Tiểu luận Đánh giá phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam, những hướng nào cần phải tập trung đẩy mạnh hơn

Được coi là thành tựu, là bộ mặt của mỗi quốc gia. Vì vậy, các nước nói chung và Việt Nam nói riêng luôn tìm cách cải thiện chỉ số phát triển con người của mình. Nhằm tiếp tục hướng tới mức phát triển con người cao hơn, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc khuyến nghị Chính phủ cần ưu tiên phát triển y tế và giáo dục bởi lẽ đây là cách tốt nhất để phát triển con người bền vững. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng và giá cả phải chăng cho mọi người nhằm giảm khoảng cách và đẩy lùi bất công trong xã hội. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước là khâu hết sức quan trọng cho mọi giải pháp đưa ra. Thực hiện giải pháp có nhanh, đúng, hiệu quả không là ở sự quản lý của nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần xây dựng hệ thống đầy đủ và đồng bộ với mức phạt đủ sức răn đe trên tinh thần khẩn trương nhất. Xây dựng các chương trình chống tham nhũng không chỉ là cơ quan công an mà đi vào toàn dân mới có cơ hội giảm nạn tham nhũng tràn lan như hiện nay.

pdf22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam, những hướng nào cần phải tập trung đẩy mạnh hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Type the document title] 1 Tiểu luận Đánh giá phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam, những hướng nào cần phải tập trung đẩy mạnh hơn. [Type the document title] 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế. GDP hàng năm tăng từ 6% đến 8% trong giai đoạn 2000-2010, GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 402 đô la năm 2000 lên 1168 đô la vào năm 2010. Cùng với sự phát triển về kinh tế là những tiến bộ về xã hội và phát triển con người. Chỉ số HDI đang dần được cải thiện, Việt Nam xếp thứ 116/182 nước trong Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2009 và xếp thứ 113/169 nước trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Tuy nhiên sự cải thiện về chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng nhưng có dấu hiệu ngày càng chậm so với các quốc gia khác. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này nhóm 10 chúng em đã lựa chọn chuyên đề “Đánh giá phát triển con người của Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam, những hướng nào cần phải tập trung đẩy mạnh hơn.” Nội dung chính của bài viết bao gồm: Phần I. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010. Phần II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) Với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc nghiên cứu chuyên đề gặp nhiều thiếu xót và hạn chế nên nhóm em rất mong được thầy giáo hướng dẫn, chỉ bảo để chúng em hoàn thiện hơn chuyên đề này. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. [Type the document title] 3 I. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 Để đánh giá mức độ phát triển con người của một quốc gia, chúng ta sử dụng 3 thước đo chính là: chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI) và thước đo quyền lực giới (GEM). 1. Chỉ số phát triển con người HDI Chỉ số phát triển con người (HDI- Human Development Index) là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế xã hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI chứa đựng ba yếu tố cơ bản của phát triển con người, đó là: mức sống (đo bằng thu nhập bình quân đầu người), y tế và chăm sóc sức khỏe (đo bằng tuổi thọ bình quân); giáo dục (đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi). 1.1. Về mức sống  Thành tựu  Trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 7,25%), mức thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn này đã tăng xấp xỉ 3 lần. Thành tựu duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng như mức thu nhập bình quân không ngừng tăng lên này được thể hiện chi tiết theo 2 biểu đồ dưới đây: 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.17 8.5 6.23 5.32 6.7 0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biểu đồ 1:Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2010 (%) [Type the document title] 4  Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong giai đoạn này nên chỉ số thu nhập trong HDI cũng được cải thiện đáng kể. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 trong tốp 10 quốc gia trên thế giới có nhiều tiến bộ nhất về thu nhập trong HDI.(Bảng 1) THỨ TỰ CẢI THIỆN VỀ HDI HDI PHI THU NHẬP THU NHẬP 1 Oman Oman Trung Quốc 2 Trung Quốc Nepal Botswana 3 Nepal Ả Rập Xê út Hàn Quốc 4 Indonesia Lybi Hồng Kông, TQ 5 Ả Rập Xê út Angeri Malaysia 6 CHDCND Lào Tunisia Indonesia 7 Tunisia Iran Malta 8 Hàn Quốc Ethiopia Việt Nam 9 Angeri Hàn Quốc Mauritius 10 Morocco Indonesia Ấn Độ Bảng 1: Danh sách các nước có nhiều cải thiện trong HDI trong năm 2010  Cũng theo đó, hàng triệu người Việt Nam thoát khỏi nghèo đói về thu nhập với tốc độ nhanh hơn hầu hết các nước khác trên thế giới đồng thời Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tỷ lệ người nghèo dựa trên chi tiêu cũng đã giảm đáng kể trong thời gian này từ 37,4% năm 1998 xuống 14,5% năm 2008. Đói nghèo nông thôn giảm từ 44,9% xuống 18,7% trong đó đói nghèo thành thị giảm từ 9,5% xuống 3,3%. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo được đánh giá thấp hơn thực tế do chuẩn nghèo của Việt Nam khá thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, song tốc độ giảm nghèo của Việt Nam được coi là một thành tựu đáng kể.  