Tiểu luận Phân tích môi trường Nhật và đưa ra phương thức kinh doanh quốc tế mặt hàng gốm sứ vào Nhật

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường Nhật và đưa ra phương thức kinh doanh quốc tế mặt hàng gốm sứ vào Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng sau đó vì số lượng thanh niên đến tuổi 20 hàng năm thường rất nhiều, vì thế trên thực tế nhiều năm qua cứ khoảng từ ngày 12/1 trở đi tại các đền, chùa ở nhiều địa phương người ta đều đã tiến hành các thủ tục nghi lễ đó. Chính vì thế vào những ngày này tại các đền, chùa, nhất là ở những nơi nổi tiếng như đền Meiji, chùa Asakusa… ở Tokyo, đền Kamakura…ở Kamakura, đền Kyoto… ở Kyoto. .v.v…đã thu hút rất nhiều thanh niên tuổi 20 đến để xin tiến hành nghi lễ công nhận, khiến cho không khi lễ hội rất sôi động. Chính trị- Pháp luật Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị). Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Hoàng là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất dân tộc. Nhật Hoàng không có quyền lực đối với Chính phủ. Hoàng gia Nhật Bản tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Đây là triều đại lâu dài và liên tục nhất trên thế giới. Đương kim Nhật Hoàng AKIHITO sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 (ngày sinh của Nhật Hoàng được mặc nhiên coi là ngày Quốc khánh của Nhật Bản) và lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989 sau cái chết của cha Nhật Hoàng HIROHITO tức Hoàng đế Chiêu Hoà. Niên hiệu của đương kim Nhật Hoàng là Bình Thành vì vậy năm 1989 theo lịch Nhật Bản là năm Bình Thành 1. Quốc hội : Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội có 2 viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, trong đó Hạ nghị viện có thẩm quyền hơn Thượng nghị viện, nghị sỹ của cả hai viện đều do dân bầu ra. Các nghị sỹ của Hạ viện được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm song có thể kết thúc trước nhiệm kỳ nếu Hạ viện bị giải tán. Các thượng nghị sỹ được bầu theo nhiệm kỳ 6 năm và cứ 3 năm thì bầu lại một nửa. Các kỳ họp của hai viện gồm các kỳ họp thường xuyên, không thường xuyên và các kỳ họp đặc biệt. Các kỳ họp thường xuyên của Quốc hội được triệu tập 1 lần 1 năm vào tháng 12 và kéo dài 150 ngày. Dự thảo quan trọng nhất được trình ở kỳ họp thường xuyên là ngân sách nhà nước của năm tài chính tới. Hạ viện có quyền xem xét dự thảo này trước khi nó được trình ra Quốc hội. Hạ viện cò được quyền ưu tiên hơn so với Thượng viện trong việc chỉ định Thủ tướng mới và xem xét ký kết các hiệp ước. Hạ viện có quyền đưa ra đề nghị tín nhiệm hoặc không tín nhiệm Nội các. Thượng nghị viện không có quyền đưa ra những đề nghị không tín nhiệm. Thượng viện có thể tạm thời thay Hạ viện đảm nhiệm các chức năng của Quốc hội nếu và khi Nội các triệu tập một kỳ họp khẩn cấp của Thượng viện trong lúc Hạ viện đã bị giải tán. Đảng phái chính trị: Ngày nay Nhật Bản có 5 đảng phái chính là đảng Dân Chủ Tự Do, đảng Dân Chủ Xã Hội, đảng Công Minh, đảng Cộng Sản và đảng Dân Xã. Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) là đảng chính trị quan trọng nhất, được thành lập vào năm 1955 do sự sát nhập của hai đảng phái được tổ chức sau Thế Chiến Thứ Hai. Đảng này chiếm 274 ghế Hạ Viện và 106 ghế Thượng Viện của Quốc Hội năm 1992, so với đáng phái thứ hai là đảng Dân Chủ Xã hội có 141 Dân Biểu và 73 Thượng Nghị Sĩ. Cơ quan hành pháp: Nội các bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của chính phủ, lập ra chính sách và kế hoạch của chính phủ, chỉ đạo các Bộ, quản lý công tác đối nội và đối ngoại, nộp các đề nghị về lập pháp lên Quốc hội nhân danh tiểu ban thực hiện. Cơ cấu của Nội các bao gồm 1 văn phòng Thủ tướng, 10 bộ và 2 cơ quan ngang bộ, cụ thể là: Bộ Môi trường, Bộ đất đai, hạ tầng và giao thông, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp, Bộ Y tế, lao động và phúc lợi, Bộ Giáo dục, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quản lý công cộng, Nội vụ, Bưu điện và viễn thông, Cục Phòng vệ, Uỷ ban an toàn quốc gia. Nhật Bản được chia là 47 tỉnh và 3.223 đơn vị chính quyền cấp dưới với hơn 3 triệu công chức địa phương (tháng 2/2002). Tuỳ theo dân số và diện tích mà các đơn vị này cũng có những quyền hạn khác nhau theo từng cấp, theo quy định của luật, hoặc theo uỷ nhiệm của chính quyền cấp trên. Nói chung, Chính phủ lo các nhiệm vụ về quốc phòng, ngoại giao và các nhiệm vụ khác gắn với trách nhiệm của Nhà nước, còn cấp địa phương lo các việc liên quan đến giữ gìn và khai thác đất đai, phòng chống thiên tai, chống ô nhiễm, lao động, phúc lợi, y tế v..v.. Cấp tỉnh thường lo các việc có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng rộng và đóng vai trò liên lạc trong các hoạt động phối hợp giữa các đơn vị. Chính quyền địa phương cấp dưới thường chịu trách nhiệm về các việc liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư. Tư pháp: Quyền tư pháp do Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới sử dụng. Toà án tối cao có quyền quyết định cuối cùng tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản quy phạm. Quan hệ quốc tế Hiến pháp hiện tại của Nhật không cho phép nước này dùng sức mạnh quân sự để phát động chiến tranh chống một nước khác mặc dù vẫn cho phép duy trì lực lượng phòng vệ gồm các đơn vị lục, không và hải quân. Nhật Bản hiện là thành viên Liên hiệp quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong các thành viên “G4” tìm sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực. Ngoài ra Nhật còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong các công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập quốc dân (GNI) năm 2004. Chính sách hiện nay Quản lý xuất