Tiểu luận Cán cân thanh toán

Giải pháp:  Đưa vốn O DA tới đúng chủ, chủ đầu tư dự án phải là người trực tiếp quản lý, k hai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trinh, hoàn trả OD A, sử dụng vốn đúng mục đích.  Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát O DA , việc t heo dõi đánh giá các dự án có sử dụng vốn ODA cần được t iến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3182 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cán cân thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trong cán cân thanh toán được chia làm hai loại chính: giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh. Giao dịch tự định là những giao dịch được thực hiện vì lợi ích của bản thân chúng. Điểm đặc trưng của giao dịch tự định là chúng được thực hiện độc lập không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán của nước lập báo cáo. Tất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh. Các giao dịch điều chỉnh không được thực hiện vì lợi ích của chính nó. Đúng hơn, khi các giao dịch tự định để lại một lỗ hổng cần phải được bù đắp thì giao dịch điều chỉnh phải được thực hiện để bù đắp lỗ hổng đó (vì thế mà giao dịch tự điều chỉnh còn được gọi là giao dịch bù đắp). Hãy tưởng tượng một đường nằm ngang được vẽ xuyên qua một bảng cán cân thanh toán. Phía trên đường tưởng tượng đó, đặt t ất cả các giao dịch tự định; phía dưới, đặt các giao dịch điều chỉnh. Khi số dư các giao dịch tự định bằng không (có nghĩa là các khoản thu tự định bằng các khoản chi tự định), cán cân thanh toán là cân bằng. Khi tổng các khoản thu tự định (những khoản có) lớn hơn tổng các khoản chi tự định (những khoản nợ), thì có một thặng dư; và khi tổng số các khoản thu tự định nhỏ hơn tổng số các khoản chi tự định, thì có một ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 9 thâm hụt. Trong mỗi trường hợp, sự đo lượng mất cân bằng kế toán (thặng dư hay thiếu hụt) được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số những khoản thu tự định và tổng số những khoản chi tự định. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh trong thực tế là không rõ ràng do đó không có cách đo lường kế toán duy nhất về sự mất cân bằng cán cân thanh toán. Nói chung, để phản ánh trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế của một nước người ta thường dùng cán cân tổng thể (tổng hợp cán cân vãng lai và cán cân vốn và t ài chính). Tuy nhiên, cán cân tổng thể đôi khi không được đánh giá chính xác bằng cán cân vãng lai bởi vì nó không p hản ánh đúng năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh kinh tế của một nước. Chẳng hạn, khi một nước thặng dư cán cân thanh toán, điều này nghe có vẻ lành mạnh nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu lại thấy cán cân vãng lai bị thiếu hụt lớn và được t ài trợ hoàn toàn bằng vay nợ, đầu tư nước ngoài. Do đó, sự phân tích thoả đáng về cơ cấu tài trợ liên quan đến sự ổn định các cân vãng lai trong tương lai là rất cần thiết. 1.4.2. Phân tích tài khoản vãng lai Như ta đã b iết, trong cán cân thanh toán, cán cân vãng lai giữ vai trò quan đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi phân tích cán cân thanh toán cần phải chú trọng phân tích cán cân vãng lai và số dư t ài khoản vãng lai. Các nhà kinh t ế học cho rằng những định nghĩa khác nhau thể hiện những mặt khác nhau của cán cân vãng lai. Trên thực t ế, có bốn định nghĩa về cán cân vãng lai và sự lựa chọn định nghĩa nào phụ thuộc vào mục đích phân tích. Thứ nhất: cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nước với phần còn lại của t hế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều (định nghĩa trong Rivera-Batiz, 1989, trang 119). Hay nói cách khác, cán cân vãng lai là tổng của chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (X-M) cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NF) và chuy ển khoản ròng từ nước ngoài (NTR). Theo định nghĩa này, tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng: CA= X-M+NF+NTR ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 10 Theo định nghĩa này, khi thâm hụt ngân sách vượt quá 5% đến 6% GDP có thể có vấn đề và cần chú ý yếu tố nào đã gây ra thâm hụt. Liệu có phải do người dân đã nhập quá nhiều hàng hoá và dịch vụ? Phần thâm hụt do t iêu dùng bùng nổ có thể được t ài trợ bởi phần rót ra từ các tài khoản dự trữ hoặc tăng các khoản nợ. Trong cả hai trường hợp đều có thể gây ra nhiều vấn đề song tăng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn có thể cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế suy yếu và các chính sách gia cần có những hành động khẩn trương. N gười đảm nhiệm công tác phân tích cán cân thanh toán cần được cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết để cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Thứ hai: cán cân vãng lai được định nghĩa như chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế . Vì vậy: CA= Y- A A= C + I + G Y: thu nhập A: chi tiêu C: tiêu dùng tư nhân I : Đầu tư tư nhân G: Chi tiêu và đầu tư của chính phủ Định nghĩa này được Alexander đưa ra vào năm 1950. Từ định nghĩa trên ta thấy, cán cân vãng lai của một nước chỉ có thể được cải thiện bằng sự tăng tương đối của t hu nhập quốc dân so với chi tiêu hay sự giảm tương đối chi tiêu so với thu nhập quốc dân. Thứ ba: cán cân vãng lai là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. CA = S - I S : Tiết kiệm trong nước I : Đầu tư trong nước CA: Là cán cân vãng lai ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 11 Nếu chia tổng tiết kiệm (S) và đầu tư (I) của toàn bộ nền kinh tế thành các phần về khu vực chính phủ và tư nhân. Ta có: CA = (Sp + Sg) - (IP + Ig) Hay CA = (Sp – Ip ) + (Sg - Ig) hay CA = (Sp - Ip) + (Sg - Ig) Công thức trên cho t hấy cán cân vãng lai bằng chênh lệch của khu vực tư nhân cộng khu vực chính phủ. Vì vậy, khi đề ra các biện pháp, chính sách nhằm cải thiện cán cân vãng lai phải nghiên cứu tác động của chúng tới hành vi tiết kiệm và đầu tư. Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện do các hoạt động đầu tư mạnh thì phần thâm hụt này cần được t ài trợ bởi đầu tư trực tiếp tại nước báo cáo hoặc phần tăng trong các khoản vay bên ngoài hay bởi đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn (6% hoặc 7%) có thể là bền vững nếu nó liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp mạnh ở nước báo cáo. Thứ tư: Khi công dân một nước cho vay hay mượn một lượng tiền của nước ngoài, họ đã tạo ra mét quan hệ tài sản với phần còn lại của t hế giới. Vì vậy, khi phân tích tiết kiệm và đầu tư, phải tính đến nguồn t ài chính nước ngoài. Từ đó, có thể định nghĩa tài khoản vãng lai như những thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng của quốc gia lập báo cáo với phần còn lại của thế giới. CA = B* t - B t - 1 * B* t : Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn hiện tại d t-1 *: Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn trước. Định nghĩa này được Sarch và Larrain mở rộng từ định nghĩa trên. Theo đó, các thay đổi tài sản nước ngoài ròng có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt của tài khoản vãng lai. Thặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là nước này đang tích luỹ t ài sản quốc t ế ròng. N gược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai nghĩa là nước này đang giảm dần tài sản quốc tế ròng hoặc tăng thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài. Như vậy: có t hể định nghĩa tài khoản vãng lai là sự thay đổi vị thế đầu tư quốc t ế ròng của một nước. Như vậy, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh có hiệu quả để cải ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 12 thiện tình trạng, cần phải có sự phân tích cụ thể từng khoản mục trong cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại. Thâm hụt cán cân vãng lai không phải bao giờ cũng xấu, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của một nước. Khả năng thanh toán được đánh giá thông qua các chỉ số vĩ mô như: tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái thực t ế, tiết kiệm với đầu tư nội địa. Nếu một quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP lớn, tỷ giá hối đoái ổn định và sát với thực tế, mức tiết kiệm và đầu tư cao thì t hâm hụt cán cân thương mại nếu có cũng ít khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. Một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước là khả năng chịu đựng của cán cân thanh toán vì nó chú ý đến những yếu tố nói trên. Đối với một nước có nợ nước ngoài ròng dương và thâm hụt cán cân vãng lai, một "điểm uốn" giữa thâm hụt và thặng dư là cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng chịu đựng. Một tiêu chuẩn cần được xét đến khi đánh giá khả năng chịu đựng là liệu "điểm uốn" có thể đạt được một cách suôn sẻ và không gây những bất ổn cho nền kinh tế khi cán cân thương maị đảo chiều đột ngột từ thâm hụt sang thặng dư, không tạo ra sù thay đổi lớn trong chính sách (ví dụ: chính sách thắt chặt đột ngột) và không gây ra tình trạng rệu rã của nền kinh tế. Ngoài ra, tài khoản vãng lai bao gồm tài khoản thương mại hàng hoá và dịch vụ, tài khoản t hu nhập và tài khoản chuy ển giao vãng lai. Do đó cần phải phân tích cụ thể từng tài khoản này để tìm ra nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai và đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Trong đó cần đặc biệt phân tích cán cân thương mại vì đây thường là nguy ên nhân chủ yếu dẫn đến t hiếu hụt cán cân vãng lai và cũng là đối tượng chính khi cán cân thanh toán mất cân bằng cơ bản. 1.4.3. Phân tích tài khoản vốn và tài chính Tài khoản vốn và tài chính bao gồm các luồng vốn dài hạn và ngắn hạn, chạy vào hoặc chạy ra khỏi một nước. H ay nói cách khác, nó là tổng đầu tư của nước ngoài và số vay nợ ròng. Như vậy, tình trạng của cán cân thanh toán có liên quan trực tiếp đến tình trạng tài sản ngoại tệ ròng của một nền kinh t ế. Vì vậy, một ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 13 gợi ý nhằm giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán là sự điều chỉnh chính sách của chính phủ nhằm thu hót đầu tư tư nhân hoặc tìm kiếm các khoản vay nước ngoài. Đối với bất cứ nước nào, con đường phát triển cũng đầy rẫy trở ngại. Một trong những trở ngại là tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, vì lượng tư bản vay hôm nay sẽ phải trả trong tương lai nên việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả là một điều vô cùng quan trọng. Có nhiều nguồn tài trợ cho sự thâm hụt cán cân vãng lai nhưng xét về mặt hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá cao hơn cả vì nó không ảnh hưởng nhiều tới cán cân thanh toán, tới tổng nợ nước ngoài cũng như tăng trưởng kinh tế và không tạo ra dư nợ. Ngoài ra, nó còn là nhịp cầu để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại giúp đất nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các nguồn vốn đầu tư này sẽ làm tăng nguồn chuyển giao ra nước ngoài, một khi lợi nhuận và cổ tức được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước. Nhìn chung, các luồng đầu tư nước ngoài khác nhau, dù có tạo ra dư nợ hay không đều t iềm ẩn những mất mát nhất định đối với nước tiếp nhận. Beceer và Hargin gợi ý rằng: "Khi thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết các công ty trong nước cần xác định những khó khăn mà họ phải chấp nhận đối với từng hình thức đầu tư và sau đó cân nhắc xem liệu tại những thời điểm nhất định nó có đem lại lợi Ých để duy trì hay không?". Nhiều nước đang phát triển sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong tài khoản t ài chính để hỗ trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai và tốc độ phát triển kinh tế còng như trong tài sản dự trữ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực, những thay đổi của nguồn vốn này cũng gây lo lắng cho những nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Vì vậy, khi xác định rủi ro và khó khăn của mỗi dạng đầu tư nước ngoài, chúng ta cần quan tâm ba vấn đề sau:  Vấn đề thời hạn vay nợ: những khoản nợ ngắn hạn thường rủi ro hơn vì chủ nợ thường yêu cầu trả nợ gốc hơn là nhận lãi trong giai đoạn ngắn.  