Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua xử lí một số tình huống thực tế khi vận hành động cơ đốt trong bằng vận dụng kiến thức phần “ Động cơ đốt trong” công nghệ 11

Nhóm 5: Tình huống 9 và tình huống 10 * Tình huống 9: - Đèn xe, điều hòa hoạt động được là nhờ nguồn điện phát ra từ động cơ đốt trong do vậy tiêu tốn nhiên liệu. Vậy để tiết kiệm nhiên liệu ta sẽ không dùng đèn và không dùng điều hòa có được không? Như vậy giải quyết được vấn đề tiết kiệm nhiên liệu nhưng sức khỏe con người sẽ bị đe dọa. Vậy nên chúng ta sử dụng như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe mà vẫn tiết kiệm năng lượng. Đó là chỉ dùng đèn xe khi cần thiết. Với điều hòa trước khi bật đặc biệt vào mùa hè cần mở hé cửa để nhiệt độ bên trong xe và bên ngoài không quá chênh lệch. Chỉ sử dụng khi cần thiết, trước khi dùng xe khoảng 15- 20 phút ta sẽ tắt điều hòa. Vì sau khi tắt nhiệt độ cũng tăng từ từ nên vẫn đảm bảo đồng thời khi xuống xe cũng đảm bảo sức khỏe. * Tình huống 10: - Đặc điểm về mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay ở Việt Nam rất phức tạp. Hệ thống các đèn giao thông dày đặc ở các ngã rẽ. Việc dừng xe chờ đèn tín hiệu xảy ra rất nhiều và còn nhiều lúc cần phải dừng xe như có việc bận, hoặc bị tắc đường. - Khi dừng xe quá lâu trên 20s thì nên tắt máy động cơ. - Ở một số loại xe đời mới khi vận hành nên chọn chế độ dừng khi tắt máy quá lâu.

doc15 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua xử lí một số tình huống thực tế khi vận hành động cơ đốt trong bằng vận dụng kiến thức phần “ Động cơ đốt trong” công nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua xử lí một số tình huống thực tế khi vận hành động cơ đốt trong bằng vận dụng kiến thức phần “ Động cơ đốt trong” công nghệ 11. 2. Mục tiêu dạy học Dự án nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức về động cơ đốt trong vào thực tế đời sống, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập đồng thời thông qua dự án giáo dục về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh. Kiến thức công nghệ: Học sinh ôn tập và vận dụng kiến thức phần “Động cơ đốt trong” vào tình huống lựa chọn công nghệ và vận hành động cơ đốt trong trong thực tế. Từ đó hiểu rõ về nguyên lí làm việc và cấu tạo và ứng dụng của động cơ đốt trong. Tin học: Giải quyết được các phép toán đơn giản, biết trình bày trong word, powerpoint. Kĩ năng: Hợp tác, làm việc nhóm; biết liên hệ nội dung các bài học với thực tế đời sống. Thái độ: Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tuyên truyền vận động mọi người xung quanh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các kiến thức liên môn cần vận dụng để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra: Công nghệ, Vật lí, Hóa học, Tin học và kiến thức về sử dụng nguồn năng lượng trong đời sống hiện nay. 3. Đối tượng dạy học của dự án - Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 11D gồm 26 nữ và 16 nam. 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án, rèn luyện cho học sinh tư duy so sánh – phân tích – khái quát hóa, tư duy mở rộng trong việc vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống Các tình huống đưa ra khi lựa chọn công nghệ và vận hành động cơ đốt trong còn ít và đơn giản nhưng qua đó hình thành cho học sinh ý thức và trách nhiệm sử dụng năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, qua đối tượng học sinh tuyên truyền tới mọi người xung quanh cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 5. Thiết bị dạy học và học liệu * Các thiết bị: Máy chiếu, máy vi tính. * Các ứng dụng CNTT: + HS tìm kiếm hình ảnh liên quan đến dự án để thiết kế bài trình chiếu. + Thiết kế bài trình bày đa phương tiện để giới thiệu