Tiểu luận Chuyện kể bên bức phù điêu khắc hình bác giữa thành phố Moskva

Nếu đã quen ngắm những bức tượng danh nhân với dáng đ ứng uy nghi, du khách đến đây sẽ có ấn tượng hoàn toàn mới trước sự độc đáo và giản dị của tượng đài Bác. Phần chủ yếu của tổ hợp tượng đài là bức phù điêu hình mặt trời bằng đồng đỏ nay đã ngả màu, trên đó chạm nổi chân dung Bác Hồ đang tươi cười, với vầng trán cao và chòm râu nổi tiếng. Bên dưới là tượng một người thanh niên gân gu ốc, khỏe mạnh ở tư thế gồng mình đứng dậy, tượng trưng cho đất nước Việt Nam hùng mạnh đang vươn tới tương lai. Nổi bật dưới chân nhóm tượng là câu “Không có gì quý hơn đ ộc lập, tự do” bằng tiếng Nga Khảm trên bệ đồng khổng lồ. Mặt sau của tượng đài có hình đắp nổi hai cây tre, loài cây cứng cỏi gợi nhớ đến tính cách ngoan cường của dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục kẻ thù.

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chuyện kể bên bức phù điêu khắc hình bác giữa thành phố Moskva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT ******************** KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TIỂU LUẬN Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA.  Giáo Viên Hướng Dẫn : Thầy Triệu .  Sinh viên : Nguyễn Tuấn Hiếu  Lớp : K6-CNTT Hà Nội 5 - 2012 ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 2 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH  Phần I:Đặt Vấn Đề: Có một câu chuyện , không phải sảy ra khi lúc sinh thời của Người . Có một câu chuyện được biết đến từ một nơi rất xa . Nơi ấy Thành phố Moskva (Matxcowva) thủ đô nước Nga . Có một quảng trường mang tên cuộc cách mạng tháng mười Nga vĩ đại .Một con đường “60 năm Tháng 10” của đất nước Nga đi qua … Bác đã từng nói : - Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự. Có phải ai đó hay như tác giả Tượng đài Bác đã chọn nơi ấy ...và để như đưa Bác trở lại nước Nga ngày ấy . khi Bác đến nơi đây Thành Phố Matxcowva học tập con ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 3 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH đường của quốc tế cộng sản . Dưới mái trường Đại học Phương Đông của tháng 6 cách đây gần 90 năm ,trên quãng đường ra đi tìm đường cứu nước của người. Quảng Trường mang tên cách Mạng ấy giờ đã mang tên Người “Quảng Trường Hồ Chí Minh” … Nơi ấy có một hình ảnh chân dung của Bác khắc trên bức phù điêu khổng lồ bằng đồng đang mỉn cười , trìu mến ,thân quen Tác giả nhà điêu khắc hoạ sĩ nổi tiếng V.Tsigal nói: “Đó là vị Chủ tịch giản dị nhất trong số các vị Chủ tịch và Tổng thống mà tôi từng được biết. Có vị Tổng thống nào mà trong túi luôn có kẹo để phân phát cho trẻ nhỏ! Đó là con người thật thông minh, phúc hậu”. Tượng đài Bác hay gọi một cách thân mật và giản dị rằng đó là một bức phù điêu mang hình chân dung Bác , một biểu tượng hùng vĩ to đẹp của tình hữu nghị Nga - Việt , một tình yêu mến của dân tộc Nga cũng như bạn bè trên toàn thế giới .có hình ảnh Bác . Hình ảnh quê hương , đất nước ,có con người Việt Nam ,hình ảnh một người Việt trẻ, mang dáng dấp của phù đổng thiên vương . Chí hướng vươn cao , đầy nghị lực hướng tới tương lai … Có hàng chữ được khắc thật lớn bằng tiếng Nga câu nói bất hủ của Người mà không có điều gì có thể thay thế được , “ Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” … CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA là một chuỗi những câu chuyện bên quá trình xây dựng và bảo vệ tượng đài Bác ở thành phố Matxcova . Các câu chuyện không chỉ gắn liền với từng chi tiết trên tượng đài của người mà còn có những hình ảnh rất đẹp của những người góp công tạo lên sự hùng vĩ ,to đẹp ,sự vẹn nguyên bằng những tình cảm đầy trân trọng giành của những người bạn Nga nặng tình nặng nghĩa ,của những người con đất Việt trên đất nuớc Nga , ở trong đất nước cũng như khắp mọi nơi toàn thế giới giành đến Bác .Bất chấp những năm 90 nhưng năm khi thể chế chính trị nước Nga khủng hoảng . khi mọi thứ mang hình ảnh của người cộng sản đều bị phá bỏ . Tượng đài bác vẫn trang nghiêm như thế giữa thủ đô nước nga thành phố Matxcova cho đến bây giờ . ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 4 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Phần II:Giải Vấn Đề: Ngày Bác mất 2/9/1969. Toàn thể dân tộc Việt Nam cũng không thể nào quên ngày mất mát đau thương ấy .Khi đất nước đang chào đón tết độc lập dân tộc 02/09/1945. Ngày khai sinh ra nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” . Bác ra đi trong niềm đau, nỗi tiếc thương vô hạn của dân tộc và nhân loại yêu chuộng hòa bình . Ta tạm quên đi nỗi đau thương mất mát ấy .Trở lại nước Nga thành phố Matxcova .Trên công viên Akademichexki cuối năm 1969 đã đặt hòn đá để đánh dấu những bước chuẩn bị đầu tiên xây dựng tượng đài . Đây là một vị trí rất đẹp của Thành phố. Công viên Akademichexki là điểm cắt của hai con đường lớn, đường “Dmitri Ilyich Ulyanov” (- tên của một vị bác sĩ một nhà cách mạng chủ nghĩa Mác ,em trai của nhà các mạng nổi tiếng vị lạnh tụ vĩ đại của