Tiểu luận Khủng hoảng Đông Á

Cần có chính sách tỷ giá linh hoạt, luôn được đặt trong mối quan hệ với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách Tỷ giá phải được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế, tránh tình trạng cố định tỷ giá quá lâu làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phá giá đột ngột gây ra những chấn động lớn cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá nên diễn ra từ từ, tránh điều chỉnh theo kiểu phá giá đột ngột, tạo thành cú “sốc” với những hậu quả khó lường.

pdf54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
atinh và khủng ho0ảng tiền tệ M ehico, các nước Đông Nam Á tuy ý thức được vấn đề cân đối ngân sách nhưng lại duy trì chính sách tỷ giá cố định gắn với đồng đôla Mỹ. Bảng 7: Thâm hụt ngân sách và lạm phát của một số nước trong khu vực (Đơn vị: %) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Indonesia Thâm hụt NS/GDP -1,1 -0,5 0,5 0,4 0,8 0 Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 28 - Tăng trưởng tiền tệ (M2) 20,2 22 20,2 27,6 29,6 24 Tỷ lệ lạm phát 4,9 9,8 9,2 8,6 6,5 11,1 Malaisai Thâm hụt NS/GDP -0,8 0,2 2,3 0,9 0,7 1,6 Tăng trưởng tiền tệ (M2) 19,1 22,1 14,7 24 21,4 21,3 Tỷ lệ lạm phát 4,7 3,6 3,7 3,4 3,5 2,7 Philippin Thâm hụt NS/GDP -1,2 -1,5 1,1 0,5 0,3 0,5 Tăng trưởng tiền tệ (M2) 13,6 27,1 24,4 24,2 23,2 20 Tỷ lệ lạm phát 8,9 7,6 9,1 8,1 8,4 7,2 Thái Lan Thâm hụt NS/GDP 2,8 2,1 1,9 2,9 2,2 -0,9 Tăng trưởng tiền tệ (M2) 15,6 18,4 12,9 17 12,6 17 Tỷ lệ lạm phát 4,1 3,4 5,1 5,8 5,9 7,4 Việt Nam Thâm hụt NS/GDP -2,4 -5 -3,6 -4,4 -4,6 -4,3 Tăng trưởng tiền tệ (M2) 33,7 19 19 22,9 22,7 10,7 Tỷ lệ lạm phát 17,6 5,3 14,4 12,7 4,5 3,5 (Nguồn: ESCAP, dựa theo ADB) + Hệ thống tài chính-ngân hàng yếu kém. Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 29 - Trong nhiều năm, thị trường tài chính được tự do hóa mạnh, quy mô mở rộng tín dụng tăng nhanh, nhưng chính phủ các nước đã không tăng cường đúng mức các hệ thống giám sát và điều hành,dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng yếu kém và tình trạng tỷ lệ nợ khó đòi cao. Năm 1997, tỷ lệ nợ khó đòi ở Thái Lan chiếm khoảng 12% trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ này ở Malaisia là 6,7% (cuối năm 1997) và tăng lên mức 10,6% (tháng 5-1998). Ở Indonesia, tỷ lệ cho vay không hiệu quả là 25% và tỷ lệ nợ khó đòi là 9%. + Lợi thế so sánh của các nước Đông Nam Á trên thị trường thế giới giảm sút. Trước đây các nước Đông Nam Á dựa chủ yếu vào nguồn lực lao động và tài nguyên thiên nhiên để hướng mạnh vào xuất khẩu. Trong những năm sau này, với sự nổi lên của nhiều thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam M ỹ, Đông Âu…đã làm cho lợi thế về lao động của các nước Đông Nam Á không còn ưu thế như trước kia nữa. Bên cạnh đó, giá nhân công ở các nước Đông Nam Á cũng tăng nhanh đã làm cho các ngành xuất khẩu sử dụng nhiều lao động giảm đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhu cầu quốc tế đối với các sản phẩm của các nước Đông Nam Á như hàng dệt may, hàng điện tử…cũng tăng chậm. Các sản phẩm truyền thống của Đông Nam Á ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế do nhiều nước cùng tập trung sản xuất những mặt hàng này. Những suy giảm này đã làm cho mức tăng trưởng xuất khẩu của các nền kinh tế này giảm dần. + Sự lên giá của đồng đô la Mỹ và sự giảm giá của đồng nhân dân tệ. Trong những năm đó, tình hình chính trị của Mỹ cải thiện, đồng đôla Mỹ lên giá trung bình 10% so với các đồng tiền chủ chốt khác. Do gắn chặt với đồng đô la Mỹ nên trên thực tế đồng tiền các nước Đông Nam Á đã lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác như Yên Nhật, M ác Đức…làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu đồng thời kích thích nhập khẩu. Bên cạnh đó, năm 1994, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 35%, do đó đồng tiền các nước trong khu vực đã bị lên giá so với đồng nhân dân tệ, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa các nước trong khu Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 30 - vực so với hàng của Trung Quốc. Điều này cũng được kiểm chứng rõ qua việc Trung Quốc liên tục xuất siêu lớn còn các nước Đông Nam Á thì liên tục nhập siêu. + Tính không ổn định của các luồn vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế ngày càng gia tăng Trong những năm đó, nguồn tài trợ dài hạn và ưu đãi ODA mặc dù có tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng giá trị thực tế đã giảm nếu so với giá cố định những năm trước đây. Đặc biệt tỷ trọng ODA trong các nguồn vốn quốc tế của các nước đang phát triển đã giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vốn được coi là một nguồn vốn ổn định, nhưng tỷ trọng FDI trong tổng đầu tư tư nhân vào các nước đang phát triển cũng giảm. Bảng 8: Tổng chu chuyển vốn FDI vào các nước (Đơn vị: tỷ USD) 1975 1980 1985 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Trung Quốc Lượng vốn % tăng 0 0 1,659 3,487 110 4,366 25 11,156 156 27,515 147 33,787 23 37,5 11 Indonesia Lượng vốn % tăng 476 473 180 -62 310 72 1,093 253 1,482 36 1,777 20 2,004 13 2,109 5 4,5 113 Malaisia Lượng vốn 351 273 934 166 695 -26 2,333 236 3,998 71 5,183 30 5,006 -3 4,348 -13 5,8 33,4 Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 31 - % tăng Philippin Lượng vốn % tăng 98 -492 -106 -208 12 -111 530 4,317 544 3 228 -58 763 235 1,000 31 1,5 50 Thái Lan Lượng vốn % tăng 22 -49 190 764 163 -14 2,444 1,399 2,014 -18 2,116 5 1,726 -18 640 -63 2,3 259 (Nguồn: Ngân hàng thế giới) Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Sự bùng nổ của các luồn vốn tư nhân ngắn hạn ở các nước phát triển đã làm cho các nguồn vốn ngắn hạn không ổ định trên thị trường tài chính quốc tế trở nên rất dồi dào. Các nước Đông Nam Á trong khi tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài đã sử dụng quá nhiều loại vốn này, dẫn đến khả năng rất dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính trong nước + Sự bùng nổ của khu vực tiền tệ. Sự bùng nổ của các luồng tiền quốc tế ngắn hạn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển cộng với chính sách mở rộng tín dụng ngắn hạn nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng nhanh đã làm cho quy mô của thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) phát triển nhanh chóng. Quá trình này làm cho việc điều hành nền kinh tế trở nên hết sức khó khăn, dễ bị đầu cơ và các nền kinh tế dễ bị chao đảo khi có những biến động trên thị trường tài chính – tiền tệ. Như vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân của khủng hoảng xuất phát từ cả những sai lầm về chính sách của các nước cũng như những khó khăn khách quan của tình hình kinh tế quốc tế. Những sai lầm về chính sách cơ cấu của các nước đa làm cho nền kinh tế phát triển sai lệch, cơ cấu kinh tế vĩ mô rơi vào trạng thái nguy hiấu Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 32 - của các nước đa làm cho nền kinh tế phát triển sai lệch, cơ cấu kinh tế vĩ mô rơi vào trạng thái nguy hiểm. Bên cạnh đó, các khó khăn khách quan của nền kinh tế thế giới cũng góp phần làm cho tình hình càng trở nên trầm trọng. 