Tiểu luận Thị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An

Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những mối quan tâm lớn nhất của bất cứ một địa phương nào. Việc giải quyết việc làm như thế nào cho có khoa học và đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội là một câu hỏi không chỉ đặt ra đối với cơ quan chức năng mà đối với tất cả mọi người. Để giải quyết việc làm, ngày nay trong xu thế hội nhập, hoạt động XKLĐ đang được các quốc gia hết sức quan tâm, tạo nên những thị trường sôi động cho các quốc gia . Hoạt động này cũng được nhà nước ta khuyến khích phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và đó thu được những thành tựu to lớn. Do vậy, nhằm tạo sự phát triển mạnh hơn nữa trong hoạt động XKLĐ, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cho từng địa phương, đại diện là tỉnh Nghệ An như đã trình bày, để có thể hoàn thiện công tác này, cho kết quả hoạt động ngày càng cao, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của đất nước để tiến gần hơn với sự phát triển của các cường quốc trên thế giới.

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5201 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sạn nhà hàng 832.540 87.887  1.163.772 10.417.636 13.136.120  - Dịch vụ  297.970  333.032  426.565 571.179 851.850 Bảng 10. Xuất nhập khẩu Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 Xuất khẩu hàng hoá Giá trị xuất khẩu 1000 USD 54.483 86.589 98.547 114.416 146.694 Mặt hàng chủ yếu 1 - Lạc nhân Tấn 15.271 13.792 4.382 9.627 2.332 2- Thuỷ sạn đông lạnh Tấn 12 70 332,9 478 116 3- đường kính Tấn 135 - - 936 120 4- Chè Tấn 4.363 5.041 6.713 5.390 5.940 5 - Cà phê hạt Tấn 593 4.439 9.173,9 5.522 743 6- Gạo tẻ Tán 10.069 15.467 6.862 6.570 17.060 7- Quần, áo dệt kim 1000 cái 1.445 1.246 777 745 995 8- Sản phẩm bằng gỗ 1000 USD 3.241 1.324 2.100 2.427 2.033 9- Tinh bột sắn Tấn 75.592 87.505 87.505 61.501 27.564 10- Vừng Tấn 30 - - 284 - 11- Nhựa thông Tấn 3.358 2.765 1.818 691 - 12- đá vôi trắng Tấn 59.249 138.098 150.744 254.876 227.809 13- Khoáng sản Tấn 25.473 28.087 47.101 15.650 24.445  14- Thủ công mỹ nghệ  1000 USD  1.701 2.441  3.012  2.950 2.159 Nhập khẩu hàng hoá -  Giá trị nhập khẩu 1000USD  105.047  105.062  80.981 117.878 203.638 Mặt hàng chủ yếu Xe ô tô các loại Cái  381  205  108 77 20 Xe máy Cái  24.983  9.511  11.257 33.161 23.308  Sắt thép Tấn  15.344  7.830  11.667 1.905 246 Linh kiện điện tử 1000 USD 2.031 1.606 2.423 4.055 3000 Phân bón Tấn  122.208  79.401  26.901 37.599 115.749 Nhựa đường Tấn  7.920  10.589  14.178 5.246 4.611 Gỗ tròn m3 39.139 46.188 70.669 174.171 336.058 Gỗ xẻ m3 5.610 - - - 2.363 Phụ tùng máy nông nghiệp 1000 USD  17.000  851  989 3.281 3.240 Máy móc thiết bị 1000 USD  1.500  25.572  4.185 9.861 6.148 Niên giám thống kê năm 2008  tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thốnkê Nghệ An  Bưu chính - Viễn thông Bảng 11. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả hoạt động của ngành bưu chính, viễn thông ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Mạng lưới điểm Bưu cục Đơn vị 129 129 121 120 123 123 122 Bưu cục cấp 1 " 1 1 1 1 1 1 1 Bưu cục cấp 2 " 18 18 18 18 18 18 18 Bưu cục cấp 3 " 110 110 102 101 104 104 103 Số thuê bao điện thoại Thuê bao 95916 163861 330214 490917 800818 1055989 Cố định " 92624 150909 186821 236931 294480 399540 Di động " 3292 12952 143393 253986 506338 656449 Số thuê bao điện thoại bình quân 100 dân " Số thuê bao internet (ADSL) " 123 567 591 2080 11591 28587 Số cơ sở có trang tin điện tử riêng Cơ sở ... ... ... ... ... ... 15 Số máy vi tính đang sử dụng Nghìn cái 286 261 279 308 194 ... Số đơn vị có giao dịch thương mại điện tử Đơn vị ... ... ... ... ... ... ... Sản lượng Bưu phẩm Nghìn bưu phẩm 244 326 410 501 556 695 Bưu kiện Bưu kiện 11729 28857 24912 27106 31187 30094 Thư và điện chuyển tiền Cái 87690 137701 288190 292934 382001 67370 Báo chí phát hành Nghìn tờ 10767 13767 18932 14229 16281 14632 Điện báo Nghìn tiếng 550 761 751 657 509 ... Điện thoại Nghìn phút 82320 116498 116892 132275 119145 ... Nội tỉnh " 40826 64755 73423 80579 73483 ... Liên tỉnh " 41267 51064 42836 50871 44882 ... Quốc tế " 227 679 633 825 780 ... Doanh thu bưu chính, viễn thông Tỷ đồng ... ... 510 675 836 1100  Niên giám thống kê xuất bản năm 2009 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An II.Tình hình xuất khẩu lao động ở Nghệ An 1.Thành tựu đạt được Mặc dù nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng toàn cầu về vấn đề nay, nhưng các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhất là: đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thông tin sâu rộng làm ổn định, tạo lòng tin cho người lao động về tình hình thị trường, về chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xuất khẩu lao động; tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín, có tư cách pháp nhân về tỉnh tuyển lao động xuất khẩu và duy trì có hiệu quả mô hình liên kết giữa chính quyền xã, phường với đơn vị xuất khẩu lao động để tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng tạo nguồn cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu của thị trường.Theo thống kê đến 30/11/2009, trong gần 4 năm ( 2006-2009) toàn tỉnh đã đưa được hơn 42.000 lượt lao động; trong đó:  năm 2006 là 8.780 người, năm 2007 là 13.450 người, năm 2008 là 11.280 và 11 tháng đầu năm 2009 có gần 8.500 người;  thị trường lao động đi làm việc ở Đài Loan chiếm 19%, Malaysia 35%, Hàn Quốc 5,7% , Nhật Bản 0,9%, các nước Trung Đông 10,4% và các nước khác còn lại  29%. Thu nhập bình quân hàng năm từ nguồn ngoại tệ gửi về nước gần 70 triệu USD qua các Ngân hàng thương mại, chưa kể chuyển tiền theo các hình thức khác. xuất khẩu lao động tạo việc làm ở ngoài nước có tác động tích cực đem lại công ăn việc làm cho số lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng đông dân cư, dư thừa lao động và đặc biệt là sự gắn kết giữa chương trình XKLĐ với giải quyết chính sách cho bộ đội xuất ngũ và hoàn thành nghĩa vụ quân sự hàng năm. 2.công tác tuyển chọn nguồn lao động Công tác chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu được chú trọng, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều địa phương cơ sở thực hiện tốt công tác phối hợp với doanh nghiệp XKLĐ tạo nguồn lao động với số lượng và chất lượng tăng như: huyện Nghi Lộc 967 người, Diễn Châu 808 người, Nam Đàn 772 người, Hưng Nguyên 725 người, Đô Lương 634 người, Cửa Lò 566 người...Một số huyện miền núi đã triển khai có hiệu quả công tác này, điển hình như: huyện Nghĩa Đàn: 943 người, Thanh Chương 761 người, Anh Sơn 599 người, Quỳ Hợp 211 người.Các xã trong tỉnh có người lao động đi xuất khẩu như Nghĩa Lộc ,Hưng Lam,Hưng Thông,Hưng Đạo …cũng đã thành lập các ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện đề án trong đời sống cộng đồng dân cư. Đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND xã về việc liên hệ chọn lọc tìm đối tác tin cậy, có đủ điều kiện để phối hợp trong công tác này. Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm đó được triển khai một cách có hiệu quả và cũng thu được những thành tựu nhất định. So với trước đây, công tác cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu do các trung tâm DVVL tự khai thác, tổ chức thực hiện, không được quán triệt sâu rộng đến từng địa bàn dân cư như thôn xóm hay tổ dân phố nên không huy động được mọi nguồn lực tham gia, nhiều người có nguyện vọng, đủ điều kiện nhưng do không được thông tin nên không có cơ hội tham gia để được đi làm việc ở nước ngoài.Công tác quản lý nhà nước về XKLĐ đó được tăng cường, nhằm hạn chế những vi phạm cảu các doanh nghiệp XKLĐ, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội. Đó quyết định thu hồi giấy phép XKLĐ của các doanh nghiệp vi phạm và hoạt động không hiệu quả như Công ty Cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An (Napeco).Bước đầu đã xây dựng được một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín và độ tin cậy cao đối với đối tác nước ngoài và người lao động làm cho người lao động tin tưởng hơn và quyết tâm hơn trong việc tham gia XKLĐ. 3.Công tác giáo dục – định hướng cho người lao động. Giáo dục định hướng có vai trò quan trọng, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài. Nhờ thế họ có thể sống và làm việc tốt hơn ở nước ngoài, đặc biệt là nâng cao được ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ cương của nươc sở tại. Những năm trước đây công tác XKLĐ chủ yếu là tự phát, chạy theo số lượng nên công tác giáo dục, đào tạo định hướng cho lao động cũng bị coi nhẹ, dẫn đến tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài gặp nhiều bỡ ngỡ, không được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết nên tình trạng vi phạm hợp đồng phải trả về nước do bất đồng ngôn ngữ, do thiếu hiểu biết chiếm tỷ lệ đáng kể, điển hình là lao động đi giúp việc gia đình ở Đài Loan.Khắc phục tình trạng trên,trong những năm gần đây công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng, tuyển chọn và đào tạo đó được các địa phương quan tâm, phối hợp cùng với các doanh nghiệp XKLĐ chỉ đạo các cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức đào tạo tại chỗ, theo đó người lao động không phải tập trung về các doanh nghệp XKLĐ, giảm được thời gian và chi phí cho người lao động. Công tác này đó gúp phần bổ sung nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho người lao động,đồng thời trang bị những kiến thức phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi cũng như đặc trưng của từng thị trường. 4.chính sách hỗ trợ người lao động xuất khẩu lao động. Thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu lao động đối với việc tạo việc làm,xoá đói giảm nghèo,các chương trình quốc gia Ngân hàng Nhà nước đó sớm triển khai và hỗ trợ người lao động vay các chi phí cần thiết khi đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ quyết định số 440/2001/QĐ- NHNN ngày 17/04/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, ngân hàng nông nghiệp đó ban hành hướng dẫn số 3582/NHNo- TD ngày 26/01/2002 số 392/NHNo- TD ngày 21/2/2003, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa 20 triệu mà không cần thế chấp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người đi XKLĐ đặc biệt là những người lao động nghèo. Bên cạnh đó, các thủ tục vay vốn cũng được sửa đổi, giảm bớt theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi hơn cho họ. Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An mới chỉ phát triển mạnh và được chú ý nhiều trong vòng 2-3 năm trở lại đây, nhưng hoạt động này hiện nay cũng đó được quan tâm chú ý và thu được những thành quả đáng lưu ý, gúp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời cũng góp phần tăng GDP hàng năm của tỉnh thông qua số ngoại tệ thu được nhờ các chi phí cho họat động xuất khẩu lao động cũng như số tiền mà họ gửi về cho gia đình. II.Những tồn tại của hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An. 1.Công tác chỉ đạo,kiểm tra,tuyên truyền giúp người lao động nắm rõ pháp luật còn yếu. Do chưa nắm rõ hoạt động,lợi ích của việc xuất khẩu lao động,cũng như trình độ quản lý chưa cao nên một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn chưa khai thác hết tiềm năng nguồn lao động của tỉnh,chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người đi lao động nước ngoài,thiếu thông tin về thị trường nên xảy ra tình trạng bị các công ty ma tung ra những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và chính những người lao động phải ngậm ngùi bởi những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không xuất khẩu lao động được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ.Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà diễn biến của nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Bên cạnh việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc một số doanh nghiệp đầu mối là sự xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng này cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Có trường hợp đối tượng lừa đảo còn chọn vị trí ngay gần các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực này để hoạt động. Ngoài ra, chúng còn thông qua các trung tâm đào tạo nghề, thành lập các doanh nghiệp ở vị trí lẩn khuất, giả danh cán bộ đi tuyển sinh, đưa người lao động đi học để gây được niềm tin… Vì thế mà nhiều người sau một thời gian dài đi học, đã đóng một khoản tiền lớn cho cò mồi mới hay mình bị lừa. Hiện nay, việc đưa người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài là một trong những hoạt động hấp dẫn khá nhiều các đối tượng tham gia. Những lợi ích trước mắt trong việc đưa người đi lao động khiến cho nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động này, nhưng đáng tiếc là họ không đủ khả năng. Thị trường lao động nước ngoài mặc dù đem lại cho nguồn lao động trong nước cơ hội làm việc với mức thù lao lớn hơn trong nước nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan, nếu không nắm bắt rõ được các quy định của cả trong nước và nước ngoài thì quyền lợi của người lao động Việt Nam sẽ rất khó được đảm bảo. Theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ “Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên, những người lao động đã từng đi đăng ký ở một số Công ty, Trung tâm Xuất khẩu lao động nước ngoài phải trở về quê vì không được đi, đa số họ chỉ thông qua một người giới thiệu nào đó để đi đến các Công ty, các Trung tâm Xuất khẩu lao động đăng ký. Đến các Công ty hay Trung tâm này, họ cũng được yêu cầu nộp hồ sơ, đóng tiền phí và được học tiếng của nước mình sẽ đi xuất khẩu lao động, song có một điều quan trọng mà họ không hề được biết là công ty nước ngoài nào thuê mình, vì trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do các Công ty, các Trung tâm cấp cho họ, không hề ghi tên và số của hợp đồng cung ứng lao động. Mà bản hợp đồng này chỉ có giá trị làm thủ tục vay tiền ngân hàng, họ được học trong một thời gian dài nhưng không được ký hợp đồng. Có người đã học xong tiếng để đi Hàn Quốc, nhưng lại phải chuyển qua lớp học tiếng Đài Loan, vì Trung tâm thông báo nhu cầu của bên Hàn Quốc hiện thời không có. Lúc đầu, các Công ty, Trung tâm cũng thông báo thời gian xuất cảnh đi lao động, nhưng đến hạn lại thông báo chuyển sang thời điểm khác vì nhiều lý do khác nhau.Hơn thế nữa, ngay cả đối với những trường hợp đã được đi, thì quyền và lợi ích của những người lao động này cũng không được bảo đảm đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi họ đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài. Tại mục e khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã quy định cho các doanh nghiệp dịch vụ phải có nghĩa vụ: “Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan tới người lao động”. Nhưng thực tế thì hiện tượng người lao động không được bảo vệ thích đáng trong quá trình lao động còn xảy ra khá phổ biến, vì khi sang nước ngoài họ không hề liên lạc được với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi cũng như không có tổ chức nào ở nước ngoài đứng ra bảo vệ họ.bên cạnh đó Hình thức tuyên truyền cũng đơn giản và mang tính một chiều, chưa có nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền rộng rãi ở trên đài phát thanh truyền hình, băng rôn quảng cáo hay tổ chức những “hội chợ xuất khẩu lao động” trên địa bàn tỉnh để cho người lao động có thể tiếp cận được nhiều hơn thông tin về các thị trường cần lao động nhập khẩu,mà mới chỉ có những chỉ thị mang tính chất hành chính từ ban chỉ đạo cấp trên đưa xuống các huyện,thành phố để đề ra mục tiêu thực hiện hoặc các mục tiêu năm, chưa có sự bố trí thu thập thông tin phản hồi từ người lao động. Việc thông tin- tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng quá ít về số đợt cũng như thời lượng làm cho người lao động không được tiếp cận đầy đủ thông tin, tạo nên sự kém hiệu quả trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh những năm qua.Nguồn thông tin tuyên truyền trước khi đi lao động bị thiếu hụt, do vậy một bộ phận người lao động và gia đình chưa có được nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đó cam kết nên tình trạng lao động bỏ trốn ra làm ngoài ở một số nước đang ở mức báo động, nhất là mấy năm trở lại đây, tình hình này lại càng diễn ra phổ biến hơn. 2.Công tác tuyển chọn lao động Một số doanh nghiệp đã triển khai về đến tận các địa phương để tuyển chọn lao động nhưng công tác tuyển chọn này chưa tốt nên chất lượng lao.lao động thấp cả về chuyên môn, nghề nghiệp lẫn kiến thức ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật.Lao động đủ điều kiện về sức khỏe cũng như các điều kiện tiêu chuẩn trong các đợt tuyển lao động chỉ chiếm 20-25%,tỷ lệ trúng tuyển chung của toàn tỉnh đạt mức 70%. Đây là những tồn tại mà lao động Nghệ An cũng như lao động của cả nước đang gặp phải. Mặt khác hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động còn yếu, chưa nắm chắc khả năng cung cầu về thị trường xuất khẩu lao động, chưa làm tốt chức năng tư vấn giới thiệu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động - là chức năng chính của các trung tâm, cũng như chưa thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động trong mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - trung tâm dịch vụ việc làm - người lao động. Bên cạnh đó một số trung tâm dịch vụ việc làm,công ty xuất khẩu lao động xuống địa phương trực tiếp tuyển chọn lao động nhưng do không thông qua cơ quan chỉ đạo nên đó gây ra khó khăn cho công tác quản lý của các cấp và việc thẩm định của các cơ quan nhà nước, do vậy việc xác định các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không là rất khó khăn, việc đầu tư cho những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả do vậy mà cũng không thể tiến hành được. Tình trạng làm việc không công khai như trên cũng gây ra hiện tượng không minh bạch, thống nhất trong việc xác định mức đóng góp cho từng chương trình xuất khẩu lao động. Tồn tại trên cũng gây ra sự chồng chéo , chưa có sự chỉ đạo thống nhất về việc phân vùng địa bàn tuyển chọn lao động cho từng doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một doanh nghiệp về tuyển chọn trên nhiều địa bàn, ngược lại một địa bàn có quá nhiều doanh nghiệp về tuyển chọn lao động nhưng lại có những địa bàn chưa hề có một doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nào quan tâm tới. 3.Nguồn vốn hỗ trợ cho người lao động xuất khẩu Thực tế, để hoạt động xuất khẩu lao động được diễn ra thuận lợi, cần phải có tài chính đầy đủ cho chương trỡnh từ cụng tỏc tuyển chọn ở từng địa phương đến công tác đào tạo cho đến khi người lao động đi xuất khẩu sang nước bạn.Thực tế cho thấy, hiện có rất nhiều kênh để lao động có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Ngoài chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, rất nhiều ngân hàng cũng đã triển khai chương trình chương trình