Tiểu luận Phân tích cung - Cầu của cafe trong giai đoạn 2004 - 2010

Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước: Tổ chức rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến ngành cà phê, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản không phù hợp, ban hành các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển cà phê bền vững. Nghiên cứu thành lập các tổ chức chỉ đạo điều hành phát triển cà phê bền vững như: Hiệp hội, tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu Tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê trong tỉnh thành một ngành kinh tế mũi nhọn với một tổ chức quản lý- kinh doanh thích hợp, đáp ứng các mối quan hệ và các mối liên hệ của một ngành sản xuất- kinh tế và kỹ thuật, gắn việc xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, thành phố, đảm bảo điều hoà được các lợi ích của nhà nước và nhân dân, của Trung ương và địa phương, của ngành và lãnh thổ Tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong nhân dân, trong các tổ chức và cá nhân có ý thức bảo vệ, giữ gìn vườn cây cà phê, tăng cường phối hợp các lực lượng có liên quan để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ các sản phẩm cà phê, nhất là trong thời điểm thu hoạch để bảo đảm chất lượng vườn cây và sản phẩm cà phê.

doc23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích cung - Cầu của cafe trong giai đoạn 2004 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phân tích cung - cầu của cafe trong giai đoạn 2004 - 2010 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới,có khí hậu nóng ẩm quanh năm,có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày,có khả năng xuất khẩu cao…Càphê là một trong những loại cây trồng đó,hiện nay ở Việt Nam,cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.Thực tế đã cho thấy,trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng,không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới.Tuy nhiên để xuất khẩu càphê thật sự trở thành một trong những thé mạnh của Việt Nam,điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài…từ sự tác động của nhà nước,doanh nghiệp,hiệp hội…đến sự tác động của thị trường thế giới… Với mong muốn là tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về cung – cầu của cafe trông nước cũng như thế giới,em xin đưa ra đề tài nghiên cứu của nhốm mình nghiên cứu đề tài : “phân tích cung-cầu của cafe trong giai đoạn 2004 - 2010” Để hoàn thành được đề tài này,em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hồ Thị Mai Sương đã cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận cho em ngay từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành.Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô trong thư viện trường ĐH Thương Mại đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài này. PHẦN I. LÝ LUẬN I.Cầu (DEMAND): 1.Cầu: -Khái niệm cầu (D): phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi. -Phân biệt cầu và lượng cầu: +Lượng cầu () là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn có và có khả năng mua tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng tất cả các yếu tố khác không đổi. +Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở các mức giá khác nhau. 2.Luật cầu: -Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. -Giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P tăng thì giảm hoặc P giảm thì tăng. 3.Hàm cầu: -Dạng phương trình tuyến tính: -Hoặc: 4.Đồ thị đường cầu: 5.Cầu cá nhân và cầu thị trường: -Cầu của từng người tiêu dung đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân. -Cầu thị trường về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. 6.Các yếu tố tác động đến cầu: Cầu thay đổi: +Cầu tăng: lượng cầu tăng lên tại mọi mức giá. +Cầu giảm: lượng cầu giảm đi tại mọi mức giá. -Số lượng người mua. -Thị hiếu, sở thích. -Thu nhập. -Giá cả của hàng hóa có liên quan. -Các chính sách của chính phủ. -Kỳ vọng về thu nhập. -Kỳ vọng về giá cả. -Các yếu tố khác. 7.Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cầu: -Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu: +Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cầu. +Do giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi. -Sự dịch chuyển đường cầu: +Đường cầu thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái). +Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi. 8.