Tiểu luận Khái quát tâm lý du lịch nước Mỹ

Kề từ sau vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra vào ngày 11/9/2001, người dân Mỹ có khuynh hướng tìm đến những quốc gia có nền chính trị ổn định. Mặc dầu, người Mỹ là một trong những dân tộc thích mạo hiểm, ưa phiêu lưu nhưng với tình hình bất ổn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên thế giới hiện nay thì người Mỹ cũng chuyển dần lịch trình du lịch của mình từ các nước châu Âu sang các nước châu Á. Theo đó, Trung Quốc được xếp đầu bởi bên cạnh vấn đề an ninh Trung Quốc còn có thế mạnh về phong cảnh, ẩm thực, văn hóa lâu đời . Vị trí thứ hai ở Châu Á thuộc về các nước Đông Nam Á và tiếp theo là Ấn Độ. Thậm chí, trong cùng 1 khu vực thì khuynh hướng này cũng có sự thay đổi khi bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị. Nếu như trước 2007, người Mỹ rất thích chọn Thái Lan để đi du lịch vì ngành du lịch phát triển với nhiều sản phẩm độc đáo, giá cả hợp lý thì kể từ năm 2008, cùng với làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính quyền của thủ tướng Thaksin dâng cao, lượng khách Mỹ giãm mạnh. Theo đó, người Mỹ chuyển hướng sang những quốc gia khác tuy có ngành du lịch phát triển không bằng nhưng có nền chính trị được đảm bảo như Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khái quát tâm lý du lịch nước Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Khái quát tâm lý du lịch nước Mỹ 2 I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MỸ 1. Lịch sử hình thành : Mỹ tách ra khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Mỹ ký Hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập, Mỹ chỉ có 13 bang. Hiện nay, Mỹ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Chính vì thế quốc kỳ của Mỹ hiện nay có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 vạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa Anh đã tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của nước này. Mỹ là nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay. Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Mỹ là cuộc Nội chiến Bắc - Nam (1861 - 1865), Đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam, và vụ khủng bố 11/9 năm 2001. 2.Vị trí địa lý : 3 Mỹ nằm hầu như hoàn toàn trong Tây bán cầu, nằm giữa Bắc Mĩ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía bắc giáp quốc gia Canada, và phía nam giáp Mexico. Tiểu ban Bán đảo Alaska nằm trong vùng Tây Bắc của lục địa Bắc Mĩ, giáp với Canada ở phía Đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. 3. Diện tích : Tổng diện tích: 9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu, trong đó diện tích đất đai là 9.158.960 Km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Diện tích Mỹ bằng nửa Nga; bằng khoảng 3/10 Châu Phi; bằng khoảng nửa Nam Mỹ; rộng hơn Trung Quốc không đáng kể; và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần. 4. Khí hậu, cảnh quan và sông ngòi : Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Miền Tây Mỹ bao gồm các tiểu bang như California, Oregon, Washington có khí hậu quanh năm mát. với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Mỹ rất đa dạng. Mỹ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Miền Ðông Bắc Mỹ bao gồm các tiểu bang như Massachusette, Connecticut, New York…có 4 mùa và mùa đông thời tiết rất lạnh và có tuyết. Miền Trung Tây Mỹ bao gồm các tiểu bang như Illinois, Michigan, Missouri… có khí hậu hơi giống miền Ðông Bắc. Miền Nam Mỹ bao gồm các tiểu bang như Texas, Georgia, Florida… có khí hậu nóng. Nước Mỹ có một số hệ thống sông lớn , bao gồm sông Mississpi phía Đông, Columbia phía Tây Bắc và Colorado phía Tây Nam. Những con sông này thường bắt nguồn từ các khu vực cao nguyên. Nguồn của sông Columbia nằm trong khu vưc đồng bằng của dãy Rocky thuộc Canada. Sông Arkansas, một nhánh của sông Mississpi, bắt 4 nguồn gần Leadville, sông Colorado, trên dãy núi Rocky thuộc Mỹ.Mỗi dòng sông đều chảy qua một khu vực được gọi là lưu vực sông. Lưu vực của sông Mississpi bao trùm 41% tổng diện tích nước Mỹ. Lưu lượng các con sông như San Gabriel ở California bị giảm xuống không đáng kể hoặc không giảm suốt các tháng trong năm. Sông làm thay đổi cảnh vật theo hai cách: xói mòn và bồi tụ. 5. Dân số,ngôn ngữ và thành phần sắc tộc : Dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước tính 0,89%.Trong đó lực lượng lao động chiếm 141,8 triệu (kể cả những người thất nghiệp – số liệu năm 2001, trong đó: lao động quản lý và chuyên gia 31%, lao động hành chính và bán hàng 28,9%, lao động dịch vụ 13,6%, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang, giao thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1%, lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp 2,4%. Với tuổi thọ trung bình của người Mĩ là 77,4 năm, trong đó đối với nam trung bình là 75,5 năm và với nữ là 80,2 năm. Tỷ lệ biết chữ chiếm 97% (tính từ 15 tuổi trở lên ).Số người sử dụng Internet vào khoảng 170 triệu (năm 2003) . Ngôn ngữ (2003) tiếng Anh (chỉ một) 214, 8 triệu tiếng Tây Ban Nha 29,7 triệu tiếng Hoa 2,2 triệu tiếng Pháp (tính cả tiếng Creole) 1,9 triệu tiếng Tagalog 1,3 triệu 5 tiếng Việt 1,1 triệu tiếng Đức 1,1 triệu Sắc tộc: Người da trắng 77,1%, người da đen 12,9%, người Châu á 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Khoảng 30% dân số Mỹ là người nhập cư. Hiện nay, hàng năm Mỹ có khoảng 1 triệu người nhập cư. 6.Tài nguyên khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản của mỹ tương đối nghèo nàn, hạn chế về số lượng và khối lượng. Các tài nguyên chính như than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ. 7. Kinh tế - chính trị, quân sự : Mỹ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại giao của Mỹ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C., và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tạo Mỹ. Tuy nhiên, Cuba, Iran, Bắc Hàn, Bhutan, và Sudan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ. Chính trị : Mỹ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Mỹ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Quốc hội Liên bang Mỹ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp 6 Kinh tế : Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Mỹ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Mỹ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Mỹ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Nợ quốc gia của Mỹ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Mỹ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có. 8. Đặc trưng về con người Mỹ : Như chúng ta đã biết Mỹ có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, thành phần chủng tộc rất đa dạng và phức tạp đó là kết quả của nhiều luồng di dân trên thế giới đến nước Mỹ, nên có thể nói rằng tính cách hay truyền thống văn hóa cũng có những điểm khác nhau giữa các dân cư cùng sống trong một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống, giao lưu và phát triển để thích nghi dần người Mỹ đã hình thành nên những đặc điểm chung về tính cách như sau : Tính cá nhân : Đây là đặc điểm nổi bậc không những của người dân mỹ mà còn đại diện cho các nước ở phương Tây. Bất cứ làm việc gì họ cũng đề cao vai trò cá nhân của mình, người mỹ luôn tự hào về bản thân họ, nhân quyền đối với họ là điều bất khả xâm phạm. Điều này nghe có vẽ giống với thái độ ích kỉ, nhưng chính điều này lại khiến cho người mỹ thành thật, tôn trọng những cá nhân khác và đòi hỏi những quyền bình đẳng con người không những cho mình mà cho những cá nhân khác. Vd : Đồng loạt biểu tình phản đối chiến tranh của Mỹ xâm chiếm tại Việt Nam. 7 Tính tự lập : Khác với số nhiều quốc gia ở châu Á, người Mỹ đã xây dựng cho mình tính tự lập từ nhỏ. Ngay từ khi còn bé, trẻ em đã được dạy để tự đứng trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đủ 18 tuổi phải tự tìm kiếm việc làm để chi tiêu cho những hoạt động cá nhân, tự chọn trường học, ngành học mà không bị bố mẹ áp đặt,tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, có gia đình con đủ 18 tuổi phải tự trả tiền điện, nước dùng… phải tự quyết định và hướng hôn nhân cho bản thân, thay vì ỉ lại vào gia đình. Phong thái thoải mái : Người Mỹ thích ăn mặc và giải trí một cách bình thường và thoải mái, họ bài tỏ tình cảm một cách phô trương và chân thật, họ giao tiếp với một phong thái thoải mái trong gia đình hay ngoài xã hội mặc dù giữa họ có sự khác biệt về tuổi tác hay địa vị xã hội. Sinh viên gọi thầy cô bằng tên và ngược lại. đối với sinh viên quốc tế đặc biệt là các nước châu á họ coi hành động này như một thái độ vô lễ, thậm chí là thô lỗ nhưng đây là văn hóa Mỹ. Mặc dù, tại thời điểm nào đó, người Mỹ đã từng coi trọng các quy tắc, song nhìn chung cũng không quan tâm nhiều đến việc đó. Sự canh tranh cá nhân : Người Mỹ đánh giá cao các thành quả mà họ đạt được, vì vậy họ rất hay ganh đua với nhau. Bạn có thể tìm thấy những cuộc thi có tính chất giao hữu đồng thời cũng đầy ganh đua ở khắp mọi nơi. Từ cách đùa vui, cho đến việc thêm từ vào câu và cách trả lời nhanh, thông minh và hóm hỉnh của người Mỹ là hình thức ẩn dụ của sự cạnh tranh. Mặc dù đây là thói quen của người Mỹ, song đôi lúc cũng làm bạn cảm thấy không thoải mái. Coi trọng thành tựu : Có thể nói, người Mỹ luôn bị ám ảnh bởi những thanh tựu đạt được trong thể thao, vì