Tiểu luận Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường

Trên cơ sở các phân tích của đề tài, tôi m uốn một lần nữa khẳn g định tầm quan trọng của việc đánh thuế bảo vệ môi trườn g ở Việt Nam.Thay đổi nh ận thức của n gười dân về về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới.Đề đạt được mục tiêu này, việc tạo ra sự đồn g th uận nơi người dân là yếu tố cốt lõi. Đề tài đã chỉ ra được các hạn chế của chính sách thuế bảo vệ môi trườn g ở Việt Nam trong việc hành thu cũng như các bất cập trong bản thân chính sách thuế. Ngoài ra, đề tài cũng tổng hợp được bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới trong việc thực thi chính sách thuế bảo vệ môi trường làm cơ sở tham khảo và áp dụng tại Việt Nam. Hạn chế của đề tài là chỉ phân tích sâu được Luật th uế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/01/2012. Do đó, các phân tích về hạn chế chủ yếu phân tích cho giai đoạn từ đầu tháng 01/2012 đến nay.

pdf26 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 7824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng trưởng nên cần thiết có các ngh iên cứu về chính sách thuế bảo vệ m ôi trường để cung cấp cái nhìn tổng quát và theo sát hoạt độn g của chính sách thuế bảo vệ môi trường trong đời sống. Đó là l í do tôi chọn đề tài Phân tích chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 3 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài nhằm trả lời 3 câu hỏi sau đây:  Tại sao cần đánh thuế bảo vệ môi trường?  Ở Việt Nam, việc đánh thuế bảo vệ môi trường được thực hiện như thế nào?  Làm cách nào để hoàn thiện ch ính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam? Để trả lời các câu hỏi trên, bài viết đi vào t ìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách thuế bảo vệ môi trường theo quan điểm của các nhà kinh tế, phân t ích thực trạng chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam và đưa ra các kiến ngh ị nhằm khắc phục những hạn chế trong việc thực thi chính sách. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích v à tổng hợp :  Phân tích tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường dựa trên các tình huống phát sinh và phân tích nộ i hàm của chính sách thuế này  Tổng hợp các vấn đề tồn tại trong việc thực thi chính sách thuế nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện trong việc hoàn thiện ch ính sách và tham khảo được kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chủ yếu đi vào phân tích việc thực thi Luật thuế bảo vệ môi trường do Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của phát triển bền vững và có hiệu lực cao nhất trong các quy định về môi trường. Do còn khá mới mẻ nên khi đi vào đời sống, luật thuế này đã bộc lộ không ít bất cập cần nhanh chóng bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 4 B. Nội dung CHƯƠ NG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa thuế bảo vệ m ôi trường Tên gọi: OECD gọi là thuế môi trường, ở Việt Nam gọi là thuế bảo vệ môi trường Theo OECD, thuế môi trường là loại thuế mà cơ sở thuế của nó là các nhóm sản phẩm tự nhiên gây tác động tiêu cực đến môi trường. Bốn loại thuế trong thuế môi trường gồm thuế năng lượng, thuế giao thông, thuế ô nhiễm và thuế tài nguyên. Thuế môi trường là một loại côn g cụ kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội Việt Nam định nghĩa thì Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường). 2. Tại sao đánh thuế bảo vệ môi trường? 2.1. Bởi vì thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đã i làm giảm gánh nặng môi trường và giữ gìn môi trường Bằng việc thay đổi hành v i, tạo ra ý thức bảo vệ môi trường (ví dụ như các hoạt động tác động xấu đến môi trường sẽ bị đánh thuế, còn các hoạt động góp ph ần bảo vệ môi trường sẽ được giảm thuế), thuế bảo vệ môi trường mang đến những ưu đãi cho doanh nghiệp và cá nhân nhằm hợp nhất yếu tố môi trường trong các hoạt động kinh tế và tối thiểu hóa những tác động tiêu cực đến môi trường. 2.2. Bởi vì thuế bảo vệ môi trường tạo ra nguồn thu ngân sách có thể được d ùng để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường hoặc cắt giảm các loại thuế khác Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể dùng để giữ gìn môi trường hoặc các phúc lợi khác. Ngoài ra, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể dùng để cắt giảm các loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh n ghiệp hoặc tiền bảo hiểm xã hội. Nhìn chung, thông qua đánh thuế bảo vệ môi trường, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc giảm bớt ảnh hưởng từ hoạt động của bản thân lên môi trường Nói cách khác, đánh thuế nhằm bảo v ệ môi trường sinh thái, nhằm góp phần thay đổi nhận thức của con người đối với môi trường, tạo thêm nguồn lực để khôi phục môi trường sinh thái. 3. Tác dụng của thuế bảo vệ môi trường Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 5 Thuế bảo vệ môi trường là thuế Pigou đánh trên việc làm ô nhiễm môi trường.Loại thuế này giúp đem lại các quyết định thích hợp v ề môi trường bằng cách tăn g các chi phí liên quan đến đầu vào và đầu ra có thể gây ô nhiễm. Vì thế, điều chỉnh các n goại tác t iêu cực gây ô nhiễm môi trường. Các nhà kinh tế tranh luận r ằng số tiền thu thuế ô nhiễm là một công cụ hiều quả để đạt đến các mục tiêu về môi trường (ví dụ như Baumol và Oates, 1988). Đánh thuế trên đầu ra sẽ làm tăng giá sản phẩm, giảm mức tiêu dùng hoặc chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng không gây ô nhiễm. Mức tác động nay của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá của các hàng hóa gây ô nhiễm và tính sẵn có của các hàng hóa thay thế khác. Đánh thuế trên đầu vào có thể làm tăng giá từng phần hoặc toàn phần của thành phẩm, tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Nếu mở rộng sản xuất, các nhà sản x uất có thể chịu gánh nặng thuế, do đó họ có thể chuyển sang sử dụng các mặt hàng khôn g gây ô nhiễm Sự cải t iến công nghệ giúp giảm bớt việc sử dụng các sản phẩm đầu vào gây ô nhiễm cũng như tăng cường sử dụng các mặt hàng không gây ô nhiễm. 3.1. Liệu có hay không sự gia tăng nguồn thu thuế? Khả năng về đánh thuế trùng? Nếu thuế bảo vệ môi trường được thiết kế không nhằm mục đích tạo nguồn thu thuế, thì sẽ có sự giảm sút tương ứng các loại thuế thông thường. Vì các loại thuế thông thường gây ra sự bóp méo, tổn thất xã hội của thuế do đó cũng giảm theo. Các ý tưởng về giả thuyết tránh đánh trùng thuế cho rằng việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường có thể làm giảm sự bóp méo của thuế và cải thiện phúc lợi mà không làm giảm các lợi ích môi trường (theo Oates, 1991; Pearce, 1991; Bovenberg và de Mooij,1994). Ngoài r a, nguồn thu thuế bảo vệ môi trường có thể giúp tài trợ cho việc cung cấp hàng hóa công, đặc biệt h àng hóa công liên quan đến môi trường. Ch i ph í xã hội biên là tỉ số giữa mức giá ngầm của thuế và mức ô nhiễm t rung bình của lợi ích xã hội biên. Lundho lm (2005) chỉ ra r ằng theo quan điểm của thuế tối ưu, lợi ích xã hội ròng là cần thiết và điều kiện h iệu quả của các dự án cần bỏ qua phân t ích lợi ích – chi ph í. Theo quan điểm không quan tâm thuế tối ưu, nếu thuế quá thấp, lợi ích xã hội ròn g là cần thiết nhưng không mang tính hiệu quả. Theo phân tích, hàng hóa công về môi trường trong phúc lợi xã hộ i không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và hàm chi phí của thuế. Nếu ngược lại, điều này có thể dẫn đến kết quả là, nếu tăng cung cấp hàng hóa công về môi trường có thể tăng quy mô của kh u vực công tính trên GDP và giảm mức tổn thất xã hội của v iệc tài trợ cho hàng hóa này bằng thuế bảo vệ môi trường cũng như các loại thuế không liên quan đến môi Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 6 trường. Nó giúp làm giảm nhu cầu về hàng hóa công không liên quan đến môi trường (ví dụ như giảm nhu cầu về hàng hóa côn g v ề chăm sóc sức khỏe hay bảo dưỡng đường sá) Nhìn chung, các nghiên cứu đều hàm ý rằng việc thu thuế bảo vệ môi trường có thể làm gia tăng nguồn thu và do đó, làm tăng việc cung cấp các hàng hóa công về môi trường. 3.2. Thuế có giúp giảm ô nhiễm? Cả các kinh ngh iệm thực tiễn lẫn các mô hình mô phỏng đều chỉ ra rằng thuế bảo vệ môi trường có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường. Việc đánh thuế bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Thuế bảo vệ môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than,..). Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân. 3.3. Sự kết hợp giữa thuế bảo vệ môi trường và các trợ cấp về môi trường Nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường n ên được sử dụng thế nào? Có các lựa chọn rằng nguồn thu này nên cộng vào chung n guồn thu của chính ph ủ hoặc tách riêng ra chỉ dùng cho các hoạt động liên quan đến môi trường. Nếu thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế thì nó nên được dùng riêng cho một khu vực hoặc ngành côn g n ghiệp bị thu thuế. T rong khu vực này, thuế này cần được phân bổ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Tại một số nước, nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường được đưa vào Ngân sách Nhà nước như tất cả các khoản thuế khác. Từ nguồn Ngân sách Nhà nước mới phân bổ theo các cấp từ Trung ương đến địa phương để chi vào các công việc như: Đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng... và trong đó có bảo vệ môi trường. Tuy nh iên, việc chi sẽ được tính toán, cân đố i dựa trên số thu để đảm bảo đúng mục đích. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ B ẢO VỆ MÔ I TRƯỜ NG TẠI VIỆT NAM 1. Cơ sở pháp lý của thuế bảo vệ m ôi trường  Trước k hi Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời: Các văn bản pháp lý liên quan đến các khoản phí bảo vệ môi trường như:  Thông tư liên t ịch số 107 ngày 26/07/2010, từ 01/06/2010 về phí bảo vệ môi trường đối với n ước thải với mục tiêu giảm thiểu ô nh iễm môi trường do nước thải gây nên, sử dụng nguồn nước sạch một cách t iết kiệm và hiệu quả  Nghị định 174/2007/NĐ-CP - Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thực hiện từ năm 2007, phí thu đố i với chất thải rắn thông thường v à chất thải rắn n guy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Ngoài phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hiện nay còn đang áp dụng thu “phí vệ sinh ” là kho ản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại địa ph ương.  Nghị định số 74/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về ph í bảo vệ môi trường đối với kh ai thác khoáng sản. Đối tượng chịu thuế đối với khai thác khoáng sản theo quy định là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại. Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản.  Nghị định số 78/2000/NĐ-CPngày 26 tháng 12 năm 2000 về phí xăng dầu đang thu đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazút, dầu mỡ nhờn. Số thu từ ph í xăng dầu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa n gân sách trung ương v à ngân sách địa phương. Các chính sách phí hiện hành đang áp dụng vào các n guồn gây ô nh iễm, (đánh vào các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường nước, đất, không khí) nhằm mục đích thúc đẩy các đối tượng gây ô nhiễm phải giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và đóng góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra. Về chính sách thuế:  Lụật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 /11/2008: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định ưu đãi thuế đố i với loại sản phẩm ít gây hại đến môi trường như xe ô tô chạy bằng năng lượng điện, năn g lượng mặt trời áp dụng thuế suất ch ỉ bằng 50% và 70% mức thuế suất của xe ô tô cùng chủng loại nhưng chạy bằng xăng. Qui định ưu đãi Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 8 này nhằm hạn chế việc đầu tư, sản xuất và t iêu dùng các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành qui định ưu đãi thuế suất 10% cho suốt đời dự án đối v ới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường; miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong l ĩnh vực môi trường.  Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩusố 45/2005/QH11n gày 14 tháng 06 năm 2005: Qui định ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản x uất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.  Sau khi có Luật Thuế bảo vệ môi trường  Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010 /QH12 đượcthông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực ngày 01/01/2012, quy định về đối tượng ch ịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, t ính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của ph át triển bền vững và có hiệu lực cao nhất trong các quy định về môi t rường.  Nghị định số 67 /2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 quy định ch i tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường  Thông tư 152/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường. 2. Đối tượng nộp thuế bảo vệ m ôi trường Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.  Một số trường hợp cụ thể:  Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàn g hóa thì người nh ận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;  Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là n gười nộp thuế. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 9 Về đối tượng ch ịu thuế, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định 08 nhóm hàng hoá vào diện chịu thuế bảo v ệ môi trường trong đó đáng ch ú ý tới 5 nhóm sau: Nhóm 1: Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) Đây là các sản phẩm có ch ứa một số chất hoá học như chì, lưu huỳnh,... ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong các loạ i xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Xăng dầu có phạm vi sử dụng rộng rãi, v ới lượng lớn đến 15 triệu tấn/năm, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng diễn ra trên diện rộng. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng ch ịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu . Nhóm 2: Than đá Khi than được sử dụng cho mục đích đốt cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Phạm vi sử dụng than cũng rộn g khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hoá thạch, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhóm 3: Dung dịch hydrro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC) Chất HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm lạnh, điều hoà không khí… Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà k ính. Nước ta đã tham gia ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Theo đó, các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) sẽ phả i loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC vào năm 2030. Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp làm lạnh và điều hoà không khí với lượng tiêu thụ các chất HCFC tăng nhanh liên tục sẽ đặt ra nhiều thách thức cho tiến trình loại trừ HCFC ở nước ta. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào v iệc thực h iện cam kết Nghị định thư Montreal ở Việt nam, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi côn g n ghệ sản xuất. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 10 Nhóm 4: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế Túi nhựa xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân h ủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái m ôi trường đất.Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng.Việc sử dụng và xả thải túi nhựa xốp sau khi sử dụng diễn ra khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn và gây ô nh iễm môi trường lớn, trên diện rộng. Việc đưa túi nhựa xốp vào đố i tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nhựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây t rồng và bảo quản nông sản.Hiện nay, việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn tượng đối rẻ so vớ i giá nông sản. Những hành vi sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng hóa chất bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng tới môi trường theo rất nhiều cách, ví dụ như các hoá chất lơ lửng trong không khí khi phun thuốc hay tồn tại trong các loại thực phẩm, trong n ước, đất... Việc đưa hoá chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hoá chất bảo vệ thực vật đối với m ôi trường. 3. Phương pháp tính thuế bảo vệ m ôi trường Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau: Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hoá t ính thuế x Mức thuế tuyệt đố i trên một đơn v ị hàng hoá Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế v à mức thuế tuyệt đối 3.1. Số lượng hàng hóa tính thuế đ ược quy đ ịnh như sau: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổ i, t iêu dùng nội bộ, tặn g cho, khuyến mại, quảng cáo. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 11 Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu. Đối với hàng ho á là nh iên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, m ỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn h ợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. 