nhập khẩu Xuất khẩu: Là thành viên tham gia thoả thuận Wasennar cũng như các cơ chế quản lý xuất khẩu khác, Nhật Bản được hưởng cơ chế quản lý xuất khẩu ít hạn chế nhất của bất kỳ nước nào trên thế giới. Đồng thời, các công ty Nhật Bản còn có thể tham gia các hoạt động kinh doanh với các nước mà Mỹ hiện đang cấm vận. Do vậy, các nhà xuất khẩu Mỹ được khuyến khích nghiên cứu một cách kỹ càng và kiểm tra nghiêm ngặt những vấn đề liên quan tới buôn bán các mặt hàng nhạy cảm hoặc cần kiểm soát, đặc biệt là sự chú ý tới khả năng trung chuyển hàng quá cảnh qua Nhật. Nhập khẩu: Nhật Bản nổi tiếng có nhiều biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập đối với hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước này. Việc hạn chế này thể hiện cả trong các chính sách và và các biện pháp kinh tế công khai cũng như các nỗ lực nhằm tạo sự khác biệt về văn hoá kinh doanh và truyền thống như: thiết lập các tiêu chuẩn cho sản phẩm riêng, đòi hỏi hỏi phải chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản, các quy định chính thức nhằm bảo trợ sản xuất trong nước và phân biệt đối xử đối với hàng ngoại nhập. Quyền cấp phép nằm trong tay các hiệp hội sản xuất với số lượng thành viên hạn chế, nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn trong thị trường, cộng với khả năng kiểm soát thông tin và hoạt động một cách hoàn hảo. Để có thể vượt qua các rào cản này, yếu tố thành công phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất, ngành hàng, vào tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, cũng như là sự sáng tạo và các quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nhật Bản là một thị trường lớn và phức tạp với mức độ cạnh tranh rất gay gắt.Tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập vào thị trường này đều là các công ty biết đánh giá và điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường cũng như thấu hiểu sâu sắc về thị trường, về các vấn đề của hệ thống luật lệ của Nhật Bản và đồng thời là khả năng thích ứng với các quy định ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của nó. Hải quan: Các quy định về hải quan của Nhật cũng tương đối phức tạp và rắc rối, gây nhiều phiền phức và rất máy móc. Hầu hết các rắc rối về thủ tục hải quan thường xảy ra ở lần đầu tiên. Nói chung, bất kỳ người nào muốn nhập khẩu hàng hoá cũng phải khai báo hải quan và lấy được giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành kiểm hoá những mặt hàng này.Quy trình bắt đầu với việc điền vào tờ khai hải quan và kết thúc sau khi nhận được giấy phép nhập khẩu Quy định về thuế nhập khẩu: Trừ các nước nằm trong diện ưu đãi, mức thuế nhập khẩu nói chung là 3,4% cho những hàng thông thường, 2,3% cho các nước tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới. Hệ thống tiêu chuẩn Hầu hết sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn. Một số tiêu chuẩn là bắt buộc, một số là tự nguyện. Trong nhiều trường hợp, những giấy chứng nhận này có thể tính quyết định thành bại của các thương vụ. Tại Nhật Bản, hiện có hai xu hướng. Một là chủ trương hướng tới nới lỏng các tiêu chuẩn này; và xu hướng khác là điều chỉnh các tiêu chuẩn này sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Một đại lý hay một đối tác của Nhật Bản cần phải nhận thức đầy đủ về một loạt các văn bản pháp luật có thể tác động tới việc bán sản phẩm tại Nhật Bản bao gồm: Luật về quản lý vật liệu và thiết bị điện, Luật về sự an toàn sản phẩm tiêu dùng, Luật đo lường, Luật về ngành cung cấp khí đốt, Luật về vệ sinh thực phẩm. Luật về sự đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao dịch khí đốt, dầu mỏ hoá lỏng , luật về những vấn đề dược phẩm, luật về các phương tiện đường bộ . Tiêu chuẩn công nghiệp-nông nghiệp Mã hiệu tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) là hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện do METI quản lý được áp dụng đối với trên 1.000 các sản phẩm công nghiệp khác nhau gồm trên 8.500 tiêu chuẩn. Sự tuân thủ JIS cũng là yếu tố quan trọng quyết định đối với các công ty trong việc cạnh tranh đấu thầu trong hợp đồng mua của Chính phủ Nhật. Các sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ được đối xử ưu đãi. JIS áp dụng đối với với tất cả các sản phẩm công nghiệp, trừ các sản phẩm chịu sự điều tiết của luật cụ thể của quốc gia hoặc chịu sự điều chỉnh của các hệ thống tiêu chuẩn khác như luật về các vấn đề dược phẩm và các tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật Bản. Hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) cũng là một hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện nhưng được áp dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thú nuôi, dầu và chất béo, thuỷ hải sản, và các sản phẩm chế biến có nguồn gốc nông, lâm , thuỷ sản. Nhãn hiệu JAS cũng áp dụng cho cả các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ sẻ và gỗ thịt. Hệ thống JAS do Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, bộ Lâm nghiệp cùng bộ Thuỷ sản quản lý. Bộ Y tế, Bộ lao động xã hội quản lý các tiêu chuẩn riêng về nhãn mác chất lượng của các mặt hàng đồ uống và các sản phẩm chế biến. Kinh tế Như đã phân tích Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945_1954), phát triển cao độ (1955_1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu người là 36.217 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản Xuất khẩu: Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% Quốc gia Tỷ trọng (%) Hoa Kỳ 22.9% Trung Quốc 13.4% Hàn Quốc 7.8% Đài Loan 7.3% Hồng Kông 6.1% Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản. Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ. Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Công nghiệp ô tô Nhật Bản là quốc gia sản xuất ôtô nhiều thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ, và sản lượng ôtô của Nhật Bản trong những năm gần đây chiếm tới hơn 30% số xe sản xuất toàn cầu. Điều đáng nói đó là ngành công nghiệp ôtô của Nhật khởi sự đều sau cả Mĩ và các nước phương Tây nhưng đến thời điểm Nhật trở thành một trung tâm lớn thứ 2 thế giới thì ngành công nghiệp ôtô đã là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế và hiển nhiên ôtô Nhật cũng trở thành đối thủ cạnh tranh nặng kí của ôtô Mĩ và các nước phát triển khác. Ngành công nghiệp ô tô Nhật với nhiều hãng nổi tiếng khác nhau: Toyota, Honda, Lexus, Daihatsu, Mazda, Subaru và Suzuki … Công nghiệp ô tô Nhật phát triển mạnh do những nguyên nhân sau : Kinh tế phát triển mạnh, ngành sản xuất ôtô đã tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên các thị trường trong nước và xuất khẩu, rồi nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của hệ thống sản xuất ôtô toàn cầu. Tiêu thụ nội địa là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển ngành sản xuất xe hơi. Tỉ lệ sở hữu xe hơi của các gia đình ở Nhật Bản tăng đều đặn vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, và vào tháng 3/85 đạt tới 65,8%, tức là cứ 3 gia đình thì có 2 xe hơi. Thậm chí tới 14,6% các hộ gia đình có từ 2 xe hơi trở lên. Trong vòng 10 năm kể từ năm 1987, số lượng xe ôtô các loại sử dụng ở Nhật Bản tăng trung bình 2 triệu chiếc mỗi năm và đến năm 97 tổng cộng là 70.003.297 chiếc. Tuy tỉ lệ xe hơi tính theo đầu người của Nhật thấp hơn Mỹ và một số nước châu Âu, theo số liệu thống kê năm 1996, cứ 1000 người thì có 386 xe hơi. Một yếu tố quan trọng khác là chính phủ Nhật Bản, đi đầu là Bộ Công nghiệp và Ngoại thương, đã ủng hộ và bảo vệ ngành công nghiệp ôtô quốc nội, chẳng hạn ưu đãi cấp ngoại tệ để thu hút công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu xe và đầu tư nước ngoài đồng thời giúp phát triển ngành sản xuất phụ tùng ôtô. Sở dĩ ôtô Nhật Bản được ưa chuộng như vậy là vì tính ưu việt hơn so với các hãng ôtô khác? Một lý do thường được đưa ra trước đây là xe Nhật nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu và giá thành hợp lý, tiết kiệm nhiên liệu, ít trục trặc. Điều đó chứng tỏ quản lý chất lượng của các công ty Nhật rất tốt. Do sự liên kết cùa các hãng sản xuất ô tô Nhật với các công ty hàng đầu của các nước công nghiệp tiên tiến và việc thiết lập mối quan hệ hợp tác và sản xuất với công ty của nhiều nước đang phát triển, trong đó có các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, v,v…cũng dẫn đến sự thành công của công nghiệp ô tô Nhật. Trong số 11 hãng sản xuất ôtô của Nhật Bản, đến 8 hãng có mặt tại Việt Nam là Toyota, Hino, Isuzu, Mitsubishi, Suzuki, Mazda, Daihatsu và Công ty công nghiệp nặng Fujijyuko. Ngoài các chiến lược liên kết giữa các công ty và cố gắng hạ giá thành, có thể nói việc chuyển sang hướng sản xuất các loại xe hiện đại và không gây tác hại cho môi trường là chìa khóa cho sự sống còn của các hãng xe hơi trong cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Thêm vào đó còn không ngừng ngiên cứu nhằm sản xuất ra nhiều loại xe mới hiện đại hơn để không bị tụt hậu so với thị trường. Các nhà kinh doanh biết nắm bắt thị trường. Tại thời điểm hiện tại bắt đầu vào cuối năm 2007 tới những tháng đầu năm 2008 ở các nước Đông Nam Á ôtô Nhật tiêu thụ rất mạnh mẽ nhất là tại Thái Lan và không có gì là bất ngờ khi đánh giá rằng Thái Lan trở thành “sân sau của nền công nghiệp ôtô Nhật Bản”. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là khu vực đang phát triển rất năng động, chính vì vậy các nước phát triển ngành công nghiệp ôtô không dại gì mà bỏ qua một thì trường tiềm năng như vậy, và đương nhiên các ông chủ thông minh, nhạy bén với thị trường của Nhật cũng sẽ không bao giờ để cơ hội vuột mất một cách dễ dàng. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường xe hơi, không ngừng giảm giá và cải tiến kĩ thuật, điều đó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng đặt ra với các nhà sản xuất trong các nước ĐNA là một tương quan lực lượng không cân xứng, sự thua kém có thể sẽ trượt dài hơn về mọi mặt, điều quan trọng cần tận dụng được lợi thế cả nội lực và ngoại lực phát triển một cách nhanh nhưng bền vững nhất. Ngành công nghiệp điện tử: Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là một trong những ngành lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới, phát triển vô cùng nhanh chóng từ sau Thế chiến 2. Đây cũng là một ngành đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp của Nhật. Nhờ một loạt những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản, ví dụ như hạn chế đầu tư vốn nước ngoài, đề ra những biện pháp thuế đặc biệt nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích thành lập các dự án nghiên cứu và sản xuất, v.v… ngành công nghiệp điện tử có mức phát triển 20% trong 10 năm liên tục kể từ năm 1955, và rồi đạt tới mức cạnh tranh quốc tế vào năm 1965. Đứng đầu ngành này là 3 hãng sản xuất điện tử lớn (Hitachi, Toshiba, Mitsubishi Electric), 4 hãng sản xuất đồ điện dân dụng (Matsushita Electric, Sanyo Electric, Sony, Sharp) và 3 hãng sản xuất thiết bị viễn thông (Nec, Fujitsu, Oki Electric) Lý do giúp Nhật Bản đứng đầu thế giới về ngành sản xuất hàng điện tử: Công ty Nhật có ưu điểm là rất giỏi về ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất đồ điện-điện tử có chất lượng cao và với số lượng lớn. Những chiếc máy với hình thức đẹp, ngày càng trở nên nhỏ gọn, và có mức giáï phải chăng… . Công nghiệp rô bốt Hiện nay công nghiệp robot của Nhật đã