dự án của nhóm. * Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa công nghệ 11 - Nxb Giáo dục - Sách giáo viên công nghệ 11 - Nxb Giáo dục - Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phỏ thông. - Động cơ đốt trong- PGS-TS Phạm Minh Tuấn. Nxb Khoa học và kĩ thuật 2001. - Bài tập thực hành kĩ thuật 11 - Nguyễn Tất Tiến. Nxb Giáo dục 2002. - Lí thuyết và kĩ năng thực hành nghề sửa chữa xe máy. Hoàng Minh Tác và Hoàng Ngọc Thuyết -Nxb giáo dục 2001 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 6.1. Phương pháp dạy học áp dụng: Dạy học dự án. 6.2. Ý tưởng dự án Ứng dụng của động cơ đốt trong sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,... đặc biệt là trong giao thông vận tải. Nhiên liệu mà động cơ đốt trong sử dụng chủ yếu là nguồn nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ. Đây là nguồn năng lượng đang cạn kiệt cần được khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Với đất nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, số lượng phương tiện xe máy, ô tô ... tham gia giao thông, số lượng máy móc sử dụng động cơ đốt trong tham gia phục vụ sản xuất là rất lớn. Vấn đề cấp bách đặt ra là lựa chọn và sử dụng các phương tiện, máy móc đó như thế nào sao cho tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả nhất. Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cần phải lựa chọn công nghệ và ý thức sử dụng của con người khi vận hành máy móc, phương tiện đó trong thực tế. Ở dự án này học sinh đóng vai trò là người lựa chọn công nghệ và vận hành thiết bị, máy móc đó. Bằng các kiến thức về động cơ đốt trong và kiến thức về các môn học liên quan, học sinh lựa chọn công nghệ sử dụng, phát hiện và xử lí các tình huống thực tế giúp đảm bảo an toàn cho động cơ khi hoạt động và tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Từ đó, hình thành cho học sinh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và thông qua học sinh tuyên truyền mọi người xung quanh cùng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 6.3. Mục tiêu dạy học + Học sinh vận dụng được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong , cấu tạo và ứng dụng của động cơ đốt trong đế xử lí các tình huống thực tế. + Ứng dụng tin học trong thiết kế bài dự thi. + Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet để khai thác hiệu quả các thông tin về kênh hình, kênh chữ như tìm hiểu những hỏng hóc thường gặp ở động cơ đốt trong và ứng dụng của động cơ đốt trong và tìm hiểu nguồn năng lượng hiện nay + Tích hợp kiến thức nguồn năng lượng hiện nay vào bài học. 6.4. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện dự án 6.4.1. Giáo viên: + Đề xuất dự án trong đó học sinh đóng vai trò là người lựa chọn công nghệ và vận hành động cơ đốt trong. Giáo viên đưa ra các tình huống về lựa chọn công nghệ và vận hành động cơ đốt trong sao cho sử dụng năng lượng tiết kiệm để học sinh lựa chọn và hoàn thành sản phẩm dự án. 6.4.1.1. Các tình huống về vấn đề lựa chọn công nghệ cho các thiết bị, máy móc mà nguồn động lực là động cơ đốt trong nhằm tiết kiệm nhiên liệu sử dụng: Tình huống 1: Thực tế, loại xe Simsơn, Minsk còn rất ít. Các em chỉ thấy xe này hoạt động khi chở hàng nặng, hoặc ở vùng đồng rừng. Tại sao vậy? Tình huống 2: Khi xem quảng cáo trên truyền hình về các dòng xe sử dụng kim phun điện tử tiết kiệm nhiên liệu. Theo em, có đúng là tiết kiệm nhiên liệu không hay chỉ là phương thức bán hàng? Nếu đúng là tiết kiệm nhiên liệu thì nó tiết kiệm như thế nào? Tình huống 3: Khi sử dụng xe máy nên lựa chọn loại xăng nào để quá trình vận hành tránh gây tiếng nổ lục bục và tiết kiệm nhiên liệu? 6.4.1.2. Các tình huống về ý thức của người sử dụng thiết bị, máy móc mà nguồn động lực là động