cho vay này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nguồn vốn để cho vay hiện còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, thủ tục vẫn quá phức tạp.Với mức cho vay khoảng 20 triệu đồng/người (không cần tài sản thế chấp), chỉ đủ cho người lao động chi phí đi làm việc tại một số thị trường có mức thu nhập thấp như Trung Đông, Malaysia. Với thị trường có yêu cầu cao hơn như Hàn Quốc, Đông Âu, Nhật Bản, Australia... thì tiền vay chỉ đáp ứng được một phần nhỏ chi phí,thậm chí với khoản vốn vay 20 triệu đồng, lao động không thể tiếp cận bất cứ thị trường nào bởi lẽ ngoài chi phí xuất cảnh, người lao động còn phải lo thêm nhiều khoản khác như học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, khám sức khoẻ... III.Nguyên nhân của những tồn tại trên Như đã trình bày ở trên nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do sự chủ quan của tỉnh.Tuy nhiên có những nguyên nhân chính sau: Về công tác chỉ đạo,quản lý vẫn chưa tạo được sự thống nhất trong bộ máy của cấp trên cộng vào đó là sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan có thẩm quyền, Theo số liệu từ Sở LĐTB &XH thì tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Nghệ An có 120 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có lĩnh vực XKLĐ. Riêng khoảng thời gian từ năm 2003 -2005, Phòng Đăng ký Kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ cung ứng, tuyển dụng, môi giới lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 55 Doanh nghiệp. Kết luận mới đây của Đoàn Kiểm tra liên ngành thanh tra việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho biết: chỉ có 7/55 doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện khá nghiêm túc hoạt động XKLĐ; có19/55 doanh nghiệp không thực hiện việc tuyển dụng, cung ứng XKLĐ mặc dù đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh; có 9/55 doanh nghiệp không hoạt động theo địa chỉ đã đăng ký; 20 doanh nghiệp còn lại không có báo cáo kết quả hoạt động mặc dù Đoàn Thanh tra đã có yêu cầu. Điều đáng nói là các doanh nghiệp không hoạt động theo địa chỉ, ngành nghề đã đăng ký, nhưng hiện vẫn chưa bị Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xử lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công tác quản lý vẫn bị buông lỏng. Đối với công tác thông tin tuyên truyền, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động chính trị lớn ở các thị trường truyền thống nên hoạt động xuất khẩu lao động ở Nghệ An mới được đẩy mạnh phát triển từ những năm gần đây nên công tác này vẫn thể hiện nhiều thiếu sót, hệ thống thông tin tuyên truyền từ trên xuống tận phường, xóm còn mỏng, một chiều gây khú khăn cho người lao động nếu muốn tìm hiểu thông tin về thị trường lao động mà mình quan tâm cũng như khó khăn trong việc thay đổi quan niệm của một số bộ phận dân cư về hoạt động xuất khẩu lao động Hệ thống chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm cũng như đối với người lao động đó không đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa thu được hiệu quả cao là do hệ thống này mới được đưa vào áp dụng, chưa phổ biến đến mọi người dân, hơn nữa các kế hoạch đưa ra để thực hiện chính sách trên được đưa ra khá muộn so với nhu cầu thực tế của người lao động do vậy không đáp ứng được yêu cầu vay vốn khi người lao động cần để đi xuất khẩu lao động. Đối với công tác tuyển chọn lao động,đây là một khâu quan trọng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng công tác này lại chưa được quản lý tốt ở Nghệ An, dẫn đến tình trạng có địa phương thì quá nhiều doanh nghiệp tuyển chọn,địa phương thì không có một bóng doanh nghiệp nào tuyển chọn lao động. Bên cạnh đó, các trung tâm lam nhiệm vụ giới thiệu người lao động đi xuất khẩu lao động cũng như các doanh nghiệp chuyên doanh trong ngành chưa được quan tâm lớn, do vậy hiệu quả hoạt động chưa cao và chưa thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho người lao động mỗi khi có nhu cầu đào tạo cũng như nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Đối với nguồn vốn cho người xuất khẩu lao động vay thì chưa thật sự sát với thực tế nhu cầu của người lao động,sát với giá cả các thủ tục xuất khẩu lao động.nguồn vốn cho vay chỉ tính đến các thị trường trong khu vực châu Á,thị trường truyền thống với tỉ giá đồng tiền gần như ngang nhau mà chưa tính đến các thị trường châu Âu,châu Mỹ,Trung đông… Hiện nay đa số các ngân hàng đã tạo điều kiện cho người lao động vay vốn, nhưng cũng có ngân hàng yêu cầu người lao động phải có quá nhiều giấy tờ như: Giấy giới thiệu của sở, phòng LĐTB-XH cho phép doanh nghiệp tuyển chọn lao động tại địa phương... bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã phải ký quỹ tại một ngân hàng thương mại nơi đặt trụ sở chính, nhưng khi đặt vấn đề cho lao động vay, ngân hàng nơi đó lại buộc doanh nghiệp phải tiếp tục ký quỹ, thậm chí tỉ lệ ký quỹ lên đến 10% số tiền giải ngân. Điều này tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. ( Hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung xuất khẩu lao động còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn khiến cho việc tôn trọng pháp luật còn yếu. IV.Giải pháp Về hoạt động quản lý :Thắt chặt quản lý hoạt động xuất khẩu lao động xuống tận địa phương thông quan việc thành lập các ban quản lý cấp huyện,xã gắn trách nhiệm cụ thể cho các ban này.Báo cáo định kì cho cơ quan quản lý cấp tỉnh,thành phố về hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phương. phân công địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tránh tình trạng chồng chéo nhau trong việc tuyển lao động đi xuất khẩu. Giao trách nhiệm cụ thể trong việc thanh kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động cho từng cơ quan ban nghành. Đối với những thông tin quảng cáo của các đơn vị xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh phải được kiểm duyệt chính xác; các khoản phí xuất khẩu lao động như khám sức khoẻ, hộ chiếu, vé máy bay, vida, học ngoại ngữ... phải được công khai minh bạch.tiến hành rà soát lại toàn bộ đơn vị xuất khẩu lao động, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị mắc sai phạm nghiêm trọng. : Đối với công tác tuyên truyền giáo dục định hướng :Tổ chức các buổi tư vấn ,toạ đàm,tư vấn ngay tại địa phương tuyển lao dộngđi xuất khẩu giúp người lao động