Tiểu luận Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm thu, thất thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây hệ thống thuế nước ta đã có rất nhiều thay đổi nhằm thích nghi với điều kiện mới. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1991, cho đến nay qua năm lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay chính phủ đang nghiên cứu nhằm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong những minh chứng cho công cuộc cải cách thuế của Việt Nam. Đề tài này đã khái quát sơ lược về thuế thu nhập cá nhân, nêu được các vấn đề lạm thu và thất thu thuế từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện Pháp luật thuế Thu nhập các nhân. Bài còn hạn chế về mặt số liệu thu thuế, chưa nêu được các trường hợp cụ thể thất thu và lạm thuế.

pdf23 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp vấn đề lạm thu, thất thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dù đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng mục đích chỉ thu thuế đối với những người có thu nhập vượt hơn hẳn mức thu nhập bình quân của một cá nhân vẫn được duy trì. - Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với thu nhập có nguồn gốc kinh doanh của cá nhân. Hiện nay, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù các chủ thể trên đây không phải là doanh nghiệp nhưng việc quy định này có ý nghĩa như là sự khuyến khích đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân vì thuế thu nhập doanh nghiệp không đánh thuế theo thuế suất luỹ tiến. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng 1.3 Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ t ính thuế: là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào để tính số tiền thuế phải nộp , các loại thuế khác nhau thì có tính cách khác nhau. Khi xem xét căn cứ t ính thuế cần xem xét các yếu tố sau: - Thuế suất: là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị của đối tượng đánh thuế. - Đơn vị tính thuế: là đơn vị sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế - Giá tính thuế: là giá trị của đối tượng đánh thuế - Thu nhập thường có những hình thức sau đây: + Lương, hay tiền công lao động + Lãi ròng (net p rofit) trong kinh doanh sau khi trừ các khoản thuế phải nộp, + Các khoản thu nhập khác (quà biếu có giá trị lớn, tiền thưởng, lợi tức...), + Thừa kế tài sản. 1.3.1 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú: Số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất * Thu nhập tính thuế: theo quy định tại điều 21 Luật chia thành 2 nhóm - Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế theo quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo tại được quy định tại điều 19 và 20 Luật thuế thu nhập cá nhân. - Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế được xác định theo phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với từng thu nhập cụ thể. * Thu nhập chịu thuế đối với từng khoản thu nhập - Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh (Điều 10): Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh Trong đó: - Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh. - Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (Điều 11). Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn (Điều 12). - Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn (Điều 13). Thu nhập chịu thuế = Giá bán - Giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập - Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14): được xác định theo công thức: Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua bất động sản và các chi phí liên quan - Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng (Điều 15). - Thu nhập chịu thuế từ bản quyền (Điều 16). - Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại (Điều 17). - Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng (Điều 18). 1.3.2 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú Xác định thu nhập tính thuế và thuế suất Loại thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất Chi chú Thu nhập từ kinh doanh Là doanh thu: gồm toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả chia thành 3 nhóm: - Hoạt động kinh doanh hàng hoá. 1% - Hoạt động kinh doanh dịch vụ. 5% - Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác. 2% Thu nhập từ tiền lương, tiền công Là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập. 20% Thu nhập có thể được trả ở nước ngoài Thu nhập từ đầu tư vốn Là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài. 0,1% Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Là giá chuyển nhượng bất động sản. 2% Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại Là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ hoặc nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 5% Thu nhập từ trúng thưởng, Là phần giá trị giải thưởng, giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt 10% Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Loại thu nhập Thu nhập tính thuế Thuế suất Chi chú thừa kế, quà tặng Nam. Cơ sở tính thuế là thu nhập, song có nhiều cách xác định thu nhập chịu thuế. Có nơi, cơ sở tính thuế là những khoản thu nhập được cơ quan thu xác định là thu nhập để tiêu dùng. Có nơi, cơ sở tính thuế là những khoản thu nhập thường xuyên; còn thu nhập nhất thời, thu nhập ngoài kế hoạch của người nộp thì không bị đánh thuế. Lại có nơi, cơ sở tính thuế là mọi khoản thu nhập. Thu nhập thường được tính cho thời gian một năm tài chính. Thuế suất thuế thu nhập là tỷ lệ thu bằng một số phần trăm nhất định của thu nhập trong một năm tài chính. 