Tiểu luận Các hình thái tiền tệ

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế trong khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang có nhiều biến động thì việc duy trì sự phát triển bền vững và hiệu quả có vai trò rất quan trọng và là một điều tất yếu mà tất cả các quốc gia đều mong muốn. Để đạt được điều này, thì phải cần đến vai trò quản lý vĩ mô của NHTW. NHTW có vai trò rất quan trọng đó là thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu quản lý vĩ mô của NHTW nhằm tăng trưởng kinh tế thực tế, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp và liên tục mở rộng tiềm năng sản xuất quốc gia.

doc36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các hình thái tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định: - Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới đồng ý đổi hàng hóa của mình lấy tiền; - Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng; - Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hoá có giá trị khác nhau; - Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở khoảng cách xa; - Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng; - Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi. - Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau. 3.3. Chức năng dự trữ giá trị. Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian. Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua trong những trường hợp này hoặc có thể người ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải. Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền như: Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên cạnh các loại tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. Các chế độ lưu thông tiền tệ. 4.1. Các chế độ lưu thông tiền tệ Chế lưu thông tiền kim loại: Chế độ bản vị học: Là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng bạc nhất định theo pháp luật của nước đó, theo đó nhà nước không hạn chế việc đúc tiền bạc, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng bạc nhất định, được tự do chuyển đổi ra bạc theo tỷ lệ quy định và được lưu thông không hạn chế, chế độ bản vị bạc được lưu hành phổ biến vào đầu thế kỷ XIX trở về trước. Chế độ song bản vị: Khái niệm: Là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước. Bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thể kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19. VD: Năm 1972 ở Mỹ 1 đôla vàng = 1,603g vàng ròng, 1 đôla bạc = 24,06g bạc ròng. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị: + Ưu điểm: - Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng. - Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật. + Nhược điểm: - Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia. - Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá. 4.1.2. Chế độ bản vị tiền vàng: Chế độ bản vị tiền bạc là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm: Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng. Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định. Tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. 4.1.3. Chế độ bản vị vàng thỏi: Chế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Trong chế độ bản vị vàng thỏi, vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượng tiền giấy nhất định, ít nhất phải tương đương một thỏi vàng. Được áp dụng ở Anh năm 1925 và được quy định muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1500 bảng Anh, áp dụng ở Pháp năm 1928 với số tiền giấy phải đổi ít nhất là 225.000 Francs… Chế độ bản vị ngoại tệ: Chế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường. Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác. Để khuyến khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách có trật tự, một hình thức biến tướng của chế độ này được hình thành ở các nước tư bản chủ nghĩa, thịnh hành từ năm 1944 đến năm 1971 và có 2 sự kiện nổi bật: Cuối chiến tranh thế giới lần 2, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàng thế giới. Do đó, bộ tài chính Mỹ, theo hiệp định quốc tế đã làm cho vàng và đôla Mỹ có thể chuyển đổi được lẫn nhau, theo tỷ lệ 35 ông xơ vàng. Theo đó, các nước khác theo hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước đó duy trì một tỷ giá cố định đồng tiền của họ so với đồng đôla Mỹ. Chế độ bản vị ngoại tệ biến tướng này đã hoàn thành sứ mệnh của nó là khuyến khích thương mại quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng từ năm 1960 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đôla Mỹ lạm phát và dự trữ vàng của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị ngoại tệ này đã kết thúc khi tổng thống Mỹ - Nixon tuyên bố không đổi đôla giấy ra vàng ngày 15/8/1971. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàng có bản vị là sức mua hàng hóa dịch vụ. Là chế độ tiền tệ mới trong đó đơn vị tiền tệ của một nước không thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý. Đầu năm 1930 chế độ này đã trở thành phổ biến. Vàng chỉ được dùng để thanh toán các khoản nợ quốc tế, nó bị rút khỏi lưu thông trong nước vì không dùng làm tiền tệ và không được đổi tiền giấy ra vàng. Từ đấy, giá trị thực tế của đồng tiền các nước phụ thuộc vào sức mua của nó tức là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà có thể mua được. Giá trị của một đơn vị tiền tệ được xác định bằng sức mua của nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá chung. Như vậy, mức giá cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp và ngược lại. Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam: 4.2.1. Thời kì phong kiến: Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền Hán nguyên thông bảo của nhà Hán, đồng Khai nguyên thông bảo của nhà Đường. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung quốc cũng được lưu hành. Ngoài những đĩnh vàng, đĩnh bạc, tiền tệ Việt Nam chủ yếu là tiền đồng, tiền kẽm: Thời Đinh, Lê: Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền đồng hiệu Thái bình thông bảo sau đó Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên phúc trấn bảo. Thời Lý: dưới triều vua Lý Thái Tông, tiền đồng có hiệu Minh đạo thông bảo, sang đến triều Lý Thần Tông, tiền đồng hiệu là Thuận thiên thông bảo. Thời Trần, Hồ: các triều vua cũng cho đúc tiền đồng, đến đời Trần Minh Tông (1323) thì chuyển sang đúc tiền kẽm, tuy nhiên do tiền kẽm sử dụng không được thuận tiện nên nhanh chóng bị bãi bỏ. Dưới triều vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính đã bắt đầu cho phát hành tiền giấy gọi là Thông bảo hội sao. Tiền giấy Thông bảo hội sao có các loại mệnh giá sau: 1 quan vẽ rồng, 30 đồng vẽ sóng nước, 10 đồng vẽ cây đào, 5 tiền vẽ chim phượng, 3 tiền vẽ kỳ lân, 2 tiền vẽ rùa, 1 tiền vẽ mây. Dân cư có tiền cũ phải nộp hết vào kho của Nhà nước và cứ 1 quan tiền đồng đổi thành 1 quan 2 tiền giấy, ai tàng trữ sẽ bị tử hình nhằm loại bỏ hẳn tiền đồng và bắt buộc sử dụng tiền giấy nhưng nó chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến 1405 lại trở về sử dụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm. Thời Lê, Mạc: trải qua giai đoạn bị nhà Minh đô hộ, khi Lê Thái Tổ lật đổ ách thống trị của nhà Minh và lên ngôi vua, tiền đồng trong nước không còn, ông cho đúc tiền đồng Thuận thiên thông bảo và quy định 1 tiền bằng 50 đồng. Triều vua Lê Thái Tông đúc tiền đồng hiệu Thiệu bình và quy định 1 tiền bằng 60 đồng. Năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền kẽm và cả tiền sắt, đến năm 1658, tiền kẽm và tiền sắt bị cấm sử dụng. Dưới triều vua Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng), do những cuộc nội chiến liên miên tốn kém chi phí nên nhà vua cho mở rất nhiều sở đúc tiền để đúc tiền kẽm. Năm 1726 (Cảnh Hưng thứ 37), tiền đồng niên hiệu Cảnh Hưng thuận bảo lại được đúc từ binh khí và đại bác bằng đồng không sử dụng nữa. Thời Nguyễn: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau của nhà Nguyễn tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Để trao đổi mua bán những tài sản lớn, phải sử dụng khối lượng tiền đồng, tiền kẽm không tiện, năm Gia Long thứ 11 (1812) bắt đầu đúc bạc đĩnh 1 lạng (1 lạng bạc = 2 quan 8 tiền), đĩnh bạc 10 lạng ( trên có khắc niên hiệu, năm đúc, nơi đúc) và các đĩnh vàng, sử dụng song song với tiền đồng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng. 4.2.2. Thời kì Pháp thuộc (đến 8/1945): Từ 1858 đến 1875 khi chưa có Ngân hàng Đông Dương (NHĐD) thì trên đất Việt sử dụng đồng thời nhiều loại tiền khác nhau: Tiền Frăng của Pháp, tiền Mêxicô, tiền “Liên hiệp Pháp”, tiền Trung Quốc... Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc Mexico nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết 900 phần nghìn). Từ 1875 khi NHĐD thành lập thì dân ta sử dụng tiền Đông Dương mang bản vị bạc. Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc,1 đồng bạc Đông Dương = 24,4935 gram bạc nguyên chất, năm 1895, con số này giảm xuống còn 24,3. Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam, từ Nam kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam phải cho lưu hành khắp Trung kỳ và Bắc kỳ loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Trong phạm vi cả nước, 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe), và giấy bạc Đông Dương. Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng được phát hành. Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887. Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các tờ tiền 5, 20, và 100 đồng. Năm 1895, các đồng xu bằng bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Giữa các năm 1920 và 1922, các tờ bạc 10, 20, và 50 xu cũng được phát hành. Năm 1923, phát hành đồng 5 xu bằng hợp kim cupro-nickel đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ bằng đồng vào năm 1935. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản vị vàng. Năm 1939, tờ 500 đồng mới được phát hành. Cùng năm, Chính phủ toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) phát hành các tờ bạc 10, 20, và 50 xu. Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng nickel và cupro-nickel được phát hành. Các đồng xu Etat Française được phát hành trong thời gian 1942 và 1944 với các mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm. Năm 1945, các đồng 10 và 20 xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1 đồng bằng nhôm không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên "Liên bang Đông Dương" (Indochinese Federation). Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yên Nhật là 0,976 đồng = 1 yên. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc. Từ 1936 đến 1954 chế độ bản vị vàng bị sụp đổ và đồng Đông Dương neo giá trị vào đồng Franc của Pháp - có thể gọi là bản vị Franc Pháp. Tiền Đông Dương có các đơn vị đếm là piastre, cent và sapèque. Piastre phiên sang chữ quốc ngữ thành đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930). Cent khi phiên sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc. Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào. 4.2.3. Thời kỳ từ CMT8/1945 đến nay 4.2.3.1. Thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Pháp 1945 - 1954: Sau Cách mạng Tháng Tám-1945,  Nhà nước Việt Nam non trẻ ra đời. Ngay sau những ngày trứng nước đó, đất nước gặp vô vàn khó khăn, ngân khố quốc gia trống rỗng. Xây dựng một nền tài chính vững mạnh là yêu cầu rất cấp thiết để duy trì hoạt động của một chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng của chính thể VNDCCH phải lãnh đạo toàn dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Kháng chiến và kiến quốc - Trong đó vấn đề tài chính, tiền tệ được đặc biệt quan tâm và coi đó là một vũ khí sắc bén, trực tiếp của cả 2 nhiệm vụ chiến lược nói trên. Ngày 1/12/1945, đúng 3 tháng sau ngày thành lập nước VNDCCH – Mở đầu thời đại Hồ Chí Minh ở Việt nam, đồng tiền tài chính với chất liệu nhôm đầu tiên lọai hai hào và tờ giấy bạc đầu tiên của cách mạng của ta được phát hành, còn được gọi với cái tên rất ấn tượng là: “tờ bạc Cụ Hồ” và được sử dụng song song với đồng bạc Đông Dương. Tiếp theo đó ngày 21/1/1946 ta phát hành đồng tiền nhôm loại năm hào, ngày 31/1/1946 , lần đầu tiên giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành. Các loại giấy bạc đều có ghi chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá. Ngày 13/ 8/ 1946 phát hành giấy bạc trên toàn miền bắc và sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 2 vào tháng 11/1946, chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính tiếp tục phát hành giấy bạc Việt nam trên phạm vi toàn quốc. Để phù hợp với chủ trương "tự cấp, tự túc, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến và địa phương tự lập", Chính phủ đã cho hình thành một chế độ tiền tệ đặc biệt: vừa tập trung, vừa phi tập trung: Trên toàn quốc, nơi nào có điều kiện (chủ yếu là vùng tự do) thì lưu hành tiền tài chính (giấy bạc Việt Nam), nơi nào thuộc vùng địch kiểm soát thì tiêu đồng thời cả tiền Đông dương, cả tiền tài chính địa phương do chính phủ trung ương uỷ quyền cho chính quyền cách mạng địa phương phát hành và gồm cả "tiền Việt Nam hoá" bằng cách đóng dấu của Uỷ ban kháng chiến địa phương lên tiền địch để lưu hành...Đây không chỉ là thời kỳ đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, quân sự với địch, mà thuật ngữ "đấu tranh tiền tệ với địch" cũng trở thành một khẩu hiệu hành động trong chỉ đạo chiến lược của Đảng lao động Việt nam suốt thời kỳ toàn quốc kháng chiến (từ 19/12/1946 đến chiến thắng Điện biên phủ 1954). Khi việc phải khẩn trương in tiền để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của cả xã hội trở nên gấp rút, một nan giải đặt ra cho cách mạng là sử dụng nhà máy in tiền như thế nào, ở đâu? Trong bối cảnh khó khăn đó, chính quyền cách mạng đã nhận được một sự giúp đỡ rất to lớn từ một nhà đại tư sản yêu nước ở Hà Nội. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, người đã dám bỏ ra cả một gia tài khổng lồ để mua lại toàn bộ nhà in Taupin (nằm ở khu Cửa Nam - Hà Nội) của một ông chủ tư sản Pháp để hiến tặng cho cách mạng. Chính nhờ nhà máy in tiền này, những tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhanh chóng được phát hành vào đúng dịp Tết Bính Tuất năm 1946. Cả quân Tưởng và quân Pháp đều điên cuồng tìm mọi cách phá hoại. Bởi vậy, đến cuối năm 1946, nhà máy in tiền được chuyển lên đặt bí mật tại chính đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện để tiếp tục hoạt động. Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng nước ta là vũ khí trên mặt trận tài chính. Thực dân Pháp đã thả 8 quả bom xuống đồn điền Chi Nê, trong đó có 2 quả trúng nhà của ông Đỗ Đình Thiện. Trung tâm ấn loát bị trúng đạn. Kho cà phê và kho vật liệu bị cháy. Gia đình ông Thiện bị thiệt hại nặng. Nhà máy in tiền ở Chi Nê bị bắn phá. Bộ trưởng Lê Văn Hiến đã quyết định chuyển nhà máy lên Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tiếp tục in tiền phục vụ cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước. Do máy móc thô sơ nên các tờ giấy bạc trông khá thủ công. Ngày 5/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc mới, gọi là giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc Tài chánh, cứ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng Tài chánh. Giấy bạc ngân hàng có loại 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Các loại giấy bạc Ngân hàng in ở nước ngoài nên rất sắc sảo, tính mỹ thuật cao. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung bộ và Nam bộ phát hành tiền Cụ Hồ riêng của vùng mình. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc Cụ Hồ do trung ương phát hành, duy có điểm khác là trên giấy bạc có hai chữ ký: chủ tịch UBKC Nam bộ (Phạm Văn Bạch) đại diện Bộ trưởng Tài chánh và Giám đốc Ngân khố Nam bộ - đại diện Tổng giám đốc Ngân khố Quốc gia. Các tỉnh Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Thủ Biên (tức Biên Hòa Thủ Dầu Một), Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh) được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế.... Các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà (Long Xuyên Châu Đốc Hà Tiên); các tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long Trà Vinh) và Bến Tre; tỉnh Mỹ Tho có loại giấy bạc Cụ Hồ chỉ lưu hành trong tỉnh. Các loại giấy bạc này đều có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc Ngữ và chữ Hán), có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh Công nông binh, ảnh trận Giồng Dứa. Trên tờ giấy bạc còn có chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán chỉ mệnh giá. Đặc biệt là hai chữ ký: chủ tịch UBKC hành chánh, đại diện Bộ Tài chánh và Giám đốc Ngân khố Nam bộ đại diện Tổng giám đốc Ngân khố quốc gia. Thời đó, ở Nam bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau. Thực dân Pháp khi gặp tiền Cụ Hồ thì tiêu huỷ, do đó người dân phải cất giấu rất kỹ. Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, vì loại giấy bạc có hình Bác Hồ nên ít ai dám để trong nhà. Có gia đình phải đem giấu kỹ trong những bức tường gạch, lâu ngày nên bị huỷ hoại. Vì vậy loại tiền nầy hiện nay trở nên hiếm đối với những người sưu tập tiền. Bên cạnh đó, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến, mặc dù Chính phủ trung ương có phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do phương tiên giao thông còn khó khăn, các loại tiền này không lưu hành đến Nam bộ. Cho nên tại miền Nam, sau CMT8/1945, đồng bào vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền đồng của chế độ Thực dân phát hành. Các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện hoặc xã có thể sử dụng con dấu Uỷ ban hành chánh kháng chiến và các con dấu khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp, Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh đóng lên những tờ tiền giấy của thực dân Pháp để lưu hành như tiền Việt Minh. Tất nhiên các loại tiền nầy chỉ có giá trị sử dụng ở vùng do cách mạng kiểm soát.   4.2.3.2. Thời kỳ chống Đé quốc Mỹ 1954-1975: Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ năm 1953, lưu hành Đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa) - Chế độ tiền của chính quyền Ngụy Sài Gòn. Chính quyền Ngụy có luật nghiêm cấm lưu hành đồng tiền miền Bắc và đồng tiền Đông Dương ở miền Nam. Chúng thành lập Ngân hàng năm 1954 và cũng lấy tên là NHQG Việt nam, cho phép tiêu song song đồng USD và đồng tiền Quốc gia với tỷ giá 35đồng Quốc gia ăn 1 đồng USD. Tỷ giá này ổn định từ năm 1954 đến năm 1960. Từ năm 1960 đến 1965 đồng tiền Ngụy mất giá dần dần và đến năm 1965 tỷ giá này còn 118đ/USD. Từ năm 1966 đến 1968 sức mua của đồng tiền Ngụy tiếp tục mất giá mạnh xuống còn 250đ/ USD và đến năm 1973 thì tỷ giá này đã là 500đ/ USD - giảm 14,3 lần so với thời kỳ những năm 1954 - 1960. Ở miền Bắc, tiền đồng đã trở thành tiền tệ mới của quốc gia mới được công nhận, với tỷ giá với tiền piastre đang lưu hành đồng Việt Nam Cộng hòa là 32 đồng Bắc Việt Nam = 1 piastre hay đồng Nam Việt Nam. Năm 1956, đồng đã được neo vào Nguyên Nhân dân tệ Trung Quốc với tỷ giá 1,47 đồng = 1 nguyên. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1959, một đơn vị đồng khác đã thay thế loại thứ hai với tỷ lệ 1 đồng năm 1959 = 1000 đồng năm 1951. Một tỷ giá hối đoái với tiền rúp Xô Viết đã được thiết lập năm 1961, với 3,27 đồng = 1 rúp. Bên cạnh đó, vào thời kỳ 1966 -1973 - thời kỳ cả nước có chiến tranh, Nhà nước đã cho phép Quân đội ở tuyến Trường Sơn sử dụng đồng “tiền Trường sơn” hay còn gọi là "phiếu bách hóa" - Một hiện tượng tiền tệ kỳ diệu đã giúp quân đội có một cơ chế "phân phối" rất linh hoạt. Còn người “có tiền” thì tuỳ nghi chủ động đến các binh trạm để “ mua ” hàng cho đơn vị mình đồng thời lại tạo ra được sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa những đơn vị và cá nhân, giữa Quân đội với Thanh niên xung phong trên toàn tuyến Trường sơn - Thay vì việc ủng hộ, tương trợ lẫn nhau bằng hiện vật vốn rất khó khăn và bất tiện thì những người lính dễ dàng ủng hộ nhau dưới hình thức giá trị của định lượng ... 4.2.3.3. Sau 30 tháng 4 năm 1975: Trong 3 năm đầu sau ngày miền Nam giải phóng, để có một thời gian đệm cần thiết và quan trọng, hai miền vẫn dùng hai đồng tiền khác nhau: Miền Bắc vẫn là tiền NHNNVN, miền Nam tiếp tục dùng tiền của chính quyền cũ. Ngày 3/5/1975 chính quyền cách mạng tiếp quản NHQG của Nguỵ quyền Sài gòn và vẫn sử dụng đồng tiền của chế độ cũ trong lưu thông để không gây rối loạn trong lưu thông tiền tệ ở miền Nam những ngày đầu giải phóng. Ngày 6/6/1975 - 5 tuần sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Ông Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và TW Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hoà miền nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là "Tiền Ngân hàng Việt Nam" (còn gọi là tiền giải phóng) vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN ăn 500đ tiền của chế độ cũ từ Quảng Nam-Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải phóng và tương đương với 1 USD. Ngày 2/5/ 1978 - Đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi tiền lần thứ hai trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1đ tiền NHNN cũ ở miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam ăn 1đ NHNN mới. Sau bao biến cố của lịch sử, đồng tiền mới được thống nhất trên phạm vi cả nước. Lẽ ra đây sẽ là thời điểm đầu tiên của lịch sử phát triển tiền tệ của đất nước, nhưng đáng tiếc là vì nhiều nguyên nhân, đồng tiền lại rơi vào những thăng trầm mới. Ngay sau đó do nền kinh tế nói chung còn ở trình độ quá nghèo nàn, lạc hậu lại do những sai lầm trong cải tạo các thành phần kinh tế - nhất là cải tạo giới công thương nghiệp miền Nam để áp dụng cơ chế bao cấp giống như ở miền Bắc trong cả nước nên lạm phát đã liên tục gia tăng – Từ chỗ giá trị đồng tiền mới sát với sức mua của đồng Dola Mỹ (1,25đ/1USD) đã nhanh chóng bị “doãng ra”. Đồng tiền NHNN VN mất giá mạnh so với đồng USD, đến trước ngày đổi tiền tháng 9/1985 tỷ giá giữa đồng tiền NHNN VN so với đồng USD đã là: 150đ/USD. Do lạm phát quá cao, Chính phủ phải thực hiện đổi tiền thứ ba vào tháng 9/1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới. Vào năm 2003 ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành tiền polymer mệnh giá 500.000, 200.000, 100.000, 50.000, 20.000… tiền xu: 5.000, 2000, 1000, 500, 200. Đến nay hầu hết các hệ thống NHNN và NHTMQD đã nối mạng thông suốt từ TW đến các chi nhánh khu vực và cơ sở. Mở ra nhiều hình thức thanh toán thuận tiện như máy rút tiền tự động ATM. Tốc độ thanh toán tăng mạnh. Nhờ phát triển các công cụ và hình thức thanh toán, tỷ lệ tiền mặt chiếm trong cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán đã giảm dần. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây cao, khoảng 7-8% đặc biệt là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO nên vị thế đồng tiền Việt Nam đã được nâng cao trên trường quốc tế. Vai trò của tiền tệ: Sự phát triển của vai trò tiền tệ. Vai trò tiền tệ được thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển các loại hình tiền tệ được thể hiện qua 3 giai đoạn phát triển kinh tế xã hội sau: Giai đoạn sản xuất trực tiếp: Trao đổi hàng hóa chưa xuất hiện tiền chưa xuất hiện và tất nhiên tiền chưa có vai trò. Giai đoạn sàn xuất gián tiếp hàng đổi hàng: Trao đổi hàng hóa trực tiếp bằng cách đổi hàng lấy hàng chưa có tiền tham gia. Vật thể trung gian trở thành phương tiện trao đổi hàng hóa. Vật trung gian đó sau này trở thành tiền tệ. Vai trò của tiền tệ xuất hiện và phát huy tác dụng. Giai đoạn sản xuất gián tiếp sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi: Tiền phát sinh và xuất hiện dưới nhiều hình thức: tiền mặt, Séc, chuyển khoản hối phiếu, chứng khoán, tiền trong nước, ngoại tệ, …Phạm vi hoạt động kinh doanh cũng ngày càng mở rộng: buôn bán trong nước, xuất nhập khẩu,..Các nghiệp vụ tài chính và tiền tệ ngày càng nhiều và phức tạp, do đó vai trò của tiền tệ nổi bật và trở nên cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. 