Tìm hiểu phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội

MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục 1 Tóm tắt nội dung đề tài I GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ. 2 1 Lý do chọn đề tài. 2 2 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 4 Mục đích nghiên cứu 4 5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4 6 Thuận lợi và khó khăn. 5 II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. 5 III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8 1 Cơ sở lý luận. 8 1.1 Lý thuyết áp dụng. 9 2 Phương pháp nghiên cứu. 9 2.1Phương pháp chung. 9 2.2 Địa bàn nghiên cứu. 9 2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 10 3 Khung lý thuyết. 11 4 Các khái niệm. 11 5 Gỉa thuyết nghiên cứu. 12 IV KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU. 13 1 Kế hoạch dự tính. 13 2 Kế hoạch cụ thể. 13 V KẾT LUẬN 17 Tài liệu tham khảo 17 Phụ lục 18 I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi một quốc gia, trước hết là đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng, sự đầu tư vào giáo dục là chính nhất và lợi nhuận của nó là rất lớn vào tương lai. Nền kinh tế - chính trị của đất nước có mạnh, có phát triển bền vững hay không chính là nhờ vào tài, đức của thế hệ trẻ. Đậu Đại học, Cao đẳng, được học trong các trường đó là mơ ước của mọi người nói chung và những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy rất nhiều trường hợp các bạn nghèo đậu Đại học phải bỏ học, tạm thời thôi học chỉ vì không có tiền để đi học, ngay cả các bạn Sinh viên năm I, năm II cũng có biết bao nhiêu bạn phải bỏ học để đi làm thêm lấy tiền đóng học, tiền chi tiêu cho cuộc sống. Điều này dẫn đến nhiều tài năng trẻ không được phát huy, rèn luyện, học tập đến nơi đến chốn. Để khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của Sinh viên hơn và tạo mọi điều kiện cho Sinh viên được yên tâm học hành, vừa qua 04/ 09/ 2007 thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 21 “ về thực hiện cho vay ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dậy nghề”. Để đảm bảo cho Sinh viên không phải bỏ học vì lí do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập ) Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tổ chức thực hiện ngay trong năm học 2007-2008. Chỉ thị cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong rà soát, lập danh sách sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn; làm việc với ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức cho sinh viên vay. Trách nhiệm của hệ thống chính quyền các cấp cũng được quy định rõ. Thủ tướng yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tàu xe đến trường và ăn ở trong hai tháng của năm học thứ nhất. Đồng thời, Thủ tướng đã chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền các cấp ở địa phương xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên, học sinh theo các quy định của ngân hàng để được vay tiền cho nhiệm vụ học tập. Chính sách áp dụng cho tất cả Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc ; Số vốn được vay tối đa cho một Sinh viên là 800.000 đ/ tháng thông qua gia đình của họ ; Thời gian để Sinh viên thanh toán cho ngân hàng là 2 năm sau khi ra trường ; Tỷ lệ lãi suất sẽ được tính theo định kỳ khi người Sinh viên chưa thanh toán trước thời hạn. Khi có chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thực sự là rất đáng mừng với các Sinh viên, nhất là các bạn Sinh viên có hoàn cành gia đình khó khăn. Điều này thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong việc đưa ra các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới. Đồng thời cũng thề hiện sự quân tâm của Đảng và Nhà nước ta với thế hệ trẻ, nhất là Sinh viên hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra là các bạn Sinh viên có phản ứng như thế nào về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội ? đối với Sinh viên vay vốn có thực sự là một giải pháp tốt nhất để tháo gỡ bế tắc cho việc học hành hay không ? các bạn có nhiệt tình hưởng ứng tham gia hay cho đó là chuyện bình thường ? trong quá trình làm thủ tục vay Sinh viên có gặp khó khăn gì không ? Sinh viên vay vốn họ có tâm tư, nguyện vọng gì ? Để trả lời cho những câu hỏi trên cũng như mong muốn tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Phản ứng của Sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiên nay” nhằm tìm hiểu phản ứng, thái độ, tâm tư, nguyện vọng của các bạn Sinh viên, để phần nào giúp Đảng – Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, cũng như ngân hàng chính sách xã hội có những cách thức phù hợp tạo điều kiện cho Sinh viên nói chung, các bạn Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng được tiếp cận và được vay vốn một cách thuận lợi nhất. 2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng và khách thể 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu : Phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách. 2.1.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên đang theo học các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là sinh viên của 6 trường đại học: KHXH & NV, DL Văn Lang, DL Văn Hiến, ĐH Kinh tế, DL Hồng Bàng, ĐH Sư Phạm 2.2 Phạm vi nghiên cứu : Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh - là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, có diện tích rộng và dân cư tập trung đông đúc, đồng thời là địa phương có số lượng Sinh viên khá đông. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Do các trường đại học ở thành phố nằm trên các quận khác nhau nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 6 trường đại học theo cách ngẫu nhiên bao gồm : + Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Quận 1) + Trường Đại học Dân lập Văn Hiến (Quận Bình Thạnh) + Trường Đại học Dân lập Văn Lang (Quận 10) + Trường Đại học kinh tế (Quận 1) + Trường Đại học Sư phạm (Quận 5) + Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng (Quận Tân Bình) 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát : Tìm hiểu phản ứng của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiện nay. 3.2 Mục tiêu cụ thể : + Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn của ngân hang chính sách. - Ủng hộ chính sách hay chưa đồng tình. - Những nguyện vọng của sinh viên khi thực hiện vay vốn đã đạt được mục đích chưa. - Những thủ tục trong quá trình vay vốn đã thỏa đáng với sinh viên hay chưa. - Thời hạn và lãi suất cho vay vốn của ngân hàng chính sách đã hợp lý hay chưa. + Ảnh hưởng của chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách đối với sinh viên. - Vấn đề học tập của sinh viên được giải quyết như thế nào. - Sinh viên đã yên tâm học tập hay chưa. + Những hiệu quả mà ngân hàng chính sách thực hiện sau khi cho sinh viên vay vốn. + Sự khác nhau về quan điểm giữa sinh viên công lập và dân lập với chính sách cho vay. + Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đưa chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách ngày càng thân thiết với sinh viên hơn. 4. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này giúp cho xã hội nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhận thấy được những phản ứng của sinh viên với ngân hàng chính sách theo hướng ủng hộ hay chưa đồng tình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị và giải pháp để dự án cho sinh viên vay vốn ngày càng trở nên phổ biến và là người bạn đồng hành thân thiết của sinh viên. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phản ứng của sinh viên với chính sách cho sinh viên vay vốn học tập. chúng tôi đi nghiên cứu phỏng vấn sinh viên để lượng giá được những nhu cầu của sinh viên, với việc vay vốn trang trải học tập và những thắc mắc của các sinh viên khi làm thủ tục vay vốn. Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn học tập, nhằm tìm hiểu nhu cầu, lợi ích, những thuận lợi, bất cập từ phía ngân hàng. Với những kết quả phản ứng của sinh viên với việc cho vay vốn học tập. Để làm tư liệu tham khảo cho các nhà đưa ra chính sách và với các ngân hàng trực tiếp cho sinh viên vay. Chính sách cho sinh viên vay vốn học tập mọi người dân đều tiếp cận vay được. Có như vậy chính sách cho sinh viên vay mới thực sự trở thành người bạn đồng hành sát cánh cùng sinh viên trong những năm học đại học. Có như vậy, các bạn sinh viên mới yên tâm học hành, thì chất lượng học của các em mới thật sự tốt.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục 1 Tóm tắt nội dung đề tài I..GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ. 2 1..Lý do chọn đề tài. 2 2..Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3 3..Mục tiêu nghiên cứu 4 4..Mục đích nghiên cứu 4 5..Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4 6..Thuận lợi và khó khăn. 5 II..LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU. 5 III..CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8 1..Cơ sở lý luận. 8 1.1 Lý thuyết áp dụng. 9 2..Phương pháp nghiên cứu. 9 2.1Phương pháp chung. 9 2.2 Địa bàn nghiên cứu. 9 2.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu. 10 3..Khung lý thuyết. 11 4..Các khái niệm. 11 5..Gỉa thuyết nghiên cứu. 12 IV KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU. 13 1..Kế hoạch dự tính. 13 2..Kế hoạch cụ thể. 13 V..KẾT LUẬN 17 Tài liệu tham khảo 17 Phụ lục 18 I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Lý do chọn đề tài Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi một quốc gia, trước hết là đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng, sự đầu tư vào giáo dục là chính nhất và lợi nhuận của nó là rất lớn vào tương lai. Nền kinh tế - chính trị của đất nước có mạnh, có phát triển bền vững hay không chính là nhờ vào tài, đức của thế hệ trẻ. Đậu Đại học, Cao đẳng, được học trong các trường đó là mơ ước của mọi người nói chung và những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy rất nhiều trường hợp các bạn nghèo đậu Đại học phải bỏ học, tạm thời thôi học chỉ vì không có tiền để đi học, ngay cả các bạn Sinh viên năm I, năm II cũng có biết bao nhiêu bạn phải bỏ học để đi làm thêm lấy tiền đóng học, tiền chi tiêu cho cuộc sống. Điều này dẫn đến nhiều tài năng trẻ không được phát huy, rèn luyện, học tập đến nơi đến chốn. Để khuyến khích, động viên, thúc đẩy tinh thần học tập của Sinh viên hơn và tạo mọi điều kiện cho Sinh viên được yên tâm học hành, vừa qua 04/ 09/ 2007 thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 21 “ về thực hiện cho vay ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dậy nghề”. Để đảm bảo cho Sinh viên không phải bỏ học vì lí do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập…) Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và tổ chức thực hiện ngay trong năm học 2007-2008. Chỉ thị cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong rà soát, lập danh sách sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn; làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để tổ chức cho sinh viên vay. Trách nhiệm của hệ thống chính quyền các cấp cũng được quy định rõ. Thủ tướng yêu cầu chính quyền các tỉnh, thành phố phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời không để một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tàu xe đến trường và ăn ở trong hai tháng của năm học thứ nhất. Đồng thời, Thủ tướng đã chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền các cấp ở địa phương xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên, học sinh theo các quy định của Ngân hàng để được vay tiền cho nhiệm vụ học tập. Chính sách áp dụng cho tất cả Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc ; Số vốn được vay tối đa cho một Sinh viên là 800.000 đ/ tháng thông qua gia đình của họ ; Thời gian để Sinh viên thanh toán cho ngân hàng là 2 năm sau khi ra trường ; Tỷ lệ lãi suất sẽ được tính theo định kỳ khi người Sinh viên chưa thanh toán trước thời hạn. Khi có chính sách vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thực sự là rất đáng mừng với các Sinh viên, nhất là các bạn Sinh viên có hoàn cành gia đình khó khăn. Điều này thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong việc đưa ra các chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại mới. Đồng thời cũng thề hiện sự quân tâm của Đảng và Nhà nước ta với thế hệ trẻ, nhất là Sinh viên hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra là các bạn Sinh viên có phản ứng như thế nào về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội ? đối với Sinh viên vay vốn có thực sự là một giải pháp tốt nhất để tháo gỡ bế tắc cho việc học hành hay không ? các bạn có nhiệt tình hưởng ứng tham gia hay cho đó là chuyện bình thường ? trong quá trình làm thủ tục vay Sinh viên có gặp khó khăn gì không ? Sinh viên vay vốn họ có tâm tư, nguyện vọng gì ? Để trả lời cho những câu hỏi trên cũng như mong muốn tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Phản ứng của Sinh viên thành phố hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiên nay” nhằm tìm hiểu phản ứng, thái độ, tâm tư, nguyện vọng của các bạn Sinh viên, để phần nào giúp Đảng – Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, cũng như ngân hàng chính sách xã hội có những cách thức phù hợp tạo điều kiện cho Sinh viên nói chung, các bạn Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nói riêng được tiếp cận và được vay vốn một cách thuận lợi nhất. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Đối tượng và khách thể Đối tượng nghiên cứu : Phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách. 2.1.2 Khách thể nghiên cứu : Sinh viên đang theo học các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là sinh viên của 6 trường đại học: KHXH & NV, DL Văn Lang, DL Văn Hiến, ĐH Kinh tế, DL Hồng Bàng, ĐH Sư Phạm… Phạm vi nghiên cứu : Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh - là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, có diện tích rộng và dân cư tập trung đông đúc, đồng thời là địa phương có số lượng Sinh viên khá đông. Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Do các trường đại học ở thành phố nằm trên các quận khác nhau nên nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 6 trường đại học theo cách ngẫu nhiên bao gồm : + Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Quận 1) + Trường Đại học Dân lập Văn Hiến (Quận Bình Thạnh) + Trường Đại học Dân lập Văn Lang (Quận 10) + Trường Đại học Kinh tế (Quận 1) + Trường Đại học Sư phạm (Quận 5) + Trường Đại học Dân lập Hồng Bàng (Quận Tân Bình) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát : Tìm hiểu phản ứng của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội hiện nay. Mục tiêu cụ thể : + Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn của ngân hang chính sách. Ủng hộ chính sách hay chưa đồng tình. Những nguyện vọng của sinh viên khi thực hiện vay vốn đã đạt được mục đích chưa. Những thủ tục trong quá trình vay vốn đã thỏa đáng với sinh viên hay chưa. Thời hạn và lãi suất cho vay vốn của ngân hàng chính sách đã hợp lý hay chưa. + Ảnh hưởng của chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách đối với sinh viên. Vấn đề học tập của sinh viên được giải quyết như thế nào. Sinh viên đã yên tâm học tập hay chưa. + Những hiệu quả mà ngân hàng chính sách thực hiện sau khi cho sinh viên vay vốn. + Sự khác nhau về quan điểm giữa sinh viên công lập và dân lập với chính sách cho vay. + Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm đưa chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách ngày càng thân thiết với sinh viên hơn. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu đề tài này giúp cho xã hội nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhận thấy được những phản ứng của sinh viên với ngân hàng chính sách theo hướng ủng hộ hay chưa đồng tình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị và giải pháp để dự án cho sinh viên vay vốn ngày càng trở nên phổ biến và là người bạn đồng hành thân thiết của sinh viên. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phản ứng của sinh viên với chính sách cho sinh viên vay vốn học tập. chúng tôi đi nghiên cứu phỏng vấn sinh viên để lượng giá được những nhu cầu của sinh viên, với việc vay vốn trang trải học tập và những thắc mắc của các sinh viên khi làm thủ tục vay vốn. Phản ứng của sinh viên với chính sách cho vay vốn học tập, nhằm tìm hiểu nhu cầu, lợi ích, những thuận lợi, bất cập từ phía ngân hàng. Với những kết quả phản ứng của sinh viên với việc cho vay vốn học tập. Để làm tư liệu tham khảo cho các nhà đưa ra chính sách và với các ngân hàng trực tiếp cho sinh viên vay. Chính sách cho sinh viên vay vốn học tập mọi người dân đều tiếp cận vay được. Có như vậy chính sách cho sinh viên vay mới thực sự trở thành người bạn đồng hành sát cánh cùng sinh viên trong những năm học đại học. Có như vậy, các bạn sinh viên mới yên tâm học hành, thì chất lượng học của các em mới thật sự tốt. Thuận lợi và khó khăn LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Chương trình cho sinh viên vay vốn học tập đã được khởi động từ năm 2001, nhưng hoạt động khá trầm lắng và chưa trở thành người bạn động hành thực sự của sinh viên nghèo. Để làm rõ hơn báo dân trí đã phỏng vấn giáo sư phạm Thụ. Theo giáo sư thì các chương trình cho sinh vay vốn, hiện đã phổ biến trên 50 nước trên thế giới. Cho sinh viên vay vốn về bản chất thì có thể tăng thêm mức gánh chịu chi phí cho sinh viên, giảm bớt mức gánh chịu lên ngân sách nhà nước theo cách chuyển sự gánh chịu của họ từ hiện tại (trả học phí trước) sang tương lai, khi họ có đủ khả năng chi trả. Có như vậy, một mặt sinh viên nghèo không phải bỏ học, mặt khác việc tài trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so với trước khi thực hiện chính sách học phí thấp. Giáo sư đã dẫn chứng như: Autralia khi tăng học phí mà có chính sách cho sinh viên vay vốn, số sinh viên học đại học vẩn tăng và mức độ mất công bằng xã hội gần như không thay đổi mấy, vẫn giữ được mức chênh lệch tỉ lệ học đại học của hai lớp dân cư 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất, khoảng 3 đến 4 lần. Còn ở Hồng Công khi tăng học phí lên 2,65 lần, họ đã lập chương trình cho sinh viên vay vốn khá thành công với mục tiêu đạt là “không có một em học sinh nào đủ trình độ mà không học đại học” vì lý do tài chính khoảng 50% trong diện được vay, phần lớn số lượng sinh viên nghèo được vay tăng nhanh từ những năm 1990 khi tăng học phí lên 2,65 lần. Trong những năm trước tại Việt Nam, quỹ cho sinh viên vay khoảng 200 tỷ đồng và vay cũng khó khăn nên không sử dụng hết. Về quy mô, như vậy quỹ này có khoảng 13 triệu USD và so với ngân hàng chính sách nhà nước dành cho giáo dục đại học khoảng 450 triệu USD. Trong khi đó năm 2003 Thái Lan đã có quy mô học bổng đến 60 triệu USD, quỹ tín dụng cho sinh viên lên đến 350 triệu USD so với ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại học là 860 triệu USD. Tuy nhiên, năm nay thay vì cho sinh viên vay tối đa 300 nghìn/tháng như trước đây nhưng hiện nay được vay tối đa là 800 nghìn/tháng. Thủ tướng chính phủ cũng vừa có quyết định bổ sung 500 tỷ đồng cho ngân hàng chính sách xã hội và quyết định sẽ phát hành trái phiếu để huy động tiếp 2 tỷ đồng dành cho ngân hàng làm vốn cho học sinh, sinh viên vay đi học. Vay vốn học tập rõ ràng là một giải pháp rất sát sườn với sinh viên. Nhưng hầu như sinh viên còn thờ ơ với giải pháp này. Vậy theo giáo sư làm thế nào để chương trình cho sinh viên vay vốn sát hơn nữa với đời sống sinh viên và có thể thực hiện được nhiệm vụ “dọn đường” cho việc tăng học phí. Theo tôi muốn thực hiện chương trình cho sinh viên vay vốn thành công thì Quỹ cho vay phải đủ lớn, có thể bằng 40 đến 50% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đại học. Khoảng 200 đến 250 triệu USD không chỉ để chi trả học phí mà còn cho chi phí ăn ở, diện cho vay rộng hơn khoảng 20 đến 30% tổng số sinh viên với lãi xuất rất thấp, có thể chỉ bằng 50% lãi xuất thị trường. Nhà nước sẽ gánh chịu phần lớn rủi ro cho sinh viên. Mức chi trả tình theo phần trăm của phần thu nhập cao hơn nữa, gần như thế thu nhập cá nhân vậy. Khi có việc với mức lươn 1triệu đồng/tháng thì chưa phải trả, khi mức lương 2 triệu đồng/tháng thì trả 20% của triệu thứ hai chẳng hạn, nghĩa là trả 200 ngàn đồng/tháng. Như vậy, mức trả cho từng thời đoạn cho ở đây là chưa xác định trước mà tuỳ và từng thu nhập của người vay, cho đến khi hết nợ. Nhưng sau 15 hay 20 năm chưa trả hết, hoặc lở bị tai nạn không làm được việc gì nữa thì xoá nợ. Nhà nước có một cơ quan độc lập cho việc này và chấp nhận mức thất thoát nào đó trong việc thu hồi nợ. Tất nhiên bên cạnh chương trình cho sinh viên vay vốn vẫn tiếp tục duy trì giải pháp tài trợ sinh viên truyền thống đã có lâu nay. Chương trình cho sinh viên vay vốn có nhiều mục tiêu như: tạo cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo; giảm bớt áp lực lên ngân sách nhà nước; mở rộng hệ thống giáo dục đại học; giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng cường trách nhiệm của họ (chính người sinh viên phải trả chi phí chứ không chỉ gia đình học). Theo giáo sư Phan Quốc Việt giám đốc công ty tư vấn và đào tạo Tân Việt. Đây là một chủ trương đúng nhưng thường việc triển khai rất kém. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Bộ giáo dục và đào tạo, mà ngành văn hoá, công thương, tài chính cũng có vai trò… Không nên chỉ đặt vấn đề nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, ngân hàng người nghèo…mà là nghĩa vụ của các ngân hàng phải làm. Ngoài làm lợi đây thật sự là cách đầu tư lâu dài. Chính những sinh viên là những khách hàng tương lai của họ. Tôi nghĩ, Thủ tướng cũng phải vận động các ngân hàng. Thực tế không chỉ hệ thống ngân hàng mà còn nhiều công ty cho sinh viên vay vốn, cũng có công ty cấp học bổng. Vì khi một ngân hàng hay doanh nghiệp…cho sinh viên vay thì rõ ràng có liên kết, giám sát. Cũng có một số công ty sẵn sàng thông qua ngân hàng lập quỹ cho sinh viên vay với điều kiện nếu tuyển được người thì có thể xoá nợ một phần. Nếu chủ trương này được triển khai tốt thì việc thực hiện đào tạo theo nhu cầu không mấy khó khăn. Còn đã là ngân hàng thì phải chấp nhận rũi ro có mất có được. PGS – TS Nguyễn Hồi Loan Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Việc tăng học phí đặt ra vấn đề xã hội và gia đình phải giải quyết nhu cầu được đi học khi đã đậu đại học của tất cả sinh viên. Một trong nhiều giải pháp thực hiện cho sinh viên vay vốn. Chủ trương này được triển khai trước đây và trong năm học này các ngân hàng địa phương phải tạo điều kiện cho các em. Cũng có trường hợp tốt nghiệp nhưng không hoàn vốn. Trước khi giao trọng trách cho trường quá lớn vì nếu sinh viên không hoàn trả thì trường chịu trách nhiệm. Nay thì gia đình phải đứng ra chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với ngân hàng còn nhà trường chịu trách nhiệm một phần trong quá trình quản lý sinh viên. Nguồn vốn cho sinh viên vay không nhiều. Một năm chỉ vài trăm ngàn sinh viên vào các trường Đại học, một tỷ lệ nhỏ so với nguồn vốn khổng lồ của một đất nước. Số sinh viên vay vốn năm nay sẽ tăng nhiều vì cơ chế thoáng hơn. Sẽ có khoảng 60 đến 70% có nhu cầu vay vốn học tập. TS. Nguyễn Quang A nêu đề suất về hình thức cho sinh viên vay vốn học tập. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – Ngân hàng được giao thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên. Theo ngân hàng chính sách xã hội cần ngay thêm 500 tỷ đồng và hơn 4000 tỷ đồng cho năm học 2007 – 2008. Ước tính số sinh viên đậu Đại học thuộc diện khó khăn có nhu cầu vay vốn chiếm 20% tổng số sinh viên. Tức khoảng 287 000 sinh viên, mỗi sinh viên vay 1,2 triệu đồng/tháng và 10 tháng cho cả năm học thì con số là 3444 tỷ đồng. Ngân hàng này lo nhất là nguồn vốn, vì vốn vay theo chỉ tiêu đã cho vay hết và hiện tổng dư nợ khoảng 290 tỷ đồng. Con số 290 tỷ đồng dư nợ là quá nhỏ. Ngay cả so với một ngân hàng thương mại cả vừa chứ chưa nói đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại. Vốn cho học sinh, sinh viên vay không thiếu, chỉ có vốn do ngân hàng cung cấp cho ngân hàng chính sách xã hội để cho sinh viên vay thì thiếu mà thôi. Thực ra chủ trương đúng đắng về tín dụng sinh viên đã có từ khá lâu nhưng việc thực hiện xem ra không mấy xuông sẽ. Sinh viên than phiền thủ tục rườm rà, ngân hàng kêu sinh viên ra trường không có ý thức trả nợ. Tỷ lệ nợ có hạn của học sinh, sinh viên vay rất cao lên đến 13%... không có số liệu để phân tích nhưng có cái gì đó chưa ổn với cách tiếp cận, cách cho vay, cách thực hiện một chủ trương rất cần và rất đúng đắn. Những điều có thể nhìn thấy ngay là các vấn đề sau: cách làm vẫn là nhà nước đứng ra ( thông qua ngân hàng chính sách xã hội hoặc một đơn vị khác sắp tới làm đề án cho thanh niên vay vốn học nghề) vì các đơn vị này chỉ làm theo chỉ thị, chỉ tiêu và dấu ấn của cơ chế bao cấp “xin – cho” còn quá nặng. Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho sinh viên. Tại sao các ngân hàng thương mại lại không vào cuộc. Vì họ không thấy những khuyến khích thoả đáng. phải tạo ra cho họ những khuyến khích như vậy. Đấy là việc nhà nước nên làm chứ không phải là nhà nước đi trực tiếp cho vay như hiện nay hay uỷ thác cho ngân hàng chính sách xã hội ( hay bất cứ tổ chức nào khác). Theo tôi Nhà nước nên lập quỹ để bảo lãnh quỷ tín dụng sinh viên và bù ưu đãi lãi xuất. Bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cho sinh viên vay ( có thể lúc đầu chỉ cho sinh viên nghèo nhưng sau đó có thể mở rộng thêm) thì được quỹ này bảo lãnh và phần chênh lệch lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi (hiện lãi suất ưu đãi là 0,6 %/tháng. Giả sữ lãi suất thị trường là 1%/tháng, tổng dư nợ là 4000 tỷ đồng CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Cơ sở lý luận 1.1..Lý thuyết áp dụng : + Lý thuyết cấu trúc – chức năng Lý thuyết này được phát biểu như sau: Mỗi xã hội đều có một cấu trúc nhất định và tương ứng với nó là các chức năng. Theo Parsons có bốn yêu cầu tất yếu đối với (đặc điểm của) mọi hệ thống – sự thích nghi (A), sự đạt được mục tiêu (G), sự hòa hợp (I), và sự tiềm tàng (L). Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy chính sách cho vay vốn được coi là một chức năng của quá trình xã hội hóa giáo dục. Theo đó khi nghiên cứu phản ứng của sinh viên đối với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội ta thấy đây là chính sách phù hợp với thực tế giáo dục nước ta. Vì vậy chính sách này sẽ được đông đảo mọi người ủng hộ. + Lý thuyết hành động của Max weber. Theo ông, con người hành động là do chủ quan, do con người có nhu cầu phải làm, từ đó dẫn đến động cơ hành động. Áp dụng lý thuyết này vào đề tài ta thấy nhu cầu có thực của sinh viên mong muốn có thêm nguồn của cải vật chất để phục vụ cuộc sống. Vì vậy dẫn tới hành động tham gia vay vốn của sinh viên. + Lý thuyết 5 nhu cầu của Maslow. Tự hoàn thiện bản thân Nhu cầu kính trọng và tự trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất Theo MasLow con người ai cũng có nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về vật chất và an toàn, sau đó con người mới cần đến nhu cầu khác, như nhu cầu xã hội, nhu cầu kính trọng và tự kính trọng, nhu cầu tự hoàn thiện bản thân. Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy: chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội đáp ứng được đa số những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, phục vụ cho việc học tập thì họ có nhu cầu trước mắt là ổn định cuộc sống để học hành, vì vậy đây là chính sách sẽ được đông đảo sinh viên ủng hộ và tham gia. + Lý thuyết mâu thuẫn giữa nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của xã hội. Nhu cầu xã hội là những giá trị xã hội mà nhiều người, nhiều tầng lớp hướng tới. Tuy nhiên mọi người hướng tới với mục đích khác nhau, vì vậy khả năng đáp ứng của xã hội cũng khác nhau. Áp dụng lý thuyết này vào phân tích đề tài ta thấy nhu cầu vay vốn của sinh viên thì nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, sự đáp ứng của ngân hàng thì có hạn, chỉ đáp ứng được những nhu cầu chung và thiết yếu. Vì vậy ta sẽ thấy sự phản ứng của sinh viên cũng có nhiều ý kiến trái ngược, khác nhau đối với chính sách. Phương pháp nghiên cứu 2.1..Phương pháp chung Loại hình nghiên cứu : Nghiên cứu định lượng Phương pháp phân tích thông tin : Mô tả và so sánh Kĩ thuật, phương pháp thu thập thông tin Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi cơ cấu. Tham khảo tài liệu 2.2..Địa bàn nghiên cứu : Để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu được khách quan nên chúng tôi sẽ chọn địa bàn nghiên cứu là các trường ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế, ĐH dân lập Văn Lang, ĐH dân lập Hồng Bàng, ĐH khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Văn Hiến. 2.3..Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu : Do tổng thể nghiên cứu quá lớn. Nhóm nghiên cứu không có khả năng nghiên cứu toàn bộ dân số. Vì vậy nhóm chỉ ngiên cứu một mẫu tiêu biểu. Phương pháp chọn mẫu : Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tiến trình lấy mẫu : Truy cập website : hochiminhcity.gov.vn lấy tổng số sinh viên thành phố Hồ Chí Minh thống kê năm 2005. Chúng tôi nghiên cứu 299,2 ngàn sinh viên đang theo học ở các trường Đại học dân lập và công lập ở thành phố Hồ Chí Minh, mức sai lệch là 5%. Áp dụng công thức : Trong đó : n : Quy mô mẫu N : Quy mô tổng mẫu e : Mức sai lệch (quy mô mẫu) Vậy quy mô mẫu là 399, với quy mô mẫu này để cho giả thuyết nghiên cứu được kiểm nghiệm một cách khách quan chúng tôi sẽ tiếp tục chọn mẫu như sau : lấy quy mô mẫu chia đều cho 6 trường chọn nghiên cứu, ta được : Trường ĐH Kinh Tế : 66 (đơn vị mẫu) Trường ĐH Sư Phạm : 66 (đơn vị mẫu) Trường ĐHDL Văn Lang : 66 (đơn vị mẫu) Trường ĐH KHXH và NV : 67 (đơn vị mẫu) Trường ĐHDL Văn Hiến : 67 (đơn vị mẫu) Trường ĐHDL Hồng Bàng : 67 (đơn vị mẫu) Sơ đồ khung lý thuyết : Dân số - kinh tế - văn hóa – xã hội -Tuổi - Giới tính: cả nam và nữ - Trình độ học vấn - Tôn giáo - Kinh tế gia đình - Môi trường sống - Hoàn cảnh gia đình Phản ứng của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng - Lý do vay vốn - Quan điểm của gia đình, của sinh viên - Chính sách cho vay của ngân hàng chính sách - Thời gian chờ sau khi hoàn tất thủ tục vay vốn - Thời hạn được vay - Biết thông tin chính sách từ đâu - Nên hay không nên tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình cho vay của ngân hàng chính sách dành cho sinh viên - Lãi suất cho vay cao hay thấp Thao tác hóa khái niệm Phản ứng là gì ? Phản ứng là thái độ của cá nhân hay một nhóm người xã hội nào đó tác động ngược trở lại trước một vấn đề nào đó. Phản ứng: có phản ứng nghịch và phản ứng thuận. Phản ứng nghịch: là sự phủ định một vấn đề nào đó trong xã hội. Phản ứng thuận: là sự đồng ý, đồng thuận trước một vấn đề xã hội Ngân hàng là gì ? Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính, là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ngân hàng để kiếm lợi nhuận. trung gian tài chính là gì ? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Dịch vụ ngân hàng là gì ? Dịch vụ ngân hàng là loại hình kinh doanh nhằm thu lợi nhuận qua các hình thức như tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá hân, các loại thẻ tín dụng. Chính sách xã hội là gì ? Chính sách xã hội là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã họi nhất định. Sinh viên là gì ? Sinh viên là tất cả những người cần học cái gì đó và không bao giờ ngại bỏ công sức để theo đuổi tri thức.