Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - Huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây chè từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích chè là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật, kỹ thuật mới mà phòng khuyến nông huyện, tỉnh, Nhà nước đưa ra. Không ngừng cải tạo thâm canh diện tích chè hiện có. Thực hiện tưới chè vào vụ đông, kỹ thuật sao sấy, phòng trừ tổng hợp, bón phân vi sinh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng chè, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho chính hộ gia đình, xây dựng vùng chè vững mạnh phát triển.

doc74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - Huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất thì có thời điểm đạt 16-18 tấn/ha, năng suất cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và chăm sóc kỹ thuật của từng lô. Để thấy được tình hình cơ cấu các giống chè của xã Yên Sơn ta đi xét bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Cơ cấu giống chè ở xã Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 Chủng loại giống chè Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Diện tích (ha) Diện tích (ha) Diện tích (ha) Chè Trung du 179,5 177,8 176,3 LDP2 22 19 14 (Nguồn: UBND xã Yên Sơn) Từ bảng 4.4 ta thấy diện tích chè trung du giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2009 là 179,5 ha thì năm 2010 là 174,8 ha, năm 2011 là 176,3 ha. Sở dĩ diện tích chè giảm như vậy là do qua nhiều năm trồng chè người dân nhận thấy giống chè trung du cho năng suất kém, lá nhỏ kém hẳn so với các giống chè lai khác, vì vậy được sự hỗ trợ của công ty TNHH chè Yên Sơn mà nhiều hộ đã đưa thử giống chè lai LDP2 vào trồng thử. Qua 3 năm chè KTCB thì đến nay giống chè này đã bước vào giai đoạn kinh doanh cho năng suất búp tươi khá cao trung bình từ 9 - 10 tấn/ha. Diện tích chè trồng mới LDP2 cũng giảm dần qua 3 năm là do sang đến năm thứ 5, kết thúc giai đoạn chè KTCB thì nhiều diện tích chuyển sang chè kinh doanh. Như vậy, việc đưa giống chè cao sản và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất chè cao và ổn định hơn so với các giống chè trồng bằng hạt. Việc này góp phần nâng cao năng suất sản lượng và qua đó cũng góp phần đáng kể vào thu nhập của các hộ trồng chè trong xã. Ngoài giống mới LDP2 ra thì một số hộ trồng chè trong xã đã đưa giống TRI777, Kim Tuyên về trồng thử, tuy năng suất cao, lá to, nặng búp nhưng trừ tất cả khâu chăm sóc, phân bón và chi phí khác thì lãi không được bao nhiêu nên hầu hết họ thay thế bằng giống LDP2 cho năng suất ổn định hơn. 4.2.2 Số hộ trồng chè của xã qua 3 năm Tính đến năm 2011 của toàn xã có 1610 hộ, 6536 khẩu bao 3 dân tộc chính như: Kinh, Mường, Dao. trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm gân đây số hộ trồng chè trong xã ngày càng tăng lên. Và để biết rõ được số hộ trồng chè của xã Yên Sơn ta đi xét bảng sau: Bảng 4.5: Số hộ trồng chè của xã Yên sơn qua 3 năm 2009 - 2011 STT 2009 2010 2011 1. Von Mỏ 54 52 57 2. Liên Chung 142 147 164 3. Hồ 9 9 11 4. Chự 25 26 29 5. Đề Ngữ 177 182 194 6. Kết Bình 96 95 101 7. Lau 153 161 177 8. Mố 115 118 119 9. Bến Dầm 19 17 10 10. Trại Yên 18 21 22 11. Hạ Sơn 35 41 42 (Nguồn: UBND xã Yên Sơn) Từ bảng 4.5 ta thấy số hộ trồng chè qua các năm gần như đều tăng, tập trung chủ yếu vào các khu như Đề Ngữ, Kết Bình, Liên Chung, Mố, Lau, sở dĩ có sự tăng lên về số hộ trồng chè là vì từ năm 2005, xã có đưa giống chè lai LDP2 về trồng thử nghiệm và qua 5 năm đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên, năng suất tăng trung bình lên 9 - 10 tấn/ha. Nhờ vậy người dân nơi đây mới ứng dụng giống chè mới vào trồng. Còn lại các khu khác thì còn phân tán và chưa tập trung thành các lô chè nhất định. Việc này đã làm cho việc vận chuyển, khâu thu hái chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn. 4.2.3 Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng * Về diện tích Do sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đai…, cùng với các giống chè chủ lực, từng năm đưa các giống chè mới vào trồng có năng suất cao đã đưa diện tích chè toàn xã lên 232,6 ha. Để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của xã Yên Sơn trước hết ta đi đánh giá thực trạng về diện tích cây chè của xã trong 3 năm. Vì diện tích là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất chè. Để đánh giá được điều đó ta đi xét bảng sau: Bảng 4.6: Diện tích trồng chè của xã Yên Sơn qua 3 năm 2009-2011 ĐVT: ha Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 BQ-2009-2010 ± % ± % ± % Tổng diện tích 215,6 219,6 232,6 4 101,85 13 105,91 8,5 103,88 Diện tích chè KTCB 22 19 14 -3 86,36 -5 73,68 -4 80,02 Diện tích chè KD 193,6 200,6 218,6 7 103,61 18 108,97 12,5 106,29 (Nguồn: UBND xã Yên Sơn) Từ bảng 4.6 ta thấy diện tích chè toàn xã qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2009 là 215,6 ha, năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 4 ha tức là tăng 1,85%. Năm 2011 tăng hơn 2010 là 13 ha tức là tăng 5,91%. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 3,88%. Do diện tích chè kiến thiết cơ bản chuyển dần sang chè kinh doanh nên diện tích chè kiến thiết cơ bản qua 3 năm bình quân giảm 19,98%, từ 22 ha năm 2009 giảm xuống còn 14 ha năm 2011. Diện tích chè kinh doanh cũng tăng lên rõ rệt cụ thể năm 2009 là 193,6 ha thì 2011 là khá tương ứng là 8,97%. Như vậy diện tích chè kinh doanh của xã qua 3 năm tăng bình quân là 6,29%/năm. Nguyên nhân dẫn đến diện tích chè toàn xã tăng là vì người dân đã hiểu được tầm quan trọng của cây chè, họ đã tự khai thác thêm những nguồn đất chưa sử dụng và cải tạo bằng giống chè mới LDP2 có năng suất cao. * Về năng suất, sản lượng Đối với tình hình sản xuất kinh doanh chè ngoài yếu tố diện tích còn yếu tố nữa để tính hiệu quả sản xuất chè, đó là yếu tố năng suất, nó thể hiện ở trình độ thâm canh, đầu tư chăm sóc của người dân. Để nắm rõ năng suất, sản lượng chè qua các năm của xã Yên Sơn ta đi nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.7: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh của xã Yên Sơn trong 3 năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/2009 2011/2010 BQ-2009-2011 + % + % % Diện tích ha 193,6 200,6 218,6 7 103,61 18 108,97 