Thuyết quản lý hệ thống của N.P. Berlatafly và sự vận dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam

MỤCLỤC Mởđầu 1 Nội dung 2 I. Mô hình công ty mẹ - công ty con (CTM- CTC) 2 1. Thực chất mô hình công ty mẹ - công ty con 2 2. Ưu điểm của mô hình 2 3. Nhược điểm 3 II. Khả năng vận dụng mô hình CTM- CTC trong nền kinh tế Việt Nam 3 1. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty (TCT), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang mô hình CTM- CTC 3 2. Bước đầu của quá trình áp dụng mô hình CTM-CTC ở nước ta 5 3. Những bước đầu thíđiểm mô hình CTM- CTC ở nước ta 7 III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chếđộ hoạt động của mô hình CTM- CTC vàđưa mô hình vào áp dụng 9 Kết luận 11 Danh mục tài liệu tham khảo

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết quản lý hệ thống của N.P. Berlatafly và sự vận dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞĐẦU Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđang là thách thức lớn đối với Việt Nam trên con đường đổi mới. Đểđối đầu với những thách thức đó,Việt Nam đang nỗ lực tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng sựđòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất.... Một trong những giải pháp được đề cập đến làáp dụng thíđiểm mô hình công ty mẹ - công ty con là một kết quả vận dụng thuyết quản lý hệ thống do L.P. Bertalafly đề xuất từ thập kỷ 40 đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình này. Mô hình công ty mẹ - công ty con là một trong những loại hình được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới vàđó là công cụđể hình thành nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự làở khả năng huy động vốn lớn từ xã hội mà vẫn duy trìđược quyền kiểm soát, khống chế của công ty mẹở các công ty con. Để duy trì tốc độ phát triển cao, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức về nguồn lực đầu tư cho phát triển. Muốn duy trìđược tốc độ phát triển 6 - 7% hàng năm thì vốn đầu tưước tính lên tới 400 - 500 tỷ USD. Do vậy, việc thíđiểm mô hình công ty mẹ - công ty con hiện nay là hết sức cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX đãđề ra chủ trương xây dựng một số tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, đổi mới tổ chức các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Em xin trình bầy “Thuyết quản lý hệ thống của N.P. Berlatafly và sự vận dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam". Trong khi làm bài, bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. NỘIDUNG I. MÔHÌNHCÔNGTYMẸ-CÔNGTYCON (CTM-CTC) 1. Thực chất mô hình công ty mẹ-công ty con CTM-CTC là cách gọi của chúng ta, chuyển ngữ từ tiếng Anh “Holding company” và “Subsidiaries company” sang tiếng Việt. Holding company là công ty nắm vốn, Subsidiaries company là công ty nhận vốn. Từ “mẹ-con” là cách gọi suy diễn, có thể gây hiểu lầm, nếu không đi sâu vào nội dung của từ. Thực chất CTM là một nhà tài phiệt, quan hệ mẹ - con giữa CTM và CTC là sự chi phối của nhà tài phiệt vào hoạt động sản xuất kinh doanh của CTC nhờ có vốn của nhà tài phiệt tại các CTC đó. Nhà tài phiệt này khác các cổđông thông thường ở chỗ, do có nhiều vốn nên có thể cùng lúc là cổđông của nhiều công ty. Vì là cổđông của nhiều công ty, hơn thế nữa, là cổđông chi phối hoặc đặc biệt đối với hoạt động của các CTC. CTM có thể là một công ty hoạt động tài chính thuần tuý (chuyên dùng vốn để mua cổ phần tại các CTC), cũng có thể là một công ty vừa hoạt động tài chính, vừa trực tiếp sản xuất-kinh doanh. 2. Ưu điểm của mô hình Thu hút được nhiều vốn từ xã hội mà vẫn bảo đảm được quyền quyết định trong CTM cũng như kiểm soát, khống chế hoạt động của các CTC. Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện đểđáp ứng nhanh thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới. Khả năng tác động toàn diện của CTM vào các CTC do cùng lúc có vốn tại nhiều CTC nên có tầm nhìn bao quát toàn ngành, toàn thị trường, biết chỗ yếu, chỗ mạnh của nhiều công ty để có hành vi tác động chính xác tại mỗi CTC cụ thể. 3. Nhược điểm Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các CTM nắm giữ phần lớn cổ phần của các CTC nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các CTC đó, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế . II. KHẢNĂNGVẬNDỤNGMÔHÌNH CTM-CTC TRONGNỀNKINHTẾVIỆTNAM 1. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty ( TCT ), doanh nghiệp nhà nước (DNNN ) sang mô hình CTM-CTC a. Mô hình TCT và nhược điểm của mô hình TCT Ngày 7-3-1994, Thủ tướng Chính phủđã có những quyết định sắp xếp các liên hiệp, các xí nghiệp thành lập TCT 90, TCT 91, được thíđiểm mô hình tập đoàn. Cho đến nay cả nước đã có 17 TCT 91 và 77 TCT 90. Các TCT nhà nước chiếm 28,4% tổng số doanh nghiệp, nắm giữ khoảng 65% về vốn và 61% lao động trong khu vực DNNN. Trong những năm qua, các TCT đã bước đầu thể hiện vai trò trên một số mặt: Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn, mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, mở rộng thị phần, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Các TCT đã góp phần vào điều hoà và bình ổn giá cả trong nước, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm như xi măng, giấy, lương thực..., đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao được khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Các TCT chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị sản phẩm của các DNNN, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đạt khá. Qua quá trình hoạt động, hầu hết các TCT đã bộc lộ một số mặt yếu kém cả về tổ chức và cơ chế tài chính. + Hầu hết việc thành lập các TCT đều trên cơ sở tập hợp các DNNN theo nghịđịnh 388/HĐBT (1991), với các quyết định hành chính theo kiểu gom đầu mối, liên kết ngang. Vì vậy, nhiều TCT lúng túng trong điều hành và gặp không ít khó khăn, cha trở thành một thể thống nhất, cha phát huy được sức mạnh tổng hợp. Nội bộ các TCT cha thể hiện rõ các mối quan hệ về tài chính, vốn, khoa học công nghệ, thị trường... nên cha gắn kết được các đơn vị thành viên, một số muốn tách khỏi TCT. + Cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, cha có quy định rõ về quản lý nhà nước đối với TCT. Cơ chế tài chính cha tạo điều kiện để sử dụng tối đa các nguồn vốn, nên các TCT rất thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, chậm đổi mới công nghệ, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh, hạn chế khả năng liên kết, liên doanh để mở rộng quy mô sản xuất. Thực trạng hoạt động của mô hình TCT những năm qua cho thấy : Cùng với qúa trình đổi mới các DNNN, cần thiết phải đổi mới và chấn chỉnh lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các TCT với mục tiêu đa các doanh nghiệp này trở thành đầu tầu cho sự phát triển, là nòng cốt vàđộng lực cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tiên phong trong đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt với các tập đoàn lớn của nước ngoài không chỉ tại Việt Nam, mà còn trên thị trường quốc tế. Một trong những giải pháp đợc đề cập đến là giải quyết tốt mối quan hệ giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình CTM-CTC. b- Sự cần thiết chuyển các TCT, DNNN sang mô hình CTM-CTC + Còn nhiều DNNN không được quản lý trực tiếp bằng TCT. Cả nước hiện có 17 TCT 91 và 77 TCT 90, bao gồm 1605 DNNN lớn và vừa, bằng 28,4% tổng số DNNN, chiếm khoảng 65% vốn sản xuất, 61% lực lượng lao động thuộc khu vực DNNN. + Ngay cả 1605 DNNN trực thuộc các TCT cũng không được quản lý tốt Một trong các nguyên nhân khiến cho mô hình TCT 90, TCT 91, không thể quản lý tốt các doanh nghiệp thành viên làđịa vị pháp lý không rõ ràng của các chủ thể kinh tế trong mô hình nói trên. Quan hệ giữa ba đỉnh quyền lực trong các TCT hiện nay ( Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc của các DNNN thành viên ) là kiểu quan hệ vừa gò bó vừa lỏng lẻo do không xác định được dứt khoát, rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền. + Quá trình cổ phần hoá DNNN làm cho ngày càng có có thêm nhiều doanh nghiệp không còn là thành viên của TCT 90, TCT 