3.2. Mức thuế tuyệt đố i S TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồn g/1 đv hàn g hóa) I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000 2 Nhiên liệu bay Lít 1.000 3 Dầu diezel Lít 500 4 Dầu hỏa Lít 300 5 Dầu mazut Lít 300 6 Dầu nhờn Lít 300 7 Mỡ nhờn Kg 300 II Than đá 1 Than nâu Tấn 10.000 2 Than an - tra - xít (antraxit) Tấn 20.000 3 Than mỡ Tấn 10.000 4 Than đá khác Tấn 10.000 III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC ) kg 4.000 IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 40.000 V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500 VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 12 4. Tác dụng của thuế bảo vệ môi trường 4.1. Tích cực: 4.1.1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tỏ rõ quan điểm của Chính p hủ trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và giữ gìn, bảo tồn môi trường sống Theo đó, Việt Nam có thể phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường mà không nhất thiết phải hi sinh một trong hai mục tiêu này. Đánh thuế đối với nh ững sản phẩm gây ô nhiễm môi trường là cơ hội để các doanh nghiệp sử dụng những sản phẩm có độ phát tán ra môi trường kém, phát triển các nguồn năng lượng và hóa chất thân thiện với môi trường. Điều quan trọng là phải có một hệ thống thuế minh bạch để người dân thấy được quyền lợi từ việc thuthuế bảo v ệ môi trường đối với cộng đồng. Theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên, để đối phó với tình trạng ô nhiễm nặng nề hiện nay, Chính phủ đã đưa r a nhiều biện pháp như tăng số tiền xử phạt những đối tượng gây ô nhiễm từ mức cao nhất là 70 triệu lên 500 triệu đồng, tới đây sẽ khởi tố một số vụ điển hình… Và một trong những biện pháp mạnh chính là đánh thuế. Điều này tỏ rõ quan điểm của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề môi trường một cách triệt để và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng. 4.1.2. Tạo nguồn thu ngân sách Thuế và phí là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chiếm hơn 95% tổng nguồn thu, trong đó, các khoản thuế, phí l iên quan đến bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng không nhiều. Phí có tỷ trọng cao nhất là phí xăng dầu, trong năm 2010, khoản thu phí xăng dầu tại Việt Nam trên 10.500 tỷ, và năm 2011 dự kiến số phí thu được từ xăng dầu là 12.000 tỷ đồng. Thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường giúp giảm tác động vào môi trường, hạn chế những hành v i không tốt đối với môi trường, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Với khung thuế nêu trên, dự kiến số thu thuế bảo vệ môi trường thu được theo mức thuế tối thiểu kh ung khoảng 14.300 tỷ đồng/năm, với mức thu tối đa khung kho ảng 57.000 tỷ đồng/năm (Năm 2009, số thu phí bảo vệ môi trường và ph í xăng dầu khoảng 11.000 tỷ đồng). Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 13 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 A Thu ngân sách nhà n ước và viện trợ (I+II+III) 346.125 I Thu thường xuyên 327.830 I.1 Thu thuế 316.285 11 Thuế bảo vệ môi trường 6.337 I.2 Thu phí, lệ phí và thu ngoài thuế 11.546 13 Thu phí, lệ phí (cả phí xăng dầu) 3.700 Nguồn: 4.2. Tiêu cực Gây lo n gại tăng giá xăng dầu, bao bì Thực tế, hiện nay mỗi lít xăng, dầu đã "cõng" nhiều loại thuế, phí như thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn, phí cầu đường..., nếu t iếp tục áp thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Sau nhiều tháng kể từ khi Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực (ngày 01/01/2012), nhiều doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì nh ựa vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lúng túng, bị động vì đối tượng chịu thuế còn chung ch ung và mức thuế quá cao. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), năm 2011, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp ngành nhựa. Vì vậy, luật thuế đánh túi PE ch ung như hiện nay và mức thuế quá cao 30.000 - 40.000đ/kg đã khiến doanh n ghiệp bức x úc. Theo đại diện 3 Hiệp hội trên, để chế biến hàng dệt may, da giầy và thủy sản xuất khẩu thì bao bì túi PE, PA các loại là vật tư không thể thiếu và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm xuất khẩu... Tuy nhiên, khi Luật Thuế Bảo vệ Môi trường có hiệu lực đã làm chi phí bao bì tăng từ 30% đến 50%... sẽ làm cho sản phẩm dệt may, da giầy và thủy sản xuất khẩu Việt Nam khó có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nước. 5. Những tồn tại trong chính sách thuế bảo vệ môi trường 5.1. Thiếu công bằng trong đối xử thuế và thất thu thuế  Thiếu các hướng dẫn cụ thể và rõ ràng dẫn đến Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể khiến nhiều doanh ngh iệp ngành nhựa chịu Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 14 thiệt.Việc chưa có hướng dẫn rõ ràng cũng dấy lên mối lo bất bình đẳng và thất thoát loại thuế này. Ví dụ như Nghị định 67/2007 /NĐ-CP ngày 8-8-2011 của Chính phủ và Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11-11-2011 của Bộ Tài chính quy định : “Túi ni lôn g thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”. Định nghĩa này quá chung chung, gần như bao gồm hầu hết sản phẩm nhựa, đẩy các doanh nghiệp nhựa vào thế khó khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu không phải ch ịu thuế bảo vệ môi trường. Đã có nhiều doanh nghiệp nhựa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp bao bì nhựa cho doanh nghiệp ngành phân bón, hóa mỹ phẩm... có nguy cơ mất khách hàng do khách hàng sẽ chuyển sang nhập khẩu bao bì nh ựa để không phải chia sẻ khoản thuế bảo vệ môi trường. Ngược lại, không ít doanh nghiệp ngành nhựa khác đang được hưởng lợi. Trong khi luật và các v ăn bản hướng dẫn thi hành luật này còn chưa cụ thể, cơ quan thuế tạm thời chưa thu thuế bảo vệ môi trường thì các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông đã được hưởng một khoản lợi lớn. Đó là từ t hời điểm luật thuế này có hiệu lực (01/01/2012), giá các mặt hàng túi ni lông trên thị trường đồn g loạt tăng thêm 35.000 đồng – 40.000 đồng/kg, ở mức 75.000 đồng – 80.000 đồng/kg. Nay cơ quan thuế chưa thu khoản thuế này, giá túi ni lông giảm trở lại nhưng vẫn ở mức khá cao . Khoảng chênh lệch so với giá bán trước thời điểm Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực dĩ nhiên vào túi doanh nghiệp . Thậm chí, việc doanh nghiệp lấy lý do thuế cao, lỗ lã nên thông báo ngưng sản xuất túi ni lôn g chứa PE (thực chất là vẫn sản x uất) để không phải nộp thuế bảo vệ môi trường thì cơ quan thuế cũng khó kiểm soát được. Đó là chưa kể hầu hết các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông là doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất gia đình đang đóng thuế theo hình thức thuế khoán, không bị tác động nhiều bởi việc áp dụng Luật Thuế bảo vệ môi trường...  