Độ co dãn của cầu theo giá : -Khái niệm: +Là hệ số giữa phần tram thay đổi trong lượng cầu của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của một mặt hàng đó (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi) +Nó đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự biến động về giá cả. +Nó cho biết khi giá của hàng hóa tang 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và ngược lại. -Công thức tính: +Công thức tổng quát: +Độ co giãn điểm: +Độ co giãn không có đơn vị tính và luôn là một số không dương. +Độ co giãn khoảng: -Các trường hợp độ co dãn: khi Cầu co dãn khi Cầu kém co dãn khi Cầu co dãn đơn vị => Cầu không co dãn => Cầu hoàn toàn co dãn II.Cung (SUPPLY): 1.Cung: -Khái niệm cung (S): phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi). - Phân biệt lượng cung và cung: +Lượng cung () là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại một mức giá xác định trong một giai đoạn nhất định (giả định rằng các yếu tố khác không đổi). +Cung được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cung ở các mức giá khác nhau. 2.Luật cung: -Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi, nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại. -Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều. 3.Hàm cung: -Dạng hàm cầu tuyến tính: -Hoặc: 4.Đồ thị đường cung: 5.Cung của hãng và cung thị trường: -Cung thị trường là tổng cung của các hang trên thị trường. 6.Các yếu tố tác động đến cung: -Cung thay đổi: +Cung giảm: lượng cung giảm đi tại mọi mức giá. +Cung tăng: lượng cung tăng lên tại mọi mức giá. -Số lượng người bán. -Tiến bộ về công nghệ. -Giá của các yếu tố đầu vào. -Chính sách của chính phủ. -Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất. -Kỳ vọng về giá cả. -Yếu tố khác: thiên tai, dịch bệnh. 7.Sự di chuyển và sự dịch chuyển đường cung: -Sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung: +Sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng một đường cung. +Do giá của bản than hàng hóa đang xét thay đổi. -Sự dịch chuyển đường cung: +Đường cung thay đổi sang một vị trí mới (sang phải hoặc sang trái). +Do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng hóa đang xét thay đổi. 8.Độ co giãn của cung theo giá : -Khái niệm: +Là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi trong lượng cung của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt hàng đó (giả định các yếu tố khác không đổi) +Nó cho biết khi giá cả của hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung của hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu %. -Công thức tính: +Công thức tổng quát: +Độ co giãn điểm: +Độ co giãn không có đơn vị tính và luôn là một số không âm. +Độ co giãn khoảng: -Các trường hợp độ co dãn: => Cung co dãn => Cung kém co dãn => Cung co giãn đơn vị => Cung không co dãn => Cung hoàn toàn co dãn PHẦN II. THỰC TRẠNG Trong những năm gần đây Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới sau Brazil. Thực tế cho thấy răng kể từ những năm 90 đến nay, ngành ca phê ở nước ta có những tăng trưởng vượt bậc và cà phê trở thành ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp, chúng ta không chỉ biết đến cà phê như một thức uống mà cà phê còn là nông sản xuất khẩu quan trọng đứng sau lúa gạo. Từ khi ngành cà phê ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và xã hội, điều chú ý là nó đã thu hút trực tiếp khoảng 6 nghìn lao động. Con số trên xấp xỉ 3% tổng lao động nông nghiệp, bên cạnh đó cuộc sống của 1 triệu người luôn chiu ảnh hưởng từ sự phát triển của nó. Để đạt được những thành quả nói trên, ngành cà phê nước ta cũng gặp vô vàn khó khăn, thách thức. Bên cạnh những yếu tố thuộc về tự nhiên thì quá trình tự do hoa thương mại cũng tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của ngành cà phê nói chung và việc trồng cà phê nói riêng. Thị trường luôn là yếu tố đòi hỏi sức cạnh tranh nhiều nhất để có thể đứng vững và phát triển. Mức cung cầu và giá cả là ba yếu tố đặc trưng của thị trường cà phê trong nước cũng như thế giới. Cung cầu thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sản lượng năng suất mức tiêu thụ. Những yếu tố kể trên thay đổi do người sản xuất và người sử dụng ca phê nên thường xuyên thay đổi theo biến động thị trường. Để hiểu them về ngành ca phê ở nước ta, chúng ta xoay quanh 3 vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của ngành cà phê là: mức cung, cầu và giá cả thị trường ca phê. I. PHÂN TÍCH CUNG,CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CA PHÊ NƯỚC TA GIA ĐOẠN 2004-2010 1.1. Diện tích cafe nước ta hiện nay Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964. Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Tính đến cuối năm 1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn. Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái v.v... Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện có 536.959 ha đất canh tác cà phê, trong đó gần 90% diện tích cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Tăng 0,6% so với năm 2009. Trong đó diện tích thu hoạch được ước tính ở mức 515.000 héc ta, tăng 1% so với năm 2009. Nhiều nông dân đã mở rộng diện tích trồng cà phê trung bình khoảng 2.000 ha/năm. Diện tích trồng cà phê Arabica hiện nay khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng diện tích cà phê của cả nước. 1.2. Sản lượng cafe Còn về sản lượng,theo USAD, sản lượng nước ta niên vụ 2008/2009 đạt khoảng 18 triệu bao (tương đương 1,08 nghìn tấn), tăng 3,8% so với niên vụ trước. Dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2009/2010 sẽ giảm xuống còn khoảng 17,5 triệu bao (tương đương 1,05 nghìn tấn). Chính phủ vẫn tiếp tục khuyến khích nông dân áp dụng GAP - một công cụ nhằm nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững trong sản xuất. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng tiến hành nghiên cứu, lựa cọn và cho lai nhiều giống cà phê mới đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong việc thay thế các cây cà phê lâu năm cho phù hợp với điều kiện của khu vực canh tác và thu được lợi nhuận cao. Bảng 1: Sản lượng cà phê của Việt Nam theo năm (tính từ tháng 10 đến tháng 9 năm sau) Niên vụ 2008/2009 2009/2010 2010/2011 Thời gian bắt đầu niên vụ 10/2008 10/2009 10/2010 Sản lượng (hạt cà phê xanh, nghìn tấn) 1.080 1.050 1.124 Sản lượng trung bình (tấn/ha) 2,16 2,09 2,10 Nguồn:  Bộ Nông nghiệp & PTNN Do thời tiết mưa kéo dài trong thời gian ra hoa và thu hoạch cây cà phê tại Đắk Lắk và Lâm Đồng nên sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2009/2010 sẽ giảm xuống còn 17,7 triệu bao (tương đương, giảm 3% so với niên vụ trước). Việc cây cà phê ra hoa muộn và không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hạt cà phê đã chín và còn xanh cùng mọc trên cùng một cây. Điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng làm cho chất lượng và kích thước hạt cà phê không được đồng đều. Ngoài ra, thiếu nhân lực cũng khiến cho chi phí thuê nhân công thu hoạch cao hơn so với niên vụ trước. Mưa xối xả tại một số vùng trong thời gian thu hoạch cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc sấy khô cà phê. Sản lượng trung bình niên vụ 2009/2010 dự báo khoảng 2,09 mét tấn/ha, thấp hơn 3% so với niên vụ trước. Đầu năm 2010, bất chấp những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không mấy sáng sủa. Tính cả ba tháng đầu năm, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây. Thêm vào đó, nếu giá vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao trong khi giá bán cà phê ở mức thấp như năm 2009, nông dân sẽ giảm lượng phân bón, số lần tưới nước, không trồng mới thay thế cà phê già cỗi Trước khi kết thúc năm 2009, ngành cà phê Việt Nam đã rất lạc quan tin tưởng sang năm 2010, xuất khẩu cà phê sẽ nhanh chóng hồi phục bởi lượng cung trên thị trường thế giới giảm trong khi cầu tăng. Song, diễn biến tiêu thụ cà phê những tháng đầu niên vụ 2010 đang đi ngược lại dự báo. Bấy lâu, nông dân Việt Nam luôn rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá, nhưng với ngành cà phê thời gian này, nghịch lý đã xảy ra, sản lượng giảm, song giá lại tụt giảm thê thảm. Theo Bộ NN&PTNT, lượng cà phê còn tồn trong cả nước tính đến thời điểm này khoảng 600.000 tấn. Sau hơn 3 tháng chờ giá, nông dân đã bắt đầu bán tháo do áp lực nợ vay, do cần vốn đầu tư cho vụ mới. Theo tính toán, nông dân phải bán được giá 25 triệu đồng/tấn thì mới có lãi, nhưng hiện các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu chỉ có thể mua với giá 22,5 triệu đồng/tấn. Giá cà phê ở Đắk Lắk hiện đang lấp lửng ở mức dưới 23 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong nhiều năm qua. Ông Trần Tấn Đạt, một người trồng cà phê ở tổ dân phố 9, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, ông vừa bán 1 tấn cà phê nhân, thu được hơn 20 triệu đồng, gần như hòa vốn. Công 2 vợ chồng, chăm sóc 4 sào vườn trong suốt cả năm coi như bằng không. Biết giá thấp, nhưng kinh tế gia đình eo hẹp, ông Đạt vẫn phải bán để lấy tiền đầu tư phân bón, nước tưới, vì lúc này các đại lý cà phê, đại lý phân bón, không còn tạm ứng cho người dân như những niên vụ trước. Không chỉ rơi vào tình trạng suy thoái giá, Đắk Lắk-vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước đang trong tình trạng suy giảm về sản lượng và chất lượng. Liên tiếp 3 vụ cà phê gần đây, nhiều vùng cà phê chủ lực của tỉnh chỉ đạt 60-80% sản lượng so với trung bình nhiều năm. Ngược lại, tỷ lệ hạt nhỏ, hạt kém chất lượng lại tăng hơn 20%. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là người trồng phải bán cà phê vào thời điểm giá thấp nên không đủ kinh phí để tái đầu tư, chăm bón. Những nét chính về tình hình tiêu thụ cà phê việt nam Theo số liệu điều tra VLSS, không có nhiều người dân Việt Nam tiêu thụ cà phê trong hộ gia đình. Trong ngày thường, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ cà phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột. Tuy nhiên, trong dịp lễ tết, số lượng người tiêu thụ cà phê trong hộ gia đình tăng lên, khoảng 23% số hộ. Trung bình năm 2004, người Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,25 kg cà phê/năm, bao gồm cà phê tiêu thụ trong ngày thường (cà phê uống liền và cà phê bột) và cà phê uống trong dịp lễ tết. Tuy nhiên, trong điều tra này, chỉ có số liệu về giá trị của cà phê uống liền. Giá trị tiêu thụ cà phê trung bình của người dân Việt Nam năm 2004 là khoảng 9.130 đ/người/năm. Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về lượng và giá trị. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2004 (2,4kg) cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn (0,89 kg). Trong khi đó, giá trị tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị đạt 20.280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức của nông thôn. Bộ số liệu VHLSS cũng phân chia tiêu thụ cà phê thành hai loại cà phê bột và cà phê uống liền. Tình hình tiêu thụ của cả hai loại cà phê bột và cà phê uống cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị tiêu thụ cà phê uống liền nhiều gấp 2,74 lần khu vực nông thôn, trong khi đó, chênh lệch về giá trị tiêu thụ loại cà phê này là gần 5 lần giữa hai khu vực. Giá trị tiêu thụ tiêu thụ cà phê bột ở khu vực thành thị lớn gấp 2,65 lần khu vực nông thôn (7,8 và 2,9 nghìn đ/người/năm). Sự khác biệt lớn về giá trị tiêu thụ có thể do giá ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn nhờ mức sống cao hơn. Năm 2004, tổng chi tiêu khu vực thành thị khoảng 27 triệu đồng trong khi tổng chi tiêu ở khu vực nông thôn chỉ có khoảng 12 triệu đồng. Ngoài ra, chênh lệch về giá trị cũng có thể do chất lượng cà phê bán tại thị trường thành thị cao hơn thị trường nông thôn. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định rõ nhận định này. Các hộ gia đình được chia làm 5 nhóm dựa trên thu nhập của hộ, mỗi nhóm chiếm 20% tổng số hộ, từ nhóm nghèo nhất (quintile 1) đến nhóm giàu nhất (quintile 5). Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm 5 cao hơn nhóm 1 đến gần 18 lần, tuy nhiên, giá trị tiêu thụ chỉ chênh lệch khoảng gần 9 lần. Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu nhập. Tình hình tiêu thụ cà phê bột và uống liền cũng diễn biến theo xu hướng trên, tuy nhiên, lượng cà phê bột tiêu thụ thấp hơn nhiều so với lượng cà phê uống liền. Ở nhóm thu nhập cao nhất, lượng cà phê uống liền được tiêu thụ nhiều gấp 9,4 lần lượng cà phê bột. Trong khi đó, ở nhóm nghèo nhất, mức chênh lệch này là 9,8 lần. Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê, nhưng rất khác biệt. Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là ba khu vực tiêu thụ cà phê nhiều nhất trong cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng tiêu thụ rất ít cà phê, thậm chí khu vực Tây Bắc hầu như không tiêu thụ với mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm. Lượng tiêu thụ cà phê ở khu vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vực đứng đầu. Giá trị tiêu thụ của các khu vực diễn biến không hoàn toàn giống như lượng tiêu thụ. Đặc biệt là ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dù lượng tiêu thụ đầu người rất cao (1,5kg/người/năm) nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đạt 6230 đ/người/năm. Trong khi đó ở khu vực Tây Nguyên, các con số này lần lượt là 0,28 kg và 4150đ. Một trong những nguyên nhân giải thích hiện tượng này là khu vực Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ các loại cà phê bột, có chất lượng cao, với lượng cà phê bột tiêu thụ ở khu vực này cao thứ 3 trong toàn quốc (0,12 kg/người/năm) so với mức 0,08kg của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tiêu thụ nội địa của cà phê Việt nam còn quá ít. Trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân mỗi năm, ở Tây Âu là 5-6 kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 500 gr . Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích đất trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90, và tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa triệu hecta cà phê. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt 600.000-700.000 tấn cà phê nhân mỗi năm. Hai vụ cà phê 2000-2001 và 2003-2004, Việt Nam đã xuất khẩu trên 800.000 tấn cà phê. Cũng như nhiều ngành sản xuất khác, đặc biệt là thủy sản và nông sản, các doanh nghiệp kinh doanh chế biến cà phê "chuộng" đầu tư để xuất khẩu hơn là tiêu thụ thị trường nội địa. Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường cà phê nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của cuộc điều tra mức sống dân cư ở trên thì nếu mức tiêu thụ bình quân đầu người cà phê của Việt Nam đạt 1,25 kg/người/năm thì năm 2004, mức tổng tiêu thụ cả nước phải đạt khoảng 95,000 tấn. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 5%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16y%. Truớc tình hình mức tiêu thụ nội địa thấp như trên, một số hãng sản xuất trong nước và liên doanh cà phê Việt Nam đã liên tục đưa ra những chiến lược kinh doanh khác nhau nhằm thu hút khách hàng. Theo kết quả điều tra của Công ty Cà phê Trung Nguyên thì Trung Nguyên, Nestcafe và Vinacafe là 3 hãng sản xuất bán cà phê nhiều nhất và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam hiện nay. Các hãng cà phê này áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh cà phê khác nhau. Mở rộng kênh tiếp thị và tiêu thụ nội địa bằng cách phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê hòa tan hay pha sẵn cũng đang là cách mà một số công ty cà phê đang lựa chọn. Ngoài "chuỗi" quán cà phê Trung Nguyên, một loạt nhãn hiệu khác như Highland, Phúc Ban Mê, cà phê Buôn Mê Thuột... lần lượt mở các cửa hiệu cà phê tại các đô thị lớn như TP HCM, Cần Thơ, Quy Nhơn... Song hiệu quả thì, "mục đích là để quảng bá và giới thiệu sản phẩm chứ không đặt nặng vấn đề doanh thu", giám đốc một công ty chế biến cà phê tại Buôn Mê Thuột nhận định.  