106,29 Năng suất (tươi) tạ/ha 120 128 116 8 106,67 -12 90,62 98,65 Sản lượng (tươi) tấn 2323,2 2567,7 2442,9 244,5 110,52 -124,8 95,14 102,83 (Nguồn: UBND xã Yên Sơn) THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ ĐỀ TÀI Kỹ sư: Nguyễn Quảng Bình Chuyên ngành: Khuyến Nông Tốt nghiệp: Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Niên khóa: 2008 - 2012-10-12 Người đăng:  Từ bảng 4.7 ta thấy diện tích năm 2009 là 193,6 ha năng suất đạt 12 tấn/ha. Năm 2010 diện tích là 200,6 ha tăng hơn so với năm 2009 là 7 ha tương ứng tăng 3,61%. Diện tích tăng là do nhân dân đã chú trọng đến việc mở rộng diện tích và một số diện tích chè kiến thiết cơ bản (KTCB) của năm trước chuyển sang chè kinh doanh. Đến năm 2011 thì diện tích tăng nhanh hơn so với năm 2010, tăng lên 18 ha tương ứng là 8,97%, diện tích chè bình quân qua 3 năm tăng 6,29%. Đối với năng suất: Năm 2009 đạt 120 tạ/ha (chè búp tươi), đến năm 2010 tăng lên 128 tạ/ha tức là tăng lên 6,67%. Nhưng đến năm 2011 do thời tiết khắc nghiệt, mất thị trường ở Pakistan, giá chè giảm nên mức đầu tư giảm dẫn đến năng suất chè giảm còn 116 tạ/ha tương ứng giảm 9,38%. Về sản lượng chè: Năm 2009 sản lượng chè của toàn xã là 2323,2 tấn, đến năm 2010 là 2567,7 tấn. Như vậy năm 2010 so với năm 2009 tăng 244,5 tấn tương ứng 10,52%. Sang đến năm 2011 sản lượng chè giảm xuống còn 2442,9 tấn tức là giảm 124,8 tấn tương ứng là giảm 4,86%. Bình quân qua 3 năm sản lượng tăng lên 2,83%. Ta có thể thấy cây chè trên địa bàn xã Yên Sơn vẫn có khả năng suất cao và sản lượng cao hơn nữa nếu biết cách chọn giống, đầu tư thâm canh hợp lý cho cây chè, cộng với điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi sẽ cho ra sản phẩm chè có chất lượng ngon và phát huy được tính đặc sản của nó đối với người tiêu dùng. 4.2.4 Kênh tiêu thụ chè ở xã Yên Sơn năm 2011 Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích chè của địa phương. Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu, phương thức tiêu thụ chè của xã ta đi xem xét kênh tiêu thụ sau: Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của xã Yên Sơn năm 2011 Hộ nông dân Nhà máy chè Yên Sơn Công ty chè Phú Thọ Thị trường địa phương Xuất khẩu sang Trung Quốc, Pakistan Người tiêu dùng Thị trường trong nước Chè tươi (1) (2) Chè khô Chè khô Kênh 1: Đây là hình thức tiêu thụ đảm bảo thị trường tiêu thụ nhất đối với người sản xuất. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người dân sau khi thu hái chè búp tươi về thì họ sẽ nhập vào nhà máy chè Yên Sơn vì đó là diện tích chè của nhà nước giao khoán cho họ, rồi sau đó nhà máy chè Yên Sơn chế biến sản phẩm và gửi theo đường xe khách chạy đến tổng công ty chè Phú Thọ, từ đây sản phẩm chè sẽ được bán trên thị trường trong nước và được xuất khẩu sang Trung Quốc, Pakistan… Kênh 2: Đây là kênh bán trực tiếp sản phẩm của người dân, hầu hết các diện tích chè ở đây là diện tích chè của gia đình, sau khi hái chè về họ chế biến bằng cách cho vào các máy sao và máy vò mini. Cuối cùng sản phẩm sản xuất ra được bán cho thị trường địa phương, cho tư thương, rồi cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. 4.2.5 Sự biến động giá chè Trong mấy năm gần đây thì thị trường chè trong nước của ta ổn định không biến động nhiều nhưng giá chè của ta vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường chè của thế giới, những nước tiêu thụ nhiều chè như Irăc, Pakistan nếu trong nước họ có nhu cầu tiêu thụ cao thì ta sẽ bán được nhiều chè và giá sẽ tăng theo. Để thấy được tình hình biến động về giá cả trong năm ta đi nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.8: Sự biến động của giá chè khô trong 3 năm 2009 - 2011 ĐVT: 1000đ/kg Năm Tháng 2009 2010 2011 So sánh (%) 2010/2009 2011/2010 1 21 23 25 109,52 108,69 2 21 23 25 109,52 108,69 3 21 23 25 109,52 108,69 4 21,5 23 27 106,98 117,39 5 21,5 24 27 111,63 112,5 6 22 24 27 109,09 112,5 7 22 24 27 109,09 112,5 8 22 25 27 113,64 108 9 22 25 27 113,64 108 10 21,5 25,5 31 118,60 121,57 11 21,5 25,5 31 118,60 121,57 12 21,5 26,5 31 123,26 116,98 (Nguồn số liệu: Công ty TNHH chè Yên Sơn) Từ bảng 4.8 ta thấy giá chè biến động qua các tháng trong năm là không chênh lệch nhau nhiều mà chủ yếu là biến động theo các quý và tăng đều qua các tháng từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2009, giá chè quý 1 bình quân là 21.000đ/kg, đến tháng 6,7,8 tăng lên là 22.000đ/kg, nhưng đến quý 4 lại giảm xuống còn 21.500đ/kg. Sở dĩ chè giảm như vậy là lúc này do thị trường trong nước của Pakistan bị khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên họ hạn chế nhập chè của ta vì thế giá chè mới xuống như vậy. Đối với năm 2010 thì giá chè bình quân tăng đều đều qua các quý vì lúc này thị trường chè trong nước và thế giới ổn định không có biến động nhiều, sang đến năm 2011 thì tình hình giá chè tăng hơn so với năm 2010 từ 2.000 - 5.000đ/kg, cao nhất có thời điểm giá lên đến 31.000đ/kg vào các tháng 10,11,12, nguyên nhân tăng là thời kỳ bắt đầu của mùa đông, trời rét, mưa ít, lại có sương muối cho nên chè ít nẩy mầm, làm cho sản lượng giảm, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại cao lên so với mùa hè vì vào những ngày giáp tết trời rét dẫn đến giá chè tăng đáng kể. 4.2.6 Đánh giá doanh thu tiêu thụ chè qua 3 năm 2009 - 2011 Chúng ta đã biết doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để tính hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thuận tiện cho việc tính kết quả và hiệu quả được dễ dàng, thuận tiện tôi đã tiến hành quy đổi sản lượng chè búp tươi mà người dân bán cho công ty chè và bán ở thị trường tự do thành sản lượng chè búp kho theo tỷ lệ 4,5kg chè búp tươi được 1 kg chè búp khô. Để thấy rõ kết quả hoạt động của ngành chè xã Yên Sơn qua 3 năm ta đi nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của công ty chè Yên Sơn qua 3 năm 2009 - 2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2010/2009 2011/2010 % % Tổng doanh thu Triệu đồng 4189,67 100 5004,92 100 5260,95 100 815,25 119,46 256,03 105,12 Chè bán cho Nhà nước (chè tươi) Sản lượng Tấn 541,15 507,3 577 -33,85 93,74 69,7 113,73 Giá bán bình quân 1000đ 4,2 4,8 5,1 0,6 114,28 0,3 106,25 Doanh thu Triệu đồng 2272,83 54,25 2435,04 48,65 2942,7 55,93 162,21 