Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU . 1. Khái quát chung 1. 1 Quyền thừa kế 1. 2. Di sản thừa kế 1.3 Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị 2. Một số bản án và nhận xét quyết định của tòa án . Vụ việc thứ nhất 2.1.1 Nội dung vụ việc . 2.1.2 Tòa xét xử . 2.1.3 Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của toàn án 2.2 Vụ việc thứ hai . 2.2.1 Nội dung vụ việc . 2.2.2 Quyết định phúc thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nhận xét quyết định của Tòa án . 2.3 Vụ việc thứ ba 2.3.1 Nội dung vụ việc . 2.3.2 Giải quyết của toàn án 2.3.3 Nhận xét quyết định của toàn án 3. Một số ý kiến của nhóm về quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng KẾT BÀI .

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………. 1. Khái quát chung …………………………………………………………… 1. 1     Quyền thừa kế……………………………........................................ 1. 2.      Di sản thừa kế ………………………………….............................. 1.3 Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị …………….. 2.     Một số bản án và nhận xét quyết định của tòa án ……………………. Vụ việc thứ nhất ………………………………….................................. 2.1.1 Nội dung vụ việc …………………………………………..................... 2.1.2 Tòa xét xử ……………………………………………………………. 2.1.3 Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của toàn án ……………….. 2.2 Vụ việc thứ hai ………………………………………............................. 2.2.1 Nội dung vụ việc ………………………………………………………. 2.2.2 Quyết định phúc thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội Nhận xét quyết định của Tòa án ……………………………............. 2.3 Vụ việc thứ ba ………………………………………….......................... 2.3.1 Nội dung vụ việc ………………………………………………………. 2.3.2 Giải quyết của toàn án ………………………………………………… 2.3.3 Nhận xét quyết định của toàn án ……………………………………… 3. Một số ý kiến của nhóm về quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng KẾT BÀI ………………………………………………………………………. Lời mở đầu Ngày nay, vấn đề tranh chấp đất đai không chỉ diễn ra đơn thuần là các mối quan hệ bình thường mà nó còn diễn ra với những người có quan hệ huyết thống, thậm chí xu hướng tranh chấp của mối quan hệ này ngày càng phổ biến. Thực tế, đất đai thường là của chung do người đời trước để lại và sau khi chết đi việc phân chia sẽ trở nên khó khăn nếu như không giải quyết nội bộ hoà giải với nhau được. Sẽ gây không ít khó khăn cho pháp luật hiện hành vì mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh. Hà nội luôn là một điểm nóng về vấn đề nhà đất và kéo theo điều đó là rất nhiều tranh chấp lien quan đến vấn đề này. Không phải các vụ việc đều được giải quyết ổn thỏa và hợp lí. Để tìm hiểu them về vấn đề này tại chính nơi đang học tập – Thành phố Hà Nội nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: “Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 1. Khái quát chung 1. 1     Quyền thừa kế. Cơ sở pháp lí của quyền thừa kế được xác định tại các văn bản  pháp luật quan trọng như: khoản 1 điều 36 pháp lệnh thừa kế năm 1990, điều 31 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, điều 634, điều 648 BLDS năm 1995; điều 631, điều 645 BLDS năm 2005. Nội dung quyền thừa kế bao gồm quyền để lại di sản cho người thừa kế, quyền được hưởng di sản thừa kế, quyền yêu cầu chia di sản thừa kế… Người có tài sản có quyền để lại tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách để lại cho người khác thông qua việc lập di chúc. Người thừa kế có thể hưởng thừa kế trên cơ sở di chúc hoặc theo quy định của pháp luật ( trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp…) 1. 2      Di sản thừa kế Thừa kế là việc chuyển tài sản của người chết cho những người khác ( cá nhân đang còn sống hoặc pháp nhân đang còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong các loại tài sản để lại thừa kế thì bất động sản được quan tâm đến nhiều nhất mà đặc biệt là nhà ở và quyền sử dụng đất. Quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu tài sản của cá nhân nhưng, tuy nhiên quyền sử dụng đất đai thuộc sở hữu toàn dân cũng được thừa kế theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế  nhưng vì đây là một loại tài sản đặc biệt nên theo quy định của pháp luật đất đai thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thừa kế khi có các điều kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất. Theo BLDS năm 2005 chỉ quy định về di sản thừa kế nói chung còn di sản là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong luật đất đai năm 2003. 