cơ đốt trong nhằm tiết kiệm nhiên liệu sử dụng: Tình huống 4: Vận hành động cơ đốt trong khi nghe tiếng máy nổ có nhiều tiếng gõ. Tiếng gõ này phát ra từ nắp của động cơ chứ không phải bộ phận truyền lực. Hiện tượng đó là hiện tượng gì, xử lí nó như thế nào nó ảnh hưởng gì đến tiêu tốn nhiên liệu? Tình huống 5: Tại sao khi đi xe máy có hộp số leo dốc hoặc đi đường không bằng phẳng cần về số để góp phần giảm tiêu hao năng lượng và leo dốc được dễ hơn? Tình huống 6: Việc bảo dưỡng động cơ đốt trong đúng định kì có ảnh hưởng như thế nào đến tiêu hao năng lượng sử dụng? Tình huống 7: Lái xe với vận tốc như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu và phù hợp với luật giao thông hiện nay? Tình huống 8: Tại sao khi lốp xe máy ô tô bị non thì lại tiêu tốn nhiên liêu? Tình huống 9: Các thiết bị trên xe như điều hòa điện thắp sáng đèn xe tiêu tốn nhiên liệu không? Vậy để tiết kiệm nhiên liệu ta sử dụng các thiết bị như thế nào? Tình huống 10: Khi tạm thời dừng xe quá lâu cần làm gì để tiết kiệm nhiên liệu? 6.4.2. Học sinh - Lựa chọn các tình huống của dự án. - Làm việc theo nhóm để: Đặt tên cho dự án. Lập kế hoạch thực hiện dự án. Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm. + Làm việc theo cá nhân để thu thập thông tin theo sự phân công của nhóm, như: Xác định rõ các thông tin cần tìm hiểu trong thực tế Trong mỗi buổi thảo luận, từng cá nhân báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công. + Làm việc theo nhóm để: Đưa ra bài toán cụ thể cần giải quyết với các điều kiện rõ ràng. Chuyển bài toán thực tế trong cuộc sống thành một bài toán về tìm hiểu nguyên lí làm việc động cơ đốt trong. Thảo luận các thông tin thu được từ các cá nhân. Sử dụng Powerpoint để thiết kế bài trình bày đa phương tiện. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi hoàn thành dự án: những khó khăn trong quá trình thực hiện; những kiến thức, kĩ năng thu được từ dự án; hướng mở rộng dự án; Hoàn thành sổ theo dõi dự án. Để dự án được thực hiện đúng thời gian quy định, giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể triển khai dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá thông qua các buổi sinh hoạt của các nhóm tham gia. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Trên cơ sở nghiên cứu về khái quát lí luận về tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập, chúng tôi có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá các đội qua các phần thi và qua đó đánh giá tính khả thi của đề tài chúng tôi thực hiện. Kết quả của hội thi dựa vào kết quả đánh giá của ban giám khảo. Để thúc đẩy, khích lệ học sinh trong quá trình học tập của mình, việc đánh giá do cả giáo viên và học sinh cùng tham gia. Các tiêu chí đánh giá do giáo viên xây dựng tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh, mức độ khó dễ của dự án. Trên cơ sở các tiêu chí tổng quát, các nhóm học sinh thảo luận đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá trong hội thi. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá và tạo điều kiện để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, từ đó học sinh tự điều chỉnh quá trình học. Đánh giá dự án thông qua: + Đánh giá đồng đẳng (5/9 thành viên trong ban giám khảo là học sinh, đây là đại diện của mỗi nhóm tham gia thi) + Giáo viên đánh giá học sinh (4/9 thành viên trong ban giám khảo là giáo viên). Trong đó: Đánh giá phần giới thiệu (BGK đánh giá): chiếm 10% tổng số điểm của hội thi, thời gian tối đa là 5 phút. Đánh giá phần dự án (BGK đánh giá): chiếm 80% tổng số điểm của hội thi gồm: + Đánh giá qua bài trình bày đa phương tiện. + Đánh giá qua sản phẩm của học sinh. + Chất lượng bài làm về hình thức, công phu. + Khả năng thuyết trình sản phẩm học tập của nhóm. + Vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. + Sản phẩm bài làm của nhóm học sinh phải giải quyết các tình huống mà giáo viên đưa ra, có lí luận chặt chẽ từ kiến thức đã học vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế. Đánh giá qua sổ theo dõi dự án và quá trình thực hiện dự án (giáo viên hướng dẫn và 5 thành viên đại diện của mỗi nhóm): chiếm 10% tổng số điểm của hội thi. 8. Sản phẩm của học sinh . 