vậy họ trưng bày những phần thưởng từ những thành tích thể thao cho tới thành tựu trong công việc kinh doanh tại văn phòng và tại nhà. Đôi khi, sách báo và các bộ phim thường không được đánh giá dựa trên chất lượng, mà dựa trên số lượng bán ra và lợi nhuận thu được. tại các trường đại học, mọi người chú trọng vào thành quả đạt được, vào điểm số và điểm trung bình cuối năm của sinh viên. 8 Sự thân thiện theo cảm tình cá nhân : Nói chung, tình bạn giữa những người Mỹ thường ngắn ngủi và ngẫu nhiên hơn so với tình bạn được thiết lập ở các nền văn hóa khác. Điều này chịu nhiều ảnh hưởng từ sự hay thay đổi và một thực tế rằng người Mỹ không thích phụ thuộc vào bạn bè. Người Mỹ thường có khuynh hướng tách biệt rõ tình bạn, có bạn nơi làm việc, bạn trong cùng đội bóng, trong mối quan hệ gia đình… Tuy nhiên, họ cũng có thể trở thành những người bạn tốt và chân thành, điều đó đáng để bạn cố gắng thiết lập một tình bạn lâu dài với một người bạn Mỹ mà bạn quý mến. Người mỹ thích đặc câu hỏi : Một số câu hỏi có thể hơi quá thẳng thắn và lạ lẫm đối với bạn bạn có thể sẽ phải trả lời một vài câu hỏi riêng tư ngay lần đầu gặp mặt. tuy nhiên, việc này xuất phát từ sự quan tâm thật sự, chứ không phải từ sự tọc mạch. Sự năng động : mãnh đất Mỹ luôn biến đổi và năng động nếu ai đó thích sự yên tĩnh thì khó có thể hòa nhập được, ngược lại nếu là người hướng ngoại thì cảm thấy rất thú vị và thoải mái. Người mỹ ít quan tâm và hiểu biết về thế giới : Rất nhiều học sinh Mỹ không hiểu biết nhiều về địa lý cũng như các vấn đề của thế giới. họ thường hỏi những câu hỏi về những sự kiện toàn cầu đang xảy ra hoặc hoàn toàn ngờ ngệch về các vấn đề liên quan đến địa lý thế giới. sự thờ ơ của người Mỹ đến các vấn đề toàn cầu này được lý giải bởi sự xa cách của lãnh thổ Mỹ với các châu lục khác. Người Mỹ không quen với sự im lặng. Họ thà nói về thời tiết còn hơn chấp nhận sự im lặng trong một cuộc hội thoại. Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của đối phương về những vấn đề chưa hiểu. II. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA MỸ: Với sự phát triển ngày càng nhanh của ngành du lịch quốc tế thì ngày nay số lượng du khách nước ngoài vào Việt Nam không phải ít khi mà tài nguyên du lịch của Việt Nam quá phong phú cộng với cung cách phục vụ ngày càng được hiện đại hóa, trong 9 đó du khách Mỹ góp phần đáng kể. Và việc phục vụ cho du khách Mỹ này không phải dễ bởi sự khác biệt về văn hóa quá lớn giữa phương Đông và phương Tây. Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Mỹ. Tuy thành phần dân tộc đa dạng, nhưng nền văn hóa Mỹ vẫn có những đặc điểm chung rất đặc trưng: 1. Đặc điểm chung trong văn hóa giao tiếp: Người Mỹ sống “thoáng”, không kiểu cách, không cầu kỳ, hoa mỹ. Người Mỹ thích sống tự lập, không thích dựa dẫm vào bạn bè hay người thân. Ở nơi ít người cũng như nơi nhiều người, tại nhà riêng hay trụ sở làm việc thì cách ứng xử của họ cũng đều rất thoải mái, thân thiệt, nhiệt tình và rất lịch sự. Khi giao tiếp, người Mỹ thường bắt tay nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau để thể hiện tình cảm. Người Mỹ ít khi giấu giếm cảm xúc, do đó mà người ta có thể hôn nhau bất cứ đâu. 2. Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ cũng giống như các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ loại trái dài (squash), và xi-rô cây phong, là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến. Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm chính cống Mỹ. Thực phẩm chua của người nô lệ phi Châu, phổ biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc châu Phi. Gà chiên kết hợp với nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Mỹ gốc châu Phi và người Scotland là một món khoái khẩu quốc gia. Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog là những món ăn đúc kết từ những phương thức chế thức ăn 10 của đa dạng các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức. Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, lượng calorie mà người Mỹ trung bình ăn vào cơ thể tăng 24 %, khi tỉ lệ số người Mỹ ăn thức ăn bên ngoài tăng từ 18 đến 32 %. Ăn uống thường xuyên tại những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald gần như có liên quan đến hiện tượng mà các nhà nghiên cứu của chính phủ gọi đó là "dịch bệnh béo phì. Người Mỹ thích uống cà phê hơn trà với khoảng hơn phân nửa dân số người lớn uống ít nhất một tách cà phê một ngày. Các loại rượu Mỹ có Bourbon whiskey, Tennessee whiskey, applejack, và Rượu Rum Puerto Rico. Rượu mart ini là loại rượu trái cây đặc tính Mỹ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ 81,6 lít bia mỗi năm. Tuy