Tiểu luận Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thụy Khuê

Nhìn chung ta thấy : khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty gặp khó khăn .Tỷ suất khả năng thanh toán của công ty theo 3 chỉ tiêu trên đều <1. Nguyên nhân chính là do nợ ngắn hạn quá lớn (Trong quý III ,nợ ngắn hạn phải trả cho người bán chiếm 39%). Xét trên khía cạnh nào đó công ty có quan hệ tương đối tốt với các bạn hàng và chiếm dụng khối lượng lớn vốn của các nhà cung cấp .Từ đó có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp .

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy thụy khuê Lời nói đầu Trong công cuộc đổi mới, với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngành Dầy da nói chung và Công ty giầy Thụy Khuê nói riêng đã và đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ mà đảng và nhà nước giao cho. Công ty giầy Thụy Khuê chuyên sản xuất các loại dầy dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy mới thành lập được hơn 13 năm song Công ty đã đóng góp một phần đáng kể trên bước đường phát triển kinh tế nước nhà. Qua khảo sát em thấy đây là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm, đồng thời được sự đồng ý của Ban giám đốc Công ty em đã chọn Công ty giầy Thụy Khuê làm địa điểm thực tập. 1. đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy thụy khuê 1.1. lịch sử hình thành phát triển. Công ty giầy Thụy Khuê , với tên giao dịch quốc tế là ThuyKhue Shoes Company ( JTK) , là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội - Công ty đuợc thành lập từ năm 1989 có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm giầy dép phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nếu tính theo thời gian thì đây là doanh nghiệp mới thành lập,song trong suốt 13 năm hình thành và phát triển sự đóng góp của công ty cho nền công nghiệp thành phố Hà Nội nói chung và trong nền kinh tế nói riêng là không nhỏ.Quá trình hình thành và phát triển của công ty trong những năm qua được đánh dấu theo mức thời gian như sau: Tiền thân của công ty là xí nghiệp Quân khu X30 ra đời tháng 1/1957 chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội. Sau đó từ xí nghiệp của Tổng cục Hậu cần Quân đội chuyển thành xí nghiệp giầy vải Hà Nội thuộc cục công nghiệp Hà Nội nay là Sở công nghiệp Hà Nội. Năm 1978 ,xí nghiệp được sáp nhập với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và mang tên xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. Thành phố Hà Nội ra quyết định 93/QĐ-UB cho phép tách ra và thành lập lại được mang tên là xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê. Cho tới tháng 8/1993,UBND Thành phố ra Quyết định số 2558/ QĐ-UB đổi tên xí nghiệp thành công ty giầy Thụy Khuê. Khi mới tách ra công ty chỉ có 458 cán bộ , hai phân xưởng sản xuất, một dãy nhà xưởng hầu hết là nhà cấp bốn cũ nát,thiết bị máy móc lạc hậu và thiếu đồng bộ, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công , sản lượng của công ty mỗi năm đạt rất thấp, chỉ khoảng400.000 sản phẩm mà phần lớn chất lượng sản phẩm không cao. Đứng trước tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, năm 1994 ,theo quy hoạch của thành phố, Công ty đã chuyển địa điểm sản xuất về khu A2 xã Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội. Được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, để khắc phục những khó khăn trong sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất với mục tiêu chính là sản xuất các loại giầy dép chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu. Cơ sở mới của Công ty gồm 3 xí nghiệp sản xuất, khối phòng ban, đơn vị phụ trợ, kho tàng nhà ăn trên khu đất hơn 40.000 m2. Công ty đã tiến hành nhập dây chuyền sản xuất của Đài Loan với công suất mỗi năm từ 2 đến 3 triệu đôi giầy dép các loại. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty giầy Thụy Khuê Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòn g cơ năng Phòn g kỹ thuậ Phòn g ĐB CL Phòn g kế toán Phòn g KD XNK Phòn g hành Phòn g tổ chức Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ chức năng II. Tổ chức sản xuất Hiện nay Công ty giầy Thụy Khuê có 2 địa điểm: Nơi giao dịch và trưng bày sản phẩm ở 152 Thụy Khuê - Hà Nội. Bộ máy hành chính và các xí nghiệp thành viên sản xuất đặt tại khu A2 xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 1/4/1998, Công ty được công nhận có 3 xí nghiệp thành viên trực thuộc :xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1,2,3 và một trung tâm thương mại chuyển giao công nghệ. Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 1 và xí nghiệp 3 là hai xí nghiệp sản xuất giầy xuất khẩu các loại liên doanh Đài Loan. Xí nghiệp giầy xuất khẩu số 2 là xí nghiệp do Công ty trực tiếp hạch toán chi phí sản xuất từ khâu nhập nguyên vật liệu cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu của mỗi xí nghiệp thành viên bao gồm : Phân xưởng may, phân xưởng gò, phân xưởng cán cao su. Trong 2 xí nghiệp thành viên liên doanh với Đài Loan thì có thêm bộ phận đúc đế giầy. Xí nghiệp số 2 thì mua ngoài để sử dụng. Ngoài ra để Xí nghiệp Số I Xí nghiệp Số II Xí nghiệp Số III TTTM CGCN đảm bảo sản xuất Công ty có thêm một số bộ phận phụ trợ như bộ phận cơ điện,bộ phận tạp vụ văn phòng... III. Tổ chức kế toán của công ty. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp , bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập hợp, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng tài vụ chịu sự chỉ đạo chung của Tổng giám đốc. Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung ở Công ty , mọi công tác kế toán tài chính như khâu tổng hợp số liệu , ghi chép ,tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác kế toán đều tập trung ở phòng tài vụ. Các xí nghiệp thành viên hiện nay không tổ chức hạch toán độc lập mà chỉ có các nhân viên kinh tế theo dõi ghi chép, hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương , nguyên vật liệu, công cụ xuất dùng và thành phẩm xuất ở xưởng , sau đó định kỳ chuyển chứng từ tài liệu về phòng tài vụ. Các nhân viên kinh tế chịu sự quản lý của Giám đốc, phòng kế toán tài chính chỉ kiểm tra hướng dẫn họ về chuyên môn nghiệp vụ. Hình thức tổ chức này đảm bảo tính thống nhất trong toàn công ty về số liệu, gắn quyền lợi với trách nhiệm của các nhân viên kinh tế phân xưởng. Phòng tài vụ vừa có thể thực hiện chức năng theo dõi , ghi chép , vừa có thể kiểm tra giám đốc mọi hoạt động của công ty. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) . - Một kế toán trưởng : kiêm kế toán tổng hợp , điều hành mọi công việc chung trong phòng . - Hai phó phòng kế toán : làm công tác kế toán thành phần , bán hàng thu nhập , xác định kết quả kinh doanh . Kế toán vốn bằng tiền và công nợ phải thu - Bộ phận kế toán nguyên vật liệu . - Bộ phận thủ quỹ . - Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . - Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản tinh theo lương . - Bọ phận kế toán TSCĐ. - Bộ phận kế toán công nợ phải trả . - Bộ phận kế toán ngân hàng. Ngoài ra , tại mỗi xí nghiệp thành viên còn có nhân viên kinh tế chuyên thanh toán tiền lương , bảo