8.1 Sản phẩm tham gia tìm hiểu các tình huống thực tế. Nhóm 1: Tình huống 1 và tình huống 4. * Tình huống 1: Qua tìm hiểu thực tế 2 loai xe: - Động cơ của xe máy Simsơn và Minsk là loại động cơ xăng 2 kì. - Ở động cơ 2 kỳ, có quá trình nạp hòa khí vào xi lanh, quá trình thải khí đã cháy diễn ra đồng thời (quá trình quét và thải khí ), có giai đoạn lọt khí. Như vậy, hòa khí chưa được cháy để sinh công đã được thải ra ngoài. Gây nên tốn xăng. - Chính vì lí do này nên các loại xe dùng động cơ 2 kì như xe máy Sim sơn và Minsk ít được sử dụng hiện nay nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu. - Tuy nhiên vẫn còn gặp loại động cơ này thồ hàng hoặc chạy ở vùng thường xuyên leo dốc như đồng rừng vì động cơ này khỏe được giải thích như sau: Theo nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì thì một chu trình làm việc của động cơ 2 kì được thực hiện trong 2 hành trình của pittông, ứng với một vòng quay của trục khuỷu có 1 hành trình sinh công. So với động cơ 4 kì thì trong một chu trình làm việc được thực hiện trong 4 hành trình của pittông, ứng với 2 vòng quay của trục khuỷu có 1 hành trình sinh công. Nên động cơ 2 kì khỏe hơn so với động cơ 4 kì nếu cùng thông số. Với những lí do trên nên động cơ xăng 2 kì ít được sử dụng, đặc biệt là động cơ xăng có công suất lớn hiện nay không dùng động cơ 2 kì mà sử dụng động cơ 4 kì nhằm tiết kiệm nhiên liệu. * Tình huống 4: - Với tình huống đặt ra đã loại trừ các trường hợp tiếng gõ đó là do hệ thống truyền lực gây ra. Vậy tiếng gõ này chỉ có thể là do các cơ cấu của động cơ gây ra. - Theo tình huống đặt ra tiếng gõ phát ra từ nắp máy động cơ. Vậy tiếng gõ này được gây nên bởi cơ cấu phân phối khí. Tiếng gõ có thể là do trục cam bị mòn hoặc do va đập của xupap. - Thường thì tiếng gõ lạ xảy ra như vậy chủ yếu do khe hở nhiệt xu páp không còn đúng theo yêu cầu làm xu pap va đập gây tiếng kêu. Khi xác định là do xupap bị va đập thì cần phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt. - Khe hở nhiệt là khe hở giữa đầu cò mổ và đuôi xupap. Khe hở nhỏ làm kênh xupáp khi dãn nở xu páp đóng không kín. Khe hở lớn gây ra tiếng gõ và làm giảm hành trình mở xu páp. - Điều chỉnh khe hở nhiệt kịp thời sẽ giúp cơ cấu phân phối khi hoạt động không gây tiếng gõ và việc đóng mở các cửa khí tốt hơn, động cơ làm việc công suất lớn nhất, nhằm tiết kiệm nhiên liệu sử dụng. Nhóm 2: Tình huống 2 và tình huống 3 * Tình huống 2: - Nhiệm vụ của hệ thống phun xăng là: - Phun xăng vào đường ống nạp hoặc xi lanh động cơ. - Chế độ làm việc của vòi phun được điều khiển như sau: Bộ điều khiển phun nhận tín hiệu từ cảm biến ( mạch điện tử) đo các thông số thực tế chuẩn xác của động cơ, sau đó quyết định lượng nhiên liệu phun ra sao cho phù hợp với từng chế độ làm việc động cơ. Kết luận: - Lượng nhiên liệu phun vào được xác định từ những thông số trạng thái thực tế của động cơ, nên phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ, do vậy quá trình cháy diễn ra tốt hơn, công suất động cơ đảm bảo, giảm tổn thất xăng. - Do vậy những quảng cáo đó là đúng. Xu thế hiện nay là dùng loại động cơ có hệ thống phun xăng điện tử để tiết kiệm nhiên liệu. * Tình huống 3: - Trên thị trường hiện nay chủ yếu sử dụng một trong hai loại là xăng RON 92 hoặc 95 