Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế

Như vậy, sau khi thống kê một số các lý thuyết và bài thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu thì có thể kết luận là mối quan hệ này tồn tại khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cho nên để nghiên cứu mối quan hệ này phải xem xét nhiều các đặc điểm liên quan đến chủ thể mà mình đang muốn nghiên cứu. Nói về con đường mà lạm phát mục tiêu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chính là thông qua các chính sách mà ngân hàng trung ương và chính phủ thực hiện, mà đặc biệt là công cụ lãi suất. Lãi suất là con đường tác động thường được sử dụng bởi vì khả năng tác động của nó khá lớn, đây là chỉ số mà được hiều thành phần trong nền kinh tế quan tâm nên một khi có thay đổi sẽ có sự tác động liền, và làm cho độ trễ của chính sách thấp cũng như góp phần vào sự thành công của chính sách. Bên cạnh đó, yếu tố lãi suất còn ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác như việc đầu tư cũng như chi của cả các thành phần kinh tế. Chính những lý do như vậy mà lãi suất là kênh được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, tuy nhiên khi sử dụng thì nên cần chú ý đến biên độ thay đổi lãi suất cũng như mức độ thường xuyên của sự thay đổi. Mỗi kênh để kết hợp với chính sách lạm phát mục tiêu đều có thuận lợi và khó khăn riêng, quan trọng là tìm kiếm được cho quốc gia mình một phương thức phù hợp.

pdf23 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI 9 TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 Họ tên STT Chữ ký Nguyễn Thị Măng 73 ....................... Nguyễn Thị Y Nương 94 ....................... Ngô Thị Thanh Nhàn 87 ....................... Nguyễn Thị Ngân Giang 23 ....................... Trần Ngọc Tuyên Linh 65 ....................... TP.HCM 11/2012 Trang 1 / 23 LỜI MỞ ĐẦU Trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ, các Ngân hàng Trung ương cố gắng đặt ra cho mình một khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp. Có nhiều cơ chế điều hành chính sách tiền tệ khác nhau được các Ngân hàng Trung ương xác lập tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Rất khó có thể đánh giá rằng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này là tối ưu hơn cơ chế kia. Sự thay đổi về môi trường vận hành, cấu trúc thể chế và nền kinh tế, kể cả môi trường kinh tế, tài chính quốc tế tạo ra những thách thức mới và áp lực thúc đẩy Ngân hàng Trung ương tìm đến sự phù hợp hơn về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ nhằm góp phần bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Lịch sử các nền kinh tế và kinh nghiệm các nước cho thấy việc tìm kiếm một cơ chế điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn dẫn đến việc áp dụng mô hình điều hành chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting). Vì mục tiêu cuối cùng là duy trì tỷ lệ lạm phát thấp một cách thường xuyên nhằm tối đa hóa tốc độ phát triển kinh tế thực tế, các cơ quan quản lý tiền tệ thấy rằng mô hình này là ưu việt hơn so với các mô hình khác. Và thực tế cho thấy, trong thập kỷ qua, các quốc gia áp dụng cơ chế chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã có thể duy trì tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, đồng thời, khả năng ứng phó với khủng hoảng của các quốc gia áp dụng lạm phát mục tiêu cũng tốt hơn so với những nước không áp dụng cơ chế này. Trang 2 / 23 I. Khái quát về lạm phát mục tiêu: 1. Định nghĩa: Lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting - IT): Theo IMF, Chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Một chính sách tiền tệ để có thể vận hành tốt thì cần có cái “neo” danh nghĩa cho chính sách tiền tệ và lạm phát mục tiêu cũng là một cái neo. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại dùng lạm phát làm “neo”?. Bài nghiên cứu Exchange rate or inflation targeting in monetary policy? của tác giả Thórarinn G.Pétursson đã đưa ra một số lý giải cho việc này. Theo đó, khi điều hành chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chính sách tiền tệ luôn bị động, không đáp ứng được các cú sốc trong nước, mà thay vào đó là bị gắn chặt vào sự lên/xuống của đồng ngoại tệ mạnh và khó có thể theo đuổi mục tiêu của mình, bên cạnh đó chịu áp lực của các luồng đầu cơ tấn công tiền tệ nếu Ngân hàng Trung ương không có đủ nguồn dự trữ quốc tế ở mức có thể chủ động can thiệp thị trường. Thứ hai, đó là thời kỳ “cung tiền”: Mặc dù khi thực hiện chính sách này có lợi hơn so với neo tỷ giá là tạo khả năng độc lập cao hơn cho Ngân hàng Trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng vẫn có những bất cập khi thực hiện neo chính sách tiền tệ của với tổng lượng tiền (M2 hay M3), đó là:  Chưa cho phép đánh giá một cách rõ ràng sự tương tác giữa chỉ tiêu cung ứng tiền và chỉ tiêu lạm phát.  Vấn đề mà công chúng quan tâm là sự ổn định giá cả chứ không phải tổng lượng tiền. Trang 3 / 23  Cần phải kiểm soát được việc cung ứng tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế bao gồm cả chức năng tạo tiền của tổ chức tài chính trung gian.  