hiểm xã hội cho công nhân , tổng hợp số liệu về vật liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm IV. Hình thức kế toán ở công ty giầy Thụy Khuê Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính hiện nay, cônh ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký - chứng từ với hệ thống các sổ kế toán chi tiết , tổng hợp, báo cáo kế toán thống nhất. Hệ thống sổ kế toán trong công ty gồm có: + Nhật ký chứng từ số 1 ghi có TK111 và Bảng kê số 1 ghi nợ TK 111 + Nhật ký chứng từ số 2 ghi có TK 112 và Bảng kê số 2 ghi nợ TK 112 + Nhật ký chứng từ số 4 ghi có TK 311,315,341,342. + Nhật ký chứng từ số 5 ghi nợ ,có TK 331 + Nhật ký chứng từ số 7 ghi có TK 142, 152, 153,154,241,334,335,338,621,627. +Nhật ký chứng từ số 8 ghi có TK 155,131,511,521,531,532,632,642, 721,821,911. +Nhật ký chứng từ số 9 ghi có TK 211 +Nhật ký chứng tứ số 10 ghi có các TK còn lại. +Bảng kê số 4 : tập hợp chi phí sản xuất các phân xưởng . +Bảng kê số 5 : tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra còn có bảng phân bổ tiền lương , bảng phân bổ nguyên vật liệu , doanh thu ,tài sản cố định, chi phí , giá thành , các sổ chi tiết theo dõi cho các khoản thanh toán lớn và bản các tài khoản doanh thu , tài sản cố định. Bên cạnh hình thức nhật ký-chứng từ, trong điều kiện tin học đang phát triển Công ty đã đua vào áp dụng chương trình kế toán máy Standard để đảm bảo kiểm tra ,đối chiếu cũng như in ấn các báo cáo một cách phù hợp , nhanh chóng và hiệu quả . Chương trình này cũng phù hợp với hình thức nhật ký - chứng từ. Việc ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ kế toán cũng như tiết kiệm được chi phí về thời gian, tạo điều kiện chuyên môn hoá và khả năng làm việc độc lập cao hơn. Đây là hướng đi đúng của Công ty phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước. phần b: Tình hình thực hiện công tác tài chính I. Khảo sát tình hình tài chính của doanh nghiệp Dựa trên cơ sở số liệu của báo kết quả kinh doanh từ 1/7/2001 đến 30/9/2001 ta có bảng phân tích như sau CL(§ ) TL(%) 1 2 3 4=3-2 5=4/2*100 Tæng daonh thu 5585887438 4398357659 -1187529779 -21.2595 C¸c kho¶n gi¶m trõ 6685882 6685882 1.Doanh thu thuÇn 5585887438 4391671777 -1194215661 -21.3792 2.Gi¸ vèn hµng b¸n 3921925467 2852505918 -1069419549 -27.2677 3.Lî i nhuËn gép 1663961971 1539165859 -124796112 -7.49994 4.Chi phÝ b¸n hµng 484073618 371195016 -112878602 -23.3185 5.Chi phÝ quan lý DN 942080292 1033044701 90964409 9.655696 6.Lî i tøc thuÇn H§KD 237808061 134926142 -102881919 -43.2626 7.Thu nhËp H§ tµi chÝnh 14938137 56947953 42009816 281.2253 8.Chi phÝ H§ tµi chÝnh 209110174 229571196 20461022 9.784805 9.Lî i nhuËn H§ tµi chÝnh -194172037 -172623243 21548794 -11.0978 10.Thu nhËp bÊt th- êng 114571429 114571429 11.Chi phÝ bÊt th- êng 13365567 13365567 12.Lî i nhuËn bÊt th- êng 101205862 101205862 13.Tæng lî i nhuËn tr- í c thuÕ 43636024 63508761 19872737 45.54204 14.ThuÕ thu nhËp DN ph¶i nép 13963527 20322803 6359276 45.54205 15.Lî i nhuËn sau thuÕ 29672497 43185958 13513461 45.54204 ChØ tiªu Quý II Quý III SO s¸ nh Dựa vào bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy : -Tổng doanh thu của công ty quý III giảm đáng kể so với quý II:1187529779 đ .Hơn nữa, trong quý III, có một khoản giảm trừ doanh thu (do hàng bán bị trả lại) trị giá 6685882đ. Đây là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu của công ty nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty nói chung. Trên thực tế, doanh thu từ hàng xuất khẩu giảm từ 4215155084đ (quý II) còn 2911408262đ(quý