hiểu và nắm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động .tiếp tục hoàn thiện các chương trình giáo dục định hướng cho người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới tận thôn xã bằng các hình thức,lấy địa bàn thôn, xóm,phường,thị trấn làm cơ sở để tuyển chọn người đi xuất khẩu lao động, phải làm tốt công tác tuyên truyền đến từng khu dân cư, đồng thời giao cho trưởng khu hành chính (làng, bản,thôn, xóm) có trách nhiệm lựa chọn những người đủ điều kiện, chấp hành tốt các chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước để đưa đi xuất khẩu lao động, kiên quyết không giới thiệu những người vi phạm pháp luật, mắc vào các tệ nạn xã hội đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời, cần thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, các khoản phí phải nộp, các khoản người lao động phải đóng góp và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, các thủ tục để ngăn chặn kịp thời các thông tin không chính xác, các hành vi lừa đảo gây thiệt hại cho người lao động Nguồn vốn cho người lao động vay nên cơ động theo yêu cầu thực tế của thị trường nhập khẩu lao động.Các ngân hàng không nên ấn định một mức vay cứng nhắc là 20, hay 30 triệu đồng mà nên linh động bằng cách cho vay 80% hay 100% chi phí,hoặc phân chia mức vay theo 2 loại thị trường: chi phí đi thấp, thu nhập thấp và chi phí cao, nhưng thu nhập cao để định lượng mức cho vay hợp lý, tạo điều kiện tối đa cho người lao động và doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xem xét cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động,nên đánh giá cả năng lực về tài chính, xem xét doanh nghiệp đó có đủ năng lực bồi hoàn cho người lao động khi gặp rủi ro hay không.Bên cạnh đó là việc thành lập các quỹ hỗ trợ người lao động xuất khẩu với lãi suất thấp từ nguồn vốn kêu gọi đóng góp của những lao động đã và đang lao động ở nước ngoài. 2.1: Tình hình Xuất khẩu lao động Việt Nam những năm qua: Theo số liệu thống kê năm 2005 có 43 vụ việc liên quan đến tình trạng bị các công ty ma tung ra những chiêu thức lừa đảo quá tinh vi và chính những người lao động phải ngậm ngùi bởi những khoản nợ chồng chất do đi vay để nộp tiền đặt cọc. Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ.Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà diễn biến của nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Bên cạnh việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp của một số cán bộ chi nhánh, trung tâm thuộc một số doanh nghiệp đầu mối là sự xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng này cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Có trường hợp đối tượng lừa đảo còn chọn vị trí ngay gần các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực này để hoạt động. Ngoài ra, chúng còn thông qua các trung tâm đào tạo nghề, thành lập các doanh nghiệp ở vị trí lẩn khuất, giả danh cán bộ đi tuyển sinh, đưa người lao động đi học để gây được niềm tin… Vì thế mà nhiều người sau một thời gian dài đi học, đã đóng một khoản tiền lớn cho cò mồi mới hay mình bị lừa. Hiện nay, việc đưa người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài là một trong những hoạt động hấp dẫn khá nhiều các đối tượng tham gia. Những lợi ích trước mắt trong việc đưa người đi lao động khiến cho nhiều tổ chức tham gia vào hoạt động này, nhưng đáng tiếc là họ không đủ khả năng. Thị trường lao động nước ngoài mặc dù đem lại cho nguồn lao động trong nước cơ hội làm việc với mức thù lao lớn hơn trong nước nhưng nó cũng có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan, nếu không nắm bắt rõ được các quy định của cả trong nước và nước ngoài thì quyền lợi của người lao động Việt Nam sẽ rất khó được đảm bảo. Theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ “Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên, những người lao động đã từng đi đăng ký ở một số Công ty, Trung tâm Xuất khẩu lao động nước ngoài phải trở về quê vì không được đi, đa số họ chỉ thông qua một người giới thiệu nào đó để đi đến các Công ty, các Trung tâm Xuất khẩu lao động đăng ký. Đến các Công ty hay Trung tâm này, họ cũng được yêu cầu nộp hồ sơ, đóng tiền phí và được học tiếng của nước mình sẽ đi xuất khẩu lao động, song có một điều quan trọng mà họ không hề được biết là công ty nước ngoài nào thuê mình, vì trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do các Công ty, các Trung tâm cấp cho họ, không hề ghi tên và số của hợp đồng cung ứng lao động. Mà bản hợp đồng này chỉ có giá trị làm thủ tục vay tiền ngân hàng, họ được học trong một thời gian dài nhưng không được ký hợp đồng. Có người đã học xong tiếng để đi Hàn Quốc, nhưng lại phải chuyển qua lớp học tiếng Đài Loan, vì Trung tâm thông báo nhu cầu của bên Hàn Quốc hiện thời không có. Lúc đầu, các Công ty, Trung tâm cũng thông báo thời gian xuất cảnh đi lao động, nhưng đến hạn lại thông báo chuyển sang thời điểm khác vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế nữa, ngay cả đối với những trường hợp đã được đi, thì quyền và lợi ích của những người lao động này cũng không được bảo đảm đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết sau khi họ đưa người lao động ra làm việc ở nước ngoài. Tại mục e khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng đã quy định cho các doanh nghiệp dịch vụ phải có nghĩa vụ: “Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan tới người lao động”. Nhưng thực tế thì hiện tượng người lao động của Việt Nam không được bảo vệ thích đáng trong quá trình lao động còn xảy ra khá phổ biến, vì khi sang nước ngoài họ không hề liên lạc được với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa mình đi cũng như không có tổ chức nào ở nước ngoài đứng ra bảo vệ họ. Sau một thời gian áp dụng Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007), đến nay, Luật vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi. Nhiều điều khoản trong Luật này chưa được áp dụng, thực thi nghiêm chỉnh.Và bên cạnh đó, Luật cũng còn có những hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ. Ví dụ như Điều 27 quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp dịch vụ, cần bổ sung thêm quy định về thời hạn đưa người lao động đi XKLĐ tính từ ngày doanh nghiệp nhận hồ sơ của người lao động, nhằm yêu cầu doanh nghiệp làm dịch vụ XKLĐ phải có trách nhiệm đưa người lao động XKLĐ đi đúng thời gian, đảm bảo lợi ích cho người lao động. Thực tế, cho đến tháng 8/2009 theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, cả nước đã xuất khẩu được 45.634 người, đạt 50,7% so với kế hoạch cả năm. Thị trường tiếp nhận chủ yếu là Đài Loan (13.202 người); Hàn Quốc (5.549 người); Nhật Bản (3.793 người); Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) (3.051 người); Li Bi (2660 người); Ma Cao (2.349 người); Malaysia (1.666 người); Nga (1.484 người); các thị trường khác là 11.880 người. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như vậy, con số 8 tháng đầu năm nêu trên là những kết quả tích cực và đồng thời cũng là kết quả nỗ lực của các ban ngành, đặc biệt là của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC (Đơn vị tính: 1.000 người) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng 36 46 75 67,5 71 78,8 85 Hiện nay, song song với việc tiến hành tuyển dụng, đào tạo nhằm triển khai Quyết định 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 – 2020, các doanh nghiệp cũng đã tiến hành những bước thăm dò đối với một số thị trường lao động mới, khó tính như Anh, Australia, Mỹ, Cộng hoà Séc…Tại thị trường Australia, hiện nay có 5 -  6 doanh nghiệp tham gia thí điểm khai thác; tại Mỹ có 2 doanh nghiệp. Tuy con số này quá ít ỏi nhưng nó cũng là những hạt mầm cho việc mở rộng thị phần xuất khẩu lao động của Việt Nam trên thế giới. 2.2. Nguyên nhân Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nêu ra một số nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, chúng ta chưa tạo được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận được với các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Vì thế, người lao động thường chỉ tìm hiểu thông tin thông qua những người quen biết, những người đã đi làm ở người ngoài trở về và không ít những trường hợp phải nhờ “cò” mồi với nhiều thông tin không chính xác. Sự thiếu thông tin khiến cho những người lao động dễ bị lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro cho mình. Thứ hai, việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng XKLĐ trong thời gian qua tăng nhanh, khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng XKLĐ, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến. Thêm vào đó, còn có tình trạng doanh nghiệp bán giấy phép XKLĐ khiến cho việc giám sát, theo dõi càng trở nên khó khăn. Thứ ba, các cơ quan quản lý còn tỏ ra thiếu hiệu quả. Các địa phương, nơi có các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ, đã không nắm bắt được tình hình thực tế nên không biết được các hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm XKLĐ này. Khi xảy ra sai phạm rồi, các cơ quan quản lý mới biết. Nhưng thiệt hại đã xảy ra, những người của các doanh nghiệp dịch vụ đó đã chuyển đi nơi khác (vì hầu hết các trụ sở là do họ thuê). Cuối cùng, người lao động vẫn là người phải gánh chịu hậu quả. Thứ tư, hệ thống pháp luật điều chỉnh nội dung XKLĐ còn hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề xử lý các sai phạm. Các chế tài tỏ ra thiếu mạnh mẽ và cứng rắn khiến cho việc tôn trọng pháp luật còn yếu. 2.3. Thực trạng xuất khẩu lao động tỉnh Nghệ An: Tỉnh Nghệ An có khoảng 3 vạn  người đi XKLĐ, hàng năm họ gửi về nước khoảng 40 triệu USD; Số lao động làm việc ở nước ngoài của tỉnh Phú Thọ hàng năm chuyển về khoảng 600 tỷ đồng, gần bằng với số thu ngân sách của tỉnh; Công ty VINACONEX tính đến giữa năm 2008 đã đưa trên 6 vạn lượt người đi làm việc ở nước ngoài, thu về mỗi năm 25 - 50 triệu USD... xuất khẩu lao động tạo việc làm ở ngoài nước có tác động tích cực đem lại công ăn việc làm cho số lao động ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng đông dân cư, dư thừa lao động và đặc biệt là sự gắn kết giữa chương trình XKLĐ với giải quyết chính sách cho bộ đội xuất ngũ và hoàn thành nghĩa vụ quân sự hàng năm.. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 3.1. Phương hướng, mục tiêu, thách thức và giải pháp cho Xuất khẩu lao động trong thời gian tới: 3.1.1 . Phương hướng: 3.1.2 .Mục tiêu: 3.1.3. Thách thức: a. Trong nước: b. Ngoài nước: 3.1.4. Giải pháp: 3.1.4.1. Cần Nâng cao chất lượng nguồn lao động Trước mắt, trong khi vẫn cần tuyển chọn một bộ phận lao động chưa có nghề, hoặc trình độ nghề thấp để đáp ứng yêu cầu của “thị trường thấp cấp” và nguyện vọng của người lao động,doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta cần dồn sức đầu tư, chuẩn bị tốt nguồn lao động có nghề và trình độ nghề cao. Đây là bước đột phá, là việc cần làm ngay hiện tại và cả những năm về sau ,nhằm tạo chủ động tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và người lao động. Với doanh nghiệp có trường dạy nghề, nên tập trung đào tạo một số nghề mà mình có thế mạnh, đủ điều kiện mà thị trường cần, những nghề mà các doanh nghiệp chưa đào tạo được, cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đào tạo nghề để tuyển sinh, đào tạo thật sát yêu cầu, trình độ mà đối tác nước ngoài đòi hỏi, Lựa chọn từ học sinh, sinh viên của các trường có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài để bồi dưỡng thêm cho sát yêu cầu của các hợp đồng cung ứng lao động cũng là cách làm cụ thể có hiệu quả, rút ngắn được thời gian chờ đợi xuất cảnh của người lao động kể từ khi có nguyện vọng và đăng ký với doanh nghiệp. Song song đó,phải đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽ đảm nhiệm. Việc liên kết giữa trường nghề với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động như nêu trên cần phải có sự điều phối chặt chẽ, kịp thời của cơ quan quản lý Nhà nước về Xuất khẩu lao động và dạy nghề, nhất là trong việc cung cấp thông tin nhu cầu thị trường, cung cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề và giải quyết hài hoà về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và học viên. Về lâu dài thì Ngành Dạy nghề Việt Nam cần nghiên cứu để xây dựng và áp dụng chuẩn nghề khu vực và chuẩn nghề thế giới, chỉ khi nào trình độ tay nghề của học sinh các trường nghề của Việt Nam được công nhận tương đương với trình độ tay nghề của khu vực và thế giới, thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn chủ động được việc cung ứng lao động có nghề cho các thị trường khác nhau, và tạo được độ tin cậy của thế giới về tiêu chuẩn lao động của Việt Nam, giúp nước ta tự khẳng định được mình. Đây là giải pháp lâu dài của Nhà nước ta và có tính khả thi, vì hiện tại, chính phủ đã có quy hoạch chuẩn hoá hệ thống các Trường, các Trung tâm dạy nghề, đang chuẩn hoá chứng chỉ nghề trong phạm vi cả nước, có sự đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hệ thống dạy nghề, xây dựng 40 trường trọng điểm, trong đó có một số trường đạt chuẩn khu vực và đạt chuẩn quốc tế... nhằm đạt mục tiêu như Quyết định 33QĐTTg nêu trên cho năm 2010 và 2015. 