Tiểu luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới

Những chiến lược tồi có thể không chừa bất kỳ một công ty lớn hay bất kỳ một con người khôn khéo, sắc sảo nào. Thậm chí, chúng không chừa cả những công ty đang tiến hành các nghiên cứu tưởng chừng vô cùng kỹ lưỡng và tuân thủ đúng những mục đích, dự định tốt nhất. Ghi nhớ kỹ bài học trên đây, cùng với sự khiêm nhường nhất định, sẽ giúp cho những công ty và những nhà quản lý tài ba nhất có thể dần dần làm cho quá trình hoạt động và cơ cấu văn hóa thấm nhuần ý nghĩa của bài học đáng giá này. Thế hệ kế tiếp những nhà lãnh đạo kiệt xuất sẽ là những người có thể thẩm thấu được hết ý nghĩa cũng như giá trị của các bài học này. Bất kỳ ai không làm được điều đó sẽ không tránh khỏi vết xe đổ của những tấm gương đi trước, và lặp lại đúng những sai lầm của họ.

doc51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nới lỏng bằng cách liên tục cắt giảm lãi suất để đối phó với suy thoái kinh tế và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Lãi suất LIBOR, SIBOR biến động mạnh. Lãi suất SIBOR kỳ hạn qua đêm ngày 17/9 tăng lên kỷ lục 6,75%/năm, ngày 05/01/2009 giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,105%/năm, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm tăng kỷ lục 6,87%/năm ngày 30/9/2008 giảm xuống mức thấp kỷ lục là 0,11%/năm vào ngày 19/12/2008. Sáu là, những diễn biến ngoài dự đoán của thị trường tài chính làm bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhu cầu thanh khoản USD của các ngân hàng trên toàn thế giới tăng đột biến, đẩy đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng thời, nguy cơ suy thoái kinh tế tại những nền kinh tế đối trọng của Mỹ như khu vực đồng EUR, Nhật Bản đã làm giảm đi lợi thế cạnh tranh giữa các đồng tiền này với USD. Diễn biến đồng USD từ lúc bắt đầu khủng hoảng đến 12/1 lên giá 6,99% so với EUR; lên giá 18,06% so với GBP; nhưng giảm giá 17,3% so với JPY và ổn định so với CNY. Đồ thị 3: Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền so với USD(Từ 12/9/2008 đến 12/01/2009) Đồ thị 2: Diễn biến lãi suất LIBOR kỳ hạn qua đêm (Từ 12/9/2008 đến 12/01/2009) Bảy là, tình hình suy thoái kinh tế diễn ra trên diện rộng, suy thoái kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý. Suy giảm kinh tế là tốc độ tăng của GDP bị giảm sút trong nhiều quý (3,4 quý). Đến nay, có ít nhất 20 nước chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái gồm những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ Anh, 14 nước khu vực đồng EUR (trừ Pháp), Nhật Bản, Thụy Điển, Hồng Kông, Singapore. Các nền kinh tế mới nổi cũng bị tác động tiêu cực với tốc độ tăng trưởng qua các quý sụt giảm như Trung Quốc (Q1/08: 10,6%; Q2/08: 10,1%; Q3/08: 9,0%), Ấn Độ (8,8-7,9%), Hàn Quốc (5,86-4,75-3,63%), Thái Lan (6,05-5,3-3,96%), Malaysia (7,15-6,3-4,7%). Tính phức tạp trên thị trường tài chính thế giới ngày càng gia tăng với việc liên tiếp phát hiện thêm các vụ lừa đảo tài chính tại các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khiến cho lòng tin vào thị trường tài chính thế giới sụt giảm đến điểm không có đáy, góp phần khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính trở nên toàn diện và sâu sắc chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng thế giới năm 1930. 4/ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG 4.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG: Khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục lan rộng. Danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng ngày một tăng. Hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều tụt dốc. Tuy vậy, tác động của cuộc khủng hoảng đến mỗi quốc gia là không giống nhau và hãy xem chính phủ các nước làm gì để giảm nhẹ tác động từ cuộc khủng hoảng này.   4.1.1Hành động chung   Sáu ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới ngày 8/10 đã đồng loạt hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản 0,5% trong nỗ lực ổn định nền kinh tế toàn cầu trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính. Đây là một việc chưa từng có tiền lệ, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Canada, Thụy Điển và Thụy sỹ đã cùng phối hợp hành động. Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%.  4.1.2 Hành động của Mỹ: Đứng trước tình hình hết sức khó khăn của phố Wall, Bộ Tài Chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch giải cứu thị trường với tổng giá trị là 700 tỷ USD chủ yếu để mua lại các khoảng nợ xấu của các định chế tài chính. Tuy nhiên, để kế hoạch này được thông qua thì cần phải có sự chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ. 6 điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ: a) Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa. b) Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch. Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định. c) Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch d) Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ. e) Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực. f) Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu. 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với 205 phiếu thuận và 228 phiếu chống. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn…. Ngày 7/10/ 2008 , Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định thành lập một quỹ đặc biệt nhằm mua vào các loại tín phiếu công ty-thương phiếu (commercial paper) do các doanh nghiệp nước này phát hành. Đây được coi là một động thái khẩn cấp của FED nhằm giải quyết tình trạng kẹt tiền mặt cho giới doanh nghiệp trong bối cảnh thắt chặt tín dụng căng thẳng, khiến các công ty Mỹ không biết tìm đâu ra vốn để trang trải cho các hoạt động của họ. Cục Dự trữ Liên bang Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Từ ngày 01/1/09 đến ngày 12/1/09, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tập trung vào việc thu hẹp chênh lệch lợi tức giữa Trái phiếu Kho bạc Mỹ và lãi từ hoạt động mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp và tiêu dùng vì động thái cắt giảm lãi suất xuống gần 0% đã không có tác dụng gì trong việc kích thích tín dụng. Fed cũng có những biện pháp mới kích thích tín dụng thông qua việc mua lại những khoản nợ và trái phiếu mà các nhà đầu tư không muốn mua. Ngày 05/01/2008, Fed đã bắt đầu mua lại những chứng khoán có tài sản đảm bảo do Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie Mae phát hành. Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng. Tháng 12 .năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008. Chính phủ Tổng thống George W. Bush trong một buổi làm việc tại Nhà Trắng với một số thành viên của Quốc hội. Hai ứng viên Tổng thống John McCain và Barack Obama cũng có mặt. Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân. Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ dollar. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua. Ngày 3 tháng 10 năm 2008, Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này. 4.1.3 Hành động của các nước Trung Quốc Dù được đánh giá là chịu tác động không lớn của cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng Trung Quốc cũng đã gia nhập làn sóng cắt giảm lãi suất khi hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản thêm 0,27% xuống còn 6,93%. Hồng Kông cũng giảm lãi suất cơ bản xuống 2%.  Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất.   Áo Chính phủ Áo đã chính thức thông báo một sự bảo đảm cho tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân, có hiệu lực từ 1/10. Thủ tướng Áo Alfred Gusenbauer khẳng định: “Các khoản tiền gửi tại các ngân hàng của Áo đang an toàn và Nhà nước đứng ra đảm bảo cho chúng”.   Anh Chính phủ Anh đã công bố một kế hoạch trị giá 50 tỷ Bảng (88 tỷ USD) để cứu trợ 8 trong số các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất nước này. Đổi lại, chính phủ sẽ nhận được cổ phiếu của các tổ chức này. Một khoản tài chính trị giá 200 tỷ Bảng cũng sẽ được Ngân hàng trung ương Anh sẵn sàng cung cấp cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp cần thiết phải tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Một công ty đặc biệt cũng sẽ được thành lập để cung ứng 250 tỷ bảng đảm bảo các khoản vay cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Kế hoạch này đã được đưa ra sau khi cổ phiếu của các ngân hàng Anh bổ nhào trong phiên giao dịch ngày 7/10 và Phòng Thương mại Anh cảnh báo nền kinh tế nước này đã thực sự rơi vào suy thoái, số người thất nghiệp có thể tăng thêm 350.000 ngàn người trong năm tới. Từ ngày 7/10, Chính phủ Anh cũng tăng mức đảm bảo cho các tài khoản tiết kiệm từ 35.000 Bảng (62.000 USD) lên 50.000 Bảng. Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính tại Anh là việc ngân hàng Northern Rock và Ngân hàng cho vay thế chấp Bradford & Bingley đã bị quốc hữu hoá và hai ngân hàng lớn khác là HBOS và Lloyds TSB đã phải sáp nhập.   Đức Tại Đức, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã tiếp nhận một “cơn lũ” các khoản tiền gửi mới do những người gửi tiền tìm kiếm nơi gửi an toàn hơn. Tuần trước, Hypo Real Estate, ngân hàng thương mại chuyên cho vay bất động sản lớn thứ hai của Đức, đã đứng trước nguy cơ sụp đổ khi số nợ khó đòi của họ quá lớn. Nếu Hypo Real Estate sụp đổ sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của Đức. Đứng trước tình cảnh này, chính phủ Đức đã phản ứng nhanh chóng bằng kế hoạch cứu trợ cho Hypo Real Estate trị giá  35 tỷ euro. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị đổ bể sau khi liên minh các ngân hàng rút lại sự ủng hộ của mình. Tuy nhiên sau đó, một kế hoạch mới đã được dàn xếp giữa chính phủ và các ngân hàng tư nhân chỉ vài giờ trước khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sáng 6/10. Theo đó, các ngân hàng tư nhân đã đồng ý cung cấp thêm 15 tỷ euro, đưa tổng số tiền bơm cho HRE lên 50 tỉ euro. Chính phủ Đức cũng đã thông báo sẽ bảo đảm không giới hạn cho các tài khoản tiền gửi cá nhân. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định, lãnh đạo/ các nhà quản lý của các tổ chức tài chính sẽ phải chịu trách nhiệm về “việc kinh doanh vô trách nhiệm” của mình.   Iceland Thủ tướng Iceland Geir Haarde khẳng định rằng, các cuộc đàm phán đang diễn ra với Nga về một khoản vay khổng lồ để hỗ trợ hệ thống ngân hàng của nước này. Ông Haarde cho biết, một phái đoàn từ Iceland sẽ tới Moscow trong hai ngày tới để hoàn tất thoả thuận. Thủ tướng Iceland cũng cảm ơn phía Nga đã hỗ trợ khoản vay khẩn cấp hơn 5 tỷ USD. Trong động thái mới đây nhất, chính phủ Iceland đã nằm quyền kiểm soát Landsbanki, ngân hàng lớn thứ hai nước này, và sa thải toàn bộ ban lãnh đạo của ngân hàng. Quốc hội Iceland cũng đã thông qua một dự luật khẩn cấp cho phép chính phủ có quyền lực lớn hơn để can thiệp sâu vào hoạt động của các ngân hàng. Ông Haarde cho biết, dự luật này sẽ giúp quốc đảo này tránh được một làn sóng phá sản. Iceland cũng sẽ đưa ra sự bảo đảm không hạn chế đối với tất cả các tài khoản tiền gửi. Đồng Krona của nước này đã giảm mạnh giá so với USD sau khi chính phủ quốc hữu hoá ngân hàng lớn thứ ba Glitnir hồi tuần trước. Tính đến ngày 3/10, đồng tiền này đã mất đi một phần năm giá trị của nó. Chính phủ Iceland cũng đã nhất trí các biện pháp cho phép các ngân hàng bán một số tài sản ở nước ngoài để củng cố hệ thống tài chính của họ.   