1.3 Về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Ở chương đầu nghị định số 60 của chính phủ ngày 5/7/1994 những quy định chung về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị quy định: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp. Nhà ở, đất ở thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm: 1. Nhà ở của một hộ gia đình hoặc của nhiều hộ gia đình trong cùng một ngôi nhà; 2. Đất ở tại nội thành, nội thị xã, thị trấn là đất dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên nếu có, phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhà ở được phân chia theo ba hình thức sở hữu:1. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; 2. Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế; 3. Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân. Tất cả nhà ở và đất ở đều phải được đăng ký. Chủ sở hữu hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo Nghị định này thay thế các loại giấy tờ pháp lý về sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở được cấp từ trước ngày ban hành Nghị định này. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất. Nhà nước không thừa nhân việc đòi lại đất ở mà trước đây Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng do việc thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.     Một số bản án và nhận xét quyết định của tòa án Vụ việc thứ nhất 2.1.1 Nội dung vụ việc Nguyên đơn : bà Trương Thị Bản, sinh năm 1926, trú tại số 27, phô Lê Lợi, thị xã Hà Đông, tình Hà Tây. Bị đơn: Ông Trương Gia Hải, sinh năm 1943, trú tại số nhà 27, phường Hoàng Văn Thụ, quân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nôij. Người có liên quan: Bà Trương Thị Nhân, sinh năm 1948, trú tại số 19, phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nội dung: Khối tài sản gồm một ngôi nhà ngói 5 gian gắn liền quyền sử dụng diện tích đất 415,62 m2 và diện tích 1010 m2 đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội, là tổ tiên để lại cho cụ Xứng. Cụ Trương Gia Xứng có hai vợ. Vợ cả là bà Kim Thị Chính sinh được con là bà Bản, vợ hai là cụ Nguyễn Thị Xuyến sinh được hai người con là ông Trương Gia Hải và bà Trương Thị Nhân. Cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1985, đều không để lại di chúc. Bà Bản xin được thừa kế căn nhà ngói năm gian gắn với quyền sử dụng 415,69m2 đất đi kèm, còn 1010m2 đất cũng là di sản do bố mẹ để lại nhưng ông Hải đã bán từ năm 1968 nên bà không yêu cầu chia. Ông Hải không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của bà Bản vì cho rằng : từ năm 1951 cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây để chung sống với mẹ con bà Bản, còn nhà đất hiện nay tại xóm Sở mà ông đang quản lí là cụ Xứng đã để hẳn cho mẹ con ông. Năm 1952 cụ Xứng chết, năm 1965 cụ Xuyến chết (mẹ ông Hải) đứng tên kê khai đất trong bản đồ địa chính xã Mai Dịch. Năm 1986, ông đã kê khai và đứng tên trong bản đồ địa chính của xã diện tích nhà đất trên cho đến nay. Bà Nhân cũng cho rằng, đất tại xóm Sở cụ Xứng đã cho cụ Xuyến và các con của cụ Xuyến. Nay bà đồng ý để lại toàn bộ nhà đất cho ông Hải để thờ cúng tổ tiên. 2.1.2 Tòa xét xử Tòa án sơ thẩm. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 12/DSST ngày 4/6/1996, tòa án nhân dân huyện Từ Liêm quyết định: Xác nhận ngôi nhà ngói 5gian diện tích 55,5m2 cùng các công trình phụ nằm trên diện tích đất 423m2 đất là di sản thừa kế của 3 cụ : cụ Xứng, cụ Chính, cụ Xuyến. Trích công sức duy trì tài sản cho ông Hải là 5% Bác yêu cầu của bà Bản xin nhận thừa kế bằng hiện vật Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Bản khiếu nai. Tòa án phúc thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 223/DSPT ngày 22/8/1996, tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định: Chấp nhận yêu cầu xin thừa kế nhà đất tại xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội của bà Trương Thị Bản. Xác nhận thửa đất gắn liền có diện tích 415,69m2 và giá trị ngôi nhà ngói cổ 5 gian có tổng giá trị là 211.820.000 đồng tại xóm Sở, Mai Dịch, nay là số 49, ngõ 23, ngách 58, Mai Dịch, Cầu Giấy thuộc quyền sử hữu sử dụng hợp pháp của Trương Gia Xứng, Kim Thị Chính và Nguyễn Thị Xuyến. Xác nhận cụ Xứng chết năm 1952, cụ Xuyến chết năm 1965, cụ Chính chết năm 1989 đều không để lại di chúc, di sản thừa kế chia theo pháp luật. Trích 74.138.750 đồng, tương đương với 35% tổng giá trị di sản để thanh toán công sức tu tạo, duy trì khối tài sản cho cụ Xuyến và ông Hải. Xác nhận di sản thừa kế sau khi trừ đi công sức của cụ Xuyến và ông Hải, di sản còn lại có giá trị là 137.686.250 đồng. Xác nhận thanh toán tài sản vợ chồng giữa cụ Xứng, cụ Xuyến, cụ Chính mỗi người có giá trị 45.895.416 đồng. Xác nhận hàng thừa kế thứ nhất của cụ Trương Gia Xứng gồm 5 người : cụ Chính, cụ Xuyến, bà Bản, ông Hải, bà Nhân. Mỗi kỉ phần thừa kế có giá trị là 9.179.083.2 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nhân, giao toàn bộ kỉ phần thừa kế cho ông Hải. Xác nhân ông Hải được hưởng 55.074.499 đồng thừa kế của cụ Xuyến cộng với 18.358.166 đồng thừa kế của cụ Xứng công với 74.138.750 đồng công sức tôn tạo duy trì. Tổng bằng 147.571.415 đồng. Xác nhận bà Bản được hưởng 55.074.499 đồng (thừa kế của cụ Chính) cộng 9.179.038 đồng ( thừa kế của cụ Xứng) = 64.253.582 đồng. Giao cho ông Hải được sử dụng toàn bộ 415.69 m2 đất và vật liệu nhà ngói 5 gian cũ và có trách nhiệm thanh toán cho bà Bản 64.253.582 đồng. 2.1.3 Nhận xét của nhóm về cách giải quyết của toàn án Tòa sơ thẩm. Theo ý kiến của nhóm, cách giải quyết của Tòa sơ thẩm là chưa chính xác, còn nhiều thiếu xót vì chỉ đưa ra những quyết dịnh chung không cụ thể. Tòa chỉ khẳng đinh rằng 5 gian nhà ngói 55,5 m2 và diện tích đất bằng 423m2 là di sản thừa kế của 3 cụ: cụ Xứng, cụ Xuyến, cụ Chính mà không rõ ra các phần, các quyền tài sản mà những người liện quan được hưởng thừa kế. Tòa quyết định 5% tổng giá trị tài sản cho ông Hải để bù vào công sức duy trì tài sản mà lẽ ra ông Hải là người thuộc diện được hưởng thừa kế và được hưởng theo pháp luật khi bố mẹ ông chết mà không để lại di chúc. Tòa phúc thẩm. Tòa phúc thẩm đã xác định diện tích thửa đất 415,69 m2 và ngôi nhà ngói cổ xóm Sở, Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của 3 cụ: Xứng, Xuyến, Chính là hợp lí. Vì ngôi nhà này có trong thời kì hôn nhân, cả ba cụ từng sống chung tại đó. Vì thế khi ba cụ mất thì di sản thừa kế của ba cụ chính là mảnh đất có diện tích 415,69m2 và ngôi nhà ngói cũ. Cả ba cụ mất và đều không để lại di chúc cho nên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 675, BLDS thì di sản của cụ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Từ năm 1951 cụ Xứng đã mua nhà đất tại thị xã hà Đông, tỉnh Hà Tây để chung sống với mẹ con bà Bản nên ngôi nhà và diện tích đất tại xóm Sở, Từ Liêm, Hà Nội do ông Hải và bà Xuyến quản lý. Trong quá trình sinh sống ông Hải và cụ Xuyến đã nhiều lần tu sửa lại ngôi nhà. Cho nên trước khi xác định di sản thừa kế thì cần phải xác định số tiền trả cho ông Hải và cụ Xuyến. Do vậy quyết định của tòa án trích 35% tổng giá trị tài sản để thanh toán công sức tu tạo, duy trì tài sản cho ông hải và bà Xuyến là đúng. Căn cứ vàu điểm a khoản 1 điều 676 BLDS thì hàng thừa kế tứ nhất của cụ Xứng gồm 5 người là cụ Chính, cụ Xuyến, bà Bản, bà Nhân và ông Hải. Năm người này được hưởng những phần thừa kế như nhau. Di sản thừa kế của cụ Chính là 45.895.416 đồng ( sau khi chia tài sản chung với hai cụ Xuyến và Chính). Nay chia đều di sản này làm 5 phần nên mỗi người sẽ được hưởng 9.179.803 đồng cụ Xứng để lại. Đánh giá và xác định phần di sản mà ông Hải được hưởng: ông Hải được hưởng toàn bộ phần di sản của cụ Xuyến vì bà Nhân khước từ không nhận. Di sản của cụ Xuyến gồm có 45.895.416 đồng được hưởng từ tài sản chung và 9.179.803 đồng cụ Xứng để lại. Ngoài ra ông Hải còn được hưởng 9.179.803 đồng của cụ Xứng để lại và 9.179.803 của bà nhân được hưởng của cụ Xứng. Hưởng thêm 74.138.750 đồng tiền tôn tạo duy trì. Vật tổng số tiền mà ông Hải nhân đươc là 147.571.415 đồng. Đánh giá và xác định phần di sản mà bà Bản được hưởng: bà Bản sẽ được hưởng toàn bộ tài sản của cụ Chính bao gồm: 45.895.416 đồng được hưởng từ tài sản chung và 9.179.803 đồng hưởng thùa kế từ cụ Xứng. Ngoài ra bản thân bà Bản được hưởng 9.179.803 đồng thừa kế từ di sản của cụ Xứng. Vậy tổng số tiền mà bà Bản được hưởng là 64.253.582 đồng. Từ những phân tích trên của nhóm, hoàn toàn phù hợp với quyết đinh của tòa án. Vì vậy nhóm đồng ý với cách giải quyết phúc thẩm của tòa án. 2.2 Vụ việc thứ hai 2.2.1 Nội dung vụ việc Nguyên đơn: 1. Cụ Cao Thị Tính - sinh năm 1926 2. Bà Nguyễn Thị Lan Phương - sinh năm 1958 3. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - sinh năm 1963 Bị đơn: Ông Nguyễn Xuân Định - sinh năm 1948. Cụ Tính và cụ Hình kết hôn năm 1945. Năm 2007, cụ Hình chết. Cụ Tính và cụ Hình sinh được 4 người con gồm: Ông Nguyễn Xuân Định; Ông Nguyễn Quốc Trấn (Chấn) Bị bệnh tâm thần từ nhỏ. Bà Nguyễn Thị Lan Phương. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai. Ngoài ra cụ Tính và cụ Hình không có con riêng hay con nuôi nào khác. Các đương sự đều xác nhận cụ Tính và cụ Hình có khối tài sản chung gồm: một nhà ba tầng một tum xây năm 2006 nằm trên thửa đất diện tích đất 70m2 tọa lạc tại C27, tổ 58, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Tổng cộng giá trị nhà đất là 6.223.338.000 đồng. Khi cụ Hình chết được 100 ngày thì ông Định công bố bản di chúc trước sự chứng kiến của mọi người. Nội dung di chúc là giao quyền thừa kế cho cụ Tính và ông Định nhà đất và các tài sản khác để làm nơi thờ cúng. Khi đó các đồng nguyên đơn cho rằng di chúc cụ Hình đã lập có vấn đề về nội dung và hình thức nên các nguyên đơn đã đề nghị Tòa án hủy di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật, và yêu cầu được hưởng di sản theo pháp luật, tức là di sản của cụ Hình sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hình gồm cụ Tính, bà Phương, bà Mai, ông Trấn (Chấn), ông Định. Các đồng nguyên đơn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hình. Theo đó, các đồng nguyên đơn yêu cầu được hưởng thừa kế bằng tiền, đề nghị Tòa án chia riêng kỷ phần thừa kế đối với từng nguyên đơn rồi mới cộng chung phần thừa kế của các nguyên đơn. 2.2.2 Giải quyết của tòa án Quyết định phúc thẩm của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội: Đối với yêu cầu xin hủy di chúc và đề nghị chia di sản theo pháp luật do cụ Nguyễn Văn Hình lập ngày 24/6/2007 của các nguyên đơn. Xét thấy: Về hình thức của di chúc thì di chúc của cụ Nguyễn Văn Hình lập ngày 24/6/2005: Được lập bằng văn bản với nội dung đầy đủ rõ ràng; Di chúc có hai người làm chứng là ông Phạm Văn Sinh và bà Nguyễn Thu Hường, cán bộ tư pháp UBND phường Dịch Vọng Hậu là ông Nguyễn Kim Cương cùng xác nhận cụ Hình trực tiếp nghe đọc lại toàn bộ bản di chúc và ký tên vào bản di chúc trong tình trạng hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và ký trước mặt mọi người; Nội dung bản di chúc là ý nguyện của cụ Nguyễn Văn Hình; Đến nay các đương sự đều thừa nhận chữ ký trong bản di chúc đúng là chữ ký của cụ Hình. Việc ông Lê Quang Lợi – Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng chứng thực bản di chúc của cụ Nguyễn Văn Hình có vi phạm quy định về thủ tục chứng thực nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến tính xác thực, tính hợp pháp về mặt hình thức của di chúc theo quy định pháp luật. Như vậy, theo quy định tại các Điều 649, 650, 652, 653, 654, 656, 657 BLDS thì di chúc của cụ Hình lập ngày 24/6/2007 phù hợp với các quy định của pháp luật về mặt hình thức. Tòa giữ nguyên phần định đoạt tài sản cho ông Định và cụ Tính trong di chúc của cụ Hình. Về nội dung di chúc của cụ Nguyễn Văn Hình lập ngày 24/6/2007, xét thấy nhà đất tại C27 tổ 57 phường Dịch Vọng Hậu là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cụ Tính và cụ Hình mỗi người được quyền sở hữu một nửa giá trị nhà đất nêu trên. Tuy nhiên, tại di chúc lập ngày 24/6/2007, cụ hình đã tự ý định đoạt toàn bộ giá trị nhà đất tại C27 tổ 58 phường Dịch Vọng Hậu là vượt quá phần quyền đối với tài sản của mình và tước đi quyền sở hữu đối với tài sản của cụ Tính. Do đó Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của các bị đơn. Hủy một phần bản di chúc lập ngày 24/6/2007 của cụ Hình về phần định đoạt đối với quyền sở hữu của cụ Tính tại diện tích nhà đất ở C27 tổ 58 phường Dịch Vọng Hậu. Xác định phần di sản của cụ Hình là ½ diện tích nhà đất ở C27 tổ 58 phường Dịch Vọng Hậu. Các phần còn lại của bản di chúc có hiệu lực thi hành. Xét thấy, cụ Nguyễn Văn Hình và cụ Cao Thị Tính có một người con trai là ông Nguyễn Quốc Trấn (Chấn) bị tâm thần phân liệt, được Tòa án tuyên bố mất khả năng lao động, từ nhỏ phải sống phụ thuộc vào bố mẹ. Theo quy định tại Điều 669 BLDS thì ông Trấn (Chấn) là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên ông Trấn (Chấn) được hưởng thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Hình là 259.305.000 đồng nhưng do ông Trấn (Chấn) bị bệnh