rất quen thuộc với các nước trên Thế giới với hệ thống những chú robot thông minh có thể nghe và hiểu được những ngôn ngữ cơ bản của người, có thể thực hiện được những công việc theo ý muốn con người. Đó là những robot phục vụ cho cuộc sống con người như robot giúp việc, robot vệ sinh đường phố, khách sạn....những chú robot này được dùng nhiều cho việc chăm sóc người già, và giúp việc cho các gia đình có con nhỏ. Ngoài ra chế tạo ra những robot tự động hoá trong công nghiệp cũng được ứng dụng mạnh mẽ. Sản xuất robot công nghiệp tại Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 300 tỉ yen vào năm 1985 rồi lên tới hơn 600 tỉ yen vào năm 1991. Do suy thoái kinh tế, kim ngạch giảm xuống còn 400 tỉ yen vào năm 1993. Trong tương lai, có lẽ nhu cầu robot công nghiệp sẽ gia tăng đáng kể trong các ngành phi sản xuất, ví như năng lượng hạt nhân, phát triển đại dương, kỹ thuật dân sự, cũng như trong các ngành dịch vụ như y tế, giao thông vận tải, nhà hàng-khách sạn, hoặc giáo dục và các hoạt động xã hội cũng như cá nhân khác. Theo số liệu thống kê năm 1995 của Hiệp hội robot Nhật Bản, 49% robot công nghiệp được sử dụng trong ngành sản xuất máy móc điện tử, 18% trong ngành sản xuất ôtô, 6% trong ngành xử lý và làm khuôn, 5% trong ngành chế tạo máy móc, 4% trong ngành thép, 4% trong ngành thực phẩm. Ngoài ra, robot cũng được sử dụng trong các ngành hóa chất, máy chính xác, gốm, giấy, nông nghiệp và lâm nghiệp, v,v… cho thấy robot công nghiệp phổ biến trong nhiều lĩnh vực ở Nhật Bản. Nhật Bản còn xuất khẩu robot sang nhiều nước khác. Năm 1995, do nhu cầu trong nước giảm, xuất khẩu chiếm tới 48% tổng sản lượng. Con số xuất khẩu có lẽ sẽ khoảng 25% vào năm 2000 và 19% vào năm 2005. Hiện tại 40% robot xuất khẩu của Nhật Bản là sang Mỹ, chủ yếu cho 3 hãng sản xuất ôtô lớn, ngoài ra dùng trong các ngành điện tử và điện dân dụng. Tại châu Á, robot Nhật Bản được xuất sang Hàn Quốc, Đài Loan, Xinhgapo, Trung Quốc, Malaixia, Hong Kong, Indonesia, v,v… Xuất khẩu sang Việt Nam bắt đầu vào năm 1995 với 1 robot hàn. Năm 1996, số lượng xuất khẩu sang Việt Nam tăng lên 18 robot - trong đó 13 robot cho ngành lắp ráp và 5 robot để chế tạo khuôn, và trong năm 97 lên tới 39 chiếc (23 robot lắp ráp, 14 robot tạo khuôn, 1 robot hàn và 1 robot đúc). Lý do giúp Nhật phát triển mạnh ngành công nghiệp robot: Chính phủ Nhật Bản rất chú trọng khuyến khích phổ biến sử dụng, nghiên cứu và phát triển robot tại Nhật, nhất là kể từ năm 80, bằng các biện pháp như lập cơ cấu cho vay dài hạn với lãi xuất thấp để khuyến khích đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm nhân lực, lập một cơ cấu thuế để khuyến khích đầu tư vào thiết bị hiện đại trong các công ty vừa và nhỏ, trợ cấp đặc biệt cho những công ty vừa và nhỏ sử dụng robot công nghiệp để đảm bảo an toàn lao động, thực hiện chương trình ưu đãi nghiên cứu công nghệ cao, v,v…Bên cạnh đó có thể kể đến yếu tố nhân công thiếu hụt cực kì trầm trọng ở Nhật buộc đất nước này phải đẩy nhanh việc “phổ cập” robot , khiến nó ứng dụng sâu sắc vào cuộc sống người Nhật như ngày nay. Nhập khẩu: Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%,UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Quốc gia Tỷ trọng (%) Trung Quốc 21 Hoa Kỳ 12.7 A Rập Xê Út 5.5 UAE 4.9 Australia 4.7 Korea 4.7 Indonesia 4 Bên cạnh đó thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, rau hoa quả, hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm gốm sứ, mây tre lá,… cũng là những ngành có khối lượng nhập khẩu lớn ở Nhật. Gốm sứ: Bao thế kỷ qua, người Nhật đã làm đố gốm, đồ sứ ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Dù chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, nhưng gốm sứ Nhật phát triển theo phong cách rất riêng, độc đáo và đầy tính sáng tạo. Phong phú các chủng loại, đa dạng màu sắc và kiểu dáng, tinh tế ở độ nhẵn trên bề mặt. Mặc dù gốm sứ Nhật đa dạng về mẫu mã, nhưng người Nhật cũng có xu hướng ưa chuộng gốm sứ ngoại do thói quen thích trang trí nhà cửa, thích tặng quà cho nhau. Đây là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật. Nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây (năm 1996 nhập khẩu đồ gốm tăng tới 40% so với năm 1995, đạt trị giá gần 800 triệu USD, nhập khẩu đồ sứ tăng 12% và đạt kim ngạch xấp xỉ 200 triệu USD). Anh dẫn đẫu danh sách các nước bán đồ gốm sứ vào Nhật trong năm 1996, tiếp theo đó là Đức, Italia và Pháp do người Nhật chuộng các sản phẩm mang mác châu Âu. Tuy nhiên, thị phần của Trung Quốc, Thái Lan và các nước châu Á đang tăng dần. Đồ gốm sứ của Việt nam đã có mặt tại Nhật Bản nhưng kim ngạch còn khá khiêm tốn (khoảng 5 triệu USD/năm) dù thuế suất thuế nhập khẩu đồ gốm sứ rất thấp (0-3%). Đồ gỗ Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân 127 triệu người có mức sống khá cao, có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sắm đồ ngoại của người Nhật Bản vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng khá nhanh ở Nhật còn do quá trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang các khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu rồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu. Nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Nhật Bản Đơn vị: Tấn, triệu yên 1999 2000 2001 2002 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 383.486 134.862 506.532 161.680 586.071 186.574 626.435 185.720 Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu (Italia, Đức, Áo, Đan Mạch), Mỹ và một khối lượng từ các nước ASEAN. Đồ nội thát của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Italia và Đức) thu hút người tiêu dùng Nhật BẢn do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàn hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM (còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản xuất tại Nhật. Trong những năm gần đây hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm của các nước ASEAN trước khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe. Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗcao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Bắt đầu từ Thái Lan, Indonesia và các nước ASEAN cũng tăng. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng đầu gỗ vào Nhật Bản, chỉ có Đài Loan xuất khẩu giảm đáng kể về trị trá (trung bình 15,7%/năm trong khoảng 5 năm gần đây). Điều này phản ánh thực tế rằng các nhà xuất khẩu Đài Loan cũng đang chuyển dần các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong số các nước Châu Á xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, Trung Quốc chiếm 28,7%, Thái Lan 20,3%, Malaysia 13,8% và Indonesia 11,8%. Dệt may Trong những thập niên qua, Nhật Bản đã chuyển từ một nước xuất khẩu lớn đối với hàng dệt may thành nước nhập khẩu lớn. Hiện nay Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư thế giới sau EU, Mỹ, Hồng Công và là nước tiêu thụ hàng nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Việc sản xuất quần áo trong thị trường nội địa của Nhật Bản đã có dấu hiệu giảm sút cách đây hơn 10 năm và kéo dài tới bây giờ. Lý do là sự khủng hoảng về thị trường, kết hợp với việc chuyển sang sản xuất gia công để cắt giảm chi phí sản xuất. Tiền lương của công nhân Nhật rất cao nên ngành dệt may không có nhiều khả năng để trả công. Hiện hàng nhập khẩu của Nhật chủ yếu là từ Trung Quốc, nhưng nó đã giảm mạnh về số lượng (giảm 5,04 tỷ bộ/năm), và giá trị cũng giảm 5,3% so với trước. Gần đây, hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong cũng đã sụt giảm. Trong khi đó, hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia và các nước ASEAN khác hiện chiếm thị phần khá nhỏ ở Nhật Bản. Thủy sản Trong vài thập kỷ qua, Nhật Bản luôn luôn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản số 1 thế giới. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản : Năm Giá trị nhập khẩu (triệu USD) 1996 17.588 1997 16.090 1998 13.291 1999 15.266 2000 15.513 Các nguồn nhập khẩu thuỷ sản chủ yếu : Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản từ hàng trăm nước trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chỉ có 10 nước cung cấp chính các sản phẩm thuỷ sản cho thị trường Nhật Bản là (triệu USD theo các năm): TT Nước 1995 1997 1999 1 Trung Quốc 2.065 2.288 2.178 2 Mỹ 2.446 1.673 1.531 3 Nga 1.342 1.042 1.192 4 Hàn Quốc 1.295 1.028 1.108 5 Thái Lan 1.561 1.145 1.033 6 Inđônêxia 1.318 1.176 961 7 Chilê 802 793 782 8 Ðài Loan 1.063 741 752 9 ấn Ðộ 580 672 548 10 Nauy 435 541 688 Triển vọng của thị trường nhập khẩu thuỷ sản ở Nhật Bản Theo số liệu thống kê mặc dù ở giai đoạn hiện nay, nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản có giảm sút so với thời kỳ phồn vinh 1996 - 1997, nhưng đây vẫn là thị trường lớn nhất thế giới và sẽ còn là thị trường số 1 trong tương lai gần. Hiện nay, với số dân 126 triệu người, mức tiêu thụ trung bình về thuỷ sản rất cao, tới 65,2 kg/người/năm, hằng năm thị trường này tiêu thụ 8,2 triệu tấn thuỷ sản. Ðây là con số khổng lồ. Như đã biết, ngành thuỷ sản của Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn. Sản lượng khai thác hải sản tụt dốc trong suốt thập kỷ 90 vừa qua và chỉ còn 5 triệu tấn năm 2000 so với 10 triệu tấn năm 1990. Mặc dù đã đầu tư nhiều tỷ USD cho chương trình nuôi trồng hải sản, nhưng kết quả thu được không như mong đợi. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giảm sút chỉ còn 762 nghìn tấn năm 2000 so với 1,1 triệu tấn năm 1992. Hằng năm Nhật Bản phải nhập khẩu từ 3,5 đến 4 triệu tấn thuỷ sản các loại để đáp ứng nhu cầu rất cao trong nước. Nhìn chung, Nhật Bản vẫn sẽ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Việc đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ quảng đại người tiêu dùng Nhật Bản trong tình hình hiện nay cần được coi trọng như những mặt hàng truyền thống cao cấp như tôm, cá ngừ và mực. Công nghệ Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700,000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong nghành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402,200 trong tổng 742,500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và AIBO. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ, các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Các nhà nghiên cứu Nhật cũng đã phần nào khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel. Hideki Yukawa một trong những nhà khoa học ưu tú xuất thân từ Đại học Kyoto giành giải Nobel về vật lý năm 1949. Sin-Itiro Tomonaga cũng nhận vinh dự tương tự năm 1965. Nhà vật lý chất rắn Leo Esaki sau này xuất thân từ Đại học Tokyo cũng đạt được vinh quang đó năm 1973. Kenichi Fukui của Đại học Kyoto là một trong các nhà khoa học cùng chia giải Nobel hóa học năm 1981. Susumu Tonegawa cũng trưởng thành từ Đại học Kyoto trở thành người Nhật đầu tiên từ 2007 nhận giải này với các thành tựu về sinh hóa kể từ khi lãnh vực này được phát triển năm 1987. Các nhà khoa học nghiên cứu về hóa học cũng không chịu kém khi vào 2000, 2001 lần lượt nhận giải: Hideki Shirakawa (Viện khoa học công nghệ Tokyo) và Ryoji Noyori (Đại học Kyoto). Gần đây nhất vào năm 2002 phải kể đến nhà vật lý Masatoshi Koshiba (Đại học Tokyo) và hóa học gia Koichi Tanaka (Đại học Tohoku). Nhật Bản là quốc gia có nhiều người đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. II/ Ngành gốm sứ Nhật Bản, tiềm năng lớn về thị