hay Mogas (Motor Gasoline) 92, 95 - Các con số 92 và 95 là chỉ số Octan RON, biểu thị khả năng chống kích nổ của xăng. Chỉ số Octan càng cao thì khả năng chống kích nổ càng tốt và ngược lại. - Sau khi thử nghiệm nhiều dạng động cơ và nhiều loại xăng có chỉ số Octan khác nhau và các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận lựa chọn chỉ số Octan dựa trên tỷ số nén của mỗi loại động cơ. Với những động cơ có tỷ số nén lớn hơn 9:1 thì nên sử dụng xăng RON 95 và ngược lại. Tỷ số nén Trị số Octan (RON) tối ưu Tỷ số nén Trị số Octan (RON) tối ưu 5:1 72 9:1 95 6:1 81 10:1 100 7:1 87 11:1 104 8:1 92 12:1 108 Dù kết quả cho thấy với những xe có tỷ số nén từ 9:1 trở lên là phải dùng xăng A95 nhưng trên thực tế, các nhà sản xuất thường khuyến cáo xe có tỷ số nén trên 10:1 mới nên sử dụng xăng A95. Còn với loại xăng bán trên thị trường hiện nay là A92, các xe gắn máy có tỷ số nén từ 7:1 đến 10:1 đều có thể hoạt động một cách trơn tru nếu đảm bảo được các thông số kỹ thuật khác như tình trạng sạch sẽ của động cơ, vị trí chốt lửa và thông số quán tính vận hành. Bảng tỷ số nén một vài mẫu xe tại Việt Nam Tên mẫu xe Tỷ số nén Tên mẫu xe Tỷ số nén Honda SH (125i, Mode) 11:1 Yamaha Cuxi 10,5:1 Honda SH150i 10,6:1 Yamaha Nozza 9,3:1 Honda PCX 11:1 Yamaha Luvias 10,9:1 Honda Air Blade 11:1 Yamaha Sirius 9,3:1 Honda Lead 125 11:1 Yamaha Jupiter 9,3:1 Honda Vision 2013 9,5:1 Yamaha Jupiter RC 10,9:1 Honda Future 125 FI 9,3:1 Yamaha Exciter (2012) 11:1 Honda Wave (tất cả) 9:1 Yamaha Exciter (2013) 10,9:1 Honda Super Dream 9:1 Yamaha Nouvo SX 10,9:1 Yamaha Nouvo LX 10,8:1 Suzuki Axelo 125 9,6:1 Suzuki GZ150-A 9,1:1 Suzuki Skydrive125 9,6:1 Suzuki EN150-A 8,9:1 Suzuki Viva 115 FI 9,4:1 Suzuki Hayate 125 9,6:1 Suzuki X-Bike 125 9,6:1 Suzuki Revo 110 9,6:1 Nhóm 3: Tình huống 5 và tình huống 6 * Tình huống 5: - Khi lên dốc hoặc khi đi đường không bằng phẳng đòi hỏi lực kéo của xe phải lớn hơn so với khi đi ở đường bằng phẳng. - Trên hệ thống truyền lực của xe có hộp số, về số ở đây được hiểu chuyển về đường truyền momen quay từ bánh răng có đường kính nhỏ sang bánh răng có đường kính lớn. - Công suất của động cơ có giới hạn mà công suất lại được tính bởi công thức vật lí sau: P = F . v Vậy để tăng lực kéo của xe thì cần phải về số để giảm tốc độ xe giữ công suất động cơ không thay đổi. - Việc về số như vậy có ý nghĩa : Tăng momen quay à tăng lực kéo của xe à giúp xe leo dốc dễ hơn góp phần tiết kiệm nhiên liệu. * Tình huống 6: - Công việc bảo dưỡng là: Thay dầu bôi trơn, tra dầu mỡ, làm sạch bầu lọc khí.... - Lấy ví dụ một công đoạn bảo dưỡng là: Làm sạch bầu lọc không khí. Làm sạch bầu lọc không khí nhằm mục đích để không khí lưu thông tốt, nên lượng không khí nạp vào xilanh động cơ điêzen đảm bảo hoặc hòa trộn với xăng tốt thì quá trình cháy diễn ra triệt để, nâng cao công suất tiết kiệm nhiên liệu. Lấy ví dụ lọc gió của động cơ xe máy Lead khi vận hành động cơ trên 16000km thì cần thay thế lọc gió. Kết luận: - Vậy việc bảo dưỡng động cơ đốt trong theo định kì để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế một số chi tiết, nhằm cho động cơ hoạt động tốt và góp phần tiết kiệm năng lượng sử dụng. Nhóm 4: Tình huống 7 và tình huống 8 * Tình huống 7: * Bảng quy định tốc độ xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg. 50 Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; ô tô sơ mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe gắn máy. 40 Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg. 80 Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ tô buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở lên. 70 Ô tô buýt; tô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. 