Tiểu luận Cá nhân luật tố tụng hình sự lần 2

BÀI LÀM a. Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng ? Trả lời: Đây là một khẳng định đúng. Vì: Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tố giác và tin báo về tội phạm: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”. b. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là mọi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án? Trả lời: đây là khẳng định sai. Vì: Căn cứ theo Điều 272 Bộ luật TTHS năm 2003 qui định về tính chất của giám đốc thẩm: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”. Căn cứ theo Điều 273 Bộ luật TTHS năm 2003 qui định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: “Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; 4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự”.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3700 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cá nhân luật tố tụng hình sự lần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM a. Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng ? Trả lời: Đây là một khẳng định đúng. Vì: Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tố giác và tin báo về tội phạm: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”. Tố giác tội phạm: là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật không bắt buộc công dân chỉ được tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà tạo điều kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác. Trước đây, theo quy định ở Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Đến nay, theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, công dân có thể tố giác với bất cứ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Chủ thể tiếp nhận tố giác là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, chủ thể tiếp nhận tố giác không nhất thiết phải là cơ quan giải quyết tố giác. Các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết tố giác cũng phải tiếp nhận tố giác và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phạm vi chủ thể tiếp nhận tố giác tội phạm được mở rộng, tạo cơ chế thông tin nhanh chóng về tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tố giác của công dân có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua điện thoại,…. Nếu người bị hại làm đơn trình áo về sự việc phạm tội gây thiệt hại cho họ thì cũng được coi là tố giác của công dân. Trong trường hợp tố giác được trình bày trực tiếp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản có chữ ký của người tố giác. Và khi cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân thì sẽ báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Tóm lại: Qua những căn cứ pháp lý và phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng: “Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng” là khẳng định đúng. b. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là mọi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án. Trả lời: đây là khẳng định sai. Vì: Căn cứ theo Điều 272 Bộ luật TTHS năm 2003 qui định về tính chất của giám đốc thẩm: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án”. Căn cứ theo Điều 273 Bộ luật TTHS năm 2003 qui định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: “Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; 4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự”. Vi phạm pháp luật nghiêm trọng là các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm các trường hợp được quy định tại Điều 273 Bộ luật TTHS năm 2003. Nói chung chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhưng chỉ có thể coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi và chỉ khi vi phạm đó làm cho việc xét xử vụ án không toàn diện, không bảo đảm khách quan, theo đúng qui định của pháp luật. Thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy: - Điều tra xét hỏi tại phiên toà phiến diện, có nghĩa là việc điều tra xét hỏi chỉ thiên về một mặt, một khía cạnh, không điều tra xét hỏi đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề đó (ví dụ: điều tra xét hỏi các mặt, các khía cạnh chỉ thiên về buộc tội mà không điều tra xét hỏi các mặt, các khía cạnh gỡ tội);  Điều tra xét hỏi tại phiên toà không đầy đủ có nghĩa là điều tra xét hỏi bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án hoặc không điều tra xét hỏi đối với người tham gia tố tụng (ví dụ: không hỏi người bị hại); - Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án tức là trong phần xét thấy, trong phần quyết định của bản án hoặc quyết định của bản án hoặc quyết định không có những vấn đề không phù hợp với những tình tiết khách quan đã thu thập được trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét tại phiên toà hoặc những tình tiết khách quan đã được làm rõ tại phiên toà qua xét hỏi, tranh luận; - Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử là trường hợp Bộ luật TTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc không thực hiện đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện (hướng dẫn tại tiểu mục 4.4 mục 4 Phần I Nghị quyết số 04/2004); - Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS là việc áp dụng sai điểm, khoản, điều luật của BLHS dẫn đến xét xử bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn, về khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn  không đúng với nguyên tắc xử lý vụ án. Cũng coi như sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS nếu áp dụng đúng điểm, khoản, điều luật của BLHS nhưng xử quá nhẹ hoặc xử quá nặng; buộc bồi thường không đúng.... Tóm lại: Từ sự phân tích ở trên có thể khẳng định: “Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là mọi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án” là khẳng định sai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận cá nhân luật tố tụng hình sự lần 2 , bài này mình được 8đ.doc
Luận văn liên quan