trường gốm sứ Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ lớn, với dân số đứng thứ 7 thế giới. Trong đó chủ yếu là lứa tuổi già và trung niên có công việc ổn định, thu nhập cao và sẵn sàng chi trả với những món hàng mà họ yêu thích. Phần lớn người tiêu thụ Nhật đang có xu hướng dùng hàng ngoại. Bên cạnh đó, nhu cầu nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao. Đặc biệt, họ quan tâm nhiều đến gia đình, nhà cửa, phong thủy,... Họ thích trang trí nội ngoại thất để tôn lên sự sang trọng và nét Á Đông hoặc Tây phương cho căn nhà của mình. Bên cạnh đó, người Nhật thường thích tặng quà cho nhau trong dịp lễ tết. Gốm sứ là sự lựa chọn không thể thiếu đối với các nhu cầu này. Mặt hàng gốm sứ đa dạng phong phú nhiều chủng loại có thể đáp ứng nhiều nhu cầu như gốm sứ xây dựng( gạch ốp, ngói, bồn tắm, bồn rửa mặt,...), gốm nhà bếp (bát chén, ly tách, bình trà, bình hoa...) và nhiều mặt hàng khác như chậu hoa, tráp,... Thống kê những năm gần đây nhập khẩu đồ gốm sứ của Nhật đang tăng rất mạnh (năm 1996 nhập khẩu đồ gốm tăng tới 40% so với năm 1995, đạt trị giá gần 800 triệu USD, nhập khẩu đồ sứ tăng 12% và đạt kim ngạch xấp xỉ 200 triệu USD). Gốm sứ, ngành nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam Việt Nam nổi tiếng với nghề làm gốm sứ lâu đời. Từ ngàn năm trước sản xuất gốm sứ đã trở thành một trong những nét văn hóa của người Việt. Các làng gốm sứ như Bát Tràng, Hải Dương…, với các nghệ nhân làm gốm nhiều kinh nghiệm, tự sáng tạo. Hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu gốm sứ chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu đang trên đà mở rộng thị trường trên thế giới: Minh Long, Hải Dương, gốm sứ Thành Đồng, Hoa Lư, gốm sứ mỹ nghệ Thái Sơn, gốm Việt,.... Gốm sứ Việt Nam, nhiều triển vọng vươn xa Nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ khai thác, gia công sản xuất. Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn... Bên cạnh đó Việt Nam còn có nhiều nhà máy khai thác và chế biến nguyên liệu: Nhà máy khai thác và chế biến cao lanh do công ty Kvk Bohemia As (cộng hòa Séc) tại Lộc Ninh, Quảng Bình đầu tư có công suất 100.000 tấn cao lanh thành phẩm/năm. Nhà máy sản xuất feldspat Yên Bái công suất 100 ngàn tấn/năm, do tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng liên doanh với công ty khoáng sản Yên Bái , cung cấp nguồn nguyên liệu cao cấp cho sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng. Nhà máy sản xuất men frit đầu tiên của Việt Nam tại khu công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên-huế , công suất đáp ứng khoảng gần 15% nhu cầu men frit của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ. Công nghệ sản xuất gốm sứ ngày càng được cải tiến. Việc ứng dụng thành công công nghệ Nano trong sản xuất sản phẩm của gốm sứ Minh Long đã làm cho bề mặt sản phẩm trở nên láng, mịn, dễ rửa, không bám dầu mỡ. Do đó tiết kiệm được chất tẩy rửa. Việc ứng dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất, nung đốt ở nhiệt độ cao 1.380oC tạo nên sản phẩm chắc, không bị rạn vì vậy không có chỗ cho vi khuẩn hay chất bẩn khu trú gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng. Đồng thời, các hoa văn trang trí trên sản phẩm cũng chìm dưới lớp men và được men bảo vệ nên khi dùng để chứa thức ăn nóng hoặc có axit cao (như chanh, giấm…), các độc tố như chì (thường được dùng để định hình sản phẩm gốm sứ) hay cadmidium (có trong màu sặc sỡ) không thể hòa tan thức ăn. Do vậy, rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Lao động rẻ, dễ đào tạo. Phần lớn có tay nghề, kinh nghiệm vì xuất thân từ trong các làng gốm truyền thống. Có khả năng sáng tạo cao, óc thẩm mỹ và khả năng nắm bắt thị hiếu cao, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chất lượng, chức năng. III/ Thị trường ngành gốm sứ Nhật Bản Người tiêu dùng Yêu cầu về chất lượng sản phẩm Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất khó tính và có yêu cầu khắt khe nhất đối với mỗi một sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn quan tâm đến 3 yếu tố: nguyên liệu sản xuất, phương pháp tạo ra sản phẩm và yếu tố truyền thống thể hiện trong từng sản phẩm. Trong đó, yếu tố truyền thống được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi khi làm ra sản phẩm người thợ phải “thổi được cái hồn của mình” vào trong từng sản phẩm, mỗi sản phẩm phải có nét độc đáo riêng. Sống trong môi trường có mức sống cao (GDP năm 1999 là 30.039 USD/người), nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Những vết xước nhỏ, bao bì xô lệch v.v... những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Giá cả sản phẩm Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo và dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà họ còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý, đặc biệt là sau khi nền “kinh tế bong nóng” sụp đổ. Những năm 80, người Nhật sẵn sàng mua sản phẩm đắt tiền cho những hàng cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ sau năm 92 và 93, nhu cầu sản phẩm rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên người tiêu dùng Nhật Bản vẫn có thể trả tiền cho sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng hay loại hàng được gọi là “hàng xịn”, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe đưa ra. Mẫu mã Người tiêu dùng Nhật Bản nhìn chung có độ thẩm mỹ cao, tinh tế. Đặc tính của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: hàng hoá có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Vào một siêu thị Nhật Bản mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến đến mức nào ở Nhật. Ví dụ một mặt hàng dầu gội đầu nhưng bạn không thể đếm xuể được các chủng loại: khác nhau do thành phần, màu sắc, hương thơm,... Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Khi mua mua một món hàng người Nhật thường mong muốn hiểu biết những nét văn hóa của địa phương trên từng sản phẩm. Chẳng hạn những bộ bình trà với hoa văn, họa tiết là đường nét của trống đồng Đông Sơn, những nét vẽ tinh tế cổ xưa của gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu của Hải Dương… Tuy nhiên, họ yêu cầu mỗi sản phẩm phải kết hợp được giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật và văn hóa truyền thống. Đơn cử, một chiếc bình gốm sứ dùng để cắm hoa được khách Nhật lựa chọn phải có dáng vẻ cổ xưa, nhưng hoa văn trên thân hình phải ghi dấu một giai đoạn lịch sử, văn hóa Việt Nam. Xu hướng người tiêu dùng Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng. Sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiếm tới 50%. Ví dụ: Một siêu thị lớn ở Tokyo bày bán 1.500 mặt hàng gia dụng và chỉ tính riêng lượng hàng hóa và khả năng tiêu thụ của một cửa hàng như vậy đã thấy được tỷ trọng hàng nhập khẩu có mặt ở đây lớn đến như thế nào.          Hàng gốm sứ nhà bếp: Từ năm 1994-1998, thị trường nhập khẩu sứ nhà bếp của Nhật tăng 1,4 lần, hàng gốm nhà bếp tăng 2,7 lần về số lượng. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Nhật hiện nay vẫn tăng tuy nhiên không đáng kể và nhu cầu chuyển dần sang dùng các loại sản phẩm ít cao cấp hơn. Người Nhật Bản chuộng dùng sản phẩm gốm sứ nhà bếp làm theo kiểu truyền thống của Nhật và theo kiểu phương Tây. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện hàng theo kiểu phương Tây nhưng mang cả nét đặc trưng Nhật, có hình con thoi hay hình quả bầu dùng cho mục đích khác nhau, từ dùng để ăn mỳ ống đến cơm cari và cả các món ăn Trung Quốc. Gần đây nhu cầu mua hàng gốm sứ nhà bếp theo bộ dùng trong gia đình người Nhật có xu hướng giảm mà lại tăng số lượng mua các sản phẩm đơn chiếc. Nếu như trước đây người tiều dùng Nhật mua một bộ uống trà hoặc cà phê 5-6 chiếc, thì nay họ chỉ thích mua từng chiếc một vì họ cho rằng dễ sử dụng trong nhiều dịp khác nhau mặc dù biết giá mua lẻ như vậy bao giờ cũng đắt hơn. Các sản phẩm cốc chén kiểu phương Tây được dùng trong các dịch vụ uống trà và cà phê, đĩa hình sáu cạnh thường dùng trong các món ăn truyền thống Nhật Bản như các món sống “Sasimi”, các loại đĩa to đường kính 20cm với độ sâu vừa phải thì được dùng để ăn món cơm cari. Người Nhật thích màu xanh nhạt và hay chọn kiểu cách có hoa, thông dụng nhất là hoa hồng. Đối thủ cạnh tranh Nhà sản xuất trong nước Hiện nay, gốm sứ Nhật Bản được xem là một trong những sản phẩm quý hiếm được giới sưu tập cổ vật ưa chuộng bởi dáng vẻ sang trọng và đường nét hoa văn tinh tế của nó. Gốm sứ Nhật Bản chủ yếu sản xuất đồ sứ gia dụng như: ấm, tách trà, đĩa, lọ đựng nước, bình hoa... thuộc các dòng gốm sứ Hizen, Amari, Ashita, Noritake, Yamakoshi và sau này thuộc dòng gốm sứ Nippon, DaNan (Đại Nam)... Trên thị trường hiện nay, phổ biến nhất là đồ sứ Nippon, DaNan, có độ tuổi khoảng từ 50 đến 80 năm. Đặc trưng của các dòng gốm này là màu sắc, họa tiết nổi bật với nét hoa văn trang trí như: rồng, rắn, mây, hoa lá đắp nổi hoặc in hình các cô thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục truyền thống. Ấn tượng nhất vẫn là những hình ảnh trang trí với Shogun, Geisha và điển tích Phật giáo như: Thập bát La hán, Như Lai thuyết giáo. Đặc biệt, có những bộ tách trà thuộc dòng Đại Nam (thường mỗi bộ có từ 12 đến 15 món, bao gồm: tách, ấm và lọ đựng trà) được mạ vàng xung quanh với những điển tích khắc nổi, hình ảnh phong phú và giàu chất thẩm mỹ. Thỉnh thoảng xuất hiện những chiếc đĩa vẽ tay Arita của Imari, nét vẽ phóng khoáng chứ không tỉ mỉ như đồ sứ Trung Hoa. Một đặc trưng khác đối với dòng gốm sứ Nhật Bản là con dấu (còn gọi là lạc khoản) in bên sườn hay dưới đáy sản phẩm. Tuy nhiên không phải món đồ nào cũng ghi lạc khoản. Có một số đồ mang lạc khoản “Nippon”, “Made in Japan”... (những món đồ này đều thuộc gốm Nippon). Những bộ tách trà gốm sứ mạ vàng của DaNan, Nippon hay những chiếc bình gốm Satsuma khoảng đầu thế kỷ 20 với thân màu trắng ngà có phủ men rạn... tuy chúng không so được với những món xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ với giá thị trường đồ cổ lên tới 5 - 10 nghìn USD một chiếc bình hoa, nhưng đều là những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, thể hiện tính khéo léo và giàu sáng tạo của người Nhật Bản xưa. Nhà sản xuất nước ngoài Bên cạnh đó hàng gốm sứ gia dụng châu Âu được biết đến với chất lượng và mẫu mã tuyệt vời, thường được bán trong các bách hoá tổng hợp hoặc các của hàng chuyên dụng ở Nhật Bản. Phần lớn hàng châu Âu có nhãn mác nổi tiếng và được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng. Các chén tách, bộ đựng nước sốt, đĩa đựng bánh kẹo của châu Âu những thứ giờ đây đã trở thành lối sống Nhật Bản. Về mặt hàng gốm sứ xây dựng, hiện nay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là 4 quốc gia xuất khẩu mạnh, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm tới 5,62% tổng giá trị xuất khẩu gốm sứ toàn cầu. Tuy nhiên, đối thủ chính trong bao nhiêu năm nay là hàng gốm sứ của Trung Quốc. Hàng gốm sứ Trung Quốc bên cạnh mẫu mã đa dạng phong phú, mang nét truyền thống đặc sắc còn sử dụng vũ khí chính là giá mềm đã tạo sức hút khủng khiếp đối với các nhà nhập khẩu. IV/ Phương thức để thâm nhập thị trường thủ công mỹ nghệ Nhật Bản của Việt Nam Để hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, ông Ken Akarawa, đại diện Tổ chức Jetro (Nhật Bản) – người từng sống và công tác ở Việt Nam 14 năm nhấn mạnh 3 yếu tố: Các doanh nghiệp của Việt Nam phải xác định rõ được đối tượng để bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ là ai? Chất lượng, mẫu mã phải đảm bảo. Thứ ba, người Nhật Bản quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường, vì thế, những sản phẩm nhập khẩu phải đảm bảo được yêu cầu về môi trường của Nhật Bản.   