Tiểu luận Tổ chức thực hiện phương án xuất khẩu của Công ty cổ phần giày dép xuất khẩu LEMEXCOM

Sau khi hàng hóa đã được giao cho người nhập khẩu, nếu có những vấn đề gì phát sinh liên quan đến phẩm chất, quy cách của hàng hóa cần được bao ngay kịp thời cho phía xuất khẩu trong thời gian quy định trong hợp đồng, ngoài thời gian này phía xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm đối với những phát sinh này. Các tranh chấp nảy sinh giữa các bên nếu không tự giải quyết được sẽ được đưa ra hội đồng trọng tài, tòa án như đã quy định trong hợp đồng, mọi chi phí có liên quan sẽ do bên thua kiện chịu. Sau thời gian hiệu lực, hợp đồng sẽ tự được thanh lí nếu trước đó không có các phát sinh giữa các bên có liên quan.

doc39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức thực hiện phương án xuất khẩu của Công ty cổ phần giày dép xuất khẩu LEMEXCOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tổ chức thực hiện phương án xuất khẩu của Công ty cổ phần giày dép xuất khẩu LEMEXCOM LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012, nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, đứng trước nhiều khó khăn ngay cả khi chưa tính đến nguy cơ kinh tế Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức đầu năm tới. Năm 2012, kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều khó khăn như tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt tài khóa nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt, các cuộc khủng hoảng nợ quốc gia ở châu Âu gây ra sự bất ổn tài chính làm chậm tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam, bên cạnh những khó khăn nội tại như mất cân đối vĩ mô, lạm phát ở mức cao, doanh nghiệp gặp khó khăn... Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và hàng tiêu dùng tăng cao khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, những yếu tố rủi ro của kinh tế thế giới cũng như khó khăn của kinh tế Việt Nam sẽ gây tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu năm 2013. Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, Công ty cổ phần giày dép xuất khẩu LEMEXCOM đã chủ động tìm kiếm đối tác trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế và đã cải tiến lại quá trình sản xuất bằng cách liên doanh với các nhà đầu tư Đài Loan, được trang bị quy trình máy móc hiện đại, trên cơ sở nhập khẩu các nguyên vật liệu cần thiết cùng với đội ngũ lao động có giá cả cạnh tranh. Dưới đây là phương án xuất khẩu mặt hàng giày da theo đơn đặt hàng của một số bạn hàng nước ngoài cần mua. Phương án xuất khẩu gồm 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu chung về công ty Phần 2: Cơ sở để lập phương án xuất khẩu Phần 3: Tổ chức thực hiện phương án xuất khẩu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty được thành lập vào tháng 3 năm 2000 dưới hình thức công ti cổ phần liên doanh với Đài Loan và hoạt động dựa trên những quy định điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại, Luật Dân Sự… với giá trị sản xuất công nghiệp của công ti đạt được hàng năm khoảng 100 - 120 tỉ đồng, sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước 20% và đặc biệt là xuất khẩu chiếm 70%. Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần giày dép xuất khẩu. Tên tiếng Anh: Leather Footwear Making Exporting Corporation Tên viết tắt: Lemex coporation Trụ sở chính: 15 Ngô Quyền, Quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng . Mã số kinh doanh 0012452366425 được cấp bởi Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư thành phố Hải Phòng. Mã số tài khoản 2100201284362 tại Ngân Hàng Ngoại Thương thành phố Hải Phòng - VIETCOMBANK. Điện thoại: (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng giầy dép bằng da, giả da, vải, các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên liệu, phụ liệu khác.. với thị trường xuất khẩu chính là EU, Nhật Bản, Mêxico, Mỹ. 1.3 Cơ cấu tổ chức Các chi nhánh Các cửa hàng Trung tâm thời trang Phó Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phòng dự án công nghệ kĩ thuật Phòng tổ chức Phòng kinh danh xuất nhập khẩu Phó Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Đại Hội Cổ Đông Phó Tổng Giám Đốc Phòng kế toán Các xí nghiệp 1.4 Kế hoạch sản xuất kinh doanh Mặc dù kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 đã cơ bản hoàn thành, song trước những chuyển biến không mấy khả quan của thị trường cùng với các chi phí đầu vào tăng nhanh, ngành da giày đang lo ngại về tăng trưởng xuất khẩu (XK) trong thời gian tới. Trong năm 2013 này, ngành da giày sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn do nội lực vẫn còn nhiều điểm yếu. Trước tình hình đó, Công ty Lemexco dự kiến phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013 như sau : Doanh thu : 120 tỉ + Từ sản xuất : 80-90 tỉ + Từ kinh doanh nội địa: 10-20 ti + Từ nguồn khác : 5-20 tỉ Lãi phấn đấu : 5 đến 10 tỉ + Thu nhập bình quân người lao động: 2.000.000 đ/người/tháng; + Lao động bình quân : 1000 người + Tổng quỹ tiền lương thu nhập : 60 tỉ đồng. Thực hiện chi trả cổ tức phấn đấu: trên 5%/năm. Để thực hiện được mục tiêu đề ra trên, bên cạnh việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại bộ máy quản lí tránh lãng phí nguồn lực và đặc biệt là giữ mối quan hệ làm ăn buôn bán lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước, các mối đặt hàng, các bạn hàng lâu năm, cũng không ngừng chủ động tìm kiếm những đối tác mới, thiết lập các mối quan hệ Tận dụng khai thác các mặt bằng, mở rộng năng lực sản xuất tại các đơn vị có điều kiện thuận lợi tăng năng lực sản xuất, trong đó có dự kiến vay quỹ kích cầu của thành phố đầu tư mới 1 xí nghiệp mở rộng sản xuất. Hợp tác khai thác kinh doanh với các đối tác trong điều kiện pháp luật cho phép để tận dụng khai thác các mặt bằng còn trống. Mở rộng số điểm bán hàng hệ thống kinh doanh nội địa để tăng doanh số, nâng cao hiệu quả và phát triển thương hiệu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU 2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh 2.1.1 Mục đích: Việc lập phương án kinh daonh là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu của mỗi công ty. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, dựa trên các cở sở pháp ký của Nhà nước và tình hình kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh dự kiến của mình, công ty tiến hành lập phương án kinh doanh xuất khẩu một mặt hàng cụ thể. Đây là một căn cứ quan trọng để trình lên các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan nghiên cứu xem xét tính khả thi, hợp lý của phương án, từ đó ra quyết định phương án có được phép thực hiện hay không. Việc lập phương án kinh doanh xuất khẩu cho phép công ty có thể tính toán một cách hợp lí nhất các chỉ tiêu để nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao nhất, đây là mục tiêu của các công ty kinh doanh. 2.1.2 Ý nghĩa: Lập phương án kinh doanh là việc lập kế hoạch hoạt động của công ty nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh. Nếu việc lập phương án kinh doanh không được tiến hành hay tiến hành không chặt chẽ, chính xác trong việc tính toán thì sẽ gây khó khăn trong việc thực hiên xuất khẩu có thể dẫn tới thiệt hại trong công việc kinh doanh của công ty. Phương án kinh doanh là cơ sở để xin phép các cơ quan ban ngành có liên quan cho phép thực hiện và cấp giấy phép kinh doanh. Không phải tất cả các mặt hàng đều được phép xuất khẩu, nó phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, hợp lí và có khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển thì mới được cấp giấy phép kinh doanh. Ngoài ra phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin cấp vốn kinh doanh. Một dự án muốn thực hiện được thì phải có đủ vốn nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng để thục hiện một hợp đồng xuât khẩu dó đó hầu hết các hợp đồng đều phải thực hiện vay vốn ngân hàng để thực hiện. Vì vậy một phương án muốn thực hiện được tốt thì phải có đủ sức thuyết phục đối với nhà đâu tư, phải có khản năng thực hiện và tạo ra lợi nhuận, có như vậy ngân hàng mới chấp nhận cho vay vốn. Một phương án kinh doanh tốt sẽ có lợi ích cho cả hai bên đối tác làm ăn nó quyết định sự tồn tại hay không của phương án và quyết định đến cả mức độ thành công, lợi ích và lợi nhuận thu về sau khi phương án được thực hiên. 2.2 Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài : - Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoăc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khi vực hải quan riêng theo quy định của pháp. - Căn cứ vào điều 3 – chương II về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu + Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. + Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập. Căn cứ vào điều 4 – Chương II về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu : + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan. + Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 điều này, chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu. 2.3 Cơ sở để lập phương án xuất khẩu 2.3.1 Các order của khách hàng + Đơn đặt hàng gia công của đối tác nước Anh From : English Leather Shoes Co., Ltd. Address : 17 Station Road Codsall Wolverhampton WV8 1BX Tel : 07769 706395 Fax: 07769 706395 John Smith Purchasing manager ORDER Date: 1st January, 2013 To : Leather Footwear Making Exporting Corporation Address : 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 We are pleased to order the leather footwear products with the specification and prices as follows: Name Description Quantity (Pairs) Unit Price Amount (USD) Men Footwear Casual Shoes, Lazy Shoes, Sneakers, The Footwear Department 15 000 30 450 000 Women Footwear Cothurnus, Doll Shoes Sandals, Oxford shoes Fabric shoes 15 000 40 600 000 Sport shoes Football boots, Jogging shoes, Basketball Shoes Tennis shoes, Badminton shoes 10 000 35 350 000 1 400 000 SAY US DOLLARS ONE MILLION FOUR HUNDRED THOUSAND Deliver : No later than May 15 th 2013 Quanlity: As the sample Price: USD/Pairs- FOB Hai Phong port,Việt Nam -Incoterm 2010 Payment: to be made by an irrevocable L/C at sight, against shipping ( Add: no 11 Hoang Dieu, Hong Bang, Hai Phong) We accept to buy the above goods with the specification and prices as this order. Your faithfully, John Smith Purchasing manager + Đơn đặt hàng gia công của đối tác nước Mỹ From : Floria footwear corporation Address : 4th Floor, 240-17, Soren Florida ,Florida, America. Tel : 822 766 0478 Fax: 822 766 0478 ORDER Date: 15th January, 2013 To : Leather Footwear Making Exporting Corporation Address : 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 We are pleased to order the leather footwear products with the specification and prices as follows: Name Quantity (Pairs) Unit Price Amount (USD) Lazy Shoes 5000 25 125 000 Doll Shoes 8000 30 240 000 Sneaker 7000 30 210 000 Oxford shoes 2000 32 64 000 Cothurnus 4000 42 168 000 Basketball Shoes 4000 36 144 000 Tennis shoes 3000 40 120 000 Badminton shoes 2000 38 76 000 Jogging shoes 5000 20 100 000 1 247 000 SAY US DOLLARS ONE MILLION TWO HUNDRED FOURTY SEVEN THOUSAND Delivery: No later than 90 days of receiving of our order. Quanlity: Good Price: USD/Pairs- FOB Hai Phong port,Việt Nam -Incoterm 2010 Payment: to be made by an L/C at sight. We’re looking forward to receiving your reply in the near future. Your faithfully, Mr. Ron Johnson Director 2.3.2 Kết quả nghiên cứu của thị trường 2.3.2.1 Tình hình trong nước Theo số liệu Thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này xác lập ngưỡng kỷ lục đạt 7,26  tỷ USD, tăng 10,9 %(tương ứng tăng 713 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011. Xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước trong năm 2012. Từ nhiều năm qua, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo phương thức nhận nguyên liệu gia công cho thương nhân nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu) . Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong năm 2012 tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất theo hình thức gia công chiếm 52,7%, xuất theo hình thức sản xuất xuất khẩu chiếm 44,6%. Cũng theo số liệu Thống kê Hải quan nhiều năm qua cho thấy, do tính thời vụ chu kỳ xuất khẩu của giày dép Việt Nam thường có tăng trưởng mạnh vào các tháng 5,6,7, 11 và 12; giảm sâu ở các tháng 2 và 9 hàng năm.  Tháng 12 có kim ngạch đạt mức kỷ lục với gần 740 triệu USD trong năm 2012, ngược lại tháng 9 kim ngạch thấp nhất trong năm với 462 triệu USD. Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép các loại theo tháng giai đoạn 2008-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Nếu phân theo loại hình kinh tế thì từ nhiều năm qua, xuất khẩu giày dép của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước.Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu giày dép của khối này đạt 5,56 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 76,6%. Trong khi đó, con số xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ là 1,7 tỷ USD, thấp hơn 3,86 tỷ USD so với doanh nghiệp FDI. + Cơ hội Đứng trong nhóm top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, cùng với những tín hiệu vui khi đầu năm, lượng đơn hàng đến dồi dào... nhưng năm 2013 này, ngành da giày sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn do nội lực vẫn còn nhiều điểm yếu. Đặc biệt, theo các chuyên gia trong ngành, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày trong nước nhưng để đạt được những cơ hội ấy không hề đơn giản. Theo thông tin đến từ Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), năm 2012, EU, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Lefaso cũng đưa đến tin vui, đến nay, nhiều DN đã nhận được đơn hàng cho năm 2013, thậm chí có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý II năm nay.  + Khó khăn Điểm yếu của các DN da giày trong nước bởi chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập nguyên phụ liệu. Hiện tỷ lệ nội địa hóa của DN Việt mới chỉ khoảng 40%. Khó khăn về năng lực cạnh tranh cũng như trình độ công nghệ và nguồn nhân lực… mà ngành da giày trong nước đang phải đối mặt. Có một thực tế là, giày dép là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nhưng lại không mang thương hiệu Việt Nam bởi chúng ta chủ yếu gia công cho nước ngoài. Do đó, xuất khẩu nhiều nhưng giá trị gia tăng lại không cao.  Nói về lợi thế nguồn nhân lực, chúng ta có nguồn lực nhân công rất lớn, có trên 650.000 lao động chưa kể lao động phụ trợ, song lao động có tay nghề, chuyên nghiệp, trình độ cao mới chỉ chiếm khoảng 40%, còn lại chủ yếu là lao động phổ thông… Đó còn chưa kể, khi những hiệp định TPP, FTA được ký kết, DN da giày trong nước sẽ gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế. Một loạt những khó khăn phải đối mặt, trong khi nhiều DN, đặc biệt là những DN trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu lại đang hoạt động rất nhỏ lẻ, manh mún, do đó nguy cơ chúng ta khó có thể cạnh tranh với nguyên liệu giá rẻ đến từ Trung Quốc là điều khó tránh.  2.3.2.2 Tình hình nước ngoài Trong năm 2012, Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Braxin là các đối tác lớn nhất nhập khẩu giầy dép của Việt Nam. Tổng kim ngạch cộng gộp hàng dệt may xuất sang 5 thị trường này đạt 5,77 tỷ USD, chiếm gần 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước.. Xuất khẩu giày dép sang 4 thị trường lớn là Hoa Kỳ (đạt 2,24 tỷ USD), Nhật Bản (đạt 328 triệu USD), Trung Quốc (đạt 301 triệu USD) và Braxin (đạt 249 triệu USD) đều có mức tăng cao hơn mức tăng chung (10,9%) của nhóm hàng này, lần lượt là 17,6%, 31,9%, 19,1% và 37,3%. Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép sang các thị trường Cu ba, Ôxtrâylia, Ảrập – Xê út, Pê ru, Newzealand và Colombia tuy không nhiều về quy mô nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt là 107,3%; 38,1%; 35,1%; 45,9%; 41,8% và 58,9%. Xuất khẩu giày dép các thị trường là các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, đạt kim ngạch 111 triệu USD, tăng 14,2% so với năm trước. Hiện nay, trong ASEAN thì Singapore, Malaixia và Philippin là ba thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giầy dép của Việt Nam với tỷ trọng trên 65%. Bảng 1: Xuất khẩu hàng giày dép sang một số thị trường chính năm 2011 và năm 2012 Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Kim ngạch ( Triệu USD) Tốc độ tăng so với năm trước (%) Kim ngạch ( Triệu USD) Tốc độ tăng so với năm trước (%) EU 2.609 15,7 2.650 1,6 Hoa Kỳ 1.908 35,5 2.243 17,6 Nhật Bản 249 44,7 328 31,9 Trung Quốc 253 63,0 301 19,1 Braxin 182 43,8 249 37,3 Nguồn: Tổng cục Hải quan Thị trường EU EU luôn là khu vực thị trường dẫn đầu về nhập khẩu giầy dép của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,6% so với năm trước và chiếm 36,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước. Trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang EU thì hàng giầy dép đứng thứ 2 với tỷ trọng chiếm 13,1% (sau hàng điện thoại các loại & linh kiện với tỷ trọng 27,9%). Bảng 2: Số liệu thống kê xuất khẩu hàng giầy dép sang EU năm 2011-2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép sang EU (Tỷ USD) (A) 2,61 2,65 Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép cả nước  (Tỷ USD) (B) 6,55 7,26 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép cả nước (%) (C)=(A/B)*100 39,8 36,5 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU  (Tỷ USD) (D) 16,55 20,3 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sang EU  (%) (E)=(A/D)*100 15,8 13,1 Nguồn: Tổng cục Hải quan  Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia... đặc biệt EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. 