Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với nông dân, ngành chăn nuôi đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình như: Tăng thu nhập, tạo việc làm, hỗ trợ cho ngành trồng trọt Trước tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như hiện nay, người dân đã không ngừng mở ra nhiều mô hình chăn nuôi mới nhằm giải quyết khó khăn cho kinh tế gia đình đồng thời góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Trong đó, nuôi heo rừng cũng là một trong những mô hình chăn nuôi mới. Nghề nuôi heo rừng đang rộ lên ở một số trang trại trên địa bàn cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả cao. Với chi phí đầu tư trung bình, không tốn nhiều công chăm sóc, đây có thể là hướng đi mới cho nông dân. Thịt của heo rừng có giá trị kinh tế gấp nhiều lần so với thịt heo nhà. Hiện nay, thịt heo rừng được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt heo rừng săn chắc nhờ vận động liên tục. Heo rừng có thể hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt heo rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà. Thịt heo rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn. Việc nghiên cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng và đưa ra giải pháp cho hộ chăn nuôi heo rừng để giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý nghĩa thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm. Xuất phát từ những lí do trên và được sự đồng ý của khoa Sinh-KTNN trường đại học Quy Nhơn, tôi tiến hành làm đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định” nhằm khảo sát thực trạng và đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%). Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế. - Trên địa bàn toàn tỉnh nguồn thức ăn chăn nuôi từ ngành trồng trọt, thủy sản… với sản lượng khá dồi dào như: Sản lượng cây có hạt ước đạt 674.856 tấn, sản lượng sắn 292.244,1 tấn, sản lượng lạc 23.056,3 tấn, sản lượng khai thác thủy sản đạt 140.224 tấn. Nếu được áp dụng các kỹ thuật chế biến hợp lý sẽ giải quyết được vấn đề thức ăn cho việc chăn nuôi. - Công tác thú y trên địa bàn tỉnh được đảm bảo dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y tỉnh. Có cán bộ thú y có năng lực, giàu kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao đảm bảo chủ động được việc phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra. - Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam ( trên cả 3 tuyến: Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa). Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn - hoá - xã hội giữa các vùng miền đặc biệt trong việc phân phối các sản phẩm nông nghiệp trong cả nước. - Những năm gần đây tỉnh có nhiều chính sách để phát triển nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện phát triển nhanh số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng điều kiện của địa phương, góp phần quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. 1.4.3.2. Khó khăn Điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi heo, cây rau, màu, cây lương thực sản xuất theo mùa vụ làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho đàn heo. Nền kinh tế – xã hội còn nghèo kỹ thuật sản xuất lạc hậu, chưa tận dụng hết các phụ phẩm của ngành trồng trọt sử dụng trong chăn nuôi. Công nghệ chế biến thức ăn gia súc chưa phát triển, sản phẩm thô xuất khẩu còn nhiều. Thị trường không ổn định, sản xuất thiếu kế hoạch và dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhất là dịch (LMLM) làm ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi heo. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Các trang trại và hộ gia đình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, các vấn đề liên quan đến hiệu quả chăn nuôi heo rừng. - Tập trung phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi heo rừng tại Bình Định. 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU * Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Bình Định. Tiến hành điều tra tình hình ở 3 trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định: Trang trại heo rừng của ông Phan Đình Chạng. Địa chỉ: Hội Bình – Nhơn Hội – Quy Nhơn – Bình Định. Trang trại của ông Lê Phước. Địa chỉ: Phước Mỹ - TP. Quy Nhơn. Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ. Địa chỉ: Phước Mỹ - TP. Quy Nhơn. * Thời gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định qua các năm. 2.3.2. Tìm hiểu đặc điểm một số giống heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2.3.3. Đánh giá thực trạng chăn nuôi heo rừng tại một số trang trại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. 2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo rừng và đưa ra các ưu nhược điểm nhằn góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi heo rừng theo chuẩn mực để áp dụng cho nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát nông hộ Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, tìm hiểu tình hình chăn nuôi heo rừng ở các nông hộ điều tra. 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp với hộ nông dân. 2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong các tài liệu như: Sách , báo , giáo trình, các công trình nghiên cứu có liên quan, internet… 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu thu được qua điều tra được xử lý trên máy vi tính ở phần mềm Microsof Office Excel theo phương pháp thống kê sinh vật học. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY 3.1.1. Tình hình chung Heo rừng là động vật nuôi hoang dã, có phẩm chất thịt thơm ngon đặc trưng, da dày và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, ít dịch bệnh… Chính vì vậy đã làm giá trị của thịt heo rừng khá cao, cao gấp nhiều lần so với thịt heo nhà. Hơn nữa người ta còn quan niệm rằng được ăn thịt heo rừng đầu năm sẽ là người gặp nhiều may mắn. Vì vậy trong các dịp lễ tết , đám cưới… thịt heo rừng là món không thể thiếu. Trong những năm gần đây thịt heo rừng rất được ưa chuộng và có giá rất cao. Đàn heo rừng của tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng tăng đáng kể. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Nuôi heo rừng rất dễ, heo rừng là loại động vật ăn tạp nên có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau mà không cần qua chế biến gì nhiều. Chính vì vậy nó tiết kiệm được nhiều chi phí mà hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. Thấy được điều đó nhiều người dân trong tỉnh đã tiến hành nuôi giống heo đặc sản này. Nuôi heo rừng ở tỉnh Bình Định bắt đầu vào khoảng 8 năm trước đây nhưng mãi đến năm 2007 nghề nuôi heo rừng mới được lan rộng trong địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh này chỉ mang tính tự phát, chưa có sự quản lý của các cấp cơ quan. Đến năm 2008 mới được chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định quản lý về số lượng các trại nuôi và số lượng heo rừng nuôi. Heo rừng là loài động vật hoang dã, vì vậy việc nuôi chúng cần phải có sự quản lý của các cơ quan chức năng như về việc đăng ký nuôi. Để tránh tình trạng săn bắn bừa bãi làm cạn kiệt loài động vật hoang dã này. Việc chăn nuôi heo rừng của tỉnh cũng chỉ mới ở mức khởi đầu nên nhu cầu nuôi giống là đang rất cao. Các trang trại trên địa bàn tỉnh hầu như đều tiến hành nuôi giống để cung cấp cho thị trường. Chúng tôi đã tiến hành điều tra các trại nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định, kết quả được trình bày ở bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Các trại nuôi heo rừng và loại heo rừng đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Stt