Bỉ Chính phủ Bỉ đã nhất trí tăng mức bảo đảm cho các khoản tiền gửi ngân hàng lên tới 100.000 euro (136.000 USD) từ 20.000 euro trước đó. Tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước này Fortis đã lâm vào khó khăn kể từ sau khi Fortis cùng với hai ngân hàng khác tiến hành mua lại ngân hàng Hà Lan ABN Amro, ngay trước thời điểm khủng hoàng tài chính toàn cầu bùng phát. Sau nhiều cố gắng cứu trợ thất bại, tập đoàn BNP Paribas của Pháp đã nhất trí mua lại 75% hoạt động của Fortis tại Bỉ và Luxembourg. Riêng hoạt động của BNP tại Hà Lan đã bị quốc hữu hoá.   Ailen Ailen là chính phủ đầu tiên thực hiện các biện pháp cứu nguy cho các ngân hàng với cam kết đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản nợ tại 6 ngân hàng lớn của nước này trong 2 năm. Cam kết này được đưa ra vào ngày 30/9. Ban đầu, động thái này đã khiến một số quốc gia châu Âu ngạc nhiên, tuy nhiên sau đó nhiều nước đã “theo bước” Ailen.   Tây Ban Nha Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero hôm thứ ba (7/10), đã tăng mức đảm bảo tiền gửi tại các ngân hàng lên 100.000 euro (136.000 USD) từ mức 20.000 euro trước đó. Thủ tướng Zapatero khẳng định với các ngân hàng hàng đầu nước này rằng, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng mức bảo đảm tiền gửi để củng cố niềm tin trong hệ thống tài chính. Tây Ban Nha cũng đã kêu gọi các quốc gia châu Âu nên hành động chung để giải quyết những vấn đề của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới hiện nay.   Italy Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi cho biết, chính phủ nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để mua lại cổ phần của những ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản trong nỗ lực đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Phát biểu sau một cuộc họp của nội các nhằm đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đối với nền kinh tế nước này, ông Berlusconi nói: “Sự can thiệp cuối cùng sẽ được thực hiện bởi Bộ Tài chính” .   Hà Lan  Hà Lan đã tăng gấp ba mức đảm bảo cho các tài khoản tiền gửi lên 100.000 euro.   Hi Lạp Chính phủ Hi Lạp cho biết vào cuối tuần trước, họ sẽ bảo đảm hoàn toàn cho tất cả các khoản tiền gửi của công dân nước này tại các ngân hàng, tuy nhiên một quan chức cũng khẳng định rằng, đây chỉ là một “cam kết chính trị” và hệ thống ngân hàng nước này không ở trong tình trạng rủi ro.   Đan Mạch Chính phủ Đan Mạch và các ngân hàng nước này đã đồng thuận thông qua một kế hoạch trong đó xoá bỏ mức trần bảo đảm tiền gửi.   Nga Tổng thống Dmitry Medvedev đã thông báo một kế hoạch cứu trợ trị giá 950 tỷ rúp (36,4 tỷ USD) về dài hạn để hỗ trợ các ngân hàng trong cuộc họp khẩn cấp tại điện Kremli hôm 7/10. Hai sở giao dịch chứng khoán hàng đầu của Nga là RTS và Micex đã buộc phải đóng cửa ngày 8/10 sau khi chứng khoán giảm giá thê thảm. Giá trị mỗi sàn đã giảm hơn 10% ngay đầu phiên giao dịch. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tuần, hai sàn này phải đóng cửa. Trong một thông báo, Tổng thống Medvedev đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra các biện pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Ông nói: “Cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính quốc tế hiện nay cần có sự phối hợp hành động nhanh chóng. Đây rõ ràng là thời điểm để cùng đưa ra những quyết định mới”.   Australia Ngân hàng trung ương Australia đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất cơ bản từ 7% xuống còn 6%, lớn hơn rất nhiều so với dự đoán được đưa ra trước đó. Ngân hàng trung ương Australia cho biết, sự cắt giảm đáng kể này là hợp lý dựa trên triển vọng tăng trưởng hiện nay, mặc dù lạm phát hiện cao hơn mục tiêu. Thủ tướng Kevin Rudd cho biết, động thái này sẽ duy trì sự ổn định tài chính và giúp Australia đối mặt với “thời điểm khắc nghiệt phía trước”. Đây là lần cắt giảm lãi suất lớn nhất của ngân hàng trung ương nước này kể từ tháng 5/1992. Động thái này đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Các nhà quan sát trước đó đưa ra dự đoán, tỷ lệ lãi suất chỉ giảm xuống 6,5%.   Hungary Chính phủ Hungary đã đề xuất tăng mức bảo hiểm tiền gửi ngân hàng lên hơn gấp đôi, từ 6 triệu forint hiện tại lên 13 triệu forint (51.000 euro) sau cuộc thảo luận với chủ tịch Ngân hàng trung ương nước này. 4.3.4 Hành động của Việt Nam: - Cắt giảm lãi suất cơ bản còn 7%/năm - Giảm tỉ lệ tiền gởi dự trữ bắt buộc - Thực hiện các giải pháp kích cầu như: Hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh từ 01/02 đến 31/12/09 theo quyết định 131 của Thủ tướng Chính Phủ và thong tư 02 của NHNN, giảm thuế V.A.T, giảm thuế TNDN… - Thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn thong qua Ngân hàng phát triển VN theo thong tư 14 của bộ Tài Chính. Về đối ngoại: - phải theo dõi thật sát và đáng giá thật kĩ biến chuyể hàng ngày trên thế giới, nhất là những nước có lien hệ kinh tế nhiều với nước ta như: Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc và các nước ASEAN… - Tìm biện pháp cải thiện quan hệ đối với Trung Quốc vì: + TQ là thị trường rất lớn, lại ở sát Việt Nam, nhập khẩu năm 2007 của TQ gần 1000 tỷ USD. + Hàng công nghiệp của Trung Quốc tràn ồ ạt vào Việt Nam gây sự mất thăng bằng trầm trọng trong cán cân ngoại thương của ta. Nỗ lực thay thế hàng nhập khẩu TQ tại thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường TQ sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng năng lực cạnh tranh của hàng công nghiệp VN trên thị trường thế giới. Về đối nội: - Ưu tiên giải quyết vấn đề thất nghiệp. Nhân dịp này phải lành mạnh hóa, ngân hàng mà từ trước đến nay vẫn là khu vực yếu nhất trong nền kinh tế nước ta. Cụ thể là cần có đội ngũ chuyên gia kinh tế tài chính giỏi và phải biết lắng nghe