2.2.2.3 Thị trường Anh Nhìn chung nước Anh không có nhiều rào cản thương mại. Nằm trong Liên minh châu Âu (EU) nên các rào cản thương mại của Anh chủ yếu được áp dụng theo các chỉ thị và luật lệ của EU. Tuy nhiên, Anh cũng vẫn có những quy định riêng áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ ngoài EU. Hiện nay, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đang trên đà phát triển tích cực. Thỏa thuận Đối tác chiến lược tạo khung pháp lý cho 2 bên đã đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Chính phủ Anh hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển quan hệ thương mại đối với những thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Anh được đánh giá là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU.. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều chỉ khiêm tốn ở mức chưa đạt mốc 1 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2010. Các công ty Anh đều tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, y tế, dược phẩm, máy móc thiết bị…hơn là sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết điều kiện này. Hàng hóa xuất khẩu của VN chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà những "rào cản" này thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và thông thường đó cũng là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Anh phải đảm bảo ít nhất ba vấn đề sau: tiêu chuẩn hóa, sức khỏe và môi trường. Đặc biệt, khi Anh là một nước thành viên Liên minh Châu Âu thì nhập khẩu hàng hóa từ một nước ngoài EU, Anh sẽ áp dụng quy định của Liên minh Châu Âu về các vấn đề trên. Bên cạnh đó, Anh là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững (như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường, giảm khí các bon)…Điều này sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của ta do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chính là phí và thuế. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Anh là giày dép, may mặc, đồ gia dụng đều là những mặt hàng trong diện chịu thuế VAT. Giá sẽ tăng ở mức khoảng 2.1%, trong khi chi tiêu cá nhân có thể giảm khoảng 0.2%. Chính nhân tố này sẽ ảnh hướng đến việc xuất khẩu của ta sang Anh. Người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính, hơn nữa đối với việc thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng, một khi họ đã chọn nhà cung cấp thì ít khi đổi sang nhà cung cấp khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của Việt Nam chưa nắm bắt rõ các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này. 2.2.2.4 Thị trường Mỹ Thị trường giày dép của Mỹ đã chứng kiến ​​một sự suy giảm 1% trung bình mỗi năm trên 2006-2012, để đạt được một giá trị thị trường 43,5 tỷ USD vào năm 2012. Ngay cả với những biến động đáng kể về quy mô thị trường, doanh thu được tạo ra bởi người mua khác nhau vẫn khá ổn định. Nhu cầu hộ gia đình rút lại như một kết quả của mức giá tăng thất nghiệp, giảm thu nhập, giảm hộ gia đình giàu có, năng lượng cao và thực phẩm chi phí, sụt giảm bình quân đầu người dành và sự tự tin của người tiêu dùng đổ nát. Suy giảm về mức thu nhập đã giảm chi tiêu cho quần áo đặc biệt là quần áo và giày dép (bao gồm các môn thể thao bình thường, ngoài trời, và giày dép chính thức). Thắt chặt thanh khoản và hạn chế tài chính đã định nghĩa lại giá trị và đã gây ra sự đơn giản trong lối sống và điều này đánh dấu sự bắt đầu chuyển sự chú ý của người tiêu dùng đối với giá trị so với giá rẻ tiền. Trong năm 2012, các hộ gia đình tạo ra 86% nhu cầu, trong khi phần còn lại đến từ kinh doanh bán hàng kinh doanh. Phần lớn nhất của kinh doanh để bán hàng kinh doanh đến từ bán hàng hành chính công, quốc phòng và các tổ chức an sinh xã hội. Từ năm 2006, nhóm này tăng chi tiêu 60%, chiếm 21% của tất cả các doanh nghiệp với nhu cầu kinh doanh trong năm 2012. Bán hàng cho các loại khác của các khách hàng doanh nghiệp được phân mảnh không có nhà lãnh đạo rõ ràng. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp giảm 27% kể từ năm 2006, đạt 263 công ty vào năm 2012, với 89% của công ty bị của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Munro & Company Inc chuyên sản xuất giày dép cho nam giới và phụ nữ. Công ty sở hữu ba cơ sở sản xuất ở Arkansas ở Mỹ. Các nhà sản xuất da giày tại Mỹ tiếp tục cảm thấy hơi nóng từ hàng nhập khẩu. Các nhà sản xuất giày ngày càng được củng cố sản xuất sang các nước có chi phí thấp hơn để đáp ứng một tỷ lệ ngày càng tăng giày dép trong nước. Có những bước hướng dẫn nhiều người tham gia vào quá trình lắp ráp giày, như vậy mức độ hiện tại của sự đổi mới công nghệ sẽ làm thay đổi không đáng kể này. Thay vào đó, nhiều nhà sản xuất đã chọn để thuê ngoài các quy trình sản xuất chi phí thấp các nước châu Á để tiết kiệm chi phí lao động và tiếp tục các hoạt động thiết kế và tiếp thị có giá trị cao trong nước. Trong năm năm tới, doanh thu trong thị trường giày dép của Mỹ đã được dự đoán giảm ở tỷ lệ hợp chất tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 1% trên trung bình và đến 1,8 tỷ USD vào năm 2018. 