III). -Tình hình chi phí: Chi phí bán hàng giảm 112878602 đ , phần lớn là do tình hình hàng xuất khẩu giảm mạnh.Chi phí quản lý tăng 90964409đ . -Hoạt động tài chính đã được cải thiện , tuy vẫn chưa đạt hiệu quả cao: lợi nhuận HĐ tài chính quý III vẫn ở mức -172623243đ. Công ty cần chú trọng hơn tới hoạt động này. Hoạt động bất thường quýIII đạt hiệu quả tương đối cao, đem lại khoản lợi nhuận 101205862đ. Chứng tỏ rằng công ty đã tận dụng có hiệu quả thế mạnh trong hoạt động này. -Tình hình lợi nhuận:tổng lợi nhuận trước thuế tăng19872737đ tương ứng với tỷ lệ 45,5%. Mức tăng này phần lớn là do sự tăng lên của lợi nhuận bất thường. Lợi nhuận sau thuế tăng13513461đ. Công ty cần đi sâu phân tích những nguyên nhân phát sinh những khoản mục trên , đặc biệt là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh , kém hiệu quả trong hoạt động tài chính. Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục thích hợp. II.Tình hình vốn và nguồn vốn Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (năm 2001) TiÒn(§ ) TT(%) TiÒn(®) TT(%) ChlÖch Tû lÖ(%) TT(%) 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6/2*100 8=5-3 1.Nî ph¶i tr¶ 54674274169 84 63212126816 86 8537852647 15.6 2 2.Nguån vèn chñ së h÷u 10154218406 16 10334546576 14 180328170 1.7 -2 3.Tæng nguån vèn kd 64828492575 100 73546667392 100 8718174817 13.4 0 ChØ tiªu Sè quý II Sè quý III So s¸ nh Qua bảng phân tích trên ta thấy , tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp quý III so với quý II tăng đáng kể . Cụ thể tăng 8 718 174 817 tưong đương với tỷ lệ 13.4%. Tình hình huy động vốn tự có của doanh nghiệp chưa tốt . Nguồn công nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên cả về số tiền , tỷ lệ và tỷ trọng .Nguồn vốn chủ sở hữu thấp ,tuy số tiền và tỷ lệ tăng nhưng tỷ trọng giảm . Tình hình đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Cụ thể: Quý II nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 16% tổng nguồn vốn kinh doanh , quý III khả năng tự chủ tài chính đã giảm so với quý II chiếm 14% do đó khiến tỷ trọng giảm 2%. Trong khi đó nợ phải trả tăng 15.6% với tỷ trọng tăng 2%. III.Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính doanh nghiệp : *Công tác kiểm tra tài chính nội bộ : Hàng quý doanh nghiệp phải kiểm kê tồn quỹ đối chiếu với sổ sách , cần có sự chứng kiế của kế toán trưởng , nhân viên thanh toán , thủ quỹ... Các số liệu giữa các sổ liên quan phải thống nhất với nhau . *Công tác kiểm toán : Công ty được kiểm toán bởi các nhân viên kiểm toán nhà nước theo các nguyên tác do nhà nước quy định . Công ty có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ số liệu cho cơ quan kiêm toán nhà nước trong quá trình kiểm toán . *Công tác kiểm tra thuế được tiến hành bởi các thanh tra thuế của cục thuế Hà Nội . phần c Tình hình thực hiện hạch toáncác nghiệp vụ kế toán I. Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền Nguyên vật liệu chủ yếu của cônh ty là vải bạt, vải phin, xô, đế cao su, kếp, mút xốp, hoá chất... Khi mua nguyên vật liệu kế toán tiến hành hạch toán nhập kho nguyên vật liệu qua tài khoản 152 mở chi tiết cho từng loại nguên vật liệu . TK 1521 : "Nguyên vật liệu chính " TK 1522 : "Nguyên vật liệu phụ" TK 1523 :"Hoá chất " TK 1524 :"Nhiên liệu" Mua nguyên vật liệu trong nước : Nợ 152(chi tiết ) - Nguyên vật liệu nhập kho Nợ 133 VAT đầu vào Có 331 Phải trả người cung cấp Trong trường hợp kế toán vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán: Nợ 331(chi tiết) Có 311 Nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu : Nợ 152(chi tiết ) Trị giá NVL theo tỷ giá thực tế (của ngày nợ ) Có 331 Thuế nhập khẩu phải nộp : Nợ 152 Có 333(3) Khi tính thuế VAT của hàng nhập khẩu Nợ 133 Có 33312 Khi chuyển tiền nộp thuế nhập khẩu , thuế VAT của NVL nhập khẩu : Nợ 333(3) Nợ 33312 Có 111,112,331 Khi thanh toán tiền vay ngắn hạn nân hàng : Nếu tỷ giá thực tế của ngày thanh toán lớn hơn tỷ giá thực tế của ngày nhận nợ : Nợ 413 Chênh lệch Nợ 311 Thanh toán tiền vay ngân hàng theo TGTT ngày nợ Có 111 Số tiền trả vay ngắn hạn theo TG ngày thanh toán Nếu tỷ giá thực tế ngày thanh toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế ngày nhận nợ Nợ 311 Có 111 Có 413 Một số trường hợp phải trả tiền trước: Nợ 331 Có 141 II. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Đối tượng tập hợp chi phí theo từng xí nghiệp Chi phí sản xuất của công ty chia thành ba khoản mục chính : * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn từ 60-70% tổng chi phí được phản ánh trên TK 621: "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp " được mở chi tiết : TK 621A Cho xí nghiệp II TK 621B Cho xí nghiệp III TK 621C Cho xí nghiệp I Khi phát sinh chi phí NVL trực tiếp,căn cứ phiếu xuất kho kế toán ghi Nợ 621 Có 152(chi tiết ) *Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 15-20% tổng chi phí được phản ánh trên TK 622:"Chi phí nhân công trực tiếp " đuợc mở chi tiết : TK 622A CHo xí nghiệp II TK 622B Cho xí nghiệp III TK 622C CHo xí nghiệp I Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp , căn cứ hoá đơn chứng từ tương ứng kế toán ghi Nợ 622 Có 334 Có 338 *Chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng theo từng yếu tố chi phí -Chi phí nhân viên xí nghiệp như giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế...gồm lương, các khoản trích theo lương , phụ cấp trách nhiệm... Nợ 627 Có 334 Có 338 -Chi phí công cụ dụng cụ vật liệu xuất dùng, căn cứ vào bảng phân bổ số 2 Nợ 627 Có 152,153 -Khấu hao tài sản cố định căn cứ vào bảng phân bổ số 3 Nợ 627 Có 214 -Chi phí dịch vụ mua ngoài : Cuối quý kế toán căn cứ vào chứng từ hoá đơn thanh toán tiền điện nước ... của các tháng trong quý (phòng cơ năng đã tính toán chi tiết cho từng xí nghiệp ): Nợ 627 Nợ 133 Có 111,112 -Chi phí bằng tiền khác bao gồm : chi phí vận chuyển rác của các xí nghiệp ... Nợ 627 Có 111 -Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được tập hợp trên tài khoản 2413 Nợ 2413 Có 111 -Khi công trình sửa chữa hoàn thành Nợ 627 Có 2413 *Tính giá thành : -Cuối mỗi quý kế toán tập hợp chi phí : Nợ 154 Có 621,622,627 chi phí sản xuất phát sinh trong quý -Đánh giá sản phẩm dở dang : Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nên kế toán đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Cuối mỗi quý cán bộ kế toán cùng phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang : D đk +PS Dck = *SLSPLDck (SLSPHT +SLSPLDck) Trong đó : Dck :Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ D đk : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang đầu kỳ PS:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ SLSPHT:Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ SLSPLDck : Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ -Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm ,phương pháp tính gía thành là phương pháp hệ số : Tổng giá thành = Giá trị sp dở +Tổng chi phí thực - Giá trị sản phẩm sản xuất sản phẩm dang đầu kỳ tế phát sinh dở dang cuối kỳ Tổng giá thành =Tổng giá thành sản xuất * Hệ số phân bổ chi loại sản phẩm i các loại sản phẩm phí