tâm thần nên phần tài sản nói trên do cụ Tính quản lý. Tóm lại, những người được hưởng di sản thừa kế của cụ Hình là cụ Tính, ông Định và ông Trấn (Chấn). Đồng nguyên đơn không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc cũng như theo Điều 669 BLDS vì họ đều là những người thành niên và có khả năng lao động. 2.2.3 Nhận xét quyết định của Tòa án Thứ nhất, không hủy toàn bộ mà chỉ vô hiệu một phần di chúc của cụ Hình là hoàn toàn chính xác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 652 của BLDS thì: “Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”. Nội dung của di chúc cụ Hình đã tự ý định đoạt cả phần tài sản của cụ Tính mà không được sự đồng ý của cụ Tính, vậy nên nội dung của di chúc đã trái pháp luật và phần định đoạt tài sản đó buộc phải bị vô hiệu. Di chúc có thể bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì phần đó không có hiệu lực pháp luật. Theo đó, phần định đoạt tài sản trong di chúc của cụ Hình bị vô hiệu nhưng cụ Hình vẫn còn một nửa phần tài sản để định đoạt nên di chúc của cụ không thể bị vô hiệu hoàn toàn.        Thứ hai, về việc hủy một phần di chúc của cụ Hình lập ngày 24/6/2007 về phần tài sản là giá trị quyền sử dụng đất tại C27, tổ 58, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Bởi lẽ đó là tài sản chung của cụ Hình và cụ Tính nên cụ Hình chỉ có quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình, đó là ½ giá trị nhà đất ấy. Thứ ba, quyết định chia di sản thừa kế cho ông Trấn (Chấn) là hoàn toàn đúng với pháp luật. Vì ông Trấn (Chấn) là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Ông thuộc vào khoản 2 Điều 669 là “con đã thành niên mà không có khả năng lao động”  nên được hưởng 2/3 di sản chia theo pháp luật. Tuy nhiên do ông Trấn (Chấn) bị tâm thần từ nhỏ nên phần tài sản được thừa kế sẽ do cụ Tính quản lý. Theo điểm b khoản 2 Điều 675 quy định thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp “phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật”. Có cách hiểu điều luật này cụ thể như sau, có người sẽ hiểu là “phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật” thì sẽ không có hiệu lực đối với toàn bộ phần ấy. Tức là nếu hiểu theo cách đó thì trong trường hợp này sẽ được giải quyết như sau: Như vậy theo điểm b khoản 2 Điều 675, phần di chúc của cụ Hình về giá trị nhà đất của cụ Hình và cụ Tính không có hiệu lực pháp luật thì phần tài sản ấy sẽ không được chia theo di chúc. Vì đã không có hiệu lực pháp luật thì không có hiệu lực toàn bộ đối với phần đó của di chúc. Như vậy thì phần di sản của cụ Hình còn lại là sẽ được chia theo pháp luật thì sẽ được chia năm cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Đây là một cách hiểu hoàn toàn sai, không thoát ý của điều luật. Theo cách hiểu này thì vô tình đã ghép cụm “hiệu lực pháp luật” với từ “di sản”. Đây chính là sai lầm. Chỉ có di chúc mới có khái niệm “hiệu lực pháp luật” đi kèm. Do đó không thể hiểu theo cách này. 2.3 Vụ việc thứ ba 2.3.1 Nội dung vụ việc   Nguyên đơn:           Ông Nguyễn Viết Hà, sinh năm 1934 (ông Hà uỷ quyền cho con là Nguyễn Thị Hồng, sinh năm 1974); chị Hồng và ông Hà đều trú tại thôn Vân Trì,m xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội;  Bị đơn:        Bà Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1952; trú tại: thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội;    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: 1. Ông Nguyễn Viết Minh, sinh năm 1938; 2. Bà Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1945; Đều trú tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; 3. Anh Nguyễn Viết Bình, sinh năm 1956; 4. Chị Nguyễn Thị Hậu, sinh năm 1976; trú tại tập thể Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;      Vợ chồng cụ Nguyễn Viết Sâm và cụ Tạ Thị Liễn có 5 con chung gồm các ông, bà: Nguyễn Viết Khả, Nguyễn Viết Hà, Nguyễn Viết Minh, Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Viết Ky.       Cụ Sâm chết tháng 9-1979; cụ Liễn chết năm 1999. Di sản của cụ Sâm và cụ Liễn gồm 1/2 ngôi nhà ba gian lợp ngói, sân gạch, bể nước trên diện tích 526m2 đất tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (1/2 ngôi nhà là phần đóng góp xây dựng của vợ chồng ông Ky và bà Thái). Di sản do bà Nguyễn Thị Thái (vợ ông Ky) quản lý, sử dụng.      