Tiểu luận Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – liên hệ thực tiễn các đại học công lập Việt Nam

Một là, Nhà nước sớm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả của Nghị định 43/CP để có hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế, như thực hiện miễm giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động dịch vụ dạy học cho các trường học, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường có cơ hội phát triển trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đầu tư còn hạn chế, phần kinh phí này cho phép các trường dùng mua sắm trang thiết bị giảng dạy, thực hành, thực tập. Hai là, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời cần tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho đơn vị. Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ để sửa đổi mức và thời điểm thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động; có quy định để cụ thể mức mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu học phí là chi phí hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhằm bảo đảm sự khuyến khích đầu tư.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – liên hệ thực tiễn các đại học công lập Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp như sau: - Bản thân các đơn vị sự nghiệp chưa nhận thức đúng và đủ về mục tiêu, vai trò của việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó, quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập. - Hiệu quả thực hiện việc tự chủ còn chưa cao, chất lượng hoạt động của các cơ quan đơn vị thực hiện tự chủ còn hạn chế; sử dụng tài sản, tài chính hiệu quả chưa cao. - Việc cung ứng dịch vụ cho xã hội ở một số lĩnh vực sự nghiệp còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Ví dụ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, các đơn vị sự nghiệp chưa thực sự đổi mới để có thể cạnh tranh và tự chủ tài chính. - Thói quen bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng còn chưa đồng bộ, việc chỉ đạo thực hiện còn thiếu quyết liệt. - Do tiềm lực còn yếu nên nhiều tổ chức, đơn vị sự nghiệp vẫn có tư tưởng e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, vẫn muốn tiếp tục được sự hỗ trợ theo phương thức bao cấp của Nhà nước để hoạt động. - Một số địa phương, ngành chưa quan tâm đúng mức cũng như không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về tình hình triển việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. - Trên thực tế, nhiều thủ trưởng đơn vị sự nghiệp không thực sự được trao quyền tự chủ. Họ mới chỉ được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác. Còn lại, rất nhiều nội dung chưa được tự chủ như tuyển dụng, 21 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 bổ nhiệm, miễn nhiệm và xử lý kỷ luật, bộ máy tổ chức của đơn vị, chính sách phí và giá cả...Điều này đã sai với chủ trương của Nghị định. Nhìn chung, để các đơn vị sự nghiệp công lập có thể thực sự tự chủ về mặt tài chính đòi hỏi một quá trình đồng bộ từ việc nghiên cứu chính sách, nhận thức, thực hiện cũng như năng lực bản thân và điều kiện khách quan nền kinh tế. Đây là chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp và huy động được nguồn vốn trong nền kinh tế. Quá trình thực hiện tuy nảy sinh nhiều bất cập nhưng những thành tựu bước đầu là không thể phủ nhận. Việc tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những mô hình hoạt động hiệu quả, hành lang pháp lý chắc chắn, thực sự giao quyền tự chủ cho các đơn vị sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho các đơn vị sự nghiệp công lập. 2.2 Cơ chế tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam 2.2.1 Vài nét về hệ thống đại học ở Việt Nam 2.2.1.1 Khái niệm đại học công lập Một trường đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng. Ở nhiều khu vực trên thế giới, các trường đại học công lập là các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín và ảnh hưởng cao; nhiều cơ sở trong số đó được THES - QS World University Rankingiáo sư và Academic Ranking of World Universities xếp hạng tốt nhất. Ở một số nơi khác các trường công lập có không có danh tiếng bằng các trường đại học tư thục. 2.2.1.2 Khái niệm đại học tư thục hay đại học dân lập Trường đại học tư thục là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục 22 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 quốc dân, do cá nhân hoặc tổ chức của một nước xin phép thành lập và tự đầu tư. Không giống những trường đại học công lập, đại học tư thục không nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước. Nguồn tài chính để hoạt động của họ là từ học phí của sinh viên học tại trường, khách hàng và các khoản hiến tặng. Học phí tại các trường này có xu hướng cao hơn nhiều so với trường đại học công lập. Mô hình trường đại học tư thục phổ biến ở một số nước như Bangladesh, Brasil, Trung Quốc, Chile, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Pakistan, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam... 2.2.1.3 Cấu trúc của giáo dục đại học - Đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành; - Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1 đến 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; - Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ 2 đến 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 23 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 2.2.1.4 Quy mô các trường đại học cao đẳng Tính đến tháng 7 năm 2008, tổng số các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc là 369 trường (đại học : 163 trường, cao đẳng: 206 trường), trong đó các trường đại học , cao đẳng công lập do các bộ, ngành trung ương quản lý là 180 trường (đại học: 108 trường, cao đẳng:72 trường), chiếm 48,8%, các trường đại học , cao đẳng công lập do các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý là 125 trường (đại học : 15 trường, cao đẳng: 110 trường), chiếm 33,9%, các trường đại học , cao đẳng ngoài công lập