họ. - việc kích cầu hiện nay không nên chỉ giải quyết sự suy thoái trước mắt mà nên được định hướng vào việc tăng cung cho giai đoạn tới, phải tăng năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh khi kinh tế thế giới hồi phục và cả trong dài hạn. - Chỉ đầu tư công ở những điểm yếu thật sự trong kết cấu tầng kinh tế. Chẳng hạn: quốc lộ 1 cần được mở rroongj và nâng cấp ngay, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, mở them các con đường xương cá nối các thôn làng với quốc lộ 1. - Tín dụng ưu đãi nên ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa – là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. - Tập trung xây dựng nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp, nhất là tại các vùng phụ cận với khu công nghiệp. Đầu tư theo hướng này vừa có tác dụng an sinh xã hội, vừa tạo điều kiện cải thiện thị trường lao động, ổn định sản xuất cho giai đoạn tới. - Đầu tư cải thiện hạ tầng giáo dục, nhất là bậc tiểu học ở vùng sâu, vùng xa. Đầu tư theo hướng này có tầm quan trọng trong dài hạn. 4.3.4 Sự phối hợp hoạt động của Chính Phủ, NHTW các nước và các tổ chức khác: Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, nhiều nước phát triển rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển cũng sụt giảm mạnh. Chính phủ, NHTW các nước và các tổ chức khác đã phải hết sức khẩn trương thực hiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị trường như liên tục giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, giảm tỷ lệ DTBB, mua lại các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tung ra các gói giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo lòng tin của công chúng và thị trường. Trước hết là biện pháp của Ngân hàng Trung ương các nước: Trong vòng 15 ngày đầu: Fed phối hợp với NHTW các nước thực hiện thoả thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 620 tỷ USD cung ứng USD cho thị trường tiền tệ một số nước phát triển (EU, Nhât, Thuỵ Sỹ, Anh…). Tổng số tiền mà ngân hàng trung ương các nước như Nhật Bản, Anh, Thuỵ Sỹ, Australia… đã cung ứng khoảng 1.000 tỷ USD để tăng thanh khoản cho thị trường tiền tệ, ngăn chặn các cuộc đổ vỡ ngân hàng tiếp theo. Tính đến cuối tháng 12/2008 thì tổng cung ứng của FED là 1.200 tỷ USD ra thị trường tiền tệ với nhiều biện pháp vay khẩn cấp để đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, mở rộng danh mục giấy tờ có giá được cầm cố để vay vốn tại FED, thực hiện các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để tạo điều kiện cho các ngân hàng cho vay lẫn nhau; cho phép một số các ngân hàng đầu tư được phép huy động vốn như ngân hàng thương mại để giảm căng thẳng về vốn; thực hiện các cam kết hoán đổi tiền tệ với các NHTW các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia, Thuỵ Sỹ..để đảm bảo cung ứng USD ra thị trường tiền tệ các nước…. Diễn biến từ ngày 01/1/09 đến ngày 12/1/09, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ  (FED) đã tập trung vào việc thu hẹp chênh lệch lợi tức giữa Trái phiếu Kho bạc Mỹ và lãi từ hoạt động mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp và tiêu dùng vì động thái cắt giảm lãi suất xuống gần 0% đã không có tác dụng gì trong việc kích thích tín dụng. Fed cũng có những biện pháp mới kích thích tín dụng thông qua việc mua lại những khoản nợ và trái phiếu mà các nhà đầu tư không muốn mua. Ngày 05/01/2008, Fed đã bắt đầu mua lại những chứng khoán có tài sản đảm bảo do Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie Mae phát hành. Một trong những giải pháp đang được FED xem xét là thực hiện kế hoạch mua lại tài sản trong chương trình TARP (Chương trình hỗ trợ các tài sản xấu) trị giá 700 tỉ USD kết hợp với việc bơm thêm vốn vào các ngân hàng, đồng thời giúp các chủ sở hữu nhà đất tránh được nguy cơ bị tịch biên. Lãi suất điều hành của NHTW các nước cũng đã được điều chỉnh giảm liên tục từ khi bắt đầu khủng hoảng đến nay, cụ thể như: Ngân hàng Nhân Dân Trung quốc, Đài Loan, Hàn Quốc giảm 5 lần, Ngân hàng Trung ương Anh giảm lãi suất 4 lần, FED, Ngân hàng Trung ương Châu Âu… (xem Biểu 4: Các mức lãi suất điều hành của NHTW các nước). Biểu 4:       Các mức lãi suất điều hành của NHTW các nước (từ 9/2008 đến 12/1/2009) NHTW Tháng 9/08 Tháng 10/08 Tháng 11/08 Tháng 12/08 Tháng 1/09 Số lần thay đổi Ngày Mức Mức Ngày Ngày Mức Ngày Mức Mức Ngày Mức Mức Ngày Mức Mức thay đổi thay đổi  hiện tại thay đổi thay đổi  hiện tại thay đổi thay đổi  hiện tại thay đổi thay đổi  hiện tại thay đổi thay đổi  hiện tại FED  -  - 2.00 08/10 - 0,5% 1.50  -  - 1.00 16/12 -0,75-1% 0-0,25 3 29/10 - 0,5% 1.00 NHTW châu Âu  -  - 4.25 08/10 - 0,5% 3.75 06/11 - 0,5% 3.25 04/12 -0,75% 2.50 3 NHTW Anh  -  - 5.00 08/10 - 0,5% 4.50 06/11 - 1,5% 3.00 04/12 -1% 2.00 08/1 0.5% 1,5 4 Trung Quốc 15/9 -0,27% 7.20   9/10 - 0.27 6.93 26/11 - 1.08 5.58  22/12  -2,27% 5.31 5 29/10 - 0.27 6.66 Thái lan  - 3.75  - 3.75  -  - 3.75 03/12 -1% 2.75 1 Philippines  - 6.00  - 6.00  -  - 6.00  -  - Hàn Quốc  - 5.25 09/10 - 0,25% 5.00 07/11 - 0,25% 4.00 11/12 - 1% 3  09/1 0.5% 2,5 5 27/10 - 0,75% 4.25 Đài loan 26/9 - 0,125 3.5 09/10 - 0,25% 3.25  10/11  -0,5% 2,75  12/12  -1% 2  07/1 -0.5% 1,5 5 30/10 - 0,25% 3 Đối với Chính phủ các nước: Nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã ban hành các gói giải pháp để hỗ trợ thị trường tài chính và kích thích tăng trưởng kinh tế. Cũng trong vòng 15 ngày đầu, các giải pháp tình thế đã được tiến hành như quốc hữu hoá Công ty bảo hiểm AIG của Mỹ, Ngân hàng Fortis của Bỉ, Ngân hàng Bradford& Bingley của Anh; chuyển giao ngân hàng Washington Mutual Inc cho ngân hàng Jp Morgan Chase quản lý; cho phép Goldman Sachs, Morgan Stanley chuyển mô hình hoạt động, thành