Ngoài tài sản nêu trên, cụ Sâm và cụ Liễn còn để lại 1/2 ao có diện tích 436m2 tại xóm Cầu, thôn Vân Trì, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội; thửa đất ao này do ông Minh và bà Liên quản lý, san lấp làm nhà và trồng cây.Ông Khả chết tháng 4-1979; ông Khả có vợ là bà Tạ Thị Lưu và có 7 con chung gồm các anh, chị: Nguyễn Viết Bình, Nguyễn Viết Năng, Nguyễn Thị Tĩnh, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Phú, Nguyễn Thị Phương và Nguyễn Thị Lựu. Ông Kychết năm 1992; ông Ky có vợ là bà Thái và có 4 con chung gồm các anh, chị: Nguyễn Viết Tiền, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Sinh (chị Sinh chết năm 1998, chưa có chồng, con).      Trong quá trình quản lý, sử dụng nhà đất, vợ chồng ông Ky, bà Thái phá 2 gian bếp cũ, xây bếp mới, tôn nền sân gạch, xây thêm bể nước, lát nền đá hoa, xây thêm 1 ngôi nhà cấp 4. Năm 1994, bà Thái xây tường bao xung quanh thửa đất. Năm 1999, bà Thái xây nhà mái bằng có diện tích 38 m2. Năm 1994, anh Bình bán cho bà Thái 192 m2 đất trong khối di sản của 2 cụ với giá 8 triệu đồng. Năm 1998 và năm 2001, bà Thái bán cho bà Nguyễn Thị Hẹo và chị Phạm Thị Kim Thanh 303 m2 đất.      Tại đơn khởi kiện đề ngày 16-11-2000 và những lời khai tiếp theo, ông Hà khai rằng cụ Sâm có di chúc ngày 10-9-1979 chia thửa đất ao 1 sào cho ông Minh và bà Liên (hiện do ông Minh và bà Liên quản lý), chia thửa đất 1 sào 10 thước trên có ngôi nhà cấp 4 cho 3 người gồm: anh Nguyễn Viết Bình 8 thước, ông Hà 8 thước và ông Ky 9 thước. Do bà Thái không giao trả đất cho ông, nên ông yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Phần của anh Bình được hưởng thì anh Bình đã bán cho bà Thái năm 1994.          Để chứng minh cụ Sâm có di chúc, ông Hà xuất trình 2 tài liệu:     Tài liệu thứ nhất có tiêu đề: “Thầy ghi để lại” lập ngày 29-9-1979, nhưng không ghi tên người lập và nội dung không thể hiện việc dịch chuyển tài sản.     Tài liệu thứ hai có ghi tên người lập văn bản là Nguyễn Viết Sâm, có vẽ sơ đồ, nhưng nội dung không rõ ràng. Bà Thái không đồng ý chia thừa kế quyền sử dụng đất vì cho rằng mặc dù nhà đất là của cụ Sâm và cụ Liễn để lại, nhưng cụ Sâm và cụ Liễn không đứng tên chủ sử dụng thửa đất; bà không công nhận di chúc do ông Hà xuất trình. Nếu phải chia thừa kế thì bà xin nhận toàn bộ hiện vật. Chị Lựu (thừa kế thế vị của ông Khả) không nhận di sản. Phần của chị yêu cầu chia đều cho các thừa kế.    Ông Minh và các thừa kế của ông Khả (do anh Bình và anh Năng đại diện) công nhận lời khai của ông Hà và xin chia thừa kế theo pháp luật. Bà Liên nhường phần mà bà được hưởng cho ông Hà và ông Ky. Bà Hẹo, chị Thanh yêu cầu được tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà Thái. Theo trích lục bản đồ do Uỷ ban nhân dân xã Minh Khai cung cấp thì việc đứng tên chủ sử dụng thửa đất của cụ Sâm và cụ Liễn để lại hiện bà Thái đang quản lý, sử dụng được thể hiện như sau:     Tại bản đồ năm 1960 thôn Vân Trì, xã Minh Khai: thửa đất mang số 290, tờ bản đồ số 7, diện tích 526 m2, loại đất thổ cư, họ tên chủ sử dụng đất là ông Khả.      Tại bản đồ năm 1986 xã Minh Khai: thửa đất mang số 38, tờ bản đồ số 5, diện tích 600 m2, loại đất thổ cư, họ tên chủ sử dụng đất là ông Nguyễn Viết Ky.    Tại bản đồ năm 1994 thôn Vân Trì, xã Minh Khai: thửa đất mang số 17, tờ bản đồ số 16, diện tích 693 m2, loại đất thổ cư, họ tên chủ sử dụng đất là Ky (Thái).     Tại Biên bản xác minh ngày 30-3-2001 ông Nguyễn Văn Lịch (cán bộ tư pháp xã Minh Khai) và ông Nguyễn Mạnh Chí xác nhận: Theo phong tục tập quán ở địa phương không gọi tên bố mẹ mà chỉ gọi tên bố hoặc mẹ bằng tên con trưởng. Vì vậy năm 1960 trích lục bản đồ đất đứng tên ông Khả là con trai trưởng của cụ Sâm, còn thực tế toàn bộ nhà đất là của cụ Sâm và cụ Liễn mua được. 2.3.2 Giải quyết của toàn án       Tại bản án dân sự sơ thẩm số 09/DSST ngày 09-4-2001, Toà án nhân dân huyện Từ Liêm quyết định:   Xác nhận di sản thừa kế của cụ Nguyễn Viết Sâm và cụ Tạ Thị Liễn để lại gồm 1 nhà ngói 3 gian diện tích 42,34 m2sân gạch, bể nước nằm trên diện tích 693 m2 đất tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai có giá trị sử dụng là 247.631.650 đồng (đã trừ đi 106.127.850 đồng tiền công duy trì tôn tạo sửa chữa cho bà Thái, ông Ky). Sau khi ghi nhận sự thoả thuận, sự tự nguyện của các đương sự đã chia theo pháp luật cho những người thừa kế bằng giá trị, đồng thời trích công sức tôn tạo, bảo quản di sản cho vợ chồng ông Ky, bà Thái bằng 30% giá trị di sản. Riêng hiện vật là nhà đất giao cho bà Thái và các con bà sử dụng, sở hữu và bà Thái thanh toán giá trị chênh lệch kỷ phần cho những người thừa kế khác. 2.3.3 Nhận xét quyết định của toàn án.          Toà án cấp sơ thẩm đã xác định đúng thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế của cụ Nguyễn Viết Sâm và cụ Tạ Thị Liễn để lại gồm 1 nhà ngói 3 gian diện tích 42,34 m2sân gạch, bể nước nằm trên diện tích 693 m2 đất tại thôn Vân Trì, xã Minh Khai có giá trị sử dụng là 247.631.650 đồng (đã trừ đi 106.127.850 đồng tiền công duy trì tôn tạo sửa chữa cho bà Thái, ông Ky) , những người được hưởng thừa kế, xác định diện tích đất 90,09 m2 mà vợ chồng bà Thái, ông Ky lấn chiếm, đồng thời trích công sức tôn tạo, bảo quản di sản cho vợ chồng ông Ky, bà Thái bằng 30% giá trị di sản là có căn cứ, đúng pháp luật. Theo tinh thần của điều 646 BLDS 2005 và các quy định của pháp luật, xét những tình tiết trong vụ án thì tài liệu mà ông Hà xuất trình chứng minh là di chúc của cụ Xâm, thì di chúc này không được coi là hợp pháp vì không nhằm dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống hơn nữa nội dung cũng không rõ ràng, vì vậy Tòa án xác định chia di sản theo pháp luật là đúng. Việc trích công sức tôn tạo, bảo quản di sản cho vợ chồng ông Ky, bà Thái bằng 30% giá trị di sản là hợp lí theo quy định của pháp luật về việc người quản lí di sản được thanh toán những chi phí cần thiết cho việc quản lí di sản ( điều 683 BLDS 2005).      Hiện vật là nhà đất giao cho bà Thái và các con bà sử dụng, sở hữu và bà Thái thanh toán giá trị chênh lệch kỷ phần cho những người thừa kế khác. Nhóm chúng em cũng đồng ý với quyết định này của tòa án vì : ông Hà đã có nhà ổn định ở vị trí khác trên diện tích 221m2 đất. Còn căn nhà cấp 4 trên diện tích 236,72 m2 gia đình bà Thái đã quản lý sử dụng ổn định từ sau khi cụ Sâm, cụ Liễn chết, trong thực tế diện tích đất còn lại trong khối di sản có thể chia được mà vẫn đảm bảo giá trị sử dụng. Hơn nữa, giá trị kỷ phần mà Toà án cấp sơ thẩm phân chia cho ông Hà lại lớn hơn 2 lần so với kỷ phần mà ông Hà được hưởng (194.094.832 đồng/93.743.883,3 đồng) là không hợp lý và không phù hợp với thực tế.. 3. Một số ý kiến của nhóm về quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng     BLDS 2005 có những quy định khá cụ thể về thừa kế tuy nhiên để có thể tìm thấy các quy định về thừa kế bất động sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì cần dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật đất đai. Trong khi đó , thị trường bất động sản ở Việt Nam khá phức tạp và không ngừng thay đổi, các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai khá nhiều vì vậy việc tiếp cận luật khó có thể phổ biến. Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, pháp luật hiện hành về thừa kế di sản liên quan tới quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất còn những vấn đề sau: Nhiều trường hợp những tranh chấp thừa kế về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Điều 663 quy định vợ chồng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chung, và họ có quyền sửa đổi,bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào “khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia, nếu một người đã chết thì người kia chỉ có hể sửa đổi, bổ sung di chúc quan đến tài sản của mình”(điều 664). Từ những quy định này có thể dẫn đến những tình hướng tranh chấp nhà ở, đất đai trong thực tế hay rất nhiều tình huống liên quan tới các quyền thừa kế khác. Xác định tài sản riêng của người thay đổi, bổ sung…liên quan đến tài sản là nhà ở chung, là đất đai…hơn nữa, nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (theo điều 641 là 10 năm) thì di sản của người chết sẽ được định đoạt như thế nào? Tuy giấy đỏ không đề cập nhưng trên thực tế có loại đất này đã tồn tại. nhiều dòng họ đã dành ra một mảnh đất chung xây nhà thờ, trồng hoa màu để lấy chi phí thờ cúng… nên mới có tên gọi như vậy. Chính vì không được chính thức thừa nhận nên các tòa mới có cách xử lý bất nhất như trên. do đó cần có sự bổ sung kịp thời của các nhà làm luật về cách giải quyết các tình huống trên. Theo quy định tại Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì kể từ ngày 01/7/2004, Toà án áp dụng các quy định của Luật Đất đai năm 2003 về thừa kế quyền sử dụng đất để giải quyết, còn