1.4 Chức năng,vai trò của thuế TNCN - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản ánh tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ, thì đến năm 2000 thu được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN Đ Ề THÂT THU VÀ LẠM THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1 Khái quát về loại thuế TNCN tại Việt Nam Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng 2.1.1 Đối tượng nộp thuế:  Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.  Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:  Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;  Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 2.1.2 Loại thu nhập phải chịu thuế và các khoản thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, chưa thu thuế. 2.1.2.1 Thu nhập chịu thuế. Ðối tượng chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên: được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh thường xuyên, có tính chất đều đặn và ổn định trong năm và có thể dự tính được, gao gồm i) Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền); ii) Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật; iii) Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp; iv) Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút; v) Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động thể dục thể thao; dịch vụ đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác; vi) Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ chỉ tính trên tiền nhà. vii) Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng * Thu nhập không thường xuyên: là các khoản thu nhập phát sinh theo từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn, bao gồm i) Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp biếu, tặng) bao gồm: - Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao. - Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính - Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm: + Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao; + Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao; + Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. ii) Trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại. 2.1.2.2 Thu nhập không chịu thuế. Các khoản thu nhập sau đây sẽ không thuộc diện chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: i). Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam: i.1). Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại, nguy hiểm; i.2). Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện khó khăn (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài); i.3). Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề theo quy định của Nhà nước; i.4). Phụ cấp lưu động áp dụng với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở; i.5). Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức; i.6). Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang, cơ yếu và hải quan; phụ cấp an ninh quốc phòng; i.7). Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; i.8). Các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước; Mức chi các khoản phụ cấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài, số tiền phụ cấp được xác Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng định trên cơ sở tiền lương cơ bản ghi trong hợp đồng và mức phụ cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chung cho mọi đối tượng. ii). Tiền công tác phí là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ có chứng từ hợp lý, tiền lưu trú theo chế độ; trường hợp khoán công tác phí thì chỉ được trừ những chi phí trên; iii). Tiền ăn định lượng theo chế độ quy định đối với một số công việc, một số nghề đặc biệt; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền); iv) Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ , người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền trợ cấp hoặc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội; các khoản trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước; v). Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản; vi). Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo chế độ Nhà nước quy định. vii) Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. viii). Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận; ix). Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú và các danh hiệu khác được Nhà nước phong tặng; tiền thưởng hoặc chế độ đãi ngộ khác từ ngân sách Nhà nước; x). Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam thì phải xuất trình chứng từ chứng minh. xi). Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; xii). Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay về phép của người nước ngoài (là đối tượng nộp thuế), học phí cho con của người nước ngoài trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thuộc các cấp giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông. 2.1.2.3 Các khoản thu nhập thuộc diện được miễn thuế TNCN - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Thu nhập từ kiều hối. - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Thu nhập từ học bổng - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2.1.1 Biểu thuế và cách tính thuế  Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Biểu thuế suất toàn phần áp dụng đối với các loại thu nhập chịu thuế còn lại của cá nhân cư trú Thu nhập chịu thuế Thuế suất (%) a) Thu nhập từ vốn đầu tư 5 b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 c) Thu nhập từ trúng thưởng 10 d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 20 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0.1 e) Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, xác định được giá vốn 25 Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, không xác định được giá vốn 2 2.1.2 Các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân -Từ 1-1-2009, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công sẽ được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế. Mức giảm trừ là 4 triệu đồng/tháng đối với người có thu nhập và 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc. -Những đối tượng được giảm trừ gia cảnh. Từ 1-1-2009, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công sẽ được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế. Mức giảm trừ là 4 triệu đồng/tháng đối với người có thu nhập và 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc. Người phụ thuộc gồm: + Con chưa thành niên; + Vợ, chồng và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; + Con đang là sinh viên hoặc có thu nhập từ 500 ngàn đồng/tháng trở xuống; + Ông, bà, cha, mẹ... không có khả năng lao động có thu nhập từ 500.000 đồng/tháng trở xuống. + Mức giảm trừ tối đa khoảng 10 triệu đồng, đủ nuôi 5 - 6 người phụ thuộc Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Theo nghị quyết 13 ban hành ngày 10 tháng 5 năm 2012, quốc hội đã thông qua nghị quyết 24/2012/ QH13, hiệu lực từ ngày 28 tháng 6 năm 2012, về chính sách tháo gỡ khó khăn cho cá nhân và một số doanhnghiệp trong năm 2012. Miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế đến 5 triệu/tháng (sau khi đã trừ các khoản giảm trừ được phép) từ tiền lương, tiền công và kinh doanh. Tuy nhiên tại thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc miễn thuế này áp dụng đối với thu nhập phát sinh hay thực nhận. - Nghị quyết về một số chính sách thuế tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân được Quốc hội thông với tỷ lệ ủng hộ 95,79%, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ III chiều 21/6/2012 - Theo đó, các cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 (có thu nhập tính thuế đến 5 triệu, chiếm khoảng 73% số người đang nộp thuế hiện nay) sẽ được miễn trong vòng 6 tháng cuối năm. Điều đó cũng có nghĩa, các cá nhân không có người phụ thuộc sẽ được miễn thuế từ tháng 7 đến hết năm nếu thu nhập của họ dưới 9 triệu đồng. Nếu có người phụ thuộc, ngưỡng chịu thuế cũng sẽ tính thêm phần giảm trừ gia cảnh. Số người có thu nhập chịu thuế ở bậc 1 đang chiếm 73% nhưng phần thuế thu được chỉ chiếm tỷ trọng 10,06%. Biểu đồ: Ngọc Quỳnh - Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 2.2 Thực trạng lạm thu và thất thu thuế TNCN Tổng nguồn thu thuế TNCN năm 2011 37,161 tỷ đồng đạt 119,7% so với dự toán , tăng 45,4 so với cùng kỳ, chiếm 5,5 % tổng nguồn thu NSNN , dự toán năm 2012 nguồn thu đạt 46,333 tỷ đồng cho thất thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của Nhà Nước 2.2.1 Vấn đề thất thu thuế Thu nhập về tiền lương, tiền công Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Hiện nay, bậc thuế TNCN cao nhất của Việt Nam là 35%, nếu so sánh về con số thì không cao so với các nước. Ở nhiều quốc gia khác, thuế TNCN có thể lên tới 40%, 50% hoặc 60%. Tuy nhiên, mức thuế phải tùy theo điều kiện từng nước, muốn thu thuế cao phải phát triển an sinh xã hội tốt. Trong điều kiện của Việt Nam, không chỉ sửa thuế theo hướng tính toán lại mức khởi điểm mà cần xem xét bậc thuế cho phù hợp. Theo các chuyên gia về thuế, việc triển khai Luật Thuế TNCN hiện còn một số bất cập, nhất là trong vấn đề kê khai thuế. Theo quy định, người nộp thuế tự kê khai các khoản thu nhập, trên cơ sở đó, ngành thuế sẽ tính thuế. Nếu người nộp thuế có thu nhập từ một nơi thì không có gì đáng bàn nhưng với những người có thu nhập từ nhiều nơi mà không kê khai hoặc kê khai không đủ, cơ quan thuế không thể biết được. Trong khi đó, phần mềm quản lý thuế vẫn đang trong giai đoạn nhập dữ liệu và còn lâu lắm mới có thể khai thác được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ tồn tại sự bất công giữa những người nộp thuế và gánh nặng nộp thuế đè nặng lên những người làm công ăn lương, có thu nhập tại một nơi; còn người có thu nhập từ nhiều nơi hoặc nhiều nguồn khác nhau thì dễ dàng “lách” qua các kẽ hở để đóng thuế ít nhất. Quy định về giảm trừ gia cảnh cũng rất dễ trở thành kẽ hở gây thất thu thuế vì có thể có trường hợp một người ăn theo nhiều người nhưng không bị phát hiện nếu sự phối hợp giữa ngành thuế và chính quyền địa phương không tốt. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở: + Trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng BĐS tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu; việc kiểm tra, đối chiếu cần nhiều thời gian, nên trong những năm đầu thực hiện thuế TNCN ở lĩnh vực này, ngành chức năng chưa thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở là kẽ hở để những tiêu cực trong việc thu thuế TNCN. + Về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng, nhưng không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quy định. Song, thực tế trên thị trường BĐS, giá đất mua - bán thường cao hơn. Nhưng, vì lợi ích của cả người mua và người bán, nên họ thường thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá trị. Để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang hoặc cao hơn tý chút so với giá UBND tỉnh, thành phố quy định. Như vậy số tiền thuế phải nộp thấp hơn số thực tế và cả 2 bên mua - bán đất cùng có lợi, chỉ Nhà nước chịu thiệt Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, cũng có một số cách có thể tránh thuế hợp pháp: + Chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả + Doanh nghiệp không trả lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp (thuế suất tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân ở mức 35%) để cổ Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng đông nhận được cổ tức cao hơn (doanh nghiệp chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25% trên thu nhập trước thuế và cổ đông cá nhân đóng 5% thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức nhận được). 2.3.2 Vấn đề lạm thu thuế TNCN: - Cùng với tốc độ lạm phát cao trong 4 năm qua (tổng cộng trên dưới 50%), cũng như với việc Việt Nam bước chân vào CLB các nước có thu nhập trung bình trên thế giới, mức ngưỡng khởi điểm tính thuế TNCN 4 triệu đồng đã nhanh chóng trở nên lạc hậu. Nếu xét theo đà và áp lực lạm phát còn khá cao trong thời gian tới, nhất là về giá lương thực, thực phẩm, y tế, xăng dầu, điện, nước..., Vì vậy, cần sớm thể chế hóa lại mức khởi điểm tính thuế theo hướng vừa tăng mức tính khởi điểm, vừa tạo linh hoạt trong áp dụng của đơn vị, đối tượng chịu thuế và cơ quan thuế. Cụ thể, nên tăng ít nhất 2 lần mức khởi điểm chịu thuế và tính bằng số lần lương tối thiểu. Chẳng hạn, bằng từ 8 - 10 lần mức lương tối thiểu của khu vực sản xuất - Thực tế đại đa số nhà đầu tư thua lỗ, ăn vào vốn, không có thu nhập nhưng vẫn phải “miệt mài” nộp thuế. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, nhà đầu tư được chọn một trong hai hình thức tính thuế. Với phương pháp nộp theo thuế suất 25% trên chênh lệch giữa giá bán trừ giá mua và chi phí, ngay từ khi xây dựng dự luật thuế, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã nhiều lần bày tỏ không đồng tình. Lý do là nhà đầu tư cá nhân không phải là doanh nghiệp, không có đủ chứng từ, hóa đơn về chi phí nên không thể áp dụng cách tính thuế này. Bên cạnh đó, còn có cổ phiếu chưa niêm yết nên không thể xác định được giá mua bán chính xác để tính thuế. Thế nhưng phương pháp tính thuế 0,1% trên giá bán chứng khoán được xem là dễ cả cho cơ quan thuế và người kinh doanh chứng khoán lại dẫn đến hệ quả lỗ cũng phải nộp thuế. Với nhà đầu tư ít mua bán chứng khoán thì số thuế phải nộp không lớn, nhưng với người mua bán hàng ngày thì khoản thuế này không nhỏ. Bất hợp lý càng kéo dài khi thị trường ảm đạm, thua lỗ nhưng vẫn phải nộp thuế đã đẩy nhà đầu tư rời sàn chứng khoán, thay vì giữ chân họ lại để tăng thanh khoản cho thị trường. Với chính sách kiểu gì cũng thu được thuế mà Bộ Tài chính đang áp dụng đối với nhà đầu tư chứng khoán chỉ có lợi trước mắt nhưng lại đang làm cạn kiệt động lực phát triển kinh tế. Chuyện lạm thu, tận thu ít nhiều đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán ảm đạm, nhà đầu tư rời sàn chứng khoán, hậu quả là quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng giậm chân tại chỗ. - Việc tổ chức thu thuế như tự động khấu trừ tại nguồn 10% tất cả các khoản chi trả thu nhập trên 500.000 đ/lượt đã tạo nhiều bức xúc và thiệt thòi cho người lao động do sự áp dụng không giống nhau giữa các đơn vị và nhất là do thủ tục hoàn thuế cho các khoản khấu trừ bắt buộc trên là không rõ ràng và không thuận lợi cho người chịu thuế. 2.3.3 Bất cập thiếu sót trong việc tính và thu thuế TNCN ở VN Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện nay có phạm vi điều chỉnh tương đối hẹp. Phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là áp dụng cho những thu nhập phi kinh doanh của những người có thu nhập cao, do vậy số chủ thể thuộc diện chịu thuế không nhiều. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu quả thu ngân sách mà còn làm cho thuế TNCN mất cơ hội phổ biến rộng rãi đến nhân dân, tạo tiền đề cần thiết cho việc áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân sau này. Qua nhiều lần sửa đổi, quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương, người viết nhận thấy tốc độ gia tăng mức khởi điểm chịu thuế suất dương trong những lần sửa đổi gần đây còn nhanh hơn mức độ gia tăng bình quân của thu nhập quốc dân. Chính vì vậy, số lượng cá nhân đóng thuế thu nhập có xu hướng giảm và tỉ trọng thuế thu nhập trên tổng thu ngân sách hầu như không tăng trong suốt những năm qua. Đây là một thực tế cần suy ngẫm bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, có nhiều lí do để ngân sách nhà nước phải kì vọng vào thuế TNCN hơn trước đây. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành chưa thật sự công bằng. Công bằng là tiêu chuẩn, đồng thời là mục tiêu mà một hệ thống thuế phải đạt tới. Hiện nay, nhiều quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa thực sự công bằng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuế và dễ tạo ra tâm lí “phản kháng” của chủ thể nộp thuế. + Một là, còn phân biệt biểu thuế áp dụng đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài. + Hai là, không khấu trừ chi phí sinh hoạt, các chi phí khác để tạo ra thu nhập. + Nhiều khoản thu nhập bị “bỏ qua”, không bị đánh thuế. - Việc quy định thu thuế tại nguồn đã gây ra những khó khăn trong việc xác định chính xác số thuế phải nộp. Để đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập, thuế TNCN thường quy định thuế suất lũy tiến áp dụng cho tổng thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc thu thuế, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập đối với khoản thu nhập được chi trả để nộp cho cơ quan thuế. Riêng đối với những khoản chi phí mua ngoài như thù lao tư vấn, tiền công sửa chữa v.v., việc khấu trừ được xác định là 10% trên khoản thu nhập từ 500 ngàn đồng trở lên. Quy định như vậy có ưu điểm là đảm bảo thu được thuế, tránh việc trốn thuế, lậu thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện đăng kí, kê khai nộp thuế thu nhập đối với từng cá nhân chưa được áp dụng rộng rãi và triệt để, thì cách thu thuế như vậy sẽ không chính xác. *Dự kiến sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vừa được Bộ Tài chính công bố đã cho thấy vấn đề xây dựng luật thuế này có thể tiếp tục nằm trong vòng luẩn quẩn, chưa đảm bảo tính khoa học, thực tiễn cuộc sống như những lần ban hành trước đây + Thứ nhất, hiện nay chưa biết dự luật sửa đổi này có trình Quốc hội thông qua đúng như dự kiến khoảng tháng 10-2012 hay không, nhưng đến năm 2014 mới có hiệu lực (mà khoảng thời gian giữa lúc ban hành đến khi có hiệu lực càng cách xa nhau, tính hiệu quả và thực tiễn của những văn bản luật gắn chặt với sự thay đổi của đời sống xã hội kiểu như Luật Thuế TNCN này sẽ càng thấp). Bộ Tài chính dự liệu mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 6 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 2,4 triệu đồng/tháng vào thời điểm năm 2014 là quá lạc hậu. Căn cứ đưa ra dựa theo mức ước tính bình quân tăng trưởng GDP, chỉ số giá CPI… từ nay đến 2014 là con số quá lạc quan, khó có thể đạt được. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Bên cạnh đó, đời sống của người dân gắn với thu nhập thường liên quan chặt chẽ với chỉ số giá CPI, đó là thước đo rõ ràng nhất giá trị của thu nhập. Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng cho người nộp thuế và 1,6 triệu đồng cho người phụ thuộc đã cách xa thực tế. Nhiều chuyên gia và những người trong cuộc cho rằng, bản thân mức giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế TNCN năm 2007 đã phi thực tế, khiến nhiều lần Quốc hội và Chính phủ phải giãn thuế, miễn thuế TNCN, thế nên dự kiến 6 triệu đồng giảm trừ gia cảnh này sẽ không thể khả thi. + Thứ hai, vòng luẩn quẩn của chúng ta khiến thường xuyên phải sửa luật đó là quy định các căn cứ, định mức chịu thuế quá cứng, không thể điều chỉnh tự động theo nền kinh tế và đời sống xã hội, thay vì quy định dựa theo chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc mức lương tối thiểu, thì chúng ta vẫn xác định một con số cụ thể. Giải thích rằng nhiều nước quy định như vậy, nhưng chúng ta lại không xét đến hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Vấn đề này nhiều chuyên gia kinh tế đã có ý kiến, đã khuyến nghị các nhà soạn thảo và làm luật sử dụng, nhưng dường như chưa được xem xét thỏa đáng. Giải pháp khoa học và tiện lợi nhất là quy định theo mức lương tối thiểu (đây là việc dễ thực hiện, phù hợp nhất với giá trị của thu nhập đối với đời sống của người nộp thuế, và chúng ta cũng đang hướng tới thống nhất về một mức lương tối thiểu chung cho cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp). Vậy, nếu một người nộp thuế có một người phụ thuộc thì mức khởi điểm chịu thuế khoảng 10 lần mức lương tối thiểu là hợp lý. Việc quy định theo cách như vậy sẽ thuận lợi cho việc điều chỉnh thuế thu nhập dễ dàng, phù hợp với yêu cầu thực tế và không phải sửa luật thường xuyên. Ngoài ra, một vấn đề khác cũng cần được xem xét là việc tính mức khởi điểm chịu thuế TNCN cũng cần có giải pháp để bám theo đặc thù đời sống xã hội ở từng vùng miền, giữa thành thị và vùng nông thôn, nhất là các đô thị lớn có mức chi phí xã hội, chi phí cho cuộc sống đắt đỏ như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh… để đảm bảo mặt bằng chung tương đối phù hợp, không thể cào bằng như hiện nay. CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ 3.1 Biện pháp khắc phục lạm thu thuế TNCN ở VN - Nên nâng mức khởi điểm chịu thuế theo lương tối thiểu. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tính theo lương tối thiểu. Cách tính này đáp ứng được cả 2 nhu cầu: phù hợp với mức sống thực tế của người dân và dễ áp dụng; hạn chế tình trạng lạm dụng, thiệt hại cho cả người nộp thuế và Nhà nước. - Nên quy định phần trăm hoặc số lần so với mức lương tối thiểu để sau này cơ quan thuế chỉ cần nhân với mức lương tối thiểu và số lần quy định trong luật thì sẽ ra được mức chịu thuế cho từng thời điểm. Đây cũng là một trong những phương án được người dân, nhà khoa học ủng hộ. - Hiện nay mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng lên 6 triệu đồng/tháng thực chất không phải tăng mà là quy đổi ngang giá, thậm chí còn có thể dưới giá vì không loại trừ khả năng 6 triệu đồng của thời điểm đầu năm 2014 không có giá trị bằng 4 triệu đồng hiện tại. Mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc được tăng từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Việc xây dựng thuế TNCN phải tính đến vấn đề trượt giá về lâu dài , mọi người dân có thu nhập đều được đóng thuế - Biểu thuế lũy tiến từng phần giảm còn 6 bậc thay cho 7 bậc như hiện nay (bỏ bậc thuế 35%) nhưng chỉ tác động đến những người có thu nhập cao trên 80 triệu đồng/tháng, còn những người có thu nhập ở mức thấp hơn vẫn chịu áp lực do biểu thuế suất quá dày, khoảng cách giữa các bậc chịu thuế quá thấp. Biểu thuế suất như hiện nay không tạo động lực cho người dân làm việc, tăng thu nhập vì thu nhập vừa nhích lên đã rơi vào bậc thuế khác và phải đóng thuế nhiều hơn đến 5%. 3.2 Biện pháp khắc phục thất thu thuế TNCN - Các quy định về giảm trừ gia cảnh nên có sự phối hợp chặt che giữa ngành thuế và chính quyền địa phương tránh trường hợp có người lạm dụng gấy thất thu thuế. - Vấn đề thuế thu nhập người dân tự khai và ngành thuế sẽ tính thuế, sẽ có nhiều người có nhiều nguồn thu mà không kê khai đủ mà phần mềm thuế còn trong giai đoạn nhập liệu và còn lâu mới khai thác được => ngành thuế không quản lý được thu nhập chịu thuế nên cải cách phần mềm tính thuế - Ngành thuế cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, nhất là các đối tượng phải nộp thuế hiểu và thực hiện. - Để ngăn chặn tình trạng lách luật, trốn thuế TNCN trong chuyển nhượng BĐS, Nhà nước cần sớm xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cá nhân đầy đủ, trên cơ sở đó giữa ngành thuế và các ngành có liên quan phải nối mạng thông tin thống nhất để quản lý việc sở hữu BĐS của từng cá nhân. - Với UBND các tỉnh, thành phố để chống lách luật qua việc ghi thấp giá trên hợp đồng chuyển nhượng, việc xây dựng và ban hành giá nhà, đất hàng năm phải phù hợp, sát với giá thực tế chuyển nhượng trên thị trường 3.3 Phương pháp hoàn thiện Luật thuế TNCN ở VN - Đối với thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân nên loại trừ phần tiền lương, tiền công trả cho người lao động trực tiếp đứng ra kinh doanh như trong thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cải tiến thủ tục hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi làm thủ tục quyết toán thuế và hoàn thuế cuối năm - Tăng cường công tác quản lý thu thuế. Qui định chặc chẽ hơn nữa các chế tài liên quan đến kê khai người phụ thuộc, áp dụng công cụ tin học trong quản lý Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng tránh sự trùng lắp nhưng đồng thời không gây khó dễ cho người dân. - Luật thuế TNCN phải là công cụ để đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã hội là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước nói chung và pháp luật luôn được coi là công cụ hữu hiệu. Luật thuế TNCN cần phải đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lí đối với cá nhân có thu nhập. Về lí thuyết, pháp luật càng cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế bao nhiêu thì càng có thể đảm bảo công bằng bấy nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có tính hai mặt, bên cạnh việc đảm bảo công bằng tốt hơn, việc cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế cũng có thể làm sai lệch bản chất công bằng. Luật thuế TNCN còn phải đảm bảo việc khấu trừ những chi phí một cách hợp lí để duy trì cuộc sống có chất lượng của cá nhân nộp thuế và tiếp tục tạo ra thu nhập. Để thuận tiện cho việc áp dụng, những chi phí này khó có thể cá thể hoá đến từng cá nhân nộp thuế nên việc khấu trừ khống là cần thiết cho công tác hành thu thuế. Tuy nhiên, khấu trừ những khoản chi phí nào, mức khấu trừ bao nhiêu, phương thức khấu trừ như thế nào là những vấn đề lớn cần được cân nhắc, tính toán kĩ trên cơ sở những số liệu điều tra cụ thể, chính xác, không nên thiết kế một cách áp đặt hoặc chung chung khó áp dụng. Về nguyên tắc, những khoản chi phí sau đây cần được khấu trừ: + Chi phí sinh hoạt bình quân của người nộp thuế; + Chi phí nuôi