Tiêu chí thu thuế chưa rõ ràng Những quy định về thu thuế của Luật bảo vệ môi trường thiếu cụ thể. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, túi ni lông không thân thiện với môi trường phải đóng thuế từ 30 đồng – 50 nghìn đồng/kg. Nhưng việc xác định tiêu chí túi ni-lông thân thiện hay không thân thiện với môi trường không dễ. Vừa qua, Bộ TN&MT trình Chính phủ xem xét phê duyệt bộ tiêu chí “Nhãn xanh Môi trường” để x ác định túi ni lông thân thiện với môi trường, đó phải là túi phân hủy sinh học hoàn toàn với thời gian tối đa khoảng 3 năm. Nhưng kiểm định xác định tiêu chí này khá tốn kém. Đưa ra khoản thuế phải nộp với sản phẩm túi ni lông từ 30-50 Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 15 nghìn đồng, nhưng luật không quy định cụ thể trường hợp nào nộp thuế 30 nghìn đồng/kg, trường h ợp nào nộp thuế 50 nghìn đồn g/kg. Quy định này tạo kẽ hở để doanh n ghiệp t ìm cách khai để nộp thuế thấp. Do đó, nếu không có hướng dẫn cụ thể điều kiện và đối tượng chịu thuế, sẽ tồn tại nhiều kẽ hở làm nảy sinh tiêu cực. Nhưng đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức thu thuế. Do đó, việc thu thuế đố i với các cơ sở sản xuất, các sản ph ẩm trong diện phải nộp thuế vẫn ch ưa được triển khai. Không chỉ thiếu những tiêu chí, quy định cụ thể, Luật thuế bảo vệ môi trường có nguy cơ bỏ sót các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.  Khó kiểm soát cơ sở nhỏ lẻ Thuế bảo vệ môi trường nhằm vào các doanh nghiệp sản x uất các sản phẩm dựa trên lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng hiện nay còn lượng lớn cơ sở sản x uất túi ni lông, dép nhựa, áo mưa,… nhỏ lẻ, cơ quan chức năng chưa kiểm soát được lượng sản phẩm tiêu thụ hằng ngày. Bởi hầu hết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được đóng thuế bằng hình thức giao kho án. Việc k iểm định, tính toán lượng sản phẩm tiêu thụ không được làm thường xuyên. Đáng chú ý, loại túi ni lông được tiêu thụ phổ biến trên thị trường có x uất xứ từ cơ sở nhỏ lẻ. Gần như 100% các cơ sở tái chế không có hệ thống x ử lý nước thải như quy định, môi trường làm việc của n gười côn g nhân không bảo đảm vệ sinh. Những sản phẩm này không những gây hại cho người sử dụng mà quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các cơ sở thường mua những hạt nhựa tái sinh, tái chế với giá khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. Do không bị tác động nhiều bởi việc nộp thuế nên giá túi ni lông ở cơ sở này cũng chỉ tăng khoảng 5-10% so với trước khi có quy định nộp thuế bảo vệ m ôi trường. Nếu không có sự k iểm soát cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sẽ tạo áp lực cạnh tranh với cơ sở sản xuất quy mô lớn hơn; đồn g thời không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường. Triển khai áp thuế bảo vệ môi trường đối với túi n i lôn g nói riêng và các sản phẩm khác nói chung góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu để phục vụ việc khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ môi trường. Song n ếu không có quy định và tổ chức thực hiện phù h ợp thì khó đạt mục tiêu ban đầu. Bên cạnh đó, ch ính sách thuế hiện hành có mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng chỉ là lồng ghép không phải là mục tiêu chính, chưa điều chỉnh hết các hoạt động sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 16  Nhiều trường hợp đánh thuế 2 lần Theo Cục Hải quan TP.HCM, doanh nghiệp tư nhân hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường (v ào khu phi thuế quan và có hồ sơ chứng minh được hàng hóa đó đã nộp thuế bảo vệ môi trường tại khâu sản xuất, xuất khẩu. Hiện nay một số doanh nghiệp tư nhân, mua hàng hóa là nguyên phụ liệu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, đã nộp thuế bảo vệ môi trường và đưa vào sản xuất, gia công ra hàng hóa khác cũng thuộc đối tượng ch ịu thuế bảo vệ môi trường. Do ch ưa có quy định về miễn thuế, hoàn thuế cho đối tượng trên, nên cơ quan Hải quan vẫn thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu chịu thuế bảo vệ môi trường. Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, việc tính thuế n êu trên khiến doanh nghiệp phải chịu thuế bảo vệ môi trường 2 lần (ở khâu nhập khẩu, m ua n guyên liệu sản xuất và kh âu bán ra). Theo quy định tại các văn bản về thuế bảo vệ môi trường, mặt hàng dầu nhờn, mỡ nhờn thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ m ôi trường, không quy định chi t iết theo mã số danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nh iên, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư 157/2011/TT-BTC ngày 14-11-2011 của Bộ Tài chính không có định danh tên hàng dầu nhờn, mỡ nhờn ch ỉ có định danh tên hàng là dầu và mỡ bô i trơn nên cơ quan Hải quan khó xác định mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường. 5.2. Đối tượng chịu thuế còn chưa đầy đủ Luật thuế Bảo vệ môi trường điều ch ỉnh 8 nhóm mặt hàng nhưng không có khí thải công nghiệp - một trong những nguyên nhân gây ô nh iễm môi trường nghiêm trọng Đây là một loại hình ô nhiễm khó phân chia nên chưa thể đưa vào luật. Lần đầu tiên Luật thuế Bảo vệ môi trường được áp dụng tại Việt Nam nên những nhà soạn thảo đã lựa chọn những nhóm dễ nhận biết nhất để có biện pháp quản lý rõ ràng, minh bạch. Ô nh iễm môi trường là một lĩnh vực rất rộng, năm nhóm hàng trên còn quá ít.Ngoài ra, nh ững hàng hóa góp phần gây cạn kiệt nguồn tài nguyên môi trường như rong biển, san hô… cũng cần phải được đánh thuế. Những công nghệ cũ nát, lạc hậu, tốn nhiều năng lượng như bóng đèn sợi đốt... cũng cần được bổ sung. 5.3. Mức thuế bảo vệ môi trường chưa hợp