107,1 507,66 120,85 Bán cho tư thương (chè khô) Sản lượng Tấn 88,99 105,8 84,3 16,81 118,89 -21,5 79,67 Giá bán bình quân 1000đ 21,54 24,29 27,5 2,75 112,77 3,21 113,21 Doanh thu Triệu đồng 1916,84 45,75 2569,88 51,35 2318.25 44,07 653,04 134,07 -251,63 90,21 (Nguồn: Công ty TNHH chè Yên Sơn) Từ bảng tình hình tiêu thụ chè ở trên ta thấy: Người dân ở xã tiêu thụ chủ yếu dưới hai hình thức chè búp tươi và chè đã qua chế biến nhưng hầu hết là bán chè khô. Năm 2009, tổng doanh thu bán chè trên địa bàn xã Yên Sơn đạt 4189,67 triệu đồng. Trong đó doanh thu bán cho nhà nước là 2272,83 triệu đồng chiếm 54,25% trong tổng doanh thu, bán cho tư thương 1916,84 triệu đồng chiếm 45,75% trong tổng doanh thu. Năm 2010 tổng doanh thu đạt 5004,92 triệu đồng, trong đó doanh thu bán cho nhà nước đạt 2435,04 triệu đồng chiếm 48,65%, bán cho tư thương là 2569,88 triệu đồng chiếm 53,35%. Đến năm 2011, tổng doanh thu giảm đi còn 5260,95 triệu đồng trong đó doanh thu bán cho nhà nước là 2942,7 triệu đồng chiếm 55,93% tổng doanh thu bán cho tư thương là 2318,25 triệu đồng chiếm 44,07% tổng doanh thu. Như vậy ta thấy doanh thu từ sản phẩm chè trên địa bàn xã qua 2 năm 2009 - 2010 tăng 815,25 triệu đồng tương ứng tăng 19,46%. Đến năm 2011 thì doanh thu tăng 256,03 triệu đồng tương ứng 5,12%. Trong năm 2011 doanh thu của toàn xã giảm so với những năm trước nhưng so với những cây khác thì doanh thu của cây chè cao hơn. Do vậy ta có thể khẳng định tính hiệu quả về kinh tế của sản xuất chè đem lại trên địa bàn xã Yên Sơn là cao. Vì vậy có thể khẳng định việc xác định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn của xã Yên Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung là hoàn toàn đúng. 4.2.7 Thực trạng về chế biến chè Hiện nay trên địa bàn xã có 5 cơ sở chế biến chè của tư nhân và nằm trong khu Đề Ngữ có công ty chè Yên Sơn thuộc công ty chè cổ phần chè Phú Thọ. Để thấy rõ được các quy trình làm ra sản phẩm chè khô ta đi vào sơ đồ sau: Sơ đồ qui trình sản xuất chè xanh: Búp chè tươi Diệt men Vò Sàng Sấy Sao lăn Lưu hương Bảo quản, đóng hộp Sản phẩm Từ sơ đồ dây chuyền sản xuất chè xanh như trên có thể thấy được để sản xuất được ra nguyên liệu chè khô thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó mỗi công đoạn lại yêu cầu chỉ số kỹ thuật riêng. Ví dụ như công đoạn diệt men ban đầu (hay còn gọi là công đoạn cố định chè tươi) là công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng chè, mục đích của giai đoạn này là làm mềm, dai lá chè, chuẩn bị cho quá trình vò. Sau giai đoạn này thì các khâu tiếp theo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật về thời gian, nhiệt độ, có như vậy thì sản phẩm làm ra mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng chè đặt ra. Qua điều tra mới thấy hiện nay nhà máy trên địa bàn xã Yên Sơn sản xuất dựa vào những công nghệ cũ, chưa sử dụng triệt để nguồn nhiệt từ than và lãng phí nhiệt trong quá trình sản xuất là rất lớn. Điều này dẫn đến giá thành sản xuất còn khá cao. Hơn nữa, việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức. * Những tồn tại và cần khắc phục trong chế biến chè ở xã Yên Sơn - Khâu chế biến của các hộ nông dân chưa được tập huấn kỹ về kỹ thuật sơ chế chè xanh. - Mối quan hệ giữa nhà máy chế biến chè với chính quyền địa phương và người lao động chưa được chặt chẽ. - Các máy sao sấy cải tiến chế biến ở các hộ gia đình chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chưa có các tiêu chuẩn kích cỡ về rãnh xoắn, chế độ nhiệt, vật liệu chế tạo không thống nhất, chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nên chất lượng chè không đồng đều giữa các lần sản xuất. 4.3 Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra 4.3.1 Nguồn lực của hộ 4.3.1.1 Nguồn nhân lực Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động, và nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất chè tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất chè của người dân. Bảng 4.10: Tình hình nhân lực sản xuất chè các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu Khu Số hộ Tuổi TB của chủ hộ Nhân khẩu Lao động chính Lao động nam (người) Lao động nữ (người) Đề Ngữ 20 41.65 86 42 22 20 Lau 20 43.59 95 52 20 32 Liên Chung 20 41.74 94 45 21 24 Trung bình 60 42.33 4.58 2.32 1.05 1.26 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 60 hộ điều tra độ tuổi bình quân chủ hộ của hộ là 42,33 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm sản xuất nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh chè trong mỗi hộ gia đình. Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,58 người/hộ. Trong đó, bình quân lao động chính có 2,32 lao động/hộ với tỷ lệ lao động nam là 1,05 lao động nam/hộ và tỷ lệ lao động nữ là 1,26 lao động nữ/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và cân bằng giới trong sản xuất hộ. 4.3.1.2 Nguồn đất sản xuất của hộ Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như xã Yên Sơn, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính, mà cây trồng chính ở địa phương là cây chè. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ gia đình thể hiện thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4.11: Diện tích đất trồng chè của các hộ điều tra năm 2011 Xóm ĐVT Tổng diện tích đất Tổng diện tích chè Đề Ngữ Sào 736 286 Lau Sào 861 224 Liên Chung Sào 689 251 Tổng Sào 2286 761 Tỷ lệ % % 100% 33.29% Trung bình Sào 12.68 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng 4.11 cho thấy, qua số liệu điều tra tổng diện tích đất trồng chè của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là 761 (sào) tức chiếm 33,29% tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ điều tra. Trung bình diện tích trồng chè của mỗi hộ trồng 12,68 (sào), điều này cho thấy quy mô trồng chè của các hộ tương đối lớn. 4.3.1.3 Phương tiện sản xuất chè của hộ Phương tiện phục vụ sản xuất là một yếu tố không nhỏ quyết định đến năng suất và chất lượng của chè, vì vậy việc đầu tư vào nâng cấp các dây chuyền máy móc chế biến chè là rất quan trọng. Thực tế hiện nay sản phẩm chè trên địa bàn xã một phần được chế biến thủ công theo hộ hay là một nhóm hộ, và ở xã có 5 cơ sở chế biến thủ công. Các hộ trồng chè sau khi thu hoạch sẽ tiến hành chế biến