nay Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có hiệu lực pháp luật thì phải đồng thời áp dụng các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự để giải quyết. Tại khoản 1 Điều 98 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003 đã quy định: "Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được quy định như sau (…) Có ý kiến cho rằng: đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 98 nói trên thì thời điểm để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung, để thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là thời điểm người đó đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước hoặc từ thời điểm người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính. Đối với trường hợp không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, Toà án phải buộc người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần thừa kế mà họ được hưởng. Hai là, yêu cầu những người khởi kiện chia thừa kế phải tạm thực hiện nghĩa vụ tài chính thay người để lại di sản. Sau khi họ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, Toà án mới thụ lý. Khi xét xử, cần buộc những người nhận thừa kế hoàn trả phần nghĩa vụ mà người khác đã nộp thay cho mình. Đối với trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, thì Toà án phải hỏi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn đồng ý cho phép những người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc được tiếp tục ghi nợ thì Toà án cho người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất; nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cho phép người nhận thừa kế quyền sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không được tiếp tục ghi nợ thì Toà án buộc người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đối với phần thừa kế mà họ được hưởng. quan điểm trên có điểm không hợp lý vì: Toà dân sự không có nghĩa vụ và không có quyền buộc các bên thực hiện các quan hệ hành chính trong vụ án dân sự. Nếu có tranh chấp trong các quan hệ dân sự này, thì Tòa án chỉ là trọng tài phán xét ai phải, ai trái, ai có quyền dân sự đến đâu. Trong thực tế, còn rất nhiều những nhược điểm của pháp luật hiện hành về thừa kế quyền tài sản nói chung và về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất nói riêng. Các tranh chấp liên quan đến thừa kế nhà và quyền sử dụng đất diễn ra khá nhiều, do giá trị của phần di sản là nhà và quên sử dụng đất có giá trị lớn, do tinh chất phức tạp của các mối quan hệ, người dân chưa hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật chưa cao. Vì lẽ đó cần có sự rà soát, thay đổi, bổ sung các quy định pháp luật để phù hợp vứi xu thế chung của xã hội. Cần nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân. Kết bài Pháp luật về thừa kế trong pháp luật ngày nay nhìn chung đã đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội. tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế trong các quy định của pháp luật. Điều này vô hình chung đã tạo ra những sơ hở cho nhưng sai phạm, thiếu sót và lúng túng trong quá trình xử lí tranh chấp thừa kế, đặc biệt là những vấn đề xung quanh việc tranh chấp thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Thủ đô Hà nội nơi có mật độ dân số cao là nguyên nhân tất yếu dấn đến số lượng sai phạm lớn. Bài viết là 3 vụ việc mà nhóm đã tìm hiểu và đưa ra những ý kiến nhận xét đóng góp để hoàn thiện vấn đề có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Do hạn chế về điều kiện làm việc nhóm và thời gian, bài viết của nhóm chúng tôi sẽ còn những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM / NXB Công An Nhân Dân Hà Nội/ 2006 ( Chương IV “Tài sản và quyền sở hữu” ) 2. BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005 3. BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1995 4. Pháp lệnh thừa kế năm 1990 5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 6. Nghị định số 60 của chính phủ ngày 5/7/1994 7. Bản án 1 : 8. Bản án 2 : Bản án số 59/2007/DS-PT về tranh chấp di sản thừa kế (Trang wed : ) 9. Bản án 3: QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 21/2006/DS-GĐT NGÀY 03-8-2006 VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ” HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO (trang web :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về quyền thừa kế quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn liên quan