Hơn nữa đối với doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm: Vì gốm sứ là mặt hàng có mục đích sử dụng phần lớn là dụng cụ liên quan trực tiếp đến thực phẩm con người nên yêu cầu về chất lượng hàng hoá tại Nhật là rất cao và khắt khe. Hơn nữa, thị trường Nhật Bản hội tụ rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên để thắng đối thủ thì phải xác định tạo được sức cạnh tranh mạnh ở bình diện cạnh tranh hàng hoá, cạnh tranh doanh nghiệp và cả cạnh tranh quốc gia. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung sản xuất những sản phẩm gốm sứ đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu luật vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng với sở thích của người Nhật và phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hoá sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đa dạng hoá chủng loại, giảm về số lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Ngoài những quy định về vệ sinh đối với bản thân sản phẩm, các nhà sản xuất Việt Nam cũng cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác như quy trình sản xuất, tình trạng và vật liệu dùng để làm bao bì, tên thuốc khử trùng… vì tất cả thông tin trên cần phải báo cho bên nhà nhập khẩu Nhật để người nhập khẩu có đủ tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm dịch trước khi cấp giấy phép nhập khẩu. Chất liệu sử dụng phải là những hoá chất không gây hại đối với con người và môi trường. Nên có những thông tin về chất liệu sản phẩm, bao bì, hoá chất xử lý để tăng độ tin cậy, an tâm của khách hàng khi giao dịch. Đồng thời, khi nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến tính hữu dụng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí trong gia đình. Kênh phân phối Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận thị trường Nhật Bản. Chúng ta phải thiết lập được mạng lưới nhập khẩu ổn định lâu dài, mạng lưới tiêu thụ vững bền hàng xuất khẩu của ta vào thị trường Nhật Bản thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm đến các kênh phân phối riêng bởi các đối tượng khách hàng này luôn tìm kiếm những mặt hàng thực sự đặc biệt để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đơn hàng của họ cũng không quá lớn, hoàn toàn phù hợp với năng lực của các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hiện nay các phương thức phân phối chính đối với hàng hóa nhập khẩu ở Nhật gồm có: Phát triển một kênh đại lý nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý. Sử dụng các công ty thương mại chuyên doanh hoặc các công ty thương mại tổng hợp. Thiết lập một chi nhánh hay một liên doanh. Hợp tác với một nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm liên quan đến các sản phẩm của mình. Thành lập một văn phòng bán hàng tại Nhật Bản. Ngoài ra còn một phương thức hữu hiệu khác để tiêu thụ sản phẩm tại Nhật Bản là thành lập liên doanh với một công ty của Nhật. Ban đầu chi nhánh hay liên doanh có thể chỉ tham gia vào việc bán hàng hoác được nhập khẩu, sau đó sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm tại Nhật. Các nhà sản xuất cũng có thể giới thiệu sản phẩm của mình bằng cách trưng bày tại Hội chợ Hàng tiêu dùng quốc tế Tokyo hoặc hội chợ thương mại khác được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản. Kiểu dáng mẫu mã: Các doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Đưa hình ảnh văn hóa Việt Nam "đậm đà bản sắc dân tộc" vào sản phẩm gốm sứ của mình, làm mọi cách, kiên trì trong mọi việc để đưa hồn Việt vào sản phẩm nhằm đạt mục đích quảng bá truyền thống văn hóa Việt Nam ra nước ngoài... Doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công nói chung và hàng gốm sứ nói riêng phải quan tâm đến thói quen sinh hoạt, thời tiết, ý thích của người Nhật. Vấn đề lớn nhất của hàng thủ công Việt vẫn là kiểu dáng. Người Nhật hiện nay sống nhiều trong các chung cư chật hẹp. Họ không thể mua những sản phẩm trang trí nhà cửa quá lớn. Hay người Nhật thích cuộc sống thân thiện với môi trường, trong khi đó hàng thủ công Việt Nam lại trang trí bằng quá nhiều mầu sắc rực rỡ. Các nghệ nhân nên bớt số lượng mầu trong mỗi sản phẩm, tận dụng tốt những sắc mầu của nguyên liệu và chú ý nhiều hơn đến kiểu dáng. Dịch vụ khách hàng Yếu tố quan trọng nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà xuất khẩu có tốt không. Sản phẩm phải có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật. Hơn nữa theo ông Ken Arakawa: Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hóa, họ thường có nhu cầu thẩm định hàng hóa trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng để xem cơ sở đối tác. Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ nói chung và gốm sứ nói riêng chẳng hạn phải có các kho hàng, showroom... để họ tin tưởng hơn. Giá cả Phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt. Thông thường trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến những khách hàng lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên nản lòng khi khách hàng Nhật chỉ mua một lượng hàng rất nhỏ vì nhiều khi chỉ từ một lượng hàng nhỏ cũng có thể hình thành cả một trào lưu tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thông qua sự giới thiệu của khách hàng đó với người thân, bạn bè.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích MT Nhật và đưa ra phương thức kdqt mặt hàng gốm sứ vào Nhật.doc
Luận văn liên quan