3.1.4.2. Phát triển thị trường: Phương hướng tổng quát của công tác phát triển thị trường là củng cố, nâng chất lượng cung ứng, dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường hiện có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường một cách vững chắc. Từng doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn và quyết định đầu tư vào những thị trường nào cho thích hợp và có hiệu quả, không nên dàn trải, làm sơ sài. Ví dụ một vài thị trường tiếp nhận: óĐài Loan: Đẩy mạnh việc khai thác các hợp đồng cung ứng lao động công nghiệp, xây dựng có mức phí môi giới hợp lý, hợp tác giữa các doanh nghiệp thống nhất đàm phán để giảm phí môi giới. Cần tổ chức Hội nghị gồm các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan để đánh giá toàn diện việc cung ứng lao động, vấn đề tiền môi giới, thống nhất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tuỳ tiện nâng phí môi giới và khoán trắng hoạt động cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài và các đầu mối trung gian. óMalaysia: Cần lựa chọn hợp đồng bảo đảm công việc ổn định và thu nhập khá. Đồng thời, cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền để những người lao động chưa đủ điều kiện tham gia vào thị trường cao hơn nhận thức rõ thực tế và có sự lựa chọn đúng. óNhật Bản: Tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo và quản lý để tăng nhanh số tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hàn Quốc: Việc đưa lao động đi Hàn Quốc theo chương trình của tổ chức sự nghiệp Nhà nước, cần khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào các ngành nông nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, xây dựng để tạo và mở rộng thị phần vì tại Hàn Quốc có mức thu nhập khá. Các doanh nghiệp XKLĐ có thể cung cấp lao động kỹ thuật cao (chương trình thẻ vàng), cung cấp thuyền viên tàu cá gần và xa bờ. óTrung Đông: ( Thị trường UAE ): tiếp tục khai thác các hợp đồng nhận lao động có nghề trong công nghiệp, xây dựng và phục vụ khách sạn, nhà hàng. óThị trường Qatar: Tiếp tục khai thác các hợp đồng cung ứng lao động có nghề xây dựng và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý đào tạo kiểm tra để trình độ nghề của người lao động thực sự đáp ứng yêu cầu. óCác thị trường mới khai thác ở Trung Đông như Arâp Sêut, Cô oet... cũng có tiềm năng lớn, nhưng nên tập trung cung ứng lao động có nghề trong xây dựng, sản xuất công nghiệp. óKhu vực Đông Âu và EU: Séc, Slovakia, Nga, Belarusia, Bungaria... là những thị trường mới và có triển vọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tìm được đối tác tin cậy, tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước, để tránh rủi ro, có lợi cho người lao động và doanh nghiệp. Một số nước trong Liên minh EU có nhu cầu nhận lao động lành nghề Việt Nam với điều kiện làm việc tốt, việc đầu tư chuẩn bị nguồn lao động có chất lượng cao, được tổ chức chặt chẽ sẽ góp phần từng bước mở rộng và phát triẻn vững chắc thị trường mới này. óAustralia, Canada, Hoa Kỳ là những thị trường có yêu cầu cao, một số ít doanh nghiệp đang trong bước thử nghiệm, cần tìm hiểu kỹ yêu cầu về điều kiện nhập cảnh, phải có sự chuần bị công phu về nguồn lao động chất lượng cao, cả về nghề, kinh nghiệm làm việc và ngoại ngữ. 3.1.4.3. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng cho lao động trước khi xuất cảnh: 3.1.4.4. Tiến tới chuyên nghiệp hoá một bộ phận lao động xuất khẩu: Hàng năm chúng ta tuyển 8 - 10 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài và cũng có khoảng 6 - 7 vạn lao động hoàn thành hợp đồng về nước. Trong khi việc làm ở trong nước chưa bảo đảm đủ cho số lao động cần việc làm hiện có, đồng thời số lao động đi xuất khẩu lần đầu gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm sống và làm việc, về ngôn ngữ, về xử lý các tình huống phát sinh... do đó nếu trong số lao động đi mới có 20 - 30% đã làm việc 1 nhiệm kỳ ở nước ngoài thì rất thuận lợi. Số đi lại này sẽ giúp cho công tác quản lý và giải quyết các phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng ở nước ngoài. Thực tế ở thế giới như Philippin đã thực hiện cơ chế này có hiệu quả. Ở Việt Nam, một số công ty như INLACO Hải Phòng, INLACO Sài Gòn và Công ty LOD đã áp dụng đối với lao động thuyền viên đem lại kết quả tốt. Đề xuất như vậy không có nghĩa là chúng ta chỉ tuyển lại 100% người đã đi làm việc hoàn thành hợp đồng trở về, vì nhiều lý do họ có thể không muốn hoặc không đủ điều kiện để ký thêm hợp đồng mới. Nếu giải pháp này được thực hiện thì chúng ta phải có chính sách và cơ chế để khuyến khích họ làm việc tốt hơn cho sự nghiệp nói chung và cho công ty nói riêng, như chính sách miễn giảm phí quản lý, phí môi giới, chính sách BHXH cho bản thân họ và cho cả thành viên trong gia đình họ... 3.1.4.5. Cần có nguồn lao động và chuyên gia sẵn sàng cho công tác xuất khẩu: Thực trạng công tác xuất khẩu lao động nước ta hiện nay là sau khi có đơn hàng chúng ta mới đi tuyển người, do đó chất lượng được tuyển rất khác nhau, không phù hợp với nước nhận lao động, thời gian cung ứng lại kéo dài lỡ hết việc của đối tác, nảy sinh nhiều vấn đề do công tác chuẩn bị kém, không chu đáo,...dẫn đến chất lượng lao động kém, không đảm bảo đạt yêu cầu của bạn hàng. Điều này hoàn toàn ngược lại với phong cách làm việc của các nước, đây là điểm yếu kém khó khắc phục được của người Việt Nam. Do đó ,chúng ta phải có sự chuẩn bị nguồn lao động sẵn sàng trong phạm vi 2 - 3 tuần là có thể lên đường cung cấp cho đối tác để kịp thời giải quyết các công việc mà họ đang cần. Mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được những thông tin tối thiểu như: họ và tên, giới tính, số hộ chiếu, trình độ tay nghề, bậc thợ, ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác, sức