và đó chỉ duy trì về mặt hình thức, đợi khi con cái trưởng thành mới quyết định giải phóng cho nhau. Xét về thành phần xã hội, Toà án không tiến hành thống kê cụ thể, nhưng qua trao đổi với các cán bộ trong ngành, chúng tôi được biết đối tượng ly hôn thuộc nhóm các nghề khác nhau: dịch vụ, thương mại, là m thuê, tạp vụ, công nhân, lực lượng vũ trang, công an, nông dân, viên chức. Trong đó, tỷ lệ ly hôn ở công chức chiếm cao nhất, khoảng 31% (giáo viên, cán bộ nghiên cứu, viên chức hành chính, cán bộ quản lý... - nhóm những người ăn lương và có học vấn thuộc loại cao nhất trong xã hội). Như vậy, hiện tượng tan vỡ ở nhóm xã hội nào cũng có, nhưng lại tập trung cao ở những người có học vấn, là nhóm có bệnh "sĩ" và tự ái cao. Với những người lao động bình dân, một s ự va chạm thường như cãi cọ, xung đột, thậm chí "thượng cẳng chân hạ cẳng tay"..., nhưng mọi chuyện lại có thể qua mau. Còn những người có chút chữ nghĩa, và có tính gia trưởng, chỉ cần một s ự hiểu lầm nho nhỏ cũng đủ đưa đến mộüt cuộc chiến tranh lạnh dài ngày. Họ chia tay trong s ự tự ái cao độ, để rồi ân hận và đau khổ, để rồi về s au, họ thường nói "giá như" trong s ự tiếc nuối. Người phụ nữ và những đứa con phải chịu thiệt thòi từ kết cục của những cuộc chia tay. Kinh tế khó khăn, những người phụ nữ làm chủ gia đình không được chính thức tôn trọng, cảm thấy mất lòng tin và bị xã hội lên án từ mọi phía. Thiết lập lại một gia đình khác đối với bất kỳ người phụ nữ nào đã một lần có gia đình, có con cái, là điều thật khó khăn và bất lợi hơn so với đàn ông. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sự hội nhập nhanh vào cơ chế kinh tế thị trường, tạo đà để phát triển kinh tế, tất yếu nảy sinh nhiều mặt trái. Ðiều cốt yếu làm s ao để giải quyết tốt mối quan hệ hai chiều, biện chứng đó. Với ý kiến cho rằng: "Trong phát triển, mâu thuẫn là phổ biến. Ðiều cần thiết là phải giải quyết tốt các mâu thuẫn bằng sự k ết hợp hài hoà và khoa học giữa truyền thống và hiện đại, cố gắng duy trì phần bất biến quý giá của các giá trị truyền thống gia đình, coi trọng phát triển có phủ định phần khả biến cho hợp với yêu cầu với cách mạng và thời đại" (Văn Tạo, 1998: 238).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan