Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp

Lựa chọn theo công nghệ, chức năng: • Các nhà sản xuất điện thoại di động đều đưa ra một số loại được chú trọng đến một trong các chức năng đặc biệt nào đó như: Chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, thu chương trình truyền hình, chơi trò chơi, truy cập Internet,. các chức năng này luôn được áp dụng công nghệ mới để thu hút người dùng. • Một số điện thoại sử dụng công nghệ cảm ứng, người dùng có thể điều khiển bằng cách chạm tay vào các biểu tượng trên màn hình hoặc sử dụng một loại viết đặc biệt kèm theo máy để viết chữ lên màn hình. • Ngoài ra còn có điện thoại dành riêng cho các doanh nhân, loại này có các chức năng hỗ trợ công việc cho người sử dụng như màn hình và bàn phím lớn để thuận tiện trong việc soạn thảo văn bản, sử dụng các ứng dụng văn phòng, thời gian biểu, kết nối Internet,. và thường có dạng gập với kích thước khá lớn.

doc30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10933 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về cải cách chính trị, về biện pháp và phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát triển và nâng cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó là sự phát triển cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều. Song trái lại những mặt tích cực đó thì xã hội lại xuất hiện nhiều thành phần tiêu cực như: Quan liêu, tham nhũng, kinh doanh buôn bán bất hợp pháp…vì vậy các nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với thị trường buôn bán nhiều biến động và rủi ro như sự phá sản hay thất bại của doanh nghiệp này, cùng với sự thành công trên thương trường của doanh nghiệp khác là một xu thế tất yếu, nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều nhà doanh nghiệp nhức nhối và lo ngại hơn cả đó là làm thế nào để trở thành một nhà doanh nghiệp chuyên nghiệp và thành công. Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của Đảng đã diễn ra một cách liên tục, đó là: Vừa thử nghiệm vừ rút kinh nghiệm đã gặt hái được nhiều thành công đưa đất nước ta từng bước đi lên một cách vững chắc cả về tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội bằng hoạt động thực tiễn điều hành sản xuất kinh doanh thích nghi dần với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy đối với nền kinh tế nói riêng đã không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm và khách hàng đã trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp, trở thành vị trí trung tâm trong sản xuất, kinh doanh, các nhà doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất đối với nhu cầu của khách hàng. Trường Đại học Đồng Tháp với hơn 12.000 sinh viên là một thị trường tiêu thụ điện thoại di động không nhỏ, là nơi mà các nhà doanh nghiệp có thể phát triển thị phần. Nhưng, để tiêu thụ được sản phẩm điện thoại di động của mình thì các công ty cũng như các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần nắm bắt đựơc tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng xem họ muốn dùng loại điện thoại di động nào, mẫu mã chất lượng sản phẩm ra làm sao, giá cả thế nào là hợp lý đối với họ… vì thế tất cả những gì mà nhà kinh doanh có thể làm là làm thế nào để giúp cho khách hàng có được những phản ứng tự nhiên để mua hàng họ muốn chắc chắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần. Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp” làm chuyên đề. Tôi mong rằng với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất tìm ra được những giải pháp để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đối với sản phẩm điện thoại di động trên thị trường với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về nhu cầu sử dụng điện thoại di động và đề ra các biện pháp giúp cho nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. 2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể 1: Làm sáng tỏ nhu cầu sử dụng điện thoại di động. Mục tiêu cụ thể 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích thị hiếu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 4: Đề ra giải pháp giúp nhà sản xuất cung cấp những sản phẩm phù hợp vói nhu cầu của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Đồng Tháp. 3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 09/04/2010 đến 20/5/2012. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Là sinh viên đang sử dụng điện thoại di động thuộc khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 50. 4.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp được lấy bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Số liệu thứ cấp được thu thập qua các báo cáo của các nhà sản xuất trên internet. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu cụ thể 1: Tổng hợp các thông tin để làm sáng tỏ nhu cầu sử dụng điện thoại di động. Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu thị hiếu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thị hiếu của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể 4: Tìm hiểu và phân tích nhu cầu sử dụng điện thoại di động sử dụng phương pháp tự luận để đề ra các biện pháp giúp nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp. 5. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 5.1 Kiểm định giả thuyết Giả thuyết 1: Hầu hết sinh viên trường Đại học Đồng Tháp có sử dụng điện thoại di động. Giả thuyết 2: Đa số sinh viên trường Đại học Đồng Tháp sử dụng điện thoại Nokia, Samsung. Giả thuyết 3: Phần lớn sinh viên trường Đại học Đồng Tháp sử dụng điện thoại di động có giá từ 1 dến 3 triệu. 5.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Hầu hết sinh viên trường Đại học Đồng Tháp có sử dụng điện thoại di động không? Câu hỏi 2: Sinh viên trường Đại học Đồng Tháp sử dụng điện thoại di động của nhà cung cấp nào nhiều nhất? Câu hỏi 3: Đa số sinh viên trường Đại học Đồng Tháp sử dụng điện thoại di động có giá bao nhiêu? PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Giới thiệu điện thoại di động 1.1.1 Khái niệm điện thoại di động Điện thoại di động là một loại điện thoại không dây, cho dù chúng ta ở đâu: trên chiếc xe hơi, tàu hoả, tàu biển hay trên máy bay, lúc nào cũng có thể dùng nó để liên lạc. Luồng thông tin của điện thoại di động chủ yếu là dựa vào mạng lưới thông tin xung quanh nó, mỗi mạng lưới có một trạm cơ sở để điều khiển những thông tin trong mạng, mỗi một trạm cơ sở lại được kết nối với tổng đài điện thoại. Khi các khách hàng quay số điện thoại thì máy vi tính loại siêu nhỏ nằm trong máy điện thoại sẽ tự động thông báo số điện thoại đến trạm cơ sở, rồi từ trạm cơ sở, số điện thoại lại thông báo đến tổng đài và hoà vào mạng lưới điện thoại của thành phố. Như vậy cuộc gọi đã được kết nối. Khi điện thoại di động không nằm tại môi trường có mạng thông tin vốn có thì ăng ten định hướng sẽ thông báo đến tổng đài để thay đổi tần số điện thoại, cũng giống như cuộc thi chạy tiếp sức, nó giao nhiệm vụ kết nối điện thoại cho trạm thông tin cơ sở sau. Như vậy gọi bằng điện thoại di động đã được thực hiện. (Bách khoa tri thức thiếu nhi) 1.1.2 Các tính năng trên điện thoại di động Ngày nay khi công nghệ phát triển, điện thoại di động đã trở thành phương tiện phổ thông với tất cả mọi người, từ chỗ nó chỉ để đàm thoại và gửi nhận tin nhắn thì đến nay điện thoại di động đã trở thành một chiếc máy tối tân thu nhỏ, mang trong mình nó là một máy thu phát vô tuyến, một Máy tính thu nhỏ, một Camera kỹ thuật số và trong tương lai không xa nó còn tích hợp nhiều tính năng vào đó nữa. Các tính năng trên điện thoại bao gồm: nghe nhạc, Camera, Wi-Fi, Bluetooth, chức năng quản lý (Đồng hồ báo thức, lịch (calendar), máy tính cá nhân (calculator), sổ ghi chú (notepad), đồng hồ, đồng hồ đếm ngược...), hỗ trợ thẻ nhớ, quay số bằng giọng nói, ghi âm, đèn Flash,... 1.2 Giới thiệu nhu cầu sử dụng điện thoại di động 1.2.1 Khái niệm nhu cầu Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa (Bách khoa toàn thư). Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn. 1.2.2 Nhu cầu của con người Nhu cầu là sự mất cân đối trong trạng thái thực tế, là sự thiếu hụt và khao khát muốn sở hữu một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Nhu cầu nó tự xuất hiện là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động nhằm làm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đó, nếu nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ tiếp tục sinh ra một nhu cầu mới với đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu con người rất phong phú và đa dạng. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu của con người được thể hiện khá rõ ở thuyết nhu cầu của Maslow: Nhu cầu tự thể hiện Nhu cầu tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý Nhu cầu sinh lý: là nhu cầu về ăn, mặt, ở, đi lại và giới tính,… Nhu cầu an toàn: là nhu cầu về an ninh, cần được bảo về, che chở,... Nhu cầu xã hội: là tình bạn, tình đồng nghiệp, sự ảnh hưởng của mọi người chung quanh đối với bản thân và ngược lại,… Nhu cầu tôn trọng: là muốn được mọi người coi trọng, muốn có được nghề nghiệp, địa vị trong xã hội, được mọi người chú ý, lòng tự trọng, tính tự quản,… Nhu cầu tự thể hiện: muốn phát huy sở trường của bản thân, tự khẳng định mình,…. 1.2.3 Khái niệm sinh viên Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Nguồn gốc của từ sinh viên được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp étudiant: người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,... cũng đồng nghĩa như vậy. Danh từ étudiant của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là étude (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là studium nghĩa là: sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề (Bách khoa toàn thư). 1.2.4 Quá trình ra quyết định sử dụng điện thoại di động Để có quyết định về việc sử dụng điện thoại di động thì người tiêu dùng thường phải trải qua các giai đoạn sau: Sơ đồ 1.1 Quá trình ra quyết định Nhận thức nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án Quyết định mua Hành vi sau mua Nhận thức nhu cầu: là việc phát hiện ra bản thân đang đòi hỏi những gì và cần được đáp ứng những gì, là sự khác nhau giữa lý tưởng và thực tế, điều này sẽ thúc đẩy cho người tiêu dùng có quyết định chọn dịch vụ sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài (gia đình, xã hội, các hình thức marketing của nhà cung cấp dịch vụ, quãng cáo,..) và các yếu tố bên ngoài ( muốn sử dụng dịch vụ, tự thể hiện mình,..). Tìm kiếm thông tin: là bước thứ hai sau khi nhận biết được nhu cầu cần được thỏa mãn. Để thỏa mãn nhu cầu đó thì người tiêu dùng cần phải tìm kiếm các nguồn thông tin có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đó. Các nguồn thông tin như sau: Thông tin cá nhân: gia đình, bạn bè, hàng xóm,… Thông tin thương mại: người bán hàng, nhà cung cấp, quảng cáo,… Thông tin phổ thông: các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, radio, đài phát thanh,..) Thông tin thực tế: nghiên cứu, sử dụng dịch vụ,… Đánh giá các phương án: sau khi người tiêu dùng thu thập được các nguồn thông tin cần thiết về sản phẩm hay dịch vụ thì họ xem xét đến việc đánh giá các phương án để quyết định chọn mua thích hợp. nếu quyết định mua thì xem xét đến các yếu tố như: nên sử dụng dịch vụ nào là tốt nhất?, liệu nó có đáp ứng được như mong đợi không? .. Sau đó đi đến quyết định mua sản phẩm dịch vụ đó. Quyết định mua: là quá trình sau khi xem xét tất cả các yếu tố có liên quan, nếu mua thì lập tức nảy sinh ra các vấn đề như: mua ở đâu, khi nào, sử dụng dịch vụ nào, cước phí ra sau, thanh toán theo phương thức nào,… Hành vi sau mua: sau khi đã có quyết định mua sản phẩm dịch vụ đó thì người tiêu dùng có hai thái độ đối với việc sau khi đã sử dụng: Sự hài lòng: đặc tính (tính năng) của sản phẩm hay dịch vụ đã đáp ứng được mong đợi hoặc trên cả mong đợi của khách hàng. Sự không hài lòng: việc mua sản phẩm hay dịch vụ nó không phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng, không làm thỏa mãn được nhu cầu của họ. 1.2.5 Giá trị thương hiệu Nhận biết thương hiệu: Mức độ nhận biết về thương hiệu nói lên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường. Khi một khách hàng quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó, thứ nhất, họ phải nhận biết thương hiệu đó. Như vậy, nhận biết thương hiệu là yếu tố đầu tiên để khách hàng phân loại một thương hiệu trong một tập các thương hiệu cạnh tranh. Cho nên, nhận biết thương hiệu là một thành phần của giá trị thương hiệu (Aaker 1991; Keller 1998). Chất lượng cảm nhận: Một thương hiệu được người tiêu dùng cảm nhận chất lượng cao thì họ sẽ biểu hiện cảm xúc của mình đối với nó, vì họ thấy rằng, thương hiệu đó có những đặc tính làm cho họ thích thú nó và muốn sở hữu nó hơn thương hiệu khác, khi một người tiêu dùng có cảm nhận tích cực về chất lượng của một thương hiệu thì họ sẽ có khuynh hướng thể hiện một lòng ham muốn về thương hiệu đó. Tuy nhiên, để cảm nhận chất lượng của một thương hiệu, người tiêu dùng phải nhận biết nó. Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 2.1 Thực trạng sử dụng điện thoại di động Theo kết quả nghiên cứu về thị trường điện thoại di động châu Á- Thái Bình Dương trong quí 3-2011 được công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố hôm 8-12, số lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam tăng 48% nhờ sự tăng trưởng mạnh của hai nhãn hàng điện thoại thông minh Samsung và HTC. Thị trường điện thoại cơ bản cũng đạt sự tăng trưởng tốt trong cùng kỳ ở mức 42% bởi sự thúc đẩy của dòng điện thoại giá rẻ và điện thoại hai thẻ SIM. Nhìn chung, thị trường điện thoại di động tăng trưởng mạnh ở mức 43% so với quí trước. Điện thoại thương hiệu Việt lại có sự tương quan ngược lại so với mức tăng chung của thị trường. Trong đó, Viettel tiếp tục tăng trưởng ở các dòng điện thoại giá rẻ và chiếm phần lớn số lượng điện thoại thương hiệu Việt. Theo ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích thị trường thuộc nhóm nghiên cứu thiết bị người dùng của IDC Việt Nam cho rằng: "Với sự phát triển mạnh của Samsung và HTC, trong năm 2011, điện thoại thông minh là một mặt hàng có sức hút lớn và IDC dự báo lượng điện thoại thông minh được tiêu thụ đến cuối năm sẽ đạt tổng mức tăng trưởng 44% so với năm trước. Thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng và chúng tôi cho rằng tổng mức tăng trưởng sẽ đạt 51% trong năm 2012". Nokia vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại di động ở phân khúc dòng giá rẻ, phố biến nhất là Nokia 1800 và 1280. Ngoài ra, điện thoại hai thẻ SIM Nokia X1-01 cũng có mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, sức tiêu thụ các dòng điện thoại thông minh của Nokia lại có sự sụt giảm mạnh do sự cạnh trạnh mạnh từ các hãng khác. Samsung đã trở thành người dẫn đầu trong thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam bởi sự phát triển mạnh của điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android. Điện thoại thương hiệu Việt còn duy trì mức tăng trưởng tốt là Viettel với sự tăng trưởng mạnh của hai dòng điện thoại V6102 và V6202. Quý 1/2012, Nokia chấm dứt 14 năm liên tục dẫn đầu thị trường điện thoại di động. Vị trí này nay thuộc về Samsung. Công ty này vượt cả Apple trên thị trường smartphone. Một cựu quản lý cao cấp của Nokia cho rằng Tổng giám đốc điều hành hiện thời của Nokia Stephen Elop đã lựa chọn chiến lược sai. Trong quý 1/2012, Samsung Electronics của Hàn Quốc đã gia tăng lượng cung so với cùng kỳ năm trước tới 36%, đạt 93,5 triệu thiết bị. Trong khi đó, Nokia đã cung cấp ra thị trường 82,7 triệu thiết bị, theo Reuters dẫn nguồn từ kết quả điều tra của Strategy Analytics. Các chuyên gia kết luận, quý 1/2012 là lần đầu tiên sau 14 năm Nokia để mất danh hiệu dẫn đầu thị trường điện thoại di động nói chung (tính theo mọi chủng loại), tụt xuống hạng hai của bảng xếp hạng này. Theo số liệu của Strategy Analytics, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2012, Samsung đã chiếm 25,4% thị trường điện thoại di động thế giới còn Nokia chỉ chiếm 22,5%. "Quả táo California" (Apple) cũng thời gian này đã xuất xưởng 35,1 triệu chiếc iPhone, nâng lượng cung lên 89% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Strategy Analytics, mặc dù chỉ có một loại sản phẩm là iPhone, thị phần của Apple trên thị trường điện thoại di động thế giới nói chung trong quý 1/2012 là 9,5% (chiếm vị trí thứ ba). Samsung không chỉ trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới mà còn chiếm vị trí đầu tiên về lượng cung smartphone ra thị trường toàn cầu, cũng theo Strategy Analytics. Trong giai đoạn 3 tháng rồi, nhà cung cấp này đã bán ra 44,5 triệu chiếc smartphone. Điều đó cho phép họ chiếm thị phần 31% thị trường thế giới. Apple (với 35,1 triệu chiếc bán ra như nói ở trên) chiếm 24% (đứng thứ hai) trên thị trường smartphone thế giới. Trong quý 4/2011, cũng theo công ty phân tích Strategy Analyitcs, vị trí đầu trên thị trường smartphone thế giới thuộc về Apple! Lượng cầu cao với smartphone của Samsung đã cho phép hãng này kết thúc quý 1/2012 với các chỉ tiêu tài chính kỷ lục. Lợi nhuận đã đạt tối đa trong suốt lịch sử tính kết quả theo quý là 4,44 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hoạt động tăng 98% và cũng đạt giá trị kỷ lục 5,15 tỷ USD. Nói chung, theo Strategy Analytics, trong quý 1/2012, lượng cung điện thoại di động thế giới đã tăng so với cùng kỳ năm trước 3,3% đạt tới 368 triệu chiếc. 2.2 Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên Đại học Đồng Tháp Trường Đai Học Đồng Tháp với số lượng hơn 12.000 sinh viên .Trong những năm qua, nhà trường đã không ngừng phát triển, không ngừng vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn và thử thách tạo nên những bước đột phá về chất lượng đội ngũ, chất lượng quản lý của bộ máy, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, nhà trường đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo, đặc biệt trường chú trọng đến việc khuyến khích sinh viên sử dụng các dịch vụ công nghệ để phục vụ cho việc hoạt tập và giải trí.Trường cộng tác với các nhà cung ứng sản phẩm để có những buổi giới thiệu những sản phẩm công nghệ mới để giúp sinh viên có thể cập nhật kịp thời với những sản phẩm mới hiện nay.Trong đó, điện thoại di động là một trong những sản phẩm được chú trọng nhất với những tính năng tiện ích mà điện thoại mang lại đã giúp cho sinh viên có tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, giải trí sau những giờ học căng thẳng, liên lạc với bạn bè ... Hiểu được nhu cầu của giới trẻ ngày nay các nhà sản xuất như Samsung, Nokia, LG,... đã đưa ra các sản phẩm ngày càng phù hợp với nhiều sự lựa chọn của sinh viên. Sinh viên Đồng Tháp với xu hướng ngày càng hội nhập, năng động sáng tạo từng bước tiếp cận với những sản phấm mới. Đặc biệt số lượng hơn 1200 sinh viên khoa Kinh Tế là khoa có số lượng sinh viên có nhu cầu sử điện thoại nhiều nhất, đây là khoa có nhu cầu tìm kiếm thông tin cho việc học chuyên ngành cũng như nhu cầu giải trí rất cao. Đón trước nhu cầu của thị trường, các mạng di động lớn của Việt Nam là Samsung, Nokia, LG,... đã cung cấp những sản phẩm có nhiều chức năng từng bước đến gần với sinh viên Đồng Tháp hơn. Điện thoại di động được đánh giá là linh động và rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc thị trường. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên là những đối tượng có nhu cầu liên lạc, giải trí lớn nhưng với kinh phí vừa phải thường lựa chọn sản phẩm có giá cả tương đối dao động từ vài trăm (các bạn có hoàn cảnh không tốt) đến vài triệu (các bạn có điều kiện tốt). 2.3 Kết quả điều tra thực tế 2.3.1 Cơ cấu mẫu Cơ cấu mẫu mục tiêu là 50 mẫu của một khoa (Kinh Tế) chia làm 3 ngành (Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán khóa 2010) trường Đại Học Đồng Tháp. Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng cách chọn ngẫu nhiên các đối tượng dể dàng tiếp cận để tiến hành phỏng vấn nên số mẫu thu được là 50 đã được làm sạch. Trong đó, nam chiếm tỷ lệ là 28% (gồm 14 mẫu), nữ chiếm tỷ lệ 72% (gồm 36 mẫu). Được thể hiện qua biểu đồ 2.2. Biểu đồ 2.2 Cơ cấu giới tính Do đối tượng tiến hành nghiên cứu là sinh viên và nền kinh tế hiện nay đang phát triển nên đa số đều có thu nhập từ 1 triệu - 2 triệu đồng (68%). Kế đến là các bạn có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng (18%), cuối cùng là các bạn có thu nhập trên 2 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất (14%). Biểu đồ 2.3 Cơ cấu thu nhập 2.3.2 Nhận thức nhu cầu Sau quá trình thu thập được số liệu qua các phiếu khảo sát ta có thể thấy được tất cả các bạn sinh viên đều biết và sử dụng điện thoại di động. Và để có được quyết định lựa chọn hàng hóa hay dịch vụ thì hầu như tất cả các bạn sinh viên đều trải qua các giai đoạn sau: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau mua. Ngày nay, xã hội rất phát triển nên có nhiều yếu tố kích thích nhu cầu sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của con người. Biểu đồ 2.4 Nguồn thông tin kích thích nhu cầu Qua biểu đồ ta thấy internet chiếm tỷ lệ cao nhất nhằm kích thích nhu cầu sử dụng của sinh viên chiếm 15/50 tổng sự lựa chọn (30%). Ngày nay do nhu cầu tìm kiếm thông tin cũng như giải trí phát triển thì internet là rất cần thiết đối với con người vì vậy nhà cung cấp đã chọn hình thức marketing trên internet để kích thích nhu cầu sử dụng điện thoại di động nên hình thức internet bạn sinh viên nhận biết , bên cạnh đó còn có các hình thức khác được nhận biết cũng khá rõ ràng như: tivi, tờ bướm, tờ rơi, báo chí, tự tìm hiểu,...Trong quá trình học tập thì các bạn sinh viên chia sẽ nhau những kinh nghiệm trong việc học cũng như về các sản phẩm mà bản thân biết và thấy thích thú về nó vì vậy không ngần ngại mà giới thiệu cho bạn bè cùng sử dụng, chính vì thế mà bạn bè cũng là nguồn lực để kích thích nhu cầu sử dụng điện thoại di động có 28% sự lựa chọn. 2.3.3 Tìm kiếm thông tin Sau khi đã nhận biết được các sản phẩm qua các hình thức như truyền hình, internet,…thì khi nhắc đến điện thoại di động thì mọi người đếu nghĩ ngay đến các thương hiệu cung cấp sau: Biểu đồ 2.5. Sản phẩm được biết đến nhiều nhất Là sản phẩm có thương hiệu lâu đời nên Nokia là sản phẩm được nhiều sinh viên biết đến với 21/54 lựa chọn (38,89%). Bên cạnh đó Samsung cũng được nhiều sinh viên biết đến với 24,07%. Các sản phẩm khác như LG, Apple, HTC, Sony Ericsson,… chiếm tỷ lệ khá cao (29,63%). Với tỷ lệ thấp nhất là Motorola chỉ có 7,41%. 2.3.4 Đánh giá các phương án Sau khi đã tìm kiếm thông tin về sản phẩm thì hầu hết mọi sinh viên đều phải cân nhất lựa chọn sản phẩm đánh giá các phương án liên quan để lựa chọn sản phẩm cho thích hợp. Các kiểu dáng của điện thoại di động là những yếu tố được mọi sinh viên quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. Biểu đồ 2.6 Kiểu dáng của sản phẩm Ngày nay do các nhu cầu như giải trí, tính thẩm mỹ ngày càng nâng cao đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điện thoại di động có kiểu dáng thẳng mang tính mạnh mẽ, cá tính được nhiều người lựa chọn nhất với 65,38%, những kiểu nắp trượt hay nắp gập được lựa chọn ít hơn với tỷ lệ tương ứng là 25% và 9,62%. Ngoài ra còn có các thuộc tính khác như màu sắc, số sim điện thoại... Biểu đồ 2.7 Màu sắc sản phẩm Phần lớn các bạn sinh viên thích sự trẻ trung, năng động, cá tính nên các bạn lựa chọn điện thoại có màu đen (46,43%), màu trắng và màu đỏ không được các bạn chọn nhiều chỉ có 16,07% và 4,29%. Còn các màu sắc khác như: hồng, xanh,... chiếm tỷ lệ cao (23,21%). Biểu đồ 2.8 Số sim của sản phẩm Hiện nay với công nghệ ngày càng phát triển đã tạo ra các loại điện thoại di động có nhiều sim hơn để phục vụ nhu cầu liên lạc nên có 38% các bạn lựa chọn. Tuy nhiên, điện thoại 2 sim lại có nhiều nhược điểm như: bắt sóng yếu, pin mau xuống cấp, máy dễ bị hư... vì thế phần lớn sinh viên thích điện thoại di động có 1 sim (62%). Bên cạnh về kiểu dáng, màu sắc thì giá sản phẩm cũng được nhiều bạn sinh viên quan tâm để có thể đánh giá và đưa ra các quyết định lựa chọn Biểu đồ 2.9 Giá sản phẩm Qua biểu đồ ta thấy phần lớn các bạn sinh viên đều cho rằng điện thoại di động có giá từ 1- 2 triệu là hợp lý (52%), dưới 1 triệu chiếm 28,30%, các bạn có thu nhập cao nên chọn giá điện thoại từ 2 – 3 triệu chiếm 16,98%, chỉ có 1,89% trong tổng số sinh viên chọn giá từ 3 – 4 triệu. 2.3.5 Quyết định mua Khi đã đánh giá, xem xét các yếu tố liên quan đến sản phẩm thì sinh viên tiến hành sử dụng sản phẩm bên cạnh đó cũng có những sinh viên không sử dụng sản phẩm. Vậy cơ cấu sử dụng sản phẩm hay không sử dụng, và các yếu tố bên trong các quyết định lựa chọn của sinh viên có khác nhau hay không chúng ta cùng xem xét ở những biểu đồ bên dưới: Biểu đồ 2.10 Cơ cấu sử dụng điện thoại di động Dưới nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều lựa chọn của sinh viên nên 100% sinh viên đều sử dung điện thoại di động. Một khi đã sử dụng điện thoại di động thì những người sinh viên này họ sử dụng điện thoại khi nào, sử dụng nhằm mục đích gì. Những yếu tố đó sẽ được thể hiện rõ rệt ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.11 Mục đích sử dụng điện thoại Khi có quyết định sử dụng sản phẩm thì hầu hết tất cả các bạn sinh viên đều cho rằng sử dụng điện thoại di động chủ yếu là để liên lạc chiếm tỷ lệ cao (35,90%); giải trí là hình thức được lựa chọn thứ hai (29,06%); tra cứu thông tin là 24,79%. Biểu đồ 2.12 Nhu cầu sử dụng sản phẩm Khi sử dụng điện thoại di động thì phần lớn mọi người giành nhiều thời gian cho việc liên lạc, giải trí, tìm kiếm thông tin nên các bạn sinh viên dùng diện thoại mọi lúc mọi nơi chiếm tỷ lệ rất cao (74%), thỉnh thoảng mới sử dụng được 9% bạn lựa chọn, lúc buồn chiếm 16%, ngoài ra một số bạn còn sử dụng khi cần thiết,… 2.3.6 Hành vi sau mua Sau khi đã sử dụng điện thoại thì các bạn sinh viên có hài lòng với các tiện ích do điện thoại di động cung cấp hay không để thấy được mức độ hài lòng đó thì ta quan sát biểu đồ sau: Biểu đồ 2.13 Mức độ hài lòng về các tiện ích do điện thoại di động cung cấp Qua biểu đồ ta thấy đa số các bạn sinh viên đều hài lòng về các tiện ích do điện thoại di động cung cấp điển hình như máy ảnh, Wi-Fi, hỗ trợ thẻ nhớ, Blutooth, chức năng quản lý…. Với chức năng quản lý 15/49 (30,61%) bạn sinh viên hài lòng về các lợi ích như: Đồng hồ báo thức, lịch (calendar), máy tính cá nhân (calculator), sổ ghi chú (notepad), đồng hồ, đồng hồ đếm ngược,….Máy ảnh tính năng không chỉ có thể nghe tiếng của người gọi đến mà còn nhìn thấy hình ảnh của đối phương, dể dàng chia sẽ những hình ảnh với người thân, bạn bè, lưu lại hình ảnh kỷ niệm .. có 12/45 bạn hài lòng (26,67%), các chức năng hỗ trợ thẻ nhớ, Blutooth, quay số bằng giọng nói ….thể hiện rõ biểu đồ. 2.3.7 Ước muốn sử dụng điện thoại di động Qua các bước phân tích trên thì có thể thấy được những yêu cầu đặc ra trước khi lựa chọn sử dụng sản phẩm, và một khi sử dụng thì sử dụng cho những mục đích gì, sử dụng khi nào. Những bạn đã sử dụng liệu họ có muốn sử dụng điện thoại di động hay không. Để trả lời thì ta xem xét biểu đồ sau: Biểu đồ 2.14 Sinh viên đã từng sử dụng điện thoại di động Biểu đồ cho thấy mặc dù đã từng sử dụng điện thoại di động những các bạn sinh viên vẫn muốn được tiếp tục sử dụng chiếm phần lớn trong bộ phận số sinh viên đã từng sử dụng điện thoại di động trong 50 bạn đang sử dụng thì lựa chọn muốn sử dụng lại điện thoại di động (38%), do những tiện lợi của sản phẩm mang lại nên không có bạn nào lựa chọn không muốn sử dụng điện thoại (0%). Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 3.1 Định hướng phát triển của điện thoại di động trong tương lai Theo thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. Vị trí này đưa Việt Nam vượt rất xa nhiều quốc gia khác, khi mật độ viễn thông trung bình của các quốc gia đang phát triển chỉ khoảng 70% và các quốc gia phát triển cũng chỉ là 114%. Việt Nam có được con số ấn tượng này là nhờ sự phát triển của điện thoại di động và các nhà mạng với độ phủ sóng xấp xỉ 93,7% trên toàn quốc và hơn 8 triệu thuê bao sử dụng điện thoại di động thường xuyên. Tính đến cuối tháng Tư, vùng phủ sóng điện thoại tương ứng với mật độ dân số và lãnh thổ Việt Nam đã tăng từ 54,7% lên 93,7%. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại di động Hiện nay điện thoại di động không đơn giản chỉ là phương tiện liên lạc, mà còn được tích hợp thêm các chức năng làm việc và giải trí. Những người mới bắt đầu luôn gặp khó khăn khi lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại như ý. Các nhà sản xuất điện thoại di động luôn đưa ra nhiều chủng loại để đáp ứng cho nhiều dạng đối tượng sử dụng, tùy theo nhu cầu và khả năng của người sử dụng mà việc lựa chọn có thể dựa theo các tiêu chí sau: Lựa chọn theo giá tiền: Loại rẻ tiền: Chỉ có các chức năng cơ bản như nghe/gọi, gửi/nhận tin nhắn,... Loại này phù hợp với các đối tượng bình dân, chỉ cần sử dụng đơn giản và thuận tiện để liên lạc. Loại trung bình: Ngoài các chức năng cơ bản còn được tích hợp thêm một số chức năng giải trí như chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, trò chơi... với chất lượng trung bình. Loại này thường có màn hình màu kích thước nhỏ với độ phân giải thấp. Loại cao cấp: Các chức năng được mở rộng thêm với chất lượng cao, đây thật sự là một sản phẩm của công nghệ số. Các điện thoại đời mới có màn hình màu kích thước lớn với độ phân giải cao cho hình ảnh sống động và rõ nét, tích hợp máy ảnh số cao cấp, máy nghe nhạc chất lượng cao, khả năng lưu trữ (bộ nhớ) lớn, truy cập Internet không dây (WIFI) và đặc biệt là chức năng định vị toàn cầu (GPS), đây là công nghệ giúp xem bản đồ và chỉ đường. Loại siêu cao cấp: Đây là loại điện thoại được làm thủ công với số lượng rất hạn chế, ngoài các chức năng cao cấp loại này còn được trang trí thêm các viên đá quý trên vỏ máy. Lựa chọn theo kiểu dáng và màu sắc: Hiện trên thị trường có nhiều kiểu dáng điện thoại di động khác nhau, có thể nhỏ gọn như cây viết máy và có các kiểu dáng trượt, xoay, dạng thanh dài hay gập phân nửa (vỏ sò)... Thường thì điện thoại nắp gập được cho là có dáng sang trọng, tuy nhiên, lại rất dễ bị đứt cáp. Một số người lại thích những kiểu nhỏ, gọn, nhẹ để dễ dàng bỏ vào túi áo, quần. Đa số điện thoại di động đều có các màu sắc khác nhau cho người dùng lựa chọn, các màu tươi và sáng thường thích hợp với giới trẻ còn màu đen luôn được cho là sang trọng. Lựa chọn theo công nghệ, chức năng: Các nhà sản xuất điện thoại di động đều đưa ra một số loại được chú trọng đến một trong các chức năng đặc biệt nào đó như: Chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, thu chương trình truyền hình, chơi trò chơi, truy cập Internet,... các chức năng này luôn được áp dụng công nghệ mới để thu hút người dùng. Một số điện thoại sử dụng công nghệ cảm ứng, người dùng có thể điều khiển bằng cách chạm tay vào các biểu tượng trên màn hình hoặc sử dụng một loại viết đặc biệt kèm theo máy để viết chữ lên màn hình. Ngoài ra còn có điện thoại dành riêng cho các doanh nhân, loại này có các chức năng hỗ trợ công việc cho người sử dụng như màn hình và bàn phím lớn để thuận tiện trong việc soạn thảo văn bản, sử dụng các ứng dụng văn phòng, thời gian biểu, kết nối Internet,... và thường có dạng gập với kích thước khá lớn. PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ các kết luận của phần 2 kết quả nghiên cứu ta có thể rút ra được các kết luận sau: Quá trình nghiên cứu được tiến hành ở các đối tượng là sinh viên nên đa số các bạn có nguồn thu nhập chưa cao và đa số các bạn đều ở xa gia đình. Trong tiến trình ra quyết định lựa chọn sản phẩm thì hầu hết các bạn sinh viên đều nhận biết qua các phương tiện truyền thông như: tivi, báo chí, internet, bạn bè giới thiệu bên cạnh đó còn có các hình thức khác như tự tìm hiểu, do người cung cấp giới thiệu,… Đối với điện thoại di động thì có rất nhiều tiện ích, nhiều chức năng cơ bản cũng như giá trị gia tăng nên có rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên. Điện thoại di động cung cấp khá nhiều dịch vụ tiện ích như: Chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, thu chương trình truyền hình, chơi trò chơi, truy cập Internet,...và còn nhiều chức năng khác nữa nhưng mỗi chức năng đều có những tiện ích riêng và được ứng dụng một cách linh hoạt trong học tập, giải trí cũng như cuộc sống của các bạn sinh viên. Đa số các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng điện thoại di động là vì có nhiều tiện ích, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, không cần quá nhiều phần mềm hỗ trợ, bên cạnh đó còn giúp tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu giải trí, tra cứu thông tin từ điển,… Qua các kết quả nghiên cứu trên thì chúng ta có thể thấy được phần lớn các tiện ích do điện thoại di động cung cấp đều làm cho khách hàng hài lòng cụ thể là các bạn sinh viên. Các bạn sinh viên không hài lòng về các tiện ích chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng số sinh viên tiến hành lấy mẫu nghiên cứu. 2. Kiến nghị Một số kiến nghị đến các nhà cung cấp điện thoại di động nhằm giúp cho các nhà cung cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong đó có sinh viên. Cần cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều điện thoại di động với mẫu mã đa dạng và chất lượng phải đặt lên hàng đầu, cho ra đời nhiều dòng sản phẩm thời trang phù hợp với thị hiếu của khách hàng (sinh viên). Mặc khác, nhà cung cấp cần giảm giá thành của điện thoại di động cho phù hợp với các đối tượng có thu nhập vừa và thấp trong xã hội trong đó sinh viên chiếm phần lớn. Nhà cung cấp cần có những chiến lược để sản xuất ra điện thoại di động có nhiều tính năng có thể hỗ trợ cho việc giải trí, học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thích Thái Hòa, Nhu cầu con người, Pháp luân Online. Nguyễn Giác Trí (2010), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế, trường Đại học Đồng Tháp. Brain Tracy, QUY LUẬT NHU CẦU, Lâm Đồng Business Portal. Các trang trực tuyến:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim_hieu_nhu_cau_su_dung_dien_thoai_di_dong_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_dong_thap_0071.doc