Theo phân tích của giới kinh doanh cà phê chế biến, một trở ngại khác khiến cho cà phê Việt Nam khó tiêu thụ nội địa là do xu hướng uống cà phê "công nghiệp" trong giới trẻ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhanh trong nhịp sống hiện đại. "Cà phê hòa tan trở thành xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay, càng đa dạng hương vị và đáp ứng mọi nhu cầu càng hấp dẫn", đại diện Công ty Nestcafe cho biết. Giá cà phê đang tiếp tục thử thách sức chịu đựng của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm 2008 đến nay, giá cà phê cứ lên xuống thất thường khiến doanh nghiệp “tiến thoái lưỡng nan”. Có thời điểm giá lên cao ở mức 1.600-1.700 USD/tấn rồi rơi xuống mức sàn là 1.200-1.300 USD/tấn. Riêng 2 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân giảm tới 20% so với cùng kỳ 2009, đồng nghĩa với việc sản lượng xuất khẩu cũng giảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lại khó tiếp cận vốn vay do mức lãi suất quá cao. Trước đây, giá cà phê được bán theo mức thỏa thuận giữa bên mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam). Nhưng nhà nhập khẩu lại liên tục ép giá xuống khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp Việt không cao, thậm chí là hòa vốn Năm 2010 qua đi để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên thị trường cà phê toàn cầu: Giá cà phê arabica tăng 77%; Giá cà phê robusta tăng 57%; Giá cà phê trong nước tăng 56,5%; Nguồn cung cà phê arabica eo hẹp. Dự báo năm 2011, giá cà phê arabica tiếp tục tăng do cung khan hiếm, cà phê robusta sẽ tăng theo xu hướng thị trường arabica. Giá tăng mạnh 5 tháng đầu năm, thị trường cà phê arabica có nhiều biến động nhưng mức độ không lớn, với các yếu tố hỗ trợ cơ bản là đồng đô la Mỹ và thông tin cung yếu từ Trung Mỹ và Côlômbia do thời tiết xấu. Thời gian này, cà phê vật chất thực sự lên ngôi khi giá các loại cà phê sạch chất lượng cao giao tiền mặt đạt tới cộng 80 xu/lb so với giá giao kỳ hạn thứ hai tại New York, tăng gần gấp đôi so với hồi tháng 11/2009 (100 xu = 1 đô la, 1 lb = 0,454 kg). Thị trường cà phê robussta giai đoạn này biến động mạnh hơn khi giá giảm sâu do nhu cầu thấp. Giá cà phê giao sau tại Luân Đôn đã chạm đáy của 3 năm qua ở 1.201 đô la Mỹ/tấn hôm 15/3. Thế nhưng thị trường đã hồi phục nhanh chóng nhờ thông tin chính phủ Việt Nam sẽ mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê của nông dân nhằm hỗ trợ họ trong bối cảnh giá trên thị trường sụt giảm và nhằm đẩy giá trên thị trường thế giới lên. Kể từ trung tuần tháng 6 đến cuối năm, giá cà phê liên tục tăng và nhu cầu hàng thật vẫn ở mức cao. Giá arabica giao kỳ hạn gần đã leo lên mức cao nhất trong vòng 13 năm rưỡi ở 2,4175 đô la Mỹ/lb vào ngày 09/11 khi những quan ngại ngày càng tăng về vấn đề nguồn cung ở Côlômbia và Trung Mỹ. Giá cà phê robusta cũng liên tục tăng kể từ khi có thông tin về kế hoạch mua tạm trữ cà phê và vụ thu hoạch phải trì hoãn đến 1 tháng do mưa kéo dài. Giá cà phê robusta đạt đỉnh của năm 2010 ở 2.152 đô la Mỹ/tấn vào ngày 30/12, nhưng giá đóng cửa cao nhất lại là 2.098 đô la Mỹ/tấn vào ngày 09/11 – đây là các mức cao nhất trong vòng hai năm rưỡi qua. Kết thúc năm 2010, giá cà phê arabica tăng 77% và đứng ở 2,4050 đô la Mỹ/lb, giá cà phê robusta tăng 57% và chốt năm ở 2.097 đô la Mỹ/tấn. Ở thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô và xuất khẩu cũng biến động mạnh trong năm qua, theo xu hướng của thị trường Luân Đôn. Giá cà phê xuất khẩu chao đảo trong những tháng đầu năm và rơi xuống đáy của 5 năm là 1.160 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/3. Giá tuy nhiên đã hồi phục sau đó và chạm mức cao nhất của 28 tháng ở gần 2.000 đô la Mỹ/tấn, FOB, vào những ngày cuối năm. Giá cà phê nhân xô cũng tăng mạnh và đạt 37,1 triệu đồng/tấn vào cuối năm 2010 – cao nhất. 1.3. Tình hình xuất khẩu café nước ta nhưng năm gần đây Số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy, mùa vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường từ cuối quý IV năm trước đến quý I năm sau. Thế nhưng, quý I năm nay, giá và lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ ba năm trở lại đây (từ năm 2007). Biểu đồ 1: Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – tháng 3/2010 Trong quý I/2010, cà phê là mặt hàng duy nhất trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu có đơn giá xuất khẩu bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2009 Các tính toán cho thấy trong khi hầu hết giá xuất khẩu bình quân của các nhóm hàng nông sản quý I/2010 đều tăng