Hạn chế  Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá về mặt xã hội cho con người. Những tiến bộ đáng kể về thu nhập vẫn không đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đứng đầu về những tiến bộ trong phát 4 0 2 .1 4 1 2 .9 4 4 0 4 9 1 .9 5 5 2 .9 6 3 9 .1 7 2 5 .1 8 3 5 .9 1 ,0 2 8 .3 1 ,0 6 4 1 ,1 7 0 0 200 400 600 800 1000 1200 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người thời kỳ 2001-2010 (USD) [Type the document title] 5 triển con người. Mặt khác chính bản thân cách thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình tăng trưởng vì con người. Chúng ta đang đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp hạng trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoại trừ Lào và Campuchia. Đồng thời, thứ hạng về phát triển con người của Việt Nam không cao, lại bị chi phối bởi yếu tố thu nhập là chính. Mặc dù nước ta là 1 trong 10 nước đạt thành tưu to lớn về tặng trưởng thu nhập nhưng vẫn chỉ có một mức thu nhập bình quân đầu người ở mức rất khiêm tốn ở đứng thứ 120/169 trên thế giới, chúng ta vẫn nằm trong tốp của những nước nghèo nhất của khu vực Đông Á. Mức thu nhập của nước ta kém xa so với Trung Quốc, Hàn Quốc. Vì thế điểm số về thu nhập vẫn làm giảm đáng kể giá trị trị số HDI của Việt Nam. Nếu không kể yếu tố thu nhập thì HDI ngoài thu nhập của chúng ta đạt 0,646 (trong khi HDI có tính đến thu nhập thì chỉ đạt 0,572)( Theo Bảng 2)  Khi nói thành tựu giảm nghèo thì tiến bộ về giảm nghèo vẫn diễn ra không đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư khác nhau. Tỷ lệ nghèo cao nhất là ở vùng trung du và vùng núi phía Bắc và thấp nhất ở Đông Nam Bộ. Trong 2 người dân tộc thiểu số thì có 1 người nghèo, trong khi 11 người Kinh mới có 1 người nghèo. Tỷ lệ đói nghèo của người Kinh là 8.9% năm 2008 so với 50,3% ở người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ giảm nghèo diễn ra nhanh hơn ở khu vực đô thị, ở nhóm người Kinh cũng như ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Đồng thời bất bình đằng về khu vực cũng đang tăng lên mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn các nước trong khu vực. Hệ số Gini về thu nhập tăng từ 0,418 năm 2002 lên 0,434 năm 2008. Khoảng cách về thu nhập giữa phân vị nghèo nhất và giàu nhất là 8,94 lần trong năm 2008 tăng 8,1 lần so với năm 2002.  Một khía cạnh khác khi đề cập tiến bộ trong chỉ số phát triển con người chủ yếu do tăng trưởng mang lại thì tăng trưởng về thu nhập đã có đóng góp quan trọng hơn so với giáo dục và/hoặc tuổi thọ trong tiến bộ về chỉ số HDI. Từ năm 1992-1999, thành tựu về chỉ số tuổi thọ đã có đóng góp lớn nhất cho những tiến bộ về HDI, nhưng giai đoạn 2001- 2010, những tiến bộ về HDI chủ yếu lại do thu nhập mang lại. Mặc dù mức tăng tuổi thọ được dự đoán sẽ bắt đầu tăng chậm lại khi một quốc gia đạt một mức tuổi thọ cao, nhưng đối với một số quốc gia trong khu vực, ví dụ như Hàn Quốc, tuổi thọ vẫn tăng ngay cả khi đã ở mức rất cao. Hiện nay chính phủ Việt Nam vẫn có xu hướng ưu tiên cho đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nhanh hơn là cải thiện phát triển con người xã hội, như vậy khó có thể phát triển con người một cách bền vững được. Xếp hạng HDI Chỉ số HDI Tuổi thọ bình quân Số năm đi học trung bình(năm) Số năm dự kiến (năm) Tổng thu nhập quốc dân Điểm số HDI ngoài thu nhập Hàn Quốc 12 0.877 79.8 11.6 16.8 29,518 0.918 [Type the document title] 6 Singapo 27 0.846 80.7 8.8 14.4 48,893 0.831 Malayxia 57 0.744 74.7 9.5 12.5 13,927 0.775 Trung Quốc 89 0.663 73.5 7.5 11.4 7,258 0.707 Thái Lan 92 0.654 69.3 6.6 13.5 8,001 0.683 Việt Nam 113 0.572 74.9 5.5 10.4 2,995 0.646 Ấn Độ 119 0.519 64.4 4.4 10.3 3,337 0.549 Lào 122 0.497 65.9 4.6 9.2 2,321 0.548 Campuchia 124 0.494 62.2 5.8 9.8 1,868 0.566 Bảng 2: Chỉ số phát triển con người Việt Nam so với một số nước Châu Á năm 2010  Mức thu nhập thực của dân cư có xu hướng giảm đi cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế. Nếu xét sự gia tăng thực về mức thu nhập bình quân đầu người, tức là lấy tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người trừ đi tỷ lệ lạm phát, kết quả cho thấy mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tặng chậm dần và những năm cuối có xu hướng giảm đi. Khi thu nhập tăng lên, với xu hướng tăng trưởng kinh tế theo số lượng hiện tại thì có nguy cơ càng tăng trưởng, mức sống thực của người dân lại càng giảm đi. Bảng 3: Mức tăng GDP bình quân đầu người thực 1.2. Về Y tế và chăm sóc sức khỏe  Thành tựu  Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam trong 10 năm qua tăng từ 67,8 tuổi năm 2000 lên 73 năm 2010, vượt mục tiêu đề ra năm 2010 là 71 tuổi. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam cao hơn so với các nước có cùng tỷ lệ GDP bình quân đầu người.  Việt Nam đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm đáng kể từ 44,4% năm 1990 xuống 36,7% năm 2000 và còn 15,8% năm 2010.Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 58% năm 1990 xuống 42% năm 2000 và còn 23,8% năm 2010. Với kết quả này Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em trước năm 2015. Năm GDP/người (USD) Tốc độ tăng GDP/người (%) Tỷ lệ lạm phát(%) Tốc độ tăng GDP/người thực (%) 2005 640 2006 725 13,3 6,6 +6,7 2007 835 15,1 12,6 +2,5 2008 1052 25,9 22,9 +3 2009 1064 1,1 6,88 -5,78 2010 1170 9,9 11,2 -1,3 [Type the document title] 7  Tỷ lệ chết mẹ giảm từ 95/100.000 ca năm 2000 xuống 80/100.000 năm 2005 và còn 69 vào năm 2010. Nguyên nhân chính gây tử vong mẹ là những nguyên nhân trực tiếp trong đó 5 tai biến sản khoa chiếm tỷ lệ cao. Có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ chết mẹ ở vùng đồng bằng và vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ chết mẹ hầu như ít thay đổi do vậy để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ năm 2015 tỷ số chết mẹ còn 58,3/100.000, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả này.  Năm 2010, tổng chi y tế so với tổng thu nhập quốc nội đạt 9,14%, chi tiêu y tế bình quân đầu người/năm là 75USD tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000.  Dược, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và công nghệ y tế: Chi tiền thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi y tế. Tỷ trọng này giảm từ 41% năm 2000 đến 34% năm 2009. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 5,4USD lên 22,3USD. Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng 48% so với tổng tiền giá trị thuốc sử dụng.  Năm 2009, hệ thống khám chữa bệnh với 13.460 cơ sở Nhà nước và gần 90.000 cơ sở tư nhân. Tổng số bệnh viện trên toàn quốc là 1009 (46 bệnh viện trung ương, 348 bệnh viện tuyến tỉnh, 615 bệnh viện tuyến huyện), bệnh viện y tư nhân chiếm 9% so với tổng số bệnh viện trên toàn quốc. Số giường bệnh trên 10.000 dân của Việt Nam là 21,5. 98,7% xã có cơ sở trạm y tế.  Nhân lực y tế: số lượng cán bộ y tế trên 10.000 dân tăng từ 29,7 năm 2000 lên 40,5 năm 2010. Hiện nay số bác sỹ/10 000 dân là 7,2; số dược sỹ/10 000 dân là 1,74  Thông tin y tế: Hệ thống thông tin y tế bao phủ toàn quốc, gắn liền với mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế. Thông tin được thu thập qua hệ thống báo cáo định kỳ và điều tra. Hàng năm bộ Y tế biên soạn và công bố cuốn Niêm giám thống kê y tế công bố các số liệu liên quan tới sức khỏe, hoạt động y tế và các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhiều ấn phẩm của hệ thống cũng đã được ban hành dưới nhiều hình thức như sách báo, trang web. Ngoài số liệu thống kê còn có nhiều sản phẩm thông tin bổ ích để tăng hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và đề cập, tăng kiến thức của các cán bộ y tế, như Báo sức khỏe và Đời sống, Báo gia đình và xã hội, website của Bộ Y tế. Đối với cán bộ y tế, có tạo chí Y học thực hành, Tạp chí dược học, Thông tin y dược, Y học Việt Nam.  