3 giai đoạn phát triển của vai trò tiền tệ. Giai đoạn đầu: (Thế kỷ 5 đến 15 sau công nguyên) Nhà kinh tế thuộc trường phái “trọng thương” đồng hóa sự phong phú về tiền với sự giàu có của một nước và cho rằng cần phải tích lũy quý kim (vàng, bạc) và tiền bạc để làm giàu cho đất nước. Trước thế kỷ XVII quý kim dùng để làm tiền tệ. Tiền giấy chưa lưu hành rộng rãi. Trong thương mại quốc tế người ta dùng quý kim để thanh toán giao dịch. Bệnh sùng bái tiền (phái trọng thương) và tích lũy quý kim đã đưa đến nhiều hậu quả xấu trong sản xuất lưu thông. Khiến người ta phải nhận thức lại về vai trò của tiền. Giai đoạn 2: Các nhà kinh tế châu Âu xác định không phải mục tiêu thương mại, nó chỉ là phương tiện để mọi người trao đổi hàng hóa lẫn nhau. A.Smith (1723-1790); D.Ricardo (1772-1824) đếu cho rằng tiền tệ hầu như không có tác dụng thực sự đối với đời sống kinh tế. Đến thế kỷ XIX người ta bắt đầu thấy tác động quan trọng của tiền cả về mặt xấu và mặt tốt. Nhất là giữa thế kỷ XIX trở đi. Giai đoạn 3: (giữa thế kỷ XIX trở đi) bắt đầu nhận thức vai trò quan trọng của tiền đối với đời sống kinh tế của đất nước, đối với sự cân bằng và mất cân bằng về kinh tế. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại: Là công cụ thực hiện yêu cầu hoạch toán kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa. Vì vây tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp và từng cá nhân trong xã hội. Tiền là công cụ được pháp luật quy định dùng để hạch toán giá trị, nộp thuế, phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế thay các công cụ hạch toán khác ( hiện vật , thời gian ) Là công cụ quản lý vĩ mô: Vai trò này của tiền tệ thể hiện qua các mặt sau: - Trong quá trình nhà nước hoạch định chính sách, chiến lược và đề ra các giải pháp kinh tế đều phải tính đến khả năng cung ứng của các nguồn tiền tệ cho các chính sách đó. Để việc hoạch định các chính sách thành công, đồng thời trong các trường hợp mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông tiền tệ thì nhà nước phải tính đến khả năng bồi đắp khi bội chi và điều chỉnh khi bị lạm phát và mất giá. - Tiền tệ còn đóng vai trò hướng dẫn các hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế hoặc xóa bổ các hoạt động kinh tế không phù hợp với pháp luật. - Tiền tệ còn góp phần điều chỉnh các quan hệ kinh tế để các quan hệ kinh tế đó thích hợp với những biến động hoặc những thay đổi của môi trường pháp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển của quốc gia. 5.2.3. Công cụ thể hiện chủ quyền quốc gia: Ngày nay mỗi quốc gia đều có thứ tiền riêng của mình và tiền tệ trở thành công cụ để thể hiện chủ quyền quốc gia. Mỗi quốc gia chỉ có thể nắm được chủ quyền kinh tế chinh trị của mình nếu nước ấy có thể phát hành một thứ tiền riêng Đến cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21 nền kinh tế thế giới đã hội nhập và toàn cầu hóa. Đồng tiền chung của một số khu vực đã xuất hiện như đồng EURO là đơn vị tiền tệ của liên minh tiền tệ châu Âu. Sự ra đời đông EURO là một minh chứng cho sự bảo vệ an ninh về tài chính và chủ quyền của liên minh châu Âu chống lại sự xâm nhập của đồng tiền Đức vào thời kì đó. Chương II. Ngân hàng trung ương Việt Nam Sự ra đời và phát triển. Quá trình hình thành NHTW ở các nước khác nhau ; là một quá trình lâu dài và thường là đa dạng. Đó là do ở mỗi nước có những điều kiện, đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội. tuy nhiên về mặt tổng quan, chúng ta có thể khái quát quá trình ra đời của NHTW qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn ra đời ngân hàng phát hành độc quyền. Từ cuối thế kỷ 17 trở về trước, hoạt động ngân hàng mang 2 đặc trưng lớn: Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, không ràng phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi ngân hàng đều có chức năng hoạt động gần giống như nhau, đó là: nhận ký thác, cho vay, chiết khấu thương phiếu, phát hành giấy bạc vào lưu thông và thực hiện các dịch vụ tiền tệ như đổi tiền, chuyển ngân, thanh toán… Đến thế kỷ 18, do sản xuất phát triển, lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi, đòi hỏi lưu thông tín dụng cũng phải có phạm vi rộng để đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Muốn vậy, kỳ hiếu ngân hàng phát hành ra phải có uy tín. Thế là diễn ra quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng về nghiệp phát hành tiền. Bên cạnh đó, Nhà nước của các quốc gia cũng nhận ra rằng, việc có nhiều ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền trong một nền kinh tế dễ làm cho lưu thông tiền tệ hỗn loạn, cản trở quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Lúc này, Nhà nước của các quốc gia bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng, bằng cách ban hành các đạo luật, mà theo đó, chỉ cho phép một số ngân hàng thoả mãn được những tiêu chuẩn quy định được phát hành tiền vào lưu thông. Kết quả của các quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng về nghiệp vụ phát hành tiền và sự can thiệp của Nhà nước làm cho các ngân hàng được chia làm 2 loại: Ngân hàng trung gian: Là loại ngân hàng không được phép phát hành giấy bạc ngân hàng, mà chỉ được phép giao dịch với công chúng, thực hành kinh doanh tiền tệ thuần tuý. Ngân hàng phát hành: Đây là các ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh, được phéơ phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông. Ngân hàng phát hành giảm dần và đi đến không được thực hiện các nghiệp vụ và chức năng vốn có của ngân hàng thương mại. Tức là không giao dịch với công chúng, mà chỉ giao dịch với các ngân hàng trung gian. Nói chung, dọc theo các thời điểm từ giữa thế kỷ 18 đến thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, ở hầu hết các nước, các chính phủ đều lần lượt giới hạn của các ngân hàng về một số ít ngân hàng và cuối cùng là chỉ về một ngân hàng. Giai đoạn 2: Giai đoạn ngân hàng phát hành độc quyền thành NHTW. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng đã tập trung vào một ngân hàng duy nhất – ngân hàng phát hành độc quyền, nhưng ngân hàng phát hành độc quyền vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Điều này thực sự nguy hiểm, vì không có gì đảm bảo rằng những tư nhân này sẽ không đưa ra những chính sách có hại cho quốc gia, cho nền kinh tế khi mà quyền lợi cá nhân của họ bị đe doạ hoặc là mâu thuẫn với lợi ích từ quốc gia. Nói một cách khác, việc ngân hàng phát hành độc quyền vẫn thuộc sở hữu tư nhân sẽ không cho phép nhà nước có thể can thiệp một cách thường xuyên và kịp thời vào hoạt động kinh tế thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã để lại nhiều bài học quý giá về vấn đề phát hành tiền, vấn đề quản lý tiền tệ và tác động của các chính sách tiền tệ đến các động thái của các nền kinh tế vĩ mô như sự tăng trưởng và sự suy thoái, thất nghiệp, ổn định giá cả và lạm phát… Lúc này, Nhà nước của các quốc gia nhìn thấy được vai trò cực kỳ to lớn của ngân hàng phát hành độc quyền, nên thực sự muốn thâu tóm nó để nắm lấy một phương diện cơ bản của kinh tế thị trường, đó là tiền tệ, hòng giải quyết những bất ổn của nền kinh tế. Giải pháp cho vấn đề này là các nước lần lượt quốc hữu hoá ngân hàng phát hành độc quyền. Trong thời kỳ này, khái niệm “Ngân hàng trung ương” đã ra đời thay thế cho khái niệm “ngân hàng phát hành độc quyền”. Đây không chỉ thay đổi thuần tuý về tên gọi, mà còn bao trùm sự thay đổi cả về chức năng hoạt động. Nếu ngân hàng phát hành độc quyền có chức năng độc quyền phát quản lý nhà nước hành giấy bạc vào lưu thông, thì NHTW, ngoài chức năng đó còn có chức năng về hoạt động tiền tệ- tín dụng- ngân hàng. Như vậy, có thể nói sự ra đời của NHTW xuất phát từ sự đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hoá, cùng với yêu cầu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, trong nhiều thế kỷ trước vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, thương mại kém phát triển, do đó hoạt động kinh doanh tiền tệ ra đời muộn màng (thế kỷ 19). Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam (1875), xuất hiện cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp. Cách mạng tháng Tám- 1945 thành công, chính phủ đã giao cho bộ tài chính phát hành tiền, gọi là tiền tài chính. Năm 1947,theo sắc lệnh số 14/SL ngày 3/2/1947 của chính phủ , tổ chức tín dụng đầu tiên của nước ta được thành lập là Nha Tín Dụng trực thuộc bộ tài chính, nhằm phục vụ cho vay phát triển sản xuất. Ngày 6/5/1951, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 14/SL thành lập Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam (sau này đổi tên thành Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam). Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ra đời giữ vai trò độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng, đồng thời kiêm nhiệm luôn các chức năng của ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng lúc này là mô hình ngân hàng 1 cấp: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Ngân hàng đầu tư Ngân hàng ngoại thương Quỹ tiết kiệm Các chi nhánh Từ khi có nghị định 53/HĐBT(26/3/1988) và đặc biệt là hai pháp lệnh ngân hàng (37 và 38) ngày 23/05/1990 (có hiệu lực ngày 1/10/1990). Lúc này hệ thống ngân hàng Việt Nam mới được phân định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của cấp quản lý vĩ mô và cấp kinh doanh. Hệ thống ngân hàng là mô hình cấp 2: Ngân hàng trung ương Ngân hàng chính sách xã hội Quỹ tín dụng nhân dân Công ty tài chính Ngân hàng thương mại Theo đó, Ngân Hàng Nhà Nước đóng vai trò NHTW, có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng, là cơ quan duy nhất phát hành giấy bạc ngân hàng duy nhất ở nước ta Vị trí của NHTW Việt Nam. NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ. Điều 1, Luật NHNN Việt Nam quy định: “NHNN Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, NHTW Việt Nam là cơ quan ngang Bộ, Thống đốc NHNN Việt Nam là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực được giao. Mô hình NHTW Việt Nam so với các nước trên thế giới thế giới. Điểm giống nhau. Về hệ thống tổ chức của NHTW nói chung đều được tổ chức bố trí theo kiểu hình chóp hai cấp: - Trụ sở NHTW đặt tại Thủ đô. - Các chi nhánh đặt tại các Tỉnh, Thành phố, hoặc khu vực Tại trụ sở Trung ương sự bố trí thành lập các khâu để thực hiện chức năng nhiệm vụ có tính chuyên ngành cao (hoạch định chính sách, phát hành, tín dụng…), tại các chi nhánh cũng bố trí cơ cấu tổ chức thành các phòng ban để đảm bảo các nhiệm vụ trên địa bàn. Điểm khác nhau. Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 ghi: “NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng NHTƯ của nước CHXHCN Việt Nam…”.Vị thế này của NHNN Việt Nam không giống bất cứ NHTƯ nào trên thế giới, mặc dù bất cứ NHTƯ nào trên thế giới cũng có đồng thời và thống nhất hai chức năng: NHTƯ và quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng. Thực tế, do tính chất đặc thù mà ngay từ khi ra đời, dù là thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu cổ phần của nhiều bên, thì hầu hết các NHTƯ vẫn phải và vẫn được hoạt động mang tính Nhà nước thể hiện thông qua quyền Công pháp ghi trong tất cả các Luật NHTƯ của hầu hết các quốc gia có NHTƯ. Trong khi NHNN Việt Nam đã đặt vị thế là cơ quan, hoặc cơ quan ngang Bộ của Chính phủ lên trên và “tách” chức năng hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng với chức năng NHTƯ. Tuy hệ thống tổ chức bố trí theo kiểu hình chóp gồm trụ sở Trung ương và các chi nhánh, nhưng ở mỗi nước lại bố trí các chi nhánh theo nhiều kiểu khác nhau. - Ở Pháp: trụ sở Trung ương đặt tại thủ đô ở Paris, các chi nhánh đặt trên địa bàn các Tỉnh, thành phố và khu vực. Phần lớn các nước và Việt Nam đều áp dụng tổ chức này. - Ở Đức: Trụ sở Ngân hàng trung ương lại được đặt ở thành phố Frankfurt, một trung tâm thương mại lớn chứ không đặt tại thủ đô, còn các chi nhánh thì được đặt ở các bang. - Ở Mỹ: có mô hình khá riêng biệt so với các nước. Trong toàn nước Mỹ người ta chia làm 12 khu vực và ở mỗi khu vực thành lập một ngân hàng dự trữ liên bang, ngân hàng này đóng vai trò quan trọng, là NHTW của khu vực. Lãnh đạo của 12 ngân hàng dự trữ liên bang là hội đồng các Thống đốc đặt trụ sở tại thủ đô Washingtơn. Toàn bộ hợp thành NHTW Mỹ. 4. Ưu, nhược điểm của NHTW Việt Nam. 4.1. Ưu điểm. Chủ động trong việc cung ứng tiền tệ để điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm của nền kinh tế. NHTW thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó, đồng thời nó thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài chính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng và thanh toán với nước ngoài; phát hành trái phiếu, cổ phiếu…cho chính phủ kể cả trong và ngoài nước. Bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu… NHTW đã làm trực tiếp tăng (giảm) lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế. NHTW hoạt động hiệu quả giúp nền kinh tế có một nền tảng tài chính ổn định, góp phần vào sự bình ổn và phát triển của nền kinh tế. 4.2. Nhược điểm. NHNN Việt Nam đã đặt vị thế là cơ quan, hoặc cơ quan ngang Bộ của Chính phủ lên trên và “tách” chức năng hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng với chức năng NHTƯ. Đó là điều không cần thiết, dễ tạo ra tư duy và cơ chế hành chính hoá các mặt hoạt động vốn dĩ thống nhất của NHTƯ một quốc gia. Cấu trúc của NHNN theo luật hiện hành còn quá cồng kềnh, chồng chéo, làm giảm hiệu lực quản lý. Luật còn giao trách nhiệm cho các cơ quan Chính phủ, các Bộ và cả Mặt trận tổ quốc Việt Nam phải phối hợp với NHNN trong quản lý, hoặc kiểm tra hoạt động của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và chi tiết hoá chi nhánh NHNN gắn với hệ thống hành chính nhà nước đến từng tỉnh, thành phố trên cả nước…, trong khi đó lại không quy định rõ cơ chế giải trình, cơ chế về tiêu chuẩn, nhiệm kỳ của người đứng đầu ngành Ngân hàng của quốc gia… Đó là những điều bất cập với mô hình và vị thế của hầu hết NHTƯ trên thế giới. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHNN làm chức năng NHTƯ còn đơn điệu, thiếu tính khoa học, đã và đang không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thị trường Việt Nam và hiện đang được xếp một cách độc lập ở dưới các chức năng được gọi là quản lý nhà nước của NHNN. Biểu hiện rõ nhất là có quá nhiều nghiệp vụ và quyền lực quan trọng của NHNN lại được qui định dưới dạng: “do Chính phủ, do Thủ tướng quyết định, và/hoặc theo qui định của pháp luật…”, làm cho luật trở thành “luật ống” và/hoặc tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau cũng như cần quá nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn. 5. Vai trò của NHTW. Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. 5.1. NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền     Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, NHTW trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp NHTW điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế. 5.2. NHTW là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian. 5.2.1. NHTW là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian.     Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản và kí quỹ tại NHTW nên hoàn toàn thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như những thân chủ mua bán lẫn nhau cùng có một tài khoản ở một ngân hàng. Vai trò này giúp NHTW kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định. 5.2.2. NHTW là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian.     Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại NHTW, không được cho vay hết. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại. Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc NHTW quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian. 5.2.3. NHTW là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian.     Không có ngân hàng trung gian nào hoặc tổ chức tín dụng nào dám khẳng định rằng trong lịch sử hoạt động của mình chưa hề có lúc kẹt tiền mặt. Những đợt rút tiền ồ ạt của nhân dân ( vì lãi suất thấp, vì lạm phát cao cho nên lãi suất trở thành âm, vì có thể những loại đầu tư khác có lợi cao hơn hoặc vì không đủ tin tưởng vào ngân hàng…) sẽ rất dễ làm cho ngân hàng trung gian vỡ nợ vì không đủ tiền mặt chi trả cho nhân dân. Trong trường hợp như thế khi ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến NHTW vay tiền như cứu cánh cuối cùng. NHTW cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu. Đó là hình thức cho vay qua cửa sổ chiết khấu. Lãi suất của sự cho vay này là lãi suất chiết khấu. NHTW là ngân hàng duy nhất không thể vỡ nợ hay kẹt tiền mặt, đơn giản vì nó rất mất ít thời gian đẩ in tiền mới. Cho nên nó có thể cho ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu. Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay NHTW với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân. Nhưng giả sử NHTW quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến NHTW, NHTW sẽ cho vay với lãi suất 12%. Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của NHTW với lãi suất cao hơn. Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của NHTW sẽ buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống, hay nói cách khác là giảm lượng cung ứng tiền ngân hàng và tăng dự trữ để giải quyết vấn đề khi dân rút tiền. Như vậy khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ làm giảm lượng cung tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, tức là giảm lượng cung tiền trong toàn bộ nền kinh tế và ngược lại.     Trong vai trò cứu cánh cuối cùng với lãi suất cho mình quy định, NHTW dùng lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân hàng trung gian và của nền kinh tế. Qua đây ta thấy được đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô. 5.3. NHTW là chủ ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ 5.3.1. NHTW là chủ ngân hàng của chính phủ   Tùy theo đặc điểm tổ chức của từng nước, chính phủ có thể ủy quyền cho bộ tài chính hay kho bạc đứng tên và làm chủ tài khoản ở NHTW. Hàng quý, hàng năm, tiền thuế thu được và những khoản thu khác của ngân sách được gửi vào NHTW để NHTW sử dụng và trả lãi. Khi chính phủ cần, bộ tài chính hay kho bạc cũng phải làm thủ tục để rút tiền gửi từ NHTW như một khách hàng bình thường. Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có nhiều cách bù vào như: vay của dân bằng cách phát hành công trái, vay của nước ngoài, vay ứng trước thuế, …, và vay của NHTW. Nếu vay của NHTW thì về nguyên tắc có thể thế chấp bằng các loại tài sản mà chính phủ có như: chứng thư chủ quyền tài sản, chứng khoán, vàng… Trong trường hợp chính phủ vay mà không thế chấp thì ngân hàng có quyền từ chối. Nếu NHTW không từ chối được thì nó đành phát hành tiền mặt ngoài dự kiến cho chính phủ làm cho tổng cung về tiền tăng lên và nền kinh tế cũng sẽ biến động theo. Thông qua vai trò là chủ ngân hàng của chính phủ với nghiệp vụ là cho vay, NHTW làm thay đổi lượng tiền tệ trong nền kinh tế, nghĩa là can thiệp vào những biến động của kinh tế vĩ mô. 5.3.2. NHTW là đại lý của chính phủ. Với tư cách là đại lý cho chính phủ, NHTW thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống ngân hàng của nó. Đồng thời nó thay mặt chính phủ trong các thỏa thuận tài chính, viện trợ, vay mượn, chuyển nhượng và thanh toán với nước ngoài. Ngoài ra với tư cách này nó có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu…cho chính phủ kể cả trong và ngoài nước. Bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu…NHTW đã làm trực tiếp tăng (giảm) lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế. Và thông qua đó đã làm tác động đến kinh tế vĩ mô. 5.3.3. NHTW là cố vấn tài chính cho chính phủ. Ngân sách có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế vĩ mô vì nếu hoạt động của ngân sách không hài hòa với chính sách tiền tệ nó sẽ làm cản trở hiệu quả của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô. Với lý do trên NHTW phải tham gia cố vấn cho chính phủ trong chính sách tài chính và kinh tế. Với vai trò này NHTW gián tiếp ảnh hưởng đến việc cung ứng trái phiếu của chính phủ và các hoạt động chi tiêu khác cho hợp lý với ngân sách. Đây là một cách để điều tiết kinh tế vĩ mô. 5.4. NHTW là ngân hàng trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia bao gồm những dự trữ chiến lược cho những trường hợp khẩn cấp như can thiệp vào điều tiết kinh tế, nhập khẩu hàng khẩn cấp để chống khan hiếm và chống lạm phát, khi có thiên tai, chiến tranh… Dự trữ bao gồm: vàng, tiền tệ, …. Với tư cách là ngân hàng của chính phủ, NHTW được giao phó nhiệm vụ quản lý dự trữ quốc gia. Khi nắm trong tay công cụ này NHTW có thể can thiệt bất kì lúc nào vào thị trường ngoại tệ để giữ giá đồng tiền trong nước, hay tăng hoặc giảm giá. NHTW với nghiệp vụ mua bán trên thị trường vàng và ngoại tệ, nó tạo ra hai tác động quan trọng là thay đổi cung ứng tiền và thay đổi tỉ giá hối đoái của đồng tiền trong nước. Hai điều này tác động đến tổng cầu, sản xuất, thu nhập và giá cả và đương nhiên điều này có tác động đến kinh tế vĩ mô. 5.5. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW  NHTW là cơ quan quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng trong một quốc gia. NHTW là tổ chức công quyền được thành lập theo pháp luật của Nhà Nước. Vai trò quản lý vĩ mô của NHTW là: NHTW là cơ quan quan trọng trong bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà Nước, có nhiệm vụ cơ bản ổn định giá trị đồng tiền, quản lý hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong cả nước để hệ thống an toàn và có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, vai trò quản lý vĩ mô của NHTW bao gồm các vai trò sau: Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian. Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội. PHẦN 3: KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế trong khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang có nhiều biến động thì việc duy trì sự phát triển bền vững và hiệu quả có vai trò rất quan trọng và là một điều tất yếu mà tất cả các quốc gia đều mong muốn. Để đạt được điều này, thì phải cần đến vai trò quản lý vĩ mô của NHTW. NHTW có vai trò rất quan trọng đó là thực hiện chính sách tiền tệ, quản lý vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu quản lý vĩ mô của NHTW nhằm tăng trưởng kinh tế thực tế, lạm phát thấp, thất nghiệp thấp và liên tục mở rộng tiềm năng sản xuất quốc gia. Để NHTW phát huy mạnh mẽ vai trò của mình thì Chính Phủ các nước hãy thiết lập cho mình một mô hình sao cho phù hợp nhất với giai đoạn trước mắt cũng như tương lai, không ngừng hoàn thiện hệ thống NHTW để phát huy tối đa vai trò của nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình tài chính-tiền tệ trường ĐHCN TPHCM. - Giáo trình tài chính-tiền tệ trường ĐHKT TPHCM. - - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận các hình thái tiền tệ.doc
Luận văn liên quan