Tiểu luận Các tình huống gian lận, lừa đảo trong ngân hàng hiện nay

MỤC LỤC I-Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay 1. Tình hình kinh tế 2.Thực trạng hoạt động kinh doanh II-Các vụ lừa đảo, gian lận thực tế trong ngân hàng hiện nay 1.Xuất phát từ phía ngân hàng 1.1 Tự phạt lãi suất 1.2 Nhận tiền uỷ thác của tổ chức, cá nhân. 1.3 Lách luật trên hồ sơ vay vốn 2. Về phía các tổ chức , cá nhân khác 2.1 'Mánh' kiếm tiền từ việc ăn cắp thông tin thẻ ngân hàng 2.2 Sử dụng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 2.3 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 2.4 Vụ lừa đảo 120 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Tân Bình III- Nguyên nhân đưa đến những tình huống gian lận, lừa đảo trong ngân hàng 1.Ngân hàng thực hiện cuộc đua lãi suât 2.Xuất phát từ phía khách hàng 3. Từ nội bộ trong ngân hàng IV-Giải pháp đề xuất LỜI MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng thời gian qua ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua hoạt động huy động vốn, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, đây là nơi gắn liền với tiền vốn, tài sản lớn nên ngân hàng đang là đích ngắm của các loại tội phạm với các thủ thuật lừa đảo, gian lận ngày càng tinh vi và phức tạp. Hơn thế nữa, hệ thống ngân hàng nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thì khó tránh khỏi khả năng mắc sai lầm cũng như rủi ro, thiếu sót. Tội phạm từ bên ngoài lẫn bên trong ngân hàng đã và đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như niềm tin nơi khách hàng. Trong phạm vi bài tiểu luận này,chúng tôi sẽ đi vào giới thiệu một số tình huống nổi bật về việc gian lận trong kinh doanh ngân hàng cũng như đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các tình huống gian lận, lừa đảo trong ngân hàng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho kỳ hạn ngày, tuần có vượt trần lãi suất 14%/năm? Giả sử khách hàng gửi 100 triệu đồng theo kỳ hạn 1 ngày lãi suất 13,8%/năm thì ngày đầu tiên, người gửi nhận được số tiền lãi 38.600 đồng. Đến ngày thứ hai, số lãi này được cộng vào số tiền gửi ban đầu, cứ thế, “lãi mẹ đẻ lãi con” cho đến hết tháng thì lãi suất thực tế sẽ lên tới 15%-16%/năm. Tương tự, người gửi tiết kiệm theo kỳ hạn tuần, các khoản tiền gửi thanh toán cũng hưởng được lãi suất thực tế cao hơn 14%/năm... Ngoài ra, do áp lực về chỉ tiêu huy động vốn nên các chi nhánh, phòng giao dịch của nhiều ngân hàng còn “vượt rào” lãi suất bằng chi trả trực tiếp phần lãi suất cộng thêm, chuyển tiền vào tài khoản cho người “đóng vai” giới thiệu khách hàng đến ngân hàng gửi tiền hoặc hợp thức hóa phần lãi suất trả thêm thông qua việc mua - bán vàng… Vụ "xé rào" nghiêm trọng tại HD Bank Từ thông tin trinh sát thu được, ngày 4/10, Thanh tra NHNN và Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã phát hiện và thu thập đầy đủ tài liệu, hồ sơ về việc Chi nhánh Tân Bình của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank) vi phạm nghiêm trọng về quy định trần lãi suất huy động. NHNN cho biết, truớc các bằng chứng rõ ràng, Giám đốc chi nhánh và các cán bộ có liên quan đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.   Điều quan trọng hơn, lực lượng chức năng xác định việc vượt trần lãi suất này là có sự chỉ đạo chung trong hệ thống của HD Bank. "Hành vi vi phạm của HD Bank là hết sức nghiêm trọng, không những vi phạm các quy định của pháp luật mà còn là sự cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại quyền lợi của các TCTD khác trong hệ thống. Đây là hành vi vi phạm có tổ chức. Vụ việc này sẽ được xử lý nghiêm khắc", NHNN nói. Hiện Thanh tra NHNN và Tổng cục Cảnh sát đang mở rộng diện thanh tra và điều tra đối với Hội sở chính và một số Chi nhánh khác của HD Bank. NHNN khẳng định ngoài việc xử lý hành chính, sẽ xử lý hình sự đối với một số đối tượng liên quan. Đây là lần đầu tiên NHNN nhắc tới việc xử lý hình sự hành vi "vượt trần" lãi suất huy động của một tổ chức tín dụng kể từ khi Chỉ thị 02 quy định về trần lãi suất 14% được ban hành ngày 7/9 vừa qua. Trước đó, NHNN đã thể hiện những động thái được đánh giá là cứng rắn khi liên tiếp "trảm" một số ngân hàng bị phát hiện cố ý vi phạm Chỉ thị này. Vi phạm lãi suất ở ngân hàng Đông Á Tây Ninh NHNN chi nhánh Tây Ninh đã miễn nhiệm chức danh Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh sau khi phát hiện chi nhánh này vi phạm vượt trần lãi suất huy động khi thực hiện giao dịch tiền gửi 1,5 tỷ đồng của khách hàng là Giám đốc chi nhánh một ngân hàng khác trên địa bàn. Sự việc đã dấy lên dư luận cho rằng đây là một màn "gài bẫy" lẫn nhau trong các ngân hàng, tuy nhiên NHNN một lần nữa khẳng định việc phát giác hành vi vượt trần là đáng hoan nghênh, cần được ủng hộ. Trước đó, cũng từ kết quả thanh tra của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), Agribank đã quyết định kỷ luật nặng hàng loạt cán bộ ở các chị nhánh Ba Đình (Thanh Hóa) và Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng (Chi nhánh Sài Gòn) vì vi phạm Chỉ thị 02. Ngày 15/9, ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cho biết Ngân hàng này đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Thái Hậu, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đông Á tại tỉnh Tây Ninh. Ông Nguyễn Thái Hậu đã không tuân thủ chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động vốn dẫn đến vi phạm Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, lúc 8 giờ sáng ngày 8/9, ông Hậu đã nhận được điện thoại của giám đốc một chi nhánh ngân hàng khác tại Tây Ninh liên hệ gửi 1 tỷ đồng, là tiền của cá nhân, trong thời hạn 1 tháng, với lãi suất thỏa thuận. Vì lý do muốn tăng chỉ tiêu huy động vốn, ông Hậu đã đồng ý với khách hàng này lãi suất 15,5%/năm và dự kiến dùng tiền thưởng hoặc chi phí không thường xuyên của chi nhánh để bù vào khoản lãi suất chênh lệch với trần lãi suất 14%/năm. Lúc 11 giờ ngày 8/9, hợp đồng được thực hiện, khách hàng yêu cầu Chi nhánh ghi rõ, lãi suất ghi trong sổ sách là 13,94% và lãi suất thỏa thuận là 15,5%/năm. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được đề nghị thanh tra Chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Tây Ninh về vụ việc này. Ngày 14/9, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã có kết luận Chi nhánh này có vi phạm Chỉ thị 02/CT-NHNN./. Lãi suất 'bốc hỏa' tại Techcombank Trong hai ngày (7 - 8/12/2010), lãi suất huy động bằng VND trên thị trường tiền tệ tăng đột biến lên mức 17-18%/năm. Nguyên nhân của tình hình lãi suất huy động "phi mã" là do Techcombank thực hiện lãi suất huy động vốn 17%/năm thông qua sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng”. Tuy ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 9577/NHNN-CSTT yêu cầu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) phải kịp thời rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn VND, họp do NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội tổ chức với các ngân hàng thương mại có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, đại đa số ý kiến đều phản đối Techcombank và cho rằng, việc tăng lãi suất huy động bất thường lên tới 17%/năm của Techcombank đã châm ngòi cho một số ngân hàng khác đẩy lãi suất huy động quá 17%/năm, thậm chí 18%/năm. Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Techcombank, cho biết do không lường trước được mức độ ảnh hưởng như nói trên nên đã đẩy chương trình huy động vốn của mình đi quá xa. Ông này cũng cam kết sẽ ban hành quyết định hủy bỏ chương trình hút vốn này. Điều đáng nói là, hiện tại, không thấy có lý do “phần cứng” nào để Techcombank tăng lãi suất bất thường vì các chỉ số của ngân hàng này trên sổ sách giấy tờ về cơ bản không có gì đáng ngại. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội lên Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cân đối vốn của Techcombank với hệ số sử dụng vốn khoảng 70%, tỷ lệ an toàn tương đối tốt. Để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, Thống đốc NHNN yêu cầu Techcombank không tiếp tục thực hiện sản phẩm tiết kiệm “03 ngày vàng” và công bố thông tin này trên các phương tiện truyền thông để ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, Techcombank kịp thời rút kinh nghiệm, áp dụng lãi suất huy động vốn phải phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và nội dung đồng thuận giữa các Thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, không vì lợi ích riêng, gây xáo trộn thị trường tiền tệ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của  các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khi một trong những cách thức lách luật lãi suất có nguy cơ bị cơ quan quản lý phát hiện, một ngân hàng lớn đã đi trước một bước bằng cách kỷ luật cán bộ của mình nhằm “né” các biện pháp xử lý vi phạm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Dư luận cho rằng đây cũng là một tiểu xảo của ngân hàng liên quan đến lãi suất huy động vốn. 1.2 Nhận tiền uỷ thác của tổ chức, cá nhân. NHNN quy định: NH thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ uỷ thác và nhận uỷ thác vốn của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên , uỷ thác cho vay là bên uỷ thác giao vốn cho NH và trực tiếp cho vay, bên uỷ thác trả phí NH và thu nợ lãi tiền vay từ khách hàng. Thế nhưng, trên thực tế, NH đứng ra kinh doanh số tiền được uỷ thác, chi trả lãi suất thoả thuận trên 14%/năm cho bên uỷ thác vốn. Vì thế, dịch vụ nhận tiền uỷ thác thực chất là lách luật huy động vốn... Nhiều người thắc mắc trong bối cảnh dư nợ cho vay bị thắt chặt, nhu cầu vay tiền rất thấp nhưng tại sao các NH vẫn đua nhau huy động vốn, đẩy lãi suất tiết kiệm lên tới 17%-18%/năm? Một lãnh đạo phụ trách nguồn vốn của một NH thương mại tiết lộ thời gian gần đây, nhân viên của một số NH liên tục truy tìm khách hàng gửi tiền tỉ để tăng nhanh nguồn vốn. Trong khi đó, một số NH dùng vàng, USD làm tài sản thế chấp để vay VNĐ từ NH bạn với lãi suất thấp. Thế nhưng, do luôn đối diện với việc trả nợ không đúng hạn, NH bạn sẽ bán vàng, USD nên các NH này phải nghĩ ra nhiều “chiêu” huy động vốn để xoay vòng dòng tiền. Hiện nay, vấn đề nóng của hàng chục NH là giảm dần tỉ trọng cho vay phi sản xuất so với tổng dư nợ cho vay theo đúng quy định, nhiều NH gần như không thu hồi được các khoản nợ cho vay phi sản xuất, nhất là các hợp đồng cho vay bất động sản. Vì thế, không ít NH phải huy động vốn bằng mọi giá, rồi tìm cách biến tướng số vốn huy động được thành các khoản tiền thu hồi từ nợ vay để đối phó với việc giảm tỉ trọng cho vay phi sản xuất xuống còn 22% và đến hết năm 2011 là 16%/tổng dư nợ cho vay. Về sản phẩm tiết kiệm VNĐ được bảo đảm theo trị giá USD, NH Nhà nước cũng cho biết: Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, NH thương mại không được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm 1.3 Lách luật trên hồ sơ vay vốn Trên hồ sơ vay vốn, mức lãi suất vay vẫn là 17 - 19%, tuy nhiên các Ngân hàng lại tìm cách lách luật ở khoản mục khác. Do vậy, lãi suất thực tế được vay nếu có quan hệ tốt cũng ở mức 19,5 – 20%, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận với mức trên 20%. Vị đại diện doanh nghiệp lấy dẫn chứng về chiêu “lách luật” của các ngân hàng, khách hàng khi vay vốn tại một ngân hàng, vẫn được làm các thủ tục vay bình thường với mức lãi suất ghi trên giấy là 17  - 19%/năm. Nhưng các ngân hàng đều có một phòng khác, phòng quản lý tài sản, thậm chí các ngân hàng lớn còn thành lập cả một trung tâm quản lý tài sản. Sau khi ký với ngân hàng xong, khách hàng phải ký thêm một hợp đồng phí quản lý tài sản đảm bảo với phòng (hoặc trung tâm) này, tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay và thu một lần. Hợp đồng này ký với Giám đốc trung tâm quản lý tài sản, tách ra hẳn với hợp đồng tín dụng vay vốn của ngân hàng, do vậy không có đủ căn cứ pháp lý để xử lý các trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất. Nhưng thực tế hai hợp đồng đó là một, đó chỉ là chiêu lách luật của các ngân hàng. 2. Về phía các cá nhân, tổ chức khác 2.1 'Mánh' kiếm tiền từ việc ăn cắp thông tin thẻ ngân hàng Trộm cắp thông tin cá nhân để mua hàng trên mạng, dùng thẻ tín dụng giả thanh toán khi giao dịch hay chỉnh sửa thông tin hệ thống tại ngân hàng... là những mánh kiếm tiền của nhóm tội phạm công nghệ cao. * Trường hợp Hacker Mạch Hữu Tài truy cập vào trang mạng của Vietnam Airlines để đặt mua vé điện tử. Khi đến phần thanh toán, người này điền thông tin của những cá nhân tại nước ngoài mà mình đã trộm cắp được. Tuy nhiên, đến bước kiểm tra quan trọng khác mà trang này yêu cầu là mật khẩu của tài khoản khi thanh toán thì gã hacker trẻ này không có. Để lách qua phần này, Tài tìm hiểu và phát hiện việc khai báo có thể thay thế bằng những thông tin khác như số chứng minh (ID), ngày tháng năm sinh của chủ tài khoản. Thanh niên này lại lên một trang web khác để tìm kiếm và việc mua bán được chấp nhận, mã vé điện tử liền được chuyển đến email. Bằng thủ đoạn này, Tài cùng vài người bạn trong đó có Lê Ngọc Thái đã mua hàng trăm vé máy bay, hàng hóa trên mạng và thanh toán bằng những tài khoản ở nước ngoài. Số vé này, Tài dùng để bán lại cho những ai có nhu cầu với giá rẻ chỉ bằng phân nửa để lấy tiền mặt tiêu xài. Đến cuối năm 2009, tại sân bay Tân Sơn Nhất cảnh sát bất ngờ kiểm tra thẻ tín dụng của hành khách Lê Ngọc Thái (23 tuổi, Bình Thạnh). Người này không trình được thẻ đã thanh toán cho vé mình đi. Kiểm tra máy tính xách tay của hành khách này, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thông tin tài khoản của nhiều cá nhân nước ngoài. Sau thời gian vòng vo, Thái đã khai nhận chiếc vé này được mình và các bạn mua bằng những tài khoản ăn cắp. Các thành viên trong nhóm sau đó lần lượt sa lưới. Cảnh sát cũng xác định số tiền mà Tài cùng đồng bọn đã mua hàng lên đến cả tỷ đồng. Trong đó phần thiệt hại lớn nhất thuộc về các chủ tài khoản ở nước ngoài. 