Chính vì những lý do đó mà lạm phát mục tiêu ra đời để khắc phục những bất cập của neo danh nghĩa trước đó. 2. Điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu: Theo Debelle và các cộng sự (1998) để thực hiện chính sách này, các quốc gia cần có:  Sự độc lập nhất định của ngân hàng trung ương, ít nhất là trong việc chủ động sử dụng các công cụ và chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương không chịu áp lực phải in tiền để mua trái phiếu chính phủ phát hành nữa;  Yêu cầu thứ 2 là sự chủ động của ngân hàng trung ương không phải thực thi các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm, hay tỷ giá hối đoái. Đối với các nước thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì rõ ràng chính sách ITP hoàn toàn không khả thi. 3. Đối tượng đề ra lạm phát mục tiêu: Việc xác lập mục tiêu lạm phát thường tùy thuộc vào quy định của mỗi nước, có hai chủ thể thường tham gia vào việc ra quyết định này là ngân hàng trung ương và chính phủ. Ví dụ, Luật NHTW Indonesia năm 2004 đã quy định, mục tiêu lạm phát do Chính phủ thiết lập trên cơ sở tham vấn NHTW Indonesia (BI). Trong khi đó, ở Thái Lan, hàng năm, MPC (Monetary Pocily Commitee) cùng với Bộ Tài chính thiết lập mục tiêu lạm phát và trình Chính phủ phê duyệt trước khi kết thúc tháng 12. Khi đứng trước những trường hợp khẩn cấp mang tính rủi ro hệ thống, MPC được yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ với Chính phủ nhằm đưa ra những ứng phó hợp lý. Tương tự, Ủy ban Phối hợp ngân sách phát triển (DBCC) ở Indonesia là cơ quan liên ngành chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu kinh tế vĩ mô thường niên cho Chính phủ như tốc độ tăng trưởng, lạm phát - các biến số đầu vào cho việc lên dự toán thu chi và tài trợ ngân sách. Thông qua DBCC, Chính phủ thiết lập mục tiêu lạm phát cho 2 năm tiếp theo. Trang 4 / 23 Mặc dù việc kết hợp giữa ngân hàng và chính phủ là theo luật định của mỗi quốc gia, tuy nhiên nếu như hai chủ thể này cùng kết hợp một cách ăn ý hay là không có xung đột chính sách thì hiệu quả của các chính sách đề ra sẽ rất cao và góp phần vào thành công của các chính sách đề ra. 4. Chỉ số lạm phát mà quốc gia sử dụng để xây dựng lạm phát mục tiêu: Để đo lường lạm phát thì các quốc gia thường sử dụng hai loại chỉ số là lạm phát tổng thể và lạm phát căn bản. Trong đó: Chỉ số tổng thể hay là chỉ số giá tiêu dùng CPI, đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa theo thời gian. Để tính được chỉ số này thì người ta tính của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở, người ta thường xây dựng một rổ hàng hóa và xem mức biến động giá cả( số tiền cần bỏ ra để có giỏ hàng này) theo thời gian. CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước. Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số (tỷ trọng) trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ). Đây là một chỉ số khá thông dụng và được sử dụng nhiều. Ngoài ra, còn có một chỉ số khác là chỉ số cơ sở được tính là kết quả của lạm phát tổng thể sau khi bỏ ra một số mặt hàng mà giá cả của nó biến động nhất thời như lương thực - thực phẩm, năng lượng… “Việc lựa chọn lạm phát cơ Trang 5 / 23 bản trong điều hành không phải vì lý do giá cả của các hàng hóa bị loại trừ biến động mà vì nó vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của NHTW. NHTW không thể làm gì trước sự tăng vọt của giá dầu ngoại trừ việc đẩy lãi suất lên cao và tạo ra một cuộc suy thoái đủ sâu để kéo mặt bằng giá cả của nền kinh tế xuống” (Blinder, 1997). Việc lựa chọn sẽ sử dụng chỉ số lạm phát nào để theo đuổi mục tiêu thì phụ thuộc vào từng quốc gia vì hàng hóa cũng như sự phản ứng giá cả của mỗi quốc gia là khác nhau. 5. Các bước thực hiện lạm phát mục tiêu của một quốc gia: Cũng theo Debelle và các cộng sự (1998), một quốc gia sau khi đạt được hai tiêu chí trên thì phải xây dựng một lộ trình thực hiện chính sách ITP:  Trước hết, Ngân hàng trung ương phải xác định một mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong giai đoạn trước mắt (ví dụ 7% hay 8%) và phải đưa ra một thông điệp rõ ràng và minh bạch với thị trường rằng chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này trong thời gian nhất định.  Đồng thời, Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những công thức mô hình tính toán cụ thể để có cơ chế dự báo lạm phát và các chính sách có thể phải điều chỉnh một khi mục tiêu của lạm phát không đạt được. Điểm cơ bản nhất của chính sách này chủ yếu là cơ chế giao thiệp của Ngân hàng trung ương với thị trường càng rõ ràng thì thị trường sẽ hiểu được cơ chế hoạt động, cơ chế điều hành chính sách của ngân hàng trung ương và sẽ có những phản ứng phù hợp và làm tăng hiệu ứng của các chính sách điều tiết của ngân hàng trung ương khi không đạt mục tiêu của lạm phát.  Như vậy có thể thấy điểm khác biệt chính giữa chính sách lạm phát mục tiêu với chính sách xử lý lạm phát khác chính là có một mô hình một cơ chế xử lý cụ thể và định lượng được để dự báo lạm phát cũng như dự báo xu hướng lạm phát. Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách xác định lạm phát mục tiêu, Trang 6 / 23 xác định cơ chế dự báo, cơ chế điều tiết kinh tế để đạt mục tiêu đó với nhiều vấn đề mang tính toán kỹ thuật nhiều hơn. Như vậy lạm phát mục tiêu có thể khiến chính sách điều tiết kinh tế của Ngân hàng trung ương cứng nhắc hơn và thiên về xu hướng kỹ trị nhiều hơn. Trong quá khứ, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách ITP khá thành công như New Zealand, Canada, Anh, Phần Lan, Thụy điển, Úc, Tây Ban nha. Ví dụ New Zealand là quốc gia khá thành công với lạm phát mục tiêu khi trong một thời gian dài những năm 2000 nước này xây dựng cơ chế để đạt lạm phát mục tiêu 2% và họ đã khá thành công. II. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: 1. Một số quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát: a). Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tăng trưởng kinh tế: Đầu tiên là biểu đồ về mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế: (*)Trong đó, lãi suất chính thức là lãi suất chỉ đạo của NHTW công bố làm cơ sở tham khảo một cách chuẩn mực (Ví dụ như Federal Fund rate của Mỹ, Overnight rate của Anh) để các NHTM hình thành nên các mức lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời các mức lãi suất này cũng là một chỉ báo về động thái điều hành CSTT của NHTW. Tại phần lớn các nước, tỷ lệ lãi suất chính thức – thường được gọi là lãi suất cơ bản, lãi suất chuẩn, sẽ phát huy vai trò truyền dẫn tác động của CSTT đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát,việc làm,….) Trang 7 / 23 Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất và chính vì vậy lãi suất là công cụ được sử dụng để kiểm soát lạm phát mục tiêu. Trong lịch sử phát triển kinh tế, có rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng đã nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết cơ bản về lãi suất, song John Taylor, một tên tuổi lừng danh trong giới chuyên gia kinh tế, nhất là chuyên gia trong lĩnh vực tiền tệ và kinh tế vĩ mô của Mỹ, người đã kỳ công trong việc nghiên cứu dựa trên các học thuyết kinh tế kinh điển để đưa ra cách tính toán lãi suất danh nghĩa phù hợp trong mối quan hệ với tăng trưởng và lạm phát - mà giới kinh tế thường gọi là quy tắc Taylor. Quy tắc Taylor sẽ giúp cho một NHTƯ xác định được các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn. Quy tắc Taylor có thể được mô tả theo phương trình sau: Trong đó: : Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mục tiêu : Lạm phát thực tế : Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của NHTW : Lãi suất thực tại điểm cân bằng của thị trường : Logarit của tổng sản lượng GDP thực tế : Logarit của tổng sản lượng GDP tiềm năng Để áp dụng quy tắc Taylor, NHTƯ xác định một mức lãi suất thực ngắn hạn nên dựa trên 3 yếu tố: lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu; chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng; mức lãi suất ngắn hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện nhân công. Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao (CSTT thắt chặt) để giảm áp lực lạm phát trong trường hợp lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu hoặc sản lượng vượt trên mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp ngược lại, quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối thấp (CSTT nới lỏng) để thúc đẩy tăng trưởng. Quy định tỷ lệ a lớn hơn 0, quy tắc Taylor nói Trang 8 / 23 rằng lạm phát tăng 1% đòi hỏi NHTƯ tăng lãi suất danh nghĩa lên hơn 1% (cụ thể, bằng 1+aπ). Đôi lúc, các mục tiêu của CSTT có thể mâu thuẫn với nhau, ví dụ lạm phát vượt lạm phát mục tiêu trong khi sản lượng lại dưới mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp đó, quy tắc Taylor cung cấp chỉ dẫn cho các nhà hoạch định chính sách cách cân bằng các mục tiêu này qua việc thiết lập một mức lãi suất phù hợp. Mức lãi suất phù hợp này thường được xem là “mức lãi suất trung hòa”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng việc xác định và tính toán mức lãi suất trung hòa này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự không chắc chắn về mặt số liệu và mô hình. Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xác định mức lãi suất trung hòa do các phương pháp tính và mức lãi suất trung hòa còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế. Mặt khác, một mức lãi suất trung hòa có thể còn khiến tình trạng mâu thuẫn giữa các mục tiêu này kéo dài hơn mức cần thiết. Như vậy có thể thấy, đứng trên phương diện kỹ thuật tính toán thì mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và trong trường hợp này là lãi suât. b). Các Quan Điểm Về Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Tăng Trưởng Kinh Tế: Thực tế lạm phát mục tiêu là việc chúng ta điều chỉnh lạm phát thực tế theo những hướng phục vụ cho mục đích của nhà làm chính sách. Như vậy, để kiểm tra xem liệu lạm phát mục tiêu ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế thì đầu tiên nên xem xét mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ra sao. ở đây, nhóm em xin trình bày một số quan điểm nổi tiếng cũng như các quan điiểm của các nhà kinh tế trên thế giới.  