nhiên trong văn hóa ẩm thực người Mỹ vẫn có một số điều kiêng kỵ như: không ăn thịt thiên nga hay các loài chim bởi chúng là động vật hoang dã thuộc về thiên nhiên, hoặc không ăn thịt chó vì đây là loài vật khôn ngoan, trung thành với con người. Người Mỹ còn không ăn thịt chuột, tiết canh hay nội tạng gia súc… 3. Trang phục: Trang phục của người Mỹ thể hiện rõ nét tính chất của nền văn hóa nước này. Người Mỹ không có trang phục truyền thống cầu kỳ như kimono của người Nhật, hay hanbok của Hàn Quốc mà với quan niệm “năng động, tự nhiên và thoải mái” nên người Mỹ ăn mặc rất phóng khoáng, không “kín cổng cao tường” như các nước có nền văn hóa phong kiến lâu đời ở phương Đông. 4. Tôn giáo : Chính phủ Mỹ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ.Trong một cuộc thăm dò tư nhân thực hiện năm 2001, 76,7% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người theo Kitô giáo, giảm từ 86,4% trong năm 1990. Các giáo phái Tin Lành chiếm 52% trong khi Công giáo La Mã từng là giáo phái riêng biệt lớn nhất chiếm 24,5 %. Một cuộc 11 nghiên cứu khác cho thấy người da trắng Tin Lành phái Phúc Âm (evangelical) chiếm 26,3 % dân số; đây là nhóm đông nhất trong các giáo phái Tin Lành, tất cả người theo phái Tin Lành Phúc Âm của tất cả các chủng tộc chiếm từ 30–35 %. Tổng số người không theo Kitô giáo theo số liệu năm 2007 là 4,7 %, tăng từ 3,3 % năm 1990. Các tôn giáo không phải Kitô giáo là Do Thái giáo (1,4 %), Hồi giáo (0,5 %), Phật giáo (0,5 %), Ấn Độ giáo (0,4 %), và Nhất thể Phổ độ (Unitarian Universalism; 0,3 %). Giữa năm 1990 và 2001, số người theo Hồi giáo và Phật giáo gia tăng gấp đôi. Năm 1990 có 8,2 % và năm 2007 có 16,1 % dân số tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri, chủ nghĩa vô thần, hoặc đơn giản không có tôn giáo, vẫn tương đối ít hơn nhiều so với các quốc gia hậu công nghiệp như Vương quốc Anh (44 %) và Thụy Điển (69 %). 5. Lễ hội: Nền văn hóa Mỹ có thể nói vẫn còn trẻ so với các nền văn hóa của các nước khác như Pháp, Anh, Đức… và còn trẻ hơn nữa khi so với nền văn hóa các nước Châu Á. Chính vì thế mà các lễ hội ở Mỹ cũng mang tính chất “mới mẽ”và hiện đại hơn so với các nước khác. a) Nói đến lễ hội thì không thể không nhắc đến lễ Tạ Ơn vào tháng 11 mỗi năm, đây là lễ hội đầu tiên tại Mỹ và truyền thống còn mãi tới bây giờ mà bất cứ người dân nào mang quốc tịch Mỹ cũng đều tham gia kể cả những người dân nhập cư. 12 b) Bên cạnh đó là lễ hội đua đà điểu – lễ hội được xem là quý và hiếm ở Mỹ. Đây là lễ hội truyền thống của người Arizona ra đời vào năm 1989. Hay lễ hội Halloween đang được giới trẻ thế giới ưa chuông cũng có nguồn gốc từ Mỹ, lễ hội hoa hồng ( ra đời vào tháng 1/1890 để chào mừng năm mới hằng năm), lễ hội hoa anh đào tại Washinton ( lễ hội hoa anh đào này thường đến rất bất ngờ vào mùa xuân. Đôi khi nó bắt đầu vào tháng 2 nhưng có lúc lại tới vào tháng 3 hoặc tháng 4, và được tổ chức như lễ hội truyền thống tại Nhật ). Ngoài ra ở Mỹ còn thường xuyên tổ chức các lễ hội “kỳ quặc” và rất được người dân Mỹ ưa chuộng: c) Những trò chơi độc đáo mùa hè - 10 tháng 7, Dublin, Georgia: Cứ vào ngày 10 tháng 7 hàng năm, đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Mỹ lại tụ hội ở Dublin để chứng kiến và tham dự những trò chơi có một không hai trên thế giới như: quẳng phịch người xuống hố bùn, tạo những khúc nhạc từ nách, phun hạt dưa hấu xem ai phun xa hơn, ném nắp bệ bồn cầu vệ sinh. Người thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng và cúp làm từ những lon bia cũ. Những trò chơi độc đáo này được tổ chức thường niên và kéo dài 15 năm qua. 13 d) Lễ hội khoai tây nghiền Barnesville - từ ngày 27 đến 28 tháng 8, Barnesville, Minnesota: Lễ hội khoai tây nghiền Barnesville hàng năm thu hút hơn 16000 người yêu thích khoai tây đến tham dự hơn 40 hoạt động độc đáo của lễ hội bao gồm: đấu vật trong vũng khoai tây nghiền, thi gọt khoai tây, tạo hình trên khoai tây nghiền, thi ăn khoai tây nghiền. e) Lễ hội vật thể ngoài hành tinh Roswell - từ ngày 1 đến 4 tháng 4, Roswell, New Mexico: Lễ hội bao gồm các cuộc nói chuyện, hội thảo của những chuyên gia về UFO, hóa trang thành những động vật ngoài trái đất, lễ hội pháo hoa ngày quốc khánh Mỹ 4/7 14 chắc chắn sẽ mang đến cho khách du lịch những khám phá mới mẻ và thú vị về một thế giới ngoài trái đất bí ẩn. f) Lễ hội quốc gia Tom Sawyer- ngày 1 đến 4 tháng 7, Hannibal, Missouri: Lễ hội thường niên kéo dài 55 năm này, được tổ chức bên bờ sông thị trấn Hannibal là nơi nhà văn Mark Twain và nhân vật Tom Sawyer trải qua thời thơ ấu. Lễ hội Tom Sawyer bao gồm nhiều hoạt động vui chơi độc đáo như trong truyện "Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer": thi vẽ trên hàn rào, nhảy theo điệu con cóc, chơi bóng chuyền trong bùn. Những lễ hội ở Mỹ thể hiện sự mong muốn của con người đó là mong cuộc sống luôn được an lành và vui vẻ, hơn nữa qua đó còn thể hiện văn hóa của người Mỹ rất “thoáng”, luôn hướng tới tương lai chứ không sâu sắc hay thiên về quá khứ như nền văn hóa phương Đông. 6. Kiến trúc: Châu Mỹ ra đời quá sớm so với nhiều nước trên thế giới (1776) và vì thế kiến trúc Mỹ ít chịu ảnh hưởng bởi sự cổ điển, huyền bí của kiến trúc cổ Hi Lạp hay La Mã mà theo khuynh hướng hiện đại nhiều hơn. Trong khi các nước trên thế giới được nhân loại biết đến với những công trình cổ đại đại diện cho nền văn minh của loài người từ xa xưa như Ai Cập ( với kim tự tháp Khufu và tượng Nhân Sư), hay nổi tiếng với những nét đặc sắc trong kiến trúc như Thổ Nhĩ Kỳ (với nhà thờ Hagia Sophia), Ý (với nhà thờ Santa Maria del Fiore)… thì Mỹ nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời và mức độ tiện nghi, hiện 15 đại của nó, bên cạnh đó là những đài tưởng niệm hoành tráng và uy nghiêm, tòa quốc hội kiêu hãnh, tượng nữ thần Tự Do biểu tượng của nước Mỹ… 7. Nghệ thuật Mỹ: Với sự phát triển vượt bậc về kinh tế thì Mỹ cũng có những nguồn đầu tư rất lớn cho nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật của nước Mỹ thì cả thế giới đều biết đến với ngành điện ảnh Hollywood, đặc biệt là phim hành động với công nghệ cao, kỹ xảo đẹp mắt mà chỉ có ở Mỹ. Mỹ còn nổi tiếng với nghệ thuật hóa trang. Từ xưởng mỹ thuật ứng dụng cho điện ảnh Hollywood đến các lớp dạy thiết kế hóa trang sân khấu kịch Broadway, bộ môn nghệ thuật này có vai trò quan trọng trong nền công nghệ giải trí của nước Mỹ. 8. Văn học Mỹ: Cũng như nền văn học của các nước khác, các tác phẩm văn học Mỹ qua từng giai đoạn cũng thể hiện hiện thực của xã hội lúc bấy giờ của chính nước đó. Từ thời kỳ lập quốc đến khi xảy ra các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, và đến thời kỳ hiện đại, văn học Mỹ đã để lại cho nhân loại vô vàng những tác phẩm văn học giá trị. Các tác phẩm văn học nổi tiếng: A True Relation of ... Virginia ... (1608) và The General Historie of Virginia, New England, and the Summer Isles (1624) của John Smith, 16 The Power of Sympathy (1789) của Hill Brown, The Sun Also Rises và A Farewell to của Ernest Hemingway… III. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI MỸ - Phong cách sống: người Mỹ không kiểu cách cầu kỳ, nhưng nhiều người lại cho điều đó là thiếu sự tôn trọng. họ có thể chỉ chào nhau, hay nói gì đó với cả nhóm mà không bắt tay nhau. Thậm chí nhiều nhà điều hành cấp cao còn mặc mỗi chiếc áo sơ mi và không thắt caravat , họ ngồi trên ghế, gác chân lên bàn trong lúc nói chuyện điện thoại. điều này không có nghĩa là vô ý, một khi đã thoát xa đường phố ồn ào tấp nập thì họ là những người thoải mái và than thiện. họ vội vã, năng động, say mê trong công việc cũng như thích cạnh tranh (cho dù là trong giải trí đi chăng nữa). - Âm lượng giọng nói: Ở nơi công cộng người Mỹ thường nói lớn hơn người Đức hay người Malay nhưng không bằng người Nigeria hay người Brazil. Đối với người Mỹ việc nói chuyện nhỏ nhẹ hơn so với những người gần bên sẽ không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu tạo ra tiếng ồn thì họ sẽ gây chú ý và những lời bình luận không tốt - Sự va chạm: Nhìn chung người Mỹ ghét va chạm vào người khác và bị va chạm ở các nơi công cộng. Quy tắc “luôn đi bên phải” là một trong những biện pháp để giãm khả năng xảy ra các tiếp xúc với người lạ. Người Mỹ hiếm khi chen lấn nhau trên xe buýt, xe lửa hay các loại xe chở hành khách như cách mà những người Nhật và những người Mehico thường làm. Đơn giản họ thường tránh các tình huống có sự cọ xát cơ thể trải rộng và kéo dài không thể tránh khỏi với người lạ. Việc chen lấn qua đám đông được xem là khá thô lỗ. Trong trường hợp va phải người nào đó hay vô tình chạm phải một người nào đó, người Mỹ sẽ nhanh chóng lui lại và thường xin lỗi, làm cho người đó hiểu rằng sự va chạm đó là tình cờ. Họ sẽ nói “Xin lỗi” hay “Thật đáng tiếc” - Khoảng cách: Như trên đã nói, người Mỹ thường không thích có sự va chạm do đó họ luôn tạo cho mình một khoảng cách nhất định khi giao tiếp. Theo các nhà nghiên cứu, 17 khoảng cách mà họ cảm thấy an toàn nhất là 21 inch (hơn 60cm), họ luôn để ý đến khoảng cách ngay cả khi họ đứng trong cầu thang máy chật ních người . Đây là một khoảng cách xa so với những quốc gia khác. - Biểu lộ tình cảm: người Mỹ thường ít giấu giếm tình cảm mà thường bộc lộ thẳng thắn, họ không để bụng những lời trách móc của một người nào đó trong cơn giận dữ. Họ đi thẳng vào vấn đề