Liệu nguồn tư bản nước ngoài có t ạo ra gánh nặng nợ nần hay không? Ví dụ: Nếu đi vay thì tình hình kinh doanh tốt hay xấu, việc trả nợ vẫn phải tiến hành. Trong khi đó, cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi công ty bán cổ phiếu cho họ làm ăn phát đạt. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 14  Nguồn vốn trên từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay là những khoản vay mang tính chất thương mại. Theo ngân hàng thế giới, một nước đước coi là nợ nần nghiêm trọng nếu như tỷ lệ giữa giá trị hiện t ại ròng của tổng các khoản trả nợ (PV) và GDP vượt quá 80% hoặc tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của tổng các khoản trả nợ và tổng xuất khẩu lớn hơn 220%. Ngược lại một quốc gia được coi là có khả năng chịu đựng nợ nếu như chính phủ có thể thực hiện được toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ quá hạn trong một thời gian dài, nếu như các khoản nợ đến hạn chiếm tối đa từ 20-25% xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh việc xem xét các khoản nợ theo chủng loại và thời hạn của các công cụ nhận nợ, thì cũng nên phân tích xu hướng thay đổi theo khu vực các tổ chức. Cụ thể là khu vực chính phủ và tư nhân bởi vì những khu vực này chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau. Các luồng thay đổi của khu vực chính phủ chủ yếu được quy định bởi nhu cầu của ngân sách nhà nước. N gược lại, các luồng thay đổi trong khu vực tư nhân lại tuỳ thuộc vào mức sinh lời của tài sản trong và ngoài nước. Nhiều nước đang phát triển sử dụng các luồng vốn vào trong tài khoản t ài chính để hỗ trợ bù đắp cho mức thâm hụt cán cân vãng lai do nhập khẩu và tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, hoặc tăng t ài sản dự trữ. M ặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng những thay đổi đột ngột của số vốn rất lớn này cũng gây ra nhiều lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Luồng vốn có 4 vấn đề cần quan tâm chủ yếu sau đây:  Các luồng vốn chảy vào có thể chỉ mang tính tạm thời, và do vậy có thể được rót ra rất nhanh.  Các luồng chảy vào này có thể kích thích tăng cung tiền và làm tăng mức lạm phát trong nước nếu như ngân hàng trung ương can thiệp vào thụ trường ngoại hối để mua ngoại tệ cung ứng dư thừa. Những hậu quả gây lạm phát như vậy có thể tránh được nếu như hoạt động can thiệp này mang tính chất có khả năng triệt tiêu hiệu ứng tăng cung tiền.  Nếu ngân hàng trung ương không can thiệp thì luồng vốn chảy vào có thể làm cho giá của đồng bản tệ tăng lên. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 15  Các luồng chảy vào có thể đảm bảo cho hiện tượng t iêu dùng tăng tạm thời và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu để trả số nợ tích luỹ. Từ đó, đưa ra những nghiên cứu sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: nguồn vốn ODA nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho luồng FDI chảy vào trong nước. 1.4.4. Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ Trước đây, tổng tài sản dự trữ được coi là nguồn bù đắp chủ yếu cho thiếu hụt cán cân thanh toán và hỗ trợ cho chính sách tỷ giá cố định. Ngày nay, trong điều kiện chế độ tỷ giá thả nổi và xu hướng toàn cầu hoá trở nên phổ biến, nhiều hình thức bù đắp khác đã được áp dụng (ví dụ: vay nước ngoài). Vì t hế, sự thay đổi trong tài sản dự trữ không phải lúc nào cũng phản ánh độ lớn trạng thái mất cân bằng của cán cân thanh toán. Công thức tính tài sản dự trữ ròng: Tài sản dự trữ ròng = Tổng tài sản dự trữ - Các khoản nợ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Về nguyên tắc, mức dự trữ cần thiết được đánh giá trên cơ sở tổng trị giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu dự kiến hoặc khả năng dễ bị t ổn thương về t ài chính. Nhưng dù sử dụng chỉ số nào thì mức dự trữ cần t hiết cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tỷ giá hối đoái. Thông t hường, một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định cần nhiều dự trữ hơn so với một quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi vì với chế độ tỷ giá thả nổi, mức dự trữ cần thiết chỉ để cải thiện những biến động xấu do tỷ giá gây ra. Ngoài ra, về cơ bản thì mức độ tin cậy của các chính sách kinh tế và lòng tin của thị trường vào các chính sách này là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ dự trữ cần thiết. Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại t ệ thường được tính theo tháng nhập khẩu. Chỉ số này đo lường tổng t ài sản dự trữ ngoại tệ của một nước so với giá trị nhập khẩu hàng tháng. Theo nguyên tắc chung, tổng dự trữ ít nhất bằng ba tháng nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay yêu cầu này có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh của từng quốc gia. Theo đánh giá mức độ phù hợp của dự trữ ngoại hối của một nước, các nhà phân tích cần chú ý các yếu tố sau:  Mức độ mở cửa của tài khoản vốn và tài chính. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 16  Sẽ dư của tài khoản nợ có tính thanh khoản cao.  Khả năng đi vay vốn của ngân hàng.  Tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Cán cân vãng lai 2.1.1. Cán cân thương mại Từ năm 2003 đến năm 2011, cán cân thương mại Việt Nam rơi vào tình trạng thâm hụt. N guyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu tăng quá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 22,72 tỷ USD năm 2003 lên đến mức kỷ lục 97,4 tỷ USD vào năm 2011. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng nhưng nhìn chung cho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với kim ngạch xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại vẫn thường xuyên trong trạng thái thâm hụt. (Bảng 1) Tuy nhiên trong năm 2012 và quý I của 2013, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD và là năm 2012 là năm đầu tiên nước ta xuất s iêu hàng hóa kể từ năm 1993. Trong năm chỉ có ba tháng nhập siêu ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 18 Bảng 1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2003 – Quý I/2013 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Qúy I/2013 Kim ngạch xuất khẩu Giá trị (Tỷ USD) 20,15 26,49 32,45 39,83 48,56 62,69 57,1 72,2 96,9 114,6 29,7 Tăng trưởng (%) 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2 18,3 19,7 Kim ngạch nhập khẩu Giá trị (Tỷ USD) 22,73 28,77 34,89 42,6 58,92 75,47 65,4 77,3 97,4 114,3 29,2 Tăng trưởng (%) 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9 7,1 17,0 C án cân thương mại (Tỷ USD) -2,58 -2,28 -2,44 -2,77 -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4 0,3 0,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê và IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165. Hình 1: Cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2003 đến 2012 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 19 Thống kê cho thấy tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114.6 tỷ USD, t ăng 18.3% so với năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114.3 tỷ U SD, tăng 7.1%. Theo đó, cán cân thương mại cả năm 2012 thặng dư khoảng 0.3 tỷ USD. Biểu đồ bên trên cho thấy, thâm hụt thương mại sau khi đạt đỉnh với 18.03 tỷ USD trong năm 2008, đã có dấu hiệu thu hẹp dần; và đến năm 2012, cán cân thương mại đã có thặng dư. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 vẫn giữ được đà tăng ấn tượng 18.3%, bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. So với Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước trong khu vực A SEAN như Philippines, M alaysia, Thái Lan, thì động lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay vẫn mạnh mẽ và có phần vượt bậc. Tuy nhiên, góp phần không nhỏ vào đà tăng này chủ yếu nhờ vào các doanh nghiệp FDI với mức tăng 31.2%. Điều này được giải thích là do họ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong nước vẫn đang suy yếu. Về mặt hàng xuất khẩu trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%.Trong cấu phần kim ngạch xuất khẩu đáng chú ý là 2 nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện – Điện tử, máy tính và linh kiện có mức tăng trưởng lần lượt là 97.7% và 69.1% so với năm 2011. Ngoài ra, nhóm hàng nông nghiệp như Thủy sản, Gạo cũng góp mặt trong 10 nhóm hàng xuất khẩu mạnh nhất trong năm 2012 (bảng bên dưới). Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 20 Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các mặt hàng trên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012 đạt 114.35 tỷ USD và tăng 7.1% so với năm 2011. Khối doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng nhập khẩu ấn tượng với 23.5%, có thể để hỗ trợ cho nhu cầu xuất khẩu.Về mặt hàng nhập khẩu, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; vải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Với nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu, thì mức độ t ăng trưởng yếu ớt của kim ngạch nhập khẩu đã làm lộ thêm về tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012. Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 21 Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 28,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2011 và chiếm 25,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; tiếp đến là A SEAN đạt 21 tỷ USD, tăng 0,3% và chiếm 18,3%; Hàn Quốc đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18,4% và chiếm 13,6%(Tổng cục Thống kê, 2012). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng xuất siêu trong năm 2012 là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD. 2.1.2. Cán cân dịch vụ Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 liên tục trong trạng thái thâm hụt. Trừ năm 2006, cán cân dịch vụ gần đạt trạng thái cân bằng (thâm hụt rất nhỏ, 8 triệu USD) do những ảnh hưởng tích cực từ chỉ thị về phát triển dịch vụ của Chính phủ năm 2005 nhằm chuẩn bị cho quá trình mở cửa tự do hóa dịch vụ của Việt N am theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiến tới gia nhập WTO, từ năm 2007 đến nay, thâm hụt cán cân dịch vụ ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 2007 mức thâm hụt là 0,894 tỷ USD, đến năm 2011 là 2,98 tỷ USD. (Bảng 4) Bảng 4: Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 22 (Đơn vị: Triệu USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khoản thu 2695 2810 2948 3272 3867 4176 5100 6030 7041 5766 7460 8879 Khoản chi 3310 3382 3697 4050 4739 4395 5108 6924 7956 6895 9900 11859 Dịch vụ ròng -615 -572 -749 -778 -871 -219 -8 -894 -915 -1129 -2440 -2980 Nguồn: IM F Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281,12/165 Tổng cục Thống kê, 2011 Xuất khẩu dịch vụ tuy có tăng nhưng quy mô xuất khẩu còn rất nhỏ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi (từ 15,7% năm 2000 xuống còn khoảng 8,4% năm 2011). Trong khi đó, chi phí nhập khẩu dịch vụ tăng rất nhanh qua các năm khiến cho nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Chi dịch vụ tăng phần lớn là do kim ngạch nhập khẩu tăng đã làm tăng các chi phí về vận tải, bảo hiểm bởi hầu hết các giao dịch nhập khẩu của Việt Nam đều thực hiện theo điều kiện CIF. Về cơ cấu xuất khẩu dịch v ụ, dịch vụ du lịch luôn chiếm vai trò chủ chốt trong t ổng giá trị xuất khẩu dịch vụ. Năm 2005, dịch vụ du lịch chiếm 53,93% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, năm 2011, dịch vụ du lịch ngày càng t ăng và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ), ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với năm 2010 (Tổng cục Du lịch, 2011). Ðứng thứ hai là ngành dịch vụ vận tải (chiếm 27,36% năm 2005 và 28,21% năm 2011 trong kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) được coi là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới, song ở Việt Nam, hiện chưa có cơ sở nào đủ t ầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa mà mới chỉ tham gia đư