2.2 Sử dụng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Trong một vụ án khác vừa được đưa ra xét xử, Nguyễn Chí Toàn (27 tuổi, quận Tân Bình) lại lợi dụng sơ hở của ngân hàng nơi mình làm để ghi khống số tiền lớn vào thẻ ATM rồi rút ra tiêu xài. Làm nhân viên tại một công ty chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống phần mềm quản trị thẻ ATM, giữa năm 2009, Toàn được phân công nhiệm vụ đến Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) để khắc phục các sự cố trong việc quản lý hệ thống thẻ. Với nhiệm vụ này, kỹ sư trẻ được cấp một tài khoản quản trị có quyền truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu thẻ của Ngân hàng MHB nhưng không thể chỉnh sửa thông tin. Sau một thời gian "nghiên cứu", Toàn đã tìm ra cách đột nhập vào hệ thống này và thay đổi một số dữ liệu nhưng không bị phát hiện. Tháng 1/2011, để moi tiền ngân hàng, Toàn làm giả một chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Nan rồi đến một phòng giao dịch của Ngân hàng MHB mở thẻ ATM. Xong việc, kỹ sư này tiếp tục truy cập vào hệ thống tạo một tài khoản khác có tên Lê Ngọc Trúc và ghi khống số tiền 250 triệu đồng vào đây. Bước cuối cùng, Toàn sửa số thẻ tài khoản có tiền này cho trùng với thẻ ATM khách hàng Nguyễn Nan. Khi thẻ này được cho vào máy, hệ thống sẽ hiểu thẻ này là của Lê Ngọc Trúc và việc rút tiền diễn ra bình thường. Với cách này, trong vòng hơn một tháng, Toàn đã thực hiện 114 lần rút tiền để chiếm đoạt của ngân hàng này 329 triệu đồng. Để an toàn, người này thường chọn những buồng ATM không có camera an ninh. Thấy việc kiếm tiền quá dễ, người này lại tiếp tục dùng chứng minh giả mở tiếp tài khoản ATM khác và truy cập hệ thống ghi khống 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chưa kịp sử dụng thẻ này để rút tiền thì bị mất. Tiếc số tiền quá lớn, Toàn báo cho ngân hàng khóa tài khoản lại thì bị phát hiện. Mới đây Toàn phải nhận 6 năm tù về tội "Sử dụng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Tương tự, cũng với chiêu "nội gián", Lâm Nguyễn Minh Tâm (28 tuổi, từng là nhân viên ngân hàng MHB) đã chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng. Cuối tháng 12/2009, Tâm làm việc tại bộ phận kế toán giao dịch Phòng giao dịch Hải Thượng Lãn Ông, với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ làm thẻ và trả thẻ ATM cho khách hàng. Làm việc gần một năm, người này đã âm thầm cài đặt trái phép phần mềm điều khiển máy tính từ xa qua mạng Internet vào máy chủ của Phòng giao dịch này. Sau khi nắm rõ những thông tin cần thiết, Tâm làm đơn xin nghỉ việc. Đầu tháng 11/2010, Tâm bàn giao công việc cho ngân hàng nhưng vẫn giữ lại 5 thẻ ATM của những khách hàng khuyến mãi thẻ nhưng không đến nhận. Sau khi nghỉ việc, Tâm dùng những phần mềm quản lý máy tính từ xa để cài đặt nhiều chương trình vào máy chủ tại phòng giao dịch. Từ đây, anh này biết được tên và mật khẩu của kế toán và kiểm soát viên. Có 2 tài khoản trong tay, Tâm dễ dàng đăng nhập chương trình quản lý thẻ của hệ thống ngân hàng và ghi 5 tỷ đồng vào một tài khoản thẻ ATM. Với quyền truy cập của kế toán, Tâm thực hiện lệnh duyệt cho số tiền này vào tài khoản. Sau nhiều lần rút được hơn 500 triệu đồng, Tâm đã bị cảnh sát bắt và phải nhận 7 năm tù.  2.3 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an TP HCM cho biết, chiều tối 26-7, cơ quan này đã thi hành lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Văn Hồng, đại diện pháp luật của DNTN Nhựa Hồng Hà và Công ty TNHH TM DV-DL Hải Hồng Hà (Công ty Hải Hồng Hà) về hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và Lê Tấn Đô - Giám đốc Phòng giao dịch Bình Chánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tân Tạo (viết tắt Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo) hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"… Năm 2005 thông qua pháp nhân DNTN Nhựa Hồng Hà, Nguyễn Văn Hồng đã ký kết nhiều hợp đồng vay vốn của Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo tại Phòng giao dịch Bình Chánh do Lê Tấn Đô làm Giám đốc, với tổng số tiền vay 37,7 tỷ đồng. Để đảm bảo các khoản vay trên, Hồng đã thế chấp cho ngân hàng nhiều tài sản, trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất 6.292m2 của Hồng tại địa chỉ số 15 Bis Nguyễn Ngọc Cung, phường 16, quận 8. Đến cuối năm 2007, các khoản vay trên đã quá hạn trả nợ nhưng Hồng không có tiền trả vốn và lãi cho ngân hàng. Để tránh nợ xấu, Lê Tấn Đô đã bàn với Hồng vay thêm của Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo 50 tỷ đồng để đảo nợ cho các khoản nợ trên và Hồng đã đồng ý. Thực hiện phương án vay vốn này, Đô và Hồng cùng bàn bạc và đi đến thống nhất: Hồng (tư cách cá nhân) ký hợp đồng bán khống lô đất số 15 Bis Nguyễn Ngọc Cung, phường 16, quận 8 (đang được thế chấp tại Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo) cho Công ty Hải Hồng Hà với giá bán hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, để hợp thức hóa việc mua bán đất khống, Hồng làm thủ tục ủy quyền cho bà Trần Thị Minh Châu (góp vốn 10%) đứng tên đại diện theo pháp luật Công ty Hải Hồng Hà. Sau đó, Hồng lập hợp đồng mua bán đất khống giữa Hồng và Công ty Hải Hồng Hà. Có hợp đồng mua bán đất khống (không có công chứng), Lê Tấn Đô đã tiến hành làm thủ tục đề xuất và được Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo đồng ý cho Công ty Hải Hồng Hà vay 50 tỷ đồng (thực chất là của Hồng). Công ty Hải Hồng Hà đã thế chấp cho ngân hàng cũng bằng chính lô đất này. Thực hiện hợp đồng, Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo giải ngân chuyển toàn bộ số tiền vay 50 tỷ đồng cho Hồng vào tài khoản của DNTN Nhựa Hồng Hà mở tại Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo. Trên cơ sở nguồn tiền này, Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo thu hồi vốn và lãi đối với khoản vay cũ của DNTN Nhựa Hồng Hà cả vốn gốc lẫn lãi hơn 41,4 tỷ đồng. Thông tin ban đầu được biết, Lê Tấn Đô và Nguyễn Văn Hồng đều đang vay muợn của một đối tượng bên ngoài với số tiền lớn. Để có tiền trả nợ, lợi dụng hợp đồng mua bán đất giữa Hồng và Công ty Hải Hồng Hà chưa có công chứng, Ngân hàng  BIDV - CN Tân Tạo không thể đăng ký giao dịch đảm bảo, Hồng và Đô đã cùng bàn bạc lấy GCNQSDĐ của Hồng đang được thế chấp tại Ngân hàng BIDV - CN Tân Tạo để tiếp tục thế chấp vay của ngân hàng khác. Thực hiện phương án này, Đô đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền lấy GCNQSDĐ nêu trên để giao cho Đô, sau đó Đô giao lại cho Hồng. Tháng 5/2009, Hồng tiếp tục ký hợp đồng tín dụng vay 100 tỷ đồng của một chi nhánh ngân hàng khác tại TP HCM với tài sản thế chấp đảm bảo cũng chính là GCNQSDĐ đang được thế chấp tại Ngân hàng BIDV- CN Tân Tạo. Với số tiền này, Đô và Hồng dùng để trả nợ cho đối tượng mà cả hai đã vay mượn. Như vậy, Ngân hàng BIDV-CN Tân Tạo đã mất quyền đảm bảo tài sản cho số tiền vay 50 tỷ nêu trên. 2.4 Làm giả thư tín dụng Với thủ đoạn giả chữ ký của trưởng phòng, phó tổng giám đốc NH Ngoại thương (VCB) và cả con dấu để làm ra một L/C dự phòng trị giá đến 14 triệu USD do Sở giao dịch VCB VN phát hành theo yêu cầu của một công ty TNHH ở Hải Phòng với người thụ hưởng là một công ty TNHH ở trong nước. Khi đơn vị đem L/C đi giao dịch vay vốn tại NH Công thương VN và nơi này đi xác minh tại VCB mới phát hiện là giả mạo. Đến trường hợp của Tăng Minh Phụng – Epco (công ty Sài Gòn dầu khí): mặc dù biết rõ Công ty Minh Phụng không có chức năng kinh doanh xăng dầu và lại đang thua lỗ với số nợ rất lớn nhưng Nguyễn Sỹ Nhơn ( nguyên giám đốc Saigon Petro -chết bệnh hồi tháng 5/2000) vẫn ký hợp đồng bảo lãnh cho Minh Phụng khoản nợ Saigon Petro 13,5 triệu USD. Để giúp Minh Phụng có tiền sử dụng và trả nợ Saigon Petro, Phụng cùng Phạm Nhật Hồng (nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh TP HCM) và Nhơn đã bàn bạc thoả thuận để Hồng, đại diện cho Ngân hàng Công thương chi nhánh TP HCM, nhận tài sản thế chấp của Công ty Minh Phụng (được nâng khống giá trị lên nhiều lần), để bảo lãnh cho Saigon Petro mở L/C nhập hàng. Tổng cộng, Hồng đã giúp Minh  Phụng chiếm đoạt trên 42 tỷ đồng của Ngân hàng Công thương chi nhánh TP HCM. 2.5.Vụ lừa đảo 120 tỷ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Tân Bình a) Tổng quan về vụ việc Để có cái nhìn tổng quan về sự việc nhóm xin trích dẫn bài báo” Đường đi của số tiền 120 tỷ đồng tại Agribank” trên trang xaluan.com ngày 07/04/10 Dùng giấy tờ giả để vay tiền Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an vào cuối năm 2005,  mặc dù không có vốn nhưng Trần Huỳnh Nghĩa lấy danh nghĩa là giám đốc công ty TNHH Cát Phương Nam (trụ sở quận Gò Vấp, TP.HCM) và Nguyễn Thị Phương Hoa, phó giám đốc kinh doanh công ty Reetech (trực thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Ree đã bị kỷ luật bằng hình thức sa thải từ ngày 9/12/2005) đến gặp Nguyễn Tám - Giám đốc Agribank chi nhánh Tân Bình, để xin vay tiền của ngân hàng nhằm đầu tư vào dự án cao ốc văn phòng E-town 2 do Công ty cổ phần cơ điện lạnh Ree (sau đây viết tắt là Ree) làm chủ đầu tư. Để thực hiện thỏa thuận vay, giám đốc Tám chỉ đạo cán bộ của phòng tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay tiền của Hoa, Nghĩa rồi sau đó tiến hành lập “Báo cáo thẩm định” rồi trình lên Ban giám đốc ký duyệt mà không cần tiếp xúc với lãnh đạo và các bộ phận của Ree cũng như các cơ quan chức năng khác để tiến hành thẩm định, bảo đảm tính pháp lý hồ sơ theo quy định. Cán bộ phòng tín dụng Đỗ Giao Toàn (là con rể của Nguyễn Tám) được phân công thẩm định hồ sơ của ông Nghĩa và bà Hoa. Để làm cơ sở cho việc lập báo cáo thẩm định, Toàn chỉ hướng dẫn và yêu cầu Nghĩa và Hoa cung cấp các giấy giờ cần thiết để có đủ hồ sơ theo quy định của ngân hàng mà không tiến hành thẩm định tại đơn vị sử dụng tiền vay (là công ty Ree). Trong bản Hợp đồng kinh tế ngày 15/5/2005 có nội dung chính Trần Huỳnh Nghĩa (công ty cát Phương Nam) đồng ý góp vốn với bà Nguyễn Thị Phương Hoa (công ty cổ phần điện lạnh Ree) với số tiền là 54 tỷ đồng. Hợp đồng kinh tế được Trần Huỳnh Nghĩa ký nhưng toàn bộ nội dung của bản hợp đồng cũng như chữ ký ghi của tổng giám đốc công ty Ree và dấu mang pháp nhân của công ty Ree đều được làm giả. Sau khi làm giả bản hợp đồng kinh tế, Nghĩa và Hoa đã giao hồ sơ cho Toàn làm thủ tục vay vốn. Hồ sơ bổ sung đầy đủ, Nguyễn Tám chỉ đạo cho Toàn làm bản hợp đồng kinh tế vay nhận tiền 3 bên. Khi có bản hợp đồng giả mạo mà có chữ ký của Ngân hàng (cụ thể là ông Tám), Nguyễn Thị Phương Hoa sử dụng các phiếu thu tiền phát hành có chữ ký giả mạo và dấu giả của công ty Ree. Sau đó Hoa viết trên các phiếu thu tiền này với số tiền thu từ công ty Cát Phương Nam tổng cộng là 27 triệu đồng rồi. Hoa đưa cho Nghĩa để giao cho Toàn làm cơ sở xác định vốn ứng của công ty Cát Phương Nam đã đầu tư vào công ty Ree. Theo chỉ đạo của ông Tám, ngày 4/11/2005, Toàn không tiến hành thẩm định hồ sơ vay mà trình thẳng Ban giám đốc phê duyệt. Sau đó, ông Tám ký duyệt cho Công ty Cát Phương Nam vay số tiền 27 triệu đồng với thời hạn 3 năm. Bằng những thủ đoạn giả mạo giấy tờ mà  ngày 22/12/2005 và 23/6/2006, Trần Huỳnh Nghĩa và Nguyễn Thị Phương Hoa đã làm giả hồ sơ vay được thêm 33 tỉ đồng nữa của ngân hàng Agribank Tân Bình. Giở chiêu mới để tiếp tục rút ruột ngân hàng Mặc dù còn nợ 60 tỷ đồng của Ngân hàng Agribank Tân Bình, nhưng cuối năn 2007, Nghĩa và Hoa tiếp tục gặp Tám để xin vay tiền với lý do đầu tư góp vốn xây dựng cao ốc văn phòng E-town 3&4 do công ty Ree làm chủ sở hữu và được ông Tám dễ dàng chấp nhận bằng miệng. Cũng như những lần trước, ông Tám chỉ đạo Phạm Việt Văn (Phó giám đốc Agribank chi nhánh Tân Bình) và các cán bộ cấp dưới lập hồ sơ cho vay, không cần tới công ty Ree để thẩm định mà chỉ thông qua Công ty cát Phương Nam cung cấp tài liệu liên quan. Ngoài ra, Nghĩa còn giao cho Toàn “Biên bản họp Hội đồng quản trị” giả của công ty Ree vào ngày 7/11/2007, trong đó có nội dung ghi “đồng ý cho Công ty Cát Phương Nam góp 200 tỉ đồng với thời hạn 5 năm ”... có chữ ký và con dấu giả mạo của 5 thành viên công ty Ree. Chỉ với những chứng từ trên, Toàn lập báo cáo thẩm định và ghi thêm vốn chủ sở hữu là 17 tỉ đồng, rồi từ đó xác định Công ty cát Phương Nam đủ điều kiện vay 40 tỉ đồng theo hình thức tín chấp. Ngày 6/12/2007, Agribank chi nhánh Tân Bình đã chuyển 40 tỉ đồng vào tài khoản cho Công ty Cát Phương Nam. Sợ việc thế chấp tài sản không đúng quy định nên đến ngày 2/8/2009, Hoa, Nghĩa đã làm giả 4 tờ cổ phiếu do công ty Ree phát hành, tổng giá trị ghi trên cổ phiếu giả là 80 tỉ đồng, đưa vào thế chấp để đảm bảo khoản tiền vay 40 tỉ đồng này mà ngân hàng đã giải ngân trước đó. Năm 2008, để tiếp tục làm hồ sơ vay tiền tại Agribank Tân Bình nhưng với số tiền đã nợ lên tới 100 tỷ đồng nếu công ty cát Phương Nam xin vay nữa sẽ không được vì vượt quá thẩm quyền của ngân hàng cấp I. Vì vậy để tiếp tục vay tiền Hoa và Nghĩa dùng cổ phiếu giả đứng tên người thân trong gia đình để đi thế chấp vay tiền. Hoa, Nghĩa đã làm giả 3 tờ cổ phiếu do công ty Ree phát hành, tổng mệnh giá 20 tỉ đồng, đứng tên chủ sở hữu là ông Trần Huỳnh Tâm (bố của Nghĩa). Đến này 3 và 4/11/2008, Nghĩa giao