(Manuel Benito: Tây Ban Nha). Sinh viên là người đến trường để học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: họ đến trường vì họ phải đến, họ đến trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không học.(Kamika: Cộng Hòa Séc) Gỉa thuyết nghiên cứu : + Đại đa số sinh viên ủng hộ với chính sách này. Bất kỳ một chính sách nào do nhà nước đặt ra cũng là để phục vụ cho mọi người dân, và nhằm phát triển một xã hội ngày một công bằng và tiến bộ. Với chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Mặt khác do hoàn cảnh của sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế do phải chi trả cho nhiều khoản trong quá trình học tập, nên sinh viên sẽ có nhu cầu vay vốn rất lớn, thuận lợi cho họ là lãi suất thấp (0,5%/ tháng). Nếu chúng tôi đưa ra giả thuyết chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách được đại đa số sinh viên ủng hộ. + Phần lớn sinh viên có nhu cầu vay vốn sẽ nắm vững thông tin của chính sách tốt hơn so với những sinh viên không có nhu cầu. Để di đến đích cuối cùng là được vay vốn thì các sinh viên có nhu cầu vay phải tìm hiểu thật kĩ về chính sách này như: mức cho vay hàng tháng, thời hạn, lãi suất hàng tháng là bao nhiêu… Còn những sinh viên không có nhu cầu chỉ nghe được thông tin về chính sách chứ không tìm hiểu về chính sách này. + Đa số sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay là do thủ tục hành chính. Hiện nay ở nước ta, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, phải qua nhiều cửa để đến với mục đích cuối cùng của người dân. Trong chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách thì sinh viên không được vay trực tiếp mà phải thông qua gia đình, người đảm bảo và chịu trách nhiệm với vấn đề hoàn lại vốn cho ngân hàng chính sách. Từ chỗ gia đình đại diện cho sinh viên đó vay dẫn đến vấn đề là phải có giấy chứng nhận của sinh viên trường mà hiện con mình đang học, rồi gừi về cho gia đình, giấy chứng nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn… + Đa số sinh viên có thông tin về chính sách này là từ nhà trường và báo chí. Các chính sách được ban hành xuống cơ sở các trường thì sẽ được thông báo trên các bảng tin của trường, của khoa. Báo chí là cách mà sinh viên tiếp cận được với các vấn đề xã hội, các thông tin nhiều hơn cả do chi phí cho tờ báo phù hợp hơn so với các cách tiếp cận thông tin khác. + Đa số Sinh viên vay vốn là thuộc hộ nghèo và khó khăn. Các Sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để theo học ở các trường Đại học là rất khó do không có tiền để chi phí cho những khoản đắt đỏ tại các thành phố. Nên họ có nhu cầu vay vốn với lãi suất thấp là rất lớn. + Sinh viên khi được vay vốn thường lo lắng về khả năng chi trả sau khi ra trường. Trong thời hạn là 2 năm sau khi ra trường phải trả hết số vốn đã vay trong khi còn ở trong trường là rất khó. Vì thường Sinh viên mới ra trường để ổn định việc làm được ra rất khó và thường phải làm trái nghề và lương thấp. Vì vậy khi chỉ việc được vay khó mà trả còn là vấn đề khó giải quyết hơn đối với các Sinh viên có nhu cầu vay vốn này. + Sinh viên ở các trường ngoài công lập và các trường có mức đóng học phí cao thì Sinh viên có nhu cầu vay vốn lớn hơn các trường công lập. Khi thi đậu vào các trường dân lập Sinh viên phải đóng một khoảng học phí khá lớn, gấp 2,3 lần so với các Sinh viên trường công lập. Ngoài ra có một số trường công lập Sinh viên không phải đóng học phí. Đó là một thuận lợi rất lớn về vấn đề kinh tế cho các Sinh viên công lập. Do đó Sinh viên dân lập và các trường có mức đóng học phí cao cần số vốn này hơn các Sinh viên công lập. IV.KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU Kế hoạch dự tính Về thời gian : Khoảng 90 ngày Về kinh phí : Khoảng 2 triệu 2. Kế hoạch cụ thể Caùc giai ñoaïn (1) Coâng vieäc cuï theå (2) Ngöôøi thöïc hieän (3) Thôøi gian (4) Vieäc chi tieát (5) Chi phí (6) Kinh phí (7) Ghi chuù (8) Chuaån bò + Choïn ñeà taøi + Leân keá hoaïch 14 ngöôøi Trong nhoùm nghieân cöùu 12 ngaøy Thu thaäp taøi lieäu, hoïp nhoùm khoâng tính tieàn Tieàn phoâtoâ taøi lieäu 100.000ñ Ñeán nhaø saùch, thö vieän, Internet… Laäp keá hoaïch nghieân cöùu 3 ngöôøi(toå tröôûng, toå phoù vaø 1 thaønh vieân) 3 ngaøy Leân keá hoaïch cuï theå Xem xeùt tình hình chung Laäp baûng hoûi 14 thaønh vieân trong nhoùm 7 ngaøy Thaûo luaän thoáng nhaát ñöa ra caâu hoûi Ñaùnh maùy, in vaø phoâtoâ baûng hoûi 300.000ñ Taäp huaán phoûng vaán 14 ngöôøi 1 ngaøy Höôùng daãn baûng hoûi, caùch phoûng vaán, caùch ñieàn vaøo baûng hoûi… Toå tröôûng, toå phoù höôùng daãn Phoûng vaán thöû 14 ngöôøi 1 ngaøy Cho phoûng vaán töøng caëp moät 1 2 3 4 5 6 7 8 Nghæ 1 ngaøy ñeå toå tröôûng, toå phoù chuaån bò Kieåm tra laïi baûng hoûi vaø nhöõng giaáy tôø caàn thieát Ruùt kinh nghieäm, chænh söûa 14 ngöôøi Chia, sample, show card phaùt baûng hoûi Laáy duïng cuï vaø vaät duïng söû duïng trong phoûng vaán Nghæ tröôùc luùc baét ñaàu thöïc hieän thu nhaän thoâng tin 2 ngaøy Toå tröôûng, toå phoù xem xeùt toång hôïp kieåm tra 1 laàn cuoái Thu nhaän thoâng tin Phoûng vaán tröïc tieáp 14 ngöôøi 10 ngaøy Theo sample, quota 6.000ñ/ngöôøi/ngaøy (chæ traû tieàn ñi xe buyùt) 840.000ñ Theo ñòa chæ phoûng vaán tröïc tieáp Hoïp laïi caùc phoûng vaán vieân sau 2 ngaøy ñi thöïc teá phoûng vaán 14 ngöôøi 1 ngaøy Löu yù: cöù 2 ngaøy, noäp baøi hoaøn thaønh cho toå tröôûng, toå phoù ñeå cuøng toång hôïp 30.000/14 ngöôøi (tieàn uoáng nöôùc) 30.000ñ Noäp baøi cho toå tröôûng vaø toå phoù 1 2 3 4 5 6 7 8 Toång hôïp baûng hoûi, hoïp phoûng vaán vieân 14 ngöôøi 1 ngaøy Toång hôïp thoâng tin, caùc yù kieán ñoùng goùp 30.000ñ/14 ngöôøi (tieàn uoáng nöôùc) 30.000ñ Nhaäp soá lieäu, xöû lyù soá lieäu cuûa baûng hoûi 14 ngöôøi 25 ngaøy 300.000ñ/14 ngöôøi/15 ngaøy 300.000ñ tieàn nöôùc + tieàn ñaùnh maùy Vieát baùo caùo 3 ngöôøi ( toå tröôûng, toå phoù, 1 toå vieân) 15 ngaøy Vieát tay, ñaùnh maùy Tieàn ñieän ñeå ñaùnh maùy 80.000ñ Chænh söûa, trình baùo caùo, xin chæ ñaïo, ñoùng goùp yù kieán Toå tröôûng, toå phoù 5 ngaøy in baùo caùo thaønh 4 baûn gôûi trình Tieàn in 200.000ñ Baùo caùo keát quaû nghieân cöùu Nhieàu thaønh phaàn tham döï 1 ngaøy Toång 14 thaønh vieân 90 ngaøy 1.880.000ñ (cộng phát sinh) thành 2 triệu KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phụ lục Bảng hỏi Chúng tôi là thành viên của nhóm NCKH khoa Xã Hội Học – trường ĐHDL Văn Hiến. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Phản ứng của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách” nhằm phần nào giúp ngân hàng chính sách có cách thức phù hợp tạo điều kiện cho sinh viên được vay vốn một cách thuận lợi nhất. Rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của các bạn. Thông tin của các bạn sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Chân thành cảm ơn ! Họ và tên (có thể trả lời hoặc không)…………………………………. Tuổi (ghi rõ)………………. Giới tính : Nam ¨1 Nữ ¨2 Trường bạn đang học là : ĐH Kinh Tế ¨1 ĐHDL Văn Lang ¨2 ĐHDL Hồng Bàng ¨3 ĐH KHXH và NV ¨4 ĐHDL Văn Hiến ¨5 ĐH Sư Phạm ¨6 Ngành bạn đang theo học ? (ghi rõ)………………………………. Bạn là sinh viên năm thứ mấy ? (ghi rõ)……………………. Hiện nay học phí của trường bạn một năm là bao nhiêu ?.......................... 8.Chi tiêu hàng thánh của bạn ở mức nào ? dưới 1 triệu ¨ 1 trên 1 triệu ¨ 2 Gia đình bạn sống thuộc khu vực nào ? KV1 ¨1 KV2NT ¨2 KV3 ¨3 Khác……….. Xin cho biết bạn thường sống với ai ? Ông bà ¨1 Cha mẹ ¨2 Cô, Dì, Chú, Bác ¨3 Khác…….. 11. Xin cho biết cha bạn làm nghề gì ?(nếu có)…………………………. 12. Xin cho biết mẹ bạn làm nghề gì ?(nếu có)………………………….. 13. Gia đình bạn có mấy người còn đi học ?............................... 14. Xin cho biết kinh tế gia đình bạn thuộc mức nào ? - Khá giả ¨1 - Trung bình ¨2 - Nghèo ¨3 15. Bạn có đi làm thêm không ? - Có ¨1 tiếp câu 16 - Không ¨2 sang câu 17 16. Một tháng thu nhập thêm của bạn là bao nhiêu ? - Dưới 500.000 đ ¨1 - Trên 500.000 đ ¨2 17. Bạn có biết các thông tin về chính sách cho sinh viên vay vốn hay không ? - Có ¨1 tiếp câu 18 - Không ¨2 sang câu 19 18. Bạn biết các thông tin đó từ đâu ? (có thể chọn nhiều ý) - Báo chí ¨1 - Truyền hình ¨2 - Internet ¨3 - Radio ¨4 - Cha mẹ ¨5 - Nhà trường ¨6 - Khác (ghi rõ)…………… 19. Theo bạn chính sách cho sinh viên vay vốn hiện nay có hợp lý không ? - Rất hợp lý ¨1 - Hợp lý ¨2 - Không hợp lý ¨3 - Rất không hợp lý ¨4 20. Bạn có tham gia chương trình vay vốn này không ? - có ¨1 tiếp câu 21 - Không ¨2 sang câu 22 21. Mục đích vay vốn của bạn là gì ? - Đóng học phí ¨1 - Sinh hoạt ¨2 - Khác (ghi rõ)…………………………………… 22. Theo bạn chính sách này có lợi gì cho sinh viên hay không ? - Có ¨1 - Không ¨2 Vìsao………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 23. Theo bạn thủ tục cho vay vốn hiện nay là như thế nào ? - Rất phức tạp ¨1 - Phức tạp ¨2 - Bình thường ¨3 - Không phức tạp ¨4 - Rất không phức tạp ¨5 24. Theo bạn trong quá trình vay vốn khó nhất là khâu nào ? ………………………………………………………………………………… 25. Số tiền cho vay 800.000 đ/ tháng theo bạn đã hợp lý chưa ? - Rất hợp lý ¨1 - Hợp lý ¨2 - không hợp lý ¨3 - Rất không hợp lý ¨4 26. Bạn có cho rằng nên tăng thêm số tiền cho sinh viên vay hay không ? - Có ¨1 - Không ¨2 27. Nếu tăng thì bao nhiêu là mức hợp lý ?(số tiền trên tháng của 1 sinh viên) ………………………………………………………………………………… 28. Thời hạn trả tiền (2 năm sau khi ra trường) theo bạn có hợp lý hay không ? - Có ¨1 - Không ¨2 Vìsao………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 29. Nếu tăng thời hạn, theo bạn bao lâu là hợp lý?............................................ 30. Lãi suất 0,5% theo bạn thấy như thế nào ? Cao ¨1 bình thường ¨2 thấp ¨3 31. Bạn nghĩ rằng số tiền vay này ai sẽ trả ? - Gia đình ¨1 - Bản thân ¨2 Khác……………………………………….. 32. Theo bạn sinh viên sau khi vay vốn đã yên tâm học tập hay chưa ? - Rất yên tâm ¨1 - Yên tâm ¨2 - Khá yên tâm ¨3 - Không yên tâm ¨4 Vì sao………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 33. Xin cho biết nhận định chung của bạn về chính sách cho sinh viên vay vốn hiện nay ? - Rất tốt ¨1 - Tốt ¨2 - Khá tốt ¨3 - Tạm được ¨4 - Kém ¨5 34. Bạn có những đóng góp gì để cho chính sách vay vốn của nhà nước phục vụ cho sinh viên tốt hơn. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn các bạn ! Tp.HCM, ngày…..tháng….. năm 2007 Người phỏng vấn : ……………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim hieu phan ung cua sinh vien ve chinh sach chovay cua nhcsxh.doc
Luận văn liên quan