Ngoài ra hiện nay có 83% dân số nông thôn được tiếp cận nước sạch, tăng so với mức trên 30% năm 2000 và 63% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn.  Hạn chế  Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới một tuổi đã giảm, hầu hết trẻ em đã được tiêm phòng và đa số các ca sinh nở đã được các nhân viên y tế đã qua đào tạo hỗ trợ. Tuy [Type the document title] 8 nhiên tỷ lệ trẻ em còi xương và suy dinh dưỡng các vùng nông thôn và miền núi cao hơn gấp hai đến ba lần. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ ở nông thôn cao gấp hai lần so với thành thị.  Năm 2008, Việt Nam dành 7,3% cho y tế hay 77 USD trên đầu người, cao hơn Indonesia và Philippin nhưng thấp hơn Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc. Tuy nhiên chi tiêu công chỉ chiếm 2,8% GDP do phần lớn chi tiêu cho y tế từ khu vực tư nhân với 61,5% trong năm 2008. Đa số chi tiêu tư nhân là chi tiêu của hộ gia đình 56% tổng chi tiêu cho y tế. Chi tiêu cho y tế tăng 20% trong giai đoạn 2004-2008, và tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị và trong nhóm người Kinh. Có tổng số 8,1% hộ gia đình dành hơn 20% tổng chi tiêu hộ gia đình cho y tế và 3,7% bị bần cùng hoa do phải chi tiêu quá nhiều cho chăm sóc sức khỏe. 1.3. Về giáo dục  Thành tựu: Tỷ lệ biết chữ của người trên 10 tuổi tăng từ 89,5% năm 1998 lên 93,1%năm 2008. Mặt khác tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp tiểu học là 97% và trung học cơ sở là 83% trong năm học 2008-2009. Việt Nam đã đạt gần tiếp cận phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ người lớn biết chữ đạt gần 93% năm 2008.  Hạn chế  Có sự khác biệt giữa các vùng miền về giáo dục, có 40% trẻ em dân tộc miền núi tiếp cận giáo dục mầm non, so với tỷ lệ 61% ở dân tộc Kinh. Ở giáo dục trung học cơ sở tỷ lệ nhập học đúng tuổi là 59% trong nhóm ngũ phân vị nghèo nhất so với 95% trong nhóm ngũ phân vị giàu nhất. Chưa đến 1% ngũ phân vị nghèo nhất học đại học so với 26,3% ngũ phân vị giàu nhất.  Tăng trưởng về chỉ số giáo dục dường như đã chậm lại trong thập kỷ qua, đặc biệt trong giai đoạn 2004-2008. Đây là điều cần quan tâm do tầm quan trọng của giáo dục trong phát triển con người và do giáo dục được khẳng định là một trong những ưu tiên phát triển trong Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2010-2020.  So với một số nước trong khu vực như Indonesia và Hàn Quốc với những tiến bộ vững chắc về cả thu nhập và phi thu nhập trong chỉ số HDI, Việt Nam có sự tiến bộ trong các khía cạnh phi thu nhập chậm hơn. Về điểm này Việt Nam cũng những nét tương đồng với Trung Quốc, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao nhưng có sự cải thiện chậm hơn về chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục.  Từ năm 1999 đến năm 2008, chỉ số thu nhập tăng 29,9% trong khi chỉ số tuổi thọ tăng 10,1% và chỉ số chỉ số giáo dục chỉ tăng có 3,4%. Nói cách khác, chỉ số thu nhập đóng gió 55,7% vào tăng trưởng HDI trong giai đoạn 1999-2008, trong khi chỉ số tuổi thọ trung bình đóng gió 31,8% và chỉ số giáo dục chỉ đóng góp 12,6%. Điều này cho thấy chỉ số giáo dục thấp đang làm chậm lai tiến bộ chung về HDI của Việt Nam. [Type the document title] 9  Chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Phần lớn chi tiêu cho y tế và giáo dục là từ các hộ gia đình. Mức chi tiêu này cao hơn rất nhiều so với mức 30% được coi là tối ưu để đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người. Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục là 5,3% GDP, chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của Việt Nam còn kém so với các nước láng giềng - cả về số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng. Bên cạnh đó, khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo dục là từ hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn. Trong khi ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu thì ở cấp đại học, con số này tăng lên đến 52,2%. Trên thực tế chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục tăng 44% trong giai đoạn 2004-2008. Tăng cao nhất là ở khu vực thành thị, trong nhóm ngũ phân vị giàu nhất chi tiêu cho giáo dục nhiều gấp 5,4 lần so với các hộ trong nhóm ngũ phân vị nghèo nhất. Chi tiêu cho giáo dục là một gánh nặng lớn đối với các hộ gia đình nghèo, đặc biệt là ở các cấp học cao hơn, tỷ lệ học sinh bỏ học tăng nhanh. 1.4. Đánh giá chung về chỉ số HDI ở Việt Nam  Mặc dù điểm HDI của Việt Nam tăng hàng năm, song tính từ năm 2006 đến 2011, xét về thứ hạng, Việt Nam chỉ tăng có 1 bậc. Theo đó chỉ số tăng trưởng HDI giai đoạn 1990-2011 và 2000-2011 so với giai đoạn 1980-2011 lần lượt là 1,5 và 1,06%. Chúng ta đang đứng thứ 113/169 nước về trình độ phát triển con người, được xếp hạng trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á ngoại trừ Lào và Campuchia.  Đóng góp của các chỉ số thành phần vào tăng trưởng chỉ số HDI: Bảng 4 cho thấy đóng góp của từng chỉ số thành phần đối với những theo đổi về HDI trong giai đoạn 1992-2008. Đóng góp của chỉ số thu nhập là lớn nhất với tỷ lệ 49%, tiếp theo là chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục. Ở giai đoạn 1999 trở về trước, chỉ số tuổi thọ có đóng góp lớn nhất vào sự tăng lên trong chỉ số HDI với 41,8% so với 36,1% của chỉ số thu nhập, 22,1% của chỉ số giáo dục. Từ những năm 2000-2008, chỉ số thu nhập đã đóng góp 55,7% so với 31,8% đối với chỉ số tuổi thọ và 12,6% đối với chỉ số giáo dục. Đến giai đoạn 2004-2008, chỉ số thu nhập đóng góp 79,1% chỉ số tuổi thọ 15,2% và chỉ số giáo dục 5,1%. Điều này cho thấy tăng trưởng thu nhập ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong tiến bộ về giá trị HDI theo thời gian. Hiện nay chính phủ Việt Nam vẫn có xu hướng ưu tiên cho đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nhanh hơn là cải thiện phát triển con người xã hội, như vậy khó có thể phát triển con người một cách bền vững được. [Type the document title] 10 Năm HDI