91. Thành viên của các TCT nhất thiết phải là DNNN. Khi cổ phần hoá, giao bán khoán, cho thuê các doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp này mới đương nhiên ra khỏi thành phần TCT, phạm vi quản lý của các TCT đã hẹp lại càng hẹp hơn, số doanh nghiệp không được quản lý bằng một cơ chế, đặc biệt vốn đãít lại càng ít hơn. c. Lợi ích của việc chuyển TCT, DNNN sang mô hình CTM- CTC Việc chuyển các TCT và DNNN sang mô hình CTM-CTC có tác dụng và lợi ích sau đây: +Với chức trách thẩm quyền quản lý vốn nhà nước theo kiểu công ty thực sự, các CTM sẽ chủđộng tích cực xử lý các DNNN được giao quản lý từđó, quá trình cổ phần hoá DNNN sẽ nhanh chóng hơn. Cổ phần hoá DNNN hiện nay chậm là do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân liên quan đến mô hình quản lý nói trên: sự không mong muốn của chính những nhà quản lý trực tiếp DNNN và sự thờơ của các TCT 90-91. + Với mô hình CTM-CTC, mà cụ thể là cơ chế cổđông, các CTM chắc chắn sẽ quản lý các CTC một cách thường xuyên, sâu sát hơn TCT 90-91. Thông qua người đại diện của mình tại các CTC, CTM có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉđạo của tập thểđứng đằng sau người đại diện CTM tại CTC, các đại diện CTM có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của CTC. Đó làđiều không thể có trong các TCT hiện nay. 2. Bước đầu của quá trình áp dụng mô hình CTM-CTC ở nước ta a. Mô hình CTM-CTC ở nước ta * Khái niệm - Công ty mẹlà doanh nghiệp được tổ chức vàđăng ký theo pháp luật Việt Nam, nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ của công ty khác hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công ty khác, có quyền chi phối đối với công ty đó. - Công ty mẹ nhà nước là công ty do nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghịđịnh và các quy định của pháp luật. - Công ty con là doanh nghiệp được tổ chức vàđăng ký, theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, do một công ty mẹ nắm giữ toàn bộ hoăc một phần vốn điều lệ và bị công ty đó chi phối. - Công ty con nhà nước là công ty con do một công ty mẹ nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghịđịnh này và các quy định của pháp luật. - Công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ có vốn góp những không có quyền chi phối. - Công ty con ở nước ngoài là công ty con đăng ký hoạt động theo luật của nước ngoài do một công ty mẹđăng kýở Việt Nam đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty đó. b. Cơ chế hoạt động của mô hình CTM-CTC ở nước ta * Vai trò chức năng của CTM - CTM điều tiết CTC về các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, kế hoạch và chếđộ của Nhà nước, không chỉ dừng lại ở chức năng người chủ sở hữu vốn thuần tuý. - Chuyển phương thức quản lý hành chính của TCT 90-91 sang phương thức điều tiết qua địa vị pháp lý của một cổđông. Sựđiều tiết của CTM đối với CTC có hiệu lực cao hay thấp phụ thuộc vào số vốn của CTM tại CTC và sự xuất sắc của người đại diện. Đương nhiên, CTM phải tìm cách giành ưu thế tại các CTC bằng con đường tăng cổ phần và qua sự tập trung cố vấn để người đại diện của mình tại CTC hoàn thành xuất sắc sứ mạng dại diện. - Vềđịa vị pháp lý trước Nhà nước: CTM là một đơn vị hạch toán kinh tế, dùng vốn Nhà nước đểđầu tư, lấy lợi nhuận cổ phần để trang trải chi phí quản lý và nộp ngân sách theo định mức. - Với số vốn do Nhà nước giao quản, bộ máy quản lý CTM chọn nơi đầu tưđể trở thành cổđông, cửđại diện cho CTM tại CTC. Đó là nội dung quản lý của CTM. * Tổ chức, quản lý CTM Nhà nước Cơ cấu tổ chức quản lý CTM Nhà nước có cơ cấu tổ chức quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý CTM, thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại CTM, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty mẹ trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan Nhà nước thực hiện, chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập CTM, vềđịnh hướng và mục tiêu chủ sở hữu Nhà nớc giao. Hội đồng quản trị CTM có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực khác do chủ sở hữu Nhà nước đầu tư cho CTM. - Quyết định các vấn đề sau: + Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của CTM và các CTC do CTM nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ + Quyết định hoặc phân cấp cho giám đốc quyết định: các dựán đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá dưới 50% giá trị vốn điều lệ. + Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ - Kiến nghị người quyết định thành lập CTM + Phê duyệt điều lệ và sửa đổi điều lệ công ty + Quyết định dựán đầu tư trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị, phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu công ty + Bổ sung, thay thế, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên hội đồng quản trị + Quyết định các dựán đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản có giá trị trên 50% vốn điều lệ của CTM hay tỷ lệ khác nhỏ hơn 3. Những bước đầu thíđiểm mô hình CTM-CTC ở nước ta a) Một số mô hình CTM-CTC ở nước ta * Mô hình CTM-CTC của CONSTREXIM Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực vàđịa bàn khác nhau để tạo thế mạnh chung. CTM được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của CONSTREXIM. CTM chi phối các CTC thông qua ảnh hưởng về thị trường, về chiến lược kinh doanh và về chất xám. CTM bỏ vốn vào các CTC với tư cách là nhàđầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra. CTM không hưởng một khoản phụ phí nào do các CTC phải nộp. Các quan hệ về kinh tế giữa các đơn vị thành viên với nhau hoặc với CTM đều thông qua các hợp đồng để thực hiện các dựán, công trình hoặc thương vụ cụ thể. Đểđầu tư mang lại lợi ích chung cho toàn CONSTREXIM, trong từng giai đoạn sẽ có sự thống nhất giữa CTM với các CTC để hình thành Quỹđầu tư phát triển chung. b. TCT Khánh Việt với mô hình CTM-CTC Ngày 14-3-2002, Thủ tướng Chính phủđã có quyết định số 197/quyết định- TTg phê duyệt đềán thành lập Tổng công ty Khánh Việt hoạt động theo mô hình CTM-CTC thực hiện chuyển đổi phương thức Nhà nước giao vốn sang đầu tư vốn và trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của XNLH Thuốc lá Khánh Hoà và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của xí nghiệp theo uỷ quyền của UBND tỉnh Khánh Hoà Tổng công ty cổ phần nhận CTM làDNNN 100% vốn nhà nước và có các CTC thuộc loại nhiều loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước công ty TNHH một thành viên (100%vốn nhà nước) hoặc nhiều thành viên, trong đó CTM tham gia đóng góp trên 50% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần mà CTM nắm giữ cổ phần chi phối, được hình thành từ việc cổ phần hoá DNNN, bộ phận DNNN hoặc CTM góp vốn thành lập, hoạt động của Luật Doanh nghiệp. c) Một sốđiều rút ra từ các thíđiểm mô hình CTM-CTC ở nước ta hiện nay Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM và Khánh Việt tuy mới được áp dụng thíđiểm, song nhìn tổng thể mô hình này có nhiều điểm tiến bộ so với các mô hình DNNN khác, đặc biệt khác về bản chất với mô hình TCT. Trước hết, đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thành phần kinh tếđược thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn được đẩy mạnh. Thứ hai, tạo cơ sởđể giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ. Các quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính chất hành chính, mệnh lệnh, thu nộp. Điều này khắc phục được hạn chế của mô hình TCT đang áp dụng hiện nay. Thứ ba, việc áp dụng mô hình này cho phép chúng ta đẩy nhanh tiến trình đổi mới DNNN. III. MỘTSỐKIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNCƠCẤUTỔCHỨC, CHẾĐỘHOẠTĐỘNGCỦAMÔHÌNH CTM-CTC VÀĐƯA MÔHÌNHVÀOÁPDỤNG Ngày 1-7- 2002, Thủ tớng Chính phủđã ký quyết định cho phép 9 TCT nữa thíđiểm mô hình CTM-CTC, nâng số TCT được phép hoạt động theo mô hình này lên 20 TCT. Đó là các TCT sau: - TCT xây dựng Bạch Đằng - TCT đường sông miền Nam - TCT kinh doanh địa ốc Sài Gòn - TCT du lịch Sài Gòn - TCT xây dựng Sài Gòn - TCT đầu tư và phát triển xây dựng - TCT dịch vụ vận tải II - TCT dịch vụ vận tải và thuê tàu - TCT vận tải và xếp dỡ nội địa