lập ngân hàng con để huy động vốn. Cơ quan chứng khoán Mỹ, Anh và một số nước phát triển đã ban hành lệnh cấm hoạt động bán chứng khoán đối với hàng trăm loại cổ phiếu… Tiếp theo cho đến 12/01/2009, Chính phủ một loạt các nước đã đưa ra các giải pháp để hỗ trợ thị trường tài chính và kích thích tăng trưởng: * Ngày 3/10, Quốc hội Mỹ thông qua điều luật giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD, trong đó 250 tỷ USD sử dụng mua cổ phiếu của các ngân hàng lớn, 450 tỷ USD tiếp theo được sử dụng trong những trường hợp cụ thể, tăng mức bảo hiểm tối đa một tài khoản tiền gửi 100.000 USD lên 250.000 USD, áp dụng giảm thuế cho dân chúng; Ngày 25/11/2008, Cục Dự trữ liên bang Mỹ công bố sẽ sử dụng khoảng 800 tỷ USD để cải thiện thị trường tín dụng cho những người mua nhà, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ; Chính phủ Mỹ cũng đã đề xuất các gói hỗ trợ cho các tập đoàn công nghiệp ô tô vốn bị ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng tài chính làm cho hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng và sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu mua ô tô, hai hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler vừa được Chính phủ nước này quyết định cấp một khoản vay trị giá 13,4 tỷ USD (lấy từ gói hỗ trợ 700 tỷ USD) để duy trì hoạt động cho tới hết tháng 3/2009. * Chính phủ các nước Châu Âu có các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD để mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng, mua cổ phần ngân hàng, cho các ngân hàng vay dài hạn để mua lại cổ phiếu của chính mình, điều chỉnh tăng tiền bảo hiểm tiền gửi; Ngày 24/11/2008, Chính phủ Anh đã công bố một gói giải pháp kích thích kinh tế trị giá 20 tỷ bảng Anh, tương đương 30 tỉ USD, để khuyến khích tiêu dùng và giảm mức độ suy thoái; trước đó, Chính phủ Anh dành 87 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng, quốc hữu hoá ngân hàng cho vay bất động sản như Bradford&Bingley trị giá 39 tỷ USD, dành 200 tỷ USD cho vay ngắn hạn các ngân hàng gặp khó khăn. Chính phủ Đức thông qua các gói giải pháp cứu các ngân hàng Đức với tổng chi phí trị giá 500 tỷ EURO; Ngày 12/1/2009, Chính phủ Đức cũng đã thống nhất đưa ra gói hỗ trợ thứ hai giá trị 50 tỷ EURO (khoảng 67 tỷ USD). Chính phủ Thuỵ Điển công bố Quỹ bình ổn tài chính trị giá 205 tỷ USD để hỗ trợ các ngân hàng; Chính phủ Trung Quốc tiến hành gói hỗ trợ 4.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 586 tỷ USD) từ năm nay cho đến 2010 thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, sân bay, đường sắt, giảm thuế, tăng giá mua lương thực và trợ cấp cho nông dân, các doanh nghiệp có vốn nhỏ… Chính phủ Ba Lan, ngày 1/12/2008, đã thông qua gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2009-2010 trị giá 24 tỷ EUR; Ấn Độ, ngày 8/12/2008, công bố gói kích thích kinh tế trị giá 4 tỷ USD từ ngày 8/12/2008; Ngày 02/1/2009, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố số tiền 2.000 tỷ Rupee (50 tỷ USD) để  cứu trợ cho các ngành chế tạo, bất động sản, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch sử dụng 14.000 tỷ Won (10,8 tỷ USD) để hỗ trợ thị trường trong năm 2009. Chính phủ Nga ngày 31/12/2008, cũng tuyên bố quyết định dành riêng 10.000 nghìn tỷ RÚP (340 tỷ USD) cho gói chống khủng hoảng tài chính, số tiền này được trích từ ngân sách liên bang, ngân hàng trung ương và các quỹ dự phòng. Chính phủ Nhật Bản, ngày 12/12/2008, đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế bổ sung trị giá 23.000 tỷ Yên (242 tỷ USD) để giải quyết khó khăn thị trường việc làm ; ngày 29/12/2008, thông qua ngân sách kỷ lục 88.500 tỷ Yên (980 tỷ USD) dành cho tài khoá năm 2009 (bắt đầu từ 4/2009). Cả Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nước này cũng đang cân nhắc cho khoảng 10.000 tỷ Yên (110 tỷ USD) để hỗ trợ các ngân hàng chống đỡ với các khoản nợ xấu và tài sản mất giá. Chính phủ các nước G7-G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính- tiền tệ. Tính đến hết năm 2008, có ít nhất 35 nước đã phải thực hiện cam kết thực hiện giải cứu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo thanh khoản và cải cách hệ thống tài chính với qui mô hỗ trợ từ 0,1%GDP (Thuỵ Sỹ) đến 34,6%GDP (Áo) thông qua Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên các nỗ lực này vẫn chưa đủ để có thể ngăn chặn được hoàn toàn những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Các tổ chức khác như IMF, ADB, OPEC, ... cũng tiến hành tham gia vào hoạt động ngăn chặn khủng hoảng, hạn chế tối đa những đổ vỡ. Sau khi một số nước đã phải đề nghị sự giúp đỡ từ IMF như Pakistan, Iceland, Ukraina và Hungary, IMF tham gia hỗ trợ cho các thành viên với số vốn khoảng 200 tỷ USD, đến nay đã có một số nước như Pakistan, Iceland, Ukraina, Hungary được IMF hỗ trợ. Cụ thể : Hungary đã được nhận 15,7 tỷ USD; Ukraina: 16,4 tỷ USD; Pakistan 7,6 tỷ USD; Latvia: 2,35 tỷ USD;  Belarus: 2,46 tỷ USD, Ice land: 2,1 tỷ USD. Ngày 12/1, IMF tuyên bố cần tới khoản hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD để hỗ trợ các nước nghèo và các thị trường mới nổi thoát khỏi khủng hoảng. Theo nhận định của tổ chức này mới đưa ra thì số tiền cần thiết để hồi sinh kinh tế thế giới phải là 4.000 tỷ USD, tương đương 7% GDP toàn cầu và lớn gấp 7 lần con số hiện tại; ADB kêu gọi các nhà chính sách Châu Á hành động để ngăn chặn việc thắt chặt hơn nữa các thị trường tín dụng, đảm bảo thanh khoản trong và ngoài nước. Các nền kinh tế các nước Đông Á- Trung quốc và ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy thương mại chống khủng hoảng. Do tình hình kinh tế thế giới suy giảm mạnh, giá dầu lửa tiếp tục có xu hướng giảm mạnh từ mức 101USD/thùng ngày 12/9 xuống mức thấp nhất khoảng 30,28 USD/thùng vào ngày 23/12/2008, mặc dù các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC đã tuyên bố cắt giảm sản lượng khai thác 2,46 triệu thùng/ngày áp dụng từ 1/2009. Hiện nay (12/1/2009) ở mức 40,01 USD/thùng. 