tại nhà với công cụ là máy sao và máy vò mini. Để thấy rõ hơn về trang bị công cụ chế biến chè ở địa bàn xã ta đi nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.12: Tình hình trang bị công cụ chế biến chè của hộ trồng chè Tên khu Số hộ Máy sao chè Máy vò mini 1. Liên Chung 20 5 3 2. Lau 20 1 1 3. Đề Ngữ 20 2 2 Tổng cộng 60 11 8 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng trên cho thấy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ còn hạn chế, số lượng máy sao và mày vò còn ít và nhiều khu không có. Việc các hộ ít sử dụng công cụ chế biến chè là vì: Công ty TNHH Yên Sơn chuyên sản xuất chè khô đặt tại khu Đề Ngữ là đơn vị trực thuộc của công ty chè Phú Thọ, do vậy hầu như tất cả sản lượng chè búp tươi của các hộ đều đổ dồn về nhà máy chế biến, chỉ có một số hộ có diện tích trồng chè riêng thì mới sản xuất theo quy mô hộ gia đình rồi bán sản phẩm cho nhà máy hoặc cho tư thương nếu được giá cao hơn. 4.3.2 Tình hình đầu tư thâm canh cây chè Để biết được sự đầu tư của người dân xã Yên Sơn cho 1 ha chè ta đi nghiên cứu bảng sau: Bảng 4.13: Chi phí tính bình quân cho 1 ha chè KTCB và Kinh Doanh của các hộ điều tra ĐVT: 1000đ Thời kỳ Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá KTCB Kinh doanh Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1. Giống hom 0,7 16000 11200 2. Phân bón 17337,5 23587,5 - Đạm kg 10 450 (năm 2+3) 4500 850 8500 - Lân kg 2,5 275 (năm 2+3) 687,5 575 1437,5 - Kali kg 12 250 (năm 2+3) 3000 325 3900 - Phân chuồng kg 0,7 7500 (năm 1) 5250 6500 4550 - Vi sinh kg 2,6 1500 3900 2000 5200 3.Công LĐ công 100 140 14000 220 22000 4.Thuốc BVTV lít 300 3 900 8 2400 5. CP khác Cp/ha 1500 3500 Tổng 44937,5 51487,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng 4.14 ta thấy, thực tế trong quá trình sản xuất của các hộ trồng chè thì chi phí lớn nhất là cho phí lao động. Cụ thể đối với chè kinh doanh thì chi phí lao động là 22.000.000đ/ha chiếm 42,7% trong tổng chi phí chè kinh doanh. Và các chi phí khác thấp hơn là do người lao động một phần tận dụng được nguồn lao động sẵn có của gia đình và tiết kiệm được khâu vận chuyển. Để trồng mới được 1 ha chè thì người dân phải chi 44,937 triệu đồng. Ngoài ra sau khi trồng mới, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm thì mỗi năm người dân phải chi bình quân là 14,979 triệu đồng/ha. Đây là mức đầu tư lớn đối với người sản xuất. Mặt khác, trong năm qua thị trường chè bị thu hẹp, giá chè biến động lúc tăng lúc giảm do vẫn phụ thuộc vào giá chè thế giới cho nên người trồng chè đầu tư không bằng những năm trước. Do vậy cần có sự quan tâm của nhà nước tới người trồng chè, đẩy nhanh tốc độ mở rộng quy mô sản xuất, từ đó sẽ thúc đẩy được sự phát triển của ngành chè. 4.4 Tác động của việc phát triển cây chè đến các vấn đề xã hội + Trồng chè đã giúp tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Người dân có điều kiện cho con cái mình đi học, vật dụng trong gia đình được mua sắm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. + Người dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân. Qua các lớp tập huấn ngắn hạn về trồng và chăm sóc chè thì người dân đã coi trọng việc hạch toán kinh tế trong sản xuất, xem xét ưu tiên những kỹ thuật nào, giống nào phù hợp để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ thế mà diện tích chè trồng mới trong xã ngày một tăng, năng suất sản lượng chè đã cao hơn trước rất nhiều từ 9-12 tấn/ha. + Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khi diện tích chè được mở rộng thì sẽ kéo theo đó là các nhà máy chế biến trong xã được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cùng với đó là người dân mua thêm máy móc thiết bị mới về để sản xuất, xây dựng mới các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ. Và không chỉ vậy, đường điện, giao thông, hệ thống tưới tiêu trong xã cũng được nâng cấp để đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất chè của nhà máy và người dân. + Nâng cao ý thức làm giàu của người dân Khi cây chè đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vươn lên làm giàu của người dân. Người dân sẽ tự giác mở rộng diện tích, tận dụng hết diện tích hiện có của mình để trồng, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. + Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên Thông qua lợi ích của việc trồng, chăm sóc và kinh doanh chè người cũng nhận thức được tầm quan trọng của các tài nguyên hiện có như đất đai, giống..., Từ đó tài nguyên được tận dụng ngày một hiệu quả hơn. + Ngoài tác dụng về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, chè còn là một loại biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương và các cơ bắp… 4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở xã Yên Sơn những năm qua Sau đợt điều tra nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất chè xã Yên Sơn cho ta thấy người dân ở đây sống phần lớn dựa vào cây chè, điều đó chứng tỏ rằng cây chè đã đem lại hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập chính cho người dân ở đây. Do đó cần phải có những chính sách đầu tư hợp lý về kỹ thuật, tiền vốn và không ngừng tìm tòi các giống mới có năng suất và chất lượng tốt nhất đưa vào sản xuất, ngoài ra cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhằm đẩy mạnh giá bán sản phẩm cao hơn nữa. 4.5.1 Thuận lợi - Trong những năm qua diện tích chè toàn xã không ngừng tăng, năm 2011 là 232,6 ha chiếm 3,89% diện tích chè toàn tỉnh. Hàng năm sản xuất chè thu hút gần 1 triệu ngày công lao động, tạo ra cho người trồng chè thu nhập thuần tuý là 85.240 đồng trên ngày công lao động góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm trong nông thôn, từng bước thực hiện xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây chè. - Điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều thuận lợi cho cây chè phát triển, lượng mưa bình quân hàng năm cũng tương đối lớn và đồng đều qua các tháng. Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất cao, độ pH vào khoảng 4,5 - 6 cho nên rất thích hợp cho phát triển cây chè. - Lực lượng lao động của xã dồi dào, bình quân mỗi hộ có từ 3 đến 4 lao động, đó điều kiện cho ngành chè phát triển. - Bước đầu hình thành tập quán sản xuất chè hàng hoá trong người nông dân từ đó người nông dân đã đầu tư tăng thêm vốn, họ tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. - Đã hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất chè nguyên liệu với người chế biến, giữa người dân với các doanh nghiệp. 