Tiểu luận Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại

Mặc dù trong tưtưởng vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụnhưông không đứng vững trên lập trường duy vật, đặc biệt ông chưa thấy rõ tính hạn chếlịch sử của thời đại, cuả cơ sở kinh tế- xã hội, của các quan hệxã hội ảnh hưởng quyết định đến quá trình nhận thức. Vềchính trị- xã hội ông chủtrương xây dựng nhà nước tập quyền, bảo vệlợi ích xã hội tưbản, biện hộcho sựxâm chiếm thuộc địa của Anh. Nhưng Phơrăngxít Bêcơn, nhà triết học thực nghiệm đầu tiên của nước Anh, đã đểlại cho nhân loại những kiến thức vô cùng bổích và nhiều ứng dụng. Những đóng góp của ông là vô cùng to lớn đối với xã hội ngay cả ởthời của ông và cho đến tận bây giờ. “Con ong khai thác vật liệu từhoa ngoài vườn và ruộng đồng, nhưng sửdụng và biến đổi nó phù hợp với khảnăng và chủ định của mình. Công việc đích thực của nhà triết học cũng không khác gì công việc đó.” (Ph.Bêcơn)

pdf35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5607 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên  9  nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Chính những điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này: Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận. Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học. Thứ ba, đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như B.Xpinôda, Ph.Bêcơn. T.Hôpxơ, R.Đêcactơ, G.Lamettri, Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.G.Rutxô. Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định. Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli. 4. Những đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây thời Phục hưng – cận đại Trong điều kiện thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - chính trị- xã hội và gắn liền với những thành tựu khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ là sự hình thành và phát triển một nền triết học mới – triết học Tây Âu thời Phục hưng – cận đại. Mặc dù, nền triết học này được chia thành hai giai đoạn: triết học Tây Âu thời Phục hưng( thế kỷ XV-XVI) và triết học Tây Âu thời cận đại ( thế kỷ XVII –đầu XIX), ứng với hai giai đoạn hình thành và khẳng định của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng thống nhất với nhau.  10  Triết học Tây Âu thời cận đại tiếp nối triết học Tây Âu thời Phục hưng, phản ánh sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - chính trị - tư tưởng của xã hội Tây Âu thời bấy giờ. Dù tồn tại trong sự phát triển đan xen giữa các tư tưởng, trường phái triết học khác nhau, nhưng nhìn chung, nó có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về mặt thế giới quan, triết học thời phục hưng – cận đại thể hiện rõ thế giới quan máy móc bên cạnh quan điểm tự nhiên thần luận của giai cấp tư sản- giai cấp đang vươn lên lãnh đạo xã hội. Sự xung đột giữa chủ nghĩa duy vật và khoa học với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo rất quyết liệt. Chủ nghĩa duy vật đã trở thành thế giới quan của giai cấp tư sản tiến bộ và cách mạng; còn khoa học đã trở thành sức mạnh của họ trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và Nhà thờ nhằm xác lập một trật tự xgiai cấp phong kiến và Nhà thờ nhằm xác lập một trật tự xã hội mới. Các quan điểm duy vật đã tìm được cơ sở khoa học cụ thể cho chính mình. Còn quan niệm khoa học, mà trước hết là cơ học, đã được mở rộng thành chủ nghĩa cơ giới ( máy móc ). Mặc dù các thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, được áp dụng rộng rãi trong tthực tiễn cuộc sống và trong nhận thức; nhưng những niềm tin tôn giáo vẫn chưa bị đẩy lùi. Những giá trị của Thượng đế được thừa nhận trước đây, bây giờ được coi là những giá trị của giới tự nhiên. Giới tự nhiên được gán ghép cho nhữg tính siêu nhiên thần thánh. Do đó, màu sắc tự nhiên thần luận là một nét đặc sắc của chủ nghĩa duy vật máy móc lúc bấy giờ. Thứ hai, về mặt nhận thức – phương pháp luận, triết học thời phục hưng – cận đại chủ yếu đi tìm phương pháp nhận thức mới để khắc phục triệt để phương pháp kinh viện giáo điều, nhằm xây dựng một triết học và một khoa học mới có liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến xây dựng tri thức. Tuy nhiên, sự đối lập giữa cảm tính và lý tính rất gay gắt kéo theo sự đối lập giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch, giữa tư duy tổng hợp và tư duy phân tích đã sản sinh ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh nghiệm – duy giác và chủ nghĩa duy lý – tự biện. Sự đối lập này đã sản sinh ra hai  11  phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức khoa học: phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm và phương pháp tư duy tự biện trong nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. Do khoa học thực nghiệm chiếm ưu thế nên phương pháp siêu hình kinh nghiệm được đề cao. Và do cơ học vươn lên vai trò hàng đầu trong các ngành khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa cơ giới (máy móc) xuất hiện và xâm nhập trở lại các ngành khoa học đó. Vì vậy, trào lưu triết học thống trị trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật siêu hình- máy móc lại bộc lộ những nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình phát triển tư duy lý luận, vì vậy, phép biện chứng duy âm đã ra đời thay thế. Thứ ba, về mặt nhân sinh quan – ý thức hệ, nền triết học thời Phục hưng – cận đại thể hiện rõ tinh thần khai sang và chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Nó là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sảnđể tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới – chủ nghĩa tư bản. Khát vọng giải phóng con người ra khỏi sự thống trị của giai cấp phong kiến – giáo hội nhà thờ, ra khỏi sự ngu dốt, ra khỏi chi phối âm thầmcủa các lực lượng tự nhiên nhằm hướng đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng, bác ái, sung túc cho con người trên trần gian được đặt ra. Khát vọng này có sức cuốn hút mạnh mẽ quần chúngđi đến một hành động cách mạng cụ thể để giái phóng mình và giải phóng xã hội. Lịch sử triết học Tây Âu thời Phục hưng – cận đại là một cuộc đấu tranh của các trào lưu, khuynh hướng, trường phái triết học khác nhau trong bối cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và tự khẳng định mình, trong sự hiện thực hóa vai trò thống trị của giai cấp tư sản. Thế giới quan duy vật máy móc, nhân sinh quan nhân đạo tư sản, và phương pháp luận siêu hình thể hiện rất rõ trong các trường phái, trào lưu, khuynh hướng triết học xung đột nhau lúc bấy giờ.  12  PHẦN 2 : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHƠRĂNGXÍT BÊCƠN 4. Các tư tưởng triết học thời Phục hưng: Nếu triết học Tây Âu trung đại bị chi phối bởi chủ nghĩa duy tâm, coi trọng lòng tin tôn giáo, đề cao vai trò của Thượng đế, coi thường lý trí khoa học, hạ thấp vai trò của con người và giới tự nhiên…, là công cụ tinh thần của nhà thờ và nhà nước phong kiến thống trị con người; thì triết học Tây Âu thời Phục hưng đã bắt đầu coi trọng lý trí, đề cao con người và giới tự nhiên. Thời kỳ này, sự phát triển của triết học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên mà trước hết là thiên văn học. Triết học và khoa học tự nhiên thống nhất chặt chẽ với nhau; các nhà khoa học tự nhiên thường là các nhà triết học.Về cơ bản, triết học Tây Âu thời Phục hưng là ngọn cờ lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời, nhằm thiết lập ý thức hệ mới – ý thức hệ tư sản. Trải qua một quá trình xung đột gay gắt giữa các tư tưởng duy vật và khoa học của các lực lượng tiến bộ trong xã hội với các tư tưởng duy tâm và thần học thể hiện lợi ích của giai cấp phong kiến và nhà thờ, chủ nghĩa duy vật từng bước được khôi phục lại. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng rất lớn của thần học nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này không triệt để, nó mang tính tự nhiên thần luận; nó chỉ chống lại nhà thờ nếu nhà thờ xuyên tạc những lý tưởng xã hội cao đẹp, những quan niệm khoa học đúng đắn; thậm chí, nó còn dựa vào thượng đế để chống lại những biểu hiện phi nhân tính trong đời sống, phi khoa học trong nghiên cứu. Các tư tưởng cơ bản của triết học thời phục hưng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tiếp theo của triết học Phương Tây là quan niệm mới về  13  con người và tự nhiên, - tư tưởng đề cao con người và sự nghiệp giải phóng con người, thuyết nhật tâm; về khoa học và vai trò của nó trong đời sống của nhân loại… 5. Các tư tưởng triết học thời cận đại Tiếp nối những tư tưởng triết học thời phục hưng, triết học phương Tây tiếp tục có những thành tựu đáng kể trong việc phát triển các trường phái tư tưởng triết học lớn, như: ƒ Trường phái duy vật kinh nghiệm – duy giác ƒ Trường phái duy lý – tự biện ƒ Trường phái duy tâm – bất khả tri ƒ Triết học khai sang và chủ nghĩa duy vật Pháp ƒ Triết học cổ điển Đức Các trường phái triết học kể trên được gắn liền với các tên tuổi lớn, và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, xin được phép đi sâu vào những tư tưởng triết học của triết gia nổi tiếng Phơrăngxít Bêcơn. 6. PHƠRĂNGXÍT BÊCƠN Phranxis Bêcơn (1561-1626) (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. C.Mác coi Ph.Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Ph.Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn phát triển mới với những màu sắc riêng. Ph.Bêcơn sinh tại thành phố Luân Đôn, trong một gia đình quý tộc Anh. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kembritgiơ, ông công tác nhiều năm trong ngành ngoại giao cho vương triều Xtiua. Ông từng làm việc tại sứ quán Anh ở Pháp, sau đó được bầu vào Nghị viện, làm Thượng thư báo chí, rồi Thủ tướng của nước Anh. Ông là đại biểu tư tưởng của tầng lớp quý tộc cấp tiến. Mặc dù sống ở nước Anh trước thời kì cách mạng tư sản, nhưng Ph.Bêcơn là người nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển  14  đất nước, ủng hộ sự phát triển của khoa học và triết học. Những tác phẩm lớn của ông là: Giải thích thiên nhiên, Phê bình triết học, Sợi chỉ của mê lộ, Mô tả quả cầu tri thức, về các nguyên lý, Atlantis mới, Đại phục hồi các khoa học (1605), Công cụ mới (1620)... Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm. Lịch sử triết học và khoa học phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph. Bêcơn. Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Khoa học không biết một cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tự nhiên. Ông cho rằng con người cần phải thống trị, phải làm chủ giới tự nhiên. Điều đó có thực hiện được không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Bêcơn cho rằng tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri thức. Do đó cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu nhằm biến tự nhiên thành “giang sơn” của con người. Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trở nên mạnh hơn. Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó. a. Quan niệm của Ph.Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Ph.Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Ông coi đó là một phương tiện cơ bản nhằm xoá bỏ những bất công xã hội, xây dựng cuộc sống phồn vinh. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình  15  lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Chịu ảnh hưởng của quan niệm trước đây coi triết học là khoa học của các khoa học, Ph.Bêcơn hiểu triết học theo hai nghĩa. Triết học theo nghĩa rộng là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế (học thuyết về Thượng đế), về giới tự nhiên (học thuyết về giới tự nhiên) và về bản thân con người (học thuyết về con người); học thuyết về Thượng đế là thần học, chỉ có bộ phận thần học tự nhiên (tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học, còn bộ phận thần học Thượng đế (tức xem xét Thượng đế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng...Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Ph.Bêcơn gần như đồng nhất với khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Ph.Bêcơn, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Đó là nền tảng và cơ sở của mọi khoa học khác, đồng thời nó đã bao chứa toàn bộ các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ph.Bêcơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới.  16  Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Ph.Bêcơn khẳng định "tri thức là sức mạnh". Từ đó ông đi đến một một kết luận mang tính cách mạng đối với người đương thời, coi "hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận tính chân lý của các triết học". Muốn chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân theo chúng. Là một nhà tư tưởng cấp tiến có đầu óc thực tiễn của tầng lớp quý tộc, Bêcơn đòi hỏi phải chấn hưng đất nước. Nhưng muốn vậy, cần phải thống trị giới tự nhiên, nghĩa là biết sử dụng sức mạnh của nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho con người. Để làm được điều này cần phải phát triển khoa học và triết học. nhưng muốn phát triển khoa học và triết học, thì trước hết phải khắc phục tính tư biện giáo điều, lề thói lý luận suông xa rời thực tế cuộc sống của triết học và khoa học cũ, nghĩa là phải có quan điểm thực tiễn. Chỉ khi dựa trên quan điểm thực tiễn, thì mới có thể xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của triết học và khoa học mới; và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong đời sống của con người. Theo Bêcơn, triết học mới cần phải được coi là khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ sở của mọi khoa học. Mục đích của triết học và khoa học mới là xây dựng các tri thức lý luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục về mọi lĩnh vực nghiên cứu như: Thượng đế, giới tự nhiên, con người, chứ không phải là củng cố các đức tin mù quáng. Nhiệm vụ của triết học mới là đại phục hồi cho khoa học hay xây dựng khoa học mới bằng cách cải tạo toàn bộ tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá trật tự củ thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế giới trong tư duy giống như nó tồn tại trong hiện thực. Còn nhiệm vụ của khoa học mới là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không phải đi tìm nguyên nhân cuối cùng. Triết học và khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “tri thức là sức mạnh” và lý luận thống nhất với thực tiễn. Nhiệm vụ tối thượng của chúng là giúp tăng cường quyền lực  17  tinh thần cho con người để con người thống trị, tức là làm chủ và cải tạo giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. Với quan niệm thực tiễn như thế, Ph.Bêcơn đã xây dựng một hệ thống triết học về khoa học của mình. Tư tưởng này còn thể hiện rất nhiều trong các quan niệm được đề cập sau đây. b. Quan niệm về thế giới Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Để giải thích thế giới, ông đã cải biến thuyết bốn nguyên nhân của Arixtốt theo hướng duy vật. Ông cho rằng thế giới( giới tự nhiên) tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhất; con người là một sản phẩm của thế giới, nó bao gồm thể xác và linh hồn mang tính vật chất. Ông xoá bỏ nguyên nhân mục đích của các sự vật và cho rằng, mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại từ ba nguyên nhân: hình dạng, vật chất và vận động. Khác với Arixtốt, ông coi hình dạng của sự vật là cái nằm chính trong bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó; không thể có cái gọi là "hình dạng của hình dạng" phi vật chất, cũng như "vật chất đầu tiên" phi hình dạng là không có thực; mọi "hình dạng" đều chỉ là "hình dạng" của vật chất. Cả ba nguyên nhân "hình dạng", "vật chất" và "vận động", thực chất đều là bản tính của vật chất. Vì thế vật chất có bản tính là tích cực, có sinh khí chứ không phải thụ động. Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức (cái chủ quan) của con người. Triết học và khoa học không thể biết cái gì ngoài thế giới vật chất khách quan đó. Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động… Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau.  18  Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. Vận động là bản năng, là sinh khí của sự vật vật chất. Vận động là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất của vật chất. Ph.Bêcơn đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó. Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Ph.Bêcơn cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét, Ph.Bêcơn đã hiểu "rằng trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống của vật chất". Ph.Bêcơn đã tìm cách phân loại các dạng vận động. Theo ông có 19 dạng vận động: 1) vận động xung đối; 2) vận động móc nối; 3) vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4) vận động, trong đó sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) vận động liên tục; 6) vận động có lợi; 7) vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) vận động từ tính; 10) vận động sản sinh ra; 11) vận động chạy trốn; 12) vận động thức tỉnh; 13) vận động mô tả, ghi nhận; 14) vận động ngoại tuyến; 15) vận động theo xu hướng; 16) vận động hùng tráng; 17) vận động tự quay; 18) vận động rung động; 19) đứng yên. Vật chất, hình dạng và vận động thống nhất với nhau. Nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. Từ đây, có thể thấy rằng, về cơ bản Ph.Bêcơn đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả, chưa biết phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học; không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn  19  đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất. Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ở Ph.Bêcơn là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới. Đối với con người, Ph. Bêcơn cho rằng con người là một sản phẩm của thế giới: khi coi con người bao gồm thể xác và linh hồn, ông khẳng định rằng, không chỉ thể xác mà cả linh hồn của con người cũng đều là vật chất. Linh hồn của con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh và mạch màu trong cơ thể. Ngoài việc thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn con người trong thể xác con người, Ph. Bêcơn còn thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn thực vật và linh hồn động vật tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật. khoa học nghiên cứu con người và linh hồn của nó phải là khoa học tự nhiên. c. Nhận thức luận và phương pháp luận Quan niệm về nhận thức: Ph. Bêcơn cho rằng : cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm chân lý lưỡng tính – chân lý lòng tin của thần học tồn tại cùng với chân lý lý trí của khoa học – và chưa khắc phục được tính thần học trong quan niệm của mình, nhưng Ph. Bêcơn luôn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Khoa học thực sự phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người.  20  Bêcơn là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học. Ông nói: "Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ và cường điệu, và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó." Theo Bêcơn, quá trình nhận thức thế giới khách quan là quá trình xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Quá trình này phải xuất phát từ bản than thế giới khách quan, thong qua kinh nghiệm cảm tính, tiến đến tư duy lý tính để xây dựng các tri thức khách quan về thế giới. Tuy nhiên, quá trình nhận thức của con người còn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc) hay còn gọi là “ảo tưởng”. Để nhận thức chân lí và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ngẫu tượng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí và nhân cách của mỗi người. Theo Bêcơn, "trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm bẫy cho mình”. Vì các ngẫu tượng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó những tư tưởng và ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu". Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình. Bêcơn phân loại các dạng ảo tưởng như sau:  21  Dạng ảo tưởng loài: nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính của riêng con người. Bêcơn nói: "Các ngẫu tượng loài có cơ sở trong chính bản thân loài người, bởi vì thật là sai lầm khi khẳng định cảm giác cảm tính của chúng ta là thước đo sự vật. Ngược lại, tất cả các giác quan cũng như trí tuệ đều được dựa trên sự tương đồng của con người, chứ không phải dựa trên sự tương đồng của thế giới. Trí tuệ con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi nó pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bóp méo". Sở dĩ có loại ngẫu tượng này, theo Bêcơn, là do các giác quan cũng như trí tuệ của con người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ngẫu tượng này là ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ngẫu tượng loài do vậy rất bền vững. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của ngẫu tượng này bằng cách hoàn thiện các nhận thức của con người như thực nghiệm v.v.. Việc Ph.Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách quan thuần tuý" của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học. Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được duy ý chí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực nghiệm, thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm về mặt logic…  22  Dạng ảo tưởng hang động: xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Ngoài những ngẫu tượng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lí, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau. Thực chất ngẫu tượng hang động chính là ngẫu tượng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là ngẫu tượng hang động vì mượn câu chuyện của Platôn về hang động, Ph.Bêcơn ví trí tuệ của con người như hang động méo mó của Platôn, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài. Để hạn chế dạng ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể v.v.. Dạng ảo tưởng thị trường: được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản than sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó. Ảo tưởng này xuất hiện do thường xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (giống như ở chợ). Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học chưa thật chính xác. Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo lộn tất cả và cuối cùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vả để diễn giải những cái rỗng tuếch. Vì thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái độ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác. Theo Bêcơn, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm. Dạng ảo tưởng này xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu. Các ngẫu tượng  23  này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta đôi chỗ còn chưa thật chuẩn xác. Quan niệm trên của Ph.Bêcơn có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Dạng ảo tưởng nhà hát: Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu. Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời hoàng kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận. Dạng ảo tưởng này có nguồn gốc từ những quan niệm sai trái nhưng được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo…đang thống trị trong đời sống xã hội. Đó là những ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Ph.Bêcơn khẳng định "chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín". Để tìm ra chân lý chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức. Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức. Theo Ph. Bêcơn, để khắc phục những ảo tưởng này, chúng ta cần phải khách quan hóa hoạt động nhận thức. Điều này được thực hiện bằng cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thong qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều,…; ra sức hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức và nhân cách, cá tính cá nhân của mỗi người, đặc biệt phải biết làm thí nghiệm, biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính riêng lẻ để xây dựng chuẩn xác các khái niệm, nguyên lý chung phản ánh đúng đắn, chính xác bản chất, quy luật của sự vật tồn tại trong hiện thực khách quan.  24  Nhìn chung, việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ngẫu tượng của Ph.Bêcơn còn mang nặng tính trực quan, chủ yếu xét ở khía cạnh nhận thức luận, vì vậy chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục ngẫu tượng một cách hợp lý. Công lao của ông trong học tuyết về ngẫu tượng là ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức; ở chỗ khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét với tinh thần phê phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với thời đại của ông mà còn đối với cả hiện nay. Ph.Bêcơn là một trong những người đầu tiên nhận thức được hạn chế của tam đoạn luận và của lôgic hình thức - cái mà từ trước đến bấy giờ vẫn được coi là phương pháp nhận thức vạn năng, đồng thời ông là một trong những người khởi xướng ra tư tưởng lôgic mới. Ph.Bêcơn liệt kê, phân tích những phương pháp nhận thức cơ bản đang được sử dụng phổ biến để từ đó đưa ra một phương pháp nhận thức mới cao hơn. Theo Ph.Bêcơn, từ trước đến bấy giờ, tư duy giáo điều và đầu óc nông cạn, người ta chỉ chủ yếu dùng hai phương pháp nhận thức là "phương pháp con nhện" và "phương pháp con kiến". Phương pháp con nhện là phương pháp xuất phát từ vài bằng chứng và cứ liệu vụn vặt người ta đã vội vã đưa ra các tiền đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất của sự vật. Phương pháp này được các nhà giáo điều sự dụng để rút ra các công thức phi nội dung. Phương pháp đó chẳng khác gì con nhện chăng tơ, chỉ trong khoảnh khắc đã xong nhưng không chắc chắn và bất chấp mọi tài liệu, thực tế sinh động bên ngoài đang tồn tại, thay đổi ra sao. Đây chỉ là những lý luận suông. Phương pháp con kiến là sự miêu tả, lượm lặt, sưu tầm từng ít dữ kiện về sự vật, nhưng rốt cuộc chẳng biết khái quát, rút ra những kết luận đúng đắn trên cơ sở những dữ kiện đó. Phương pháp này chỉ cho ta hiểu  25  những nét bề ngoài vụn vặt chứ không thể khám phá được bản chất đích thực của sự vật. Đây là phương pháp thục tiễn mù quáng, thường