Theo ban chỉđạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, việc triển khai thíđiểm mô hình có thể kéo dài hết năm 2003. Để có thể triển khai mô hình này một cách có hiệu quả, trước hết cần phải nhìn rõ hạn chế của TCT thật chính xác vàở chỗ nào, từđó mới có phương án phù hợp thực tiễn, đổi mới và nhất làđạt được mục đích “ xã hội hoá quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp giữa các bên ”. Để mô hình này thíđiểm thành công trên mức độ nào đó, việc trước tiên phải có sự chỉđạo tập trung, có quyền lực để tiến hành cổ phần hoá mạnh hơn, đánh giá vốn, tài sản chính xác, nợ nần được ưu tiên xử lý giải quyết, bổ nhiệm cán bộ hay thuê giám đốc. Ngoài ra cũng cần chúý là một doanh nghiệp có quy mô lớn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp mạnh. Vì vậy, cần loại bỏ cách tư duy một chiều cứ có CTM-CTC là mạnh. Sẽ chỉ cóđược CTM-CTC mạnh nếu tạo ra được các điều kiện cần thiết về khả năng quản trị và nhân cách của đội ngũ các nhà quản trị. Ngược lại, nếu năng lực và trình độ quản trị, điều hành, trình độ công nghệ - kỹ thuật không tương xứng với quy mô, có thể sẽ không dẫn đến các lợi thế mà chỉ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động. KẾTLUẬN Mô hình CTM - CTC theo thuyết quản lý hệ thống của N.P. Bertalafly là một trong những loại hình được áp dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới vàđó cũng là công cụđể hình thành nên các công ty xuyên quốc gia. Nguyên nhân thực sự, quan trọng nhất của nó chính là sự bành trướng, mở rộng của các công ty lớn và yêu cầu chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cho phép thu hút được nhiều vốn từ xã hội mà vẫn đảm bảo đợc quyền quyết định trong CTM cũng nh sự kiểm soát, khống chế với CTC. Nhiều tập đoàn đã hình thành một công ty tài chính để quản lý hoặc chi phối trực tiếp các CTC nhằm tạo cho các CTC có quyền chủđộng rộng rãi hơn, có khả năng ứng phó linh hoạt hơn với sự biến động của thị trường. Vấn đề quan trọng ởđây là phải tạo ra cho được “hạt nhân” CTM thực sự có tiềm lực kinh tế- tài chính, đủ sức chi phối và kiểm soát các CTC; đồng thời có những cơ chế rõ ràng, nhằm tách bạch rõ pháp nhân tổng công ty với các pháp nhân mà tổng công ty đầu tư vốn vào, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của công ty với các CTC, phân cấp tối đa quyền của đại diện chủ sở hữu cho hội đồng quản trị, tách bạch quyền của người quản lý SXKD với quyền của đại diện chủ sở hữu nhằm tránh tình trạng dẫm đạp vỡ chức năng giữa tổng giám đốc và hội đồng quản trịđa dạng hoá mô hình tổ chức và không áp đặt theo kiểu “điều lệ mẫu’’ nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, hớng tới hình thành một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tếở trong nước và chủđộng vươn ra hội nhập kinh tế quốc tế. DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO 1. Dự thảo Nghịđịnh của Chính phủ về “ tổ chức, hoạt động và chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nớc theo mô hình công ty mẹ - công ty con ” 2. Kinh tế và Dự báo Số 4/2001 ; Số 9/2002 ; Số 12/2002 3. Nhà nước và Pháp luật Số 12/2002 4. Tài chính doanh nghiệp tháng 8/2002 5. Tạp chí quản lý Nhà nước 6. Tạp chí Kinh tế - Kế hoạch Số 11/2001 7. Một số thông tin khác trên mạng. MỤCLỤC Mởđầu 1 Nội dung 2 I. Mô hình công ty mẹ - công ty con (CTM- CTC) 2 1. Thực chất mô hình công ty mẹ - công ty con 2 2. Ưu điểm của mô hình 2 3. Nhược điểm 3 II. Khả năng vận dụng mô hình CTM- CTC trong nền kinh tế Việt Nam 3 1. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty (TCT), doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang mô hình CTM- CTC 3 2. Bước đầu của quá trình áp dụng mô hình CTM-CTC ở nước ta 5 3. Những bước đầu thíđiểm mô hình CTM- CTC ở nước ta 7 III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chếđộ hoạt động của mô hình CTM- CTC vàđưa mô hình vào áp dụng 9 Kết luận 11 Danh mục tài liệu tham khảo 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet N.P. Berlatafly.doc
  • docxThuyet N.P. Berlatafly.docx
Luận văn liên quan