thì chỉ có riêng giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê lại giảm tới 7,4% so với cùng kỳ năm 2009, tương ứng giảm 113 USD/tấn. Số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, đơn giá xuất khẩu bình quân nhóm hàng này trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ tương đương với mức giá của quý IV/2006. Cụ thể, mức giảm của đơn giá bình quân xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2010 so với cùng thời gian các năm 2007, 2008 và 2009, lần lượt tương ứng là 3,2%; 30,1% và 7,5%. Bảng số liệu trên của Tổng cục Hải quan cho thấy, đơn giá xuất khẩu bình quân các nhóm hàng nông sản chủ lực khác của Việt Nam trong quý I/2010 đều đạt tốc độ tăng trưởng dương so với quý I/2009. Điển hình như giá cao su tăng 92,6%; giá sắn & sản phẩm từ sắn: tăng 84,3%; giá hạt tiêu tăng: 24,6% và giá gạo tăng 20,3%;... Như vậy, giá xuất khẩu tăng mạnh của nhiều nhóm hàng chính là yếu tố hỗ trợ tăng kim ngạch xuất khẩu trong khi lượng xuất khẩu giảm mạnh. Tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2010, phần trị giá tăng thêm do giá của 6 nhóm hàng nông sản trong Bảng trên tăng là 416 triệu USD, trong đó đóng góp nhiều nhất là mặt hàng cao su: 157 triệu USD và  gạo: 134 triệu USD. Ngược lại, phần trị giá giảm do lượng xuất khẩu của các nhóm hàng này giảm lên tới hơn 400 triệu USD, trong đó giảm mạnh nhất là gạo giảm 154 triệu USD, cà phê: giảm 147 triệu USD và sắn & sản phẩm từ sắn: giảm 95 triệu USD. Tính đến hết tháng 3/2010, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD; rong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây. Biểu đồ 2: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quý trong giai đoạn 2005- 2010 Hiện nay Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn 2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần ¼ lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của ViệtNam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Sô liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008 chỉ đạt tương ứng là 11,4% và 7,3%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu của hai thị trường này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2010 giảm mạnh nhưng vẫn có 4/10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng dương về lượng là Anh, Nga, Indonexia và Angiêri. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khối lượng cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), trong niên vụ 2009-2010 sản lượng cà phê của toàn thế giới đạt 123,7 triệu bao (60 kg/bao), giảm so với mức 128 triệu bao của niên vụ trước đó mà nguyên nhận chủ yếu là do sản lượng của Brazil giảm cũng như sản lượng của Việt Nam, Côlômbia và một số nước xuất khẩu Trung Mỹ khác cũng được dự đoán giảm do thắt chặt nguồn cung hoặc do ảnh hưởng của thời tiết. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê năm 2010 trên phạm vi thế giới ước tính sẽ đạt 132 triệu bao, tăng so với mức 130 triệu bao của năm trước. Mặc dù dự báo nguồn cung sẽ giảm trong khi cầu lại tăng nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nhiều tháng qua lại giảm mạnh, đặc biệt giá bình quân xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3 năm 2010 chỉ đạt trung bình khoảng 1370 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2006. Bên cạnh đó, giá cả của các nguyên, vật liệu đầu vào như xăng dầu, phân bón, …phục vụ sản xuất cà phê lại tăng. Do đó, Chính phủ cũng như Hiệp hội Cà phê Việt Nam và các doanh nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục nghịch lý này, tránh thiệt hại cho người nông dân trồng cà phê. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu chưa qua chế biến sâu Hiện nay, Cà phê Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng xuất khẩu và đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên quan trọng của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Vì vậy, mà người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam.Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao hàm lượng chế biến trong cà phê xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng đồng thời cũng là hình thức khuyếch trương cho thương hiệu cà phê của Việt Nam./. II. Giải pháp Thách thức của cà phê Việt Nam trong tiến trình phát triển Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với diện tích trên 500.000 ha, hàng năm cho sản lượng trên dưới 1 triệu tấn nhân. Với giá trị tổng sản lượng chiếm khoảng 2% GDP, ngành cà phê đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ nông dân với hơn 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh cà phê ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ khâu quy hoạch, quản lý đến khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các chuyên gia đã nêu ví dụ ngay từ việc sản xuất, kinh doanh cà phê ở Ðắk Lắk. Cụ thể là ở tỉnh này có tới 85% diện tích trồng cà phê do các hộ nông dân quản lý nên không ổn định, bởi khi bị rớt giá thì hàng ngàn ha cà phê bị