được các nhà kinh nghiệm tầm thường sử dụng. Để khắc phục những hạn chế nói trên, Ph.Bêcơn đưa ra "phương pháp con ong". Bản chất của "phương pháp con ong" là từ những tri thức do cảm tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra những tri thức mới bằng tư duy lý tính. “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”. Về vai trò của phương pháp, Bacơn cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”. Đương thời, Ph. Bêcơn đưa ra phương pháp 3 bảng ( bảng có mặt, bảng vắng mặt, bảng trình độ), sau này Milơ đã hệ thống hóa thành 4 phương pháp Milơ để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng khách quan, đa dạng và thống nhất trong thế giới vật chất. Phương pháp nhận thức tối ưu, theo Ph.Bêcơn, là phương pháp quy nạp. Ông coi phương pháp quy nạp là chiếc la bàn của khoa học. Đây là phương pháp cơ bản mang lại nhiều phát minh nổi tiếng của khoa học thực nghiệm trước đây. Nó dẫn dắt tư duy khoa học xuất phát từ những sự kiện khoa học riêng lẻ ( cái riêng) để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng quát (cái chung) khi dựa trên mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật giữa chúng đã được phát hiện ra, mà không nhất thiết phải dựa trên số lượng lớn các sự kiện riêng lẻ được khảo sát. Theo Ph. Bêcơn, quá trình nghiên cứu – nhận thức đúng đắn cần phải trải qua 3 bước như sau:  26  Thứ nhất, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm chúng ta trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu đuợc những tài liệu kinh nghiệm cảm tính. Thứ hai, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng. Thứ ba, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó, bằng quy nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì ta có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới. Phương pháp của Ph. Bêcơn có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành và phát triển khoa học thực nghiệm và triết học duy vật kinh nghiệm. Ông đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính, còn kinh nghiệm cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoa học là những công cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới để con người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình. Nhưng ông không thoả mãn với những phương pháp quy nạp đã có (quy nạp đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức phương pháp quy nạp mà trong đó có phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ, đi đến khẳng định bản chất của sự vật. Nhìn chung, trong vấn đề phương pháp luận, Ph.Bêcơn là nhà duy cảm (mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực  27  nghiệm; là người có công khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận đại. d. Quan niệm về chính trị - xã hội Là nhà tư tưởng kiệt xuất của tầng lớp quý tộc cấp tiến, Ph. Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản. Ông đòi hỏi: phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ; phải phát triển một nền công nghiệp và thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời ông cũng chống lại mọi cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân. Nói tóm lại, từ những nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng Ph. Bêcơn không chỉ là người sang lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm, mà ông còn là một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản Phương Tây. Lịch sử triết học, khoa học và văn minh – kỹ thuật phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của Ph. Bêcơn. e. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về con người cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật", "linh hồn lý tính". Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người, linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng trong cơ thể. Chúng vận động theo các dây thần kinh, tựa như các đường ống, tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể. Bộ phận linh hồn này có thể bị huỷ hoại cùng cơ thể khi con người chết đi. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã ban cho con người, mang tính thần  28  thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn nên con người vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và do đó, bản chất con người không cho phép con người theo lập trường hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc con người mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin nhưng nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. Nhìn chung, quan niệm trên của Ph.Bêcơn thể hiện sự thoả hiệp giai cấp tư sản Anh thời đó với các vấn đề tôn giáo.  29  PHẦN 3 : NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PH.BÊCƠN 3. THỜI BẤY GIỜ : Triết học Bêcơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo. Điều này thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông. Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bêcơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội đang lúc hưng thịnh lúc bấy giờ. Những lập luận của Ph.Bêcơn về bản chất của các cuộc xung đột xã hội mang tính súc tích đặc biệt. Ông là người đầu tiên phân tích cơ sở lý luận của tổng thể các nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội trong nội bộ đất nước, xem xét một cách cụ thể các điều kiện vật chất, chính trị và tâm lý của các vụ lộn xộn trong xã hội cũng như những phương thức có thể khắc phục chúng. Ông đặc biệt chú ý đến vai trò quyết định của các điều kiện vật chất đối với sự hình thành tình trạng mất trật tự xã hội. Một trong những nguyên nhân đó, theo Ph.Bêcơn, là do sự nghèo đói về vật chất của nhân dân: “Trong quốc gia có bao nhiêu người bị bần cùng hóa thì có bấy nhiêu người sẵn sàng trở thành kẻ nổi loạn”. Và nếu như giới quý tộc bị khánh kiệt về tài sản, bị bần cùng hóa và trở thành dân thường thì sự nguy hiểm lại càng lớn và càng không thể tránh khỏi những vụ nổi loạn, bởi lẽ những vụ nổi loạn, xuất phát từ những “miếng ăn” là những “vụ nổi loạn tồi tệ nhất”. Khi phân tích các nguyên nhân chính trị của những cuộc xung đột, Ph.Bêcơn nhấn mạnh rằng, các vị Hoàng đế (Quốc vương) bị ràng buộc bởi địa vị đứng đầu quốc gia nên giải quyết mọi vấn đề một cách tùy tiện theo sự suy xét của mình, không cần phải tôn trọng ý kiến của các tầng lớp và của nghị viện. “Nhân dân”, theo ông, “không thể chịu đựng được sự tùy tiện đó và họ tự suy nghĩ về việc thành lập và cũng có các hình thức cai trị mới. Các quan đại thần và một số người trong giới quý tộc bắt đầu ngấm ngầm xúi giục dân chúng  30  thực hiện điều đó. Một khi nhận được sự làm ngơ của các quan đại thần và một số người trong giới quý tộc, nhân dân lại dấy lên những phong trào phản đối chống lại Nhà nước”. Ngoài việc chỉ ra sai lầm về chính trị trong phong cách cai trị, Ph.Bêcơn còn chỉ ra một loạt các yếu tố thuộc về tâm lý của các vụ lộn xộn xã hội. Trong số những yếu tố đó, có những lời châm chọc gay gắt và độc ác “từ miệng lưỡi của Hoàng đế”; “sự ghen tỵ, sự đố kỵ trong cuộc sống xã hội”; “những lời nhục mạ, những lời đồn thổi giả tạo phê phán chính phủ”, v.v.. Lưu ý đến các phương tiện cụ thể nhằm ngăn ngừa những cuộc xung đột xã hội, Ph.Bêcơn nhấn mạnh rằng, “mỗi một căn bệnh” đều có thứ thuốc của mình, thứ thuốc đầu tiên là bằng tất cả các phương thức có thể để xóa bỏ các nguyên nhân mang tính vật chất của các cuộc xung đột xã hội, trong đó có việc khắc phục tình trạng sống dưới mức yêu cầu của các tầng lớp, đẳng cấp cụ thể trong xã hội. Theo ông, sự không hài lòng của một trong những tầng lớp cơ bản chưa tạo ra sự nguy hiểm thực sự, “vì nhân dân chưa cùng nhau tụ tập để vùng lên phản kháng một khi các vị đại thần chưa thức tỉnh họ làm điều đó, còn các vị đại thần cũng sẽ không có sức mạnh nếu họ chưa gây dựng trong bản than nhân dân sự phẫn nộ đối với chính thể hiện thời. Sự nguy hiểm chỉ thực sự lớn khi những vụ nổi loạn mà giới quý tộc mong đợi xảy ra trong dân chúng và ngay lập tức giới quý tộc thể hiện vai trò “lãnh đạo” của mình. Phương tiện quan trọng để ngăn ngừa các cuộc xung đột xã hội, theo Ph.Bêcơn, đó là nghệ thuật sử dụng các thủ đoạn chính trị. Biện pháp “tuyệt vời” và “tự chủ” ngăn chặn các cuộc xung đột xã hội, theo Ph.Bêcơn, là quan tâm đến việc làm sao để những người không hài lòng có được vị lãnh tụ thích hợp có khả năng tập hợp họ lại với nhau và làm sao để có được một hoặc tốt hơn là một số người có khả năng đàn áp các vụ lộn xộn và nổi loạn của dân chúng. Ph.Bêcơn không những chỉ ra sự cần thiết phải có những con người như vậy, mà còn nêu rõ những phẩm chất cơ bản họ cần phải có. Ông viết rằng, phải làm sao để cho những vị thủ lĩnh quân sự đó trở thành những người đáng tin cậy và đáng kính chứ không phải là những người thích chia rẽ và những  31  người thích đi tìm sự nổi tiếng, làm sao để họ hòa hợp được với những nhân vật quan trọng khác trong Nhà nước 4. NGÀY NAY: Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, triết học còn giúp cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, triết học cũng đang thực hiện chính những vai trò to lớn đó. Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, phức tạp và có tác động sâu sắc, nhiều mặt không chỉ đến con người và xã hội, mà còn đến cả giới tự nhiên. Các sự biến trong xã hội dồn dập xảy ra làm cho có những cái tưởng như hết sức vững chắc bỗng đột ngột sụp đổ, cái mới có khi chưa kịp phát huy tác dụng, thậm chí chưa định hình rõ rệt, thì lại đã có những cái mới hơn nảy sinh bổ sung hoặc chực chờ để thay thế. Cùng với những biến động đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đang tạo nên những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại, đang tác động mạnh đến tất cả các nền văn hoá dân tộc và đến văn minh nhân loại nói chung. Công nghệ thông tin, các phương tiện  32  liên lạc và giao thông hiện đại cực kỳ thuận lợi và hiệu quả dường như đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngôi làng toàn cầu”. Trong một bối cảnh như vậy đã có người nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay, chỉ có kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao mới có thể là cứu cánh giúp cho con người vượt qua những khó khăn, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, mới có thể đáp ứng được cả các nhu cầu thường nhật lẫn lâu dài của nhân loại còn triết học có lẽ đã hết thời(!) Mọi người đều hiểu rằng, sẽ không thể có toàn cầu hoá hiện nay, trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế, còn