Chỉ số tuổi thọ Đóng góp của chỉ số tuổi thọ vào tăng trưởng HDI so với thời kỳ trước (%) Chỉ số giáo dục Đóng góp của chỉ số giáo dục vào tăng trưởng HDI so với thời kỳ trước (%) Chỉ số thu nhập Đóng góp của chỉ số thu nhập vào tăng trưởng HDI so với thời kỳ trước (%) 1992 0,611 0,670 - 0,776 - 0,386 - 1995 0,639 0,690 18,8% 0,808 25,9% 0,420 55,3% 1999 0,651 0,721 86,1% 0,803 -13,9% 0,430 27,8% 2004 0,701 0,782 40,7% 0,826 15,3% 0,496 44,0% 2008 0,728 0,794 15,2% 0,830 5,1% 0,559 79,7% Đóng góp của từng chỉ số vào tăng trưởng HDI giai đoạn 1992-2008 35,2% - 15,9% - 48,9% Bảng 4: Đóng góp của các chỉ số thành phần vào tăng trưởng chỉ số HDI  HDI ở các tỉnh của Việt Nam Năm 2008, cao nhất là ở Bà Rịa-Vũng Tàu(0,805) và thấp nhất ở Lai Châu (0,538). Các tỉnh thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có chỉ số phát triển con người tương đương với Trung Quốc, Giooc-dan-ni, Belize. Mặt khác các tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, như Lai Châu và Hà Giang, có mức phát triển con người tương đương với Papua New Guinea và Swaziland. Một số tỉnh nghèo hơn như Gia Lai và Lào Cai đã cải thiện được giá trị HDI trong giai đoạn 1999-2008, một số trường hợp tăng được từ 20-30% nhưng xếp hạng chung của các tỉnh này không thay đổi đáng kể. Các tỉnh giàu hơn vẫn duy trì mức xếp hạng cao nhưng trị HDI không tăng nhiều: HDI chỉ tăng 2,4% ở thành phố Hồ Chí Minh, 5,1% ở Đà Nẵng và 6% ở Bà Rịa Vũng Tàu. HDI của Hà Nội, sau khi được tính gộp với Hà Tây tăng là 10%. Các tỉnh nghèo đã cải thiện được các chỉ số về thu nhập, tuổi thọ trung bình và giáo dục do xuất phát điểm rất thấp vào năm 1999. Các tỉnh giàu hơn vốn đã có mức phát triển con người tốt hơn vào năm 1999 vẫn tiếp tục cải thiện đáng kể về thu nhập nhưng cải thiện chậm hơn về số tuổi thọ trung bình và giáo dục. 2. Chỉ số phát triển giới (GDI) và thước đo quyền lực theo giới (GEM) Chỉ số phát triển liên quan đến giới (Gender related development index – GDI) là một chỉ số tổng hợp đo lường phát triển con người trong ba lĩnh vực giống như trong chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, học vấn và thu nhập) nhưng đã điều chỉnh để xem xét sự bất bình đẳng giới trong những lĩnh vực này. GDI được UNDP đưa ra và xây [Type the document title] 11 dựng cách tính toán từ năm 1995. Về cơ bản GDI vẫn dựa trên những số liệu của HDI nhưng có tính đến sự can thiệp của yếu tố giới để qua đó đánh giá trình độ phát triển giới của mỗi quốc gia. Do bất bình đẳng giới có mặt ở hầu hết các nước nên chỉ số GDI thường thấp hơn so với HDI. Mặc dù hoàn toàn dựa trên cách tính tính toán của HDI nhưng trong một số trường hợp GDI đã thay thế HDI trong các đánh giá phát triển liên quan tới yếu tố giới. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, khi mức độ phát triển kinh tế đã đưa nhiều quốc gia tới ngưỡng thành công nhất định, nhưng khoảng cách giới ở đó vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải đáp hữu hiệu khiến cho việc thực hiện mục tiêu công bằng bình đẳng và tiến bộ chưa thực sự mang lại lợi ích đồng đều cho cả nam giới và nữ giới. Chỉ số GDI của Việt Nam tăng từ 0,650 vào năm 2000 lên 0,728 vào năm 2008 cao hơn Ấn Độ, Nepal, Campuchia và Lào nhưng thấp hơn so với Indonesia, Philippin, Trung Quốc, Thái Lan. Bảng 5: Chỉ số GDI và GEM tại một số nước Châu Á Quốc gia Xếp hạng GDI (2007) Giá trị GDI Xếp hạng GEM Giá trị GEM Phát triển con người rất cao Nhật Bản 14 0,945 57 0,567 Hồng Kông 22 0,934 - - Hàn Quốc 25 0,926 61 0,554 Phát triển con người cao Malaysia 58 0,823 68 0,542 Phát triển con người trung bình Thái Lan 72 0,782 76 0,514 Trung Quốc 75 0,770 72 0,533 Philippin 86 0,748 59 0,560 Indonesia 93 0,726 96 0,408 Việt Nam 94 0,723 62 0,554 Lào 112 0,614 - - [Type the document title] 12 Campuchia 116 0,588 91 0,427 Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tốc độ xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua. Sau giai đoạn thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2001-2010 và sự ra đời của Luật bình đẳng giới vào năm 2007 thì Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể về bình đẳng giới trong các mặt giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, kinh tế, chính trị:  Lĩnh vực giáo dục Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ đi học cấp tiểu học của cả nước hiện nay đạt rất cao, năm học 2007 - 2008, tỷ lệ này đạt 100%. Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau, đến cấp trung học phổ thông thì tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ biết đọc biết viết là 91,3% trong khi tỷ lệ này ở nam là 95,8%. Tỷ lệ nữ trí thức ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao nhất ở trình độ cao đẳng. Theo số liệu được công bố tại Hội thảo Khoa học nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tỷ lệ nữ trúng tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước tăng từ 45,5% năm 2004 lên 53,9% năm 2008. Trong số hơn 130 thủ khoa tốt nghiệp năm 2009 tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, có 60% thủ khoa là nữ. Trong 3 năm từ 2004 – 2007, tỷ lệ nữ giáo sư tăng từ 4,3% lên 5,1%; tỷ lệ nữ Phó Giáo sư tăng cao hơn, từ 7% lên 11,7%. Tỷ lệ nữ tiến sĩ, thạc sĩ đạt lần lượt là 17,1% và 30,5%. Tuy nhiên, tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa tình trạng chênh lệch giới vẫn tồn tại, phụ nữ và trẻ em gái ở các gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Ngoài ra tỷ lệ nữ giới có trình độ sau đại học có tăng nhưng không bền vững: năm 2000 tỷ lệ nữ tiến sỹ là 14,9% và 29,1%; năm 2004 tỷ lệ này tương ứng là 17,5% và 39,1% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 17,1% và 30,5%. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào nghiên cứu khoa học có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng của lao động nữ nước ta.  Lĩnh vực y tế, sức khỏe Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam ngày càng tăng: năm 2005 là 71 tuổi, năm 2006 là 71,3 tuổi và năm 2009 là 73 tuổi. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ trong 10 năm qua luôn cao hơn của nam giới từ 4-5 năm, cụ thể ở năm 2000 và 2008 tuổi thọ trung bình của phụ nữ là 70 tuổi và 76 tuổi, trong khi đó của nam giới là 65 tuổi và 71 tuổi. [Type the document title] 13 Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 74,2 tuổi, riêng ở nam là 72,3 tuổi và ở nữ là 76,2 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao hơn so với mức trung bình tính chung cho toàn thể giới là 67,2 tuổi, và 65 tuổi với nam, 69,5 tuổi với nữ. Phụ nữ ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ phụ nữ được sử dụng các dịch vụ y tế năm 2001 là 81,2% đã tăng lên 85,3% vào năm 2008. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 đã chỉ ra rằng các bậc cha mẹ ít quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe bé gái hơn. Nghiên cứu cho thấy tại 3 bệnh viện trung ương, tỷ lệ bé trai nhập viện là 61% trong khi bé gái chỉ có 39%.  Lĩnh vực kinh tế, chính trị - Về kinh tế, lao động: Tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày càng tăng nhưng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng lớn. Trong giai đoạn 2001-2010, Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc phát triển thị trường lao động, mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ và nam giới. Khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động đã được cải thiện, phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Trên toàn quốc, tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động đạt 78,2% so với nam giới là 86%. Phụ nữ chiếm 46,6% lực lượng lao động, cao hơn rất nhiều so với rất nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc… Lao động nữ đóng vai trò quan trọng trong các ngành chế biến, xuất khẩu. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn rõ rệt so với nam ở ngành dệt, may (trên 70%), , ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (53,7%) Nữ chủ doanh nghiệp tăng nhanh. Tỷ lệ lao động nữ đi lao động và làm việc có thời hạn ở nước ngoài hàng năm chiếm 33%. Phụ nữ tham gia tích cực vào tẩt cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng ngày tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định: tỷ lệ nữ giới tham gia vào lao động cao nhưng tập trung ở những ngành không đòi hỏi kỹ thuật cao, thu nhập thấp, thời gian lao động kéo dài. Mặc dù không có sự phân biệt về giới trong chính sách tiền lương, nhưng thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam giới và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng. - Về chính trị: Tỷ lệ nữ giới tham gia vào lĩnh vực chính trị tăng nhưng chưa bền vững và chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong mười năm qua, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2002-2007 là 27,2%, nhiệm kỳ 2007-2012 là 25,8%. Tỷ lệ này cao nhất trong số 8 nước Đông Nam Á có nghị viện, đứng thứ 4 trong so với các nước khu vực [Type the document title] 14 Châu Á – Thái Bình Dương. Nhiệm kỳ 2004-2009, lần đầu tiên Việt Nam có Phó Chủ tịch Quốc hội là nữ. Trong khối cơ quan Đảng, nhiệm kỳ 2005-2011 tỷ lệ nữ tham gia Ban chấp hành TW Đảng là 10%, tăng so với 8,6% ở nhiệm kỳ 2001-2005. Trong khối cơ quan hành chính, Nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nữ tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong nhiệm kỳ 2007-2011 tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương là 4,5%, Thứ trưởng và tương đương là 8,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn thấp so đội ngũ lao động nữ và so với yêu cầu. Cán bộ nữ là lãnh đạo đầu ngành, địa phương còn rất ít. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tăng không bền vững (Khóa X đạt 26,2%, khóa XI đạt 27,3% và khóa XII đạt 25,7%) và chưa đạt chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010 (phấn đấu đạt từ 33% trở lên). II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1. Tuyên truyên nâng cao nhận thức về phát triển con người. Hiện nay, chỉ số phát triển con người được đề cập ở Việt Nam được coi như một vấn đề hết sức Hàn lâm, chưa được nhận thức đúng và đầy đủ trong xã hội, đặc biệt là hệ thống quản lý nhà nước. Nhận thức sai trong vấn đề phát triển con người dẫn đến cách làm sai và để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. 1.1. Theo căn cứ trên, sự phát triển xã hội nói chung hay con người nói riêng không phải đơn thuấn căn cứ vào mức thu nhập quốc dân (GDP) mà con là tạo ra một môi trường trong đó mọi người có thể phát triển mọi khả năng của mình và làm chủ một cuộc sống sáng tạo, hữu ích và phù hợp với lợi ích và nhu cầu của họ. 1.2. Hơn thế nữa, GDP chỉ nói lên được thu nhập bình quân chứ chưa phản ánh được sự nghèo khó đã được cải thiện hay chưa. Trong xã hội độ bất bình đẳng xã hộ càng cao thì nỗ lực giảm nghèo qua tăng trưởng thu nhập càng khó khăn và ngược lại. 1.3. Quan tâm đến việc phát triển con người vừa là trực tiếp - ngắn hạn vừa là gián tiếp – dài hạn. Đây được coi là vấn đề trọng tâm trong nhận thức về sự phát triển bền vững nói chung. Con người là mục tiêu của sự phát triển nên việc đầu tư phát triển con người đem lại kết quả trực tiếp nhằm tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính con người. Quá trình tiếp theo đó khi chất lượng năng lực con người được củng cố thêm qua giáo dực, sức khỏe, ... thì lượng vật chất được tạo ra sau đó gián tiếp được tăng thêm cứ như vậy việc phát triển con người còn có ý nghĩa bền vững và dài hạn. 1.4. Xây dựng cuộc sống hanh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh ngay trong điều kiện thu nhập chưa cao là lối đi đúng đăn bền vững. Việc tăng trưởng kinh tế là yếu tố nền tảng, là điều kiện cần cho phát triển con người, tuy vậy để tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn thường phải đánh đổi rất lớn như cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị hủy hoạt [Type the document title] 15 và nhiều hệ lụy ... Nên song song với việc tăng trưởng kinh tế cần phải có những chính sách phát triển giáo dục, y tế, công bằng xã hội... 2. So sánh với các quốc gia khác và theo thời gian để thấy được trọng điểm cần ưu tiên từ đó đưa ra những chính sách hợp lý nhằm cải thiện tiến bộ xã hội, nâng cao trình độ phát triển con người. Dựa vào nguyên tắc chung HDI từ 0 đến 1 và càng gần 1 có nghĩa quốc gia đó, địa phương đó có trình độ phát triển con người cao và ngược lại. Trình độ phát triển được chia làm 3 nhóm: Nhóm nước có HDI thấp ( dưới 0.5), HDI trung bình ( từ 0.5 – 0.8), HDI cao là trên 0.8. Bảng 6: Chỉ số phát triển con người và các chỉ số thành phần - Việt Nam so với một số nước châu Á, 2010 Xếp hạng HDI Điểm số Chỉ số phát triển con người (HDI) Tuổi thọ bình quân (năm) Số năm đi học trung bình (năm) Số năm đi học dự kiến (năm) Tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người (PPP 2008 $) Xếp hạng GNI bình quân đầu người trừ đi xếp hạng HDI Điểm số HDI ngoài thu nhập Hàn Quốc 12 0.877 79.8 11.6 16.8 29,518 16 0.918 Xingapo 27 0.846 80.7 8.8 14.4 48,893 –19 0.831 Malaixia 57 0.744 74.7 9.5 12.5 13,927 –3 0.775 Trung Quốc 89 0.663 73.5 7.5 11.4 7,258 –4 0.707 Xri-lan-ca 91 0.658 74.4 8.2 12 4,886 10 0.738 Thái Lan 92 0.654 69.3 6.6 13.5 8,001 –11 0.683 Philippin 97 0.638 72.3 8.7 11.5 4,002 12 0.726 Inđônêxia 108 0.6 71.5 5.7 12.7 3,957 2 0.663 Việt Nam 113 0.572 74.9 5.5 10.4 2,995 7 0.646 Ấn độ 119 0.519 64.4 4.4 10.3 3,337 –6 0.549 Lào 122 0.497 65.9 4.6 9.2 2,321 3 0.548 Campuchia 124 0.494 62.2 5.8 9.8 1,868 12 0.566 Bănglađet 129 0.469 66.9 4.8 8.1 1,587 12 0.543 Nguồn: Liên Hợp Quốc, 2010 Theo phương pháp này, ta có thể biết được chỉ số nào chúng ta đang yếu nhất so với các nước đem so sánh từ đó đưa chính sách cụ thể để dễ cải thiện HDI trong thời gian ngắn hơn. Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy Việt Nam có chỉ số trung bình gần mốc thấp để cải thiện ta cần tập trung nhiều hơn vào 2 chỉ số còn quá thấp so với các nước đó là: GNI bình quân đầu người và số năm đi học trung bình. Tức là thu nhập và giáo dục 3. Chi tiết hóa HDI theo các nhóm chỉ số quan trọng ở trong nước. Từ đó phát hiện sự chênh lệch về trình độ phát triển của từng địa phương trong việc đánh giá thực trạng và từ đó có những chính sách đặc thù cho từng địa phương [Type the document title] 16 nhằm khắc phục sự chênh lệch về sự phát triển thông qua các nhóm hành động cụ thể như cơ cấu lại chi tiêu công, phân bố lại nguồn viện trợ cho nhóm, vùng thấp ... cuối cùng sẽ cải thiện được HDI chung cho cả quốc gia. 4. Bổ sung các tiêu chí để có chỉ số HDI đặc thù của Việt Nam. Bình quân ba chỉ số về thu nhập, giáo dục, tuổi thọ là cách tính HDI chung toàn cầu. Tuy vậy, ba chỉ số này cũng chưa hoàn toàn phản ánh được trình độ phát triển con người của mỗi quốc gia, vùng hay địa phương ở hai khía cạnh: Một là, việc đánh giá sự phát triển con người càng chính xác khi bổ sung càng nhiều tiêu chí có ý nghĩa vào. Trong khi đó ba chỉ số cơ bản trên đôi khi không bao hàm được các chỉ số khác như sự Bất bình đẳng, mức độ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo đói, mức hấp thụ dinh dưỡng, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, sợ hãi chiến tranh ... Hai là, mỗi quốc gia có nhu cầu cấp bách khác nhau do thực trạng quốc gia. Điển hình các nước châu phi, nam Á với mối quan tâm hàng đầu là tỷ lệ nghèo đói, hộ dùng nước sạch, tỷ lệ tử vong trẻ mới sinh, tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng, sự bất bình đẳng ... Như vậy, việc đưa thêm các tiêu chí vào công thức tính HDI vừa cải thiện tức thời chỉ số HDI nếu đó là chỉ số thế mạnh của quốc gia đó và nhận ra được yếu tố yếu kém để đưa ra những biện pháp cải thiện nhằm thúc đẩy các chỉ số khác tăng lên. Để cải thiện tạm thời chỉ số HDI của Việt Nam cần đưa thêm các chỉ số là thế mạnh như chỉ số bình đẳng giới (Hiện nay, Việt Nam xếp hạng 66/135), mức độ hài lòng với cuộc sống (Việt nam xếp thứ 2 sau Costarica và trên Colobia trong 151 quốc gia - NEF), tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam được đánh giá là nhanh nhất thế giới ... Bên cạnh đó cần có biện pháp, chính sách nâng cao các chỉ số còn thấp của Việt Nam như tỷ lệ dân số có trình độ cao (5.4 % tính từ độ tuổi 25 trở lên) của Việt Nam còn thấp (sau Cuba 9,4%; philipin 8.4%), chỉ số về thất nghiệp vô hình cao đưa tông mức tỷ lệ thất nghiệp thực tế vào khoảng 30% .... Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề này sẽ thúc đẩy hàng loạt các tiêu chí khác như thu nhập, tuổi thọ, giáo dục tăng lên và làm tăng HDI chung của Việt Nam. 5. Hệ thống giải pháp tăng trưởng kinh tế: Gia tăng thu nhập quốc dân là mục tiêu quan trọng nhất trong công cuộc nâng cao chỉ số phát triển con người. Nó có ý nghĩa trực tiếp và dài hạn với HDI. Qua bảng xếp hạng HDI hằng năm của các quốc gia cho ta thấy nhóm nước có HDI cao là nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người cao. Đây là một quy luật phù hơp với thực tế, thông qua việc gia tăng thu nhập thì con người có điều kiện hơn trong việc tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, y tế... Với tình trạng thu nhập GDP/người ở Việt Nam còn thấp như hiện nay muốn cải thiện HDI thì tăng thu nhập quốc dân là giải pháp quan trọng nhất: 5.1. Cải thiện cán cân thương mại thông qua việc tăng xuất khẩu [Type the document title] 17  Nâng cao giá trị gia tăng  Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng thô, nguyên liệu, đầu nguồn cho quá trình sản xuất và chứa đứng rất ít giá trị gia tăng như: Quặng (kim loại, dầu mỏ), gỗ, sản phẩm nông nghiệp thô ... Đây hầu hết là những nguồn có hạn và chắc chắn sẽ sụt giảm trong tương lai, đa số các quốc gia phát triển dù có nguồn tài nguyên dồi dào cũng không xuất khẩu mạnh những nguồn này vừa không bền vững lại không đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia. Vì vậy muốn nâng cao giá trị xuất khẩu chúng ta cần chuyển hướng mục tiêu là giảm khối lượng xuất khẩu khoáng sản thô, chuyển dần sang xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm tới tận người tiêu dùng.  Trước khi hàng loạt khoản thuế chưa bị gỡ bỏ khi tham gia WTO cần tận dụng phù hợp các khoản thuế phát triển những nghành có giá trị gia tăng cao (may mặc, giầy da, chế biến, hàng tiêu dùng, du lịch ... ). Chỉ đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, nguyên liệu, khoáng sản khi tận dụng được các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Vậy thách thức đặt ra là cải thiện cán cân thương mại quôc tế như thế nào khi nhóm mặt hàng có giá trị gia tăng lớn còn non yếu trong khi mặt hàng chủ lực ngày một hạn chế ? Đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi nỗ lực chung của Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, cơ cấu XK của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển đổi tích cực, như tăng tỷ trọng hàng XK chế biến, giảm xuất khẩu hàng thô. Tuy nhiên, XK tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững do quy mô XK còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt hàng XK chủ yếu do khối các doanh nghiệp FDI sản xuất và là những mặt hàng dựa vào nguồn lao động rẻ và gia công hơn là những mặt hàng có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao. Việt Nam mới chỉ tận dụng được lợi thế so sánh sẵn có để phát triển XK mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh để phát triển những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.  