khoẻ (nhóm máu), đã làm việc ở thị trường nào, và hiện nay họ đang sống ở đâu...của người lao động để công tác tuyển chọn được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Chỉ khi nào chủ động được nguồn lao động cụ thể như vậy, thì chúng ta mới làm chủ được trong đàm phán với mọi đối tác. 3.1.4.6. Phải có sự gắn kết giữa các cơ quan có liên quan để công tác Xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Tình hình Xuất khẩu lao động hiện nay mang tính phân đoạn, manh mún, do đó thiếu sự gắn kết, thiếu sự đánh giá toàn diện, doanh nghiệp nhiều nhưng không mạnh, tập trung vào tuyển chọn đưa đi để đạt và vượt kế hoạch về số lượng, chưa tính tới chất lượng và hiệu quả. Do đó cần phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan và Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động thống kê được số lượng lao động đưa đi và số lượng về nước, thuộc ngành nghề gì để bổ sung vào lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân... 3.1.4.7. Cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động. Cần có một tổ chức nghiên cứu về thị trường lao động ngoài nước, cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các trường dạy nghề về dự báo nhu cầu lao động thuộc các ngành nghề của các nước và khu vực, tính toán và cung cấp kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cho từng địa bàn, cho từng loại việc để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động hiểu và cân nhắc nên lựa chọn đi theo đơn hàng nào để có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng kinh tế và trình độ tay nghề, sức khoẻ của mình. Về lâu dài phải xây dựng chiến lược Xuất khẩu lao động và chuyên gia cụ thể. Từ đó có đầu tư thoả đáng, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các Bộ, các Ngành. Từ đó có những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện. Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần phải tính tới không chỉ gửi lao động và chuyên gia mà các đối tác nước ngoài cần, mà còn phải tính tới gửi lao động và chuyên gia những ngành nghề gì, để vài năm sau họ trở về có đóng góp tích cực cho phát triển Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nước nhà. 3.2. Nhận Xét và một số kiến nghị: 3.2.1 Nhận xét: 3.2.2 . Một số kiến nghị: - Đối với người lao động, cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nên khuyến cáo rộng rãi đến người dân, khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động cần liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước và Sở Lao động – Thương binh và xã hội địa phương, các công ty có chức năng Xuất khẩu lao động. Khi đã đăng ký để xuất khẩu lao động ở các doanh nghiệp có dấu hiệu trái pháp luật thì người lao động cần thông báo cho các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những sai phạm đó. - Đối với việc thành lập các tổ chức hoạt động Xuất khẩu lao động, Nhà nước ta phải có những quy định chặt chẽ hơn để hạn chế những đơn vị không có đủ điều kiện, không đúng chức năng, hạn chế các hành vi tiêu cực. Các doanh nghiệp cần phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương và nhất là chi phí xuất khẩu lao động đối với từng thị trường, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.  - Cơ quan có chức năng ở địa phương có các trụ sở của các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu loa động phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, diễn biến tình hình xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp này một cách chặt chẽ hơn, nắm bắt một cách kịp thời tình hình thực hiện pháp luật cũng như phát hiện sớm các sai phạm, xử lý thích đáng đối với các trường hợp có dấu hiệu trái pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các công ty ma khi sắp bị phát hiện sai phạm, hoặc đã thu tiền lừa đảo xuất khẩu lao động xong, chúng chuyển qua địa bàn khác để hoạt động. Do vậy, các cơ quan chức năng ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để phát hiện và ngăn chặn kịp thời. - Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả hơn. - Hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động cần có sự phối hợp thật chặt chẽ và gắn kết giữa các các quốc gia có mối quan hệ xuất khẩu lao động. Trong quá trình hợp tác này, cần phải ký kết các điều ước quốc tế để tạo ra sự thuận lợi trong khi hoạt động, cũng như có những cơ chế hữu hiệu nhất, kịp thời nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của người Việt Nam lao động ở nước ngoài. Năm 2010, kinh tế thế giới đã bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng đồng nghĩa với việc một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đã có khả năng nhận trở lại số lượng lớn lao động, mở ra cơ hội cho người đi xuất khẩu lao động .Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, năm 2010 dù nhiều cơ hội nhưng chưa hết khó khăn.Vì vậy, nước ta cần phải có công tác chuẩn và phát triển tầm nhìn chiến lược trong tương lai. PHẦN KẾT LUẬN Xuất khẩu lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Chuyên đề: Công thương - Nông nghiệp Tạp chí số: Tổng quan Số 3 (Số 3) Năm xuất bản: 2008 Hoạt Động Xuất Khẩu Lao Động ở Việt Nam: Thực Trạng và Một Số Khuyến Nghị Nguyen Thi Phuong February 21, 2010 Phần kết luận Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những mối quan tâm lớn nhất của bất cứ một địa phương nào. Việc giải quyết việc làm như thế nào cho có khoa học và đạt được hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội là một câu hỏi không chỉ đặt ra đối với cơ quan chức năng mà đối với tất cả mọi người. Để giải quyết việc làm, ngày nay trong xu thế hội nhập, hoạt động XKLĐ đang được các quốc gia hết sức quan tâm, tạo nên những thị trường sôi động cho các quốc gia . Hoạt động này cũng được nhà nước ta khuyến khích phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây và đó thu được những thành tựu to lớn. Do vậy, nhằm tạo sự phát triển mạnh hơn nữa trong hoạt động XKLĐ, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cho từng địa phương, đại diện là tỉnh Nghệ An như đã trình bày, để có thể hoàn thiện công tác này, cho kết quả hoạt động ngày càng cao, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của đất nước để tiến gần hơn với sự phát triển của các cường quốc trên thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An.doc