2.1 Tác động của khủng hoảng đến kinh tế thế giới. Năm 1997, nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng ở mức 3.8%, nhờ mức tăng trưởng cao của các nước công nghiệp, các nước Mỹ Latinh và các nước đang chuyển đổi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á đã nhanh chóng tác động đến các hoạt động kinh tế của các nước bị ảnh hưởng và cũng bắt đầu có những tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. a) Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới: Do tác động của cuộc khủng hoảng, tốc độ tang trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm. Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới do đó sẽ bị chững lại và nếu cuộc khủng hoảng lan rộng và kéo dài thì không loại trừ khả năng dẫn đến tình trạng thiểu phát. b) Tác động đến các luồng chu chuyển vốn tư nhân quốc tế. Sự suy giảm mạnh các luồng chu chuyển vốn tư nhân vào các nền kinh tế đang nổi lên. Các luồng chu chuyển vốn tư nhân quốc tế đạt mức kỷ lục 240 tỷ USD năm 1997, trong đó khu vực Châu Á chiếm trên 40%. Sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng, các luồng vốn này đã giảm hết sưc nhanh chóng. Trong đó chu chuyển vốn vào các nước đang phát triển ở Châu Á giảm hơn 60 tỷ USD và chỉ còn 40 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ năm 1992. c) Tác động đến các cân đối kinh tế đối ngoại của các nước. Mặc dù được bù đắp phần nào bởi nguồn viện trợ chính thức (ODA) tăng lên, nhưng sự suy giảm mạnh các luồng vốn tư nhân vào các thị trường đang nổi lên ở Châu Á đã buộc các nền kinh tế Châu Á phải tiến hành điều chỉnh mạnh các lĩnh vực kinh tế đối ngoại và tác động đến cán cân thương mại của các nước khác. M ức thâm hụt cán cân vãng lai của các nước đang phát triển ở Châu Á đã được cắt giảm. d) Tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô của các nước. Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 33 - Mức lạm phát tiếp tục có chiều hướng giảm ở nhiều nước phát triển, một phần do giá các mặt hàng cơ bản giảm, đạc biệt là giá dầu lửa, giá các mặt hàng phi dầu lửa cũng giảm. Trong chừng mực nào đó sự giảm sút của giá cả phản ánh sự suy giảm cầu về hàng hóa ở các nước bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á. Việc đổi hướng của các luồng tài chính quốc tế sang các thị trường phát triển hơn sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, cùng với triển vọng lạm phát thấp ở các nước phát triển, đã góp phần làm cho lãi suất trung và dài hạn ở các nước công nghiệp giảm mạnh vào cuối năm 1997 và đầu năm 1998 - ở một số nước giảm xuống tới mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. e) Tác động đến xu thế toàn cầu hóa – khu vực hóa. Cuộc khủng hoảng cũng có một số tác động nhất định đến xu thế toàn cầu hóa – khu vực hóa, thông qua các ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nhiều mặt của nền kinh tế thế giới, như đầu tư, thương mại thế giới, các luồng chu chuyển tài chính quốc tế… Cuộc khủng hoảng cũng làm cho các nước lo ngại sâu sắc về tác hại của quá trình tự do hóa quá nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, do đó có thể làm cho quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về tự do hóa kinh tế chậm lại. Mặt khác, trước sức ép của việc giảm giá các đồng tiền Châu Á, có nguy cơ nhiều nước, kể cả các nước phát triển, sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ thị trường nội địa, trái với xu thế tự do hóa của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng có một số tác động tích cực đến quá trình toàn cầu hóa. Nhiều nước bị khủng hoảng hiện đang tiến hành những chương trình cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa và mở cửa, do đó về lâu dài, sẽ thúc đẩy trương mại và đầu tư quốc tế nhanh, các cơ chế hợp tác quốc tế về tài chính – tiền tệ, tham vấn, phối hợp chính sách vĩ mô sẽ được tăng cường, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa có những chuyển biến mới về chất. f) Tác động đến lĩnh vực xã hội. Những khó khăn về kinh tế do cuộc khủng hoảng gây ra đã chuyển thành những khó khăn về xã hội gay gắt tại các nước bị khủng hoảng. Những khó khăn về Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 34 - kinh tế và sự bất ổn về xã hội rất dễ dẫn tới các xáo trộn về chính trị ở các nước bị khủng hoảng. Trước sức ép của làn song biểu tình, tháng 11-1997, Thủ tướng Thái Lan Chavalit đã phải từ chức. Thái Lan cũng phải tiến hành một số cải cách về chính trị, sửa đổi hiến pháp. Tổng thống Kim Young Sam của Hàn Quốc cũng đã thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. Ở Indonesia, sau 30 năm cầm quyền, tổng thống Suharto đã phải từ chức trong bối cảnh của một cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội trầm trọng. Xung đột giữa các lực lượng xã hội, các sắc tộc đã diễn ra và làm cho tình hình căng thẳng. Ở Nga, khủng hoảng tài chính – tiền tệ có nguy cơ đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội toàn diện. Sự đối đầu giữa hai nhánh quyền lực (hành pháp và lập pháp) ngày càng tăng. Mặc dù tổng thống Nga đã thỏa hiệp được với Duma Quốc gia để lập chính phủ mới, nhưng tình hình kinh tế - chính trị của Nga vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn định. Tình hình chính trị Malaysia cũng trở nên căng thẳng sau khi Thủ tướng Malaysia Mohamad cách chức Phó Thủ tướng. Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ hiện nay ở Châu Á đã gây ra những tác động hết sức sâu sắc đến nhiều mặt của nền kinh tế, chính trị thế giới. Cho đến nay, tình hình vẫn chưa đi vào ổn định và có thể diễn biến phức tạp với những hậu quả không lường trước được. Khủng hoảng kinh tế cũng làm cho quan hệ giữa các nước có nhiều bất lợi. Khả năng hợp tác giữa các nước cũng gặp nhiều hạn chế do khó khăn về kinh tế, làm giảm tính đoàn kết của nước nhiều nước trong khu vực. Tình hình mất ổn định chính trị - xã hội cũng gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế của một số nước. g) Thất nghiệp. Theo báo cáo về tình hình việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế của Liên hợp quốc (ILO), số người thất nghiệp trên toàn thế giới trong năm 1998 đã lên tới mức kỷ lục là 1 tỷ người do các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ diễn ra ở Châu Á, Nga và Mỹ Latinh. Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp tiếp tục ở mức cao dẫn tới việc thanh niên và người già, người lao động không có trình độ chuyên môn, người tàn tật và Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 35 - những người thuộc các sắc tộc thiểu số bị đưa ra ngoài lề xã hội. Trong số một tỷ công nhân bị thất nghiệp, chiếm khoảng 1/3 lực lượng lao động của toàn thế giới, có 150 triệu người thất nghiệp hoàn toàn và 900 triệu người bán thất nghiệp, hoặc chỉ làm việc một phần thời gian hoặc có thu nhập không đủ sống. Họ là lực lượng dễ bị tổn thương trước những cuộc suy thoái kinh tế và điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ tội phạm và rối ren xã hội tăng lên. h) Trợ cấp của chính phủ. Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước đã phải tiến hành điều chỉnh kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là cắt giảm trợ cấp của chính phủ. Trợ cấp của chính phủ cho nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị cắt giảm đã làm cho nhiều doanh nhiệp phải ngừng hoặc thu hẹp hoạt động, tác động trwucj tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực dịch vụ công cộng như xăng dầu, giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục… cũng bị cắt giảm trợ cấp, làm cho giá cả sinh hoạt tăng mạnh, đời sống của nhiều tầng lớp dân cư càng thêm khó khăn. i) Thu thập của dân cư. Thu nhập của đại bộ phận dân cư giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó lạm phát lại tăng, làm cho đời sống khó khăn hơn. Do khủng hoảng, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp đều giảm sút, nên ngoài việc sa thải công nhân, các công ty cũng cắt giảm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác của họ. Bên cạnh đó, việc đồng tiền các nước mất giá mạnh và lạm phát gia tăng cũng làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm đi. j) An ninh lương thực. Khủng hoảng cũng tác động mạnh đến vấn đề an ninh lương thực, ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận lớn dân cư có thu nhập thấp. Thứ nhất, khủng hoảng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp qua đó giảm khả năng bảo đảm lương thực cho một bộ phận lớn dân cư. Do mất việc hoặc giảm sút thu nhập, người dân không có khả năng mua lương thực, số hộ đói trong xã hội tăng lên. Hơn nữa, do khủng hoảng tài chính – tiền tệ và hậu quả của nó là việc đồng nội tệ bị phá giá, làm cho giá lương thực, thực phẩm tăng nhanh dẫn đến khả năng mua Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 36 - lương thực của dân chúng cũng giảm xuống. Những người nghèo bị tác động nghiêm trọng hơn cả. Phần lớn thu nhập của các hộ nghèo chỉ đủ dùng để mua lương thực, khi giá tăng họ không xó khả năng chi cho đầu tư sản xuất và các nhu cầu khác như giáo dục, y tế, vì thế giá lương thực tăng càng đẩy người nghèo vào cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo, suy dinh dưỡng và thất học. 2.2 Tác động đến Việt Nam 2.2.1 Tác động chung đến nền kinh tế Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở khu vực đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung ,đặc biệt là từ năm 1998 đến nay .Đây là tác động tổng hợp đối với toàn bộ nền kinh tế, với những biểu hiện chính sau đây : - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo báo cáo của bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo Chính phủ ngày 26 và 27-10-1998) thì qua 10 tháng đầu năm 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dần (quý I-1998 tăng trưởng 13%, quý II tăng 11,2%, quý III tăng 11,5%) riêng tháng 10 có mức tăng trưởng thấp nhất (10,4%), tính chung 10 tháng đạt 12,2%, cả năm ước tính đạt 11,7% Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 37 - Bảng 9:Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1995-1998 (Đơn vị:%) 1995 1996 1997 1998 (ước tính) Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ Kim ngạch xuất khẩu 9,5 14,5 6,5 10,6 34,4 9,3 14,1 5,2 10,0 33,2 8,8 13,2 4,8 9,0 22,7 6,1-6,3 11,5 3,0 6,0 0 (Nguồn : Kinh tế và Dự báo số 6-1998) - Do các chỉ tiêu kinh tế quan trọng năm 1998 đều đạt thấp và chưa chặn đứng được đà giảm sút, nên Việt Nam đã phải điều chỉnh giảm một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của kế hoạch năm 1998. Bảng 10:Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 1998 Đơn vi :% Chỉ tiêu Kế hoạch đầu năm Kế hoạch điều chỉnh 1. Tăng trưởng GDP. Trong đó: Sản xuất công nghiệp Sản xuất nông nghiệp 9-9,5 13,5-14 4-5 6-7 10-11 3-3,5 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu 22-24 10 3. Mức lạm phát <7 <10 Nguồn :Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm1998(báo Hà Nội mới, ngày 22-7-1998) Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 38 - - Cuộc khủng hoảng khu vực tác động xấu tới sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các nước bị khủng hoảng. Trong diều kiện nhiều doanh nghiệp phải dựa vào vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất, thì việc giảm tỷ giá đồng nội tệ so với đồng đôla Mỹ do sức ép của khủng hoảng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí làm cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ - Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có biểu hiện suy thoái trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chững lại, đặc biệt sản xuất công nghiệp ở các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, nơi chiếm 30,6% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của các nước có biểu hiện trì trệ rõ rệt. Do đó đồng tiền nhiều nước trong khu vực bị giảm giá mạnh nên hàng nhập tư các nước trong khu vực sẽ lấn át hàng nội ngay tại thị trường Việt Nam; đồng thời khuyến khích các doanh nghiêp Việt Nam nhập hàng từ các nước do giá rẻ hơn. - Sự sa sút của sản