Cần tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, đối với nhóm hàng nông, thủy sản, đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng để tăng giá trị và kim ngạch XK nông sản; chuyển dịch cơ cấu hàng XK hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển XK sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm sinh thái có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh và có thương hiệu mạnh. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến có tiềm năng dài hạn cần hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tăng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.  Tích cực mở rộng thị trường [Type the document title] 18  Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại mạnh hơn, hướng tới các thị trường mới tiêm năng từ đó mở rộng thị trường quốc tế và tăng xuất khẩu. Hiện nay, thị trường “ruột” của Việt Nam vẫn là thị trường Mỹ, Âu, Nhật, Trung Quốc trong khi đó các nước trong khu vực, ven đường biên giới còn rất hạn chế. Đồng thời, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin về thị trường thế giới, nhất là những thị trường và mặt hàng XK trọng điểm.  Ngoài ra, bộ Công Thương cần cập nhật thường xuyên những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, nhất là việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại (FTA) để mở rộng thị trường XK. Xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm XK hướng tới thị trường quốc tế bền vững - lâu dài và dân xóa bỏ việc cấp hạn mức xuất khẩu. 5.2. Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có thế mạnh tiềm năng của Việt Nam nhằm nuôi dưỡng phát triển các ngành này thông qua các chính sách về thuế. Dù Việt Nam chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng giản đơn nhưng lượng nhập các nguyên liệu đầu vào thường xuyên cao. Kết quả là tổng Nhập khẩu thường xuyên cao hơn xuất khẩu. Như vậy, trình độ phát triển của chúng ta rất thấp, giá trị gia tăng cho sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ. Do đó, phát triển các ngành sản xuất sản phẩm trung gian làm nguyên liệu đầu vào là vô cùng bức thiết trước thềm hội nhập. Để làm được điều này cần xác định các ngành trọng tâm cần nuôi dưỡng phát triển và phải là thế mạnh của Việt Nam. Đó là các ngành đòi hỏi cần nhiều lao động hàm lượng công nghệ thấp. Tiếp theo có chính sách thuế quan bảo hộ nuôi dưỡng các ngành này thông qua ba bước: Bước 1: Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cuối cùng để nuôi dưỡng hàng hóa trung gian giai đoạn phôi thai, Bước 2: Hạn chế nhập khẩu hàng trung gian giúp ngành sản xuất hàng hóa trung gian trong nước phát triển về chất, Bước 3: Xóa bỏ hàng rào nhập khẩu. 5.3. Kêu gọi đầu tư. Hiện nay, việc cấp đầu tư của các ngành, địa phương chưa có chính sách linh hoạt và chưa có định hướng phát huy thế mạnh của vùng. Nhà nước cần giao quyền tự chủ cao hơn trong việc kêu gọi đầu tư của ngành và địa phương theo định hướng phát huy thế mạnh của mình. Có thể thực hiện thí điểm tại một vài địa phương để rút kinh nghiệm khi triển khai mở rộng. 6. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng phát huy thế mạnh, Đẩy mạnh chuyên môn hóa dựa trên thế mạnh của từng địa phương. [Type the document title] 19 Do nhận thức chưa đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế cũng nhưng những điều kiện khách quan dẩn đến việc cơ cấu ngành kinh tế ưu tiên công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp có những sai lầm. Nông nghiệp vốn là thế mạnh của Việt Nam việc giảm tỷ trọng nông nghiệp bằng cách giảm sản lượng là một cách làm hết sức đối phó. Cần có biện pháp khắc phục tình trạng này song song với việc phát triển Công nghiệp, và dịch vụ. Mặt khác, mở rộng Công nghiệp là điều cần thiết nhưng không phát huy được thế mạnh về lao động mà phát triển các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao dẫn đến khoảng cách ngày càng xa so với các nước khác kéo theo nhập khẩu các yếu tố đầu vào tăng mạnh. 7. Tăng năng suất lao động: Việt nam có tốc độ tăng năng suất lao động ngày một cải thiện, tuy vậy năng suất lao động của người Việt ở hàng thấp nhất thế giới. Điều đó cso thể gải thích về trình độ kỹ thuật, công nghệ của ta còn thấp, co sở vật cất còn nghèo, công tác quản lý hạn chế, việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đặc biệt là nông nghiệp. Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế nội hàm của nó chính là vấn đề tăng năng suất lao động. Việt nam cần có những chính sách nhằm cải thiện thực trạng trên: 7.1. Tập trung cao cho phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Đây là khâu đầu, quyết định và là quan trọng nhất trong nhất để nâng cao chất lượng năng xuất lao động. Thực trang hiện nay việc đào tạo nghề nghiệp không có liên quan nhiều đến nhu cầu sử dụng lao động, định hướng sử dụng lao động của nhà nước với các cơ sở đào tạo nghề hết sức lỏng lẻo. Do đó:  Nhà nước cần ban hành những quy định bắt buộc cho các cơ sở đào tạo trong việc đảm bảo học viên có việc làm khi kết thúc khóa đào tạo để đánh giá được chất lượng đào tạo từng cơ sở.  Trong khi định hướng nghề nghiệp của các học viên khi kết thúc khóa học còn rất thấp nguyên do mục đích theo học không xuất phát từ mong muốn, đam mê của bản thân học viên. Chính vì vậy, trong giao dục phổ thông cần có những chương trình định hướng nghề nghiệp, khơi dậy niềm đam mê cho các học sinh trước khi chọn nghề nghiệp. Thời gian cho việc phổ cập giáo dục hiện nay quá dài (12 năm) trong khi thiếu tính thực tiễn làm giảm định hướng nghề nghiệp của học sinh cần bỏ phổ cập giáo dục lớp 11,12 và cấp phép cho những cơ sở đủ điều kiện về quy mô, chất lượng đào tạo. 7.2. Giao cơ chế chủ động tài chính cho các cơ sở đào tạo tạo sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đầu ra cho các học viên. 7.3. Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất. [Type the document title] 20 Đổi mới công nghệ nâng cao năng suất là điều tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho mỗi quốc gia, đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam cần phải được nghiên cứu kỹ.  