Thông tin chung Địa chỉ Loại heo rừng nuôi Số lượng Ngày đăng ký nuôi Tổng Đực Cái 1 Phan Đình Chạng TP. Quy Nhơn Heo rừng 7 2 5 29/5/2008 2 Nguyễn Thị Vân Huyện An Lão Heo rừng lai 10 2 8 1/11/2009 3 Trạm thực nghiệm gia súc lớn Long Mỹ TP. Quy Nhơn Heo mán rừng Thái Lan 13 3 10 9/11/2009 Heo Rừng 64 28 36 20/5/2010 4 Trần Đông Quốc Hoài Nhơn Heo rừng lai 7 2 5 26/4/2010 5 Phan Đình Đàn Hoài Nhơn Heo rừng lai 7 1 6 26/4/2010 6 Nguyễn Xuân Trung Phù Mỹ Heo rừng lai 39 16 23 26/4/2010 7 Trần Vinh Hoài Nhơn Heo rừng lai 6 2 4 26/4/2010 8 Trần Văn Hoanh Hoài Nhơn Heo rừng 2 1 1 27/8/2010 9 Hà Văn Trước Hoài Ân Heo mán Thái 6 2 4 31/8/2010 Heo rừng 5 2 3 10 Nguyễn Văn Hoàng Hoài Nhơn Heo rừng 3 0 3 31/12/2010 11 Nguyễn Văn Bồng Tây Sơn Heo rừng Lai 4 2 2 14/2/2011 12 Nguyễn Văn Minh Hoài Ân Heo rừng lai 3 1 2 25/3/2011 (Nguồn: Chi cục kiểm lâm tỉnh Bình Định) Qua bảng trên chúng tôi có nhận xét như sau: + Trang trại nuôi heo rừng có quy mô lớn nhất của tỉnh là trạm thực nghiệm gia súc lớn Long Mỹ, với quy mô đàn lợn gồm 77 con, trong đó có 64 con là heo rừng thuần Việt Nam và 13 con là heo rừng Thái Lan. Trang trại nuôi heo rừng với quy mô lớn đứng thứ 2 là trang trại heo rừng lai của ông Nguyễn Xuân Trung ở Phù Mỹ, với quy mô gồm 39 con heo rừng lai. Tiếp theo là trang trại của ông Hà Văn Trước ở Hoài Ân với quy mô đàn gồm 11 con, trong đó có 5 con là heo rừng thuần Việt Nam và 6 con heo rừng Thái Lan. Tiếp theo nữa là trang trại của bà Nguyễn Thị Vân ở huyện An Lão, với quy mô đàn gồm 10 con heo rừng lai. + Trang trại có quy mô đàn heo rừng thấp nhất là của ông Trần Văn Hoanh, với quy mô đàn chỉ có 2 con heo rừng gồm 1 đực và 1 cái. Tiếp theo là trang trại của ông Nguyễn Văn Hoàng ở Hoài Nhơn và ông Nguyễn Văn Minh ở Hoài Ân với quy mô đàn cũng chỉ gồm có 3 con. Trong mấy năm gần đây heo rừng đã trở thành vật nuôi của nhiều nông hộ. Trang trại heo rừng chủ yếu ở các huyện trong tỉnh, điển hình như hộ ông Nguyễn Xuân Trung huyện Phù Mỹ, bà Nguyễn Thị Vân ở Thị trấn An Lão đã có quy mô đàn hàng chục con/hộ. Những hộ và trang trại này đã chăn nuôi theo kiểu khép kín (có đực giống, nái sinh sản, vừa sản xuất heo thịt, vừa sản xuất heo giống để tăng đàn hoặc bán giống thương phẩm), doanh thu hàng trăm triệu đồng và lãi hàng chục triệu đồng/năm. Chăn nuôi heo rừng đã thu hút sự quan tâm của nhiều hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn, miền núi do tính hiệu quả và thị trường đang rộng mở. Để khuyến khích nông dân chăn nuôi heo rừng, năm 2010 Trung tâm khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh triển khai xây dựng 4 mô hình chăn nuôi heo rừng tại 4 huyện: Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, mỗi mô hình có quy mô đàn 1 lợn đực và 4 lợn cái. Hiện nay, việc thẩm định điều kiện ban đầu địa điểm xây dựng mô hình đã xong, Trung tâm KNKN đang cùng với Trạm KNKN các huyện tiến hành tập huấn kỹ thuật cho những hộ trực tiếp xây dựng mô hình để chuẩn bị nhận heo giống về nuôi. Ngoài kinh phí ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng mô hình, một số huyện cũng dành kinh phí đầu tư cho khuyến nông phát triển heo rừng tại địa phương, chẳng hạn như huyện An Lão. Được biết trong khuôn khổ nội dung đầu tư, nguồn vốn theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ, năm 2010 huyện An Lão đã đầu tư 120 triệu đồng mua 34 con heo rừng giống lai Thái Lan (giá 300.000 đồng/kg heo giống) cấp cho 17 hộ nông dân các xã An Hòa, An Tân, thị trấn An Lão chăn nuôi. Sau nuôi 5-6 tháng, heo thịt đạt khối lượng xuất chuồng khoảng 35-40 kg/con, với giá thị trường hiện nay khoảng 120-150 nghìn đồng/kg thịt hơi thì người chăn nuôi thu về khoảng 4-5 triệu đồng/con, tương đương một con heo nhà khối lượng hơn 100 kg nhưng chi phí nuôi cao hơn