lý Luật hiện hành xác định t ính thuế bảo vệ môi trường theo mức thuế tuyệt đối để đơn giản, minh bạch trong thực hiện, ổn định số thu cho ngân sách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa áp dụng cho một loại hàng hóa là tương đối lớn nh ất, dẫn tới khả năng việc áp dụng sẽ không thống nhất đố i vớ i các doanh nghiệp cùng sản x uất một mặt hàng Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 17 nhưng tại các địa phương khác nhau. Ví dụ, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11-11- 2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP n gày 8-8-2011 của Chính ph ủ quy định chi t iết và h ướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường x ác định túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin)…nhưng không xác định rõ áp dụng với loại túi đơn lớp hay đơn nguyên liệu (PE). Thực tế có những loại túi làm từ nhiều n guyên liệu nhưng cũng chỉ một lớp.Khi đánh thuế, cơ quan thực thi cứ thấy túi có chữ "PE” là đánh thuế, bất kể đó là túi một lớp hay nhiều lớp.Điều này làm cho giá bán hàng tăng, dễ mất năng lực cạnh tranh đối của doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nhựa nước ngoài. Ngoài ra, tại khoản 1 điều 8 Luật thuế bảo vệ môi trường, mức thuế được tính là 30.000đ/kg đến 50.000đ/kg, và cán bộ thuế, vốn không có trình độ kỹ thuật chuyên môn ngành nhựa, khó có thể phân biệt loại nào đánh thuế với mức 30.000đ/kg, loạ i nào đánh thuế với mức 50.000đ/kg, dễ dẫn tới khả năng áp dụng tùy tiện hay một số t iêu cực trong việc tính thuế. Đối với mặt hàng xăng, thuế suất thuế bảo vệ môi trường được áp dụng chung cho tất cả các loại xăng, chỉ trừ etanol là chưa hợp lý. Trên thế giới các nước thường phân loạ i xăng dựa vào mức độ ô nhiễm khác nhau. Ví dụ: Đức căn c ứ vào hàm lượng lưu huỳnh có t rong xăng để định thuế suất: Đối với xăng có hàm lượng lưu h uỳnh trên 10mg/kg mức thuế suất là 669,80 Euro/lit; xăng có hàm lượng lưu huỳnh dưới 10 mg/kg mức thuế suất là 654,90 Euro /lit. Hay Singapore căn cứ vào chỉ số octan có trong xăng để quy định thuế suất: xăng octan 92/95 mức thuế suất là 0,4 đôla Sin/lit; xăng o ctan 97 và trên 97 mức thuế suất là 0,44 đôla Sing/lít. Kết luận: Bên cạnh thất thu thuế, sân chơi không bình đẳng, nh ững bất cập trong chính sách thuế bảo vệ môi trường hiện nay đã không tạo được mất niềm tin nơi n gười nộp thuế. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc thực thi một chính sách thuế mới ở Việt Nam. Do đó, tạo niềm tin nơi người dân là cách để đưa ch ính sách thuế Bảo vệ môi trường đi v ào đời sống và đồng hành cùng các chính sách phát t riển kinh tế của nước ta. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 18 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ 1. Dựa trên các kinh nghiệm các nước 1.1. Tạo sự tin tưởng, đồng thuận nơi người dân: Niềm tin công chúng vào thuế bảo vệ môi trường đóng v ai trò quan trọng, Chính phủ và các ch uyên gia chính sách cần phải dung hòa giữa mục tiêu tăng nguồn thu và bảo vệ môi trường trong ch ính sách thuế. Giải pháp mà ông Chas Roy Chowdhury đưa ra để thuyết ph ục công chúng đó là, m ột mặt tăng thuế bảo vệ môi trường nhưng đồng thời mặt khác phải giảm các loại thuế khác để tạo sự cân bằng. Chẳng h ạn, tăng phí x ăng dầu, đồng thời phải giảm thuế giá trị gia tăng hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp người dân chấp nhận rằng việc tăng thuế bảo v ệ môi trường là hợp lý. Hơn n ữa, chính sách thuế bảo vệ môi trường phải minh bạch, rõ ràng, n guồn thuế thu được phải đưa vào những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường bằng những hoạt động thiết thực để người dân thấy được Nhà nước đã trang trải nguồn thuế như thế nào. Để Luật Thuế bảo vệ môi trường được n gười dân đồng thuận thì nó phải thể hiện sự minh bạch v à cân bằng trong thực hiện. Theo đó, tiền thuế bảo vệ môi trường phải được đầu tư vào các dự án bảo vệ môi trường và được tính toán theo hướng tăng loại thuế này thì giảm loại thuế khác… Ở Châu Cộng đồng doanh nghiệp cũng như dân chúng châu Âu cho rằng thuế bảo vệ môi trường không phải để bảo vệ môi trường mà là cách để Ch ính phủ thu thêm tiền. Chính vì vậy, khi thuế thu thêm về xăng dầu khiến họ cho rằng mục đích chủ yếu của Chính phủ để thu thêm tiền của công chúng chứ không phải để giảm phát tán ô nhiễm. Xăng dầu là lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất, và ảnh hưởng trực t iếp đến côn g ch úng nên đã gặp phải sự phản đối kịch liệt ở châu Âu. Chính phủ các nước châu Âu cũng nỗ lực nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tác động ra môi trường, như trong năm 2010 đã loại bỏ hẳn khả năn g mua những loại bóng đèn h ao tốn năng lượng và không cho sản xuất những động cơ máy, xe cộ… gấy ảnh hưởng lớn đến môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Anh đã có nhiều giải pháp, trong đó có v iệc cấp tài trợ đối v ới n gười tiêu dùng, đồng thời tạo một chính sách thuế minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ch ính phủ Anh cũng thực hiện chính sách này thông qua việc tài trợ 100 triệu Pounds cho quỹ tài trợ các loại xe thân thiện với môi trường, nh ững loại xe không bị đánh thuế khi chạy vào khu vực kẹt xe của Lon don … Cụ thể hơn, đối với những tòa nhà cửa kính, giúp giảm nhiệt và năng lượng sẽ được Chính phủ nước này miễn thuế 100% ; hay đố i với lĩnh vực bất động sản sẽ được miễn phí trước bạ đối với những tòa nhà có lượng khí thải bằng 0. Hoặc đối với các loại xe hơi, xe gắn máy có độ phát tán dưới 99 gramCO2/km cũng sẽ được miễn Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 19 thuế hoàn toàn. Đó là lý do khiến các nhà sản xuất ngày càng quan tâm đến việc sản x uất các loại xe chạy bằng diesel hay các động cơ có độ phát tán ở mức cho phép. T uy nhiên đó là những loại xe khá đắt tiền”, ông Chas Roy Chowdhury chia sẻ. Nhiều nước trên thế giới, mức ch ịu thuế ở từng mặt hàng được điều