mà không quanh co như một số dân tộc khác. - Tính thân mật: trong công sở, trừ những công ty luật, ngân hang hay các hang lớn, phần đông ở những công ty không khí rất thoải mái, mọi người ở mọi cấp bậc đều đùa giỡn với nhau rất thoải mái - Quan hệ bạn bè: quan hệ bạn bè ở Mỹ có thể rất mật thiết, nồng nhiệt, bất di bất dịch nhưng cũng có thể mất đi trong một thời gian ngắn khi hoàn cảnh đổi thay và hai bên đều không cảm thấy đau long vì điều này, vì thế chúng ta cũng đừng nên quá ngạc nhiên, một số dân tộc ở các nước khác có thể hụt hẫng về điều này nhưng ở nước Mỹ đó là điều bình thường. Người Mỹ có thể đón tiếp bạn nồng nhiệt tại nhà, nhưng thực ra họ không thể dành thời gian để tiếp khách ngoài giờ sinh hoạt hằng ngày của mình. Có thể họ sẽ yêu cầu khách đi từ sân bay về khách sạn bằng phương tiện công cộng, nếu khách không phải có chức vụ cao thì họ sẽ để khách tự tìm đường đến khách sạn hoặc nhà của họ. tuy nhiên khi khách đã đến nhà thì họ sẽ được đón tiếp đầy đủ, nồng nhiệt và chân thật/ - Trong bữa tiệc, trừ những bữa tiệc nhỏ, còn phần lớn họ đều đứng dậy, đi lại và đó là cách để họ dễ dàng nói chuyện cũng như giới thiệu về bản thân mình. Thường thì người đàn ông chỉ bắt tay người phụ nữ khi cô ta chìa tay ra, nếu không thì anh ta chỉ gật đầu chào. - Tại các buổi tiệc lớn có một nguyên tắc cơ bản là không được ở một chỗ quá lâu 18 Việc mang hoa và quà tặng khi bạn được mời đến ăn trưa và tối là việc tự nhiên và lịch sự, nhất là lần đầu vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh…tuy nhiên người Mỹ đến nhà bạn bè thường xuyên nên việc không mang quà cũng chẳng sao cả NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI MỸ - Người Mỹ thường hay xưng hô bằng tên của mình mà ít khi xưng chức vị, trừ một số trường hợp đặc biệt như các chính trị gia hay những vị giáo sư... - Người Mỹ cũng không thích những câu hỏi về đời tư khi chưa quen biết nhau, sau những câu chào hỏi xã giao như: what your name? Hay how are you ? và những câu trả lời đơn giản là được, đừng quá chi tiết có thể sẽ làm họ phật ý với bạn. - Tuy người Mỹ rất quan tâm đến chính trị nhưng trong lúc nói chuyện đây lại là chủ đề bạn nên tránh cùng với chủ đề tôn giáo và tình dục là những chủ đề nên tránh bàn đến khi tiếp xúc với người Mỹ. - Tuy thích thẳng thắn nhưng họ lại không thích bị chỉ trích và phê phán một cách trực diện, hãy khen họ và góp ý một cách nhẹ nhàng, như thế bạn dễ được chấp nhận hơn. - Trong lúc giao tiếp không nên đứng quá gần, vì như thế làm họ có cảm giác mất an toàn và họ sẽ đề phòng bạn Người Mỹ rất ưa chuộng sự sạch sẽ nên một không gian thoáng đãng và những đồ dùng sạch bóng trong sinh hoạt làm họ dễ chịu. - Điều quan trọng hơn cả là bạn không nên bình luận về dáng vẻ bề ngoài của một ai đó trước mặt người Mỹ, chắc hẳn họ sẽ không thích điều này. - Người Mỹ rất yêu quý động vật, vì vậy nếu bạn không thích động vật như chó , mèo... thì cũng đừng tỏ rõ như là mình khinh ghét chúng, và biết đâu vì thế mà họ không dành cho bạn sự thân thiện như ban đầu 19 - Điều tất nhiên không phải chỉ riêng người Mỹ mà một số nền văn hóa khác cũng vậy. Những hành động như: hỉ mũi, xĩa răng hay khạc nhổ bừa bãi được coi là một hành động bất lịch sự. IV. TÂM LÝ DU LỊCH KHÁCH MỸ Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, hằng năm có gần 50 triệu lượt khách Mỹ đi du lịch nước ngoài với thời gian lưu trú bình quân 12 ngày/chuyến, chi 58 tỉ USD, không tính chi phí vận chuyển và chiếm tới 12,2% tổng chi tiêu du lịch của thế giới. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, du khách Mỹ đến Việt Nam mỗi năm tăng đều. Nếu như năm 1999, du khách Mỹ đến Việt Nam đứng hàng thứ 9, thì đến năm 2003 đã vượt lên đứng hàng thứ 5. Và mới đây, thống kê mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong tháng 1 vừa rồi du khách Mỹ đã leo lên vị trí thứ 3 (sau khách Trung và Hàn), với 46.800 lượt, tăng 31,5% so với tháng trước và 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là 1 tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam. Bởi, khách Mỹ thường là những khách có thu nhập cao, khả năng chi trả cho chuyến đi lớn. Trong bối cảnh đó việc làm sao để thu hút càng nhiều khách Mỹ đến Việt Nam là một yêu cầu cần thiết hiện nay. Đặc biệt với điều kiện khách quan thuận lợi càng thúc đẩy người Mỹ tìm đến các quốc gia có nền chính trị ổn định, có sản phẩm du lịch hấp dẫn như Việt Nam càng nhiều. Bên cạnh những mục tiêu chiến lược về truyền thông quảng cáo thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ là điều tối cần thiết. Mỗi loại khách có một đặc điểm tâm lý riêng khi đi du lịch, nó chi phối đến quyết định lựa chọn điểm đến cũng như hình thức các cuộc hành trình. Thiết nghĩ, để rút ngắn tối đa khoảng cách giữa 2 bờ Thái Bình Dường, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xây dựng được 1 chiếc cầu đẹp, hấp dẫn thông qua công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh mà còn cần đảm báo chiếc cầu ấy phù hợp với tâm lý và hoàn cảnh của họ, tạo cho họ có cảm giác an toàn, thoải mái nhất khi đi qua nó. Chính vì vậy mà xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình tour dựa trên tâm lý du khách là việc làm quan trọng. 