xuất công nghiệp đã tác động mạnh đến vấn đề việc làm (tại một số khu công nghiệp ,số lao động bị mất việc làm lên 27-30%); lạm phát cũng tăng lên so với năm 1997,9 tháng đầu năm 1998 mức lạm phát lên đến 7,9% (so với cùng kỳ là 3,8%), cao hơn gấp hai lần mức lạm phát của cả năm 1997,ước tính cả năm cao hơn gần 10% - Khủng hoảng khu vực ảnh hưởng tiêu cực đến thu chi ngân sách. Tình trạng giảm sút xuất khẩu, giảm sút tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế, tình trạng buôn lậu làm giảm thu ngân sách. Trong khi đó, nhu cầu chi rất lớn và tăng lên do nợ đến hạn trả, do phải hỗ trợ các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do nhu cầu đầu tư tăng lên…làm cho ngân sách ngày càng thêm căng thẳng ,thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng lên 2.2.2 Những tác động cụ thể a) Tác động đến xuất nhập khẩu Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 39 - Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Á –Thái Bình Dương chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng thị trường ASEAN chiếm khoảng 27%, thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 24%. Trong hai tháng đầu năm 1998, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ bằng 79,6%, sang Hàn Quốc chỉ bằng 40,6% so với cùng kỳ năm 1997; sang các nước ASEAN giảm khoảng 48%, riêng với Singapore bạn hàng lớn của chúng ta trong khối ASEAN(chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN), kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 31% so với cùng kỳ năm 1997. Bảng 11: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1994-1998 ( Đơn vị : % ) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 1994 1995 1996 6 tháng đầu năm 1997 6 tháng cuối năm 1997 Cả năm 1997 Quí I 1998 35,8% 34,4% 33,2% 30,6% 15,0% 22,7% 11,2% Nguồn :Kinh tế và Dự báo, số 6-1996 b) Tác động đến nhập khẩu Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ châu Á –Thái Bình Dương chiếm tới 63% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó từ các nước ASEAN chiếm khoảng 2,4%. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 1998 đạt 9.582 triệu USD, bằng Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 40 - 79,2% kế hoạch cả năm, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 1997, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.217 triệu USD, giảm 10,2%. Riêng tháng 9-1998 kim ngạch xuất khẩu giảm 6,6% so với tháng trước ( trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 8,7%) và là tháng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ đầu năm 1998. Nhập siêu 10 tháng đầu năm 1998 vào khoảng 1,905 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kì năm 1997: trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu 592 triệu USD, bằng 54,7% so với cùng kì,các doanh nghệp trong nước nhập siêu 1.323 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ c) Tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) Khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho các nhà đầu tư nước ngòai gặp nhiều khó khăn về tài chính, do đó đã phải giảm tiến độ thực hiện hoặc tạm hoãn nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Tình hình này được thể hiện theo bảng sau : Bảng 12: Bảng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 1995-1998 1995 1996 1997 1998 Số dự án được cấp giấy phép 408 367 333 1992 Vốn đăng ký (triệu usd) 6.616 8.256 4.445 1.700 Vốn thực hiện 2.652 2.371 2.950 1.350 Nguồn : Vietnam Investment Review. Biểu hiện rõ nét nhất về tác động của khủng hoảng đối với FDI là sự giảm cả về vốn đăng ký lẫn vốn thực hiện. Tốc độ tăng vốn đăng ký đã giảm qua các năm như sau : Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 41 - - Năm 1995 : tăng 73,4% so với cùng kỳ. - Năm 1996 : tăng 30,1% so với cùng kỳ. - Năm 1997: tăng 46,3% so với cùng kỳ. - Năm 1998: tăng 32,0% so với cùng kỳ. Tốc độ vốn thực hiện cũng giảm rõ rệt: - Năm 1997 : giảm 28,6% so với cùng kỳ. - Năm 1998: giảm 40% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ 2 dự án lớn được cấp giấy phép vào những ngày cuối năm 1996 với tổng số vốn khoảng 3,1 tỷ USD, thì từ năm 1996 đến 1998, đầu tư nước ngoài có xu hướng chựng lại và biểu hiện giảm sút, cụ thể như sau : - Năm 1997 : số vốn đầu tư được cấp giấy phép chỉ đạt 5,55 tỷ usd, bằng 52,2% so với năm 1996. - Năm 1998 có 51 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1.050 tỷ usd. So với cùng kỳ năm 2007 số dự án được cấp giấy phép giảm 24%, vốn đăng ký tuy tăng 32% nhưng chủ yếu là do dự án khu du lịch anKia – Suối Vàng có vốn đầu tư tới 706 triệu USD đã tiến hành thủ tục từ mấy năm trước nay mới được cấp giấy phép. - Trong 6 tháng đầu năm 1998, FDI giảm 26% về số dự án và giảm 15% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 790 triệu USD, thấp hơn nhiều so với dự kiến. d) Tác động đến việc thu hút vốn ODA Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực đã có những tác động tiêu cực đến nguồn vốn ODA châu Á, thể hiện trên 2 khía cạnh : một là do khó khăn về kinh tế, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan gần như đóng băng các khoản ODA đã cam kết dành cho Việt Nam; 2 là : sự mất giá các đồng tiền làm giảm khối lượng ODA tính theo USD được cam kết (như ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc). e) Tác động đến một số ngành dịch vụ thu ngoại tệ. Theo các nhà quan sát, du lịch và dịch vụ hàng không là những ngành bị thiệt thại nặng nhất. Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 42 - - Đối với ngành du lịch : Đồng tiền mất giá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu tại chỗ của các nước trong khu vực, đặc biệt là du lịch, cạnh tranh mạnh với Việt Nam. Đồng thời nguồn khách du lịch từ các nước trong khu vực đến Việt Nam cũng giảm đáng kể. Năm 1997, số khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam là hơn 1,7 triệu lượt người, chỉ tăng 7-8% so với năm 1996, trong khi đó bình quân giai đọan 1990-1996 tăng 40%. Quí I/1998, tổng doanh thu của ngành du lịch chỉ tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 1997. Số lượng du khách đến bằng đường không giảm 15%, bằng đường biển giảm 20%, hệ số sử dụng buồng khách sạn giảm đáng kể, chỉ đạt xấp xỉ 50%. Nguyên nhân là ngoài yếu tố giá dịch vụ cao do đồng tiền các nước ASEAN giảm giá mạnh và đồng tiền Việt Nam lên giá, còn do sự giảm sút trong các họat động đầu tư kinh doanh của nước ngoài ở Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 1998, lượng khách quốc tế vào Việt Nam ước tính khoảng 788.000 lượt người, bằng khoảng 85% so với cùng kỳ năm 1997; riêng số lượng khách đến Hà N ôi là 133,458 lượt người, đạt 30% kế họach năm, bằng 91% so với cùng kỳ (giảm 9%). Nhiều hợp động bị hủy bỏ, giá phòng, giá tour và các dịch vụ giảm nhiều. - Đối với vận tải hàng không: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giảm kéo theo sự giảm sút lượng khách quốc tế của hàng không Việt Nam. Sáu tháng cuối năm 1997, lượng hành khách nước ngoài vào Việt Nam giảm ,mạnh : từ khu vực Đông Bắc Á giảm 16%, từ Đồng Nam Á giảm 12%. Quí I/1998 lượng khách đi máy bay từ khu vực này giảm tới 20%. Hệ số sử dụng ghế máy bay chỉ đạt trung bình 60-65%, riêng tuyến Hà nọi – Manila chỉ đạt 25%. Việc đồng Yên mất giá cũng tác động xấu đến ngành du lịch và hàng không Việt Nam. Theo VietNamairlines thì “ lượng hành khách trên đường bay Việt Nam – Nhật Bản đã giảm đến 37% so với cùng kỳ năm 1997; những năm trước đó có lãi nhiều, nay chỉ hy vọng giữ được hòa vốn”. Sự giảm sút này tập trung chủ yếu vào khách du lịch. - Đối với lao động và việc làm : Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Châu Á, sản xuất kinh doanh giảm sút làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng lên đến 7% so với 6,01% năm 1997 và 5,7% năm 1996. Riêng tại TP.HCm tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 8,6% và Hà Nội là 8,4%. f) Đối với lĩnh vực tài chính – tiền tê : thể hiện ở các mặt sau: Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 43 - - Sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị trường hối đoái : Đồng tiền các nước trong khu vực mất giá từ 30-70% so với đồng USD, đồng tiền của Việt Nam tuy đã mất giá khoảng 15% nhưng vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực từ 15 - 40%. Điều đó gây sức ép mạnh đối với đồng tiền của nước ta trên thị trường hối đoái. Tình hình này đã đẩy tỷ giá đồng Việt Nam so với USD trên thị trường tự do tăng cao : cuối tháng 06/1997 là : 11.700-11.800 VND/USD; cuối năm 1997 là 13.000 VND/USD trong khi giá USD trong ngân hàng bị khống chế bởi biên độ giao động đã chạm trần. Để giải tỏa sức ép về tỷ giá, đưa họat động giai dịch ngoại hối trở lại bình thường từ tháng 10/1997, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh biên độ giao động họăc tỷ giá chính thức, đưa tỷ giá trong hệ thống liên ngân hàng đến cuối năm 1998 lên đến 13.900 VND/USD. Trên thực tế, tốc độ tăng giá của đồng USD so với đồng Việt Nam luôn vượt xa tốc độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Bảng 13: Biến động giá USD và hàng hóa dịch vụ 1997-1998 . Đơn vị tính % USD Hàng hóa, dịch vụ trong nước Tháng 8/1997 0,1 0,1 Tháng 9/1997 0,5 0,6 Tháng 10/1997 0,4 0,3 Tháng 11/1997 5,0 0,3 Tháng 12/1997 3,7 1,0 Tháng 1/1998 1 1,6 Tháng 2/1998 1,2 2,2 Tháng 3/1998 -0,1 -0,8 Tháng 3/1998 so với tháng 8/1997 13,1 5,3 Nguồn : Kinh tế và dự báo, số 6/1998 Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rõ so với tháng 8/1997 thì trong tháng 3/1998, USD tăng 13,1% trong khí giá hàng hóa, dịch vụ chỉ tăng 5,3% (tốc độ tăng Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 44 - giá USD cao gấp 2,4 lần hàng hóa, dịch vụ). Nếu tính riêng thị trườn gliên ngân hàng thì trong mấy tháng cuối năm 1998, tốc độ tăng tỷ giá cao hơn nhiều so với tốc độ tăng giá cản hàng hóa, dịch vụ trong nước. - Ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi tại hệ thống ngân hàng : Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực cí tác động gián tiếp đến cơ cấu tiền gửi tại hệ thống ngân hàng. Tiền gửi bằng đồng nội tệ có xu hướng tăng chậm, trong khi tiền gửi bằng ngoại tệ tăng khá nhanh. Cụ thể tại thời điểm 31/12/1997 so với cuối tháng 6/1997 số tiền gửi bằng nội tệ tăng 1,6% trong khi bằng ngoại tệ tăng 49,4%; Chín tháng đầu năm 1998, tiền gửi bằng nội tệ tăng 15,5%, băng ngoại tệ tăng 29,3%. Nhiều doanh nghiệp giữ lại ngoại tệ trên tài khoản mà không bán cho ngân hàng để đề phòng khả năng giảm giá đồng nội tệ. Tình hình trên đã làm cho cing – cầu ngoại tệ trên thị trường bị mất cân đối, gây sức ép đến tỷ giá đồng Việt Nam và sự bất ổn định của thị trường ngoại hối. Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực làm suy yếu đồng tiền Việt Nam, tạo ra tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ ở nước ta. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại luôn có xu hướng vượt mức trần, gây sức ép phá giá đối với đồng tiền Việt Nam. Lượng gửi tiền bằng đồng Việt Nam tăng chậm, gửi bằng ngoại tệ tăng nhânh làm cho thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối nói chung cầu luôn cao hơn cung, do đó có lúc thụ trương gần như đóng băng, doanh số mua bán ngoại tệ giảm mạnh. Đồng thời nhu cầu vay vốn bằng đồng nội tệ để tránh rủi ro về tỷ giá) tăng lên làm tăng lãi suất của đồng Việt Nam. Tình hình trên còn làm nhiều doanh nghiệp không mua được USD hoặc phải mua với giá cao, chịu lỗ nặng. - Về cán cân thanh tóan quốc tế : Đồng Việt Nam lên giá mạnh so với nhiều đồng tiền của các nước trong khu vực (so với đồng Bath của Thái Lan tăng khoảng 44%, đồng Ringit của Malaysia tăng khoảng 35%, so với đồng Won tăng khảong 40%...) vừa làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến thu nhập xuất khẩu , vừa khuyến khích nhập khẩu, làm tăng nợ nước ngoài… Tất cả những điều đó càng làm xấu thêm cán cân thanh tóan quốc tế của Việt Nam vốn đang bị thiếu hụt lớn. Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 45 - - Gây sức ép đối với lãi suất : Ngoại tệ tăng giá mạnh so với đồng tiền Việt Nam làm tăng nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam do lãi suất thấp hơn và không bị rủi ro về tỷ giá. Nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam tăng lên gây mất cân đối giữa cung – cầu về đồng tiền Việt Nam trên thị trường, tạo sức ép tăng lãi suất đồng nội tệ. - Tác động đến nợ nước ngoài của Việt Nam : Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay chưa đến mức đáng lo ngại, nhưng dự trữ ngoại tệ còn mỏng, nhập siêu vẫn ở mức cao làm cho khả năng trả nợ gặp khó khăn. Trong thời gian tới một số khoản vay nước ngoài đến hạn vì vậy vốn để dành trả nợ sẽ tăng lên. Mặt khác, khủng hoảng tài chính –tiền tệ ở khu vực làm tăng thêm giá trị các khoản nợ nước ngoài tính bằng nội tệ do đồng nội tệ mất giá tương đối so với đồng USD. Theo tính tóan của một số chuyên gia, tỷ giá với mức như tháng 5/1998 số nợ của các doanh nghiệp cũng như nợ chính phủ phải trả tăng ít nhất 10%. Do đó, nhìn tổng thể khủng hoảng tài chính – tiền tề khu vực làm tăng gánh nợ nước ngoài của Việt Nam. - Tác động đến thu chi ngân sách và huy động vốn trong nước : Tác động của cuộc khủng hoảng tới họat động thu chi ngân sách biểu hiện ở các khía cạnh sau: + Về thu ngân sách: Thứ nhất : khủng hoảng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế chậm lại, do đó nguồn thu từ nên kinh tế vào ngân sách nhà nước cũng giảm đi. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 9-9,5%/năm những năm trước xuống còn 8,15%/năm 1997 và 5,8% năm 1998. Do đó thu ngân sách Nhà nước (bình quân 20% GDP) cũng giảm theo gây khó khăn lớn trong việc tìm nguồn bù đắp để bảm đảm nhu cầu chi tiêu của Chính Phủ. Trên thực tế, Chính phủ phải quyết định giữ lại 10% chi thường xuyên để bù đắp một phần thiếu hụt này. Thứ hai : khủng hoảng làm cho họat động XNK bị ảnh hưởng, nguồn thu từ thuế nhập khẩu cho ngân sách Nhà nước cũng giảm đáng kể mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lơn trong tổng thu ngân sách. Thu thuế nhập khẩu năm 1998 chỉ đạt 52,8% kế họach. Thứ ba : khủng hoảng làm cho các nguồn cốn đầu tư giảm dẫn đến giảm các nguồn thu trong tương lai. (Hệ số ICOR của Việt Nam năm 1998 là 3,3 với tỷ lệ huy Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 46 - động vào ngân sách nhà nước là 20% GDP nên cứ giảm 1 đồng vốn đầu tư thì thu ngân sách nhà nước giảm 0,06 đồng.) Thứ tư : Việt Nam đã áp dụng giải pháp giảm giá đồng nội tệ để đối phó với cuộc khủng hoảng. việc giảm giá này dẫn đến những tác động ngược chiều. Một mặt đồng tiền mất giá sẽ kích thích xuất khẩu, từ đó kích thích sản xuất hàng xuất khẩu, lợi nhuận của các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu tăng lên làm thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên. Mặt khác, đồng Việt Nam mất giá làm giá hàng nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng lên, dẫn đến chi phí sản xuất tăng -> giá thành tăng – lợi nhuận giảm và thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm. + Về chi ngân sách: Nhu cầu chi ngân sách chắc chắn sẽ tăng lên do nguy cơ lạm phát và chi trả nợ tăng lên, đặc biệt có thể phát sinh một số khảon chi đặc biệt để hỗ trợ cho doanh nghiệp có nguy cơ không có khả năng trả nợ hoặc nợ quá nhiều. - Về huy động vốn nước ngoài: Do biến động tỷ giá đồng nội tệ và USD và yếu tố tâm lý, các nhà đầu tư trong nước có thể co cụm lạilàm cho hoạt động đầu tư trong nước đã kém sôi động lại càng nguội lạnh hơn. Các nguồn tiền gửi tiết kiệm có khả năng chuyển thành ngoại tệ mạnh và các tài sản quý khác để cất trữ, gây khó khăn cho việc huy động vốn của các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. g) Tác động gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh: Do không cạnh tranh nổi với hàng hóa nước ngoài, một số cơ sở sản xuất của nước ta đã phải giảm công suất hoặc tạm thời đóng cửa. Do khối lượng hàng xuất khẩu giảm và giá hàng xuất khẩu giảm mạnh nên thu nhập từ xuất khẩu bị giảm sút làm các doanh nghiệp nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu có thể phải ngừng sản xuất vì không thể cạnh tranh nổi. Những doanh nghiệp lớn có thể tìm được thị trường khác nhưng khối lượng bị giảm đi, đồng thời doanh thu xuất khẩu cũng giảm. Cuộc khủng hoảng đã đặc biệt ảnh hưởng đến các ngành điện tử và nông – lâm – thủy sản. Ngành điện tử vốn đã khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nay lại càng khó khăn hơn, nhất là đối với những đơn vị có 100% vốn trong nước vì phải hạ giá (đồngtiền các nước trong khu vực bị mất giá) và số lượng sản phẩm mà các công Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 47 - ty nước ngoài đặt làm cũng giảm đi nhiều. Sản phẩm nông – lâm – thủy sản chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Với tỷ trọng khá lớn như vậy nên các doanh nghiệp trong ngành này rất nhạy cảm với tác dộng của cuộc khủng hoảng. h) Sức ép quốc tế tăng lên Sau khi nối lại quan hệ tài chính với Việt Nam cuối năm 1993, ÌM đã cam kết cho Việt Nam vay khoản Điều chỉnh cơ cấu mở rộng ESAF trị giá 530 triệu USD (tháng 11/1994). Nhưng đến ngày 30/05/1998 mới giải ngân được 4 đợt khoảng 352 triệu USD cho 2 năm 1995 và 1996 (bằng 67% tổng nguồn vốn IMF đã cam kết). Việc đạt được thỏa thuận với IMF có ý nghĩa to lớn đối với cộgn đồng tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Do Việt Nam và IMF chưa đạt được thỏa thuận về thực hiện các khung khổ chính sách năm thứ 3 của khoản vay trên nên ngân hàng thế giới (WB) cũng chưa nhất trí với Việt Nam về các điều khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu lần thứ 2 (SAC- 2) như tự do hóa thương mại, thuế suất tối thiểu đối với hàng xuất khẩu … PHẦN III BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.1 Các bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á. * Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc gia là cở sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững và phải trở thành một mục tiêu và chỉ tiêu quản lý kinh tế đất nước, quản lý ngành và mỗi doanh nghiệp. Để khắc phục sự thiếu chú ý đúng mức đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển, cần đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế phải báo cáo hàng năm của mỗi địa phương, mỗi ngành và cả nước các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận và tỉ suất giá trị gia tăng trên vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành, theo thành phần kinh tế và theo các địa phương trong cả nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động của chỉ số ICOR với mỗi địa phương và cả nước. * Để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn vay để đầu tư phải tương đương với hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 48 - Như vậy, để phát triển bền vững, lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường chứ không phải dựa vào ý chí của Nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, thì doanh nghiệp có thể sẽ càng phát triển nhanh và hiệu quả kinh doanh cao nếu vay được nhiều vốn. Tức là vay vốn mà lại phát triển bền vững. * Cần có một tổ chức chuyên trách của Chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế, cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề xuất các chính sách và điều tiết lúc cần thiết, bảo đảm phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối cao. 1.2 Định hướng phát triển kinh tế nhằm hạn chế khủng hoảng. a) Tăng trưởng phải hướng mạnh vào hiệu quả Các nước trong khu vực lâu nay tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đã dựa chủ yếu vào các nguồn lực dồi dào, đặc biệt là hai yếu tố đầu vào cơ bản là lao động và vốn. Hiệu suất của nền kinh tế (thể hiện qua năng suất toàn bộ các yếu tố) thường ở mức thấp. Xét về lâu dài, lợi thế về vốn và lao động sẽ giảm dần và nếu không hướng mạnh vào tăng hiệu suất của nền kinh tế thì sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng một cách bền vững, nhất là khi nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn. b)Tăng trưởng phải bảo đảm duy trì được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, các nước phải tăng chi tiêu của chính phủ, mở rộng tín dụng và do đó dễ gây thâm hụt ngân sách, sức ép lạm phát, làm triệt tiêu hiệu quả kinh tế và gây mất ổn định xã hội. Việc kiểm soát lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có một hệ thống tài chính-tiền tệ vững mạnh và các chính sách tài khóa, tiền tệ hiệu quả Kinh tế phát triển nhanh cũng làm tăng nhanh nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất, kích thích tâm lý tiêu dùng của dân cư do kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai, do đó dễ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai, làm cạn kiệt dự trự ngoại tệ và đe dọa sự Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 49 - ổn định tài chính-tiền tệ của quốc gia. Do đó, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững cần luôn bảo đảm các cân đối vĩ mô, tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định trong tương lai. c) Tăng trưởng phải dựa vào nội lực là chính Kinh nghiệm hơn 40 năm qua của các nước trong khu vực cho thấy, việc mở cửa đón nhận các cơ hội bên ngoài, đặc biệt là về thương mại, đầu tư, công nghệ, thông tin, tri thức là hết sức quan trọng, bảo đảm cho sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tận dụng các cơ hội bên ngoài lại phụ thuộc vào nội lực của nền kinh tế - Thứ nhất, có tăng cường được nguồn vốn trong nước thì mới thu hút được nhiều nguồn vốn bên ngoài. Vốn trong nước được huy động ở mức cao sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, tại ra một thị trường năng động và có triển vọng hơn, càng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn - Thứ hai, nguồn vốn trong nước bảo đảm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả hơn. Thông qua việc góp vốn vào các liên doanh và trở thành đối tác các các nhà đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp trong nước mới có thể tiếp thu được công nghệ, kiến thức quản lý, ý tưởng kinh doanh, thị trường quốc tế…do đó hiệu quả của đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn - Thứ ba, vốn trong nước được huy động ở mức tương xứng sẽ bảo đảm duy trì một tỷ trọng hợp lý giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, tránh cho nền kinh tế những chấn động do bị lệ thuộc quá nhiều vào vốn bên ngoài. - Thứ tư, nếu không huy động và sử dụng tốt các nguồn vốn trong nước vào sản xuất mà dựa quá nhiều vào vốn bên ngoài sẽ kích thích tâm lý tiêu dùng, làm sụt giảm ý thức kinh doanh của nhân dân và giảm động lực phát triển kinh tế. d) Phải xử lý tốt tình trạng kinh tế bong bóng Quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng rất dễ làm xuất hiện nền kinh tế bong bóng như đã phân tích trên. Vai trò của chính phủ trong việc kiểm soát vấn đề này hết sức quan trọng. Chính phủ cần hướng các ưu tiên vào khu vực sản xuất (nền Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 50 - kinh tế thực), kiểm soát tốt các khoản tín dụng ngân hàng đối với các khu vực bất động sản và chứng khoán, quản lý tốt nền kinh tế “ảo” như thị trường cổ phiếu, bất động sản, quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu cơ và điều tiết hoạt động của khu vực này. Đây là thị trường rất dễ bị thổi phồng do những kỳ vọng về phát triển kinh tế trong tương lai và do các hoạt động đầu cơ. e) Hệ thống tài chính ngân hàng Ngân hàng – tài chính là lĩnh vực rất nhạy cảm và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Một loạt yếu kém của hệ thống ngân hàng-tài chính, các công ty tài chính của các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng bộc lộ khi xảy ra khủng hoảng, thể hiện ở chất lượng và hiệu quả tín dụng, khả năng đánh giá độ may rủi của các dự án, dự báo xu hướng thị trường để hướng nguồn vốn vào các lĩnh vực có độ an toàn cao, làm ăn có hiệu quả…Chính vì vậy, bài học là chất lượng tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và đánh giá dựa trên các yếu tố của thị trường, tính khả thi của dự án và khả năng hoàn trả của người vay. Song song với quá trình tự do hóa thị trường tài chính, phải tăng cườn đúng mức các hệ thống giám sát và điều hành như hệ thống thông tin, chế độ kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thực hiện công khai thông tin trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Bản thân hệ thống ngân hàng-tài chính dù phát triển đến đâu cũng vẫn dễ bị chao đảo trước những biến động của thị trường tiền tệ, vì vậy cần phải tăng cường vai trò của chính phủ trong việc tạo ra khung pháp lý và đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường hệ thống ngân hàng-tài chính f) Về chính sách thông tin Việc thông tin nhanh nhạy, đầy đủ và chính xác hiện trạng của nền kinh tế là rất càn thiết, giúp giải tỏa tâm lý nghi ngờ, lo ngại dẫn đến mất lòng tin, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của các thông tin đồn đại thất thiệt, gây tâm lý đầu cơ. Để có thể có được những thông tin nhanh nhạy như vậy cần phải thiết lập một hệ thống thông tin chính xác và có hiệu quả về các chỉ số cơ bản của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính-tiền tệ nói riêng, cần có chế độ kế toán-thống kê đúng mực, phản ánh trung thực tình hình, kịp thời báo cáo khi có dấu hiệu không bình thường để Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 51 - chính phủ và các ngành hữu quan có biện pháp, chính sách xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh với sự cộng tác chặt chẽ của các doanh nghiệp g) Quản lý chặt chẽ các luồng vốn bên ngoài Khi huy