cho loại sản phẩm i -Khi nhập kho thành phẩm Nợ 155 Có 154 III.Kế toán tài sản cố định: Công ty trích khấu hao TSCĐtheo phương pháp tuyến tính .Tỷ lệ trích khấu hao hàng năm TSCĐ như sau :  Nhà xưởng 4%/năm  Máy móc thiết bị 10%/năm  Công cụ dụng cụ quản lý phương tiện vận tải 15%/năm  TSCĐ thuê tài chính (công ty phải trả trong 4 năm ) 25%/năm Theo phương pháp trên thì : Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ* Tỷ lệ khấu hao hằng năm Mức khấu hao mỗi quý = Mức khấu hao hằng năm /4 Cuối quý , dựa vào bảng tính và phân bổ khấu hao quý trước , căn cứ vào bảng kê khai tài sản cố định , tính toán xác định được mức khấu hao của từng loại tài sản cố định và tiến hành lập bảng kê số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. TSCĐ thuộc bộ phận nào thì trức tiếp phân bổ khấu hao TSCĐ cho bộ phận đó . Định kỳ căn cứ vào bảng kê số 3 kế toán sẽ tính trích khấu hao bằng bút toán : Nợ 627 Nợ 641 Nợ 642 Có 214 Kế toán tăng giảm TSCĐ Khi TSCĐ tăng do mua sắm kế toán ghi: Nợ 211 Nợ 133 Có 111,112,331 Khi phát sinh chi phí trong khâu mua : Nợ 211 Nợ133 Có 111,112 Khi nhượng bán TSCĐ kế toán ghi : Nợ 111,112,131 Có 721 Thu do nhượng bán Có 333(11)VAT đầu ra Xoá sổ TSCĐ Nợ 214 Giá trị hao mòn Nợ 821 Giá trị còn lại Có 211 Nguyên giá TSCĐ Chi phí phát sinh trong quá trình nhượng bán : Nợ 821 Chi phí chưa VAT Nợ 133 VAT đầu vào Có 111,112...Giá thanh toán Thanh lý TSCĐ hư hỏng hoặc lạc hậu về kỹ thuật Nợ 111,112 Có 721 Thu do bán phế liệu Xoá sổ TSCĐ Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý IV Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm -Chế độ tiền lương của công ty được áp dụng tuỳ thuộc vào từng đối tượng công nhân viên cụ thể +Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: hưởng lươg theo sản phẩm. Tổ trưởng các tổ sản xuất hàng ngày chấm công ,lập bảng xác nhận sản phẩm hoàn thành, cuối tháng chuyển cho nhân viên kinh tế, trên cơ sở đó , lương được tính toán: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn * đơn giá lương sản phẩm thành nhập kho trong tháng Ngoài lương sản phẩm công nhân trực tiếp sản xuất được hưởng lương thời gian trong trường hợp ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu , mất điện...Căn cứ bảng chấm công: Lương =Bậc lương cán bộ kỹ thuật*lương cơ bản *Số ngày làm việc thực thời gian Số ngày làm việc theo quy định trong tháng tế hưởng lương tg +Đối với nhân viên ở các bộ phận khác như văn phòng, kế toán...được hưởng lương theo thời gian, mức lương tháng theo hệ số bậc lương -Thanh toán lương: Được chia làm 2 đợt Đợt 1 Tạm ứng theo mức lương cơ bản Nợ 334 Có 111,112 Đợt 2 Thanh toán phần còn lại (căn cứ bảng tính và thanh toán tiền lương cho nhân viên và số đã tạm ứng) _ Các khoản trích theo lương BHXH trích theo tỷ lệ 15% lương cơ bản BHYT trích theo tỷ lệ 2% lương cơ bản KPCĐ trích theo tỷ lệ 2% lương cơ bản, trong đó 1% nộp cho công đoàn nghàn, 1% để chi cho các hoạt động công đoàn công ty. +Hàng tháng kế toán lương trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ công ty phải chịu vào chi phí Nợ 622, 627,641,642 Có 338 +Tính BHXH, BHYT công nhân viên phải nộp Nợ 334 6% lương Có 338(3383,3384) +Nộp các khoản cho cơ quan cấp trên Nợ 338 Có 111,112 V Tiêu thụ thành phẩm *Giao trực tiếp tại kho hoặc phân xưởng sản xuất : -Phản ánh doanh thu tiêu thụ thanh phẩm : Nợ 111,112,131 Có 511 Có 333 -Kết chuyển giá thành thành phẩm đã tiêu thụ Nợ 632 Có 155,154 *Chuyển hàng : -Xuất thành phẩm chuyển bán : Nợ 157 Có 155,154 Giá thành thàn phẩm chuyển bán -Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ : +Phản ánh doanh thu tiêu thụ thành phẩm: Nợ 111,112,131 Có 511 Có 333 +Kết chuyển giá thành thành phẩm đã tiêu thụ : Nợ 632 Có 157 +Trường hợp cho bên mua hưởng chiết khấu thanh toán Nợ 111,112 Số tiền thu được Nợ 811 Số tiền chiết khấu Có 131Tổng số tiền phải thu +Trường hợp có thành phẩm bị trả lại : Khi đã xác định là tiêu thụ mới bị trả lại : Nợ 531 Doanh thu hàng bị trả lại Nợ 333 VAT hàng bị trả lại Có 111,112 ,131 Khi chưa xác định là tiêu thụ ,kế toán phản ánh trị giá thành phẩm bị trả lại nhập kho : Nợ 155 Giá thành thành phẩm bị trả lại Có 157 VI Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán hàng, như tiền thuê cửa hàng , chi phí hội chợ triển lãm, lương nhân viên bán hàng... được hạch toán vào bên nợ TK 641 Nợ 641 Có các TK liên quan Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm lương nhân viên các phòng ban,các khoản chi phí mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý: máy vi tính,máy điều hoà, ô tô... và các khoản như tiền điện nước, điện thoại, cước phí Internet...được phản ánh trên tài khoản 642 Nợ 642 Có các TK liên quan VII Tài sản bằng tiền Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty. Thủ quỹ có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ, lập sổ quỹ gửi cho kế toán làm cơ sở ghi sổ kế toán. Khi nhập xuất quỹ phải có đủ phiếu chi, phiếu thu với các chữ ký theo quy định. Thông thường các khoản chi phải có sự ký duyệt của giám đốc sau đó mới chuyển sang phòng tài vụ,kế toán lập phiếu chi. -Khi thu tiền, căn cứ hoá đơn chứng từ kế toán ghi Nợ111,112(chi tiết) Có các TK liên quan -Khi xuất tiền kế toán ghi Nợ các TK liên quan Có 111,112(chi tiết) -Tiền đang chuyển được theo dõi trên TK 113 +Khi thu tiền nộp vào ngân hàng chưa có giấy báo có Nợ 113 Tiền đang chuyển Có các TK liên quan +khi thanh toán tiền, séc.. chưa nhận được giấy báo nợ Nợ các TK liên quan Có 113 VIII Kết quả và phân phối kết quả -Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh +Kết chuyển các khoản chi phí vào TK 911 Nợ 911 Có 632 Kết chuyển giá vốn thành phẩm Có 641 Kết chuyển chi phí bán hàng Có 642 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Có 811 Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Có 821 Kết chuyển chi phí hoạt động bất thường +Kết chuyển các khoản thu nhập vào TK 911 Nợ 511 Kết chuyển doanh thu Nợ 711 Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Nợ 721 Kết chuyển thu nhập hoạt động bất thường Có 911 +Kết chuyển lãi Nợ 911 Có 421 +Kết chuyển lỗ Nợ 421 Có 911 -Phân phối kết quả Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, lãi được phân phối theo quy định của chế độ kế toán hiện hành Nợ 421 Có 414,415,416,431... IX Báo cáo kế toán -Khi kết thúc niên độ kế toán, công ty phải tiến hành lập các báo cáo kế toán theo quy định chế độ kế toán hiện hành. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp số liệu của từng khâu, so sánh, đối chiếu và tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính,trình kế toán trưởng xem xét và ký duyệt . -Các báo cáo tài chính phải lập (theo quý) +Bảng cân đối kế toán +Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh +Thuyết minh kết quả sản xuất kinh doanh phần d: Công tác phân tích hoạt động kinh tế I.Tỷ suất đầu tư a.Tỷ suất đầu tư TSCĐ TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Tổng tài sản 41575079013 Quý II= = 0.64 64828492575 43852104625 QuýIII= =0.6 73546667392 Tỷ suất đầu tư TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa giá trị TSCĐ và đầu tư ngắn hạn