Về mặt hiệu quả thực tế Việt Nam vẫn phai duy trì những công nghệ cổ truyền, thủ công, bán hiện đại để giải quyết việc làm, tận dụng lực lượng lao động đông đảo chưa được qua đào tạo và phát triển ngành truyền thống nhờ các nghệ nhân trong nghề. Tuy nhiên, để tăng số lượng, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm, Việt Nam cần từng bước học hỏi, tiếp thu những công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Những công nghệ tiếp nhận nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt có khả năng tác động sâu rộng tới nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất như điện tử- tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới thúc đẩy nhiều ngành trong nền kinh tế cùng phát triển. Bước đầu cần có chính sách hỗ trợ thí điểm triển khai tại các cơ sở kinh tể đủ điều kiện thực hiện, sau đó xây dựng quy trình làm chủ và phổ biến đại trà.  Chú trọng, nghiên cứu – phát minh công nghệ trong nước song song với việc tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Một mặt là đủ cơ sở để tiếp nhận các công nghệ mới, một mặt chủ động hơn trong việc sử dụng công nghệ. Việc nghiên cứu phát triển công nghệ ở Việt Nam không phát triển chủ yếu do việc triển khai thí điểm không có cơ sở. Do đó, cần đưa ra những quy định cho việc triển khai thí điểm các công trình nghiên cứu, phát mình ... nhằm kích thích sáng chế trong nước. 8. Nâng cao tuổi thọ 8.1. Xã hội hóa trong việc phát triển hệ thống y tế. Ở Việt Nam hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế chủ yếu do các cơ sở nhà nước đảm nhiệm dưới cơ chế xin cho đã khiến cho việc điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa đạt hiệu quả cao. Biểu hiện dễ thấy đó là hệ thống cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Người khám chữa bệnh dù đã nộp phí nhưng vẫn không được coi là khách hàng và phải hối lộ, đút lót để được khám chữa tân tâm hơn. Cùng với mức viện phí chưa hợp lý dẫn đến tình trạng vượt tuyến gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên nhưng tại các cơ sở y tế thì lại vắng bóng.  Thực tế trên cho thấy cần sớm thay đổi cơ chế quản lý cho hệ thống các cơ sở y tế đó là chuyển đổi cơ bản sang nguyên tắc thị trường. Các bệnh viện là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cạnh tranh trực tiếp từ đó chất lượng chăm sóc y tế cho người dân sẽ được cải thiện. Hiện nay, để chuyển sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực này Việt Nam cần từng bước giao quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở khám chữa bệnh hay cổ phần hóa các bệnh viện song song với hệ thống thanh tra, giám sát đặc biệt trong lĩnh vực này. Mô hình thị trường hóa ngành y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng hết sức phổ [Type the document title] 21 biến tại các nước phát triển và đem lại hiệu quả cao từ đó cải thiện rất đáng kể trong việc cải thiện chỉ số HDI. 8.3. Tuyên truyền Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) là giải pháp quan trọng và hết sức phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Tác động vừa lâu dài vừa trực tiếp đến chỉ số HDI. Mỗi gia đình tối đa 2 con vừa đảm bảo cho một nguồn nhân lực trong tương lai vừa giảm triệt để nguy cơ bùng nổ dân số - một mối đe dọa tiềm tàng của các quốc gia đang phát triển. KHHGĐ là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là tỷ lệ trẻ em tử vong do mới sinh giảm, từ đó trực tiếp nâng cao tuổi thọ bình quân toàn dân. Không những vậy KHHGĐ với mục tiêu là qui mô gia đình nhỏ, đã mang đến một điều kiện học tập tuyệt vời cho thế hệ được sinh ra, điều này đóng góp trực tiếp cho việc nâng cao chỉ số HDI. 9. Phát triển giáo dục. Chỉ số phát triển giáo dục được đánh giá ở khía cạnh tỷ lệ mù chữ và số năm đến trường. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần duy trì và đẩy mạnh các biện pháp sau: 9.1. Một là, tự chủ hóa tài chính cho các cơ sở giáo dục. Với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo bậc cao cần đưa ra Luật trong việc sáng chế, thí điểm mô hình nghiên cứu. Theo chuyên gia của UNDP nói. “Các công ty quốc doanh, tập đoàn Nhà nước đang hấp thụ rất nhiều nguồn lực nhưng hiệu quả lại kém, Chính phủ Việt Nam cần nắm bắt cơ hội cải tổ các đơn vị này để họ hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt về y tế và giáo dục”. 9.2. Hai là, tại các vùng đô thị có chính sách phát triển giáo dục về chất, ưu tiên việc xóa mù chữ sớm cho trẻ em đặc biệt trẻ em bị thiệt thòi.  Hiện nay, các vùng đô thị việc phổ cập giáo dục đã cơ bản hoàn thành về mặt số lượng tuy vậy để kích thích nhu cầu học tập (số năm đến trường) cao hơn cần cải thiện chất lượng bài giảng, chất lượng giáo viên giảng dạy để khơi dậy sự đam mê trong học tập, nghiên cứu.  Bên cạnh đó đẩy tuyên truyền việc đưa trẻ đến trường bằng những chính sách khuyến khích thích hợp như: Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, tặng học bổng, xây dựng kênh từ thiện trực tiếp hỗ trợ giáo dục cho các vùng khó khăn có tỷ lệ mù chữ cao. 9.3. Ba là, xây dựng hệ thống chế tài đồng bộ, đầy đủ hơn. Xử phạt nặng hơn nữa với những trường hợp vi phạm trong giáo dục nhằm tăng cường nề nếp, kỷ cương và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, gồm: những tiêu cực trong dạy thêm học thêm; tiêu cực trong việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ và đánh giá kết quả học tập không đúng thực chất. Giảm bớt số kỳ thi và đơn giản hóa hình thức thi. KẾT LUẬN [Type the document title] 22 Được coi là thành tựu, là bộ mặt của mỗi quốc gia. Vì vậy, các nước nói chung và Việt Nam nói riêng luôn tìm cách cải thiện chỉ số phát triển con người của mình. Nhằm tiếp tục hướng tới mức phát triển con người cao hơn, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc khuyến nghị Chính phủ cần ưu tiên phát triển y tế và giáo dục bởi lẽ đây là cách tốt nhất để phát triển con người bền vững. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng và giá cả phải chăng cho mọi người nhằm giảm khoảng cách và đẩy lùi bất công trong xã hội. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước là khâu hết sức quan trọng cho mọi giải pháp đưa ra. Thực hiện giải pháp có nhanh, đúng, hiệu quả không là ở sự quản lý của nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần xây dựng hệ thống đầy đủ và đồng bộ với mức phạt đủ sức răn đe trên tinh thần khẩn trương nhất. Xây dựng các chương trình chống tham nhũng không chỉ là cơ quan công an mà đi vào toàn dân mới có cơ hội giảm nạn tham nhũng tràn lan như hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhktpt_8167.pdf
Luận văn liên quan