2.3.3 Kết quả phân tích tài chính 2.3.3.1 Đối tác Anh Dự kiến chi phí Tỷ giá ngoại tệ: 1 USD=20900 VNĐ STT Các chi phí Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (103 VNĐ) Số tiền (103VNĐ) 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đôi 40 000 300 12 000 000 2 Khấu hao máy móc kết tinh trong sản phẩm đôi 40 000 30 1 200 000 3 Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp đôi 40 000 15 600 000 4 Chi phí bao bì đóng gói, kí mã hiệu đóng giày vào thùng Thùng(50 đôi/thùng) 800 5 4 000 đóng thùng vào container 40' Cont 20’(200 thùng/ cont) 4 250 1 000 5 Chi phí vận tải nội địa Cont 20’ 4 300 1 200 6 Chi phí giao nhận, kiểm đếm, chi phí giám định 0,3% ∑ gtrị lô hàng ∑ gtrị lô hàng = 1400000USD x 20 900 = 29,26 (tỷ đồng) 87 780 7 Chi phí thủ tục hải quan 30 30 8 Chi phí cấp CO 0 9 Chi phí cấp B/L 250 250 10 Chi phí xếp hàng lên tàu Cont 20’ 4 1 500 6 000 (bao gồm cp dỡ hàng ra khỏi xe xuống bãi, từ bãi lên tàu) 11 Thuế xuất khẩu 0% 0 12 Chi phí giao dịch ngân hàng 0,2% giá trị L/C Giá trị L/C = 29,26 (tỷ đồng) 58 520 13 Trích quỹ dự phòng 2% giá trị L/C Giá trị L/C = 29,26 (tỷ đồng) 585 200 14 Các chi phí khác 10 000 Tổng 14 553 980 15 Thuế VAT của doanh lợi 10% ∑ chi phí 14 553 980 16 Lãi ngân hàng 12,19% / 3tháng (vay trong 3 tháng) 8 tỷ VNĐ 975 200 TỔNG CHI PHÍ XUẤT KHẨU 16 984 578 Phân tích tài chính Tổng chi phí XK=14 553 980 +1 455 398+975 200=16,984578(tỷ đồng) Doanh thu=1 400 000USD x 20 900 =29,26 (tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế = ∑ Doanh Thu - ∑ Chi phí =29 260 000 000– 16 984 578 000=12,275422(tỷ đồng) Thuế TNDN phải nộp=25%x lợi nhuận trước thuế = 12 275 422 000x 25%=3,068855(tỷ đồng) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN =12 275 422 000 - 3 068 855 000=9,206567(tỷ đồng) Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu=(lợi nhuận sau thuế / doanh thu ) =(9 206 567 000 / 29 260 000 000) x 100%=31,46% Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí= (lợi nhuận sau thuế/ chi phí )x 100% =(9 206 567 000/ 16 984 578000) x 100% 54,2% Tỷ suất ngoại tệ Xuất khẩu= doanh thu / chi phí =1 400 000 / 9 206 567 000=1/ 6576,12 (USD/VNĐ) 2.3.3.2 Đối tác Mỹ Dự kiến chi phí xuất khẩu STT Các chi phí Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (103 VNĐ) Số tiền (103VNĐ) 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đôi 40 000 400 16 000 000 2 Khấu hao máy móc kết tinh trong sản phẩm đôi 40 000 40 1 600 000 3 Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp đôi 40 000 15 600 000 4 Chi phí bao bì đóng gói, kí mã hiệu đóng giày vào thùng Thùng(50 đôi/thùng) 800 5 4 000 đóng thùng vào container 40' Cont 40’(400 thùng/ cont) 2 500 1 000 5 Chi phí vận tải nội địa Cont 40’ 2 400 800 6 Chi phí giao nhận, kiểm đếm, chi phí giám định 0,3% ∑ gtrị lô hàng ∑ gtrị lô hàng = 1247 000USD x 20 900 = 26,0623 (tỷ đồng) 78 186,9 7 Chi phí thủ tục hải quan 30 30 8 Chi phí cấp CO 0 9 Chi phí cấp B/L 250 250 10 Chi phí xếp hàng lên tàu Cont 40’ 2 2 500 5 000 (bao gồm cp dỡ hàng ra khỏi xe xuống bãi, từ bãi lên tàu) 11 Thuế xuất khẩu 0% 0 12 Chi phí giao dịch ngân hàng 0,2% giá trị L/C Giá trị L/C = 26,0623 (tỷ đồng) 52 124,6 13 Trích quỹ dự phòng 2% giá trị L/C Giá trị L/C = 26,0623 (tỷ đồng) 521 246 14 Các chi phí khác 10 000 Tổng 18 872 637,5 15 Thuế VAT của doanh lợi 10% ∑ chi phí 1 887 263,75 16 Lãi ngân hàng 12,19% / 3tháng (vay trong 3 tháng) 8 tỷ VNĐ 975 200 TỔNG CHI PHÍ XUẤT KHẨU 21 735 101,25 Phân tích tài chính Tổng chi phí XK=1 887 263,75+975 200+18 872 637,5 =21 735 101 250(VNĐ) Doanh thu=1 247 000USD x 20 900 = 26,0263(tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế = ∑ Doanh Thu - ∑ Chi phí = 26 026 300 000– 21 735 101 250 = 4 291 198 750(VNĐ) Thuế TNDN phải nộp=25%x lợi nhuận trước thuế = 4 291 198 750x 25%=1 072 799 688(VNĐ) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN =4 291 198 750 - 1 072 799 688=3 218 399 062 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu=(lợi nhuận sau thuế / doanh thu =(3 218 399 062 / 21 735 101 250) x 100%=14,81% Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí= (lợi nhuận sau thuế/ chi phí )x 100% =(3 218 399 062 / 16 984 578 000) x 100%= 18,95% Tỷ suất ngoại tệ Xuất khẩu= doanh thu / chi phí =1 247 000 / 21 735 101 250=1/ 17429,91(USD/VNĐ) Có bảng so sánh giữa 2 đối tác sau: STT CHỈ TIÊU ANH MỸ 1 Tổng chi phí xuất khẩu 16,984578(tỷ đồng) 21,73510125 (tỷ đồng) 2 Doanh thu 29,26 (tỷ đồng) 26,0263(tỷ đồng) 3 Lợi nhuận trước thuế 12,275422(tỷ đồng) 4,291198750(tỷ đồng) 4 Thuế TNDN phải nộp 3,068855(tỷ đồng) 1,072799688(tỷ đồng) 5 Lợi nhuận sau thuế 9,206567(tỷ đồng) 3,218399062(tỷ đồng) 6 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 31,46% 14,81% 7 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 54,2% 18,95% 8 Tỷ suất ngoại tệ XK 1/ 6576,12(USD/VNĐ) 1/ 17429,91(USD/VNĐ) Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính từ 2 đơn đặt hàng , nhận thấy thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày dép đến Anh đưa lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn Công ty quyết định chọn đối tác Anh để kí kết hợp đồng CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN XUÂT KHẨU 3.1 Tiến hành giao dịch Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi trong kinh doanh XNK của doanh nghiệp vì nó bảo đảm tính an toàn.Là vì : Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình. Lợi ích đối với người xuất khẩu: - NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). - KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng Lợi ích đối với người nhập khẩu:  -  Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.   -  Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). Lợi ích đối với Ngân hàng: - Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ...)-- đại khái là có tiền. - Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Ưu điểm của L/C là đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng) 3.2 Tổ chức giao dịch và ký kết hợp đồng 3.2.1 Gửi thư chấp nhận Order của đối tác From: Leather Footwear Making Exporting Corporation Add: 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 ACCEPTANCE To : English Leather Shoes Co., Ltd. Address : 17 Station Road Codsall Wolverhampton WV8 1BX Tel : 07769 706395 Fax : 07769 706395 Dear sir, We have received your order and very glad that you agreed with all our suggest about the goods with their specifications, the quantity, the delivery date and the payment . We are looking forward to receiving the confirmation from you. Yours faithfully Director 3.2.2 Đối tác gửi thư xác nhận: From : English Leather Shoes Co., Ltd. Address : 17 Station Road Codsall Wolverhampton WV8 1BX Tel : 07769 706395 Fax : 07769 706395 John Smith Purchasing manager CONFIRMATION To : Leather Footwear Making Exporting Corporation Add: 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Dear sir, We are very happy to have dealing with you. We send this conformation to ensure that we agree with all the iterms you gave in your offer. Please send me a signed contract as soon as possible. Yours faithfully Director Le Minh Khang 3.2.3 Kí kết hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc : Commodity list No. Ancillary materials name Unit Quantity Unit Price (USD) Total price (USD) 1 Semi-finished Leather M2 14 000 2.5 35 000 2 Outside Sole Pairs 30 000 1.5 45 000 3 Middle Sole Pairs 30 000 2.2 66 000 4 Synthetic/Natural Materials M2 15 000 2.6 39 000 5 Cloth ( all kinds ) M2 20 000 2.5 50 000 6 Skins M2 8 000 3 24 000 7 Finished Leather M2 12 000 3 36 000 8 Cushion M2 5 000 1.8 9 000 9 Rubber ( all kinds ) KG 20 000 0.8 16 000 10 Fine Powder KG 25 000 0.5 12 500 11 Rubber additive KG 20 000 1.2 24 000 12 Handling water KG 4 000 1.5 6 000 13 Printing ink KG 3 000 1.25 3 750 14 Making color gel KG 400 2.5 1 000 Total Price (USD) 691 250 Say : US Dollars six hundred and ninety one thousand two hundred fifty only. Price: C.I.F. Busan, Korea SALES CONTRACT Date: January, 10 th , 2013 The Buyer : Leather Footwear Making Exporting Corporation Add : 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Fax : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Bank : Join Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam - VIETCOMBANK Add of Bank : 11 Hoang Dieu, Hong Bang Dist, Haiphong, Vietnam USD A/C No. : 210020128436 Name of Account : LEMEXCOM Represented by : Mr Le Huy Vu – Purchasing sales The Seller : Corporation Seoul Shoes Add : Youngdungpo-Gu, Seoul, 150-721, Korea. Tel : 02-3457-8745 Fax : 02-365-0615-0816 Bank : Ngân hàng Woori Bank, Seoul USD A/C No. : 881-000-747-42-022 Name of Account : CSS Represented by: Mr Huang Jong Park – Purchasing sales After discussing , both parties have agreed to sign thí contract with the terms and condition as follows: 1, Commodities: Enclosed commodity list 2, Quality: Good 3, Specification, volume and price: Enclosed commodity list 4, Tax and charges + all charge and taxation at the loading port are for the seller’s account +all charge and taxation at the discharge port are for the seller’s account + The buyers will cover all cost cocerning import tax, VAT and charges for custom clearance as well as inland trasporation in Seoul origin: As enclosed commodities list Date of shipment: later than 60 days from the date of payment. 5, Shipment - Partial shipment: not allowed - Loading port: Busan port, Korea - Destination port: Hai Phong port , Vietnam - Transhipment: Not allowed - Time of shipment: later than 60 days from the date of payment - Notice of shipment: Within 03 days after the sailing date of carrying vessel to Hai phong port, Viet Nam. The Seller shall notify by fax to the Buyer the B/L following information: L/C number, Amount, Name of Commodity, Quantity, Invoice Value, B/L No, No of Bundle, Gross/ Net weigh, Name of vessel, date of departure, shipping port and destination port, shipping agent. 6, Payment By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in USD Beneficiary: Corporation Seoul Shoes L/C Advising Bank: Add of Bank : Ngân hàng Woori Bank, Seoul USD A/C No. : 881-000-747-42-022 Swift code: HVBKKRSEXXX Name of Account : CSS 7, Time of opening L/C: Before 8, Ocean Insuarance: by seller 9, Documents for negotiation Commercial invoice( 3 originals) Bill of lading ( full set) Detailed log list ( 3 originlas) Phytosanitary certificate ( 1 original) Certificate of origin( 1 original) 10, Arbitration Two parties have responsibility to implement all articles in the contract. All disputes on connection this contract or execution thereof shall be settled by friendly negotiation. If no settlement can be reached, the case in dispute shall then be submitted to Vietnam Chamber of Commerce and Industry ( International Economic Arbitration in Hai Phong). The decicion made by the commission shall be accepted as final and binding upon both parties. The fees for arbitration shall be beared by the losing party unless otherwise awarded by the Commission. 