giấy lĩnh tiền cho bố mình đến Agribank chi nhánh Tân Bình nhận số tiền trên. Như vậy đến nay tổng dư nợ gốc theo các hợp đồng trên thực tế là 120 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi do bị các đối tượng chiếm đoạt. Theo các chứng cứ và lời khai của các đối tượng liên quan bước đầu đã có đủ cơ sở xác định Nguyễn Thị Phương Hoa và Trần Huỳnh Nghĩa đã thực hiện hành vi sử dụng cổ phiếu, tài liệu chứng từ giả để vay tiền và chiếm đoạt 120 tỷ đồng của ngân hàng Agribanks Tân Bình. Do đó từ ngày 29/3 đến 1/4, cơ quan điều tra đã bắt, khám xét khẩn cấp đối với Trần Huỳnh Nghĩa (Giám đốc Công ty TNNH cát Phương Nam) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với 3 cán bộ Agribank chi nhánh Tân Bình là Nguyễn Tám (Giám đốc), Phạm Việt Văn (Phó giám đốc), Đỗ Giao Toàn (nguyên cán bộ tín dụng) về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Ngày 5/4, Cơ quan Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định truy nã về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị can Nguyễn Thị Phương Hoa, nguyên Phó giám đốc kinh doanh Công ty Reetech, trực thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Ree. b) Các bị can liên quan Tháng 7 năm 2011, VKSND TP HCM hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang tòa cùng cấp để đưa ra xét xử nhóm cán bộ ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Tân Bình vì liên quan đến việc lừa đảo chiếm đoạt 120 tỷ đồng của Nhà nước.Theo đó những người sau bị truy tố về: Tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” với khung hình phạt 12-20 năm tù. Cụ thể: Nguyễn Tám (53 tuổi) nguyên giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Tân Bình, (Agribank Tân Bình) Phạm Việt Văn (55 tuổi) phó giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Tân Bình, (Agribank Tân Bình) Võ Đức Hùng (54 tuổi) nguyên Trưởng phòng Thẩm định Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình Đỗ Giao Toàn (35 tuổi) nguyên Phó phòng tín dụng Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình Đặng Thị Duyên Nghĩa (33 tuổi) Trưởng phòng Tín dụng Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình Ngô Đức Tài (30 tuổi) Phó phòng Tín dụng Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình Nguyễn Văn Chín (36 tuổi) cán bộ thẩm định Tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" Nguyễn Trọng Luân nguyên cán bộ kiểm tra nội bộ Agribank Việt Nam - Khu vực Miền Nam Nguyễn Minh Hòa nguyên cán bộ kiểm tra nội bộ Agribank Việt Nam - Khu vực Miền Nam Tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trần Huỳnh Nghĩa (46 tuổi) giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Phương Nam, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Phát Đạt Trần Thị Lệ Thu (30 tuổi) đóng giả nhân viên Công ty Reetech Huỳnh Công Phúc (41 tuổi) chồng Hoa Phạm Duy Soạn (47 tuổi) nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Phát Đạt Nguyễn Thị Phương Hoa nguyên Phó giám đốc kinh doanh Công ty Reetech thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE c) Diễn biến vụ việc Về nhóm lừa đảo Cầm đầu nhóm người lừa đảo chiếm đoạt 120 tỷ đồng của ngân hàng Agribank Tân Bình là Nguyễn Thị Phương Hoa (41 tuổi) hiện đã bỏ trốn. Chồng bà này là Huỳnh Công Phúc cùng Trần Huỳnh Nghĩa (nguyên giám đốc công ty Cát Phương Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trường Phát Đạt); Trần Thị Lệ Thu; Phạm Duy Soạn bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có mức án lên đến chung thân. Nguyễn Thị Phương Hoa làm ở phòng kinh doanh công ty cổ phần Cơ điện lạnh (Ree) từ 16 năm trước. Đầu năm 2005, Hoa được bổ nhiệm là phó giám đốc Phát triển Reetech nhưng đến cuối năm thì bị sa thải do vi phạm nội quy. Cũng trong thời gian này, Hoa nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của Agribank Tân Bình nên đến gặp giám đốc Nguyễn Tám xin vay đầu tư góp vốn vào Ree. Hình thức vay không có tài sản đảm bảo, vay vốn có thế chấp bằng cổ phiếu, việc giải ngân theo phương thức đối ứng và được ông Tám "duyệt". Sau đó Hoa đã bàn bạc với Trần Huỳnh Nghĩa dùng pháp nhân các công ty làm giả hồ sơ góp vốn với công ty Ree đầu tư vào dự án cao ốc văn phòng E-town 2, 3, 4 (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình,) do Công ty REE làm chủ đầu tư, phiếu thu tiền, giấy giới thiệu, cổ phiếu của Ree... để Agribank Tân Bình cho vay không có tài sản đảm bảo và cho vay thế chấp cổ phiếu giả. Từ những việc làm trên, từ năm 2005 đến năm 2008, Nghĩa và Hoa thông qua công ty Cát Phương Nam và Trường Phát Đạt đã được Agribank Tân Bình giải quyết cho vay 200 tỷ đồng theo 11 hợp đồng và phụ lục hợp đồng tín dụng. Trong đó, cặp đôi này đã chiếm đoạt 120 tỷ đồng. Tại cơ quan điều tra, Nghĩa khai nhận sau khi ký nhận tại ngân hàng số tiền này , Nghĩa chuyển cho Hoa thông qua Trần Thị Lệ Thu (là nhân viên do Hoa cử đến nhận tiền). Riêng vợ chồng Hoa "bỏ túi" hơn 111 tỷ. Về phía lãnh đạo Agribank Tân Bình Do có mối quan hệ làm ăn, thân quen từ trước nên dù biết rõ Công ty TNHH Cát Phương Nam (Trần Huỳnh Nghĩa làm Giám đốc) không có năng lực tài chính, không có tài sản đảm bảo, không có dự án đầu tư, không đủ điều kiện để được vay vốn nhưng Nguyễn Tám (nguyên Giám đốc Agribank Tân Bình) vẫn giúp Nghĩa và Hoa (nguyên Phó giám đốc kinh doanh Công ty Reetech thuộc Công ty CP Cơ điện lạnh REE) vay tiền. Nguyễn Tám chỉ đạo các cán bộ dưới quyền tiếp nhận các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết từ Nghĩa và Hoa để lập báo cáo thẩm định mà không cần thực hiện khâu thẩm định hồ sơ. Cụ thể: Tám đã chỉ đạo Nguyễn Văn Chín - cán bộ thẩm định mặc dù không thẩm định gì nhưng vẫn lập báo cáo thẩm định dựa trên cơ sở báo cáo thẩm định của Đỗ Giao Toàn - cán bộ tín dụng đề xuất cho Công ty Cát Phương Nam vay không tài sản thế chấp số tiền 3 tỷ đồng và ngày 22-12-2005 đã cho Trần Huỳnh Nghĩa - GĐ Công ty Cát Phương Nam và Nguyễn Thị Phương Hoa - nguyên PGĐ kinh doanh Công ty Reetech (đã bị đuổi việc) giải ngân để chiếm đoạt. Chưa hết, ngày 23-6-2006, cũng với phương thức như trên, Nguyễn Tám và Võ Đức Hùng chỉ đạo cho cấp dưới giải quyết cho Công ty Cát Phương Nam tiếp tục vay 30 tỷ đồng. Rốt cuộc số tiền trên cũng bị Nghĩa và Hoa “ẵm trọn”. Chưa dừng lại ở đây, phi vụ cho Công ty Trường Phát Đạt (đứng sau là Nghĩa và Hoa) vay 10 tỷ đồng cũng có “bàn tay đen” của cán bộ chi nhánh ngân hàng này. Mặc dù Công ty Trường Phát Đạt cũng không có năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, dự án đầu tư, không đủ điều kiện vay vốn nhưng Nguyễn Tám vẫn chỉ đạo cấp dưới giải quyết cho vay để góp vốn đầu tư vào Công ty Ree. Trên cơ sở đó, ngày 14-2-2007 đến ngày 8-7-2007, Agribank Tân Bình đã tiến hành giải ngân cho Phạm Duy Soạn ký nhận số tiền giải ngân 10 tỷ đồng và sau đó chuyển cho Trần Huỳnh Nghĩa và Nguyễn Thị Phương Hoa chiếm đoạt luôn.  