phá bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác; ngược lại khi giá cà phê tăng cao người tai lại đua nhau trồng, bất chấp khuyến cáo của các nhà quản lý… Theo một kết quả điều tra, trong số hơn 190.700 ha cà phê của tỉnh Ðắk Lắk chỉ có khoảng 150.000 ha đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp. Mặt khác, diện tích cà phê tăng nhanh nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, hầu hết các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ươm, không qua chọn lọc, trong đó có tới 80% do tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm cho năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều, chín không tập trung và thường bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát việc chế biến, thu mua cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động giao dịch thường qua các đầu nậu trung gian nên người trồng cà phê thường bị ép giá, ăn chặn và làm khó dễ… Đây cũng là những thách thức chung của ngành hàng cà phê Việt Nam. Giải pháp phát triển - Về nâng cao nhận thức: Phát triển cà phê bền vững là gắn chặt các lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới có ý nghĩa quyết định đối với ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đảm bảo đúng qui trình, đúng tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập. Phát triển cà phê phải đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, không vì lợi ích trước mắt mà sau đó phải tốn kém nhiều công sức, tiền của để khắc phục hậu quả xấu về môi trường sinh thái. - Về qui hoạch: Rà soát lại vùng quy hoạch sản xuất chuyên canh cà phê theo 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Công tác quy hoạch phải có căn cứ khoa học, có tầm nhìn xa, chú trọng việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên: đất, nước và môi trường sinh thái ổn định bền vững; đồng thời, qui hoạch đầu tư nhà máy, thiết bị chế biến và hệ thống bảo quản sản phẩm…; các khu dịch vụ, du lịch, khu văn hoá….UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan qui hoạch tổng thể vùng sản xuất cà phê chuyên canh, trên cơ sở đó UBND các huyện quy hoạch chi tiết để quản lý điều hành. - Về thâm canh vườn cây: Tuyên truyền, phổ biến và có biện pháp áp dụng các qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn cà phê bền vững đến với người dân; trong đó, lấy công tác khuyến nông, khuyến công, xây dựng mô hình, để từ đó nhân ra diện rộng. Thực hiện cải tạo vườn cây, tuyển chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng xuất cao, chất lượng tốt; chú trọng việc tạo giống vô tính để hạn chế thoái hoá giống. Hình thành những trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cao để cung cấp đầy đủ giống tốt và dịch vụ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho người trồng cà phê. Khuyến khích người dân sản xuất, kinh doanh cà phê đảm bảo tính bền vững. Kiên quyết xử lý đối với người sản xuất, kinh doanh cà phê vi phạm Luật bảo vệ môi trường; đối với những đơn vị, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng cây che bóng để bảo vệ đất, chống bạc màu, xói lở… Việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất cà phê phải tiết kiệm và có hiệu quả. Khuyến khích người dân sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm trong vườn cà phê bằng cách trồng xen các loại cây lâu năm để tăng thêm thu nhập; các loại cây có tác dụng che bóng, đồng thời cho sản phẩm có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng đến năng suất cà phê, cải thiện môi trường và giảm được áp lực nước tưới về mùa khô; giảm thiểu những rủi ro do biến động của thời tiết, sâu bệnh, giá cả và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Một số cây trồng xen có thể là cây quế, sầu riêng… - Về thu hái: Khuyến khích người làm cà phê thu hái quả chín 90% trở lên, giảm thiểu quả xanh, có cơ chế chính sách tài chính về giá cả phù hợp đối với việc thu mua cà phê qủa chín, chất lượng tốt để kịp thời động viên người sản xuất thực hiện đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Về chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm: Các phương pháp chế biến ướt, chế biến khô và nửa ướt nửa khô đều có thể sử dụng, nhưng tuỳ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị và người trồng cà phê mà vận dụng cho hiệu quả để giảm giá thành. Nghiên cứu khắc phục các yếu kém về trình độ công nghệ thiết bị chế biến và mức độ ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp chế biến cần được coi là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Có chính sách thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê nhân, cà phê tinh chế; chế tạo thiết bị tiên tiến chế biến cà phề để cung ứng máy móc, thiết bị chuyên dùng cần thiết đáp ứng yêu cầu cho ngành cà phê. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sân phơi, kho chứa sản phẩm đối với những nơi trồng cà phê tập trung đảm bảo việc bảo quản cà phê đạt chất lượng cao. Củng cố, mở rộng thị trường, bạn hàng, nâng cao giá trị mua - bán với đối tác lâu dài, đồng thời có chiến lược cụ thể tiếp cận thị trường mới như Trung Quốc, Nga, Nhật bản …Có chính sách đầu tư thoả đáng để tổ chức quản lý, phát triển, thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột cũng như Trung tâm giao dịch mua bán cà phê Buôn Ma Thuột hoạt động hiệu quả. - Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Tăng cường công tác tuyên truyền về tiêu chuẩn chất lượng và lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cà phê để người sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Đồng thời, tăng cường quản lý Nhà nước về quản lý chất lượng sản phẩm; bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn cà phê trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lược rõ ràng trong việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng thế giới, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. - Đầu tư kết cấu hạ tầng: Phát triển nông thôn theo hướng bền vững hài hoà giữa nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phải huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hôị - môi trường trong nông thôn, xây dựng nông thôn văn minh, sạch đẹp, trong đó ưu tiên đầu tư thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sạch,… Trong thời gian đến kêu gọi các thành phần kinh tế bằng các hình thức thích hợp để huy động mọi nguồn vốn xây dựng các nhà bảo tàng cà phê với những nội dung, hình thức, quy mô phong phú, đa dạng, hấp dẫn trên địa bàn Buôn Ma Thuột. - Cơ chế chính sách: Xây dựng các chính sách về vốn, tài chính, thuế, đất đai, kỹ thuật, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; khuyến khích xây dựng nhà máy chế biến cà phê tinh chế, cà phê hoà tan, các sản phẩm sau cà phê, ưu tiên cho các doanh nghiệp đã có thương hiệu cà phê. Xây dựng các kho ngoại quan tại tỉnh để doanh nghiệp trong tỉnh thuận lợi trong xuất khẩu: - Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước: Tổ chức rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến ngành cà phê, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản không phù hợp, ban hành các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển cà phê bền vững. Nghiên cứu thành lập các tổ chức chỉ đạo điều hành phát triển cà phê bền vững như: Hiệp hội, tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu… Tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê trong tỉnh thành một ngành kinh tế mũi nhọn với một tổ chức quản lý- kinh doanh thích hợp, đáp ứng các mối quan hệ và các mối liên hệ của một ngành sản xuất- kinh tế và kỹ thuật, gắn việc xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, thành phố, đảm bảo điều hoà được các lợi ích của nhà nước và nhân dân, của Trung ương và địa phương, của ngành và lãnh thổ…Tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong nhân dân, trong các tổ chức và cá nhân có ý thức bảo vệ, giữ gìn vườn cây cà phê, tăng cường phối hợp các lực lượng có liên quan để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ các sản phẩm cà phê, nhất là trong thời điểm thu hoạch để bảo đảm chất lượng vườn cây và sản phẩm cà phê. KẾT LUẬN Cà phê Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công to lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành cà phê nước ta. Thật không dễ dàng gì khi cà phê trở thành nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai sau lúa gạo, Việt Nan trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới sau brazil. Đối mặt voiwsmuoon vàn khó khăn và thách thức của nền kinh tế thị trường, ngành cà phê của chúng ta đứng vững và phát triển. Yếu tố tự nhiên (sâu bệnh hại.thời tiết..) cũng như mức cung cầu giá cả thị trường cà phê đã không ít lần làm mặt hàng này lao đao. Nhờ sự hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp cà phê nói riêng và ngành ca phê nói chung, cà phê Việt Nam đã lắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển, dù đã xó lịch sử phát triển lâu đời nhưng cà phê việt Nam vẫn đứng vững trên thị trường thế giới sự phát triển của ngành cà phê sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nước ta. Để đảm bảo được lợi nhuận cũng như nắm bắt được cơ hội phát triển thì các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, tư nhân cần thường xuyên và liên tục cập nhật mọi thông tin trên thị trường cà phê, trong đó có ba yếu tố quan trọng nhất là mức cung cầu và giá cả. Cung cầu luôn phụ thuộc, gắn bó chặt chẽ với nhau, và hơn thế hai yếu tố cung cầu lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố giá cả. Giá cà phê bình ổn, lợi nhuận cao là mông muốn của mỗi người dân trồng cà phê cũng như mọi doanh nghiệp cà phê nước ta. Nếu kinh tế thị trường luôn đặt ra thách thức và cơ hội phát triển , hi vọng ngành ca phê của Việt Nam sẽ cố gắng nắm bắt mọi cơ hội và vượt qua mọi thách thức để đạt được nhiều thành quả hơn nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_cung_cau_cua_ca_phe_2004_2010_5976.doc
Luận văn liên quan