với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp . Ta thấy TSCĐ của công ty quý II có tỷ trọng lớn hơn quý III . b. Tỷ suất đầu tư tài sản lưu động: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất đầu tư tài sản lưu động = Tổng tài sản 23253413562 Quý II= = 0.36 64828492575 29694562767 QuýIII= =0.4 73546667392 Tỷ suất đầu tư TSLĐ là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với tổng tài sản của công ty . Cụ thể ta thấy quý II thấp hơn quý III . Vì công ty giầy Thuỵ Khuê là công ty sản xuất nên vốn thuộc TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn TSCĐ và đầu tư dài hạn là hợp lý . II. Khả năng tự chủ tài chính a. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu = *100% Tổng nguồn vốn kd 10154218406 Quý II= = 15.6% 64828492575 10334546576 QuýIII= =14% 73546667392 Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn kinh doanh .Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cao thì khả năng tự chủ cao và ngược lại . Vậy theo trên ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu quý II cao hơn so với quý III khả năng tự chủ tài chính của công ty giảm đáng kể. b.Tỷ suất tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng tài sản 10154218406 Quý II= = 0.156 64828492575 10334546576 QuýIII= =0.14 73546667392 Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.Khả năng tự chủ tài chính quý II cao hơn so với quý III .Điều đó cho ta thấy công ty đã huy động nguồn vốn vay và nguồn vốn trong thanh toán không được tốt so vơí trước . III.Khả năng thanh toán : TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh = toán hiện thời Nợ ngắn hạn 23253413562 Quý II= = 0.48 48121017601 29694562767 QuýIII= =0.52 57340138631 Tài sản + Đầu tư + Phải thu tiền ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh = toán nhanh Nợ ngắn hạn 509103279 + 7959462051 Quý II= = 0.175 48121017601 130162638+7882733607 Quý III= = 0.14 57340138631 Tài sản tiền +Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Tỷ suất khả năng thanh= toán bằng tiền Nợ ngắn hạn 509103279 Quý II= = 0.01 48121017601 130162638 QuýIII= =0.002 57340138631 Nhìn chung ta thấy : khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty gặp khó khăn .Tỷ suất khả năng thanh toán của công ty theo 3 chỉ tiêu trên đều <1. Nguyên nhân chính là do nợ ngắn hạn quá lớn (Trong quý III ,nợ ngắn hạn phải trả cho người bán chiếm 39%). Xét trên khía cạnh nào đó công ty có quan hệ tương đối tốt với các bạn hàng và chiếm dụng khối lượng lớn vốn của các nhà cung cấp .Từ đó có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp . kết luận Mấy năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có nhiều chuyển biến do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trước đòi hỏi phải đổi mới về quan niệm, cách nghĩ, cách làm, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là ’Tồn tại hay không tồn tại? Theo quy luật chung của tự nhiên, những gì phải đến khắc đến. Hàng loạt doanh nghiệp đẵ bắt đầu không trụ vững được trong thời cuộc mới, ngược lại một số doanh nghiệp đã bắt đầu vươn lên, ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm tới mọi yếu tố có thể ảnh hưởng tới sản phẩm của mình. Đồng thời tạo được lòng tin đối với khách hàng và thế đứng trên thị trường. Để đạt được điều đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có một nghệ thuật kinh doanh linh hoạt ,phải biết tận dụng tối đa mọi lợi thế cũng như hạn chế hết mức nhược điểm của doanh nghiệp mình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90_7002.pdf
Luận văn liên quan