động vốn bên ngoài, dù dưới bất kỳ hình thức nào, cũng cần bảo đảm chắc chắn để nền kinh tế không quá bị lệ thuộc vào vốn nước ngoài hoặc dẫn đến trình trạng nợ nước ngoài quá cao, không có khả năng trả nợ, làm mất lòng tin của cộng đồng tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn huy động được cần ưu tiên sử dụng cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, cần hết sức tránh đầu tư vào các dự án kém hiệu quả, ứ đọng vốn, ít hoặc chậm sinh lời như bất động sản Trong khi thu hút vốn bên ngoài, cần coi trọng FDI vì đây là nguồn vốn đầu tư ôTrong khi thu hút vốn bên ngoài, cần coi trọng FDI vì đây là nguồn vốn đầu tư ổn định, đồng thời kiểm soát chặt việc di chuyển các luồn vốn, đặc biệt là luồng vốn ngắn hạn. Nếu tỷ lệ vốn ngắn hạn quá lớn sẽ trở thành một yếu tố tác động rất nhạy cảm khi thị trường tiền tệ trong nước có diễn biến xấu, có khi trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng tiền tệ như ở Thái Lan vửa qua (các nhà đầu tư rút vốn đồng loạt và ồ ạt). Cần có một hạn chế nhất định, đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn có tính đầu cơ. h) Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối Cần có chính sách tỷ giá linh hoạt, luôn được đặt trong mối quan hệ với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách…Tỷ giá phải được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với điều kiện kinh tế, tránh tình trạng cố định tỷ giá quá lâu làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ phá giá đột ngột gây ra những chấn động lớn cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá nên diễn ra từ từ, tránh điều chỉnh theo kiểu phá giá đột ngột, tạo thành cú “sốc” với những hậu quả khó lường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 52 - - GS. TS N guyễn Thiện Nhân - Phát triển kinh tế, Tháng 12 – 2002 - Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997 – 1999 , Nguyên nhân – Hậu quả và Bài học với Việt Nam. - Nguyễn Xuân Thành – Tài liệu Case study Fulbright – Khủng hoảng tài chính Đông Á. - Ngô Vĩnh Long – Tài liệu hội thảo kinh tế tại Đà Nẵng – 28-30/07/2005 - Đông Nam Á trong liên hệ M ỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng của nó với Việt Nam. - Lê Vân Anh – Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) – Khủng hoảng tài chính – mô hình lý thuyết và những nguy cơ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. - Website: - Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 53 - - MỤC LỤC PHẦN I: KHÁI QUÁT DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG NAM Á...............................................................................................................4 1. Một số khía cạnh lý thuyết về khủng hoảng ............................................................4 1.1 Khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong thời đại hiện nay là gì? .................................4 1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản ............................................................................5 1.3 Diễn biến chung của cuộc khủng hoảng ..................................................................7 2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tại các nước Đông Nam Á ..................................13 2.1 Thái Lan ...................................................................................................................13 2.1.1 Tình hình kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng .................................................13 2.1.2 Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Thái Lan.....................................................15 2.1.3 Hậu quả của khủng hoảng ..................................................................................16 2.2 Indonesia...................................................................................................................16 2.2.1 Tình hình Indonesia trước khủng hoảng ............................................................16 2.2.2 Diễn biến khủng hoảng tài chính ở Indonesia ....................................................18 2.2.3 Hậu quả của khủng hoảng ..................................................................................19 2.3 Malaysia ...................................................................................................................19 2.3.1 Tình hình kinh tế Malaysia trước khủng hoảng .................................................19 2.3.2 Diễn tiến khủng hoảng ở Malaysia.....................................................................21 2.3.3 Hậu quả của khủng hoảng ..................................................................................22 PHẦN II: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ............................................................................................................................22 Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 - 54 - 1.Nguyên nhân .....................................................................................................................22 1.1 Nhóm nguyên nhân trực tiếp. ........................................................................................22 1.2 Nhóm nguyên nhân tích lũy ...........................................................................................25 2. Tác động của cuộc khủng hoảng. .....................................................................................20 2.1 Tác động của khủng hoảng đến kinh tế thế giới. ...........................................................33 2.2 Tác động đến Việt Nam .................................................................................................37 2.2.1 Tác động chung đến nền kinh tế Việt Nam ............................................................37 2.2.2 Những tác động cụ thể ............................................................................................39 PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................................................38 1.1 Các bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng...................................................................47 1.2 Định hướng phát triển kinh tế nhằm hạn chế khủng hoảng ...........................................49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_nhom_5_6315.pdf
Luận văn liên quan