đất nước Nga -Xô Viết của cách mạng vô sản Nga Vladimir Ilyich Lenin) với đường “60 năm Tháng Mười” (con đường đặt tên cho một kỷ liệm sự kiện trọng đại của dân tộc Nga 24-10-1917 cuộc cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ đánh dấu sự ra đời của đất nước Xô Viết - hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức…), xung quanh là những ngôi nhà cổ và nhà bằng gạch cao từ tám đến mười tầng, không che mất tầm nhìn. Lúc này, Nhà hàng Hà Nội đang tồn tại, án ngữ phía Tây như là một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Việt Nam… Đến nước Nga ta nhớ tới con đường ra đi tìm đường cứu nước của Người Bác đặt chân tới Nước Nga (Liên Xô) lần đầu tiên . Tên Người Nguyễn Ái Quốc , Người học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Với vai trò là ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam của Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản .Nếu như Marx bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Ngươi dành sự quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. “Tôi đến đây không ngừng lưu ý ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 5 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”… Những tháng năm Người hoạt động ở Nga có thể khó có thể kể được hết ở đây được nhưng có lẽ tầm ảnh hưởng của đất nước Nga với Người , Người với đất nước Nga cũng không có gì có thể miêu tả hết được .Đến nơi đây một trong những quyết định lịch sử và tất yếu . Chính từ thời điểm sang Matxcova, hoạt động nhiều lĩnh vực của Người ,vị lãnh tụ tương lai của nhân dân Việt Nam, của những người đồng nghiệp thân tín, lịch sử phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, lịch sử cuộc chiến đấu trường kỳ của những người yêu nước Việt Nam giành quyền độc lập và thống nhất đất nước trở thành những sợi chỉ bền chắc, gắn bó với Liên Xô, với Matxcova, với nhân dân Nga. Ngày 29-7-1924 trên tờ báo Công nhân Matxcova, bức họa tuyệt vời về công việc của nhà cách mạng Việt Nam được giới thiệu. Tác giả bức họa, có chữ ký ở phía dưới, là A.M.Rotchenko, sau đó trở nên nổi tiếng trong làng nghệ thuật sáng tạo như nhà tạo mẫu, nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh. Nhưng một điều khó giải thích nhất là sự xuất hiện trên tạp chí Ngọn lửa nhỏ số ra tháng 12-1923 bài ký sự: Thăm một số chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc do nhà thơ tương lai nổi tiếng Mandenxtam viết. Hồi đó, tác giả làm phóng viên của tạp chí, và là một trong những nhà báo đầu tiên gặp gỡ với một “Annammit" không tên tuổi, và tiến hành một cuộc phỏng vấn uyên bác, nội dung của bài ký rất tình cảm. "Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” bằng một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 6 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Nhà thơ Nga tương lai kết thúc bài kể về vị chủ tịch tương lai của Việt Nam bằng những lời trứ danh sau: "Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc cũng tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai". "Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn”. Trong tâm của một người tri thức Nga người đã từng gặp Bác cùng tham gia Đại hội XXII năm 1961của Đảng Cộng sản Liên Xô với vai trò phiên dịch .Chàng sinh viên hồi ấy và bây giờ vẫn nhớ hình tượng của Người ,nghệ thuật của Người đạt được sự kết hợp biện chứng giữa quyền lợi dân tộc và giai cấp, sự thống nhất hữu cơ giữa những lý tưởng nhân dân - yêu nước và xã hội chủ nghĩa.Hồ Chí Minh có một uy tín vô cùng to lớn trong lòng người dân Việt Nam. Nhưng uy tín đó không hề bị biến thành sùng bái cá nhân với sự bóp méo lệch lạc giống như ở một số nước khác. Điều đó là do ở Người có phẩm chất cá nhân tuyệt vời … “Thế hệ tôi còn nhớ rất rõ chuyến viếng thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của Người vào năm 1955 với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người bạn lớn, chân thành của đất nước Nga Xô viết, người có sức lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt khiêm tốn và giản dị - chính hình ảnh như vậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dư luận Nga đã nhớ và vẫn giữ gìn đến nay trong trí nhớ mình”… … Mỗi câu chuyện , Mỗi hồi ức nhớ lại, Mỗi công trình hoạt động cách mạng hoạt động của Người trên đất nước Nga và Trong mỗi trái tim Nga ấy ,đã tự bao giờ đã là một nền móng ,một tượng đài không thể nào phá bỏ được ... Nhân cách của người , tư tưởng của người không dễ lẫn vào ai khác , mà đã từ lâu được dần dần phác thảo như không bao giờ phải chỉnh xửa … Và đã có một công trình như thế đã dựng lên đã đi hẳn ra ngoài trái tim một nghệ sĩ … Đó là họa sĩ “Vladimir Efimovich Tsigal” Tác giả tượng đài Bác giữa thủ đô Matxcova. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 7 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Giờ đây trên quảng trường “Cách Mạng Tháng 10” trước kia đã từ lâu người ta trông thấy Trước nhà số 1/24 và số 2/22 ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 8 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH của hai phố Dmitri Ilyich Ulyanov và phố Công Đoàn (60 năm Tháng Mười) đều có hai tấm bảng bằng đá khổ 1m x 1m20 ghi rõ “Quảng trường Hồ Chí Minh” và tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Người. Quàng trường cách mạng ấy đã mang tên một vị lãnh tụ nước ngoài đầu tiên ,và có thể là duy nhất ở thu đô nước Nga ngay khi người qua đời .. Hòn đá ấy đã đặt trên công viên Akademichexki trước kia giờ đã hình thành nên một bức Tượng đài Bác bằng đồng … Cao lớn uy nghi . Nhưng chứa đầy nét giản dị có cả truyền thống và hiện đại về một Danh nhân văn hóa thế giới .từ trên cao, với nụ cười hiền hậu, vầng trán cao và chòm râu bạc, Người như đang mỉm cười với mỗi người khách tới thăm Quảng trường … Sinh năm 1917, tác giả bức tượng đài Hồ Chí Minh ở Matxcơva, Nghệ sĩ điêu khắc Nhân dân Liên Xô và LB Nga V.E. Tsigal đã bỏ bao công sức sáng tạo nên, đã làm ấm lòng biết bao người Việt xa xứ, khiến họ cảm thấy gần gũi nhau hơn mỗi khi đặt chân tới quảng trường Hồ Chí Minh ở Matxcơva. V.E.Tsigal luôn tự hào rằng Quảng trường Hồ Chí Minh cùng bức chân dung Người bằng đồng đã trở thành địa chỉ gần gũi không những đối với người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống tại LB Nga, mà còn đối với nhiều người dân Matxcơva. Không chỉ vào dịp sinh nhật Người, mà vào ngày lễ tết, nhiều người Việt Nam luôn tới đây đặt hoa tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại đã mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Cô dâu chú rể người Việt trong ngày hạnh phúc cũng không quên đến bên Người, coi đây là địa điểm dừng chân mang ý nghĩa lớn trong khoảnh khắc đặc biệt của cuộc đời. Các đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm và làm việc tại LB Nga cũng coi việc tới đặt vòng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh là một phần không thể thiếu trong chương trình nghị sự… Và khi tới đây, không ít khách tham quan chắc hẳn đều nhắc tới ông – người nghệ sĩ đã góp phần đáng kể tạo nên một địa điểm gặp gỡ mang ý nghĩa văn hóa xã hội rất lớn .Cái tên Vladimir Efimovich Tsigal, người được vinh dự nhận giải thưởng Lênin và nhiều giải thưởng quốc gia Liên Xô – LB Nga, viện sĩ Viện hàn lâm mỹ thuật Liên Xô, đã trở nên thân quen, và Quảng trường Hồ Chí Minh đã trở thành địa điểm gắn liền với nhiều sự kiện lớn góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và LB Nga. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 9 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Cách đây 7 năm (2005) Nhà điêu khắc V.E. Tsigal dù đã 88 tuổi, nhưng V.E. Tsigal vẫn nhanh nhẹn và đặc biệt ông có trí nhớ thật tuyệt vời. Trong căn phòng bài trí nên thơ với những bức tranh vẽ phong cảnh nước Nga và tĩnh vật mang phong cách cổ điển, V.E. Tsigal ngồi trầm ngâm và lục tìm trong trí nhớ những ký ức về hai chuyến thăm Việt Nam, về quá trình sáng tạo nên bức phù điêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và về quãng thời gian ông miệt mài với từng đường nét trên bức chân dung và toàn bộ bố cục của tượng đài. Có lẽ thời gian ông giành cho bức tượng đài rất dài, nên ông không thể nhớ cụ thể đã mất bao nhiêu năm để hoàn thành tác phẩm. Ông nhớ rằng, khi lần đầu sang thăm Việt Nam năm 1985, ông đã mang theo dự án đầu tiên về bức phù điêu Hồ Chí Minh. Khi đó, theo tư duy của ông, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, là học trò của Các Mác và Lênin, là người đã mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam, vì vậy ý tưởng ban đầu của nhà điêu khắc là muốn tạo hình tượng Hồ Chí Minh theo cách truyền thống – ở tư thế đứng, tay đặt trên quyển sách, tượng trưng cho những tác phẩm của Mác và Lênin. “Nhưng khi thực hiện chuyến đi xuyên Việt bằng ôtô, có cơ hội tìm hiểu cuộc sống, tính cách, phong tục tập quán của những người dân sống ở những vùng quê dọc theo đất nước Việt Nam, tôi nhận ra rằng Việt Nam mà tôi tận mắt thấy hoàn toàn khác với Việt Nam trong trí tưởng tượng của tôi và tôi đã quyết định bỏ dự án thứ nhất và bắt tay vào soạn thảo dự án thứ hai với những cảm xúc hoàn toàn mới” – V.Tsigal tâm sự. Để có tư liệu phục vụ cho dự án thứ hai của bức tượng đài Hồ Chí Minh, nhà điêu khắc đã ghi nhớ và sâu chuỗi từng chi tiết nhỏ khi tới thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, khi xem những bức ảnh chụp về cuộc đời hoạt động của Bác và khi nghe ông Vũ Kỳ – nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, kể về Người. Ngoài ra, V.Tsigal còn đọc những tác phẩm viết về Bác, nghiên cứu di chúc của Bác viết trước lúc đi xa. Ông đã cố gắng hết sức mình không chỉ để tìm hiểu con người, tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn tìm hiểu cuộc sống của đất nước, con người Việt Nam. “Người Việt Nam sống ra sao, họ nghĩ gì và quan tâm đến điều gì? Tất cả những kiến thức đó rất cần cho tôi” – V.Tsigal khẳng định. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 10 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Nếu có dịp được chiêm ngưỡng bức phù điêu Hồ Chí Minh ở Matxcơva, chắc hẳn bất cứ ai cũng có thể nhận thấy phong cách thể hiện ý tưởng và cấu trúc của tác phẩm là độc nhất vô nhị, không giống với những bức tượng đài khác. Đó cũng chính là mục đích hướng tới của nhà điêu khắc tài năng V.Tsigal: “Tôi muốn bức phù điêu Hồ Chí Minh thu hút sự chú ý và sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai từng một lần đứng trước tác phẩm này”. Để bức phù điêu Hồ Chí Minh được công chúng tiếp nhận như một tác phẩm điêu khắc “có một không hai”, tác giả V.Tsigal đã gửi gắm vào tác phẩm tình cảm và suy tư của ông về lịch sử đất nước, con người Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ đã được UNESCO công nhận là danh nhân thế giới và năm 1990 – năm khai trương bức phù điêu, cũng là Năm Quốc tế Hồ Chí Minh. Từ khi khánh thành đến nay Quảng trường Hồ Chí Minh với bức chân dung Người được khắc nổi trên tấm đồng tròn khổng lồ cùng câu nói nổi tiếng của Người được dịch sang tiếng Nga “Không có gì quí hơn độc lập tự do” -Câu nói ấy là câu nói lịch sử . Ngày 17-7-1966 khi Người phát biểu trên đài phát thanh với lời kêu gọi gửi đồng bào cả nước. Sáng ngày đó lần đầu tiên khoảng 50 máy bay tiêm kích Mỹ (ra oanh tạc thủ đô và ngoại vi Hà Nội. Trong không khí vẫn còn phảng phất mùi khét của khói bom, những giờ phút nặng nề như thế người dân Thủ đô mong muốn hơn bao giờ hết được nghe tiếng nói hào hùng của Bác Hồ.Và mấy phút sau khi hết giờ báo động, từ trong loa to mà tôi đã dựng trên ban công trụ sở TASS ở phố Cao Bá Quát, đã bắt đầu vang lên giọng nói Nghệ An đều đều bình thản của Chủ tịch: “chiến tranh có thể còn kéo dài năm năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lần đầu tiên được chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong ngày hôm ấy, về sau đã trở thành một danh ngôn và là phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 11 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Câu nói khắc trên bệ đồng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Nga Cùng với hình tượng chàng trai Việt Nam ở thế chuẩn bị bật dậy làm ta liên tưởng tới Phù Đổng Thiên Vương và hình tượng cây tre, đã trở thành điểm du lịch tôn thêm vẻ đẹp của thành phố vốn nổi tiếng với nhiều bức tượng mang tính nghệ thuật cao là Matxcơva . “Vòng tròn là hình tượng mặt trời của Việt Nam, tiềm ẩn mơ ước về một Việt Nam với tương lai tươi sáng – V.Tsigal miêu tả ý tưởng sáng tạo bức tượng đài – Ở mặt ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 12 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH sau của hình tròn là hai cây tre – loài cây luôn sẵn sàng gồng mình chống chọi với bão tố. Tôi xây dựng hình tượng cây tre cũng là xuất phát từ sự hiểu biết về loài cây đặc trưng của Việt Nam: cây có thể bị uốn cong, nhưng khó bị bẻ gẫy, giống như ý chí và sức mạnh Việt Nam vậy”. Đối với nhà điêu khắc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho đất nước. Người Việt Nam đã trải qua bao đau thương và mất mát mới giành được nền độc lập của hôm nay. Bởi vậy ban đầu, ý tưởng thiết kế hình tượng chàng trai Việt Nam ở phía dưới chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là chàng trai cầm khẩu súng máy trong tay. “Nhưng sau đó tôi đã suy nghĩ lại, – V.Tsigal nhớ về thời kỳ cuối những năm 80 khi ông bắt tay đúc bức phù điêu, – Tôi đã tự hỏi mình: Tại sao lại gắn hình ảnh vị lãnh tụ Việt Nam bên cạnh vũ khí như vậy? Hãy để đất nước này sống trong hòa bình, không bao giờ còn biết tới những khẩu súng. Và tôi đã bỏ khẩu súng đó ra khỏi bố cục của bức tượng”. Giờ đây, chàng trai Việt Nam trong tác phẩm của ông là một chàng trai với sức vóc khỏe mạnh, đang trong tư thế chuẩn bị xuất phát trên con đường đến với tương lai. Và cho tới nay, ông nhận thấy ý tưởng loại bỏ khẩu súng trong tay chàng trai thật đúng với hiện thực: Việt Nam đang vươn mình đi lên xây dựng tương lại no ấm trong hòa bình. Và không chỉ bức phù điêu bằng đồng khổng lồ mang ý nghĩa sâu xa, mà cả bệ đá hoa cương mà bức phù điêu trụ trên đó cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa. “Chắc có nhiều người đặt câu hỏi: tại sao không phải là 3 hay 5 bậc đá hoa cương dẫn tới tượng đài, mà lại là 8 bậc? – Tác giả Tsigal dường như tự hỏi mình – Con số 8 mang ý nghĩa tượng trưng, bởi tôi nhận thấy bông sen – loài hoa được người Việt Nam coi là biểu tượng của sự thanh tao, thường có 8 cánh”. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 13 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Có thể nói, mỗi chi tiết điêu khắc thể hiện trên bức phù điêu Hồ Chí Minh đều mang ý nghĩa sâu xa xuất phát từ sự hiểu biết, từ tấm lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lịch sử đất nước và con người Việt nam. Và như cảm tưởng của nhiều vị khách từng đến với Quảng trường Hồ Chí Minh, thì đây là địa điểm mang đậm phong cách và tinh thần Việt Nam. Phong cách và tinh thần Việt Nam ấy đã được nghệ sĩ điêu khắc tài năng V.E.Tsigal chuyển tải một cách tài tình và đầy sức thuyết phục. Phát biểu cảm tưởng của mình về Chủ tịch Hồ Chí Minh, V.E. Tsigal đã nói: “Đó là vị Chủ tịch giản dị nhất trong số các vị Chủ tịch và Tổng thống mà tôi từng được biết. Có vị Tổng thống nào mà trong túi luôn có kẹo để phân phát cho trẻ nhỏ! Đó là con người thật thông minh, phúc hậu”. Nhà điêu khắc còn ghi nhớ từng sự kiện nhỏ liên quan tới quá trình sáng tác bức tượng đài Hồ Chí Minh .