1. Xu hướng chọn điểm đến của người Mỹ. 20 + Khi đi du lịch, người Mỹ thường quan tâm đến điều kiện an ninh, trật tự ở nơi du lịch. Kề từ sau vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra vào ngày 11/9/2001, người dân Mỹ có khuynh hướng tìm đến những quốc gia có nền chính trị ổn định. Mặc dầu, người Mỹ là một trong những dân tộc thích mạo hiểm, ưa phiêu lưu nhưng với tình hình bất ổn đang diễn ra ngày càng phức tạp trên thế giới hiện nay thì người Mỹ cũng chuyển dần lịch trình du lịch của mình từ các nước châu Âu sang các nước châu Á. Theo đó, Trung Quốc được xếp đầu bởi bên cạnh vấn đề an ninh Trung Quốc còn có thế mạnh về phong cảnh, ẩm thực, văn hóa lâu đời…. Vị trí thứ hai ở Châu Á thuộc về các nước Đông Nam Á và tiếp theo là Ấn Độ. Thậm chí, trong cùng 1 khu vực thì khuynh hướng này cũng có sự thay đổi khi bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị. Nếu như trước 2007, người Mỹ rất thích chọn Thái Lan để đi du lịch vì ngành du lịch phát triển với nhiều sản phẩm độc đáo, giá cả hợp lý thì kể từ năm 2008, cùng với làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính quyền của thủ tướng Thaksin dâng cao, lượng khách Mỹ giãm mạnh. Theo đó, người Mỹ chuyển hướng sang những quốc gia khác tuy có ngành du lịch phát triển không bằng nhưng có nền chính trị được đảm bảo như Việt Nam. Trước 2001, du khách Mỹ rất háo hức với khuynh hướng du lịch mới mà họ gọi là “du lịch thực tế”- sẵn sàng trải nghiệm cuộc sống thiếu thốn, khó khăn ở những vùng đất xa xôi, hiểm trở để cảm nhận những cảm xúc lạ, những điều khác biệt, thì đến 2007 xu hướng đó lại quay về với các miền văn minh, những quốc gia có hoạt động du lịch đang lên như các quốc gia Đông Nam Á. Trong niềm say mê khám phá, người Mỹ vẫn không quên nổi ám ảnh của các vụ khủng bố. Do đó, quyết định lựa chọn điểm đến luôn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố an ninh. + Người Mỹ thường đặt ra các yêu cầu cao về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng phục vụ của điểm đến. 21 Người Mỹ có thu nhập cao và khả năng chi trả lớn. Do đó, họ thường đòi hỏi từ phía các công ty du lịch những dịch vụ tốt nhất. Ông Vũ Duy Vũ, Phó Giám đốc Saigontourist, cho biết: Đòi hỏi của khách Mỹ rất cao, cao hơn cả khách châu Âu và vượt xa khách châu Á. Hầu như, khách Mỹ đến với chúng tôi đều yêu cầu phải được ở khách sạn 5 sao, ít cũng là 4 sao. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc tính là người tiết kiệm, có đầu óc thực tế nên người Mỹ luôn cho rằng số tiền mà họ đã chi phải tương xứng với những gì mà họ được hưởng. Yêu cầu về chất lượng nhân viên phục vụ cũng phải được đảm bảo bên cạnh đòi hỏi về cơ sở vật chất. Mọi người Mỹ trước khi đi du lịch nước ngoài đều tìm hiểu đầy đủ thông tin về đặc điểm của nơi đến. Trong lúc tham quan họ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi cho hướng dẫn viên, nếu kiến thức của hướng dẫn viên không đủ sâu và rộng để làm thỏa mãn những thắc mắc của họ hay tệ hơn là trả lời sai những kiến thức mà họ đã biết thì họ sẵn sàng yêu cầu thay hướng dẫn khác không nể nang. + Người Mỹ tìm hiểu rất kỹ thông tin về đất nước, con người trước chuyến đi. Dù là khách hạng sang hay khách lẻ, thanh niên đi du lịch bụi hay các đại gia đi du thuyền thì người Mỹ luôn tra cứu và tìm hiểu thông tin kỹ càng về đất nước mà họ sẽ đến thăm. Không giống nhiều người khác với quan điểm đi du lịch là để nghỉ ngơi, giải trí, người Mỹ luôn muốn tận dụng những chuyến đi xa của mình để học hỏi thêm nhiều điều nay lý thú. Họ thường nhìn nhận cuộc hành trình của mình là một cuộc thám hiểm hay khám phá những vùng đất mới hơn là một chuyến đi chơi, thư giãn đơn thuần. Một trong những đặc điểm nổi bật của người Mỹ là họ có tinh thần học hỏi mọi lúc mọi nơi. Xã hội Mỹ luôn đề cao những con người có ý chí cầu tiến, vươn lên bằng chính tài năng và nghị lực của bản thân. Từ nhỏ họ đã được giáo dục tính tự lập, tự chịu trách nhiệm với những hành động của mình và vì vậy họ cũng phải luôn tự học hỏi từ xung quanh. Đối với họ học bằng cách đặt câu hỏi là một trong những cách