60 Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy. 50 Từ bảng tốc độ trên, khi lái xe cần phải tuân thủ luật giao thông. Đồng thời khi vận hành động cơ đốt trong mỗi chế độ làm việc của làm việc của động cơ như toàn tải, tải trọng nhỏ, không tải, tăng tốc... thì tiêu hao năng lượng là khác nhau. Để tiết kiệm nhiên liệu thì lái xe đúng tốc độ quy định trên từng đoạn đường và giữ ổn định ở một tốc độ nhất định. Tránh tăng tốc đột ngột liên tục, cần giảm tốc độ một cách từ từ, tránh rà phanh khi cần đỗ mà nên giảm ga từ từ khi cần đỗ... * Tình huống 8: - Lốp dù bơm quá non hay quá căng cũng đều gây tổn thất chi phí, đồng thời gây nguy hiểm cho bản thân người lái và những người xung quanh. Mặt khác, áp suất chuẩn trong lốp xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của lốp, độ êm ái khi chạy xe, kể cả lực kéo và hãm của phanh cũng chịu tác động bởi áp suất hơi. Lốp xe non hơi đồng nghĩa với việc hông lốp bị lún xuống, kéo theo tình trạng gai trên mặt lốp và mòn hông lốp. Bên cạnh đó, lốp non còn làm tăng lực cản và nhiệt độ khiến lốp mòn nhanh hơn, thậm chí trường hợp xấu nhất xảy ra là nổ lốp. Ngoài ra, lốp bơm non hơi dẫn đến tanh lốp dễ bị vênh, có khi sẽ xảy ra hiện tượng lốp xe bị quá nóng khiến cho tăng sức cản lăn và lốp xe bị mòn sớm. Đôi khi nghiêm trọng hơn bơm lốp xe quá non có thể làm hỏng lốp xe. -  Kiểm tra áp suất lốp ở mức tiêu chuẩn theo quy định của nhà sản xuất: Lốp non sẽ khiến ma sát tăng, gây tốn xăng. - Áp suất cao cũng là nỗi ám ảnh của người lái khi mà áp suất hơi ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và độ bền chắc của lốp xe oto, xe máy cũng như các loại xe khác. Bơm lốp quá căng dẫn đến giảm độ bám đường và mòn bất thường, đặc biệt tại cầu truyền thông. Những chiếc lốp được bơm như vậy sẽ bị mòn ở giữa mặt lốp trong khi hai bên mặt lốp vẫn ở tình trạng khá tốt, hầu như không bị ảnh hưởng. Tác động xấu này cũng góp phần làm tăng tốc độ ăn mòn ở phần giữa mặt lốp và giảm tuổi thọ của lốp như đã khuyến cáo ở trên. - Kiểm tra áp suất lốp trước khi khởi hành được xem là một thói quen tốt mà nhà sản xuất khuyên dùng cho mọi loại xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kiểm tra áp suất hơi, trong đó quan trọng và thực tế nhất chính là áp suất lốp phù hợp giúp tiết kiệm nhiên liệu trong toàn bộ quá trình di chuyển và vận hành xe. Nhóm 5: Tình huống 9 và tình huống 10 * Tình huống 9: - Đèn xe, điều hòa hoạt động được là nhờ nguồn điện phát ra từ động cơ đốt trong do vậy tiêu tốn nhiên liệu. Vậy để tiết kiệm nhiên liệu ta sẽ không dùng đèn và không dùng điều hòa có được không? Như vậy giải quyết được vấn đề tiết kiệm nhiên liệu nhưng sức khỏe con người sẽ bị đe dọa. Vậy nên chúng ta sử dụng như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe mà vẫn tiết kiệm năng lượng. Đó là chỉ dùng đèn xe khi cần thiết. Với điều hòa trước khi bật đặc biệt vào mùa hè cần mở hé cửa để nhiệt độ bên trong xe và bên ngoài không quá chênh lệch. Chỉ sử dụng khi cần thiết, trước khi dùng xe khoảng 15- 20 phút ta sẽ tắt điều hòa. Vì sau khi tắt nhiệt độ cũng tăng từ từ nên vẫn đảm bảo đồng thời khi xuống xe cũng đảm bảo sức khỏe. * Tình huống 10: - Đặc điểm về mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay ở Việt Nam rất phức tạp. Hệ thống các đèn giao thông dày đặc ở các ngã rẽ. Việc dừng xe chờ đèn tín hiệu xảy ra rất nhiều và còn nhiều lúc cần phải dừng xe như có việc bận, hoặc bị tắc đường.... - Khi dừng xe quá lâu trên 20s thì nên tắt máy động cơ. - Ở một số loại xe đời mới khi vận hành nên chọn chế độ dừng khi tắt máy quá lâu. 8.2 Hình ảnh các nhóm tham gia trình bày sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docday_hoc_tich_hop_cong_nghe_11_5938.doc
Luận văn liên quan