4.3.5Giải pháp 3 hành động của các nhà kinh tế học hàn lâm Giải pháp của các nhà kinh tế học hàn lâm là ba hành động sau: - Để cho thị trường tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới (Các quỹ đầu cơ và các quỹ đầu tư cá nhân tự tìm kiếm các cơ hội đầu tư vốn mới mà họ thấy là hấp dẫn); - Chính phủ nên có cổ phần trong các ngân hàng làm ăn thua lỗ và các tổ chức tài chính khác để có thể trực tiếp bơm vốn cho các tổ chức này và thu lợi khi họ phục hồi hoạt động kinh doanh (cũng giống như việc ngài Warren Buffet đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs, với quyền lợi là được đầu tư thêm 5 tỷ USD nữa với các điều khoản có lợi) hoặc - Buộc các nhà băng phải tăng vốn, bằng bất cứ giá nào (còn làm thế nào, Mankiw gợi ý có thể sử dụng hai cách: hoặc đề nghị theo kiểu thân thiện, hoặc cho luôn một nhân vật Mafia qua nói chuyện phải quấy với ban lãnh đạo các nhà băng!) 5. NHỮNG DỰ BÁO CHO TÌNH HÌNH CỦA KINH TẾ TOÀN CẦU 5.1 Dự báo về tăng trưởng kinh tế : Trước tình hình trên các tổ chức quốc tế như IMF, WB, OECD, Reuters… đã đưa ra một loạt các dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới, theo các dự báo này thì tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước trên thế giới năm 2008 giảm so với năm 2007, và tiếp tục giảm trong năm 2009.  Dự báo của IMF: Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm trong thời gian tới. Lòng tin kinh doanh và người tiêu dùng đều giảm mạnh. Kinh tế các nước phát triển tiếp tục giảm mạnh trong năm tới. Kinh tế các nước mới nổi cũng giảm nhưng vẫn đạt được 5% trong năm 2009. Kinh tế Mỹ và khu vực EURO giảm chủ yếu do giá tài sản tài chính giảm và thắt chặt các điều kiện cho vay. Kinh tế Nhật giảm chủ yếu là do giảm xuất khẩu ròng. Kinh tế Khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng ít hơn do được lợi từ việc giá hàng hoá giảm, đồng thời họ cũng đã bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng. Những dự báo này là dựa trên chính sách hiện tại vì vậy trong thời gian tới có các biện pháp ứng phó trên toàn cầu để nhằm hộ trợ và thúc đẩy thị trường tài chính thì có thể tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như các nước không giảm mạnh như mức dự báo. Tuy nhiên vẫn phải có thời gian để những nỗ lực này phát huy tác dụng, và IMF cũng dự đoán là kinh tế có thể chuyển sang giai đoạn phục hồi vào cuối năm 2009 (xem Biểu 5). BIỂU 5:                                  DỰ BÁO CỦA IMF Dự báo ngày 3/10/2008 Dự báo ngày 6/11/2008 2008 2009 2008 2009 Kinh tế thế giới 3.9 3 3.7 2.2 1. Các nước phát triển 1.5 0.5 1.4 -0.3 Mỹ 1.6 0.1 1.4 -0.7 Khu vực đồng EURO 1.3 0.2 1.2 -0.5 Đức 1.8 1.7 -0.8 Pháp 0.8 0.2 0.8 -0.5 Italia -0.1 -0.2 -0.2 -0.6 Tây Ban Nha 1.4 -0.2 1.4 -0.7 Nhật Bản 0.7 0.5 0.5 -0.2 Vương quốc Anh 1 -0.1 0.8 -1.3 Canada 0.7 1.2 0.6 0.3 2. Các nước phát triển khác  3.1 2.5 2.9 1.5 3. Các nước công nghiệp châu Á 4 3.2 3.9 2.1 4. Các nước mới nổi và đang phát triển 6.9 6.1 6.6 5.1 Các nước Châu phi 5.9 6.0 5.2 4.7 Trung và Đông Âu 4.5 3.4 4.2 2.5 Nga 7 5.5 6.8 3.5 Trung Quốc 9.7 9.3 9.7 8.5 Ấn Độ 7.9 6.9 7.8 6.3 5. ASEAN-5 5.5 4.9 5.4 4.2 Giá cả hàng hoá Các nước phát triển 3.6 2 3.6 1.4 Các nước mới nổi và đang phát triển 9.4 7.8 9.2 7.1 Dự báo của Worldbank (WB): WB gần đây cũng dự báo kinh tế thế giới giảm, thậm chí mức tăng trưởng còn thấp hơn dự báo của IMF. Dự báo kinh tế thế giới và tất cả các nước đều có mức giảm hơn so với năm 2008 và mức giảm này vẫn tiếp tục trong năm 2009 (xem Biểu 6). BIỂU 6:                                              DỰ BÁO CỦA WB Dự báo trước đó Dự báo ngày  9/12/2008 2008 2009 2008 2009 1. Kinh tế thế giới 1 2,5 0,9 Các nước có thu nhập cao 1,3 -0,1 OECD 1,2 -0,3 KV EURO 1,1 -0,6 Nhật 0,5 -0,1 Mỹ 1,4 -0,5 Các nước mới nổi và đang phát triển  4,6 6,3 4,5 Nga 6 6 3 Trung Quốc 9,4 7,5 Ấn Độ 6,3 5,8 East Asia and the Pacific 8,5 6,7 Europe and Central Asia 5,3 2,7 Latin America and the Caribbean 4,4 2,1 2. Thương mại toàn cầu 6,2 -2,1 Dự báo của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Citi Group, Reuters cũng giảm cùng xu hướng với 2 dự báo trên:   BIỂU 7: DỰ BÁO CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (OECD) 2008 2009 2010 Thế giới 1,8 1,7 OECD 1,4 - 0,4 1,5 Mỹ 1,4 -0,9 1,6 Nhật Bản 0,5 -0,1 0,6 Eurozone 1 -0,6 1,2 Đức 1,4 -0,8 1,2 Anh 0,8 -1,1 0,9 Pháp 0,9 -0,4 1,5 Italia -0,4 -1,0 0,8 Tây Ban Nha 1,3 -0,9 0,8 Hà Lan 2,2 -0,2 0,8 Thụy Điển 0,8 0 2,2 Thụy Sỹ 1,9 -0,2 1,6 CH Séc 4,4 +2,2 4,4 Hungary 1,4 -0,5 1 Thổ Nhĩ Kỳ 3,3 +1,3 4,2 Canada 0,5 -0,5 2,1 Australia 2,5 +1,7 2,7 Hàn Quốc 4,2 +2,7 4,2 Mexico 1,9 +0,4 1,8 BIỂU 8:                              DỰ BÁO CỦA CITI GROUP 2008 2009 2010 Trung Quốc 9.50 8.10 8.50 Ấn độ 7.10 6.60 6.60 Indonesia 6.00 4.70 5.00 Nhật bản 0.20 -1.20 1.10 Hàn Quốc 4.20 2.80 3.80 Malaysia 5.30 3.30 4.90 Philippines 4.20 3.60 4.60 Nga 7.10 4.50 5.90 Singapore 2.50 1.20 3.80 Đài Loan 3.70 2.50 3.00 Thailand 4.50 3.20 3.10 Nga 1.30 -1.50 1.70 Thế giới 2.60 0.50 2.60 KV EURO 1.00 -1.40 0.50 5.2 Dự báo về thời điểm phục hồi kinh tế thế giới: Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi trước năm 2010: - Tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 16 tại Lima (Peru), ngày 23-11, lãnh đạo các nước thành viên cho rằng trong giữa năm 2010 thế giới sẽ vượt qua được “cơn bão” tài chính đang đe dọa nhấn chìm thế giới vào suy thoái kinh tế hiện nay - Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết sẽ có bản phúc trình của IMF vào đầu năm 2009, theo ông toàn bộ kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn và sẽ không có dấu hiệu phục hồi trước đầu năm 2010. Những cảnh báo kể trên của IMF là có cơ sở trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang lún sâu vào suy thoái, bất chấp hàng nghìn tỷ USD đã được sử dụng để chống khủng hoảng tài chính và kích cầu kinh tế. - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) + Tại châu Á - khu vực kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay, năm 2009 sẽ đầy thách thức. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế đang trỗi dậy tại Đông Á sẽ giảm xuống 5,7%, so với mức ước đạt 6,9% năm 2008. + Kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau khi suy thoái kinh tế đẩy hàng loạt nhà sản xuất vào cảnh phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 6,7% trong tháng 11, tình trạng giảm phát đang hiện hữu. Bộ Lao động Mỹ ngày 16/12 cho biết chỉ số giá tiêu dùng đã giảm 1,7% trong tháng 11 vừa qua và là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/1947. Một số nhà kinh tế lo ngại, vì chỉ số này giảm 2 tháng liên tiếp và chứng tỏ xu hướng thiểu phát của nền kinh tế. + Kinh tế khu vực đồng Euro và Anh cũng đang ngày một lún sâu hơn vào suy thoái. Tính đến tháng 12/2008, toàn bộ 15 nước thành viên khối khu vực đồng Euro thông báo nền kinh tế của những nước này trong quý 3 đều trong tình trạng xấu nhất từ trước đến nay. Đến nay, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại khu vực đồng Euro đã tăng trưởng âm trong 7 tháng liên tục. GDP của khu vực này dự đoán sẽ tăng trưởng âm 0,6% trong quý 4/2008. Nền kinh tế khu vực xấu đi đã gây sức ép buộc Ngân hàng trung ương châu Âu phải xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm mức lãi suất, trong khi mức lãi suất hiện đã giảm xuống còn 2,5%. -Trước nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái, WB cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự như IMF và ADB. Trong những mối đe dọa lớn nhất dự kiến có thể xảy ra trong năm tới, có cả việc các hệ thống tín dụng không hiệu quả, nạn thất nghiệp gia tăng ở tất cả các nước và tình trạng khó khăn ngày càng nghiêm trọng hơn đối với các nước nghèo nhất thế giới. 6. HẬU QUẢ NẶNG NỀ TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm từ những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao (gói Z). Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa nợ dưới chuẩn là người chịu hậu quả nặng nề. Dự báo số tổn thất do giảm giá trị trái phiếu cho toàn thị trường lên tới khoảng 220 tỷ – 450 tỷ USD. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch và Bear Stearns. 7. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG "...Sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt những tập đoàn như Washington Mutual, Wachovia, Lehman Brothers, AIG, Bear Stearns, Merrill Lynch hay rất nhiều các tổ chức khác đều sớm bắt nguồn từ các chiến lược đầy nghi ngờ...". Mỗi lần nền kinh tế trải qua những cơn khủng hoảng, thì đó chính là những bài học cho các công ty còn trụ vững lại. Thế nhưng, nếu không biết rút kinh nghiệm, rất có thể họ vẫn đi vào vết xe đổ của các công ty đi trước. Mỗi lần nền kinh tế trải qua những cơn khủng hoảng, thì đây chính là cơ hội cho các nhà lãnh đạo kiệt xuất được tôi luyện qua thử thách, đã gợi ra nhiều bài học cần suy ngẫm. Tuy nhiên, chỉ có thể học hỏi được được điều gì đó khi chúng ta thực sự thấu hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng – đó không phải là hệ quả của những sai lầm trước đây hay do bất kỳ vận mệnh đen đủi nào. Vậy đâu mới là nguyên nhân? Dưới đây là sáu bài học mà nếu biết tiếp thu từ cách đây một thập kỷ, thì có lẽ chúng ta không phải trải qua tình thế như hiện nay. a) Không nên để các nhà giao dịch tự do biến mọi khoản tiền thành các khoản trả trước. Liệu có phải chính người cho vay thâu tóm các tài sản thế chấp, giám đốc ngân hàng tung ra các trái phiếu, hay người bán hàng có quyền chấm dứt các bản hợp đồng trước khi kết thúc quý cuối năm? Thực ra, chính các nhà giao dịch mới là người phải chịu trách nhiệm với sự sống còn của những quyết định này cho tới tận nhiều năm sau. Những cá nhân đảm nhiệm vai trò tạo ra các thương vụ nên gắn chặt các khoản phúc lợi bồi thường với tình hình hoạt động lâu dài của những thương vụ đó. Công ty viễn thông Green Tree Financial đã cảnh báo về việc mọi chuyện sẽ nguy hiểm như thế nào nếu tách rời các khoản phí trả trước khỏi trách nhiệm lâu dài. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Green Tree có cung cấp loại hình dịch vụ thế chấp các căn nhà di động (mobile homes), và các hợp đồng thế chấp thường kéo dài khoảng 30 năm. Trong khi đó, những tài sản (nhà di động) được mang ra đảm bảo thường chỉ có vòng đời sử dụng khoảng từ 10 tới 15 năm. Tuy nhiên, phần lớn thu nhập của Green Tree – từ Tổng Giám đốc Điều hành cho tới các nhân viên cấp dưới – đều gắn với tốc độ tăng trưởng của số lượng các tài sản thế chấp. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng các khoản nợ xấu gia tăng với tốc độ chưa từng thấy tại công ty. Khi các vấn đề bắt đầu phát sinh, Green Tree thực sự phải dàn xếp để bán lại cho Tập đoàn Bảo hiểm Conseco với giá gần 6 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, Conseco tuyên bố xóa bỏ tất cả các khoản lợi nhuận mà Green Tree từng lưu giữ và hãng này cũng rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài dẫn đến phải đệ đơn xin phá sản (2002). Bỏ qua những bài học của Green Tree, những người cho vay dưới chuẩn (subprime lenders)[1] cũng hoàn toàn bị mê hoặc và chạy theo những khoản phí trả trước, tạo ra một con số đáng kinh ngạc về các khoản nợ xấu, mà sau đó đều được chuyển thành chứng khoán và được mang ra giao dịch. b) Các rủi ro có thể có mối tương quan ngầm mà đôi khi bạn không nghĩ tới. Nói một cách khác, dù chỉ là một vấn đề đơn lẻ phát sinh, nhưng khi chúng thực sự trầm trọng, thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Quỹ phòng chống rủi ro cho rằng bản thân họ đã thực hiện đa dạng hóa rủi ro ngay từ những năm 90. Nhưng sau đó, chính quỹ này phải chứng kiến sự xuống dốc đồng loạt của toàn bộ danh mục đầu tư và cuối cùng cũng đi tới kết cục bị sụp đổ vào năm 1998. Có lẽ bài học này đã bị lãng quên, nên một kết cục tương tự vừa xảy ra với Tập đoàn tài chính Merrill Lynch hay Ngân hàng WaMu (Washington Mutual Inc), họ đã xây dựng hàng loạt danh mục đầu tư khổng lồ các chứng khoán phát hành dựa trên những khoản vay cầm cố địa ốc. Những danh mục này chủ yếu dựa trên các số liệu quá khứ cho thấy thị trường địa ốc đã bị khu biệt – hay nói một cách dễ hiểu là thị trường ở Denver độc lập với Sacramento, và ở Sacramento lại độc lập với Pittsburgh. Dù vậy, trên thực tế, cuộc khủng hoảng tín dụng (credit crunch) đã đánh bại hoàn toàn tất cả mọi thị trường và tất cả các thể loại người cho vay, không trừ một ai. c) Khi xảy ra khủng hoảng, tính thanh khoản có thể biến mất ngay trong chốc lát. Quỹ phòng chống rủi ro từng cho rằng, khi các vấn đề nảy sinh, họ hoàn toàn có thể tháo gỡ từng vấn đề một cách ổn thỏa. Nhưng trên thực tế lúc đó đã không còn sự hiện diện của bất kỳ một khách hàng nào nữa - mọi người mua đều đã ra đi. Điều tương tự cũng xảy ra với Merrill Lynch, WaMu và một số tập đoàn khác. Tâm lý hoang mang, sợ hãi lan nhanh trong thị trường tới nỗi không một ai muốn bỏ tiền ra mua lại các khoản nợ của họ - dù ở bất kỳ mức giá nào. Trong khi đó, lúc Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) quyết định thực hiện thương vụ mua lại Merrill Lynch với mức giá hời – 50 tỷ USD, cũng chính là lúc họ thu về được một khoản nợ xấu lên tới 64 tỷ USD, mà theo tính toán thì cuối cùng nó sẽ vượt quá cả chi phí thực của vụ mua bán. d) Sẽ là rủi ro khôn lường khi tiến hành mua lại công việc kinh doanh trong khi bạn không hiểu về nó đến chân tơ kẽ tóc. Conseco là một minh chứng cho bài học này. Tập đoàn này có một danh sách dài các công ty được sáp nhập và mua lại, tuy nhiên toàn bộ các công ty đó đều trong tình trạng phải bảo hiểm. Conseco lại không hề có chút kinh nghiệm gì về lĩnh vực thế chấp tài sản. Chính vì thế, họ gần như mất phương hướng, không có manh mối gì để giải quyết các vấn đề liên quan tới mô hình kinh doanh của Green Tree, đến nỗi họ ra sức đẩy mạnh việc kinh doanh thế chấp ngay vào thời điểm đang xuống dốc và hệ quả tất yếu là sự sụp đổ. AIG (American International Group – Tập đoàn Bảo hiểm lớn nhất tại Hoa Kỳ) cũng đi phải vết xe đổ của Conseco khi tập đoàn này bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm khả năng vỡ nợ tín dụng (credit-default insurance) cho các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (mortgage-backed securities)[4], trong khi họ gần như không hiểu biết gì về nó. Merrill Lynch lặp lại sai lầm tương tự khi quyết định bắt chước Goldman Sachs (Công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư toàn cầu) và rót vốn vào các khoản đầu tư mà bản thân chúng đều là các khoản nợ khó đòi. Và Ngân hàng Hoa Kỳ có thể cũng không tránh khỏi sai lầm này khi đồng ý mua lại Merrill Lynch, mà toàn bộ hoạt động môi giới chứng khoán (retail brokerage operation), ngân hàng đầu tư và danh mục đầu tư của Merrill Lynch đều vượt quá chuyên môn của Ngân hàng Hoa Kỳ. Một đồng nghiệp của chúng tôi đã từng nói: Ai đó có thể thông minh, sáng suốt hơn bạn. Nhưng đừng cho rằng họ cũng sẽ hiểu hơn bạn về những rủi ro mà bạn đang phải gánh chịu! e) Bất cứ khi nào ai đó nói với bạn rằng họ đã giải quyết êm xuôi để loại bỏ mọi rủi ro, hãy cẩn trọng. Quỹ phòng chống rủi ro từng tuyên bố danh mục đầu tư của họ hoàn toàn “miễn dịch” với rủi ro. AIG và các tập đoàn khác cũng nói tương tự về chứng khoán mà họ phát hành trên các tài sản thế chấp dưới chuẩn. Chúng ta cũng chẳng nghi ngờ gì về việc nếu các công ty khác sẽ tiếp tục nói ra cùng một điều như vậy khi họ tranh luận đưa ra các phương thức tận dụng sai lầm của người ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của cuộc khủng hoảng hiện tại. f) Có lẽ bài học lớn nhất chính là: Những chiến lược tồi có thể không chừa bất kỳ một công ty lớn hay bất kỳ một con người khôn khéo, sắc sảo nào. Thậm chí, chúng không chừa cả những công ty đang tiến hành các nghiên cứu tưởng chừng vô cùng kỹ lưỡng và tuân thủ đúng những mục đích, dự định tốt nhất. Ghi nhớ kỹ bài học trên đây, cùng với sự khiêm nhường nhất định, sẽ giúp cho những công ty và những nhà quản lý tài ba nhất có thể dần dần làm cho quá trình hoạt động và cơ cấu văn hóa thấm nhuần ý nghĩa của bài học đáng giá này. Thế hệ kế tiếp những nhà lãnh đạo kiệt xuất sẽ là những người có thể thẩm thấu được hết ý nghĩa cũng như giá trị của các bài học này. Bất kỳ ai không làm được điều đó sẽ không tránh khỏi vết xe đổ của những tấm gương đi trước, và lặp lại đúng những sai lầm của họ. 8. KẾT LUẬN CHUNG: Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn và từ lòng tham của thị trường. Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính thông minh song đã bị lợi dụng vào việc xấu gây nên hậu quả khôn lường. Các nhà đầu tư cần thấu hiểu các rủi ro trước khi mua các sản phẩm tài chính phức tạp nhằm tránh những tổn thất nặng nề. Đây là những bài học không thừa cho bất cứ quốc gia nào trong quá trình hội nhập và phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới.doc
Luận văn liên quan