Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC Số đề mục Tên đề mục Số thứ tự trang A. - PHẦN MỞ ĐẦU I. - Lý do lựa chọn đề tài II. - Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.- Đối tượng nghiên cứu 92.- Phạm vi nghiên cứu 9 3.- Phương pháp nghiên cứu III.- Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề 1.- Mục tiêu 2. Nhiệm vụ B.- NỘI DUNG I.- Điều kiện tự nhiên 1.- Vị trí địa lý 2.- địa hình địa mạo 3.- đặc điểm khí hậu 4.- Thủy văn 5.- Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất. b) Tài nguyên nước. c) Tài nguyên rừng. d) Tài nguyên khoáng sản. e) Tài nguyên nhân văn. II.- Điều kiện kinh tế - xã hội 1.- Dân số 2. - Lao động và việc làm. 3. - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.- Giáo dục và đào tạo. 5- Y tế, gia đình, dân số và trẻ em. 6- Tiềm năng phát triển nghành du lịch 7- Tình hình xóa đói giảm nghèo 8- Tình hình khai thác khoáng sản 9. - Tình hình phát triển làng nghề 10- Hệ thống cơ sở hạ tầng 11- Một số dự báo phát triển kinh tế a) Dự báo phát triển nguồn dân số đến năm 2020 b) Dự báo phát triển kinh tế đến năm 2020 III.- Hiện trạng trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1- Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 2- Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 3- Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt a) Cơ cấu quản lý b) Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. 4- chi phí co hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt 5- Quản lý kỹ thuật a) Cơ sở vật chất và nhân lực b) Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 6- Hoạt động xử lý chất thải rắn của các xã 7- Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt 8- Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của từng xã đến năm 2020 9- Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã và thị trấn 10- Đề xuất một số giải pháp và xử lý C.- Kết luận và kiến nghị 1- Kết luận 2- Kiến nghị

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG (((( Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang GV hướng dẫn : Lê Đắc Trường Giảng viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN Người hướng dẫn: Bùi Văn Trường Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn Người thực hiện: Vũ Ngọc Tùng Lớp CĐ7QM2 – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN Lục Ngạn,tháng 5 năm 2011 Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Của học sinh :Vũ Ngọc Tùng– Lớp CĐ7QM2 Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan và địa phương : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... 2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và nhân dân địa phương : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ….. tháng ….. năm 2011 PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG H.LỤC NGẠN LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường - Hà Nội hệ cao đẳng hiệp nói riêng, đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã được học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp. Trước thực tế đặt ra đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, trưởng khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Phòng Tài nguyên & Môi trưòng huyện Lục Ngạn.Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đắc Trường đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trưòng huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin gửi lởi cảm ơn tới Ông Bùi Văn Trường đã tạo điều kiện, không quản ngại khó khăn hướng dẫn tôi tìm hiểu quy trình thực tế, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện bài báo cáo. Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô giáo để bài thực tập của tôi hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi người ! Lục Ngạn, ngày tháng năm 2011. MỤC LỤC Số đề mục  Tên đề mục  Số thứ tự trang   A.  - PHẦN MỞ ĐẦU  9   I.  - Lý do lựa chọn đề tài  9   II.  - Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu  9   1.  - Đối tượng nghiên cứu  9   2.  - Phạm vi nghiên cứu  9   3.  - Phương pháp nghiên cứu  9   III.  - Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề  10   1.  - Mục tiêu  10   2.  - Nhiệm vụ  10   B.  - NỘI DUNG  11   I.  - Điều kiện tự nhiên  11   1.  - Vị trí địa lý  11   2.  - địa hình địa mạo  11   3.  - đặc điểm khí hậu  12   4.  - Thủy văn  12   5.  - Các nguồn tài nguyên  13    Tài nguyên đất. Tài nguyên nước. Tài nguyên rừng. Tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên nhân văn.  13   II.  - Điều kiện kinh tế - xã hội  13   1.  - Dân số  13   2.  - Lao động và việc làm.  15   3.  - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội  16   4.  - Giáo dục và đào tạo.  16   5  - Y tế, gia đình, dân số và trẻ em.  17   6  - Tiềm năng phát triển nghành du lịch  18   7  - Tình hình xóa đói giảm nghèo  20   8  - Tình hình khai thác khoáng sản  21   9  - Tình hình phát triển làng nghề  22   10  - Hệ thống cơ sở hạ tầng  22   11  - Một số dự báo phát triển kinh tế  22    Dự báo phát triển nguồn dân số đến năm 2020 Dự báo phát triển kinh tế đến năm 2020  22   III.  - Hiện trạng trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt  24   1  - Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt  24   2  - Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt  25   3  - Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt  28    Cơ cấu quản lý Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.  28   4  - chi phí co hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt  35   5  - Quản lý kỹ thuật  36    Cơ sở vật chất và nhân lực Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt    6  - Hoạt động xử lý chất thải rắn của các xã  39   7  - Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt  43   8  - Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của từng xã đến năm 2020  44   9  - Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã và thị trấn  48   10  - Đề xuất một số giải pháp và xử lý  48   C.  - Kết luận và kiến nghị  55   1  - Kết luận  55   2  - Kiến nghị  56   LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra mạnh mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường đang trở lên bức xúc ở nhiều nơi. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi trường. Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, sinh ra mọi lúc mọi nơi trong phạm vi thành phố và khu dân cư, từ các khu thương mại và các cơ quan công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học và các viện nghiên cứu.. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất đa dạng gồm nhiều chất và vật liệu khác nhau. Một số thành phần có khả năng tồn tại lâu trong môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm. Chất thải rắn sinh hoạt là nơi chứa đựng các loại mầm mống bệnh tật có khả năng lây lan cao, bên cạnh đó chúng còn làm mất cảnh quan môi trường. Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cuộc sống của người dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn đã biết chăm lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn. Huyện Lục Ngạn là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, là một huyện có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa, toàn huyện bao gồm 30 xã và một thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn nhiều hạn chế bởi vậy công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu thêm tình hình công tác quản lý môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại một huyện vùng cao, tôi xin chọn đề tài: “Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”. A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do lựa chon chuyên đề: Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đâng được Đảng và Nhà Nưóc quan tâm.Nhưng ngày nay với sự phát triển của đô thị,quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá,sự lạm dụng trong quá trình sử dụng phân bó hoá học ,thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nưóc,đất,không khí...Và hiện nay việc xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy,xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con ngưòi và sinh vật.Chính vì vậy khi xã hội càng phát triển ,quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo vệ môi truờng của nhà nước rất khó khăn. Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trưòng nảy sinh rất nhiều.Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã và đang trong tình trạng môi trưòng bị ô nhiễm do nguồn tài nguyên bị khai thác trái phép,khai thác không có kế hoạch,lạm dụng quá mức.Sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi trường và tài nguyên,ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường còn thấp Từ những lý do đó mà em, lựa chọn chuyên đề này để tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại địa bàn huyện Lục Ngạn, từ đố khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường được tốt và đạt hiệu quả hơn. II.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1.Đối tượng nghiên cứư: Đó là thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn- Tỉnh Bắc Giang 2.Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn huyện Lục Ngạn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện huyện Lục Ngạn- Tỉnh Bắc Giang.Được thực hiện từ ngày 14/03/2011 đến ngày 15/05/2011. 3.Phuơng pháp Phương pháp quan sát : Ghi chép và điều tra trên thực địa. Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn : Cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi Trường huyện Lục Ngạn và dân cư địa bàn Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan : Hiện trạng chung về môi trường, những tác động của môi trường rác và công tác quản lý và bảo vệ môi trường. III.Mục tiêu và nhiệm vụ: 1. Mục tiêu - Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Lục Ngạn 2. Nhiệm vụ -Đánh giá về hệ thống công tác quản lý nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải sinh hoạt tại công ty hợp lý và đồng bộ. -Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. B. NỘI DUNG Chương I: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Lục ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có đường quốc lộ 31 chạy qua, với địa giới hành chính như sau: Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Lũng Cú của tỉnh Lạng Sơn. Phía tây và nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Phía đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.    Hình 1.1: Vị trí địa lý của huyện Lục Ngạn Trung tâm huyện là thị trấn Chũ cách trung tâm tỉnh gần 40 km, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 Km2, với 30 đơn vị hành chính được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và một thị trấn, vùng cao gồm 12 xã. 2. Địa hình địa mạo Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình bị chia cắt thành hai dạng rõ. Là vùng cao và vùng thấp, do địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng thấp của huyện nên có dạng địa hình địa mạo chung là: Địa hình có độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong khu vực chủ yếu là đồi thoải, một số đã bị xói mòn mạnh, thường thiếu nguồn nước cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các loại cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều… Đặc biệt là cây vải thiều. Huyện Lục Ngạn đã và đang trở thành một vùng chuyên canh cây vải thiểu lớn nhất cả nước, đồng thời đang tiếp tục trồng các loại cây lương thực, và trồng các loại cây công nghiệp. Trong tương lai có khả năng phát triển du lịch kiểu miệt vườn. 3. Đặc điểm khí hậu Lục Ngạn nằm trong vùng đông bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình cả năm là khoảng 24,50C, vào tháng 6 cao nhất là khoảng 27,80C tháng 1 và tháng 2 thấp nhất là 18,80C. Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày là 4,4 giờ. Với điều kiện bức xạ nhiệt như vậy là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Độ ẩm không khí trung bình là khoảng 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào mùa đông tốc độ gió bình quân là khoảng 2,2 m/s, mùa hạ có gió mùa Đông Nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đánh giá chung về điều kiện khí hậu có thể thấy Lục Ngạn là vùng có khí hậu tương đối ôn hòa, có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận tiện cho việc trồng các loại cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều. 4. Thủy văn Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn cho thấy các điều kiện khí hậu cụ thể như sau: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.321 mm, lượng mưa năm cao nhất là 1.780 mm tập trung vào các tháng 6,7,8 lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm, tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Đây là một khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi. 5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha. Là huyện miền núi nhưng Lục Ngạn có khoảng hơn 10.000 ha đất đồi bằng có độ dốc từ 0 – 80 chiếm khoảng 10% so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu. Nếu có biện pháp khai thác, cải tạo đất để tăng độ phì, trồng cây lương thực có năng suất cao thì sẽ giải quyết vấn đề lượng thực cho nhân dân trong huyện. b. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Trên địa bàn nghiên cứu có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn. Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Mực nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5 m, lưu lượng lũ lớn nhất là từ 1.300 – 1.400 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt là 1 m3/s. Ngoài sông Lục Nam còn các sông suối khác với nằm rải rác tại các xã. Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá hàm lượng nước ngầm trên địa bàn huyện nhưng qua khảo sát một số hộ trong khu vực huyện cho thấy mực nước ngầm không nằm quá sâu (khoảng 20 – 25 m), chất lượng nước khá tốt có thể dùng khai thác trong sinh hoạt của các điểm dân cư. Nhìn chung nguồn nước trong huyện có hàm lượng, chất lượng nước tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên, do lượng mưa trên địa bàn huyện tương đối ít nên khó khăn cho việc trồng các loại cây hoa màu, các loại cây ăn quả có nhu cầu nước cao. Vì vậy trong tương lai cần có kế hoạch khảo sát và điều tra trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng khô hiếm nước trong mùa khô. c. Tài nguyên rừng Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 35.817,85 ha chiếm 35,38% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 16.124,04 ha, chiếm 45,02% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ là 19.693,81 ha, chiếm 54,98% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. d. Tài nguyên khoáng sản Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản như: than, đồng, vàng…, theo tài liệu điều tra nghiên cứu thì hàm lượng các loại khoáng sản dưới lòng đất của huyện có trữ lượng vào khoảng 30.000 tấn. Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không thể khai thác dưới dạng công nghiệp được. Ngoài ra huyện Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng mà trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát có thể sản xuất phục vụ sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng các công trình nhà ở, cơ quan, trường học. e. Tài nguyên nhân văn Lục Ngạn là huyện miền núi cao, có tổng số dân là 212.867 người (2009), gồm 8 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 51%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 49% như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Thái...Có 29 xã và một thị trấn bao gồm 397 thôn được chia thành hai vùng là vùng thấp và vùng cao. Chương II: Điều kiện KT-XH II.Điều kiện KT-XH 1. Dân số Năm 2009, dân số của huyện là 212.867 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,12%. Trong đó có 44.148 hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 4,82 người. Mật độ dân số bình quân 202 người/km2, dân số nông thôn chiếm 96,67% và dân số thành thị chiếm 3,33%. Qua đó chứng tỏ mức độ đô thị hóa và dịch vụ trên địa huyện còn ở mức thấp. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã đông dân nhất là xã Quý Sơn (15.167 người), Thanh Hải (14.368 người), xã có ít dân nhất là Sa Lý (2.681 người). Tăng trưởng dân số bình quân hiện nay của huyện ở mức trung bình. Trong giai đoạn 2006-2009 tăng trưởng dân số bình quân của huyện là 1,12%. Bảng 2.1: Quy mô dân số và cơ cấu dân số huyện Lục Ngạn năm 2009 Stt  Chỉ tiêu  2009   1  Dân số trung bình (người)  212.867    Thành thị  7.094    Nông thôn  205.773   2  Cơ cấu dân số (%)  100    Thành thị  3,33    Nông thôn  96,67   3  Phân theo giới tính (người)  212.867    Nam  108.865    Nữ  104.002   (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Ngạn Năm 2009) 2. Lao động và việc làm Nguồn lao động tính đến năm 2009 có 108.565 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51% so với tổng dân số. Trong đó hoạt động tại ngành nông lâm thủy sản chiếm 85,96%, lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 3,16%, lao động dịch vụ chiếm 6,11%, ngành nghề khác chiếm 4,77%. Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với áp lực của cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng gay gắt, đòi hỏi huyện phải có có sự cố gắng lớn trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài. Bảng 2.2: Lực lượng lao động của huyện năm 2007 - 2009 Năm Hạng mục  2007  2008  2009   Lao động tham gia nền kinh tế quốc dân (người)  104.840  106.715  108.565   Số lao động được giải quyết việc làm/năm (người)  1.896  1.928  2.004   Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%)  78  76  76   Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn (người)  19.002  19.325  19.452   Tỷ lệ số lao động được đào tạo (%)  13,9  14,6  17,3   (Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2007 – 2009) 3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội Cùng với xu thế chung của cả nước và cả tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế đang làm cho nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2009 là 7,5 triệu đồng/người, đã tăng khá cao so với năm 2000, giá trị này năm 2000 là 3 triệu đồng. Giá trị sản xuất trên người đang ngày càng tăng nhanh. Hiện nay giá trị trị bình quân đầu người của huyện đang thấp hơn so với toàn tỉnh là 8,5 triệu đồng/người. Vì vậy trong thời gian tới, các ngành cần phải có định hướng phù hợp để đưa giá trị bình quân đầu người tăng nhanh trong thời gian tới. Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2007 - 2009 Stt  Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   1  Tổng số (triệu đồng)  1.201.890  1.265.980  1.345.865    Nông lâm thủy sản  751.123  762.211  765.563    Công nghiệp – xây dựng  146.058  156.834  164.721    Dịch vụ  304.709  346.935  415.581   2  Cơ cấu (%)  100  100  100    Nông lâm thủy sản  62,5  60,2  56,9    Công nghiệp – xây dựng  12,2  12,4  12,2    Dịch vụ  25,3  27,4  30,9   (Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2007 – 2009) 4. Giáo dục và đào tạo Hệ thống giáo dục đào tạo được hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non tới cấp phổ thông trung học. Số trường, lớp được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Chất lượng giáo dục ngày càng được chuyển biến về nhiều mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh ngày càng được nâng cao. Quy mô trường lớp tiếp tục mở rộng; đã thành lập mới 3 trường học trên cơ sở chia tách trường, nâng tổng số lên 107 cơ sở giáo dục với trên 52.600 học sinh từ mẫu giáo đến THPT. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1, học sinh vào lớp 6 đều vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ; tuyển sinh vào lớp 10 đạt trên 73%, tăng 3,2% so với năm 2008. Chất lượng giáo dục có chuyển biến; kết quả tốt nghiệp các cấp học: tiểu học: 98,2%, tăng 2,2%, THCS (chỉ tổ chức xét 1 đợt): 93,4%, tăng 2,8% (so với đợt 1 năm 2008), THPT (chỉ tổ chức 1 đợt thi): 75,5%, tăng 7,8% (so với thi đợt 1 năm 2008), bổ túc THPT: 86,1%, tăng 1,8% so với cùng kỳ; thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở các cấp học, ngành học toàn huyện đạt 50 giải, tăng 8 giải (THPT) so với năm học trước; gần 700 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, tăng gần 300 học sinh so với năm 2008. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên: mầm non đạt 90,1%, tăng 8%; tiểu học đạt 96,1% tăng 1,2%, THCS đạt 94,2%, tăng 2,5%; toàn ngành có có 12 CBGV có trình độ thạc sỹ và 22 CBGV đang học thạc sỹ. Cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá. Trong năm 2009 đã đầu tư trên 5 tỷ đồng cho các trường mầm non, tiểu học, THCS mua sắm thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy và hoạt động giáo dục. Thực hiện “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính”, đến nay, 100% các đơn vị đã có hộp thư điện tử để trao đổi thông tin, 60 trường học thuộc khối phòng giáo dục kết nối đường truyền Internet, các trường THPT, Trung tâm GDTX-DN đều kết nối mạng LAN. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả; dự kiến đến hết năm 2009 có thêm 12 trường đạt chuẩn, nâng tổng số lên 51 trường đạt chuẩn quốc gia.  5. Y tế, gia đình, dân số và trẻ em Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân thường xuyên được quan tâm; các cơ sở khám chữa bệnh đã tích cực đổi mới trong việc khám chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân. Tổng số lượt khám bệnh 281.495 lượt người, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2008; điều trị 16.825 lượt người (Bệnh viện ĐKKV: 14.258 lượt người đạt 118%, các trạm y tế điều trị: 2.567 lượt người); tiêm miễn dịch cơ bản cho 3.405 trẻ dưới 12 tháng tuổi đạt 127% kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh đạt 106%, tăng 11% so với kế hoạch. Đội ngũ bác sỹ được tăng cường, tỷ lệ bác sỹ đạt 4,1 bác sỹ/1 vạn dân, tăng 0,2 bác sỹ/1 vạn dân so với năm 2008. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư, hoàn thiện. Thực hiện Đề án 1816, Bệnh viện ĐKKV Lục Ngạn đã quan tâm đưa bác sỹ về hỗ trợ trạm ý tế, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác chỉ đạo xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế có hiệu quả; có thêm 6 xã đạt chuẩn, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số lên 22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm A(H1N1), dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết,... được chỉ đạo tích cực; đã kịp thời phát hiện, dập tắt dịch cúm A(H1N1) ở 20 xã, thị trấn, bảo vệ an toàn sức khoẻ nhân dân.  Công tác tuyên truyền giáo dục về VSATTP được quan tâm, triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú. Toàn huyện có 799 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm; trong đó, có 420 cơ sở được cấp chứng chỉ, 9 cơ sở đủ điều kiện; kiểm tra 2.615 lượt cơ sở, đạt 120% kế hoạch, xử lý 07 cơ sở sai phạm, thu nộp ngân sách 14,55 triệu đồng, nhắc nhở 39 cơ sở. Công tác kiểm tra thực hiện các quy chế chuyên môn trong hành nghề y dược, y học cổ truyền tư nhân được tăng cường; đã tổ chức kiểm tra 12 cơ sở, xử lý 4 cơ sở sai phạm, thu nộp ngân sách 4,1 triệu đồng. Công tác Dân số-KHHGĐ có chuyển biến tiến bộ. Hoạt động truyền thông dân số-kế hoạch hoá gia đình được tăng cường; 216 câu lạc bộ Dân số-KHHGĐ duy trì hoạt động. Toàn huyện đã tổ chức trên 500 lượt tuyên truyền lưu động đến cộng đồng, làm mới 594 panô, khẩu hiệu; cấp phát 2.884 bản tập san, tạp chí, 11.550 tờ rơi, tranh tuyên truyền... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05%, giảm 0,02%, tỷ suất sinh là 14,34%o giảm 0,14%o so với cùng kỳ; tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên giảm từ 9,03 % (năm 2008) xuống còn 8,1%. Hoàn thành cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009; tại thời điểm 1/4/2009, dân số toàn huyện là 206.341 người. Các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em được tăng cường; cấp phát 2.311 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; tuyển chọn 14 trẻ em khuyết tật vào Làng trẻ em khuyết tật; đề nghị tổ chức từ thiện Quốc tế tài trợ 4 xuất học bổng, 4 xe đạp cho 8 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học giỏi, 4 xe lăn cho 4 trẻ em khuyết tật; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích, thăm tặng quà cho trẻ em nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ sửu và Tết Thiếu nhi 1/6 ... Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 22% (kế hoạch còn 23%). Công tác xây dựng xã phù hợp với trẻ em được duy trì và mở rộng; đã xây dựng mới 3 xã phù hợp với trẻ em, nâng tổng số lên 9 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. 6.Tiềm năng phát triển nghành du lịch Huyện Lục Ngạn là huyện miền núi với thời tiết đặc trưng của miền bắc không những phù hợp cho nhiều loại cây ăn quả, cây cảnh ,cây lấy gỗ.... mà còn rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp được ngợi ca trong lịch sử mà còn là đề tài của bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ. Ải Nội Bàng (còn có tên là Bàng Quan, thành nhà Mạc). Đây là chiến ải lớn nhất nằm ở khu vực giữa thung lũng sông Lục Nam. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông. Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý - Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Nội Bàng ( khu vực xã Phượng Sơn). Ải Xa Lý còn có tên là ải Khả Ly nằm trên con đường mòn từ Xa Lý sang Lộc Bình của Lạng Sơn. ải này nằm trên eo của núi ải, đoạn thắt lại hiểm trở nên thường gọi là Đèo ải ở độ cao trên 500m, đỉnh đèo là cửa ải Xa Lý. Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ. Nơi đây đã được trồng thông, du khách có thể tắm hồ, leo núi, bơi thuyền thăm các đảo và thắp hương ở đền thờ Hồ Công Trạc một vị tướng quân người dân tộc thiểu số Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha, diện tích mặt nước hồ 2.400ha, dung tích nước hồ 307 triệu m3. Đang phát triển, đầu tư trung tâm giống thuỷ sản cấp I phục vụ cho phát triển kinh tế và đặc biệt đặc sản cá nước ngọt ở hồ Cấm Sơn và những món ăn nổi tiếng khác của người dân các dân tộc như khau nhục, voỏng mún, bánh hút, bánh bìa, bánh phổi bò, chè phao... Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích 8.334.000m3 diện tích lưu vực là 27,5km2, diện tích tưới tiêu cho 700ha, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn quả xung quanh hồ rất phù hợp cho khách thăm quan du lịch. Núi Am Vãi ( còn gọi là núi Am Ni, núi Quan âm) nằm ở giữa địa phận các xã: Nam Dương, Tân Mộc, Tân Lập, Nghĩa Hồ thuộc sơn phận Yên Tử. Đá ở núi là đá cát kết khối lớn. Trên đỉnh núi Am Ni có một ngôi chùa mang tên chùa Am Vãi ở phía Bắc núi trên độ cao hơn 400m. Cạnh đó là các khu núi mang tên Hang Tiền, Hang Gạo có nhiều truyền thuyết về những hang này. Núi Am Ni là một núi lớn, cảnh sắc bốn mùa khác nhau, rất đẹp, lại có ngôi chùa cổ trên đỉnh núi được liệt vào hàng danh sơn, thắng tích, hàng năm mở hội vào ngày 03/3 âm lịch. Điểm du lịch thuộc các cụm di tích được cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” như: đền Hả (xã Hồng Giang), được mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm, thờ tướng quân Vũ Thành ( tức Thân Cảnh Phúc). Đây là một lễ hội có quy mô lớn còn lại đến ngày nay trên đất Lục Ngạn. Cùng với lễ hội Từ Hả, Lục Ngạn còn nhiều lễ hội dân gian đặc sắc khác như hội chùa, đền Khánh Vân, được tổ chức vào ngày 19-20 tháng 02 âm lịch thờ tướng quân Vi Hùng Thắng thời Trần. Một số hội khác như: Hội đền Tam Giang, hội đền Chể, đền Cầu Từ 7.Tình hình xoá đói giảm nghèo UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, có biện pháp cứu trợ kịp thời các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những tháng đầu năm, đã rà soát, phân bổ, kịp thời cấp 925,1 tấn gạo cứu đói cho 18.502 hộ với 92.510 khẩu; không để hộ dân nào bị đói. Đời sống nhân dân cơ bản ổn định. Đã thực hiện đầy đủ các chế độ đối với các đối tượng chính sách xã hội, người có công trên địa bàn. Thực hiện trợ cấp đột xuất 86 triệu đồng cho 123 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; thực hiện cứu trợ thường xuyên cho 2.009 đối tượng tại cộng đồng (trong đó có 650 người già từ 85 tuổi trở lên); cấp 76.128 thẻ BHYT cho ngư ời nghèo, ng ười dân vùng đặc biệt khó khăn; cấp áo phao cho gần 1.300 học sinh và cặp phao cho trên 500 học sinh các xã vùng lòng hồ Cấm Sơn. Trong dịp Tết và ngày 27/7 tổ chức thăm hỏi động viên, chuyển quà, tặng 8.546 xuất quà trị giá 1.289,43 triệu đồng cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn; Quỹ đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ 47 triệu đồng cho 14 gia đình chính sách và đối tượng khó khăn sửa chữa nhà, hỗ trợ 35 triệu đồng tu sửa 5 nghĩa trang liệt sỹ. Thực hiện kịp thời việc hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết theo Quyết định 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 13.578 hộ nghèo với tổng kinh phí 11.672,2 triệu đồng. Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có 2.085 hộ làm nhà ở, trong đó có 726 hộ gia đình đã xây xong và đưa vào sử dụng; giải ngân được 15.080 triệu đồng vốn vay ưu đãi; phân bổ 1.593,6 triệu đồng nguồn vốn hỗ trợ tạm ứng của tỉnh và trên 8 tỷ đồng từ   nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể. Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo thực hiện bằng nhiều biện pháp và đạt kết quả khá; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 27, 42%, giảm 3,01% so với cùng kỳ. Đã xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững đối với 13 xã nghèo trên 50% của huyện và chỉ đạo các xã xây dựng Đề án của địa phương; mục tiêu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 13 xã nghèo của huyện xuống dưới 53% (5%/1 năm) và đến năm 2015 xuống còn 30%. 8.Tình hình khai thác khoáng sản Theo tài liệu điều tra, thống kê sơ bộ của cơ quan chuyên môn, khoáng sản trên địa bàn huyện Lục Ngạn gồm:  vàng, đồng, than và cát sỏi lòng sông với hơn 10 mỏ, điểm mỏ nằm rải rác tại một số xã. So với các huyện khác, Lục Ngạn không phải là địa phương có tiềm năng khoáng sản lớn nhưng lại là một trong những điểm nóng về khai thác trái phép Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều mỏ, điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Lục Ngạn chưa được "quy chủ" thực sự, có doanh nghiệp mới chỉ được cấp phép khảo sát thăm dò trữ lượng chưa được cấp phép khai thác, một số doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư cơ bản. Trong khi đó, các mỏ, điểm mỏ lại ở khu vực vùng sâu, vùng xa giáp ranh với huyện, tỉnh bạn hoặc Trường bắn Quốc gia khu vực 1. Các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép thường lợi dụng đặc điểm này để lẩn trốn mỗi khi lực lựơng chức năng truy quét. Một yếu tố khác là lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn mỏng, người dân địa phương vì cuộc sống mưu sinh cũng tham gia khai thác khoáng sản trái phép, nhất là những thời điểm nông nhàn. Đặc biệt, trách nhiệm của chính quyền cơ sở còn thấp, không chủ động ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn mình quản lý mà ỷ lại vào cấp trên 9. Tình hình làng nghề Hiện trên địa bàn huyện Luc Ngạn có làng nghề chuyên san xuất mỳ gạo (thuộc thôn Thủ Dương - xã Nam Dương).Đây là làng nghề đã hình thành từ lâu nhưng một vài năm nay mới phát triển.Cùng với sự phát triển đó thì tinh hình ô nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng (ô nhiễm môi trường nước),làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và gây mất mỹ quan, cảnh quan môi trường.Trước tình hình đó thì Phòng Tài nguyên& Môi trường đã tích cực phối hợp với UBND xã,thôn tuyên truyền,giáo dục ý thức người dân đặc biệt là hộ sản xuất, kinh doanh.Đồng thời hướng dẫn các hộ chưa đăng ký cam kết môi trường thực hiện 10. Hệ thống cơ sở hạ tầng Mạng lưới giao thông bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm. Cụ thể như sau: - Quốc lộ 31 kéo dài từ Phượng Sơn tới Biển Động dài 40 km. - Quốc lộ 279 từ ngã ba Tân Hoa đến giáp Lạng Sơn dài 25 km. - Đường tỉnh lộ 290 điểm đầu là Kép Hai điểm cuối Cống Lầu đi qua địa phận các xã Hồng Giang và Biên Sơn toàn tuyến dài 15 km. - Đường tỉnh 289 điểm đầu tại thị trấn chũ điểm cuối là Hồ khuôn Thần kéo dài 9,7 km. - Đường tỉnh 248 điểm đầu từ Sơn Dương giao với quốc lộ 279 đến làng Vựa giáp danh với tỉnh Lạng Sơn, đi qua địa phận các xã Phong Vân, Phong Minh, Sa Lý toàn tuyến dài 26 km. 11. Một số dự báo phát triển kinh tế a) Dự báo phát triển nguồn dân số đến năm 2020 Từ nay đến năm 2020 vẫn phát huy kết quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu… Bằng các phương pháp dự báo khác nhau, dự báo dân số huyện trong những năm tới có mức tăng trưởng trung bình sẽ giảm dần theo từng năm: giai đoạn 2010-2015 là 1,06%, giai đoạn 2016-2020 là 1,02%. Dự báo dân số huyện đến năm 2020 như sau: Bảng 2.4: Dự báo phát triển dân số huyện Lục Ngạn đến năm 2020 Đơn vị: người Stt  Chỉ tiêu  Hiện trạng 2009  Quy hoạch      2010  2015  2020   1  Dân số trung bình (người)  212.867  213.332  224.859  236.540    Thành thị  7.094  15.446  30.260  55.890    Nông thôn  205.773  197.866  194.599  180.650   2  Cơ cấu dân số (%)  100  100  100  100    Thành thị  3,33  7,25  13,46  23,63    Nông thôn  96,67  92,75  86,54  76,37   Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Lục Ngạn giai đoạn 2010-2020 b) Dự báo phát triển kinh tế huyện đến năm 2020 Hiện tại huyện Lục Ngạn có 3 phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện đến năm 2020. Hướng phát triển kinh tế đến năm 2020 được chia thành các giai đoạn như sau: giai đoạn 2011 – 2020 giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng phát triển chính là: nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp. Đồng thời khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện hình thành các khu, cụm công nghiệp, tập trung chế biến các sản phẩm nông sản, hình thành các khu du lịch, tạo đà cho ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, chiếm tỷ trọng chính trong các giai đoạn tiếp theo. Bảng 2.5: Tổng hợp 3 phương pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2010 – 2020 Chỉ tiêu  Phương án quy hoạch    Phương án I  Phương án II  Phương án III   I. Giá trị sản xuất (triệu đồng)      1. Năm 2015  2.739.227  2.854.448  2.955.351   Nông lâm thủy sản  1.889.804  1.775.869  1.668.006   Công nghiệp-xây dựng  405.834  517.761  611.177   Dịch vụ  443.590  560.818  676.168   2. Năm 2020  5.271.491  5.848.634  6.573.117   Nông lâm thủy sản  3.330.480  2.992.442  2.686.341   Công nghiệp-xây dựng  968.463  1.517.882  2.059.292   Dịch vụ  972.548  1.338.310  1.827.485   II. Tốc độ tăng trưởng (%)      Giai đoạn 2007- 2010  13,2  13,5  14,0   Giai đoạn 2011-2015  13,9  14,6  15,0   Giai đoạn 2016-2020  14,0  15,4  17,3   III. Cơ cấu kinh tế của huyện (%)      1. Năm 2015  100,0  100,0  100,0   Nông lâm thủy sản  55,1  52,2  46,2   Công nghiệp-xây dựng  15,2  17,9  21,1   Dịch vụ  29,8  30,0  32,7   2. Năm 2020  100,0  100,0  100,0   Nông lâm thủy sản  48,0  41,0  36,3   Công nghiệp-xây dựng  18,3  25,0  29,5   Dịch vụ  33,7  34,0  34,2   (Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Lục Ngạn 2010 – 2020)   Chương III : Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh: chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình chủ yếu là các loại rau, củ, quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa, xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ hoa quả, nhựa. Các hộ gia đình làm nghề mỳ trong chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày có thêm đầu mỳ thừa, túi nilon. Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là kinh doanh các loại mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán hàng tạp hoá, bán hàng nước, bán hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở này chủ yếu là: túi bóng, hộp giấy, xương động vật, các loại rau củ quả. Trong các cửa hàng may có thêm vải vụn, chỉ. Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy, ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các cửa hàng này chủ yếu là: kim loại, nhựa, rẻ lau, lốp xe. Các cửa hàng ăn sáng chất thải rắn chủ yếu là: giấy ăn, xương động vật, thức ăn thừa, than nấu ăn. Có thể thấy hiện nay chất thải từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ, ngoài ra còn có thêm chất thải vô cơ như là: gạch ngói, giấy, kim loại, than xỷ. a)Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các trụ sở cơ quan: thành phần chất thải rắn trường học chủ yếu là: giấy, thước kẻ, phấn, bụi đất, bút viết hỏng, túi bóng đựng kẹo, lá cây. Văn phòng nhà trường có thêm vỏ hoa quả, bã chè, thức ăn thừa. Trong các trường mầm non chất thải rắn hàng ngày có thêm thức ăn, giấy, đổ chơi hỏng. Chất thải phát sinh từ các trụ sở cơ quan có thành phần chủ yếu là: giấy, báo, vỏ hộp, bã chè, bụi, lá cây, đầu thuốc lá. Tại các trạm y tế thành phần chất thải rắn là: vỏ hộp thuốc, thức ăn, chai nhựa, bông, kim tiêm. b)Chất thải rắn phát sinh từ các khu chợ: các khu chợ kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân do vậy mà thành phần chất thải rắn là: rau, củ, quả, túi nilon, xương động vật, các loại bao bì, rơm, rác, lá cây, đất cát, lông gà, lông vịt. Đặc biệt tại chợ Chũ 1 là nơi bán nhiều mặt hàng nhất: quần áo, đồ ăn, rau, cá, đồ khô. Lượng chất thải rắn phát sinh từ khu chợ này chiếm nhiều nhất so với các khu chợ khác. Thành phần chất thải rắn từ khu chợ này có thêm: bao bì, thuỷ tinh, kim loại. 2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt Theo số liệu điều tra tại địa bàn: xã Thanh Hải, xã Trù Hựu, xã Nam Dương tiến hành điều tra 120 phiếu, thị Trấn Chũ điều tra 80 phiếu. Hình thức lựa chọn hộ phỏng vấn được tiến hành ngẫu nhiên. Qua kết quả điều tra thì lượng chất thải phát sinh đầu người hiện nay của từng xã là: Bảng 3.1: Khối lượng CTRSH bình quân đầu người Tên xã Hạng mục  Trù Hựu  Nam Dương  Thanh Hải  Chũ   Số hộ phỏng vấn  40  40  40  80   Tổng số nhân khẩu  163  169  185  385   Tổng khối CTRSH (kg/ngày)  78,00  104,50  87,00  215,50   Khối lượng CTRSH bình quân *  0,48  0,62  0,47  0,56   Ghi chú: *: kg/ngày (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính bằng cách nhân tổng số dân với lượng chất thải sinh hoạt trên đầu người. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được tính theo công thức sau: Ssinh hoạt = Tsinh hoạt x N Trong đó: Ssinh hoạt : Chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày (kg/ngày) Tsinh hoạt : Mức phát sinh chất thải rắn hàng ngày (kg/người/ngày) N : Dân số (người) Với lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người tính được và số dân hiện tại của mỗi xã. Áp dụng công thức ở trên, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày của từng xã được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 3.2: Lượng CTRSH phát sinh của từng xã năm 2010 Stt  Tên xã  Dân số (người)  Tổng lượng phát CTRSH (kg/ngày)   1  Trù Hựu  9.315  4.471,20   2  Chũ  6.613  3.703,28   3  Nam Dương  8.046  4.988,52   4  Thanh Hải  14.368  6.752,96   (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2010 và tính toán) Như vậy theo bảng số liệu điều tra có thể thấy hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt lớn nhất tại xã Thanh Hải. Có thể thấy lượng chất thải rắn hàng ngày tại các khu vực nghiên cứu là rất lớn. Do địa bàn rộng nên công tác thu gom gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy thì do thành phần chủ yếu trong chất thải hàng ngày là chất hữu cơ nên sẽ phân hủy nhanh sau khi người dân thải bỏ ra môi trường. Đó là theo số liệu tính toán từ phiếu điều tra nhưng trên thực tế thì tại thị Trấn Chũ thì ngoài khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình còn có thêm chất thải rắn từ các cơ quan, nơi công cộng. Lượng chất thải đó chiếm 20% so với tổng khối lượng chất thải từ khu dân cư thị trấn. Vậy tổng khối lượng chất thải rắn của thị trấn là: 3.703,28 × 20% + 3.703,28 = 4.443,94 (kg).  Hình 3.1: Biều đồ khối lượng CTRSH tại các xã và thị trấn Với lượng chất thải bình quân đầu người thấp nhưng do số dân hiện nay của xã Thanh Hải là: 14.368 người nên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của toàn xã hiện nay là lớn nhất so với các xã khác. Có thể thấy lượng chất thải bình quân đầu người hiện nay của xã Nam Dương cao hơn hẳn: vì tại đây là nơi tập trung một lượng lớn các hộ làm nghề, lượng chất thải chủ yếu là từ việc sản xuất mỳ. Tại xã Trù Hựu do là một xã có nhiều nét đặc biệt, tỷ lệ các hộ gia đình trong xã tham gia vào các hình thức kinh doanh dịch vụ đang ngày một tăng, có một lượng lớn các hộ tham gia vào sản xuất mỳ, tỷ lệ các hộ làm nông nghiệp đang ngày một giảm, lượng chất thải rắn bình quân đầu người hiện nay của xã đang ở mức trung bình. Tại thị trấn Chũ do là khu vực tập trung nhiều dịch vụ nên khối lượng chất thải rắn hàng ngày bình quân đầu người lớn, nhưng do dân số hiện nay của khu vực này vẫn chưa cao nên tổng khối lượng chất thải rắn vẫn được Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện đảm bảo công tác thu gom. Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị: mỗi ngày công ty chở hai xe ô tô rác đi. Mỗi xe là 6 khối, mỗi khối có khối lượng là 8 tạ. Như vậy tổng khối lượng rác hàng ngày mà Công ty phải thu gom là: 2×6×8 = 96 tạ = 9,6 tấn. Như vậy là hiện nay công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các xã nghiên cứu mới được một phần nhỏ, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trong các xã trên đều được người dân vứt ra ao, hồ, vườn, lề đường, đốt. Thành phần chất thải rắn hiện nay của các xã rất đa dạng, chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy, bên cạnh đó có thêm chất thải vô cơ. Bảng 3.3: Thành phần CTRSH trên địa bàn nghiên cứu STT  Thành phần chất thải rắn sinh hoạt  Tỷ lệ (%)   1  Mùn đất  14÷25   2  Rác vụn  10÷15,5   3  Thức ăn thừa, cỏ cây, lá cây, bã chè  30÷48   4  Gạch vụn, đá, sỏi, sành, sứ  4÷8   5  Vỏ ốc, vỏ sò  3÷5   6  Túi nilon, cao su, nhựa, da  4÷7   7  Lông gà, lông vịt  0÷8   8  Giấy, bìa, giẻ rách,  0÷3   9  Gỗ vụn  3÷8   10  Thủy tinh  0÷1   11  Kim loại  1,5÷2   (Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty Cổ phần Môi trường đô thị năm 200 3. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt a) Cơ cấu tổ chức quản lý Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện, cùng với sự tư vấn của phòng Tài nguyên và Môi trường Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện Lục Ngạn được thành lập, phụ trách công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn và một số xã lân cận. Hiện tại, phòng Tài nguyên và Môi trường có 26 cán bộ trong đó có 4 cán bộ phụ trách môi trường, hiện có 3 xã và thị trấn đều cán bộ môi trường. Các xã đã thành lập hợp tác xã môi trường và các tổ vệ sinh của xã mình, các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn tại khu vực xã mình, do điều kiện cơ sở vật chất nên hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ dừng lại tại khu vực trung tâm xã. Các hộ gia đình tại khu vực trung tâm xã có nhu cầu thu gom chất thải rắn sinh hoạt của gia đình mình sẽ đăng ký với hợp tác xã môi trường hay là tổ vệ sinh môi trường của xã mình. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị sẽ tập hợp lại tất cả các hộ đăng ký và tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đó. Các HTX và tổ vệ sinh môi trường của từng xã sẽ tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã mình sau đó mang ra điểm tập kết đợi xe chở rác của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện tới thu gom và mang đến bãi rác. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thể hiện theo sơ đồ sau:  Hình 3.2: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện Lục Ngạn b) Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. ► Khái quát chung về các quy định. Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi trường ngày càng được sự quan tâm của mọi tổ chức cá nhân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người dân thì lượng rác thải phát sinh ra cũng theo đó ngày càng tăng lên. Chính vì vậy để bảo đảm cho môi trường sống trong lành với mọi người thì việc ban hành các quy định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Và góp phần khômg nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời kì phát triển kinh tế như hiện nay. Các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải rắn, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải rắn trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải rắn sinh hoạt ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải sinh hoạt như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải. Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực trong đó có quản lý chất thải, với quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường đồng thời phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Luật môi trường Việt Nam ra đời năm 1993 và được sửa đổi năm 2005 đã xác định vị trí pháp lý của các cá nhân, tổ chức liên quan đến phát thải và thu gom xử lý chất thải, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào công tác thu gom xử lý và quản lý môi trường. Cũng thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện vai trò quản lý hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường trong cả nước, quản lý chất thải cũng như các bước trong quá trình quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải : Tại chương VI của luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại khu đô thị và khu dân cư, theo đó việc quy hoạch bảo vệ môi trường phải gắn với công tác quy hoạch KĐT- khu dân cư đó đồng thời các cá nhân hộ gia đình, các tổ chức cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống cũng như môi trường nơi công cộng. Chương VIII của luật cũng đã quy định về việc quản lý chất thải rắn thông thông thường : Tổ chức cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ ( điều 66 ) Chất thải phải được phân loại tại nguồn cho phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu hủy. Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai cho các tổ chức cá nhân để xây dựng cơ sở tái chế chất thải ( điều 68 ) Tổ chức cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải ( điều 77 ) Chất thải phải được thu gom, tái chế, tiêu hủy theo công nghệ thích hợp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, cần tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng, hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn giá trị sử dụng. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của luật về quản lý chất thải rắn nhiều văn bản dưới luật đã ra đời. Nghị định 59/2007/NĐ-CP là nghị định riêng về quản lý chất thải rắn. Theo đó Chính phủ quy định: chất thải rắn thông thường phải được kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc. CTR nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn CTR nguy hại vào CTR thông thường thì hỗn hợp CTR đó phải được xử lý như CTR nguy hại...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang.doc