là 64 trường (đại học : 40 trường, cao đẳng: 24 trường), chiếm 17,3%. Trong tổng số trường đại học , cao đẳng của cả nước, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường (đại học : 48 trường, cao đẳng: 6 trường), chiếm 14,6%. Quy mô sinh viên cao đẳng, đại học tăng (0,918 triệu năm 2000 và 1,675 triệu năm 2008), đạt tỷ lệ 194 sinh viên/1 vạn dân. Năm 2007 quy mô sinh viên cao đẳng, đại học là 1,603 triệu, đạt 188 sinh viên/1 vạn dân. Tổng số học sinh, sinh viên của cả nước tăng: Năm 2000 là 22,301 triệu và năm 2008 là 22,839 triệu (tăng 2,4%). Năm 2008 học sinh, sinh viên ngoài công lập là 3,440 triệu, chiếm tỷ lệ 15,06% (năm 2000 tỷ lệ này là 11,84%). Số liệu cụ thể theo biểu 1 dưới đây: Bảng 2.3: Quy mô sinh viên bậc đại học Đơn vị tính: người STT Cấp học 2000 2005 2006 2007 2008 1 Số sinh viên đại học, cao đẳng 918.228 1.387.107 1.503.846 1.603.484 1.675.700 - Công lập 813.963 1.226.687 1.310.375 1.414.646 1.481.313 - Ngoài công lập 104.265 160.420 193.471 188.838 194.387 Tỷ lệ % ngoài công lập 11,36 11,57 12,87 11,78 11,60 1.1 Cao đẳng 186.723 299.294 366.942 422.937 458.079 24 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 STT Cấp học 2000 2005 2006 2007 2008 - Công lập 171.922 277.176 330.641 377.531 394.830 - Ngoài công lập 14.801 22.118 36.301 45.406 63.249 Tỷ lệ % ngoài công lập 7,93 7,39 9,89 10,74 13,81 1.2 Đại học 731.505 1.087.813 1.136.904 1.180.547 1.217.621 - Công lập 642.041 949.511 979.734 1.037.115 1.086.483 - Ngoài công lập 89.464 138.302 157.170 143.432 131.138 Tỷ lệ % ngoài công lập 12,23 12,71 13,82 12,15 10,77 2 Sau đại học 15.234 39.060 42.979 49.874 52.900 - Cao học 12.653 34.600 38.461 45.070 47.000 - Nghiên cứu sinh 2.581 4.460 4.518 4.804 5.900 Tổng số 22.301.973 23.011.381 23.036.347 22.923.213 22.893.248 - Công lập 19.665.995 19.601.292 19.429.139 19.394.091 19.399.185 Tỷ lệ % công lập 88,2 85,2 84,4 84,62 84,94 - Ngoài công lập 2.640.861 3.424.829 3.607.828 3.529.122 3.440.063 Tỷ lệ % ngoài công lập 11.84 14.88 15.66 15,40 15,06 Dân số trung bình 77.635.400 83.106.300 84.155.800 85.070.072 86.195.192 Tỷ lệ sinh viên Đại học Cao đẳng/vạn dân 118 167 179 188 194 (Nguồn: Tổng cục thống kê - sư o.gov.vn ) Mạng lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học đã phát 25 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 triển mạnh trong thời gian vừa qua. Năm 2001 cả nước có 252 trường trung cấp chuyên nghiệp, 107 trường cao đẳng và 116 trường đại học . Năm 2008 đã có 275 trường trung cấp chuyên nghiệp, tăng 23 trường (tăng 9,1%), 206 trường cao đẳng, tăng 99 trường (tăng 92,5%) và 163 trường đại học , tăng 47 trường (tăng 40,5%); có 72 trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục (tăng 554% %) và 64 trường cao đẳng, đại học tư thục (tăng 178%) so với năm 2001. Từ năm 2007, các trường đại học , cao đẳng đã bắt đầu triển khai mạnh mẽ chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, coi đó là một yêu cầu quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo đồng thời là cơ chế để huy động nguồn lực xã hội tổng hợp để hiện đại hoá, mở rộng đào tạo trong điều kiện ngân sách cho đào tạo còn hạn chế. Việc đánh giá chất lượng đào tạo các đại học , cao đẳng theo chỉ đạo của Bộ đã được các trường tích cực triển khai. Đến nay đã có 340 trường đại học , cao đẳng (chiếm hơn 90% tổng số trường) đã và đang thực hiện tự đánh giá chất lượng, 20 trường đã hoàn thành đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục. 2.2.2 Kinh nghiệm tự chủ tài chính ở các đại học trên thế giới Sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới hiện có hai cơ chế: - Cơ chế tập quyền với mô hình chủ sở hữu trường Đại học là “Bộ chủ quản”- các trường đại học. Hiệu trưởng đại diện cho bộ chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhà trường, làm theo sự chỉ đạo của bộ chủ quản. Các trường Đại học hoạt động nhờ nguồn ngân sách Nhà nước được rót từ Bộ xuống theo kiểu “xin- cho”. Cơ chế này là sản phẩm của hệ thống giáo dục từ thời Pháp thuộc, phát triển mạnh trong thời bao cấp. Thực tiễn cho thấy cơ chế này phù hợp cho lợi ích cục bộ. - Cơ chế Hội đồng trường với mô hình chủ sở hữu là cộng đồng xã hội nên có một tổ chức đại diện là Hội đồng trường. Hiệu trưởng làm việc theo sự lãnh đạo của Hội đồng trường, theo ý kiến và lợi ích của cộng đồng rộng lớn này. Đây được xem là xu hướng dân chủ hóa trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội thời hội nhập để 26 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và tự chủ tài chính từ cơ sở - trường đại học. Theo kinh nghiệm của Đại học Wayne State (Tiểu bang Michigan- Mỹ), thành phần ngoài của Hội đồng trường có 8 người đều do người dân tiểu bang này bầu ra. Ở Thái Lan, Đại học Hoàng Tử vùng Songkla, ngoài những thành viên đương nhiên, thành phần ngoài của Hội đồng trường còn có những thành viên do Vua Thái Lan chỉ định gồm Chủ tịch Hội đồng trường, các thành viên khác là nhân sĩ, nhà khoa học, nhà giáo…Những thành viên này hoạt động không có lương (trừ công tác phí) để bảo đảm tính khách quan, công tâm với công việc. Ở Thụy Điển, luật quy định Hội đồng trường có 11 thành viên và yêu cầu phải có 6 thành viên bên ngoài trường. Một khảo sát thực tế ở Úc năm 2000 cũng cho thấy, tính trung bình, thành phần bên ngoài trường chiếm đến 50-60% trong tổng số 19 thành viên của Hội đồng trường. Gần đây nhất, tại trường Quốc tế Việt- Đức vừa thành lập ở TP Hồ Chí Minh, phía Đức cũng yêu cầu Hội đồng trường phải hoàn toàn là thành viên ngoài nhà trường. Một nghiên cứu khảo sát gần đây về tự chủ đại học ở 20 nước trên thế giới đã đưa ra một số kết luận như sau: Về thẩm quyền và thực tế, nhìn chung, mức độ can thiệp của Nhà nước có thể chia thành 3 nhóm: Nhiều nhất là ở các nước châu Á (trừ một số trường hợp riêng ở Singapore và Malaysia gần đây), trung bình là ở các nước châu Âu và ít nhất là ở các nước hệ Anh - Mỹ. Nghĩa là các trường đại học hệ Anh-Mỹ có quyền tự