11, Other This contract is made in to 2 copies with the same value by english. Each party keeps 1 copy. This contract is valid since the signing date and invalid on December 31 st, 2013. For the buyer For the seller Leather Footwear Making Corporation Seoul Shoes Exporting Corporation 3.2.4 Kí kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác Anh theo đơn đặt hàng SALES CONTRACT Date May, 5 th , 2013 The Buyer : English Leather Shoes Co., Ltd Add : 17 Station Road Codsall Wolverhampton WV8 1BX Tel : 07769 706395 Fax : +44 (0) 1224 253 318 Add of Bank : 14 The Broadway Portswood Hants, Southampton city Name of Account : HSBC Represented by : John Smith - Purchasing sales The Seller : Leather Footwear Making Exporting Corporation Add : 15 Ngo Quyen, Ngo Quyen Dist, Haiphong city, Vietnam. Tel : (84 31) 38 641 386 - 38 660 564 Add of Bank : 11 Hoang Dieu, Hong Bang Dist, Haiphong, Vietnam USD A/C No. : 2100201284362 Name of Account : LEMEXCOM Represented by : Mr Le Huy Vu – Purchasing sales The above parties hereby agreed that Seller shall sell and Buyer shall buy the following commodity with the following terms and conditions: 1.Commodity Name Description Quantity (Pairs) Unit Price Amount (USD) Men Footwear Casual Shoes, Lazy Shoes, Sneakers, The Footwear Department 15 000 30 450 000 Women Footwear Cothurnus, Doll Shoes Sandals, Oxford shoes Fabric shoes 15 000 40 600 000 Sport shoes Football boots, Jogging shoes, Basketball Shoes Tennis shoes, Badminton shoes 10 000 35 350 000 1 400 000 2. Quantity : 40 000 pairs 3. Inspection of goods In respect to quality and to weight for each shipment,certificate of inspection and certificate of weight issued by VINACONTROL at loading port shall be taken as final All claim by the Buyer shall be made within 30 days after arrival of the goods at port of destination 4. Price: Enclosed commodity list 5. Packing: Package 40 pairs into a carton Package 200 cartons into a cont 20’ 6. Delivery The goods will be delivered latest at May, 5 th , 2013 - Partial shipment : Not allowed - Transhipment : Not Allowed - Port of loading : Hai Phong port, Viet Nam 7. Payment: For each shipment the Buyer must open an irrevocable Letter of credit, at sight, in US Dollars covering full value lodged with the Join Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam - VIETCOMBANK (Haiphong) by a Bank agreed by both parties. L/C must reach the Seller no later than 15 days prior to expected shipment time and be valid 30 days. TTR is acceptable. The such L/C shall be available for payment against presentation of the following documents: Bill of exchange at sight, drawn under the Buyer. Full set(s) of clean on board ocean bill(s) of lading marked “Freight prepaid”. Commercial invoice in quadruplicate. Packing list in duplicate. Certificate of origin in duplicate 8. Insurance: To be converred by the Buyer. 9. Force majeure: The contracting parties are not responsible for the non – performance of any contract obligation on case of usually recognized force majeure. As soon as occured the condition under which force majeure has been invoked, i.e. extra ordinary, un – foreseenable and irresistible event, a cable should be sent to the other for information. A cerificate of force majeure issued by the competent Government Authorities will be sent to the other party within 7 days. As soon as the condition under which force majeure has been invoked has been ceased to exist, this contract will enter immediately into force. 10. Penalty: In the event that the Buyer fails to open L/C under this contract in due time, the Seller will have the right to demand from the Buyer the payment of a penalty in the amount equivalent to 1% per day of the contract amount. Should the Seller fails to deliver the goods in due time, the Buyer will have the right to demand from the Seller the payment of a penalty of 1% per day of the value of goods not delivered. 11. Arbitration: Any disputes arising out from this contract, if the two parties cannot reach an amicable arrangement for them, must be refered to arbitration. Arbitration to be held in the country of the defending party. Awards by arbitration to be final and binding both parties. All charges relating to arbitrations to be born by the losing party. This sales contract is done in 04 (four) English originals, 02 (two) for each side. Made in Haiphong on May, 5 th , 2013 For the seller For the buyer Leather Footwear English Leather Shoes Co., Ltd Making Exporting Corporation 3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng 3.3.1 Sơ đồ xuất khẩu Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu Giao hàng Lập chứng từ thanh toán Khiếu nại, giải quyết khiếu nại Làm thủ tục hải quan 3.3.2. Quy trình thực hiện 3.3.2.1 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu Sau khi kí kết hợp đồng xuất khẩu với bạn hàng Anh, nhập khẩu nguyên vật liệu từ Hàn Quốc và tiến hành sản xuất sản phẩm giày dép. Do mặt hàng giày da không thuộc đối tượng hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu. Các công việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu: - Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu - Đóng gói bao bì xuất khẩu Sản phẩm hoàn thành sẽ được đóng gói trực tiếp theo mỗi đôi một hộp, đóng vào thùng carton với số lượng 40 đôi một thùng và được ký mã hiệu. Các ký mã hiệu phải đảm bảo: thuận lợi cho công tác giao nhận, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa . - Kẻ ký hiệu hàng xuất khẩu: những dấu hiệu cần thiết đỗi với người nhận hàng và những chi tiết cho việc vận chuyển hàng hóa, các ký mã hiệu cần phải sáng sủa, dễ đọc, mực không phai để thuận lợi cho công tác giao nhận - Kiểm