chỉnh tăng giảm tùy theo tình hình lạm phát, bám sát thực tế để giảm bớt áp lực giá cho người dân vì thuế bảo vệ môi trường được cơ cấu vào giá thành. Còn tại Việt Nam, điều đó được thể h iện ở v iệc mức thuế tuyệt đối được quy định theo khung, từ mức tối thiểu đến mức tối đa. 1.2. Chọn lọc đối tượng chịu thuế: Trên thực tế, có nhiều hàng hóa mà khi sử dụng gây ô nhiễm với các mức độ tác động khác nhau đến môi trường. Do đó sẽ có r ất nhiều loại hàng hoá có thể phải đưa vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường. T rong bố i cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại chưa nên đưa tất cả các h àng hóa gây ô nhiễm vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường mà chỉ nên chọn lựa một số hàng hóa gây ô nhiễm đáp ứng các nguyên tắc nêu trên. Các n ước trên thế giới chỉ thuthuế bảo vệ môi trường với một số ít sản phẩm như Châu Âu thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu diesel, than, điện. Mỹ thu thuế đối với xăng, dầu diesel, nh iên liệu...;  Xăng dầu Xăng dầu bao gồm: xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn) là các sản phẩm có chứa một số chất ho á học như chì, lưu huỳnh,... ngay cả khi chưa sử dụng.các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra m ôi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hiện nay, nh iều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ m ôi trường đối với xăn g, dầu. Các nước trong Liên minh Châu Âu đang đánh thuế đối v ới nhiên liệu :Xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít); Singapore và Nhật cũng quy định mức thuế lần lượt là 0,4 đôla Singapor e/lít xăng v à 32,1 Yên Nhật/lít xăng.  Than Khí than được sử dụng cho mục đích đốt cháy sẽ thải ra môi trường các loại khí như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Phạm vi sử dụng than cũng rộn g khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Hiện nay, Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân dân Tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than; Philipines thu ở mức 10Pê sô/1 tấn.  Môi chất làm lạnh chứa hydro-clo-f lo-carbon (Dung dịch HCFC) Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 20 Chất HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghiệp như: làm lạnh, điều hoà không kh í,…. Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ô nhiễm bầu không khí, là n guyên nhân chính làm suy giảm tầng ôzôn và gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Theo đó, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) sẽ phải loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC vào năm 2030. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào việc thực hiện cam kết Nghị định thư Montreal ở Việt Nam, kh uyến khích doanh nghiệp giảm dần sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công n ghệ sản xuất.  Túi nhựa xốp (t úi ni lôn g) Túi nhựa xốp ph ải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy (có thể tới hàng trăm năm) hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất gây suy thoái môi trường đất. Việc đưa túi nhựa xốp vào đố i tượng ch ịu thuế nhằm m ục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hộ i, từ đó góp phần thay đổ i hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nh ựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế đối với các sản phẩm nhựa như: Anh, Ailen, Đài Loan,... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm túi nhựa trong các thành phố lớn như Bắc Kinh (Trung Quốc).  Thuốc bảo vệ thực v ật thuộc nhóm hạn chế sử dụng Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất hóa học được dùng để phòn g trừ dịch hại t rên cây trồng v à bảo quản nôn g sản. Hiện nay, việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được quan tâm do giá của nhiều loại còn tương đối rẻ so với giá nôn g sản. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm hoá chất bảo vệ thực vật . Nhìn chung, khi thiết kế chính sách thuế bảo vệ môi trường cần học tập mô hình ở các nước như sau:  Cơ sở thuế bảo vệ môi trường nên chú trọng v ào các hành v i hoặc tác nhân gây ô nhiễm Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 21  Phạm vi của thuế bảo vệ môi trường nên được mở rộng theo phạm vi của các tổn hại đến môi trường  Thuế suất nên tương xứng với các tổn hại đến môi trường  Hành thu đáng tin cậy và mức thuế nên dự đoán được nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường  Nguồn thu thuế bảo vệ môi trường nên hỗ trợ cho chi tiêu tài khóa chung hoặc giúp giảm các loại thuế khác  Tác động phân phố i nên được xác định rõ thông qua các công cụ chính sách  Tính cạnh tranh cần được giải quyết ổn thỏa;  Giao tiếp rõ ràng là yếu tố then chốt để đạt đến sự đồng thuận của khu v ực công về đánh thuế bảo v ệ môi trường  Thuế bảo vệ môi trường có thể kết hợp với các công cụ chính sách khác khi thực hiện nhằm mang lại lợi ích rõ ràng h ơn. 2. Dựa trên thực tiễn thực hiện ở Việt Nam 2.1. Kiểm soát ô nhiễm Cùng với việc áp thuế, cần có biện pháp kiểm soát ô nhiễm t rong quá trình sản xuất và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng khoa học - kỹ thuật để hạn chế xả ra môi trường chất độc hại, tránh tâm lý đã nộp thuế thì có thể gây ô nhiễm môi trường. Nhiều đại biểu đề nghị, cần có biện pháp k iểm soát giá hàng hóa sau khi áp thuế bảo vệ môi trường, không để xảy ra tình trạng áp thuế khiến tăng giá hàng hóa ảnh hướng đến người tiêu dùng, thay vì điều chỉnh hành v i và ý thức doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Đề nghị cần có nghiên cứu tổng thể, rà soát bổ sung thêm các mặt hằng phải chịu thuế. 2.2. Bổ sung và làm rõ đối tượng tính thuế Đối với nhóm sản phẩm đã đưa vào diện chịu thuế là than, cần phải làm rõ than gì, vì hiện nay có loại than sạch, than hoạt tính… không làm ô nhiêm môi trường, đưa vào tính thuế là không côn g bằng. Thêm nữa, xăng ít gây ô nhiễm môi trường hơn dầu diezen, nhưng trong dự thảo luật, thuế dầu diezen lại thấp hơn xăng là không hợp lý. Trong số năm mặt hàng chịu thuế, cần phân cấp, những mặt hàng thay thế được như túi nilon nên đánh thuế nặng, những sản phẩm không có gì để thay thế như xăng dầu thì nếu đánh thuế nặng giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến x ã hội. Cần đánh thuế đúng đố i tượng, không chồn g chéo Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 22 2.3. Tránh đánh thuế 2 lần Phí môi trường không thể đánh vào mặt hàng mà phải đánh vào côn g n ghệ, quy trình sản xuất để giảm ô nhiễm môi trường, kh uyến khích người sản xuất đầu tư vào công nghệ.Th uế nên đánh v ào tiêu thụ, nên hạn ch ế tiêu thụ những hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường.Ông lấy thí dụ như túi n ilon nếu đánh thuế cao thì người sử dụng sẽ hạn chế sử dụng. Nên xây dựng tiếp luật lệ phí và phí bảo vệ môi trường, để thành một hệ thống pháp luật khép kín, khi đã đánh thuế thì không đánh phí v à lệ phí, tránh hiện tượng thuế chồng lên thuê, phí chồng lên phí. Ý kiến này được nhiều đại biểu khác ủng hộ. Việt Nam có bốn khoản phí bảo vệ m ôi trường đang được thực hiện gồm: phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản; phí n ước thải và phí xăng dầu. Các loại phí bảo vệ môi trường hiện h ành mới dừng lại ở mục tiêu h uy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải mà không tự mình xử lý chất thải; hỗ trợ thêm chi phí làm sạch môi trường. Tổng thu các khoản phí bảo vệ môi trường năm 2008 là 1.224 tỷ đồng. Nếu tính cả số thu từ phí xăng dầu 9.000 tỷ đồn g/năm thì tổng số thu là 10.224 tỷ đồng/năm... Hàng năm, Nhà nước dành 1% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 4.000 tỷ đồng) để chi sự ngh iệp bảo vệ môi trường. Nhưng chỉ tính riêng nh u cầu cho các đề án tổng thể cải tạo môi trường và chương trình xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, khu công nghiệp vào khoảng 17.678 tỷ đồng/năm. Để tránh tình trạng thuế bảo vệ m ôi trường trùng lặp với phí bảo vệ môi trường một số đố i với những mặt hàng đang chịu phí môi trường như xăng, dầu, than, nhựa, hóa chất… khi đưa vào diện ch ịu thuế bảo vệ môi trường thì không nên tiếp tục chịu ph í môi trường. 2.4. Xem xét lại phương pháp tính thuế Về phương pháp tính thuế, hiện vẫn còn hai loại quan điểm khác nhau. Có ý kiến đề nghị tính thuế trên phần trăm giá thành sản phẩm mà không theo cách tính thuế tuyệt đối như dự thảo Luật. Nhóm ý kiến này cho rằng, quy định thuế theo phương ph áp tuyệt đối ngay vào Luật thì khi thị trường có biến động về giá, mức thuế sẽ nhanh chóng lạc hậ u. Ý kiến khác cho rằng áp dụng mức thuế suất tuyệt đối là hợp lý bởi đảm bảo nguồn thu ngân sách khi có biến độn g, trượt giá, tạo sự đơn giản, minh bạch trong việc thực hiện, bảo đảm ổn định nghĩa vụ đóng góp vào n gân sách nhà n ước của người sử dụng sản phẩm... Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 23 Trước thực trạng trên, các DN cho rằng v iệc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi côn g dân và DN. Tuy nh iên, các cơ quan chức năng cần định n ghĩa cụ thể về mặt hàng chịu thuế để đánh thuế chứ không thể đánh thuế chung chung, t ràn lan như hiện nay Nhanh chón g hoàn thiện t iêu chí túi ni lôn g thân thiện với môi trường và tiêu chí này phải khả thi để doanh nghiệp có thể áp dụng ngay. Nếu để tình trạng như hiện nay kéo dài, không những doanh nghiệp sản xuất túi ni lông hoạt động đúng quy định của pháp luật gặp khó mà cả người tiêu dùng cũng sẽ bị vạ lây. Ngoài ra, cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm luật. Và quan trọng hơn là từng bước hướng con người quan tâm bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng cũng như báo chí cần tuyên truyền, giải thích để người dân, doanh nghiệp hiểu để đi đến sự đồng thuận khi luật có hiệu lực. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 24 C. Kết luận Trên cơ sở các phân tích của đề tài, tôi m uốn một lần nữa kh ẳng định tầm quan trọng của việc đánh thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam.Thay đổi nhận thức của n gười dân về về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các chính sách hướng tới.Đề đạt được mục tiêu này, việc tạo ra sự đồng thuận nơi người dân là yếu tố cốt lõi. Đề tài đã chỉ ra được các h ạn chế của chính sách thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong việc hành thu cũng như các bất cập trong bản thân chính sách thuế. Ngoài ra, đề tài cũng tổng hợp được bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới trong việc thực thi chính sách thuế bảo vệ môi trường làm cơ sở tham khảo và áp dụng tại Việt Nam. Hạn chế của đề tài là chỉ phân tích sâu được Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ 01/01/2012. Do đó, các phân tích về hạn ch ế chủ yếu phân tích cho giai đoạn từ đầu tháng 01/2012 đến nay. Phân tích chính sách thuế bảo vệ m ôi trường GVHD: PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Nguyễn Thị Thanh Kiều Trang 25 D. Tài liệu tham khảo 1. www.mof.gov.vn 2. www.oecd.or g 3. Reforming In direct Taxes in In dia: Ro le of Environmental Taxes D K Srivastava C Bhujanga Rao 4. Lundholm, Michael, 2005. "Cost-Benefit Analysis and the Marginal Cost of Public Funds," Research Papers in Economics 2005:3, Stockholm University, Department of Economics 5. ht tp://nld.com.vn/20120219101440169p0c1014/ke-ho-thue-bao-ve-moi-truon g.htm 6. ht tp://baoangiang.com .vn/newsdetails/1D3FE1892E3/Thue_moi_truon g_gop_phan_tha y_doi_hanh_vi_.aspx 7. ht tp://nhansinhthai.com 8. ht tp://www.baomoi.com/Danh-thue-bao-ve-moi-truong 9. ht tp://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/50_2597/Luat-Thue-bao-ve-moi-truong-tac-dong- den-nh ieu-DN-xuat-khau.htm 10. ht tp://www.tuvanthueca.com 11. ht tp://www.jacses.org/en/paco/envtax.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tac_dong_cua_thue_bao_ve_moi_truong_7976.pdf
Luận văn liên quan