dưỡng người phụ thuộc; + Chi phí tạo ra thu nhập: Tiền đầu tư vốn, chi phí kinh doanh, v.v.. + Chi phí phục hồi sức lao động hoặc bồi thường: Tiền khám chữa bệnh không do bảo hiểm chi trả, tiền bồi thường thiệt hại… Để đảm bảo việc áp dụng được chính xác và thuận tiện, việc quy định các khoản chi phí được khấu trừ phải hết sức cụ thể, chính xác và minh bạch. - Luật thuế TNCN cần quy định phù hợp với thực tiễn nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, mức thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam còn thấp nên việc quy định mức thuế suất cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo khuyến khích lao động sản xuất, tạo thu nhập ổn định và làm giàu chính đáng. Do đó, mức thuế suất phải được quy định dựa trên các nguyên tắc sau đây: + M ức thuế suất phải đảm bảo, sau khi nộp thuế, người nộp thuế vẫn phải có được mức thu nhập không thấp hơn mức thu nhập bình quân chung. + Khoảng cách giữa các mức thuế suất và khoảng cách về mức thu nhập chịu thuế của hai mức thuế suất cần xác định hợp lí, không quá xa nhằm đảm bảo công bằng và không gây xáo trộn về nghĩa vụ thuế. - Luật thuế TNCN phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế. Luật thuế TNCN phải thể hiện được tinh thần của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc chí ít cũng cần quy định các nguyên tắc áp dụng những hiệp định này trong việc xác định nghĩa vụ thuế của người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam hoặc thu nhập của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Nguyên tắc này cũng cho phép áp dụng biểu thuế thống nhất đối với tất cả các cá nhân, không kể đó là công dân Việt Nam hay người nước ngoài. - Việc dự thảo Luật thuế TNCN quy định đánh thuế vào lãi góp vốn, cổ tức được chia là không hợp lí. Những khoản thu nhập này là phần còn lại được chia sau khi doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về bản chất, khoản thu nhập từ lãi góp vốn, cổ tức được chia khác với lãi gửi ngân hàng, Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng vì lãi gửi ngân hàng là khoản chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng - Không nên quy định thu nhập từ lãi mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước vì như vậy sẽ không công bằng với những hình thức đầu tư khác như mua trái phiếu công ti, kì phiếu ngân hàng… Bởi lẽ, Nhà nước trong mối quan hệ với những người nắm giữ trái phiếu cũng giống như những tổ chức phát hành khác, đây là quan hệ dân sự nên không thể có đặc quyền dành riêng cho Nhà nước - Việc đánh thuế vào lãi cho vay nhưng không đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm là không hợp lí, bởi lẽ lãi tiền gửi tiết kiệm về bản chất cũng là lãi cho vay. - Trong trường hợp nộp thuế TNCN của cá nhân kinh doanh chưa đủ điều kiện áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ (mà hiện nay nhóm chủ thể này rất phổ biến), theo chúng tôi, việc nộp thuế khoán là giải pháp hợp lí. Tuy nhiên, không nên giao quyền cho cơ quan thuế ấn định cả hai căn cứ tính thuế là doanh thu, chi phí và thuế suất mà chỉ nên ấn định doanh thu, chi phí để đảm bảo cho việc áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với nhóm chủ thể này. - Đối với những khoản thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ, quà tặng, khuyến mại, trúng thưởng xổ số và các trò chơi có thưởng, không nên quy định mức khởi điểm là 10 triệu đồng mới đánh thuế nhằm hạn chế tình trạng tránh thuế, do việc đánh thuế trong những trường hợp này là đánh thuế từng lần. Ví dụ: Chia nhỏ giá trị chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại, quà tặng thành nhiều phần, mỗi phần là một hợp đồng có giá trị thấp hơn 10 triệu đồng thì sẽ không bị đánh thuế. - Việc phân biệt đối tượng cư trú và không cư trú chỉ nên giới hạn trong việc xác định các thủ tục hành chính thuế, không nên phân biệt về nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không cư trú đối với cùng một loại thu - Cần quy định việc áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần làm cơ sở đảm bảo quyền lợi đố i với các đối tượng có thu nhập từ nhiều quốc gia khác nhau, không nên quy định chung chung về việc áp dụng điều ước quốc tế như trong Điều 10 của dự thảo. - Không nên quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác định theo nguyên tắc: theo giá hợp đồng, nếu giá hợp đồng thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quy định thì xác định theo giá đất của UBND tỉnh. Quy định như vậy tất yếu dẫn đến các bên tham gia hợp đồng chỉ ghi mức giá bằng với giá đất của UBND tỉnh đã công bố trong các lần chuyển nhượng và kết quả là Nhà nước không thu được thuế. Việc xác định giá quyền sử dụng đất cũng cần phải dựa vào nguyên tắc thị trường như đối với các bất động sản khác và Chính phủ cần có những quy định cụ thể hướng dẫn việc xác định giá chuyển nhượng trong trường hợp giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. - Quy định về mức chiết trừ gia cảnh cần lưu ý đến mặt bằng chi tiêu thực tế của các địa phương. Hiện nay, rõ ràng có những chênh lệch về chi phí khá lớn giữa các địa phương, ví dụ như giữa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với những tỉnh thành khác. Nếu mức thu nhập chịu thuế và mức chiết trừ gia cảnh giống nhau thì nơi nào có chi phí bình quân cao hơn thì người nộp thuế sẽ bị thiệt về thuế. Thiết nghĩ, dự thảo nên quy định việc tham gia quyết định của chính quyền cấp tỉnh trong việc xác định mức chiết trừ gia cảnh. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây hệ thống thuế nước ta đã có rất nhiều thay đổi nhằm thích nghi với điều kiện mới. Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1991, cho đến nay qua năm lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay chính phủ đang nghiên cứu nhằm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một trong những minh chứng cho công cuộc cải cách thuế của Việt Nam. Đề tài này đã khái quát sơ lược về thuế thu nhập cá nhân, nêu được các vấn đề lạm thu và thất thu thuế từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện Pháp luật thuế Thu nhập các nhân. Bài còn hạn chế về mặt số liệu thu thuế, chưa nêu được các trường hợp cụ thể thất thu và lạm thuế. Danh mục tài liệu tham khảo. Luật “Thuế thu nhập cá nhân” ban hành ngày 21-11-2007 QH khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12. Nghị định 100/2008/NĐ-CP chính phủ ban hành ngày 08-9-2008 về việc thi hành 1 số điều của luật thuế TNCN. Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Phụ lục 1 Quyết toán thu ngân sách Nhà nước Tỷ đồng 200 0 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TỔNG THU 907 49 1238 60 1522 74 1909 28 2282 87 2794 72 3159 15 4167 83 4423 40 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 462 33 6353 0 7868 7 1045 76 1198 26 1454 04 1742 98 2297 86 2696 56 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 196 92 2506 6 2874 8 3217 7 3907 9 4634 4 5037 1 6849 0 8385 9 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 473 5 7276 9942 1510 9 1908 1 2583 8 3138 8 4384 8 5065 9 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 580 2 7764 1036 1 1326 1 1693 8 2209 1 3117 8 4352 4 4783 3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 177 6 772 151 130 132 111 113 98 67 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 183 1 2338 2951 3521 4234 5179 7422 1294 0 1432 9 Lệ phí trước bạ 934 1332 1817 2607 2797 3363 5690 7404 9658 Thu xổ số kiến thiết 196 9 3029 3657 4570 5304 6142 Thu phí xăng dầu 219 2 2995 3204 3583 3943 3969 4457 4517 8961 Thu phí, lệ phí 271 3 3021 3279 4182 4192 4986 4059 6653 7658 Các khoản thu về nhà đất 282 3 5486 1054 6 1746 3 1775 7 2053 6 3392 5 3820 2 4171 2 Các khoản thu khác 176 6 4451 4031 7973 6369 6845 5695 4110 4920 Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Thu từ dầu thô 235 34 2651 0 3677 3 4856 2 6655 8 8334 6 7698 0 8880 0 6050 0 Thu từ hải quan 189 54 3157 1 3384 5 3491 3 3811 4 4282 5 6038 1 9092 2 1056 64 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 135 68 2208 3 2150 7 2165 4 2366 0 2628 0 3838 5 5992 7 7704 0 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 538 6 9488 1233 8 1325 9 1445 4 1654 5 2199 6 3099 5 2862 4 Thu viện trợ không hoàn lại 202 8 2249 2969 2877 3789 7897 4256 7275 6520 Nguồn: Dữ liệu GSO Phụ lục 2 THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC Đơn vị : Tỷ đồng Stt Nội dung Dự toán 2011 Ước thực hiện 2011 Dự toán 2012 A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 595,000 674,500 740,500 I Thu nội địa 382,000 425,000 494,600 1 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 129,560 130,601 155,378 2 Thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 72,865 81,123 97,748 Thc trng và gii pháp vn đ lm thu , tht thu thu TNCN VN GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng 3 Thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 80,380 88,864 111,161 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 32 49 36 5 Thuế thu nhập cá nhân 28,902 37,161 46,333 6 Lệ phí trước bạ 12,397 14,701 15,969 7 Thuế bảo vệ môi trường 11,731 11,101 13,200 8 Các loại phí, lệ phí 8,012 8,131 8,967 9 Các khoản thu về nhà, đất 34,715 49,411 42,422 - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1,373 1,506 1,323 - Thu tiền thuê đất 2,744 3,332 3,482 - Thu tiền sử dụng đất 30,000 43,500 37,000 - Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 598 1,073 617 10 Thu khác ngân sách 2,670 3,029 2,571 11 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 736 829 815 II Thu từ dầu thô 69,300 100,000 87,000 III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 138,700 144,000 153,900 1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 180,700 205,000 223,900 - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu 80,400 77,650 80,500 - Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu) 100,300 127,350 143,400 2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -42,000 -61,000 -70,000 IV Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,500 5,000 B THU CHUYỂN NGUỒN 10,000 10,000 22,400 Nguồn : Dữ liệu MOF Thanhttt87@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_lam_thu_that_thu_thue_tncn_truong_t_trang_thanh_4329.pdf
Luận văn liên quan