Ông biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mơ ước được gặp V.I.Lênin . Khi ông đúc bức phù điêu Hồ Chí Minh trong một xưởng điêu khắc rất lớn ở Matxcơva, thì cùng thời điểm đó, một nhà điêu khắc khác cũng đang đúc tượng V.I.Lênin. “Và đôi lúc tôi cảm thấy rất vui vì dường như mình đã góp phần tạo điều kiện để hai con người vĩ đại đó gặp gỡ nhau trong lĩnh vực điêu khắc” Quảng trường, khu tượng Bác là nơi nghỉ ngơi, giải trí của khu dân cư, lao động khu vực Viện Hàn lâm. Những hàng ghế gỗ màu xanh kê dọc các lối đi, không lúc ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 14 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH nào vắng bóng các cụ già dừng chân, những đôi gái trai ngồi tâm sự. Những ngày đẹp trời, các em bé rải vụn bánh mì cho hàng đàn bồ câu và chim sẻ. Vì chỉ nằm cách lối vào Metro Viện Hàn lâm chưa đầy 100 mét, nên ngày ngày trước tượng Bác lúc nào cũng cuồn cuộn dòng người qua lại. Vào những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ, hàng chục thanh niên Nga lại tụ tập trước tượng Bác chơi đến tận khuya. Đã thành một truyền thống, các Đoàn đại biểu cấp cao từ trong nước sang thăm hữu nghị chính thức nước bạn đều đến thành kính đặt hoa trước tượng đài Hồ Chủ tịch và cũng thành thông lệ hàng năm, vào ngày 19-5 và ngày 2-9, đúng mười giờ sáng, cán bộ Đại Sứ quán, đại biểu Cộng đồng người Việt làm ăn và sinh sống ở Matxcơva và những người bạn Nga lại xếp hàng làm lễ dâng hoa trước tượng Người. Những người Nga sống quanh khu vực vừa ngạc nhiên, vừa trân trọng tình cảm thành kính của người Việt Nam và cả bạn bè Nga yêu mến Việt nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hầu như trong chương trình những đám cưới của người Việt, bao giờ các đôi trai gái cũng mang hoa đến đặt trước tượng Bác và Đài Liệt sĩ vô danh tại điện Kremli như là một nghĩa cử và một nếp sống văn hóa. Những điều này, hầu như một người Việt nào ở Nga cũng biết…. Hơn 44 năm kể từ khi Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường mang tên Người được khởi công, giờ đây sự hiện hữu của công trình tưởng niệm Người lớn nhất và sớm nhất ở nước ngoài này đã trở thành một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước, niềm tự hào của mỗi người Việt nam, đặc biệt đối với những ai đã từng học tập làm việc, công tác tại Liên xô trước đây nói chung và Thủ đô Matxcova nói riêng với Lãnh tụ Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới . Hơn 21 năm trước, khi tượng đài Bác còn chưa được dựng bao lâu .Năm 1991, 1992 ,1993 tình hình Liên Xô rất hỗn loạn ,cả thế giớ nín thở theo giõi chính biến ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 15 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH trên chính trường Nga .Những người quá làm đủ chuyện để chia tay với liên xô cũ và tượng đài Lênin cũng bị xâm phạm , các tượng đài danh nhân khác cũng bị xâm phạm . Nhà báo – nhà sử học “Piot Svetov” đã chia xẻ : “ Khi đó tôi đã gặp ông nguyễn khánh toàn và tôi đã kể cho ông nghe về điều đó , tôi nhớ người cộng sản già đã bị sốc như thế nào khi biết ddieuf này ông phẫn nộ nói rằng – “Không được để họ làm điều đó Lênin không chỉ là nhà hoạt dộng vĩ đại của Liên Xô của nước Nga mà còn cả nhan loại . vì vậy không thể bị ứng xủ như vậy . không thể dối xử với tượng đài Lenin trên quảng trường đỏ”. –Tôi đã viết về vấn đề lên báo sự thật và nhiều người đọc bài báo đó của tôi , tôi nghĩ ràng trong việc lăng Leenin vẫn tọa lạc trên quảng trường đỏ cho đến ngày nay , và vẫn còn rất nhiều người dân nước tôi khách du lịch vẫn vào viếng lang là một phần nào đó là nhờ công của của nguyễn khánh toàn và nhiều nhà cánh mạng khác , những người đã đấu tranh đẻ bảo vệ lăng lênnin đấu tranh để bảo vệ tượng đài. Hơn 21 năm trước , trong bối cảnh rất phức tạp đó việc giữ được tượng đài Bác là một kỳ tích của sĩ quan nhân sĩ trí thức Nga . Họ đã quên ăn quên ngủ kiên trì sáng tạo để bảo vệ tượng đài Hồ Chí Minh như bảo vệ chân lý , bảo vệ thiêng liêng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc .V.E. Tsigal đã nói: “ Tôi nói với các bạn rằng “Titot” (không rõ) được coi là con trai Hô Chí Minh , Khi tôi lắp ráp tượng đài , bởi vì tượng đài được làm ở Xanhtetecbua ở Leningrad ,người ta chuyên trở tùng phần một chứ không chở cả bức tượng cũng một lúc .Người ta chở tới phần chân phần đế cao , Người dân kéo đến và hỏi :“Cái gì thế nhỉ , sao chỉ có một chân” . sau đó những người thợ lắp ráp tới họ gắn kết tất cả các bộ phận lại , lúc đó người dân ở đó mới hiểu . Lúc nào ở đó cũng có người quan sát , Hồ Chí Minh là mọt nhà văn hóa lớn , một nhà rất dân chủ , rất