chủ nhiều nhất. Thứ hai, trong 7 mặt nội dung về tự chủ đại học là: cán bộ, sinh viên, chương trình và giảng dạy, chuẩn mực khoa học, nghiên cứu và công bố, quản trị, hành chính và tài chính, hai mặt mà các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần có sự can thiệp nhiều nhất là hành chính – tài chính và các chuẩn mực học thuật. Mặt thứ nhất thường liên quan đến: số lượng sinh viên theo từng ngành, đóng 27 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 cửa hoặc sát nhập các cơ sở đại học, các danh hiệu được cấp, kiểm toán tài chính, mức học phí và tài trợ cho sinh viên… Mặt thứ hai bao gồm: Tiêu chí nhập học, chuẩn mực tốt nghiệp, kiểm định chất lượng, công nhận các chương trình và trường đại học, v.v… Và, thứ ba, vẫn tồn tại một giới hạn về mức độ tự chủ, kéo dài từ mức Nhà nước chỉ giám sát, nghĩa là trường đại học có mức độ tự chủ rất cao, cho đến mức Nhà nước kiểm soát, nghĩa là Nhà nước giám sát, so sánh kế hoạch với thực tế và đưa ra cả việc điều chỉnh. Ở Mỹ, quyền tự chủ cao nhất là ở các đại học định hướng nghiên cứu, thấp nhất là ở các trường cao đẳng cộng đồng. Tuy nhiên, ở nhiều bang của Mỹ, Nhà nước vẫn đưa ra trần học phí. Ở Hàn Quốc, “cung” giáo dục đại học như đã vượt “cầu”, nhưng Nhà nước vẫn có quota cho các trường đại học. Ở Việt Nam, “cung” giáo dục đại học mới chỉ khoảng 30% của “cầu”, nghĩa là đại học vẫn còn có tính chất “độc quyền”. Khi còn “độc quyền” thì dịch vụ dù có tồi đến mấy, “người tiêu dùng” vẫn thường cứ phải “mua”. Dịch vụ lại là loại hàng hoá có chất lượng biến thiên rất cao và rất khó đánh giá. Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ vẫn cấp ngân sách khổng lồ cho các trường đại học nhưng không còn can thiệp sâu vào hoạt động của các trường. Còn ở Việt Nam, nhiều trường đang khốn đốn vì cơ chế tự chủ tài chính chưa rõ ràng đã bị cắt hết ngân sách. "Phải dám “mạo hiểm” mới mong có tự chủ cao. Tại trường đại học Bielefeld, Đức: Chính phủ cấp ngân sách nhưng không can thiệp sâu vào các quyết định của trường. Ở đây, mỗi năm nhà trường nhận khoảng 130 triệu Euro tài trợ của Chính phủ, 40 triệu Euro từ hợp tác với các công ty bên ngoài và chỉ có 30 triệu Euro thu từ học phí của sinh viên. Tất cả những gì lãnh đạo trường phải làm chỉ là thảo luận và đệ trình lên Bộ giáo dục và chính quyền bang chiến lược dài hơi 28 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 của trường, với những mục tiêu rõ ràng cụ thể và kế hoạch để đạt mục tiêu. Chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu đó đúng thời hạn, còn việc làm thế nào để đạt được mục tiêu, tuyển giảng viên ra sao, tuyển bao nhiêu sinh viên… tuỳ thuộc vào trường, nhà nước không can thiệp. Một trong những bước tiến quan trọng trong tự chủ đại học ở Đức là hiện nay, Bộ Giáo dục không còn chỉ định giáo sư cho các trường như trước nữa. Bây giờ hiệu trưởng được lựa chọn, ký hợp đồng và thương lượng về lương cho giáo sư. Bộ Giáo dục chỉ cần kiểm soát chặt chẽ kế hoạch và kết quả cuối cùng. Nếu trường không hoàn thành mục tiêu thì có thể bị cắt giảm ngân sách. Việc hỗ trợ ngân sách phụ thuộc 80% vào phân bổ của năm trước, 20% vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong năm của trường (số lượng sinh viên, học viên cao học, tiến sĩ tốt nghiệp, lượng kinh phí thu được từ hợp tác bên ngoài…). Ngoài ra, có một phần nhỏ dành cho sự tham gia vào hoạt động đổi mới của quốc gia như tăng số lượng giảng viên nữ trong trường. Để điều hành tốt trường đại học, cần có cả Ban giám hiệu và Hội đồng trường. Ban giám hiệu có quyền phủ quyết, quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong trường báo cáo hoạt động và quyền ra quyết định. Nhưng Ban giám hiệu lại có trách nhiệm báo cáo lại với Hội đồng trường về các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Hội đồng trường tư vấn cho ban giám hiệu và kiểm soát hoạt động điều hành. Hội đồng này thường gồm từ 6 đến 10 người, trong đó chủ tịch phải là người ngoài trường. Hội đồng có thể tán thành hoặc phản bác các kế hoạch phát triển, chính sách kinh tế hoặc hoạt động kinh doanh do ban giám hiệu đề ra. Ngoài ra ở đây còn có một ban giám đốc phụ trách học thuật bao gồm phần lớn là các giáo sư. Họ được phép góp ý vào chiến lược và mục tiêu phát triển trường, tham gia vào báo cáo đánh giá. Đặc biệt là tham gia xây dựng nguyên lý cơ bản trong việc 29 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 bổ nhiệm nhân sự và phân bổ nguồn lực cho các khoa, trường thành viên. Ở Indonesia, Chính phủ có quyền xem xét cấp giấy phép hoạt động cho các trường sau khi đã kiểm tra chặt chẽ các yêu cầu về chất lượng nhưng sau đó không can thiệp vào các vấn đề chuyên môn của trường. Ở cấp trường, các giáo sư cũng phải tuân theo chương trình học thống nhất và chiến lược nghiên cứu của trường. Nếu muốn hợp tác với công ty bên ngoài, giáo sư phải trao đổi và được sự đồng ý của hội đồng trường bởi vì điều này liên quan đến danh tiếng của trường. Ở Nhật Bản, các trường đại học công lập hiện đã chuyển đổi thành “tập đoàn đại học công lập”. Mặc dù được nhận hỗ trợ tài chính nhiều từ Chính phủ nhưng các trường này có nhiều quyền tự chủ không kém các trường tư. Họ được phép lựa chọn giáo sư, trả lương phù hợp, quyết định mức học phí, mở cửa thị trường để hợp tác với bên ngoài, không lệ thuộc vào chính sách của nhà nước mà dựa trên đánh giá hiệu quả đầu ra. Mỗi “tập đoàn đại học công lập” xây dựng kế hoạch trung hạn trong 6 năm để trình Bộ giáo dục. Bộ sẽ cử hai uỷ ban chuyên trách đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường theo kế hoạch này và ngân sách được phân bổ theo kết quả đó. Kinh nghiệm thực tiễn các nước tiên tiến cho thấy, để các trường có thể tự chủ tài chính, Nhà nước phải thực sự có chính sách nhất quán và nghiêm túc triển khai, tạo điều kiện cho các trường thực hiện việc này. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ liệu các cơ quan quản lý giáo dục và các trường có thực sự muốn tự chủ và minh bạch hay không Cơ chế “Bộ chủ quản” nên được thay đồi và chỉ duy trì ở một số trường, lĩnh vực nhất định mà chỉ có Nhà nước có thể sở hữu và quản lý. Nếu xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, cung cách đầu tư tài chính phải thay đổi khác trước. Không nhất thiết phải biến trường ĐạI HọC công thành công ty cổ phần mới có thể đảm bảo được tự chủ và minh bạch tài chính ở các trường. Cơ chế hội đồng trường với sự tham gia của các thành phần bên ngoài có thể là cơ chế quản lý hiệu quả nhất. Thành phần ngoài nhà trường đại diện cho cộng đồng xã hội, hoạt động phi lợi nhuận (gồm đại diện của chính quyền, người dân, nhà tuyển dụng, nhà doanh nghiệp…). Thành phần trong gồm Hiệu trưởng 30 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 và đội ngũ cộng sự. Để đảm bảo tính đại diện cho số đông, cho lợi ích tập thể, thành viên của thành phần ngoài nhà trường nên chiếm tỷ lệ đa số. Một trong những yếu tố giúp các trường đại học tự chủ tài chính là các trường thực sự kết nối được với khu vực kinh doanh. Khả năng này phụ thuộc vào tài năng và sự cởi mở trong tư duy của đội ngũ giáo sư và nhà nghiên cứu. Thay cho việc bộ chủ quản đề xuất, kinh phí được Bộ Tài chính rót về bộ chủ quản, để từ đó, "ban phát" xuống các trường như trước đây, với cơ chế quản lý Hội đồng trường, kinh phí đầu tư được rót thẳng từ Chính phủ (Trung ương), hoặc từ Ủy ban nhân dân các địa phương tới các trường, không qua bộ chủ quản. Chức năng quản lý nhà nước chỉ mang tính chất kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, xây dựng nội dung chuyên môn, chương trình đào tạo (phần cứng)…Việc xử lý mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền trong Hội đồng trường có thể đi theo hướng Đảng chỉ lãnh đạo những việc thuộc thẩm quyền của mình, về công tác tư tưởng, tổ chức vận động thực hiện các chủ trương Hội đồng trường phải là một Hội đồng quyền lực thực sự, Hội đồng quyết định các chính sách của nhà trường và có cơ chế kiểm soát độc lập đối với các hoạt động của nhà trường. Hội đồng trường đại diện cho “chủ sở hữu cộng đồng”, thường có thành phần bên ngoài trường nhiều hơn thành phần bên trong trường, có cả đại diện của sinh viên. 2.2.3 Thực trạng vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam hiện nay 2.2.3.1 Nhìn nhận về vấn đề chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian qua Thực tế trong thời gian qua, chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Từ năm 2001 đến năm 2008, nguồn Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ 19.747 tỷ đồng 31 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 (2001) lên (81.419) tỷ đồng (2008), tức tăng 4,1 lần. Tỷ trọng chi của Ngân sách nhà nước cho giáo dục trong GDP tăng từ 4,1% năm 2001 (bằng 15% tổng chi Ngân sách nhà nước) lên 5,6% năm 2008 (bằng 20% tổng chi Ngân sách nhà nước). Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo dục. So sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, thì tỷ trọng chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục của nước ta thuộc nhóm các nước có tỷ lệ chi cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảng 2.4: Chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Nhóm các nước mới phát triển Năm tài chính Tỷ lệ chi cho giáo dục đào tạo trong GDP (% ) Chi Lê 2005 3,5 Ấn Độ 2003/04 3,6 Indonesia 2003 0,9 Jamaica 2004/05 5,1 Malaysia 2004 6,2 Philippin 2004 2,7 Thái Lan 2004/05 4,3 Tỷ lệ bình quân của nhóm các nước mới phát triển 2004 3,9 Việt Nam 2005 5,1 (Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007) Trong cơ cấu chi Ngân sách nhà nước theo cấp học và trình độ đào tạo từ 2001- 2008 ngoài việc tập trong chủ yếu Ngân sách nhà nước cho giáo dục tiều học (thực hiện phổ cập miễn phí) và phổ cập trung học cơ sở chiếm 52% tổng Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục thì mức chi cho cấp trung học phổ thông và cao đẳng, đại học chiếm phần lớn trong cơ cấu chi Ngân sách nhà nước còn lại. Đáng chú ý là cơ cấu chi 32 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Ngân sách nhà nước cho bậc cao đẳng và đại học trong nhiều năm không có sự thay đổi lớn. Điều này chứng tỏ các cấp học này đang triển khai thực hiện tự chủ tài chính, trong đó, nhà trường từng bước trang trải một phần kinh phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp hàng năm. Bảng 2.5: Cơ cấu chi Ngân sách nhà nước theo cấp học và trình độ đào tạo Cấp học & trình độ đào tạo 2001 2004 2006 2008 Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Tổng chi NSNN cho GD&ĐT 19.747 34.872 54.798 81.419 Mầm non 6,88% 1.359 7,31% 2.550 7,47% 4.096 8,5% 6.920 Tiểu học 32,31% 6.380 29,40% 10.253 31,21% 17.105 28,5% 23.204 Trung học cơ sở 21,29% 4.204 21,73% 7.577 21,59% 11.833 23,5% 19.133 Trung học phổ thông 10,88% 2.149 10,35% 3.609 10,33% 5.663 11,2% 9.118 Cộng chi GDMN và GDPT 71,36% 14.092 68,79% 23.989 70,62% 38.697 71,7% 58.375 Day nghề 4,9% 968 6,2% 2.162 6,7% 3.671 9,8% 7.979 TCCN 3,18% 627 2,16% 752 2,62% 1.434 3,8% 3.093 Cao đẳng, đại học 9,11% 1.798 9,45% 3.294 8,91% 4.881 10,75 % 8.752 Cộng chi đào tạo 17,18% 3.393 17,80% 6.208 18,22% 9.986 24,3% 19.824 Chi GD-ĐT khác 11,45% 2.262 13,41% 4.675 11,16% 6.115 4,0% 3.220 33 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Cấp học & trình độ đào tạo 2001 2004 2006 2008 Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Cơ cấu Chi NS NN (tỷ đồng) Tổng chi 100% 19.747 100% 34.872 100% 54.798 100% 81.419 (Nguồn: Bộ Tài Chính - Nam ) Ghi chú: Chi giáo dục khác bao gồm: Chi giáo dục thường xuyên, chi đào tạo học sinh Lào, Campuchia, Chi hỗ trợ đào tạo các Tổng công ty, Doanh nghiệp, Chi đào tạo khối An ninh, Quốc phòng… Đầu tư cho giáo dục đào tạo đại học hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí sau: NSNN (bao gồm cả công trái giáo dục, vay nợ, viện trợ); Các nguồn ngoài NSNN (học phí, các nguồn thu dịch vụ khoa học công nghệ, đóng góp hảo tâm của các cá nhân, tổ chức…); trong đó nguồn NSNN là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định. Ở các trường đại học , cao đẳng công lập, chi ngân sách nhà nước của năm 2006 là 4.881 tỷ đồng. Tổng số học phí thu được là 1.839 tỷ đồng. Tổng ngân sách và học phí cho đại học và cao đẳng công lập là 6.720 tỷ đồng. Số sinh viên đại học và cao đẳng công lập là 1.310.375. Như vậy mức chi bình quân cho 1 sinh viên đại học và cao đẳng ở trường công lập là 5,13 triệu đồng/năm hay 570.000 đồng/tháng. Mặt khác, trong tổng chi xã hội cho giáo dục đào tạo tỷ lệ chi trả của Nhà nước ở Việt Nam vẫn chiếm phần lớn, tương đương với Thái Lan và tương đối cao (5,6% GDP) so với các nước phát triển và mới phát triển. Bảng 2.6 : Tỷ lệ chi của Nhà nước và người dân cho đại học và sau đại học Nhóm nước phát triển (OECD) Nhà nước trả (% ) Người học trả (% ) Úc 47,2 52,8 Pháp 83,9 16,1 Đức 86,4 13,6 Hungary 79,0 21,0 34 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Nhật 41,2 58,8 Hàn Quốc 21,0 79,0 Anh 69,6 30,4 Mỹ 35,4 64,6 Tỷ lệ bình quân nhóm nước phát 75,7 24,3 Nhóm nước mới phát triển Chi lê 15,5 84,5 Ấn Độ 86,1 13,9 Indonesia 43,8 56,2 Thái Lan 67,5 32,5 Tỷ lệ bình quân nhóm nước mới phát 55,2 44,8 Việt Nam 63,3 36,7 (Nguồn: UNESCO/UIS WEI và OECD countries, OECD, 2007) Tại Việt Nam, năm 2006 Nhà nước chỉ chiếm 63,3% tổng chi phí đào tạo đại học , phần người dân chi là 36,7%. Điều này cũng dễ hiểu vì ở nước ta giáo dục trước đây vốn được coi là hàng hóa công và việc chiếm tỷ trọng lớn NSNN trong tổng chi xã hội cho GĐ-ĐT cũng nhằm hạn chế những tiêu cực do việc đầu tư giáo dục hướng tới lợi nhuận mang lại. Đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho con em các gia đình có hòan khó khăn có thể tiếp cận với bậc đào tạo đại học , thực hiện bình đảng, dân chủ trong xã hội. Tuy nhiên, chính việc bao cấp chi phí đã tồn tại trong suốt một thời gian dài dẫn đến nhiều bất cập trong thực hiện cơ chế tự chủ ở các trường đại học mà cụ thể là tự chủ tài chính. Bên cạnh đó, do việc phụ thuộc quá nhiều nguồn vốn từ NSNN đã làm nảy sinh tâm lý ỷ lại của các trường đại học , hậu quả là việc lãng phí và sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của chính bản thân họ. 2.2.3.2. Thuận lợi Phần lớn các trường đã chủ động sử dụng ngân sách nhà nước, nhân lực, tài sản cho việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, đã mở rộng, phát triển nguồn thu. Kết quả cụ thể như sau: 35 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 + Về huy động nguồn vốn: Các trường đã huy động được vốn từ cán bộ công nhân viên, từ các nhà đầu tư thông qua liên doanh, liên kết hoặc vay các tổ chức tín dụng để đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học làm cho cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, hiện đại hơn. Ngoài ra, các trường cũng đã chủ động trích lập quỹ đầu tư phát triển, mua sắm tài sản và coi là giải pháp nâng cao chất lượng học đi đôi với hành và cũng là cơ sở để mở rộng, phát triển hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu, nâng mức thu nhập cho người lao động. Năm 2007, các trường của Bộ Công Thương đã trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp là 47,474 tỷ đồng bằng 50% số ngân sách cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản của khối giáo dục đào tạo và y tế (89 tỷ đồng). + Về mở rộng, khai thác và phát triển nguồn thu: Nhiều trường đã mở rộng quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề, cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, một số trường lớn đã mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường hoặc tổ chức liên kết với nước ngoài để mở khoa, mở lớp đào tạo... Năm 2007, số thu của các đơn vị trong cả nước tăng bình quân 18% so với năm 2006. Bốn trường đại học của Bộ Công Thương có số thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 36,1 tỷ đồng (tăng gần 30%). Ngoài ra, các trường đã có nhiều giải pháp về quản lý nội bộ, thực hành tiết kiệm chi phí như xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng... đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. + Về thu nhập tăng thêm của người lao động: Các trường đã đổi mới hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo ra nguồn tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2007 nhiều đơn vị có mức thu nhập tăng thêm từ 1 đến 2 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ so với năm 2006. 36 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 + Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: 100% các trường đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, chi thu nhập tăng thêm, chế độ công tác phí, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, chế độ giáo viên, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập các quỹ... góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tại đơn vị. Thêm vào đó, việc thực hiện tự chủ tài chính cùng với tự chịu trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý đã thực sự khơi dậy tính năng động, sáng tạo của các chủ thể tham gia nhờ vậy giải quyết được vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực tạo bước chuyển biến tích cực mới cho giáo dục đại học ở nước ta. 2.2.3.3 Những tồn tại Trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính các trường gặp phải nhiều vướng mắc, rất khó thực hiện: Thứ nhất, cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là: Chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 43/CP quy định, Bộ chủ quản phối hợp với các Bộ để ra văn bản hướng dẫn lĩnh vực Bộ chủ quản phụ trách nhưng hầu như các bộ vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Việc phân cấp đầu tư, mua sắm tài sản, XDCB cho đơn vị tự thực hiện của Bộ chủ quản đã được thực hiện nhưng giá trị tài sản phân cấp còn thấp, nhiều định mức, tiêu chuẩn như định mức giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ... đã lạc hậu nhưng vẫn sử dụng làm hạn chế tính chủ động, tự chủ tài chính của