4.5.2 Khó khăn Bảng 4.14: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chè của người dân xã Yên Sơn Chỉ tiêu Số ý kiến Thiếu giống 2 Đất sản xuất ít 7 Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc 6 Thiếu nước Không đủ phân bón 11 Thiếu lao động 8 Thời tiết khắc nghiệt Thiếu vốn 32 Giao thông đi lại khó khăn 23 Thiếu kỹ thuật 25 Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 14 Sâu bệnh 35 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Từ bảng các vấn đề khó khăn của người dân trong xã ta có thể thấy các vấn đề chính mà người dân gặp phải như: - Việc thâm canh để nâng cao năng suất chất lượng chè còn chậm và chưa được chú ý đúng mức, chưa hình thành được nhiều vườn chè của hộ nông dân có sự “bảo trợ” của doanh nghiệp về vốn và kỹ thuật. - Người dân vẫn sản xuất dựa vào kinh nghiệm, còn lạc hậu thủ công, trình độ văn hoá của nhân dân không đồng đều nên vấn đề đưa khoa học kỹ thuật vào còn gặp nhiều khó khăn. - Vẫn còn một số những công nhân hái chè vẫn quan niệm rằng hái chè sao cho chè được nặng cân, hái càng nhiều càng tốt vì thế họ dùng cả dao cả liềm để hái chè, ngọn chè dài “1 tôm dăm, bảy là”. Do vậy đã dẫn đến chất lượng chè ngày càng giảm sút. - Có nhiều diện tích chè trồng bằng hạt đã ở giai đoạn già cỗi, hạn hán thiếu cây che bóng gây chết nhiều đã để lại những khoảng đất trống không thể khôi phục được. - Lượng vốn đầu tư chưa cao nên không tránh khỏi hiện tượng chất lượng chè bị giảm sút, hơn nữa người dân muốn mở rộng thêm diện tích đầu tư thêm cho sản xuất kinh doanh lại không đủ vốn. Một ha chè khi trồng mới đến khi đưa vào kinh doanh cần một lượng vốn khoảng 60 - 70 triệu đồng. - Công việc vận chuyển sản phẩm trên đồi núi đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. - Sự phối hợp trong sản xuất kinh doanh chè giữa người trồng và người chế biến, giữa doanh nghiệp với nhau đôi lúc còn chưa chặt chẽ, xảy ra mâu thuẫn. - Đối với chế biến chè tại các hộ sản xuất thì các thiết bị sử dụng chưa đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng chè không đồng đều và chưa đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp. * Một số loại sâu, bệnh hại trên nương chè Trong năm vừa qua, tình hình sâu bệnh phá hoại trên các lô chè là vô cùng đáng ngại, các khu bị sâu bệnh hại nhiều nhất tập trung vào: khu Đề Ngữ, Lau. Tuy người dân nơi đây sử dụng có các biện pháp phòng trừ như làm sạch cỏ dại, phun thuốc nhưng vẫn chưa được triệt để nên vẫn còn nhiều lô bị phá hoại nặng. Và do làm không đồng bộ nên có tình trạng là phun thuốc ở lô này xong thì sâu bệnh lại bay từ lô này sang lô kia nên rất khó để hạn chế được tận gốc. Sau đây là một số loại sâu bệnh thường gặp: Rầy xanh: Rầy xanh trưởng thành có màu xanh lá mạ, rầy non màu xanh vàng. Rầy chích hút nhựa làm búp chè cằn cỗi, mất màu xanh bóng, làm cho lá chè có màu đỏ thẫm. Rầy xanh thường ẩn sau mặt lá chè và đẻ trứng vào cuộng búp chè. Qua điều tra tôi thấy đây là loại sâu thường gặp nhất và phá hoại nhiều nhất và được các bác nông dân phản ảnh nhiều nhất trên cây chè, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng chè búp tươi. Bọ cánh tơ: Là loại sâu hại có cơ thể nhỏ bé, giai đoạn sâu non mới nở có màu trắng, 2 mắt màu đỏ, không có cánh, bước sang tuổi trưởng thành thì chúng có màu vàng đậm xanh, đẻ trứng rải rác trong các mô lá chè. Bọ cánh tơ hoá nhộng ở các khe kẽ nứt của lá, thân chè và ở lá mục dưới đất. Chúng hại búp chè và lá chè non làm cho lá, búp chè biến dạng cong queo, giòn và dễ gãy, vết hại như vết sẹo sần sùi, màu nâu ở lá hay phùn cuộng búp, trên lá có 2 vệt song song. Hại nặng thì lá non bị rụng chỉ còn trơ cuộng búp. Ngoài ra còn có bọ xít muỗi và bu giày, nhưng không phổ biến và phá hoại ít trên nương chè. Bệnh phồng lá: Bệnh hại trên búp và lá non, cành non. Vết bệnh có hình tròn lõm xuống, mặt trên lá vết lõm nhẵn bóng, mặt dưới lá vết bệnh phồng. Mặt dưới vết phồng phủ 1 lớp nấm mỏng mịn màu xám tro hoặc trắng. Bệnh đốm nâu: Bệnh chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt đầu từ mép lá, vết bệnh có màu nâu, không có hình dáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh lá bị khô, có màu xám tro đen la dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị vỡ, tách ra. * Giải pháp đưa ra: Trong thời gian thực tập tại xã tôi nhận thấy việc phòng trừ sâu bệnh hại chè gặp rất nhiều khó khăn, do các loại sâu bệnh hại thường cư trú ẩn nấp, tồn tại ở mặt dưới lá hoặc trong tán lá, thân cành rậm rạp. Mặt khác áp lực sâu bệnh hại trên cây chè thời kỳ thu hái rất lớn nên việc chi phí phòng trừ tốn kém, mất nhiều công sức tiền của người dân mà hiệu quả lại không cao. Và qua tham khảo ý kiến của các bác trạm khuyến nông cùng với tìm hiểu sách báo tôi có rút ra một số giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại như sau: - Do đặc điểm sinh trưởng, chè là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu bệnh hại luôn tồn tại và tích luỹ trên nương chè rất lớn, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú đa dạng. Vì vậy phải chú trọng khâu xử lý chè sau khi đốn. Ở thời kỳ sau khi đốn việc phòng trừ sâu bệnh hại sẽ dễ dàng hơn ít chi phí hơn. Sau khi đốn chè phải tiến hành vệ sinh nương chè kịp thời, triệt để, thu gom tàn dư thân, cành, lá đem đốt hoặc tiêu huỷ, kết hợp diệt trừ cỏ dại. - Trên những nương chè nghèo dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm vô cơ không cân đối, thiếu nguyên tố vi lượng, thiếu cây che bóng ở điều kiện khô hạn sâu bệnh sẽ phá hại chè nặng hơn. Vì vậy nên trồng những cây che bóng như trẩu, trám, muồng lá nhọn… để giúp cho chè tránh ánh nắng trực xạ (vì cây chè quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ), ngoài ra việc trồng cây che bóng còn hạn chế được xói mòn, tăng sản lượng gỗ củi… - Hái kỹ theo quy trình hái cải tiến sẽ loại bỏ được khá nhiều trứng rầy, nếu nương chè bị hại nặng kết hợp hái kỹ và phun thuốc rất có hiệu quả. - Chăm sóc cho nương chè phát triển tốt bón phân đầy đủ bên cạnh đó là dọn sạch cỏ dại và xới xáo giúp hạn chế trứng sâu ẩn nấp ở dưới gốc chè. * Phân tích SWOT Để có cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của người dân, tôi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy rõ được các mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành chè nói chung và người dân xã Yên Sơn nói riêng. + Thế mạnh - Nhân dân nhận thức được sự cần thiết của việc cải thiện chất lượng, nâng cao sản lượng của sản phẩm chè - Diện tích đất lớn - Nguồn nhân lực dồi dào - Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thích hợp cho phát triển cây chè - Kinh nghiệm sản xuất bản địa phong phú + Điểm Yếu - Kỹ thuật canh tác cây chè còn hạn chế - Công việc vận chuyển sản phẩm trên đồi núi đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn - Chất lượng lao động thấp, sản xuất chủ yếu dùng sức người - Thiếu vốn sản xuất - Nương chè bị sâu bọ phá hoại nhiều + Cơ hội - Thị trường chè sôi động, có tiềm năng lớn - Người dân có thiện chí đầu tư vào cây chè - Việt Nam gia nhập WTO + Thách thức - Thị trường chè bất ổn định - Chất lượng nguyên liệu không đồng đều - Sự cạnh tranh của các công ty chè trong nước 4.6 Giải pháp phát triển chè ở xã Yên Sơn những năm tới 4.6.1 Giải pháp về kinh tế Có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào có thể đạt được hiệu quả cao nếu không có vốn đầu tư, cây chè cũng vậy, để phát triển tốt thì ta cần có những chính sách đầu tư hỗ trợ vốn cho sản xuất chè. - Về hỗ trợ vốn trồng mới, người trồng chè (cả trồng mới và trồng lại) phải được vay vốn dài hạn, với lãi suất ưu đãi mức vay là: trồng mới bằng hạt là 30 triệu đồng/ha, trồng mới bằng cành 40 triệu/ha và người dân có thể vay làm 3 đợt, đợt 1 để trồng mới, 2 đợt sau để chi phí cho chè KTCB thời hạn vay là 5 năm bắt đầu trả và trả dần trong 3 năm tiếp theo. - Cần có các chính sách trợ giá về giống, vật tư các chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất. - Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm chè. - Cần có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân sản xuất chè để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. 4.6.2 Giải pháp về kỹ thuật Đối với cây chè thì việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong chế biến là điều kiện kiên quyết để cây chè tăng trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Do vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần phải được chú ý. Cụ thể là: Đối với sản xuất - Dần thay thế giống chè trung du bằng giống chè cành cho năng suất và chất lượng cao. - Trong trồng mới phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như chọn đất, mật độ trồng, phân bón, giống cây che bóng, băng cốt khí... - Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc sử dụng cơ giới hoá. - Tủ gốc chè để giữ độ ẩm, cải tạo đất. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, trước hết là kỹ thuật nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xã nên tổ chức ít nhất 1-2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè cho người dân trên 1 năm. Đưa các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ, chè sạch vào trong sản xuất dần thay thế hẳn phương pháp sản xuất truyền thống lạc hậu. - Áp dụng quy trình canh tác trên đất dốc vào sản xuất chè, với cách thức này sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, giữ tầng canh tác bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Đối với chế biến - Đối với chế biến thủ công ở các hộ cần phải đầu tư đồng bộ các máy móc thiết bị chế biến theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều cũng như vệ sinh công nghiệp. - Đối với chế biến công nghiệp: Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, tiếp tục đầu tư thiết bị mới, cải tiến thiết bị cũ của các nhà máy hiện có để nâng cao năng suất chế biến và quy trình chất lượng sản phẩm. - Hướng dẫn kỹ thuật chế biến cho các hộ trồng chè để nâng cao chất lượng chế biến chè. 3. Đối với tiêu thụ - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhà máy chế biến, chính quyền địa phương và người trồng chè để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, chất lượng hàng hoá cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường chè. - Cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như: Bảo quản, đóng gói sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường. - Lập các văn phòng đại diện để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm chè của Phú Thọ với các tỉnh khác. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ. - Đối với việc xuất khẩu sản phẩm chè ngoài những giải pháp chung thì ngành chè cần có kế hoạch, chiến lược tổng thể lâu dài hướng tới xuất khẩu, tìm kiếm thị trường, bạn hàng, các đối tác nước ngoài tranh thủ mọi cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua khách du lịch nước ngoài. 4.6.3 Giải pháp về chính sách Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: các tiến bộ kinh tế về thuỷ lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất chè. - Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè: tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng chè các công trình giao thông, thuỷ lợi, đường điện... - Chính sách thị trường: tỉnh cần có phương hướng mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm. - Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng chè. - Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào ngành chè. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu là làm sao đạt được hiệu quả cao nhất, điều này cần tìm ra các giải pháp và đánh giá mọi hoạt động cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự giúp đỡ của nhà trường và các ban ngành, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tống Thị Thuỳ Dung và thầy giáo Dương Văn Sơn, tôi đã hoàn thành đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ". Trong thời gian thực tập tôi rút ra một số kết luận sau: Với các điều kiện thuận lợi về tự nhiên kinh tế, xã hội cho thấy xã Yên Sơn có lợi thế trong việc phát triển cây chè, cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, của cán bộ KN, sự tham gia nhiệt tình của người dân trong xã nên trong thời gian qua sản xuất chè của xã đã đạt được những kết quả nhất định: Qua 3 năm 2009 - 2011, số diện tích chè trồng mới của toàn xã đã tăng lên đáng kể, nếu như năm 2009 là 215,6 ha thì đến năm 2011 đã lên đến 232,6 ha, hiệu quả kinh tế do cây chè đem lại cho hộ nông dân là khá cao khoảng trên 30 triệu đồng/ha (đã trừ các chi phí chăm sóc, vật tư, thu hái), góp phần cải thiện thu nhập nâng cao đời sống người dân, nhận thấy được hiệu quả từ cây chè đem lại nên ngày càng hộ dân đã đầu tư vào cây chè với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung giải quyết. Cụ thể: - Về sản xuất: Sản xuất chè ở xã Yên Sơn còn thiếu sự đầu tư về kỹ thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp. - Về chế biến: Mặc dù công cụ chế biến đã được cải tiến nhiều, nhưng còn thiếu đồng bộ chưa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chưa có tiêu chuẩn về kích cỡ rãnh xoắn chế độ nhiệt vật liệu chế tạo không đồng đều giữa các lần sản xuất. Số lượng công cụ chế biến còn ít, tăng chậm. - Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập đó là sản phẩm chưa có mẫu mã ổn định, chưa đăng ký về thương hiệu, công tác tổ chức tiêu thụ còn yếu kém, chưa có thị trường xuất khẩu ổn định. Giá chè của xã bán ra thấp hơn so với vùng khác như ở Thái Nguyên, Lâm Đồng... Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng chè xã Yên Sơn trong những năm tới cần phải giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật trồng chế biến và tiêu thụ, đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy mạnh hơn nữa, dần đưa cây chè trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của địa phương. 5.2 Kiến nghị * Đối với Nhà nước: - Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích chè và cho vay ngắn hạn đối với chè thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường chè mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. - Hỗ trợ chương trình khuyến nông. - Có chương trình nghiên cứu đồng bộ các chính sách, đặc biệt các chính sách trong nông nghiệp đối với các địa phương trung du, miền núi. * Đối với tỉnh: - Tỉnh uỷ tiếp tục nghiên cứu đề ra các biện pháp giải pháp cho quá trình phát triển của cây chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chế biến và tiêu thụ, đồng thời quy hoạch các vùng chè cụ thể. Xây dựng phương hướng sản xuất chế biến cho mỗi vùng, tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ cho các vùng chế biến, đầu tư sản xuất về vốn, kỹ thuật, vật tư máy móc chế biến. - Tỉnh cần có chính sách trợ cấp, trợ giá ưu đãi cho người trồng chè cụ thể như: có chính sách trợ cấp 100% phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong 3 năm đầu và hỗ trợ xưởng chế biến nhỏ cho người trồng chè… đồng thời kéo dài thời gian vay tín dụng cho người trồng chè phù hợp với chu kỳ trả nợ, như vậy người dân họ mới yên tâm đầu tư vào cây chè. * Đối với xã: - Xã tiếp tục chỉ đạo khuyến khích hộ nông dân mở rộng diện tích chè, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, hướng nhân dân vận dụng đúng các quy trình kỹ thuật mới vào trong sản xuất, thay đổi cơ cấu giống hợp lý bằng cách hỗ trợ giá về giống chè cao sản có năng suất cao từ trồng mới, trồng lại và tái tạo nương chè, đầu tư hỗ trợ về vốn cho việc cải tiến công nghiệp chế biến khuyến khích vận dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, bón phân vi sinh để tạo ra chè sạch nâng cao chất lượng sản phẩm chè, tu sửa lại và mở rộng một số đoạn đường trong các thôn và đường lên đồi chè. - Mở rộng diện tích trồng mới, tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, cải tạo phục hồi các nương chè để nâng cao năng suất, chất lượng chè búp tươi. - Sử dụng các loại giống mới có năng suất chất lượng tốt, thay thế dần các nương chè đã cằn cỗi và quá thời kỳ khai thác. * Với các hộ nông dân: - Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng đầu tư hơn nữa về cây chè từ máy móc cải tiến chế biến đến giống, mở rộng diện tích bằng sự cố gắng nỗ lực của từng cá nhân, từ nông hộ trồng và đầu tư vào diện tích chè là chính. Tận dụng triệt để các giải pháp về kỹ thuật, kỹ thuật mới mà phòng khuyến nông huyện, tỉnh, Nhà nước đưa ra. Không ngừng cải tạo thâm canh diện tích chè hiện có. Thực hiện tưới chè vào vụ đông, kỹ thuật sao sấy, phòng trừ tổng hợp, bón phân vi sinh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng chè, mở rộng thị trường, nâng cao đời sống cho chính hộ gia đình, xây dựng vùng chè vững mạnh phát triển. Trên đây là toàn bộ nội dung của khoá luận nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển chè trên địa bàn xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung đề tài chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Hoàng Văn Chung, Bài giảng PowerPoint cây chè, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Oanh, Giáo trình cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 3. Đặng Hạnh Khôi (1993), chè và công dụng của chè, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 4. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng kế hoạch - giám sát và đánh giá khuyến nông 5. Báo cáo kết quả sản xuất chè (2009), (2010), (2011) của xã Yên Sơn. 6. Chương trình dạy nghề ngắn hạn nghề: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, Trường Trung Học Nông Lâm Nghiệp. 7. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, Chương trình 135 của Chính Phủ năm 2009, Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. 8. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng năm 2010. 9. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, phương hướng năm 2011. 10. UBND xã Yên Sơn, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương hướng năm 2012. II. Tài liệu từ Internet 11. 12. 13. 