quý trọng độc lập tự do vì vậy làm sao có thể rỡ bỏ tượng đài của ông được”. Rất Nhiều người Nga chân chính đã kiên chì giải thích thuyết phục những người qua khích và cả Chính quyền Nga lúc đó ,rằng đây là một công trình đặc biệt rằng Hồ Chí Minh là một người có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới với nhiều dân tộc bị bóc lột trên toàn cầu . Sức mạnh từ trái tim từ chân lý đã chiến thắng ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 16 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Bà Irina Karmannova hội hữu nghị Nga-Việt : “Chúng tôi không qua khó khăn để bảo vệ tượng đài , không chỉ vì toàn bộ các tổ chức xã hội đã lên tiếng , hội hữu nghị Việt Nam - Liên Xô của chúng tôi chữ kí của giáo sư “Titot” có uy tín rất lớn và có uy tín rất lớn là khi đó nhân dân xô viết rất yêu quý Việt Nam . hầu như mọi nhân dân liên xô đều có quan hệ với Việt Nam đều đã lên tiếng bảo vệ tượng đài Hồ Chí Minh”. Cuộc đấu Tranh bảo vệ tượng đài Bác là một câu chuyện dài đầy khó khăn phức tạp và cho đến nay nhà báo nhà ngoại giao đã hai lần gặp Bác vãn như đang sông trong thời khác gian nan đó – Ông Anatoly Vornin : “Nhu các anh đa biết sau sự kiện 19-08 -1991 ở đất nước tôi , băt đàu một giai đoạn cực kỳ phức tạp . Vào thời điểm đó đã có nhiều ý kiến trren báo chí rằng : Chúng ta cần gì tượng đài Lenin , chúng ta cần gì các đài tượng liệm các nhà hoạt động cộng sản . thôi thì đó là di sản của chế độ cũ và phải phá hủy toàn bộ chúng đi và những kẻ tự coi là những nhà hoạt động dân chủ đã kích dộng phá hủy cả tượng đài Hồ Chí Minh . Thực lòng mà nói , chúng tôi những người liên quan trong hội hữu nghị Nga Việt cũng bị giao động bởi vì xu thé đó là không tưởng tuyệt đối . Bởi vì tên tuổi Hồ Chí Minh đã được tổ chức Unesco chính thức đưa vao danh sách nhũng vĩ nhân văn hóa tầm cỡ thế giới , những người đã được nhiều việc vì sự khai sáng con người , vì sự phát triển văn hóa giáo dục .Thế thì vì sao chúng ta lại làm nhục chính mình” Và không dừng ở hội hữu nghị đã cùng nhau bàn bạc các phương án có thể sảy ra đe có những biện pháp kịp thời bảo vệ tượng đài - Ông Anatoly Vornin (Nguyen can bo tham tán sứ quán Nga tại VN): “tuy nhien người của chúng tôi thường xuyên có mặt tại quảng trường , họ thay phiên nhau để luôn luôn lắm được tình hình và luôn sẵn sàng vì bất ngờ xuất hiện xe tải và người ta có ý định tháo dỡ tượng đài thì mọi người phải tập hợp ngay lập tức bảo vệ ., đơn gian là kiên trì đứng đó không cho phép người ta tháo giỡ đã có mưu toan đó , khi đó chính bản thân “Jetman Titot” (Không rõ nhân vật) đã đến thuyết phục những người công nhân tháo giỡ , ông nói chuyện một cách bình dân với công nhân : “- Các bạn (… không rõ) ơi .các bạn có biết tôi là ai không . -Tất nhiên Jetman Titot chúng tôi biết ông là ai. – tôi là chủ tịch ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 17 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH hội hữu nghị , chúng tôi đã làm bao nhiêu việc để có được bức tượng đài này , một công trình tuyệt đẹp phải không . – Vâng dẹp thật ! – thế thì các anh phá đi làm gì .- Không chúng tôi có lệnh mà .” . Titot nói rằng đã thoả thuận với hội đồng thành phố Matxcova rồi và đề nghị mọi người giải tán. Và rồi các công nhân đã giả tán vì mệnh lệnh của họ đã không cho thêm điều gì . Đã có nhiều câu chuyện sảy ra như thế . cuối cùng phong trào đó cũng đã tắt dần và những mưu toan và ý định như vậy không còn nữa . Tháng năm cũng thật nhanh , những năm 90 của thế kỷ trước, khi Liên Xô không còn nữa và nước Nga rơi vào suy yếu. Khi đó, người Nga đã nếm đủ vị chát của "bánh mì" dân chủ kiểu phương Tây mà vị tổng thống Nga đầu tiên thời kỳ hậu Xô viết Boris Yeltsin từng "bày ra". Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô V.Putin với nhãn quan chính trị chiến lược và bản lĩnh dày dặn của một cựu sĩ quan tình báo - với tư cách là một thành viên nội các - đã không chỉ nhận ra vị chát đó mà còn đóng góp nhiều công sức trong quá trình mang lại sự tự chủ cho nước Nga. Thực tế, nước Nga dưới sự chèo lái của Tổng thống V.Putin trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (2000-2008) đã dần ổn định trở lại, sức mạnh kinh tế và quốc phòng cũng như vị thế chính trị của Nga - một trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới - từng bước được khôi phục trên trường quốc tế. Bằng câu nói nổi tiếng "Ai không nuối tiếc Liên Xô, người ấy thiếu trái tim; nhưng ai muốn quay trở lại thời Liên Xô, người ấy thiếu cái đầu"; tiếp tục sử dụng phần nhạc trong Quốc ca của Liên Xô làm Quốc thiều của Liên bang Nga, lấy ngày Cách mạng Tháng Mười là ngày Hòa hợp dân tộc; giữ nguyên hiện trạng thi hài và Lăng Lenin… là những sự kiện cho thấy Tổng thống Putin vừa là người trân trọng quá khứ, vừa là người luôn hướng tới tương lai. Đây cũng chính là tâm nguyện của đông đảo người dân Nga. Vậy ta cũng phải chúc mừng đến nước Nga . Tình yêu và sự trân trọng của những người đi trước đem đến cho ta cho nhân loại những thành công . Niềm tin cho sự phát triển của bản thân , nước Nga có Bác Lenin , Việt Nam có Bác Hồ . Tượng đài Hồ Chí Minh không chỉ mang những biểu tượng thiêng liêng ấy mà còn có một sự ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 18 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH giao thoa tình cảm ấm nồng Nga Việt . Dù rất nhỏ . Đó là câu chuyện về cây Bạnh Dương trông bên tượng đài Bác của người con Dâu Nga cô Xveta. . Phía trước tượng Người là ba cây bạch dương, hai cây cao chừng 8, 9 mét; còn một cây nhỏ phía trái chỉ cao chưa đầy ba mét, giống như một điểm nhấn trong bố cục một bức tranh phong cảnh. Cây bạch dương non ấy là câu chuyện nhỏ của một tình cảm lớn đối với vị lãnh tụ kính yêu. Khu tượng đài Bác gần sát ngay metrô Viện Hà lâm ( Akađemitrecxkaia), không dựng hàng rào, do đó hàng ngày có hàng ngàn lượt người qua lại, phía trước là một ô đất rỗng xây quan bằng gạch, lơ thơ cỏ mọc. Một buổi sáng mùa thu, mọi người bỗng thấy một cây bạch dương nhỏ, chỉ có độ dăm cành khẳng khiu, được trồng vào hố và những chiếc cọc đỡ bằng gỗ được cắm chắc chắn xung quanh. Người ta bỏ lối mòn và đi vòng phía trước cây bạch dương nhỏ đó ra cửa metro. Còn nhớ, vào tháng 5- 2004, trong lịch trình của Đoàn Đại biểu cao cấp của Chính phủ ta sang thăm Liên bang Nga có chương trình đến đặt hoa tượng Bác. Vào trước thời điểm đó, trong số ba cây bạch dương thì hai cây xanh tốt, còn một cây thì bị chết giá từ mùa đông trước. Nguyên do là bởi băng đóng quá dày, hàng ngày bên Sở Giao thông đều cho phun muối hóa học để chống trơn trượt và làm tan băng trên các tuyến đường. Chính biện pháp này, về sau phải chấm dứt bởi hậu quả “lợi bất cập hại” là đã đã làm chết hàng ngàn cây xanh, ví dụ như hàng táo có hàng chục năm tuổi trên đại lộ Kômxômônxki, gần trường MGU đã phải đốn đi toàn bộ.Cây Bạch Dương bên tượng Bác mùa đông đó cũng rơi vào tình trạng ấy. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 19 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Trước ngày Đoàn ta sang, khi phía Nga kiểm tra vệ sinh môi trường và an ninh, không biết ai hiến kế, người ta cắt vội một cành bạch dương mới trồng vào hố, thay thế cho cây bạch dương bị héo.Nhưng chỉ sau nửa tháng, người ta lại phải nhổ cành bạch dương ấy đi và cái hố trơ lại như một khoảng trống. Đã mấy lần, anh Trương Quang Giáo ( Nay là UV BCH Hội người Việt tại CH LB Nga nhiệm kỳ 2009-2013-Ủy viên Tiểu ban đối ngoại - tuyên truyền,) viết thư cho Sở Văn hóa báo về hiện trạng này, nhưng tình hình cũng chẳng có gì biến chuyển, nghĩa là trước tượng Người vẫn một ô tròn trơ gạch. Biết chờ đến bao giờ, anh Trương Quang Giáo bàn với chị Xveta, vợ anh, trong chuyến đi ra ngoại ô nhất thiết phải mang bằng được một cây bạch dương về trồng. Chị Xveta không chỉ vui vẻ tán thành mà còn nhắc anh chuẩn bị dây, vải bọc, hộp giấy để bứng cây khi di chuyển. Tìm một cây bạch dương ở ngoại ô Matxcơva không có gì là khó, nhưng đưa được cây về trung tâm Thủ đô là công trình kể xiết mấy mươi. Khu nhà nghỉ của anh Giáo nằm cách Matxcơva gần một trăm cây số, anh không có ôtô, sau khi đào cây, bó gốc, bịt cành, anh và chị phải thay nhau bế đi bộ ra đến tận ga tàu Electrika cẩn trọng như đưa bệnh nhân vào viện. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 20 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Nhưng mệt đối với anh không thành vấn đề, anh sợ nhất là bị công an môi trường phát hiện, lập biên bản, tìm nguồn gốc, lý do về việc anh đào cây đi mà không có giấy phép. Từ lúc vào tàu, anh đành ủy thác việc này cho vợ, dẫu sao, phụ nữ Nga mang đi còn dễ qua mắt công an vì anh sợ tình ngay , lý gian; gỡ ra cho được, còn gì là cây! Đi tàu đã khổ, chuyển sang metro còn khổ bội phần, vì dù nhỏ, cây bạch dương cũng cao hơn hai mét, bưng trên tay, ngọn cao quá nóc tàu, nên anh phải ôm xẻng và toàn bộ đồ dùng của chị, còn chị thì đặt cây xuống sàn, vòng tay che chắn để tránh hành khách chen làm gẫy. Rời ngoại ô từ trưa, đến chập tối, anh mới đến được tượng Bác. Hai vợ chồng hì hục đào hố, lấp cây xong, mới sực nhớ là không tìm đâu ra nước rửa, đành mang xẻng, đồ dùng và quần áo lấm đất, lên metrô về nhà, y hệt những công nhân trở về từ công trường xây dựng. Và sáng hôm sau, anh tìm đến cửa hàng vật liệu xây dựng, mua dây thép nhỏ, một bó cọc và mang theo một bình nước to đến rào quanh thân cây bạch dương vừa mới trồng đêm trước… Bốn năm trôi qua, giờ đây, cây bạch dương đã lớn lên và xanh mướt mỗi khi xuân sang, hè đến. Còn anh Trương Quang Giáo và chị mỗi năm, tóc thêm bạc và bước đi chậm lại. Nhưng công việc và sinh kế không bao giờ làm nguôi đi ngọn lửa lòng của vị Chủ tịch Hội Người Việt định cư tại Nga. Người ta luôn thấy anh trong những sinh hoạt cộng đồng, trong những lần quyên góp giúp bà con hoạn nạn, trong những cuộc giao lưu ở Sứ quán hoặc ở Hội Người Việt… Ở đâu, khi thấy bóng dáng con người nhỏ bé và nhân hậu đó xuất hiện là người ta luôn cảm thấy ấm lòng. Còn Cô Xveta, ngừơi phụ nữ mộc mạc, yêu Việt nam bằng cả trái tim mình, trong những ngày xuân sắp đến này vẫn phải nằm trong bệnh viện vì mang trọng bệnh. hy vọng rằng, Cô Xveta (tiêng nga co nghĩa là ánh sáng), luôn là nguồn ánh sáng , sức khỏe của Cô cũng như cây bạch dương, sau mùa đông giá lạnh lại, mùa xuân đến lại nẩy lộc, đâm chồi. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 21 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH  Phần III:Kết Vấn Đề: Nắng tháng 5 mùa Xuân nước Nga đã đến rồi, Nước Nga đang thời rực rỡ nhất. Trời ấm, nắng vàng tươi trên những bông hoa bồ công anh, trên những rặng cây xanh mướt lá mới quanh tượng đài Hồ Chí Minh. Những người dân Nga thường đến đây, ngồi nghỉ trên bậc đá hoa cương trước tượng đài, ngắm phong cảnh đẹp và yên tĩnh xung quanh. Nhiều năm rồi, tiến sĩ Nguyễn Đình Hoàng thuê người chăm sóc tượng đài Bác Hồ, thầm lặng coi đó là trách nhiệm của một người con xứ Nghệ. Những đôi uyên ương người Việt đến đây chụp ảnh trong ngày cưới của mình ít người biết về tấm lòng hiếu thảo ấy của người đồng hương khiêm tốn. Nhưng khi tạo dáng bên cây bạch dương trước tượng Bác Hồ, nhiều cô dâu chú rể biết về sự tích của nó. Cây bạch dương do một người con dâu của Việt Nam cùng chồng mang từ ngoại ô đến trồng cách đây nhiều năm. Nay thì người phụ nữ Nga ấy đã thành người thiên cổ, nhưng cây bạch dương vẫn mỗi năm một cao lớn, tỏa bóng xanh tươi bên lối đi trước tượng Bác Hồ. Tấm bảng đá gắn trên tường ngôi nhà phố Dmitri Ulianov ở ngã tư, lối xuống ga tàu điện ngầm Akademicheskaya cho thấy quảng trường này được mang tên vị lãnh tụ Việt Nam từ năm 1969. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể lái xe theo đại lộ Lênin, qua quảng trường Gagarin, vòng sang phố “60 năm Cách mạng Tháng Mười”, đi thêm mấy kilômet là thấy tượng đài Hồ Chí Minh sừng sững phía bên trái. Tượng đài Hồ Chí Minh đặt trong quảng trường là tác phẩm của nhà tạc tượng Vladimir Efimovich Tsigal (sinh năm 1917), nghệ sĩ nhân dân, viện sĩ Viện hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô, tác giả của hơn 40 nhóm tượng đài nổi tiếng. Không chỉ công phu sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tiểu sử Hồ Chủ tịch, trước khi bắt tay thiết kế bức tượng của Người, trong một chuyến đi thăm Việt Nam, ông đã đến nhiều nơi để tìm hiểu tính cách vị lãnh tụ xuất chúng của nhân dân Việt Nam và thể hiện tính cách ấy trong tác phẩm của mình. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 22 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH Nếu đã quen ngắm những bức tượng danh nhân với dáng đứng uy nghi, du khách đến đây sẽ có ấn tượng hoàn toàn mới trước sự độc đáo và giản dị của tượng đài Bác. Phần chủ yếu của tổ hợp tượng đài là bức phù điêu hình mặt trời bằng đồng đỏ nay đã ngả màu, trên đó chạm nổi chân dung Bác Hồ đang tươi cười, với vầng trán cao và chòm râu nổi tiếng. Bên dưới là tượng một người thanh niên gân guốc, khỏe mạnh ở tư thế gồng mình đứng dậy, tượng trưng cho đất nước Việt Nam hùng mạnh đang vươn tới tương lai. Nổi bật dưới chân nhóm tượng là câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” bằng tiếng Nga Khảm trên bệ đồng khổng lồ. Mặt sau của tượng đài có hình đắp nổi hai cây tre, loài cây cứng cỏi gợi nhớ đến tính cách ngoan cường của dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục kẻ thù. Tượng đài được khánh thành ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Không chỉ rất nhiều người Việt Nam đã đến đây, những người dân Nga cũng đến đây mỗi ngày, dạo chơi, trò chuyện và rắc bánh mì cho những đàn chim bồ câu dưới chân tượng đài, trong đó có rất nhiều em nhỏ. Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Bùi Đình Dĩnh kể một lần, sau khi tham gia lễ dâng hoa trước tượng đài Hồ Chí Minh, một số học sinh thủ đô Nga đã mời ông đến thăm trường học của các em. Khi đến đó, ông rất bất ngờ và xúc động khi biết các em đã tự sưu tập, lập một phòng bảo tàng nhỏ về Việt Nam, về Hồ Chí Minh - người có nụ cười hiền từ và vầng trán rộng mà các em dường như đã quen thuộc qua hình ảnh trên bức phù điêu các em nhìn thấy mỗi ngày khi đi học qua quảng trường này.. ĐỀ TÀI :CHUYỆN KỂ BÊN BỨC PHÙ ĐIÊU KHẮC HÌNH BÁC GIỮA THÀNH PHỐ MOSKVA. 23 Nguyễn Tuấn Hiếu Môn: Tư Tưởng HỒ CHÍ MINH  Phần IIII:Tài Liệu Tham Khảo:  Bài báo :Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường mang tên Người tại Matxcơva. – VTV4  Bộ phim tài liệu trong báo điện tử VTCnew :Chuyện tượng đài Bác ở giữa thủ đô nươc Nga (vtv)– Vtc.vn  Hồ Chí Minh ở nước Nga - Tạp chí Lịch sử Đảng -bài tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, do Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, ngày 12 và 13 - 5-2010. (chưa rõ tác giả)  Chuyện về cây bạch dương nhỏ bên tượng đài Bác Hồ - Nguyễn Huy Hoàng (năm 2008) - mekongnet.ru  V.Putin - Con người thay đổi nước Nga –Tạp trí cộng sản -ĐT Lê Thế Mẫu -Hết-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_tu_tuong_ho_chi_minh_truyen_ke_ben_buc_phu_dieu_khac_hinh_bac_giua_thanh_pho_mokva_6775.pdf
Luận văn liên quan