bộ mặt của thế giới cùng với đời sống của từng cá nhân cũng sẽ rất khác nếu như không có kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Song, nếu tỉnh táo mà xem xét thì chúng ta sẽ thấy nhận định trên là khá hời hợt và nông cạn. Rất dễ dàng nhận ra rằng, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh tế, một mặt, là những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính con người và xã hội lại cũng đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi ro khó lường do hậu quả của việc chiếm dụng, sử đụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu ấy của con người. Toàn cầu hoá, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của khoa học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần huỷ hoại nặng nề đối với thiên nhiên và ẩn chứa đầy nguy cơ đối với con người. Dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, xuất phát từ thực tế cuộc sống đương đại, con người đã có thể tự giải đáp được rất nhiều vấn đề mà họ quan tâm. Song, đúng như Ph.Bêcơn đã từng nhận xét, những điều mà con người đã biết được chưa thấm vào đâu so với những điều mà con người còn chưa biết. Vì vậy, con người vẫn vừa phải tiếp tục tìm kiếm lời giải cho những thách đố muôn thuở, vừa phải trả lời cho những câu hỏi hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Đó là những câu hỏi đại loại  33  như: thế giới này là gì? Vị trí của con người trong thế giới đó ra sao? ý nghĩa của cuộc sống con người trong thế giới đầy tính cạnh tranh và rủi ro này là gì? Số phận con người do ai quyết định? Con người có thể tránh được những tai hoạ thảm khốc do thiên nhiên đang bị chính con người tàn phá nặng nề gây ra hay không? Liệu mỗi con người và các dân tộc có thể làm chủ được vận mệnh của mình trong điều kiện toàn cầu hoá khi các nước phụ thuộc lân nhau ngày càng chặt chẽ hơn hay không? Hạnh phúc trong thế giới đầy bất ổn này là gì? Tại sao có nước quá giàu và có người lại quá nghèo? Có thể xoá bỏ được sự bất công và thiết lập được sự công bằng xã hội và công lý có thể thực thi hay không? Cuộc sống của con người trong tương lai sẽ như thế nào? Bằng cách nào để có thể ngăn chặn được các loại bệnh lây lan rất nhanh trong kỷ nguyên toàn cầu hoá? Có phải cái ác đã cắm rễ sâu trong con người không và có thể chế ngự được cái ác không? Làm sao để lòng khoan đung có thể ngự trị được trong con người nhằm góp phần ngăn chặn hoặc giảm bớt cảnh tàn sát lẫn nhau vẫn đang diễn ra trên trái đất? Con người được tự do đến đâu và có trách nhiệm đối với xã hội và đối với đồng loại ra sao cả về mặt luật pháp lẫn về mặt đạo đức? Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay liệu có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển khoa học và công nghệ mà không làm tổn hại đến con người, đến xã hội và đến giới tự nhiên hay không? Làm sao và bằng cách nào để các nước kém phát triển như nước ta có thể tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ổn định được xã hội để phát triển, để đuổi kịp các nước khác? Làm sao để sử đụng được một cách tất nhất các nguồn lực, các lợi thế mà toàn cầu hoá tạo ra cho các nước đi sau? Bằng cách nào chúng ta có thể tạo được các động lực cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên toàn cầu hoá mà không làm mất đi các giá trị dân tộc đã được các thế hệ trước tạo dựng nên?... Tất cả những câu hỏi trên có thể phải mất rất nhiều thời gian con người mới trả lời được, mà cũng có thể mãi mãi con người không tìm thấy câu trả lời. Xin trích dẫn câu nói của Ph. Bêcơn: “Thời gian là nhà cách tân vĩ đại nhất”. Câu nói này sẽ đúng với mọi thời đại.  34  Mặc dù trong tư tưởng vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụ như ông không đứng vững trên lập trường duy vật, đặc biệt ông chưa thấy rõ tính hạn chế lịch sử của thời đại, cuả cơ sở kinh tế - xã hội, của các quan hệ xã hội ảnh hưởng quyết định đến quá trình nhận thức. Về chính trị - xã hội ông chủ trương xây dựng nhà nước tập quyền, bảo vệ lợi ích xã hội tư bản, biện hộ cho sự xâm chiếm thuộc địa của Anh. Nhưng Phơrăngxít Bêcơn, nhà triết học thực nghiệm đầu tiên của nước Anh, đã để lại cho nhân loại những kiến thức vô cùng bổ ích và nhiều ứng dụng. Những đóng góp của ông là vô cùng to lớn đối với xã hội ngay cả ở thời của ông và cho đến tận bây giờ. “Con ong khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng, nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chủ định của mình. Công việc đích thực của nhà triết học cũng không khác gì công việc đó.” (Ph.Bêcơn)  35  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Bùi Văn Mưa – TS Nguyễn Ngọc Thu: Giáo trình ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC, NXB Tổng Hợp, tp. HCM, 2003. 2. Khoa Triết Học, trường Đại Học Kinh Tế tp. HCM, TRIẾT HỌC VỚI CUỘC SỐNG (tập 1), NXB Tổng Hợp, tp. HCM, 2007. 3. Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006 4. Khoa Triết Học, Học viện chính trị quốc gia tp. HCM, Đề cương bài giảng TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, NXB Lý Luận Chính Trị, tp. HCM , 2007. 5. Và các trang web khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai12_huynhthinguyenbinh_d1k19_5631.pdf
Luận văn liên quan