Theo lý thuyết Keynes: trong ngắn hạn sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng; nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định; trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát Trang 9 / 23 di chuyển cùng chiều; sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm (đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp); mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương.  Theo chủ nghĩa trọng tiền (đại diện là Milton Fredman): lạm phát là sản phẩm của việc tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế; nghĩa là, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng; nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra; nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.  Theo lý thuyết tân cổ điển Mundell (1965) và Tobin (1965): lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển thành các tài sản sinh lời; theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ thuận. Bổ sung thêm cho mô hình của lý thuyết tân cổ điển, nhà kinh tế học Sidrauski (1967) có quan điểm khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình của Stockman (1981) thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm… Tuy quan điểm về lý thuyết và mô hình minh chứng cho mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát của các trường phái có sự khác nhau, nhưng điểm chung của các trường phái là mối quan hệ ấy không phải một chiều, mà là sự tác động qua lại; nếu muốn tăng trưởng cao thì phải chấp nhận lạm phát, mối quan hệ này không tồn tại mãi và đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ làm giảm tăng trưởng; trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này lạm phát là hậu quả của việc tăng cung tiền quá mức vào nền kinh tế. Nghiên cứu ban đầu (những năm 1960) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa hệ thống. Nghiên cứu giai đoạn sau khủng khoảng dầu hoả (năm 1973- Trang 10 / 23 1974) của Fischer (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly (1998) đã tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng. Nghiên cứu gần đây, Khan và Senhadji (2001) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát mang dấu âm khi: tỉ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng và mang dấu dương trong trường hợp còn lại. Nối tiếp các kết quả trên, rất nhiều nhà nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau đã công bố ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát: Mallik và Chowdhury (2001) sử dụng hồi quy đồng liên kết và mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM); Faria and Carneiro (2001) cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF (xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu khi phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian) và phương pháp phân tích phương sai dựa trên mô hình VAR…cho thấy: lạm phát không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn thì sự ảnh hưởng của lạm phát đến sản lượng thực tế lại mang dấu âm.  Carl Walsh (2009): "Khả năng để đối phó với các cú sốc và cuộc khủng hoảng tài chính có thể được tăng cường bởi một cam kết bởi mục tiêu rõ ràng (lạm phát) ".  Joseph Stiglitz (2008): "Hôm nay, mục tiêu lạm phát là được đưa vào thử nghiệm và nó gần như chắc chắn sẽ thất bại".  Jeffrey Frankel (2012), nhà kinh tế học thuộc đại học Harvard cho rằng lạm phát mục tiêu “rõ ràng đã chết từ tháng 9 năm 2008” sau những thất bại thảm hại trong giai đoạn 2003-2008. Frankel còn chỉ trích “lạm phát mục tiêu không còn tạo ra những phản ứng thích hợp đối với các cú sốc về kinh tế”. Đổi lại, Frankel cho rằng mục tiêu thu nhập danh nghĩa hay chỉ số giá sản xuất mục tiêu sẽ là những chính sách tiền tệ ưu thế hơn hẳn. Ông cho rằng: “Lạm phát mục tiêu được tồn tại là nhờ chế độ bản vị vàng. Cho dù một vài tín đồ lập dị vẫn mong sự trở lại của vàng như một mỏ neo tiền tệ, phần lớn vẫn muốn di hài cổ xưa này được nghỉ ngơi yên bình.” Trang 11 / 23  Theo những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy bản thân mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không thống nhất. Như vậy thì khi có lạm phát mục tiêu sẽ xảy ra điều gì, tức là khi đó chúng ta cố định mục tiêu lạm phát của chúng ta lại thành một vùng lạm phát mục tiêu và phấn đấu để đạt những con số này , khi đó chúng ta đã có vùng lạm phát hướng đến, việc còn lại chỉ là điều chỉnh các thông số như cung tiền, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để có thể giúp lạm phát đạt vùng mục tiêu hay nó cách khác là tăng trưởng kinh tế bị điều chỉnh theo lạm phát mục tiêu. Bảng 1: Mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế ở một số nước trên thế giới: Bảng trên cho ta thấy được số liệu thống kê về lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở một số nước. kết quả thì không đồng nhất cho từng nước, tuy nhiên ta vẫn có thể thấy kết quả chung nhất là độ biến động về lạm phát sau khi áp dụng lạm phát mục tiêu đã giảm xuống, điều này cũng dễ lý giải khi mà các nước đã áp dụng lạm phát mục tiêu tức là để lạm phát vào một vùng cố định. Kết quả về sản lượng cũng như là biến động sản lượng thì cho ta thấy đa phần các nước sau khi thực hiện thì trung bình sản lượng có tăng lên, độ bất ổn thì tùy vào từng nước. Trang 12 / 23 Dựa trên các lý thuyết nêu trên cùng với kết quả của bài nghiên cứu thực nghiệm, có thể lý giải mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng như sau: Nếu vùng lạm phát mục tiêu đề ra là thấp hơn so với mức lạm phát hiện tại hoặc so với những năm trước, điều này chứng tỏ chính phủ đang hướng đến chính sách kiềm chế lạm phát. Để nghiên cứu mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, chúng ta sẽ xem lúc này các chính phủ sẽ thực hiện như thế nào, thông thường những biện pháp được chính phủ và ngân hàng trung ương thực hiện là giảm cung tiền bằng cách tăng lãi suất, điều này dẫn đến việc giảm đi nhu cầu tiêu dùng, giảm việc đầu tư vào các kênh đầu tư khác như cổ phiếu để gửi tiền vào ngân hàng và làm giảm tiền trong lưu thông, bên cạnh đó việc đầu tư của các công ty trở nên hạn chế hơn do việc huy động vốn lúc này có chi phí khá cao(vay ngân hàng), và cả việc tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của người góp vốn cũng cao hơn; về phía chính phủ thì lại bán ra trái phiếu với lãi suất cao hơn để thu huy động được nguồn tiền về nhà nước. Chính việc đề ra lạm phát mục tiêu hướng đến (như một cam kết cho việc thực hiện) kết hợp nhiều phương pháp như vậy, dẫn đến một sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra ở đây là việc từ đâu tạo ra tiền để trả lãi cũng như vốn khi các khoản tiền thu về đến hạn, nếu như chính phủ cũng như ngân hàng không tìm ra được những kênh đầu tư tốt (có tỷ suất sinh lợi cao, có thể thực hiện bằng cách đầu tư vào những ngành tiềm năng, ngành mới hoặc đi đầu tư ở nước ngoài) thì khi đến hạn chỉ có thể in thêm tiền để đưa vào lưu thông thì thực sự không cải thiện được mức độ lạm phát, cho nên đây làm một việc làm cần thực hiện một cách cẩn thận cũng như có sự tính toán cho dòng vốn thu về một cách hiệu quả. Khi mà vùng lạm phát mục tiêu mà chính phủ hướng đến là cao hơn so với hiện tại thì lúc này chính sách mà chính phủ thực hiện sẽ là chính sách tiền tệ nới lỏng tức là giảm lãi suất, ưu đãi cho các khoản vay để khuyến khích đầu tư cũng như tiêu dùng của dân cư, điều này sẽ tạo nên một sự tăng trưởng kinh Trang 13 / 23 tế, tuy nhiên cũng như những lý thuyết đã đề cập trên thì nếu như vùng lạm phát này quá cao, vượt ngưỡng thì sẽ tạo hiệu ứng ngược tức làm giảm đi sự tăng trưởng kinh tế, điều này được lý giải là do việc mất đi sức mua đồng tiền quá lớn làm cho tỷ suất sinh lợi thực thu về sẽ thấp và do đó cũng làm các nhà đầu tư giảm đi việc đầu tư, cũng như việc tạo xu hướng dòng vốn chạy ra thị trường bên ngoài. Như vậy, khi thực hiện việc đặt lạm phát mục tiêu cần phải tính toán sao cho vùng lạm phát của quốc gia đặt ra không quá cao để gây ra hiện tượng không mong muốn. Có một vấn đề còn liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế mà nhóm cũng muốn đề cập đến chính là khả năng đạt được vùng lạm phát mục tiêu của quốc gia đã đề ra, vấn đề này liên quan đến tín nhiệm của chính phủ cũng như sự độc lập của ngân hàng trong việc đề ra chính sách tiền tệ. Có thể hình dung sự tác động này qua ví dụ, một quốc gia đặt ra lạm phát mục tiêu là thấp tức là cố kiềm chế mức lạm phát ở mức thấp, tuy nhiên ngân hàng lại không thẳng tay trong việc gia tăng lãi suất do vấn đề là nhà nước muốn hỗ trợ các doanh nghiệp ở một mức đi vay hoặc do mục tiêu muốn hướng đến là xuất khẩu, chính mâu thuẫn này tạo ra sự không triệt để trong chính sách hay còn được gọi là sự độc lập của ngân hàng trung ương trong việc ra chính sách, và điều này dân đến tín nhiệm của người dân với chính sách của chính phủ thấp và giảm đi tác động của chính sách vì những người dân không thay đổi suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên, cũng phải nói lại khi mà ngân hàng trung ương độc lập trong việc ra chính sách đôi khi cũng tạo ra việc “quá tay”, tức là việc thực hiện chính sách một cách quá mức, điều này đẫn đến hiệu quả của chính sách không như mong muốn. Cho nên một khi đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu thì điều kiện cần thiết chính là sự độc lập của ngân Hàng và vấn đề này đã được nghiên cứu trong nhiều bài nghiên cứu. Trên đây chỉ là nhận định mang tính lý thuyết và dựa trên lý thuyế là phần nhiều. vậy ngoài thực tế thì như thế nào, phần sau nhóm xin trình bày một bằng Trang 14 / 23 chứng thực nghiệm về việc thực hiện lạm phát mục tiêu ở một số quốc gia khu vực châu Á. 2. Bài ngiên cứu Chính sách mục tiêu lạm phát – kinh nghiệm của một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam: Bài nghiên cứu này của PGS.,TS. Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy, bài này tổng hợp về các chính sách lạm phát mục tiêu được thực hiện ở một số nước trong khu vực châu Á. Bài này cũng đề cập đến nguyên nhân thôi thúc các nước chuyển sang sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Những thay đổi về cấu trúc kinh tế và những biến đổi trong thị trường tài chính đã làm rối loạn vòng quay tiền tệ, khiến mối quan hệ giữa cung tiền, giá cả và sản lượng trở nên thiếu chắc chắn. Không chỉ thu nhập (đại diện bởi chỉ số sản xuất công nghiệp) mà cả lãi suất cũng được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với cầu các khối cung tiền M2 và M0 (Akihiro Kubo, 2009). Kết quả là NHTW các nước liên tục thất bại trong việc kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, yêu cầu nâng cao tính minh bạch cũng như hiệu quả điều hành CSTT nhằm khôi phục niềm tin của thị trường sau khủng hoảng cùng với những thành công của một số quốc gia lựa chọn cơ chế IT đi trước trong việc ổn định lạm phát là những nhân tố thúc đẩy NHTW ba nước chuyển sang khuôn khổ chính sách mục tiêu lạm phát. Hình 1: Thất bại của BI trong kiểm soát lạm phát ở Indonesia trước khi áp dụng IT. Trang 15 / 23 Về việc xác định mức lạm phát mục tiêu thì phụ thuộc vào điều kiện từng nước và quan trọng hơn là lạm phát lúc ban đầu của quốc gia ở mức nào. Theo đó, trong khi Thái Lan luôn duy trì mục tiêu lạm phát khá ổn định thì Indonesia và Philippines liên tục phải điều chỉnh mức mục tiêu của mình. Ở Indonesia, lạm phát mục tiêu được điều chỉnh tăng từ 3-5% trong năm 2000 lên đến 9±1% năm 2003 trước khi giảm xuống 5±1% vào năm 2008. Con số này cho các năm từ 2010-2012 lần lượt là 5%, 5% và 4,5% với biên độ ±1%, hướng tới mức lạm phát trong trung hạn khoảng 3-4% (Hình 1). Ðiều tương tự cũng được nhìn thấy ở Philippines, khi mà sau 6 năm sử dụng khung lạm phát (2002 - 2007), mục tiêu lạm phát đã được thiết lập lại vào năm 2008 theo lạm phát điểm mục tiêu với biên độ ±1% trước khi chuyển sang mục tiêu lạm phát cố định cho trung hạn ở mức 4±1% vào năm 2012 - 2014. Sau đây là ví dụ về Tiến trình chống lạm phát ở Indonesia ( 2005-2013). Về kết quả của bài nghiên cứu cho thấy kết quả thực hiện lạm phát mục tiêu tại mỗi quốc gia là khá khác nhau. Thái Lan đạt được những thành công khá Trang 16 / 23 ấn tượng thì Philippines và Indonesia thường xuyên vi phạm mục tiêu. Từ tháng 4/2000 đến tháng 7/2011, lạm phát thực tế ở Thái Lan được giữ trong khoảng mục tiêu trong 42 quý, chiếm tới 90% tổng thời gian. Rất ít khi khung mục tiêu bị vi phạm, giai đoạn từ 2009Q2 đến 2010Q1, lạm phát dưới trần dưới do chương trình cắt giảm chi thường xuyên của Chính phủ và miễn giảm học phí 15 năm. Trong khi đó từ 2002 đến 2011, chỉ có ba năm từ 2009 - 2011, BSP đạt được mức lạm phát mục tiêu. Giai đoạn 2002 - 2008, Thống đốc BSP phải liên tục gửi thư giải trình tới Chính phủ về nguyên nhân không kiểm soát được lạm phát, đồng thời đưa ra giải pháp cũng như thời hạn để đưa lạm phát thực tế về mức mục tiêu. Philippines trong suốt giai đoạn từ khi áp dụng IT đến nay, chỉ có hai năm là mức lạm phát thực tế được duy trì trong khung mục tiêu tuyên bố. Bảng 2: Tình hình lạm phát của các nước trước và sau khi thực hiện IT Quốc gia Trước khi áp dụng IT Sau khi áp dụng IT Tru ng bình SD Max Min Trun g bình SD Max Min Thailand 5,0 1,4 6,2 1,8 1,1 0,8 2,3 0,1 Indonesia 8,7 3,0 12,6 5,1 6,8 2,9 11,1 2,8 Philippines 6,8 1,7 9,3 4,0 5,3 2,4 9,3 2,8 Nguồn: Tính toán từ Báo cáo lạm phát của các nước, SD là độ lệch chuẩn, Max là giá trị lớn nhất, Min là giá trị nhỏ nhất. Xét về tổng thể thì cả ba quốc gia đều đạt được những kết quả khả quan trên phương diện duy trì mức lạm phát thấp và ổn định hơn so với thời kỳ chưa áp dụng IT. Những thống kê cơ bản về lạm phát thực tế ở các nước (ngoại trừ độ lệch chuẩn của lạm phát ở Philippines cao hơn mức trước khi áp dụng cơ chế IT) cho thấy lạm phát ở cả ba quốc gia thấp hơn và ít biến động hơn (Bảng 2). Không những thế, nghiên cứu định lượng còn cho thấy không có sự đánh đổi giữa ổn định lạm phát và mức sử dụng nguồn lực bình thường ở các quốc gia này (Reza Siregar và Siwei Goo, 2008). Trang 17 / 23 Bài này còn đưa ra một số quan điểm về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế như sau: Khi thực hiện đồng thời giữa lạm phát mục tiêu và cải cách kinh tế thì hiệu quả sẽ không cao do lúc này có thể xảy sự mâu thuẫn trong chính sách. Thực tế đã cho thấy, việc vi phạm mục tiêu lạm phát diễn ra với tần suất khá cao trong suốt thời kỳ chống lạm phát (disinflation period). Trong trường hợp này, NHTW các nước thường lựa chọn khung mục tiêu với biên độ lớn cho đến khi cấu trúc của nền kinh tế dần ổn định và những hiểu biết tốt hơn về cơ chế truyền tải CSTT được xác lập. NHTW các nước thường lựa chọn tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm đảm bảo rằng việc lệch mục tiêu không bị hiểu nhầm là do thiếu quyết tâm với việc