14. PHỤ LỤC Định mức đầu tư cho 1 ha chè lai LDP2 kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn của Sở nông nghiệp tỉnh Phú Thọ năm thứ nhất Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Định mức Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) TỔNG MỨC ĐẦU TƯ NĂM THỨ NHẤT ( Giai đoạn chè trồng mới ) 35,202,000 1. CÔNG LAO ĐỘNG Công 18,477,000 Phát dọn, đốt công 300 m2/công 17 100,000 1,700,000 Lấy cọc tiêu công 1000 m2/công 5 100,000 500,000 Đào rãnh thoát nước 15 100,000 1,500,000 Vận chuyển cây giống công 1.800 bầu/công 11 100,000 1,100,000 Vận chuyển phân bón công 400 kg/công 27.5 100,000 2,750,000 Bỏ phân, trồng chè công 400 cây/công 50 100,000 5,000,000 Đào hố trồng chè công 500 hốc/công 40 100,000 4,000,000 2. VẬT TƯ PHÂN BÓN 10,950,000 Phân vi sinh kg 1,000 2,600 2,600,000 Phân chuồng kg 10,000 700 7,000,000 Thuốc mối kg 45 30,000 1,350,000 3. CHI PHÍ QUẢN LÝ 1,927,000 Chi phí quản lý 5% 1,927,000 4. LÃI VAY ĐẦU TƯ 5,775,000 Lãi suất vay đầu tư(21%/năm) 5,775,000 (Nguồn: Công ty TNHH chè Yên Sơn) Định mức đầu tư cho 1 ha chè lai LDP2 kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn của Sở nông nghiệp tỉnh Phú Thọ năm thứ hai Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Định mức Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHĂM SÓC NĂM THỨ 2 25,676,200 1. NHÂN CÔNG LAO ĐỘNG 14,200,000 Làm cỏ trắng 2 lần 350 m2/công 58 100,000 5,800,000 Cày (cuốc) bón phân 2 lần 830 m2/công 24 100,000 2,400,000 Phun thuốc 5 lần 3 công/lần 15 100,000 1,500,000 Luổng cỏ gốc 3 lần 500m2/công 30 100,000 3,000,000 Vận chuyển cây trồng dặm Bầu 1800 bầu/công 3 100,000 300,000 Vận chuyển phân bón kg 400 kg/công 2 100,000 200,000 Bỏ phân, trồng dặm kg 500 cây/công 10 100,000 1,000,000 2. VẬT TƯ PHÂN BÓN 6,100,000 Phân vi sinh kg 2,000 2,600 5,200,000 Thuốc trừ sâu kg 3 300,000 900,000 3. CHI PHÍ QUẢN LÝ 920,000 Chi phí quản lý 5% 920,000 4. LÃI VAY ĐẦU TƯ 4,456,200 Lãi vay đầu tư(21%/năm) 4,456,000 (Nguồn: Công ty TNHH chè Yên Sơn)  Định mức đầu tư cho 1 ha chè lai LDP2 kiến thiết cơ bản theo tiêu chuẩn của Sở nông nghiệp tỉnh Phú Thọ năm thứ ba Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Định mức Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHĂM SÓC NĂM THỨ 3 23,467,950 1. CÔNG LAO ĐỘNG 11,900,000 Làm cỏ trắng 3 lần 500 m2/công 40 100,000 4,000,000 Cày (cuốc) bón phân 2 lần 830 m2/công 24 100,000 2,400,000 Phun thuốc 6 lần 4 công/lần 24 100,000 2,400,000 Luổng cỏ gốc 3 lần 1500m2/công 21 100,000 2,100,000 Vận chuyển phân bón kg 400 kg/công 5 100,000 500,000 Đốn chè m2 2000 m2/công 5 100,000 500,000 2. VẬT TƯ PHÂN BÓN 6,700,000 Phân vi sinh kg 2,000 2,600 5,200,000 Thuốc sâu kg 5 300,000 1,500,000 3. CHI PHÍ QUẢN LÝ 795,000 Chi phí quản lý 5% 795,000 4. LÃI VAY ĐẦU TƯ 4,072,950 Lãi vay đầu tư(21%/năm) 4,072,950 TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHĂM SÓC 3 NĂM LÀ: 84,346,150 (Nguồn: Công ty TNHH chè Yên Sơn) PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ Số phiếu: Ngày : / /2012 Điều tra viên: Nguyễn Quảng Bình I. Thông tin chung nông hộ 1.Họ và tên người được phỏng vấn:………………………………………… 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi:…………..4. Trình độ học vấn:…………….5. Dântộc:…………… 6. Tổng số nhân khẩu:…………….(người) 7. Số lao động chính:………………………………………………………… 8. Địa chỉ: xóm…………….. xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ chè 1. Diện tích đất sản xuất của gia đình? Loại đất Diện tích (Sào - m2) 1. Đất trồng chè Của xã Của nhà máy Của gia đình 2. Đất chăn nuôi 3. Đất lâm nghiệp 4. Đất khác 2. Gia đình trồng chè từ năm nào? ……………………………………………………………………………… 3.Giống chè đang trồng của gia đình………………………………………… 4. Năng suất bình quân sản xuất chè qua các năm của gia đình. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năng suất bình quân (tạ/sào) 5. Gia đình tự trồng chè hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài? ……………………………………………………………………………… Cơ quan nào hỗ trợ………………………………………………………… 6. Gia đình mua giống ở đâu?………………………………………………………………………… 7. Các khoản chi phí cho sản xuất chè Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành Giống Kg Phân đạm Kg Phân lân Kg Phân kali Kg Phân chuồng Kg Phân vi sinh Kg Thuốc trừ sâu 1000đ Thuỷ lợi 1000đ Chi phí khác 1000đ 8. Các khoản chi phí cho lao động trong khi trồng chè Chỉ tiêu Số lượng công Công/ m2 Thành tiền (đồng) Làm đất Đào hố, bỏ phân trồng chè Chăm sóc Phòng trừ sâu bệnh Đốn chè Thu hái Chi phí khác 9. Các bác hái chè bằng phương pháp nào? Hái tay Hái máy 10. Các bác có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không? Có Không 11. Các công cụ chế biến chè mà gia đình sử dụng khi chế biến chè ……………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………… 12. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không? Có Không 13. Sau các buổi tập huấn gia đình có nắm kỹ thuật như thế nào? Nắm chắc kỹ thuật Nắm được kỹ thuật Nắm chưa chắc kỹ thuật Không rõ 14. Mức độ áp dụng kỹ thuật vào thực tế của gia đình như thế nào? Áp dụng hoàn toàn………… Áp dụng một phần………… Không áp dụng……………. 15. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng chè Vốn ………. Phân bón……………. Giống……… Không được hỗ trợ gì…………. Kỹ thuật………… 16. Các bác có thiếu vốn sản xuất không? Có Không 17. Các bác bán chè cho ai? STT Nội dung Số lượng (kg) Ghi chú 1 Nhà máy chè 2 Người thu gom 3 Người bán buôn 4 Người bán lẻ 5 18. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường cho gia đình là? STT Nguồn thông tin Không Ít Nhiều 1 Thương nhân 2 Chủ cơ sở chế biến 3 Nông dân 4 Cán bộ KN 5 Sách, báo, tạp chí 6 Tivi/ đài 7 Internet 8 Khác 19. Doanh thu và lợi nhuận tính trên 1ha chè của gia đình? Năm Sản lượng (kg)(Chè tươi) Giá bán (đ/kg) (chè khô) Doanh thu (đ) Lợi nhuận (đ) 2009 2010 2011 21. Cây chè của gia đình thường gặp phải những loại sâu bệnh gì và biện pháp xử lý? STT Sâu bệnh Biện pháp xử lý Ghi chú 1 Rầy xanh 2 Bọ cánh tơ 3 Nhện đỏ 4 Bọ xít muỗi 5 Bệnh phồng lá 6 Bệnh đốm nâu 22. Trong quá trình sản xuất chè ông/ bà gặp phải những khó khăn gì? STT Chỉ tiêu Số ý kiến Thiếu giống Đất sản xuất ít Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc Thiếu nước Không đủ phân bón Thiếu lao động Thời tiết khắc nghiệt Thiếu vốn Giao thông đi lại khó khăn Thiếu kỹ thuật Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều Sâu bệnh 23. Gia đình thấy hiệu quả thu được từ cây chè như thế nào?……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 24. Xin hãy cho biết dự định của gia đình trong những năm tới về sản xuất chè như thế nào? STT Nội dung Diện tích (m2) 1 Giữ nguyên diện tích 2 Giảm diện tích 3 Mở rộng diện tích 4 Trồng thêm giống mới 25. Các bác có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây chè? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_che_tai_xa_yen_son_huyen_thanh_son_.doc