học hiệu quả nhất. Điều này phổ biến đến mức, người ta nhận xét đặc điểm của người Mỹ là thích hỏi. 2. Xu hướng chọn loại hình du lịch 22 Theo số liệu của Trường Georgia Tech cung cấp, có bốn loại hình du lịch mà du khách Mỹ rất thích: du lịch sinh thái, du lịch tham quan di sản văn hóa, du lịch khám phá các vùng miền mới và du lịch tham gia các sự kiện thể thao... Đặc biệt trong các loại hình trên, người Mỹ thích nhất là du lịch bằng du thuyền. Ở châu Âu dù cho địa điểm thăm quan là Pháp, Đức, hay một nước nào đó ở vùng Ban tích thì hình thức du lịch này cũng rất được ưu chuộng. Lý do thứ nhất: du thuyền cho phép du khách có thể dừng lại bất cứ đâu và mang lại cho họ những cảm giác mới mẻ, gần với thiên nhiên. Lý do thứ hai: vì tỷ lệ người hút thuốc ở Mỹ vào loại cao nhất thế giới nên du khách Mỹ có thể thoải mái thực hiện sở thích của họ trên các du thuyền. Cuối cùng, du thuyền có không gian rộng nên người Mỹ với bản tính cởi mở và hiếu kỳ sẽ dễ dàng kết bạn hơn. Nói thêm về xu hướng này, ông Vũ (PGĐ. SaiGonTourist) cho biết, ngoài tàu lớn, khách Mỹ thường thích du thuyền theo nhóm 4 - 5 người. Yêu cầu của họ nhiều lúc cũng "chóng mặt". Dù một nhóm chỉ 4-5 người, nhưng công ty bắt buộc phải thuê một tàu du lịch từ 40 chỗ trở lên. Họ sẵn sàng chi lượng tiền lớn cho một chuyến đi đầy đủ tiện nghi loại này. Mặt khác người Mỹ cũng rất thích du lịch kết hợp thể thao. Họ thích tham gia vào những môn thể thao tại điểm du lịch như tenis, bơi lội; thích được tham quan nhiều nơi trong chuyến đi; thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí; thích khám phá món ăn đia phương... Riêng đối với điểm đến là Việt Nam, có thể chia khách Mỹ thành hai nhóm chính: doanh nhân và khách du lịch thuần túy. Đối với du khách thương gia, thì Việt Nam là một thị trường mới và là bạn hàng tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Còn khách du lịch xem Việt Nam như một điểm đến để hoài niệm về quá khứ, nhất là các cựu chiến binh Mỹ. Riêng đối với thế hệ du khách Mỹ trẻ, sinh khoảng từ năm 1975, thì Việt Nam còn là điểm đến để khám phá lịch sử chiến tranh, của một đất nước nhiều huyền thoại, nhất là huyền thoại đấu tranh giành độc lập. 23 Nhiều hãng lữ hành của Mỹ cho rằng, thế mạnh về sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn là du lịch thăm lại chiến trường xưa. Từ vùng phi quân sự DMZ (Quảng Trị) trở vào miền Nam, gần như không tỉnh nào không có những chứng tích chiến trường xưa của phía ta và phía Mỹ. Các "địa chỉ đỏ" như đường 9 Nam Lào, cầu Hiền Lương sông Bến Hải, đường Trường Sơn (gắn liền với hàng loạt các địa danh khác), chiến khu Đ, địa đạo Củ Chi, Trung ương cục R…sẽ là những nơi đến để du khách Mỹ tìm lại "kỷ niệm xưa". Bên cạnh các tour "thăm lại chiến trường xưa", Việt Nam có những bãi biển, những hải đảo đẹp, và miệt vườn cây trái xanh um…, tất cả những sản phẩm này du khách Mỹ cũng khá thích. Bên cạnh đó, hàng lưu niệm cho du khách Mỹ cũng cần được quan tâm. Anh Nguyễn Trí Dũng, hướng dẫn viên của Saigontourist, cho biết, người Mỹ rất thích các mặt hàng lưu niệm có "dấu ấn" chiến tranh như nón tai bèo, quẹt lửa Jippo, huy hiệu…Những thứ du khách người Mỹ thích, gần như Việt Nam đều có. Chúng ta cần chú trọng phát huy hơn nữa. 3. Những điều không hài lòng của du khách khi du lịch tại Việt Nam Cuộc thăm dò dư luận do công ty Zogby Report (Mỹ) thời gian qua đã chỉ ra, so với Malaysia, Singapore, Thái Lan, công nghiệp du lịch Việt Nam (VN) chưa bằng, nhưng 80% người Mỹ du lịch đến ba nước này đều có ý định sẽ đến thăm VN. Con số này cho thấy rằng ngày càng có nhiều người Mỹ quan tâm đến thị trường du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là chúng ta thường để lại cho du khách khi ra về cảm giác không hài lòng và “ngán ngẩm”. Du khách có thể bỏ qua những thiếu sót về tiện nghi ăn uống, ngủ nghỉ. Song, họ không thể chấp nhận được một môi trường không an toàn khi đến đất nước chúng ta. Đó chính là nạn ăn xin và móc túi diễn ra phổ biến ở hầu hết các điểm tham quan. Ăn xin thì nước nào cũng có, nhưng thường chỉ những người mất sức lao động, già cả neo đơn, ngồi một chỗ mới làm nghề này. Còn ở Việt Nam thì có cả một công nghiệp ăn xin: có tổ chức, được huấn luyện, có đầu nậu, có dịch vụ cho thuê; hình thành cả làng “cái bang” chuyên sống bằng nghề ăn xin. Bán hàng rong thì nước nào cũng có, nhưng loại kiêm cướp giật thì ở Việt Nam mới có. Khách du lịch quốc tế có thể thông cảm với 24 dịch vụ kém của ta nhưng khó chấp nhận kiểu ăn xin và bán hàng rong đeo bám khách vì nó là một dạng “khủng bố về tâm lý”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfp_1636.pdf
Luận văn liên quan