thực hiện chính sách. Một ví dụ này chính là ví dụ về việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Thái Lan và Indonesia. Trong khi Thái Lan thành công và nhiều người cho rằng do năng lực sản xuất dư thừa sau khủng hoảng là cơ sở đạt được mức lạm phát thấp và ổn định chứ không hẳn là do cơ chế IT tạo nên; trong khi đó Indonesia lại là một ví dụ điển hình khác khi việc thực hiện IT bị gián đoạn suốt khoảng thời gian từ 1999 - 2005 bởi việc bơm quá nhiều thanh khoản để duy trì hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng, dẫn tới việc bất đắc dĩ phải tiếp tục theo đuổi cơ chế mục tiêu tiền tệ trong giai đoạn này. Việc theo đuổi mục tiêu lạm phát, sau đó, rơi vào tình trạng vi phạm và yêu cầu điều chỉnh khung mục tiêu thường xuyên. Dự báo và kiểm soát mức lạm phát kỳ vọng là chìa khóa của chính sách mục tiêu lạm phát. Trong dài hạn, sản lượng đạt mức tiềm năng và lạm phát kỳ vọng tiếp cận mức lạm phát thực tế với điều kiện một NHTW đủ tín nhiệm và quyền lực theo đuổi mục tiêu lạm phát. III. Khả Năng Thực Hiện Lạm Phát Mục Tiêu Ở Việt Nam: Trước tiên chúng ta cần điểm lại một số điểm quan trọng khi thực hiện lạm phát mục tiêu mà có thể có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế:  Có sự độc lập của ngân hàng trong việc ra chính sách. Trang 18 / 23  Có một khung lạm phát mục tiêu phù hợp.  Có những cơ chế điều hành khi xảy ra việc đi lệch mục tiêu của lạm phát. Một số các đặc điểm về nền kinh tế Việt Nam:  Về mặt thể chế, ở Việt Nam, NHNN là một cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính phủ nên để thực hiện được chính sách IT, cần phải xem xét lại tính độc lập, quyền hạn và trách nhiệm của NHNN trong việc thiết lập mục tiêu lạm phát và thực thi các chính sách để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, mô hình phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan khác cũng phải rất chặt chẽ và đạt được mục tiêu lạm phát phải là ưu tiên số một.  Đối với NHNN, để thực hiện IT quan trọng nhất là công tác dự báo để đặt ra mục tiêu lạm phát nên cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng mô hình dự báo lạm phát, lãi suất và các biến ngoại sinh khác phục vụ cho việc đề ra mục tiêu lạm phát cho từng năm (Như trường hợp của Brazil đã thành lập Vụ Nghiên cứu để phục vụ nghiên cứu, thực hiện IT), hơn nữa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện IT cũng cần được nâng cấp hiện đại. Cần thiết lập các khảo sát thường xuyên của thị trường về kỳ vọng lạm phát để phục vụ cho việc dự báo.  Về mặt kinh tế, cần nghiên cứu thêm về các điều kiện và trình độ phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ. Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao, do đó sự ảnh hưởng của bên ngoài vào cũng rất lớn, đặc biệt là sự truyền dẫn qua giá. Do đó, việc dự báo và đặt ra mục tiêu lạm phát không chỉ dựa vào các điều kiện của bản thân nền kinh tế mà cả các điều kiện kinh tế thế giới, không chỉ riêng thị trường tài chính, tiền tệ mà cả thị trường hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Với đặc thù của kinh tế Việt Nam, cần nghiên cứu độ trễ của các chính sách và thời gian truyền dẫn ảnh hưởng của kinh tế bên ngoài đến lạm phát trong nước.  Về kinh nghiệm điều hành IT, cần nghiên cứu các kênh truyền dẫn CSTT để lựa chọn điều hành hiệu quả nhất (như kinh nghiệm của Brazi là điều hành qua kênh tổng cầu, tỉ giá và kỳ vọng lạm phát). Vấn đề khác cần quan tâm Trang 19 / 23 là cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đề đề xuất giới hạn dao động của mục tiêu lạm phát. Vì khi đã thiết lập mục tiêu lạm phát việc không đạt được mục tiêu sẽ làm cho chính sách IT mất đi ý nghĩa của nó trong việc ổn định lạm phát cũng như kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình và quyền hạn trong việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát của NHNN cũng phải được làm rõ. Một vấn đề lớn của IT là tính minh bạch của chính sách. Để làm được điều này không chỉ là vấn đề của cơ quan chức năng mà còn của cả trách nhiệm của dân chúng trong việc nâng cao hiểu biết và tiếp nhận thông tin. Khi điều hành CSTT lạm phát mục tiêu, việc phổ biến thông tin, nâng cao hiểu biết cho dân chúng cần được đặc biệt lưu ý. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của dân chúng vào chính sách và kỳ vọng lạm phát của thị trường, yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu lạm phát như đã đề ra. Trên đây là một số vấn đề lưu ý được rút ra cho Việt Nam sau khi nghiên cứu quá trình chuyển đổi và áp dụng IT của Brazil (bài viết được đăng trên trang web của ngân hàng nhà nước). Đặc trưng của lạm phát xưa nay là ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố trong cuộc sống, tâm lý của dân chúng cũng như các điều kiện kinh tế vĩ mô, vi mô. Vì vậy để nghiên cứu, áp dụng, Việt Nam còn cần phải chuẩn bị rất nhiều các điều kiện từ vi mô đến vĩ mô, từ thể chế pháp luật cho đến xây dựng lòng tin của dân chúng. Do đó cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng liệu rằng với các điều kiện như của Việt Nam hiện nay, IT có thực sự thích hợp và sẽ mang lại sự ổn định hơn cho nền kinh tế không?. Như vậy, có nhiều bài nghiên cứu đã thực hiện và để định hướng cho nước ta trong việc thực hiện lạm phát mục tiêu, tuy nhiên những nhà nghiên cứu cũng nhận định việc thực hiện lạm phát mục tiêu ở Việt Nam nên là thực hiện nhưng là sau khi có thêm các điều kiện cần. Điều này cũng dễ nhận ra khi nước ta liên tục thấy việc không đạt được mục tiêu về lạm phát trong những năm gần đây của nước ta. Một khi khả năng kiểm soát lạm phát còn thấp thì khả năng theo đuổi lạm phát mục tiêu cũng sẽ không khả thi. Trong điều kiện của nước ta Trang 20 / 23 hiện nay thì việc cần thiết thực hiện lúc này nhất làm tăng mức tín nhiệm của chính phủ và ngân hàng trung ương lên để có thể góp phần gia tăng được công hiệu của mỗi chính sách đề ra cũng như giảm bớt đi độ trễ của chính sách. Có như vậy thì mới làm cho lạm phát mục tiêu khả thi và khả năng tác động lên tăng trưởng kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn. Kết luận Như vậy, sau khi thống kê một số các lý thuyết và bài thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu thì có thể kết luận là mối quan hệ này tồn tại khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cho nên để nghiên cứu mối quan hệ này phải xem xét nhiều các đặc điểm liên quan đến chủ thể mà mình đang muốn nghiên cứu. Nói về con đường mà lạm phát mục tiêu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chính là thông qua các chính sách mà ngân hàng trung ương và chính phủ thực hiện, mà đặc biệt là công cụ lãi suất. Lãi suất là con đường tác động thường được sử dụng bởi vì khả năng tác động của nó khá lớn, đây là chỉ số mà được hiều thành phần trong nền kinh tế quan tâm nên một khi có thay đổi sẽ có sự tác động liền, và làm cho độ trễ của chính sách thấp cũng như góp phần vào sự thành công của chính sách. Bên cạnh đó, yếu tố lãi suất còn ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác như việc đầu tư cũng như chi của cả các thành phần kinh tế. Chính những lý do như vậy mà lãi suất là kênh được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, tuy nhiên khi sử dụng thì nên cần chú ý đến biên độ thay đổi lãi suất cũng như mức độ thường xuyên của sự thay đổi. Mỗi kênh để kết hợp với chính sách lạm phát mục tiêu đều có thuận lợi và khó khăn riêng, quan trọng là tìm kiếm được cho quốc gia mình một phương thức phù hợp. Trang 21 / 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2008), Giáo trình Nhập môn tài chính – tiền tệ. NXB Lao động Xã hội. 2. sach-lam-phat-muc-t ieu. 3. QH4lFEUQupgdDmgh4MD6_YLxoQtXd4zeTmUENGr83d9uamx16c0E1augp 5kyQMAPQIlmCjNQ623u5XyXByIzXHH_F3eKGcWpwKAVTkAStmOYar8g 4V_ZXG1jkFwVEVl5ABB8cRmrU6Fiz3TdzV_s3_0Sibg6vfJg5Bmgjhu6Mrl1 Z1mClzdvFAzV2Toc!/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0OTdGNT QwMFZLMzBJT1E3TjNHUTAwQzY!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/ wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.printing.magazine/9dfd69004c aac7b395239d9ccb010195. 4. m. 5. b27aaa/to+anh+duong.pdf?MOD=AJPERES&CACHEID=9caa7500491aeaa882 a8a25774b27aaa. 6. thuc-thi-tai-Viet-nam/126/7074695.ep i. 7. iaou_lar_ch_sars_hann. 8. %20muc%20Tang%20truong% 20va%20phat% 20trien%20kinh%20te.pdf. 9. Trang 22 / 23 MỤC LỤC Lời Mở Đầu .............................................Error! Bookmark not defined. I. Khái quát về lạm phát mục tiêu ..................................................... 2 1. Định nghĩa: ....................................................................................................................... 2 2. Điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu ....................................................... 3 3. Đối tượng đề ra lạm phát mục tiêu .............................................................................. 3 4. Chỉ số lạm phát mà quốc gia sử dụng để xây dựng lạm phát m ục tiêu .................... 4 5. C ác bước thực hiện lạm phát mục tiêu của m ột quốc gia .......................................... 5 II. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.................... 6 1. Một số quan điểm về m ối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát: ........................... 6 a). Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tăng trưởng kinh tế: ......................................... 6 b). Các Quan Điểm Về Mối Quan Hệ Giữa Lạm Phát Và Tăn g Trưởng Kinh Tế : ........... 8 2. Bài ngiên cứu C hính sách mục tiêu lạm phát – kinh nghiệm của m ột số nước châu Á và bài học cho Việt Nam............................................................................................... 144 III. Khả Năng Thực Hiện Lạm Phát Mục Tiêu Ở Việt Nam ...... 178 Kết luận.............................................................................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 211

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_tctt_nhom_2_de_9_9069.pdf
Luận văn liên quan