Sau khi thực hiện nhiều hợp đồng vay vốn tại Agribank Tân Bình thông qua “bình phong” là Công ty TNHH Cát Phương Nam và Công ty TNHH Trường Đạt Phát, Trần Huỳnh Nghĩa và Nguyễn Thị Phương Hoa đã bàn bạc và được Nguyễn Tám - GĐ Agribank Tân Bình đồng ý cho sử dụng cổ phiếu của Công ty Ree đứng tên Trần Huỳnh Tâm (cha ruột của Nghĩa) thế chấp vay tiền. Trên cơ sở chỉ đạo của Nguyễn Tám và phòng tín dụng, Ngô Đức Tài - cán bộ tín dụng đã tiếp nhận hồ sơ thẩm định đề xuất cho vay. Sau khi tiếp nhận một loạt tài liệu giả bao gồm: Hợp đồng kinh tế số 05/08/HĐ-TSN ngày 10-9-2008 giữa Công ty CP đầu tư và phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Trường Phát Đạt về việc Công ty Tâm Sinh Nghĩa thuê Công ty Trường Phát Đạt san lấp mặt bằng nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Phước Hiệp - Củ Chi có tổng trị giá 163 tỷ đồng; hợp đồng kinh tế khống giữa Công ty Trường Phát Đạt ký với Trần Huỳnh Trâm góp vốn làm ăn. Mặc dù biết đây là hợp đồng “ma” nhưng Tài vẫn hướng dẫn cho Nghĩa sửa chữa một số nội dung về lợi nhuận của ông Trâm để đủ điều kiện vay vốn. Trong phương án vay vốn của ông Trần Huỳnh Trâm thể hiện qua những bản hợp đồng “ma” này, với tài sản đảm bảo của khoản tiền vay là cổ phiếu của Công ty Ree, nhưng thực chất đây cũng là cổ phiếu giả. Không cần thẩm định, chỉ căn cứ vào “mớ giấy lộn” do Nghĩa cung cấp, ngày 30-10-2008, Tài đã “thẩm định” đề xuất cho Trâm vay số tiền 10 tỷ đồng. Cổ phiếu giả do Tâm đứng tên được Tài tự soạn thảo “giấy đề nghị xác nhận phong tỏa cổ phiếu” đưa cho Nghĩa tìm chữ ký và con dấu giả của Công ty Ree điền vào. Sau đó, Trâm nhận tiền trót lọt giao cho Nghĩa và Hoa chiếm đoạt Trong chuỗi sai phạm có hệ thống này còn có trách nhiệm của một số cán bộ kiểm tra trong đó có chuyên viên kiểm tra kiểm toán nội bộ Nguyễn Minh Hòa - người được phân công nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra hồ sơ vay tại chi nhánh ngân hàng này và tổng hợp lập biên bản kiểm tra tại đây từ ngày 16-11 đến 2-12-2005. Cán bộ này đã trực tiếp kiểm tra hồ sơ vay tiền của Công ty Cát Phương Nam và phát hiện công ty không có tài sản đảm bảo, không đủ điều kiện vay vốn, sai quy định... Đáng lẽ với chức năng nhiệm vụ của mình ông ta phải kiến nghị lên cấp trên để có biện pháp xử lý sai phạm, đình chỉ giải ngân (lúc này Công ty Cát Phương Nam chưa giải ngân hết món vay chỉ mới giải ngân 21 tỷ đồng)... không hiểu sao ông ta chỉ nêu trong biên bản với nội dung: “Thiếu phân loại khách hàng và cam kết thực hiện đảm bảo tiền vay”, rồi kiến nghị hời hợt là “phân loại khách hàng và chỉ sửa sai sót”. Nếu ông Hòa làm đúng lương tâm và trách nhiệm của mình thì Agribank Tân Bình không thể tiếp tục lâm vào sai phạm giải quyết cho Công ty Cát Phương Nam vay tiền không đảm bảo tài sản và gây thiệt hại cho nhà nước số tiền của nhiều lần vay lên đến 120 tỷ đồng. Ngoài trách nhiệm của Tài và Hòa còn có Võ Đức Hùng -  nguyên trưởng phòng thẩm định của chi nhánh ngân hàng này đã nhiều lần không kiểm tra hồ sơ vay vốn, không kiểm tra tính chính xác, trung thực hồ sơ vay theo quy định mà chỉ làm theo sự chỉ đạo của Nguyễn Tám để ký báo cáo thẩm định không trung thực nhiều lần, đảm bảo cho Công ty Cát Phương Nam vay tiền không tài sản dẫn đến thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Bên cạnh đó còn có Nguyễn Trọng Luân - nguyên cán bộ kiểm tra nội bộ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Văn phòng đại diện khu vực miền Nam cũng đã trực tiếp kiểm tra hồ sơ vay của Công ty Cát Phương Nam, nhưng khi phát hiện sai phạm lại không báo cáo đề xuất xử lý. d) Bài học Qua vụ lừa đảo vừa nêu trên, điều làm dư luận băn khoăn là trong khi có nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính rất khó khăn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thì các đối tượng lừa đảo chỉ cần lập ra vài công ty con rồi dùng thủ đoạn đơn giản như sử dụng hợp đồng góp vốn giả, cổ phiếu, giấy tờ nhà đất giả để “móc túi” ngân hàng với số tiền gần 120 tỷ đồng một cách dễ dàng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý nguồn vốn vay tín dụng thật sự đáng báo động. Liên tiếp gần đây tại Ngân hàng Agribank đã để xảy ra nhiều vụ lừa đảo, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng. Tại sao các đối tượng lừa đảo lại tập trung nhiều ở hệ thống Ngân hàng Agribank? Có phải vì đây là tiền của Nhà nước? Nếu không có hối lộ, chung chi thì làm sao cán bộ ngân hàng lại nhiệt tình giúp đỡ như vậy mặc dù biết rõ rành rành là trái pháp luật? Ở vụ việc trên có 9 đối tượng nguyên là cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh Tân Bình và cán bộ kiểm tra nội bộ Văn phòng Agribank khu vực phía Nam đã bị truy tố về tội "Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Như trường hợp của Nguyễn Tám, cáo trạng xác định, dù biết rõ 2 công ty của Nghĩa không có năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh không khả thi, không có tài sản đảm bảo... nhưng ông này vẫn đồng ý cho Nghĩa và Hoa vay vốn.Khai với cơ quan điều tra, vị giám đốc này thừa nhận biết rõ 2 công ty này không đủ điều kiện vay vốn nhưng vẫn quyết định cho vay vì... ngân hàng dư vốn. Nói về việc một loạt vụ lừa đảo vốn vay quy mô lớn tại Agribank suốt thời gian qua, trong buổi gặp mặt giới báo chí cách đây không lâu, Đại tá Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM đã lên tiếng cảnh báo về sự vô trách nhiệm, thậm chí không loại trừ có vấn đề tiêu cực của một số cán bộ ngân hàng, chính điều này đã tiếp tay cho bọn lừa đảo. Nhìn nhận dưới góc độ điều tra, một điều tra viên cho rằng, cần phải đặt ra vấn đề vai trò, trách nhiệm của ngân hàng, vì xét cho cùng thủ đoạn lừa đảo của Trần Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Thị Phương Hoa thật sự là không mới lắm, đơn giản là thủ đoạn thành lập công ty để ký hợp đồng góp vốn giả rồi đi vay tiền hoặc làm giả cổ phiếu, lập hồ sơ khống, giấy tờ nhà đất giả để thế chấp vay vốn….Thậm chí, một số ngân hàng còn ưu ái cho họ được hưởng lãi suất thấp. Hồ sơ điều tra cho thấy quy trình lập hồ sơ vay tại Agribank Tân Bình thực hiện rất sơ sài, bỏ qua hầu hết các công đoạn thẩm định quan trọng. Nhiều hồ sơ vay của Trần Huỳnh Nghĩa, Nguyễn Thị Phương Hoa có vấn đề nhưng do được lãnh đạo hai chi nhánh của Agribank ưu ái, chỉ đạo cấp dưới phải làm theo nên cuối cùng vẫn qua mặt được. Một phần cũng do các cán bộ tín dụng của hai chi nhánh này vì cả nể, làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo mà không thẩm định hồ sơ trên sổ sách, chứng từ, cổ phiếu nên đã bỏ qua các hành vi gian dối của bọn lừa đảo. Trong khi đó, phía Văn phòng Agribank khu vực phía Nam là cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP HCM cũng chỉ tiến hành thanh tra khi sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Qua đây cho thấy, hoạt động cho vay, cách thu thập thông tin ở một số chi nhánh ngân hàng vẫn còn nhiều lỗ hổng, thông tin một phía từ khách hàng và thiếu kiểm chứng, chấm điểm tín dụng vẫn dựa nhiều vào tài sản thế chấp và thông tin khách hàng. Chính vì thế, khi cho vay, nhiều ngân hàng chưa coi trọng yếu tố uy tín, mục đích vay, năng lực tạo lợi nhuận, môi trường kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng. Đây là nguyên nhân khiến nợ xấu trong ngành ngân hàng ở mức cao, còn nói riêng hai vụ lừa này thì hai chi nhánh ngân hàng trên bị sập bẫy lừa, khả năng mất trắng. Với vụ lừa đảo này, dư luận buộc phải thắc mắc: Tại sao đối tượng lừa đảo lại qua mặt được các ngân hàng? Câu trả lời là do hệ thống quản lý lỏng lẻo về nhiều mặt. Trước hết là lỏng lẻo trong việc thành lập các doanh nghiệp, không thực sự dựa trên năng lực tài chính, năng lực thực sự của doanh nghiệp, điển hình như Cty Cát Phương Nam, Cty Trường Phát Đạt, … chỉ được lập ra để đi vay vốn ngân hàng, không kinh doanh gì cả. Vấn đề tiếp theo là sự kém cỏi, tha hóa của cán bộ tín dụng ngân hàng. Trong thực tế, về Luật Ngân hàng, tín dụng đều quy định chặt chẽ về việc thanh kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn. Đối với các doanh nghiệp vay vốn như trên thì phải có tài sản đảm bảo, phải xem xét toàn bộ hợp đồng mua bán, chứng từ, cổ phiếu… có hợp pháp hay không, cần phải thẩm định trực tiếp để kiểm tra xác thực. Nhưng ở đây cán bộ tín dụng cố tình bỏ qua các nguyên tắc đó. Để những kẻ lừa đảo dễ dàng móc túi được ngân hàng thì không thể nói cán bộ tín dụng không có vi phạm hoặc không dính đến tiêu cực. Trong trường hợp này, kẻ lừa đảo cần phải bị xử lý nghiêm minh, đối với cán bộ ngân hàng nếu có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu móc ngoặc cũng phải xử lý triệt để, điều tra rõ tội danh nhằm làm gương để các ngân hàng khác không tiếp tục đi theo “vết xe đổ” trong vấn đề quản lý nguồn vay vốn tín dụng. III- NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN NHỮNG TÌNH HUỐNG GIAN LẬN, LỪA ĐẢO TRONG NGÂN HÀNG Với những tình huống như trên thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng tổng hợp lại ta có một số nguyên nhân chính như sau: 1.Ngân hàng thực hiện cuộc đua lãi suất -Ngân hàng huy động lãi suất vượt trần là một thực tế đã xảy ra từ lâu và lặp đi lặp lại nhiều lần như một căn bệnh, trở thành một cuộc chạy đua không lành mạnh trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, dù đã nhiều lần được cảnh báo với nhiều biện pháp kiểm tra thì cơ quan quản lý vẫn không phát hiện sai phạm. Những nguyên nhân khiến việc huy động vượt trần lãi suất là: -Nguyên nhân chính là từ các ngân hàng nhỏ, khó huy động vốn, khó khăn về thanh khoản, khó cạnh tranh huy động vốn... buộc phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút người gửi tiền. Số ngân hàng này không nhiều, quy mô nhỏ, chỉ chiếm khoáng 20% thị phần huy động. Tuy nhiên, khi các ngân hàng này tăng lãi suất thì như một phản ứng dây chuyền buộc các ngân hàng khác cũng phải vào cuộc nếu không muốn bị khách hàng rút tiền ra đi gửi nơi khác. -Các ngân hàng thương mai đang cho vay và đầu tư ở những kỳ hạn chưa hợp lý và lệch pha với nguồn huy động nên rất dễ rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản. -Qui định về việc rút tiền gửi trước hạn: Hiện nay, có sự khác nhau cơ bản mang tính chất nghiệp vụ ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng là khách hàng gửi tiền có quyền rút tiền bất cứ lúc nào khỏi ngân hàng, còn các khoản mà ngân hàng đã cho khách hàng vay hoặc ngân hàng đã đầu tư thì ngân hàng lại không được phép “ rút trước hạn” . Nên khi nguồn vốn huy động bị rút mạnh thì ngân hàng thương mại sẽ bị thiếu thanh khoản và buôc phải tăng lãi suất huy động hoặc tìm kiếm nguồn vay từ liên ngân hàng. 2.Xuất phát từ khách hàng Có những trường hợp khách hàng cố tình lừa ngân hàng bằng cách lập ra nhiều doanh nghiệp, sau đó tự khuếch trương đang thực hiện các dự án, thương vụ lớn để lừa những người có tài sản là nhà cửa, đất đai đứng ra bảo lãnh cho họ vay vốn ngân hàng thương mại .Sau khi chiếm đoạt tiền,thì họ bỏ trốn để lại nợ cho người bảo lãnh phải gánh.Hoặc có trường hợp khách hàng nâng cao khống tài sản đảm bảo để vay được số tiền lớn hơn nhiều lần.Với những trường hợp thế này thì lỗi thuộc về khách hàng nhưng về phía ngân hàng cũng có trách nhiệm một phần. Các ngân hàng thương mại có quy chế, quy trình chặt chẽ nhưng một số khâu thực hiện không nghiêm túc, nhất là khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, kiểm tra phương án kinh doanh, trả nợ, kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp, kiểm tra hồ sơ thế chấp, kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay, giám sát vay. Thực tế cho thấy phần lớn các vụ lừa đảo trong ngân hàng xảy ra ở chi nhánh cấp 2 (thực chất là các phòng giao dịch nhỏ). Tại những chi nhánh này do cán bộ ít (một người phải kiêm nhiệm nhiều việc) nên việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý tài sản có nhiều sơ hở để các đối tượng triệt để lợi dụng phạm tội.  3. Từ nội bộ trong ngân hàng - Một số tình huống khách hàng và nhân viên ngân hàng thông đồng với nhau để rút ruột ngân hàng .Ví dụ như nhiều vụ lừa đảo bằng giấy tờ giả của khách hàng với sự tiếp tay của nhiều nhân viên tín dụng ,thậm chí là cả các trưởng phòng ,giám đốc của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân đều bắt nguồn từ vấn đề nhân sự: + Công tác tổ chức cán bộ tại nhiều ngân hàng cũng có vấn đề khi làm việc dựa nhiều trên tình cảm, công tác bảo mật kém, nhiều nhân viên có tiền sự về kinh tế, bất minh về lối sống vẫn được trọng dụng. +Có sự nhập nhằng trong việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận,dẫn đến việc nhân viên các bộ phận thông đồng với nhau như bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay +Việc quản lý,kiểm soát của các ngân hàng còn nhiều bất cập.Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo chưa được rõ ràng nên vẫn có những trường hợp cấp trên lợi dụng chức vụ để ép buộc cấp dưới thực hiện trái quy định và người chịu trách nhiệm là nhân viên. IV-GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hồi phục như hiện nay, nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng nguồn vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh, tạo của cải cho xã hội, góp phần cải thiện thu nhập quốc dân thì các ngân hàng càng phải phát huy hơn nữa vai trò trung gian tài chính của mình để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc huy động vốn cũng gặp khá nhiều khó khăn, trong đó ít nhiều vì những gian lận lừa đảo từ phía khách hàng cũng như cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư từ các ngân hàng khác. Từ đó dẫn đến sai phạm xảy ra nhiều, công với việc một bộ phận khách hàng vì lòng tham mà đã lợi dụng các mối quan hệ cũng như lôi kéo một số nhân viên cùng thực hiện những ý đồ xấu nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng,…, hay để thu hút vốn mà các ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất, đẩy lãi suất tăng cao, không những thế còn vi phạm quy định của ngân hàng nhà nước về trần lãi suất huy động. Nguyên nhân của những sai phạm này cũng đã được nhắc đến như trên. Trước tình hình như hiện nay thì các ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng cần có những biện pháp tích cực nhằm cải thiện những vấn đề này. Nhóm em cũng xin đưa ra một số gợi ý để khắc phục những sai phạm trên như: Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những mức xử phạt nặng hơn để răn đe các ngân hàng thương mại, bởi vì nếu xử phạt không thích đáng, biện pháp đưa ra không mạnh thì các ngân hàng sẽ không dè chừng, ví dụ nếu mức xử phạt về tiền không cao thì các ngân hàng thương mại có thể coi nhẹ việc phạt tiền vì có thể với ngân hàng thương mại đó số tiền phạt như vậy không đáng kể, không đáng bao nhiêu với số lợi nhuận họ có thể nhận lại. Bên cạnh đó đối với những ngân hàng đã từng vị phạm, Ngân hàng nhà nước nên theo dõi chặt chẽ hơn, có thể là lưu lại vào một danh sách nào đó, nếu như vẫn còn tiếp tục thì sẽ phạt nặng hơn, một ngân hàng có thể không chỉ vi phạm một lỗi mà rất nhiều, Ngân hàng nhà nước cần quản lý chặt các sai phạm này. Ngân hàng nhà nước cũng nên tổ chức riêng một phòng ban chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Phòng ban này sẽ theo dõi sát các ngân hàng, các lỗi sai (để lưu lại như trên), nhất thiết nhiên viên trong phòng ban này phải được chọn lựa kỹ càng, giỏi về chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm minh, minh bạch, công khai, liêm chính. Hàng tháng họ sẽ đi đến các ngân hàng thương mại kiểm tra, thu thập thông tin để kịp thời thông báo lại cho Ngân hàng nhà nước để có những biện pháp xử lý thích hợp. Về phía các ngân hàng thương mại thì nên tuyển chọn nhân viên ở khâu đầu vào thật tốt, phải chọn những người giỏi về nghiệp vụ và tốt về đạo đức, cần có những bài kiểm tra để xác minh tính trung thực của nhân viên. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các lớp rèn luyện kỹ năng, nâng cao đạo đức, tính trung thực của nhân viên, tạo ra các tình huống, xem xét cách giải quyết của nhân viên, cũng có thể thông qua quá trình làm việc để theo dõi và tạo ra những tình huống để các nhân viên bộc lộ được phẩm chất đạo đức của mình. Ngoài ra ngân hàng nên chú trọng chính sách lương thưởng cho nhân viên, từ đó tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Đưa ra những hình phạt hợp lý, có tính răn đe với những vi phạm của nhân viên, nhất là đối với những nhân viên ở những phòng ban có khả năng xảy ra tiêu cực nhiều như tín dụng. Với những nhân viên đã từng vi phạm thì càng phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn. Phân cấp chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận: cán bộ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, ra quyết định cho vay phải độc lập với nhau và có quyền hạn riêng. Đồng thời các ngân hàng thương mại cũng phải củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp hệ thông này hoạt động hiệu quả hơn, tránh được những tiêu cực có thể xảy ra. Các ngân hàng cũng có thể áp dụng biện pháp lắp đặt camera theo dõi ở từng bộ phận, phòng ban, việc này có thể giúp phòng ngừa được những hành vi vi phạm của nhân viên ở trong văn phòng làm việc, khiến họ làm việc nghiêm túc hơn. Tuy nhiên thì đây cũng không phải là một giải pháp tích cực lắm, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên, họ sẽ không thấy thoải mái từ đó hiệu suất hoạt động sẽ không cao và cũng không thể kiểm soát hết nếu nhân viên cố ý vi phạm hẹn riêng với khách hàng ở bên ngoài ngân hàng. Các khách hàng đến xin vay phải được thẩm định hết sức cẩn thận về tất cả các nội dung thẩm định nhằm phát hiện ra được những sai trái kịp thời. Trong đó cũng phải kể đến việc xác minh xem khách hàng đó có mối quan hệ đặc biệt nào với lãnh đạo hay nhân viên ngân hàng không. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho khách hàng nhằm giúp khách hàng cũng như ngân hàng tránh được những chiêu thức, thủ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi, phức tạp. Việc ban hành những quy định thích hợp về quyền hành, chức vụ của ban lãnh đạo ngân hàng là điều hết sức cần thiết. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Như vậy thì nhân viên có thể yên tâm làm tốt công việc của mình hơn, trong một số trường hợp giám đốc vì tư lợi cá nhân mà ép buộc nhân viên phải làm trái quy định, khi bị phạt thì người chịu thiệt thòi là nhân viên, có thể họ không muốn làm sai luật nhưng vì lo sợ mà phải nghe theo. Do đó việc bảo vệ quyền lợi của nhân viên là rất cần thiết. Lúc này, vai trò của công đoàn cần được nâng cao, quyền hạn lớn hơn, như vậy mới có thể kịp thời đấu tranh và bảo vệ cho quyền lợi của các nhân viên. Các ngân hàng nên thành lập một phòng ban chuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ban giám đốc, phát hiện những trường hợp lợi dụng quyền hành, ép buộc nhân viên, và tìm kiếm thông tin để bảo vệ nhân viên trong những trường hợp lãnh đạo ngân hàng làm việc vượt quá quyền hạn, gây nguy hại cho ngân hàng. Phòng ban này nhất thiết phải độc lập với ban giám đốc, lãnh đạo ngân hàng, việc tuyển chọn kỹ càng, nhất là về phẩm chất đạo đức là rất cần thiết. Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi nhất, những quy định cần rõ ràng hơn. KẾT LUẬN Từ những tình huống trên có thể thấy các vụ lừa đảo, gian lận hiện nay rất tinh vi và phức tạp, đồng thời xuất phát từ nhiều phía: khách hàng cho đến nhân viên và kể cả lãnh đạo trong ngân hàng. Công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế cũng như thiếu sót. Chính vì thế trước hết đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần nâng cao hệ thống quản lý, kiểm soát và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có đạo đức tốt. Đồng thời Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải có những giải pháp mạnh tay hơn, hiệu quả hơn để hoạt động kinh doanh trong ngân hàng ngày càng minh bạch và hiệu quả hơn, tạo lòng tin trong công chúng , góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện. Nguồn tham khảo Vef.vn Cafe.vn Tamnhin.net Baomoi.com Laisuat.vn Vnexpress.vn Xaluan.com Vietbao.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác tình huống gian lận, lừa đảo trong ngân hàng hiện nay.doc
Luận văn liên quan