các trường. Nghị định 43/CP thực chất chỉ là giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp (học phí vẫn thu theo mức được ban hành từ năm 1998). Đây thật sự là một bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn 37 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo hàng năm tăng không đáng kể. Quy định về chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm tài sản cố định thực sự chưa đúng bản chất của công tác đào tạo. Theo Nghị định số 43/CP thì số tiền chi đầu tư XDCB, mua tài sản cố định phục vụ giảng dạy, thực hành, thực tập trong năm không được tính là chi phí thường xuyên, không dùng nguồn học phí để chi, làm cho việc đầu tư, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó khăn, phức tạp (phải lập dự toán riêng trình Bộ phê duyệt và phải được kho bạc nhà nước chấp nhận thanh toán). Việc triển khai dự án XDCB gặp nhiều khó khăn do ngân sách nhà nước thường cấp 30% và đơn vị phải tự lo 70%. Thời điểm chi và mức chi thu nhập tăng thêm là chưa hợp lý. Từ năm 2002, khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ, các trường đã thanh toán 100% thu nhập tăng thêm cho người lao động theo tháng, nhưng Nghị định 43/CP và các văn bản hướng dẫn lại quy định việc trả thu nhập tăng thêm chỉ được chi theo quý với mức tối đa bằng 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi tiết kiệm được. Kết quả là, hàng tháng Nhà trường không đủ kinh phí để chi 100% thu nhập tăng thêm. Điều này không được người lao động chấp nhận, vì hàng tháng, mức thu nhập của họ bị giảm và phải chờ đợi đến khi cấp trên phê duyệt quyết toán mới được lĩnh, làm cho đời sống của người lao động gặp khó khăn. Ngoài ra, Nhà nước chưa có hướng dẫn, chưa có quy định cụ thể về việc liên doanh, liên kết, về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành, chất lượng và kết quả hoạt động của đơn vị được giao quyền tự chủ nên việc triển khai, thực hiện còn nhiều vướng mắc. Thứ hai, tính chủ động của các trường trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn mang tính hình thức. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức, nguời lao động trong nhà trường 38 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 chưa nhận thức đầy đủ nội dung, mục đích và yêu cầu về tự chủ tài chính, vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, của nhà trường, ngại thay đổi, e ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực... việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, chưa đưa ra quy định cụ thể về nội dung, mức chi hoặc việc chi trả thu nhập vẫn mang tính bình quân, chưa có giải pháp về chi trả thu nhập theo mức độ hiệu quả để hấp dẫn, thu hút người tài, người có năng lực; thực sự còn thiếu các biện pháp quản lý, tiết kiệm chi, tăng thu, mới chỉ dừng lại ở mức là chủ trương, đường lối để phấn đấu thực hiện. Thứ ba , quyền hạn và trách nhiệm của cấp quản lý nhà trường mà cụ thể là hiệu trưởng và hội đồng trường còn chưa rõ nét. Tính không tự chủ thể hiện rõ nhất ở chỗ quyền tự quyết thu-chi vẫn phải thực hiện dựa trên các văn bản, Nghị định của Bộ Giáo dục-Đào tạo hay của Nhà nước. Thứ tư, cơ chế tự chủ kém hiệu quả đã tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng giữa các trường công lập với các trường nước ngoài hoặc trường tư thục về thu hút đội ngũ giáo viên giỏi, thu học phí, mở rông chỉ tiêu đào tạo… Như vậy, tuy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng nhìn chung con đường tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập vẫn mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của giáo dục đại học trong tương lai. Nhìn nhận những hạn chế kể trên, chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan là chính. Do đó, đổi mới tư duy và phương thức quản lý trong giáo dục mang ý nghĩa quan trọng trong sự thành công của cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giáo dục đại học , hệ thống các trường công lập cần có cách nhìn nhận mới, cụ thể như sau: Thứ nhất, cần tập trung sự chú ý của mình vào việc xác định các sản phẩm, dịch vụ khách hàng và đảm bảo có một tình trạng tài chính tốt, thường xuyên tạo ra các sản phẩm mới và các ý tưởng mới. Để có các sản phẩm và ý tưởng mới, các cá nhân và tổ chức trong nhà trường cần có quyền tự do và tự chủ, được khuyến khích cả về vật chất và tinh thần; 39 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Thứ hai, các hoạt động của nhà trường cần đi vào thị trường và tiếp xúc với các khách hàng mới, hơn là chỉ cạnh tranh nội bộ. Quá trình thiết kế và thực hiện phải diễn ra nhanh chóng để cho sản phẩm nhanh chóng đi vào thị trường, tạo các mối quan hệ tích cực và có sự khuyến khích giảng viên sáng tạo - cần có quyền chủ động và quản lý linh hoạt; Thứ ba , phải tăng cường mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, các Doanh nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ trong cung ứng nguồn lao động cho Doanh nghiệp đồng thời đào tạo đội ngũ tri thức có trình độ, tay nghề phù hợp với thực tiễn. 40 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 3.1. Quan điểm định hướng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được 20 năm, đã hình thành các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng, thì cơ chế tài chính giáo dục thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp dù Nhà nước đã trao quyền tự chủ tài chính cho giáo dục. Với những bất cập kéo dài nói trên và nhu cầu tăng chất lượng và quy mô giáo dục các cấp, đặc biệt là giáo dục đại học , việc xây dựng quan điểm định hướng cho cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học trong thời gian tới là một yêu cầu rất cấp thiết. Quan điểm định hướng phải đáp ứng mục tiêu huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng 41 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để đạt được điều đó, cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học phải hướng đến các nội dung sau : 1) Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước cho các mục tiêu giáo dục. 2) Xác định nhu cầu tài chính cho các mục tiêu phát triển giáo dục. Xác định các nguồn lực từ ngân sách và xã hội và các giải pháp huy động và sử dụng tài chính khả thi và hiệu quả, từ đó đảm bảo cân đối nhu cầu và nguồn lực tài chính bền vững cho phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. 3) Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục. 4) Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục. Xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích xã hội đầu tư cho giáo dục. 5) Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học: Xây dựng các chính sách của nhà nước hỗ trợ việc học tập của nhân dân: quy định đối tượng không phải đóng học phí, miễn giảm học phí, đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập; đối tượng được hưởng học bổng chính sách và trợ cấp xã hội; đối tượng được vay vốn ưu đãi để đi học. Quy định cơ chế thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. 6) Chính sách đối với giáo viên: Quy định về lương và các chính sách khuyến khích đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 7) Trách nhiệm của các trường đại học trong quản lý tài chính: Quy định rõ các nghĩa vụ và quyền hạn về tài chính của các trường đại học . 8) Giám sát tài chính giáo dục : Quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền giám sát, kiểm tra của các Bộ và cơ quan quản lý nhà nước, người học, gia đình người học và xã hội đối với việc sử dụng ngân sách giáo dục. 9) Xác định học phí và hỗ trợ của nhà nước và địa phương : Quy định về nguyên 42 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 tắc xác định mức học phí giáo dục đại học : Quy định về thẩm quyền quyết định mức học phí và xác định mức học phí của các cơ quan trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục. 3.2 Điều kiện để đại học công lập Việt Nam có thể tự chủ tài chính Đã đến lúc các trường đại học cần tự chủ, đặc biệt là các trường công lập. Lâu nay, do ảnh hưởng bởi chế độ bao cấp, hầu hết mọi việc Nhà nước đều làm thay, trường chưa có sự chủ động trong hoạt động của mình. Gần đây, nhiều nhà quản lý giáo dục đại học đề cao việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học như một giải pháp hữu hiệu giúp các trường đại học của ta sớm lớn lên sánh với tầm các đại học khu vực và nước ngoài. Thế nhưng để tự chủ tài chính mang lại hiệu quả, các trường đại học công lập Việt Nam cần phải có những điều kiện gì ? Thứ nhất, Nhà nước sẵn sàng trao, trường sẵn sàng nhận Một khi cơ quan quản lý giáo dục chưa sẵn sàng hy sinh một phần quyền lực hoặc các trường “sợ” không dám nhận quyền lực trao cho (tất nhiên quyền lực càng lớn trách nhiệm càng tăng tăng) thì quá trình tự chủ không thể xảy ra. Trên thực tế, có những trường Đại học năng lực yếu kém rất ngại “khoán” và có tâm lý ỷ lại nhà nước. Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước đủ năng lực quản lý khi trao quyền và lãnh đạo của trường đại học phải đủ năng lực để có khả năng thực thi quyền tự chủ tài chính. Khi giảm bớt quyền lực để trao cho trường Đại học , nhà nước phải có đủ năng lực để tạo không gian cho giáo dục đại học phát triển, xây dựng khung chính sách, đảm bảo điều phối nguồn lực hiệu quả, thiết kế cơ chế kiểm soát quyền lực và phải kiểm soát được chất lượng và buộc các trường Đại học phải có trách nhiệm đối với người học nói riêng và đối với xã hội nói chung. Quản lý nhà nước chuyển từ quen với việc “xin cho, ban phát” sang việc định hướng chính sách, xây dựng chiến lược, điều phối, kiểm tra, giám sát đòi hỏi năng lực 43 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 đội ngũ cán bộ hành chính giáo dục Đại học phải được tuyển dụng và đào tạo một cách chuyên nghiệp. Trách nhiệm của quản lý nhà nước về GDĐại học trên thực tế phải thúc đẩy quá trình tự chủ của trường Đại học mà không phải kìm hãm nó. Đối với tập thể lãnh đạo trường Đại học cũng phải được nâng cao năng lực quản lý trước khi được trao quyền. Trao quyền tự chủ tài chính quá sớm cho những người quản lý trường Đại học thiếu năng lực có thể sẽ dẫn đến tổn hại nhiều hơn. Nhiều hiệu trưởng trường Đại học của ta rất thiếu tri thức quản lý về tài chính, chất lượng, kế hoạch, chương trình, nhân sự, điều hành một trường Đại học , nghiên cứu khoa học, quản lý dự án, bởi phần đông hiệu trưởng khi được bổ nhiệm chưa qua các trường lớp đào tạo quản lý giáo dục đại học một cách bài bản, thường làm theo kinh nghiệm. Quyền tự chủ chỉ nên trao cho trường Đại học khi đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực tiếp nhận và đủ năng lực điều hành nhà trường. Thứ ba, thiết lập hội đồng trường. Quyền tự chủ được trao cho trường đại học phải có cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực thi quyền lực, điều kiện về nguồn lực tài chính cho các hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng trường đại học không thể là “ông vua con” trong khuôn viên trường mình mà phải chịu sự kiểm soát của một Hội đồng trường (với các đại diện là các bên liên quan), bất kể đó là trường công hay trường tư để đảm bảo rằng quyền tự chủ tài chính đó phải gắn với trách nhiệm giải trình trước cộng đồng, trước người học và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Một trường đại học có quyền tự chủ song nếu thiếu một cơ chế kiểm soát, thì việc tự nhận mình luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm xã hội (mà chưa rõ nội hàm của chịu trách nhiệm xã hội là gì) thì lời nói đó chỉ là cách nói “bóng bẩy” thiếu thực tế. Đồng thời, kiểm định nhà trường phải là một công cụ quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục đại học , cũng như nguồn lực phải đầy đủ để có thể thực hiện quyền tự chủ của mình. Thứ tư, hình thành văn hóa chất lượng 44 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Quyền tự chủ tài chính được thực hiện đầy đủ trong trường Đại học khi đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy và sinh viên hình thành một văn hóa chất lượng, người lãnh đạo trường, cán bộ giảng viên, sinh viên phải có ý thức làm chủ, thói quen tôn trọng dân chủ, trong suốt, công khai các hoạt động tài chính và học thuật trong nhà trường. Sẽ không thể có kiểu tự chủ tài chính khi mà mọi nguồn thu trong nhà trường chưa về một đầu mối, mạnh ai người ấy làm, mù mờ và phân phối thiếu minh bạch. Sinh viên cũng phải được hưởng quyền lực thông qua đại diện của mình tại Hội đồng trường rường. Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên đối thoại với sinh viên để hiểu mong muốn, tâm tư của học để giúp họ học tốt hơn. Thứ năm, xóa "độc quyền" giáo dục Giáo dục Đại học phải hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật chặt chẽ và trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không còn “độc quyền” như hiện nay do “cung” không đủ “cầu”, người dân ít có cơ hội “từ chối” dịch vụ giáo dục đại học . Chỉ trong môi trường cạnh tranh lành mạnh được bảo vệ bằng pháp luật, quyền tự chủ tài chính mới phát huy và trách nhiệm xã hội của nhà trường mới có điều kiện thực hiện. Trao quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học sớm hay muộn sẽ phải đến. Điều quan trọng nhà nước biết trao trao như thế nào, khi nào thì trao để có một lộ trình thực hiện đồng bộ, hiện thực để vừa đảm bảo quyền lực được thực thi bền vững vừa đảm bảo trách nhiệm xã hội của trường đại học . Sẽ chẳng bao giờ có một công thức chung về trao quyền tự chủ tài chính cho mọi trường Đại học công lập trong sự phát triển đa dạng hiện nay. Tuy nhiên, điều không thể chối cãi được rằng, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm thúc đẩy để quá trình này thực thi nhanh chóng. 3.3 Một số kiến nghị đối với vấn đề tự chủ tài chính ở các đại học công lập Việt Nam Thực tiễn giáo dục đại học của các nước trên thế giới cho thấy, không có Đại 45 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 học nào có quyền tự chủ tuyệt đối, đặt mình ra ngoài luật pháp và mức độ tự chủ của từng trường cũng rất khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như đã định hướng, chúng ta phải xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường và thị trường . Ở đâu và bao giờ yếu tố thị trường lấn áp thì ở đó, khi đó chuẩn mực giá trị học thuật sẽ bị ảnh hưởng và quyền bình đẳng có nguy cơ bị xâm hại. Khi nào nhà nước can thiệp quá mức thì sức sáng tạo của nhà trường sẽ mất đi, sự ỷ lại sẽ tăng lên. Để phát huy những kết quả đã đạt được và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/CP, nhà nước và các trường cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau: Một là, Nhà nước sớm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả của Nghị định 43/CP để có hướng sửa đổi cho phù hợp với thực tế, như thực hiện miễm giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động dịch vụ dạy học cho các trường học, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường có cơ hội phát triển trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đầu tư còn hạn chế, phần kinh phí này cho phép các trường dùng mua sắm trang thiết bị giảng dạy, thực hành, thực tập... Hai là, các bộ, ngành, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị được giao tự chủ, nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời cần tăng cường kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho đơn vị. Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ để sửa đổi mức và thời điểm thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động; có quy định để cụ thể mức mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu học phí là chi phí hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhằm bảo đảm sự khuyến khích đầu tư. Ba là, về phía các trường, cần tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng, xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao 46 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 động, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn, có giải pháp của riêng mình để huy động mọi cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, phải coi trọng và tích cực tìm kiếm, thu hút nguồn lực tài chính từ các nguồn dự án, nguồn vốn viện trợ nước ngoài. Bảng 3.1: Những vấn đề cần quan tâm đối với các mô hình phát triển tài chính đại học Mô hình Những vấn đề cần quan tâm Giáo dục đại học công lập miễn phí hoặc với học phí thấp Chỉ nên sử dụng đối với các trường quân sự hoặc đối với một số ngành học đặc thù cần cho sự phát triển bền vững của quốc gia nhưng hiện ít được sinh viên ưa chuộng (chẳng hạn một số ngành thuộc khối nông-lâm-ngư, ngành khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, …). Cần sớm xây dựng cơ chế cấp kinh phí công cho các trường đại học dựa trên kết quả kiểm định chất lượng. Chi phí đại học được hoàn trả sau khi sinh viên tốt nghiệp Cần sớm xây dựng giải pháp thu hồi nợ vay từ sinh viên, hoàn thiện hệ thống theo dõi thu nhập cá nhân và các chính sách liên quan đến thu hồi nợ vay của sinh viên. Mở rộng hệ thống các quỹ tín dụng sinh viên trên cơ sở kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp (chẳng hạn Quỹ tín dụng “Chắp cánh tương lai” của Hội sinh viên Tp. HCM). Gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ Xây dựng khung học phí đa dạng, gắn với ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo, đối tượng người học, và kết quả kiểm định chất lượng về chương trình đào tạo và nhà trường. Các chính sách hỗ trợ cần đặc biệt chú ý đến các nhóm sinh viên nghèo, thuộc các dân tộc thiểu số, và khuyết tật. 47 Tiểu luận môn Ngân Sách Nhà Nước Cao học Tài chính Ngân hàng Nhóm 4 Mô hình Những vấn đề cần quan tâm Mở rộng hệ thống đại học tư Tăng cường công tác kiểm định chất lượng để công bố với xã hội về chất lượng của các chương trình đào tạo, của nhà trường. Hoàn thiện cơ chế liên thông (cả về chương trình đào tạo lẫn các bậc đào tạo) giữa hai hệ thống đại học công và tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_4_4237.pdf