ợc một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ngoài ra, một số ngành dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ như dịch vụ tài chính chiếm 5,16% năm 2005 và 2,57% năm 2011, dịch vụ bưu chính viễn thông (2,34% năm 2005 và 1,84% năm 2011), ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 23 dịch vụ chính phủ (0,77% năm 2005 và 1,41% năm 2011), dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm 1,06% năm 2005 và 0,94% năm 2011. Khác với xuất khẩu dịch vụ, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ chứng kiến sự vượt trội trong nhập khẩu dịch vụ vận tải (49,21% kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2005 và tăng lên 69,37% năm 2011) so với nhập khẩu dịch vụ du lịch (chiếm 20,22% năm 2005 và giảm xuống còn 14,42% năm 2011). Các ngành dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ chính phủ, dịch vụ bưu chính viễn thông vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 4,85%, 1,97%, 1,51%, 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2011 (Tổng cục Thống kê). Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012. 2.1.3. Cán cân thu nhập Bảng 5: Cán cân thu nhập của Việt Nam 2000-2011 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Các khoản thu 0,19 0,16 0,17 0,13 0,19 0,36 0,67 1,09 1,36 0,8 0,5 0,4 Các khoản chi 0,78 0,8 0,96 0,94 10,8 1,58 2,1 3,26 5,76 3,8 5,0 5,4 Thu nhập ròng - 0,59 - 0,64 - 0,79 - 0,81 - 0,89 - 1,22 - 1,43 - 2,17 - 4,4 -3,0 -4,6 -5,1 Nguồn: IM F Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 24 Theo nguyên tắc chung của IMF, cán cân thu nhập của Việt Nam bao gồm các khoản thu nhập của người lao động (các khoản tiền lương, tiền thưởng) và thu nhập của nhà đầu tư (lãi từ hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp) thuộc các đối tượng người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người không cư trú ở Việt Nam. Nhưng do thiếu sót thống kê, các số liệu về thu nhập lao động không có sẵn. Do đó, trong cán cân thanh t oán quốc tế của Việt Nam cũng như các nước khác thường chỉ tổng hợp và cung cấp số liệu về thu nhập ròng nói chung và thu nhập ròng đầu tư. (Bảng 5) Thâm hụt cán cân thu nhập gia tăng do phần thu của các hạng mục thu nhập đầu tư (gồm thu lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng, thu cổ tức từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư vào chứng khoán do người không cư trú phát hành) tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng chi của các khoản mục này. Các khoản thu được phản ánh trong cán cân thu nhập còn bao gồm cả các khoản tiền lương, tiền thưởng của người cư trú làm việc tại nước ngoài. Trong những năm gần đây thì số lượng người Việt Nam làm việc tại nước ngoài t ăng lên nhanh chóng do những chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động của Nhà nước. Giai đoạn 2003 - 2005, cả nước đã đưa được 173.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2006 đạt 78.855 người, năm 2007 t ăng lên 79.950 người. N ăm 2011, nước ta đã xuất khẩu trên 88.000 lao động với 4 thị trường xuất khẩu trọng điểm là: Ðài Loan, Hàn Quốc, M alaysia và Nhật Bản (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2011). Ðây là một trong những biện pháp giúp tạo công ăn việc làm đồng thời tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể bổ sung và bù đắp cán cân thu nhập và cán cân vãng lai của Việt Nam. 2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều bao gồm các khoản chuyển giao bằng t iền, hiện vật mang ý nghĩa là quà tặng, viện trợ, bồi thường của tư nhân và chính phủ. Bảng 6 cung cấp số liệu về tình hình cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 25 Trong giai đoạn 2000 - 2011, cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mức chuyển giao vãng lai ròng t ăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng kiều hối t ăng đột biến là do Việt Nam chính t hức trở thành thành viên của WTO cộng với sự ổn định về chính trị, t ăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trường chứng khoán và t hị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh t ế quốc tế cao lên. Từ năm 2007 đến nay, chuyển giao vãng lai ròng luôn ở mức trên6,4 tỷ U SD. Các khoản chuyển giao, đặc biệt là các khoản chuyển giao của tư nhân, đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Từ số liệu bảng 6 có thể thấy các khoản chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức chuyển giao vãng lai ròng hàng năm của Việt Nam (trên 90%), trong đó các khoản chuyển giao của tư nhân chủ yếu là các khoản kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài. Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kiều hối năm 2012 ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2011. Thống kê cho thấy lượng kiều hối gửi về TP HCM trong năm 2012 đạt khoảng 4,1 tỷ USD; trong đó 70% đổ vào sản xuất kinh doanh, 23% vào lĩnh vực bất động sản (chủ y ếu cho các dự án đang triển khai dở dang), 6% còn lại là hỗ trợ khó khăn cho người thân. Chính sách thông thoáng đối với kiều bào ở nước ngoài cùng với chênh lệch lớn giữa mặt bằng lãi suất huy động trong và ngoài nước đã giúp thúc đẩy kiều bào chuyển tiền về nước nhằm hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất. Dự báo năm 2013 nhiều khả năng lượng kiều hối sẽ t iếp tục duy trì sự ổn định, dao động trong khoảng 9-10 tỷ USD. Đây là một nguồn lực quan trọng giúp bù đắp thiếu hụt cán cân thương mại (nếu có) đồng thời là một nguồn cung ngoại tệ dồi dào giúp NHNN có thêm nguồn lực điều hành tỷ giá. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 26 Bảng 6: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2000- 2011 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chuyển giao tư nhân (ròng) 1,34 1,10 1,77 2,10 2,31 3,15 3,80 6,18 6,80 6,02 7,6 7,6 Chuyển giao chính thức (ròng) 0,14 0,15 0,15 0,14 0,18 0,23 0,25 0,25 0,51 0,4 0,3 0,3 Chuyển giao vãng lai ròng 1,48 1,25 1,92 2,24 2,49 3,38 4,05 6,43 7,31 6,42 7,9 7,9 Nguồn: IM F Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165 Nhìn chung, cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuy ển giao vãng lai một chiều cũng có những tác động nhất định tới cán cân vãng lai của Việt Nam. Ðặc biệt, mức thặng dư trong chuyển giao vãng lai một chiều đã giúp cải thiện một phần tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai. 2.2. Cán cân vốn 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhìn chung bức tranh tổng thể FDI của năm 2012 mặc dù có sự sụt giảm cả về số vốn thu hút và giải ngân, tuy nhiên xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn thì những thành quả đạt được cũng không quá b i quan. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn FDI giải ngân trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% so với mức 11 tỷ USD của năm 2011. Tổng số vốn FDI đăng ký mới đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% so với mức 15,3 tỷ USD của năm ngoái. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 27 Đáng chú ý, số vốn đăng ký cấp mới có sự sụt giảm mạnh (35%) chỉ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong khi số vốn đăng ký tăng thêm lại có diễn biến hoàn toàn trái ngược khi tăng tới gần 60% (đạt 5,1 tỷ USD) so với năm 2011. Diễn biến này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang có các dự án hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào triển vọng tăng t rưởng của Việt Nam.Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư mới sụt giảm trong năm 2012 có thể sẽ ảnh hưởng tới số vốn FDI thực hiện trong những năm sắp tới. Bảng 7: Tình hình vốn FDI vào Việt Nam năm 2012 Tình hình F DI vào Việt Nam 12T.2012 Đvt: Tỷ USD Chỉ tiêu 12T.2011 12T.2012 So v ới cùng kỳ năm trước Số v ốn Tỷ lệ (%) Vốn thực hiện 11,000 10,460 -0,54 -4,91 Vốn đăng ký (*): 15,356 13,013 -2,343 -15,26 +) Đăng ký cấp mới 12,101 7,854 4,247 -35,10 +) Đăng ký tăng thêm 3,255 5,159 1,904 58,49 (Tính đến ngày 15-12-2012, Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) Về cơ cấu, FDI đăng ký trong năm 2012 tiếp tục có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi dòng vốn có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến- chế tạo (tăng mạnh từ 48% trong năm 2011 lên 70% trong năm 2012). Ngược lại, lĩnh vực bất động sản và xây dựng ngày càng bớt hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi mục tiêu thu hút FDI không chỉ nằm ở khía cạnh vốn mà còn ở khả năng học hỏi, tiếp nhận công nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 28 Hình 3: Tỷ trọng đầu tư FDI theo ngành qua các năm Hình 4: Giá trị ODA cam kết và giải ngân qua các năm 2.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ròng trong năm 2012 ước đạt khoảng 2 tỷ USD. Con số này bao gồm vốn đầu tư gián tiếp cả trong và ngoài TTCK, bao gồm cả M&A và trái phiếu nước ngoài. Nếu trừ một số thương vụ phát hành trái phiếu với giá trị lớn cho nhà đầu tư nước ngoài như 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi của Vingroup, 250 triệu U SD của Vietinbank, 235 triệu USD trái phiếu của M asan… thì dòng vốn FII ròng cho mục đích m ua cổ phiếu và M&A của Việt Nam năm 2012 đạt khoảng 1 tỷ USD. 2.2.3. Vay ODA ODA là nguồn vốn tương đối ổn định và biến động ít hơn trong suy thoái kinh tế so với các nguồn vốn khác. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, giải ngân vốn ODA trong năm 2012 đạt khoảng 3,6 tỷ USD, tư ơng đương mức của năm 2011, vốn cam kết của năm này là 7,3 tỷ USD. Trong hội nghị nhóm các nhà tư vấn t ài trợ (CG) được tổ chức vào đầu t háng 12/2012, các nhà tài trợ quốc t ế đã cam kết sẽ tài trợ cho Việt Nam 6,5 tỷ USD vốn ODA trong năm 2013. M ặc dù vẫn duy trì ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 29 được niềm tin của các nhà t ài trợ về khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay ODA, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, có thể thấy vốn ODA cam kết đang có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây. Một điểm đáng lưu ý là triển vọng thu hút ODA của Việt Nam trong các năm sắp tới có thể sẽ gặp phải nhiều thách thức khi các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hay các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ ngày càng ít đi do Việt Nam đã trở thành nước có t hu nhập trung bình thấp. Do vậy, Việt N am cần t ập trung đẩy mạnh giải ngân nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của nguồn vốn ODA. Dự báo giải ngân ODA trong năm 2013 có thể đạt mức 3,6 đến 4 tỷ USD. 2.3. Nguyên nhân thặng dư trong cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2012 Cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2012 đã biến chuyển theo hướng tích cực: từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư trong năm 2011 (2,5 tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong các quý năm 2012 - quý I: 4,28 tỷ USD; quý II: 2 ,17 tỷ USD; quý III: 4,2 tỷ USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế quan trọng, góp phần làm t ăng sức mạnh t ài chính quốc gia chống lại kỳ vọng về biến động tỷ giá, kỳ vọng lạm phát. Có nhiều nguyên nhân góp phần t ạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán tổng thể. Thứ nhất, và quan trọng nhất là chính sách điều hành: (i) Đầu tháng 2/2011, NHNN tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%), nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 USD/VND và giảm biên độ xuống còn +/-1%; (ii) Trong năm 2012, Thống đốc NHNN đã cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 3% và liên tục can thiệp để ổn định tỷ giá tạo niềm tin cho công chúng. Những việc này đã đưa tỷ giá danh nghĩa về gần với giá thị trường hơn và tạo điều kiện giảm biến động tỷ giá, giảm kỳ vọng tăng tỷ giá, từ đó thu hút được lượng ngoại t ệ mà cá nhân và DN nắm giữ, góp phần hạn chế t ình trạng đô la hóa và tăng dự trữ ngoại hối. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 30 Thứ hai, những cải thiện trong các khoản mục của cán cân thanh toán: (i) Thương mại hàng hóa, dịch vụ nhập siêu giảm kỷ lục; (ii) Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mức cao đạt 10,46 tỷ USD, thấp không đáng kể so với năm 2011, 11 tỷ USD; (iii) Giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Bảng 8: Bảng tổng kết Cán cân thanh toán Việt Nam Quý 3 - 2012 Đơn vị: Triệu USD. STT C hỉ tiêu Số liệu A. CÁN CÂN VÃNG LAI (1+2+3+4) 1.777 (Không kể chuyển tiền tư nhân) 1 Cán cân thương mại 2.694 Xuất khẩu (FOB) 30.217 Nhập khẩu (FOB) 27.523 Nhập khẩu (CIF) 29.916 2 Dịch vụ -1.242 Thu 2.145 Chi 3.387 3 Thu nhập đầu tư -1.628 Thu 83 Chi 1.711 4 Chuyển tiền 1.953 Khu vực tư nhân 1.863 Khu vực Chính phủ 90 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 31 B CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH (5+6+7+8+9+10) 1.69 5 Đầu tư trực tiếp 2.05 FDI vào Việt Nam 2.35 FDI của Việt Nam ra nước ngoài 300 6 Vay trung-dài hạn 1.563 Vay 2.234 Vay của Chính phủ 1.039 Vay của DN (trừ DN FDI) 1.195 Trả nợ gốc 671 Trả nợ của Chính phủ 91 Trả nợ của DN (FDI+DNVN) 580 7 Vay ngắn hạn 202 Vay 3.699 Trả nợ gốc 3.497 8 Đầu tư vào giấy tờ có giá 202 Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 199 Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài -3 9 Tiền và tiền gửi -977 10 Tài sản khác -1.35 C LỖI VÀ SAI SÓT (D-A-B) -1.729 D CÁN CÂN TỔNG THỂ (-E) 1.738 E BÙ ĐẮP (11+12) -1.738 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 32 11 Thay đổi tổng dự trữ ngoại hối -1.738 Thay đổi GIR, trừ sử dụng vốn của IMF -1.733 Sử dụng vốn của IMF -5 Vay 0 Trả 5 12 Thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ 0 Gia hạn nợ 0 Nợ quá hạn 0 Nguồn: sbv.gov.vn ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 33 CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Các biện pháp trực tiếp 3.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích hạn chế hàng hóa nước ngoài, tang cường sử dụng hàng nội địa. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập khẩu, yêu cầu giấp phép nhập khẩu… Tác dụng của các biện pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, nó có tác động trực tiếp cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung. Tuy nhiên, khả năng này là khó thực hiện trong ngắn hạn. Do cơ cấu nhập khẩu của VN hiện nay chủ yếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, phần lớn trong số đó là để xuất khẩu, nên khó giảm nhập khẩu. Mặt khác, khi Việt Nam dần tiến tới tự do hóa thương mại thì việc hạn chế nhập khẩu là rất khó thực hiện, nhất là khi nền kinh t ế đang trên đà tăng trưởng. Do đó, Việt Nam có thể tập trung vào các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thay vì tập trung giảm nhập khẩu. 3.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu Chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước ngoài vào các sản phẩm trong nước. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu bao gồm: mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm và bỏ thuế xuất khẩu, xóa bỏ hạn ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 34 ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu… Tác dụng: t ăng khối lượng nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trong t ình hình hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là cách tốt nhất để Việt Nam cải thiện cán cân thương mại, đẩy lùi nhập siêu, và có nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Hơn nữa, VN vẫn đảm bảo được mục tiêu cân đối bên trong như tốc độ tăng trưởng kinh tê và giải quyết công ăn việc làm. Trong những năm tới, Việt Nam cần đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng nhập khẩu để có thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Biện pháp:  Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Tập trung các luồng vốn nước ngoài vào sản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng những ngành nghề có khả năng tăng trưởng ổn định, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước , đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu.  Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hóa những mặt hàng chủ lực, chuyển nhanh và mạnh sang phần lớn hàng chế biến, hạn chế tối đa xuất hàng thô và hàng sơ chế. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực như: dệt may, thủy sản, da giày,… cần phát triển những mặt hàng mới như: phần mềm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ,…  Chính phủ cần quan tâm phát triển các doanh nghiệp tư nhân có t iềm năng, nhất là các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, về cả nguồn vốn lẫn công nghệ, thị trường,..  Mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới, hạn chế việc xuất khẩu chủ yếu vào 1 số thị trường trọng điểm.  Chính phủ cần bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách, quy định chưa hợp lý; tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 35  Các Bộ ngành phối hợp với hệ thống ngân hàng có phương án hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tìm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu trong nước bằng các hoạt động xúc tiến thương mại.  Hàng hóa VN cần nâng cao tính cạnh tranh trên t hị trường nội địa lẫn quốc tế, để người t iêu dùng tin tưởng lâu dài vào hàng hóa VN thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm.  Thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ để dần thay thế hàng nhập khẩu. 3.2. Biện pháp tỷ giá Theo lý thuyết, khi một quốc gia phá giá đồng tiền nội tệ thì có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, điều kiện thực tế ở VN chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô, hàng gia công, giá trị gia tăng thấp, trong khi đó các nguyên liệu đầu vào quan trọng, giá trị cao thì đều phải nhập khẩu, do đó việc phá giá đồng tiền không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu. Ở VN, độ co giãn của cung các nhóm hàng xuất khẩu đối với tỷ giá rất khác nhau, vì vậy, việc xác định chính xác mức độ giảm giá của đồng VN cần phải cân nhắc thật kỹ để vừa có thể kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát. Do đó, cách thức điều chỉnh tỷ giá của VN cần thực hiện một cách cẩn trọng, thay đổi từng bước nhỏ một để tránh rủi ro cho nền kinh tế. 3.3. Biện pháp thu hút nguồn vốn 3.3.1. Vốn FDI Dòng vốn FDI đã và đang đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế tại VN, góp phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất tại VN ra nước ngoài, và tạo được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế của VN. Giải pháp:  Điều chỉnh để tăng tốc độ giải ngân. Tiến độ giải ngân của nguồn vốn FDI hiện nay quá chậm, ảnh hưởng lớn tới tốc độ dự án và chất lượng sử dụng vốn. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 36  Hạ nhiệt FDI đầu tư vào những lĩnh vực “nóng”, có tính rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán. Chính phủ cần có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để t hu hút nguồn vốn vào các thị trường khác, đưa nền kinh tế phát triển đồng đều, ổn định hơn.  Cần có những chính sách điều hành kinh tế ổn định, làm tăng niềm tin và giữ chân nhà đầu tư. Một hệ thống các chính sách vĩ mô ổn định, nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý các nhà đầu tư và tăng cường thu hút vốn vào thị trường. 3.3.2. Vốn ODA Giải pháp:  Đưa vốn ODA tới đúng chủ, chủ đầu tư dự án phải là người trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng kết quả đầu tư của dự án, sử dụng công trinh, hoàn trả ODA, sử dụng vốn đúng mục đích.  Chuyên nghiệp hơn trong giám sát. Rút kinh nghiệm từ những tiêu cực gây thất thoát ODA, việc theo dõi đánh giá các dự án có sử dụng vốn ODA cần được t iến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 37 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1 1.1. Định nghĩa về Cán cân thanh toán quốc tế ...........................................2 1.2. Vai trò .................................................................................................................3 1.3. Các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế ............................3 1.3.1. Cán cân vãng lai ......................................................................................3 A. Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình) .....................................................4 B. Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình) ...................................................................4 C. Cán cân thu nhập ( Yếu tố thu nhập)...............................................................5 D. Chuyển tiền đơn phương:.....................................................................................5 1.3.2. Cán cân vốn và tài chính ......................................................................6 1.3.3. Lỗi và sai s ót..............................................................................................7 1.3.4. Cán cân tổng thể......................................................................................7 1.3.5. Tài trợ chính thức (Cán cân bù đắp chính thức).........................7 1.4. Các trạng thái của cán cân thanh toán...................................................8 1.4.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán....................................8 1.4.2. Phân tích tài khoản vãng lai ................................................................9 1.4.3. Phân tích tài khoản vốn và tài chính............................................. 12 1.4.4. Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ ............................................ 15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM HIỆN NA Y ....................................................................................................... 17 2.1. Cán cân vãng lai ........................................................................................... 17 2.1.1. Cán cân thương mại ............................................................................ 17 ĐỀ TÀI: CÁN CÂN T HANH TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 38 2.1.2. Cán cân dịch vụ .................................................................................... 21 2.1.3. Cán cân thu nhập ................................................................................. 23 2.1.4. Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều...................................... 24 2.2. Cán cân vốn ................................................................................................... 26 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................................. 26 2.2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) .................................................. 28 2.2.3. Kiều hối .................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Vay ODA ................................................................................................. 28 2.3. Nguyên nhân thặng dư trong cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2012 ....................................................................................................................... 29 CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 33 3.1. Các biện pháp trực tiếp ............................................................................. 33 3.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu................................................. 33 3.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu ...................................... 33 3.2. Biện pháp tỷ gi á ........................................................................................... 35 3.3. Biện pháp thu hút nguồn vốn .................................................................. 35 3.3.1. Vốn FDI ................................................................................................... 35 3.3.2. Vốn ODA................................................................................................. 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktvm_nhom_9_can_can_thanh_toan_991.pdf
Luận văn liên quan