tra chất lượng: Công ty tiến hành kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi thông quan xuất khẩu, việc giám định kiểm tra chất lượng, quy cách được thực hiện bởi công ty giám định VINACONTROL, theo yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Việc kiểm tra giám định sẽ được chứng nhận bởi giấy chứng nhận chất lượng, phẩm chất do công ty giám định cấp sau khi nghiệp vụ chuyên môn. 3.3.2.2 Làm thủ tục hải quan + Lập tờ khai hải quan điện tử Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv. +  Khai báo tờ khai điện tử Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì  đã xong bước gửi tờ khai điện tử. +  Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp  tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi. -  Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới; -  Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ  khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh nghiệp mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb). Tuy nhiên để tránh trường hợp hệ thống xử lý chậm, chỉ nên gửi tổng dung lượng file đính kèm khoảng 500 KB/tờ khai. -  Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho doanh nghiệp số tờ khai. + Kiểm tra và xử lý tờ khai Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính : xanh, vàng, đỏ: -    Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa . Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông  quan hàng hóa. -     Nếu tờ khai được phân luồng vàng:       Luồng vàng điện tử:  thì hình thức giống như luồng xanh; Luồng vàng giấy : thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dầu doanh nghiệp, kèm với toàn bộ  chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa hay không. -    Nếu tờ khai được phân luồng đỏ:  doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá  để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa. + Nhận hàng Sau khi nhận lại tờ khai  đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các thủ tục nhận hàng như bình thường. 3.3.2.3 Giao hàng Sau khi hàng hóa được hoàn thành các thủ tục thông quan sẽ được xếp lên tàu chuyên chở theo điều kiện FOB – Incoterms 2010. Để thực hiện bước này, công ty cần nắm được những thông tin về thời điểm tàu đến, các quy định của cảng về xếp dỡ, giờ làm hàng. Từ đó tiến hành liên hệ với người vận chuyển, tùy theo khối lượng, quy cách đóng gói của hàng hóa chủ tàu sẽ bố trí vị trí sắp xếp trên tàu. Sau khi hàng được xếp xong sẽ nhận vận đơn đường biển được kí xác nhận của thuyền trưởng chứng nhận việc giao hàng cho người chuyên chở đã được hoàn thành. Thanh tóan các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa từ kho của công ti lên đến tàu. Thông báo cho người nhập khẩu biết hàng hóa đã được giao cho người vận tải, tình trạng hàng hóa hiện tại, đồng thời gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu theo đường chuyển phát nhanh. 3.3.2.4 Lập chứng từ thanh toán Bước này được thực hiện nhằm mục đích đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng từ phía người nhập khẩu, trước khi giao hàng công ty sẽ yêu cầu bên mua mở L/C và sẽ tiến hành kiểm tra những thông tin kèm theo về : - Các quy định trong L/C phải phù hợp chính xác với những quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương. - Loại L/C người nhập khẩu mở tại ngân hàng phải là L/C không hủy ngang. - Ngân hàng mở L/C tại nước nhập khẩu, Ngân hàng trả tiền hoặc Ngân hàng xác nhận phải có quan hệ với ngân hàng VIETCOMBANK. - Giá trị L/C phải đủ lớn để thanh toán cho toàn bộ lô hàng. - Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C phải phù hợp với nhau. Thời hạn của L/C phải đủ lớn để người xuất khẩu luân chuyển chứng từ tới phía người nhập khẩu. - Những yêu cầu về chứng từ thanh toán phải đảm bảo ràng và dễ thực. Mọi sai sót phát hiện sẽ được thông báo kịp thời cho phía nhập khẩu để sửa đổi thay thế cho phù hợp với cam kết giữa các bên đã thỏa thuận. Tiền hàng sẽ được thanh toán từ phía người nhập khẩu theo quy định về thời gian thanh toán, số tiền thanh toán như đã cam kết giữa các bên, được thể hiện trong hợp đồng và L/C. 3.3.2.5 Khiếu nại, giải quyết khiếu nại Sau khi hàng hóa đã được giao cho người nhập khẩu, nếu có những vấn đề gì phát sinh liên quan đến phẩm chất, quy cách… của hàng hóa cần được bao ngay kịp thời cho phía xuất khẩu trong thời gian quy định trong hợp đồng, ngoài thời gian này phía xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm đối với những phát sinh này. Các tranh chấp nảy sinh giữa các bên nếu không tự giải quyết được sẽ được đưa ra hội đồng trọng tài, tòa án như đã quy định trong hợp đồng, mọi chi phí có liên quan sẽ do bên thua kiện chịu. Sau thời gian hiệu lực, hợp đồng sẽ tự được thanh lí nếu trước đó không có các phát sinh giữa các bên có liên quan. KẾT LUẬN . Từ việc nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, doanh thu kết hợp với các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất ngoại tệ của phương án xuất khẩu , thấy đây là phương án có tính khả thi nên được thực hiện. Dự án này vừa mang lại lợi nhuận cho công ty vừa mang lại lợi ích cho xã hội. Qua việc lập phương án, các công việc trong việc tíến hành xuất khẩu cũng được công ty xắp xếp một cách khoa học theo một trật tự nhất định, điều đó làm cho các công việc được tiến hành một cách nhanh chóng thuận tiện. Như vậy ta có thể khẳng định rằng việc lập phương án là vô cùng cần thiết và quan trọng. Phương án có tính khả thi hay không, có mang lại lợi ích xã hội lẫn lợi ích kinh tế hay không thì còn phải xét nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclap_phuong_an_xk_3388.doc
Luận văn liên quan