heo rừng rất nhiều. Để mô hình đạt hiệu quả và có tác dụng lan tỏa, UBND huyện này đã giao Phòng kinh tế hạ tầng của huyện phối hợp các xã, thị trấn quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc chăn nuôi heo rừng ở từng hộ dân ngay từ đầu, trọng tâm là kỹ thuật nuôi (chuồng trại, thức ăn, cách cho ăn, phòng bệnh,...), thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nuôi heo rừng có nhiều lợi thế: Thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là rau, củ, quả (kể cả phế phẩm), chuối cây, cỏ, một ít tinh bột và thức ăn tinh bổ sung; heo hầu như chưa có dịch, bệnh, sản phẩm an toàn khi sử dụng, hiệu quả kinh tế cao,..., việc phát triển chăn nuôi heo rừng nhất là ở những vùng trung du và miền núi trong tỉnh sẽ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên (đất rộng, nhiều cây cỏ thực vật, nhiều sản phẩm cây màu ,...) để phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện thu nhập và giải quyết được vấn đề xóa đói giảm nghèo. 3.1.2. Tình hình sử dụng thức ăn để nuôi heo rừng Heo rừng hay heo rừng lai là loài động vật ăn tạp, có khả năng ăn nhiều loại thức ăn trong tự nhiên. Qua quá trình điều tra ở các trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy nguồn thức cho heo rừng gồm các loại có sẵn tại địa phương hoặc mua với chi phí thức ăn thấp; đặc biệt, không tốn tiền thuốc vì heo rất ít bị bệnh. Có 2 loại thức ăn chủ yếu như sau: + Thức ăn thô xanh gồm: Khoai lang, củ mì (sắn), bắp (ngô), bã mì, đậu, cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lang, rau lấp, bèo tây, các loại cỏ, các loại rau quả xanh, trái cây,… ta chỉ cần để vào chuồng cho chúng ăn mà không nhất thiết phải rửa. + Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Bao gồm: Lúa, gạo, cám, hèm bia rượu,… Khẩu phần thức ăn cho heo rừng thông thường: 70% là thức ăn thô xanh, 30% là thức ăn tinh. Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2-3 kg thức ăn các loại. Tuy nhiên, lượng thức ăn tuỳ thuộc vào giai đoạn nuôi heo rừng. Bảng 3.2: Khối lượng heo và khối lượng thức ăn cho heo rừng trong ngày. Giai đoạn Khối lượng heo (kg) Lượng thức ăn (kg/ngày) 1 <15 0,5 – 1 2 15 – 30 1 – 1,5 3 31 – 50 1,5 – 2 Nái chửa, đực giống - 2,5 Nái nuôi con - 4,5 Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng khi khối lượng heo rừng thấp hơn 15 kg thì nhu cầu về lượng thức ăn trong một ngày từ 0,5 – 1 kg thức ăn. Khi khối lượng heo rừng lớn hơn khoảng từ 15 – 30 kg thì nhu cầu về lượng thức ăn trong một ngày là 1 – 1,5 kg thức ăn. Khi khối lượng đạt khoảng 31 – 50 kg thì nhu cầu thức ăn trong một ngày của heo rừng khoảng 1,5 – 2 kg thức ăn. Điều này cho thấy lượng thức ăn tăng dần theo khối lượng cơ thể phù hợp với quy luật phát triển chung của gia súc. Vào giai đoạn nái chửa và đực giống thì nhu cầu thức ăn trong ngày là 2,5 kg thức ăn, lớn hơn ở các giai đoạn trước do heo rừng cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho bào thai phát triển. Đặc biệt, ở giai đoạn nái nuôi con thì khối lượng thức ăn trong ngày của heo rừng rất lớn (4,5 kg), do heo rừng cần nhiều dinh dưỡng để tạo một lượng sữa lớn để nuôi đàn con. 3.1.3. Khả năng sinh trưởng của heo rừng ở tỉnh Bình Định Kết quả điều tra về khả năng sinh trưởng của heo rừng nuôi ở Bình Định được trình bày ở bảng 3.3 như sau: Bảng 3.3: Khối lượng và tốc độ sinh trưởng của heo rừng trong một ngày ở các tháng tuổi. Tháng tuổi Khối lượng (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/ngày) 0-2 0,5-5 8,33-83,33 2-4 10-12 166,66-200,00 4-6 15-25 250,00-416,66 6-8 25-35 300,00-583,33 8-10 40-50 666,66-833,33 10-12 50-70 1000,00-1166,66 Qua bảng trên ta thấy được tốc độ sinh trưởng của heo rừng tăng dần theo tháng tuổi và khối lượng. Từ 0 – 2 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng là 8,33 – 83,33 g/ngày. Từ 2 – 4 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng là 166,66 – 200,00 g/ngày. Từ 4 – 6 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng là 250,00 – 416,66 g/ngày. Từ 6 – 8 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng là 300,00 - 583,33. Từ 8 – 10 thang tuổi tốc độ sinh trưởng là 666,66 – 833,33 g/ngày. Từ 10 – 12 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng là 1000,00 – 1166,66 g/ngày. 3.1.4. Khả năng sinh sản của heo rừng Kết quả điều tra về khả năng sinh sản của heo rừng nuôi ở Bình Định được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh sản của heo rừng trong tỉnh. STT Chỉ tiêu Mức thể hiện 1 Tuổi động dục lần đầu 6-7 tháng tuổi 2 Khối lượng động dục lần đầu 18-20 kg 3 Tuổi phối giống 7-8 tháng tuổi 4 Khối lượng lúc phối 30-35 kg 5 Thời gian mang thai 110-130 ngày 6 Thời gian động dục 2-3 ngày (đối với nái tơ) 3-4 ngày (đối với nại rạ) 7 Chu kỳ động dục 20-22 ngày 8 Hệ số đẻ 1,2-1,3 lứa/năm 9 Số con mỗi lứa 5-8 con Qua bảng trên ta thấy, quá trình sinh sản của heo rừng gần giống như heo nhà, heo rừng cái 6 – 7 tháng tuổi đã bắt đầu động dục. Động dục của heo rừng cái "thầm lặng" hơn heo nhà. Chúng thường ít kêu rống, thích nằm một chỗ. Âm hộ sưng tấy màu đỏ (lúc đầu) rồi chuyển sang tím tái (vài ngày sau). Khi động dục lần đầu heo có khối lượng là 18 – 20 kg. Tuổi phối giống là 7 – 8 tháng tuổi. Quá trình động dục xảy ra 3 – 4 ngày và nếu không được phối giống thì 20 – 22 ngày sau lại xuất hiện lần động dục mới (giống như heo nhà). Thời gian mang thai (thời gian chửa) cũng tương tự như heo nhà: 112 – 116 ngày. Gần tới ngày đẻ, heo thường tự tìm hoặc tạo ra hang hốc và kiếm lá cây khô, cỏ khô… để tự làm tổ đẻ (trong điều kiện tự nhiên). Số con trung bình mỗi lứa khoảng 5-8 con. 3.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO RỪNG ĐANG ĐƯỢC NUÔI Ở BÌNH ĐỊNH Qua quá trình điều tra ở các trang trại nuôi heo rừng tại tỉnh Bình Định, chúng tôi thấy có các giống heo rừng với những đặc điểm cơ bản sau: 3.2.1. Heo rừng Việt Nam thuần chủng 3.2.1.1. Đặc điểm chung Nhanh nhẹn và rất nhát, mũi rất thính và khỏe vì vậy khi thấy động là chạy trốn. Heo rừng có hình dạng cân đối nhưng hơi ốm, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn; cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính; da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, đuôi nhỏ, ngắn. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ. 3.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và sinh sản Khối lượng heo sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Màu lông heo con còn nhỏ có sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa và trở thành màu hung nâu, hung đen hay xám đen là màu đặc trưng của con trưởng thành. Khối lượng bình quân lúc trưởng thành, con đực nặng hơn 80 kg, con cái nặng 50 – 70 kg. Khi 7 – 8 tháng tuổi, khối lượng khoảng 30 – 40 kg thì heo cái có thể cho phối giống và heo đực thì cho phối giống trễ hơn 1 – 2 tháng. Thời gian mang thai của heo rừng cũng khoảng 112 – 116 ngày. Quy trình đẻ cũng bình thường như heo nhà nhưng thường ít gặp vấn đề đẻ khó nên quá trình đẻ diễn ra tự nhiên nên không cần sự giúp đỡ của con người. Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5 – 10 con, lứa đầu (con so) 3 – 5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7 – 10 con). Đặc biệt, heo rừng Việt Nam thuần, mẹ nhỏ, thường chỉ từ 35 – 50 kg, mõm dài và nhọn, đầu nhỏ, tai nhỏ, cổ dài thắt ngẫng, không có má, đẻ ít con, heo chậm lớn, màu lông thường là hung đen, áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì về cơ bản không có mỡ (97% là thịt nạc), loại này bán được giá và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, heo rừng thuần Việt Nam giai đoạn sơ sinh nuôi rất khó và hay bị chết do bị bệnh ỉa phân trắng. Heo mẹ thường đẻ ít con (2 – 3 con/lứa) nên hiệu quả không cao. Do vậy, khi nuôi giống chỉ nên nuôi bố heo rừng thuần Việt Nam là tốt nhất. So với heo rừng Thái Lan, heo rừng Việt Nam có chân thon hơn, tai đứng hơn, mõm dài hơn. 3.2.2. Heo rừng Thái Lan 3.2.2.1. Đặc điểm chung Heo rừng thường sống theo bầy đàn đông đến 50 con, sống dựa vào nhau để đảm bảo an toàn. Vì heo rừng không chịu nắng nóng nên thường thích kiếm ăn về đêm, thích ngâm mình dưới bùn để thải nhiệt, đuổi côn trùng, ký sinh trùng trên da. Heo rừng Thái Lan có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao, mặt nhọn hình tam giác, mõm dài, tai dựng đứng, nhỏ, mắt lồi trông dữ tợn, ở má có vệt lông màu trắng chạy vắt qua mũi. Mũi chúng rất thính, linh hoạt, mềm nhưng rất khỏe (heo thường dùng mũi để đào bới, tìm thức ăn). Con cái trưởng thành nặng 90 – 100 kg, con đực: 100 – 120 kg. Con đực có 4 nanh dài chĩa ra ngoài là phương tiện để kiếm thức ăn và là vũ khí lợi hại thể hiện sức mạnh của nó. Heo rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú, da rất dày. Số heo sơ sinh: 6-10 con/ổ, heo con có bộ lông giống trái dưa gang (vệt lông màu trắng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc này không còn nữa. 3.2.2.2. Sinh sản và sinh trưởng Heo rừng Thái Lan 7 – 8 tháng tuổi có khối lượng 40 – 60kg (với heo cái có thể cho phối giống). Thời gian mang thai giống heo nhà (khoảng 114 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 2 – 4 giờ. Quá trình đẻ diễn ra theo tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người. Heo rừng đẻ 2-2,5 lứa/ năm, lứa đầu (con so) đẻ 3 – 5 con, lứa rạ đẻ nhiều hơn (7 – 12 con). Heo rừng sơ sinh có tầm vóc nhỏ, khối lượng bình quân 0,5 – 0,9 kg/con. Heo 1 – 2 tháng tuổi: 5 – 10 kg, 3 – 4 tháng tuổi: 15 kg – 20 kg, 8-12 tháng: 60 – 70 kg, khi trưởng thành trên 100 kg. 3.2.2.3. Thức ăn Heo rừng Thái Lan là loài ăn tạp, dạ dày đơn, hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt nên có khả năng ăn tạp cả thức ăn thô xanh (rau, củ quả - bèo tây, chuối, khoai lang, sắn, chuối, đu đủ…) và thức ăn tinh (cám gạo, cám ngô). Heo trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 kg thức ăn tinh và 2 – 3 kg thức ăn thô, xanh. Heo rừng rất thích uống nước, nên phải cung cấp nước đầy đủ cho heo uống. Heo rừng trong điều kiện hoang dã còn ăn cả côn trùng, giun, xác động vật chết hoặc bất kỳ thứ gì trong môi trường tự nhiên mà nó kiếm được. Nên khi thả heo rừng ngoài vườn, cứ để nó đào, dũi kiếm thức ăn. Chính vì vậy khi heo rừng được nuôi trong trang trại, nó có khả năng ăn và sử dụng có hiệu quả nhiều loại thức ăn có trong tự nhiên hơn bất kỳ vật nuôi nào mà con người đã có. 3.2.3. Heo rừng lai Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái địa phương thả rông của người dân tộc (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ. Heo lai có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp… Thông thường người ta cũng hay dùng giống heo ỉ để phối với con heo rừng để cho ra lớp heo rừng con lai F1; sau đó tiếp tục lấy heo cái đời F1 phối với heo rừng đực gốc cho ra đời heo F2, từ đời heo lai F2 phối giống với heo rừng gốc sẽ cho đời heo lai F3 đây là dòng heo rừng thuần chủng 100% có chất lượng thịt ngon tương đương với thịt heo rừng thứ thiệt, có thể phát triển nuôi lấy thịt. Chúng ta cũng có thể tạo heo rừng lai bằng cách: Lai giữa bố thuần Việt Nam và mẹ Thái Lan và tiếp tục lai tạo đời F4, F5 (tức trên 95% là rừng thuần Việt) hoặc lai tạo bố Thái Lan và mẹ thuần Việt Nam… Heo rừng Việt Nam lai Thái Lan đời F4, F5: Đây được coi là loại giống ưu việt nhất, do con giống ở đời này đã loại bỏ được những nhược điểm ở heo rừng Thái Lan và phát huy được những ưu điểm của heo rừng Việt Nam. Vì sống gần con người những heo rừng lai đã hiền hơn, dạn dĩ với người hơn. Tuy nhiên, với người quen thì chúng thế còn đối với người lạ thì mấy con heo rừng cũng lồng lộng lên, miệng gầm gừ, mắt láo liên vì bản tính hoang dã không bị mất đi. Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Khối lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30 - 40 kg… 3.2.3.2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục). Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ… 3.2.3.3. Chọn giống và phối giống 3.2.3.3.1. Chọn giống Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau. 3.2.3.3.2. Ghép đôi giao phối Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt… Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Chu kỳ động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dõi biểu hiện động dục của heo. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê lì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo cái hay cho heo cái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã mang thai. 3.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO RỪNG Ở 3 TRANG TRẠI ĐIỂN HÌNH 3.3.1. Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ 3.3.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở nghiên cứu Địa chỉ: Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ - Long Mỹ - TP. Quy Nhơn. Thời gian tiến hành điều tra: Ngày điều tra: 07/04/2011. Diện tích nuôi heo rừng của trạm: Hiện nay diện tích trại nuôi heo rừng rộng 2000m2. Số lượng chuồng nuôi: 5 ô chuồng với diện tích mỗi ô khoảng 50 – 100m2. Hoạt động chung của trạm: Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ thuộc trung tâm KHKT vật nuôi Bình Định. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT Bình Định, tham mưu giúp Sở Nông Nghiệp & PTNT Bình Định thực hiện chức năng chuyên ngành về các lĩnh vực như: Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình chăn nuôi tiên tiến và chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác phát triển chăn nuôi tỉnh Bình Định. Sản xuất, dịch vụ cung ứng con giống vật nuôi, thức ăn, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi. 3.3.1.2. Tình hình chăn nuôi heo rừng Nuôi heo rừng, đó là xu hướng của nhiều trang trại tại tỉnh Bình Định. Để đáp ứng nhu cầu con giống, từ cuối năm 2006 được sự chỉ đạo của trung tâm khoa học kỹ thuật vật nuôi Bình Định trạm đã nhập 27 con giống heo địa phương của Lào, sau đó là của đồng bào dân tộc trong tỉnh có đặc tính gần với heo rừng về nuôi thử nghiệm. Sau đó chọn nái tốt cho lai với heo rừng đực hoặc heo đực rừng lai để tạo ra giống heo rừng lai thích nghi với điều kiện Bình Định. Bên cạnh việc chọn nái tốt, Trung tâm còn mua heo đực rừng giống hoặc heo rừng lai có nguồn gốc Thái Lan về phối giống, (có lý lịch, nguồn gốc con giống rõ ràng) và sẽ cho ra con giống thương phẩm heo rừng lai của Bình Định. Mục đích của trạm là nuôi heo rừng lai lấy thịt theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh. Thức ăn khoảng từ 2-3 kg/ngày bao gồm thức ăn thô xanh và chất bột, chất đạm, khoáng… không cho ăn quá nhiều đạm để hạn chế heo mập mỡ. Thông thường sau khoảng 6 tháng nuôi thì heo có khối lượng 25 kg, lúc này có thể xuất bán. Vào thời điểm chúng tôi điều tra, giá bán thịt heo rừng lai từ 140 -160 ngàn đồng/kg hơi, còn heo giống gần gấp đôi giá heo thịt. 3.3.1.3. Tình hình sử dụng thức ăn Thức ăn của chúng khá đơn giản: 50% là rau xanh, củ, quả, một nửa khẩu phần còn lại là thức ăn tinh như cám gạo, ngũ cốc, một ít bột cá, bánh dầu, bột bắp… Thường cho ăn ngày 2 lần, tiêu tốn từ 2-3 kg thức ăn, tùy theo lứa tuổi của heo. Kết quả điều tra số lượng heo rừng của trạm Long Mỹ thể hiện qua các bảng 3.5 đến bảng 3.7 và đồ thị 3.1 như sau: Bảng 3.5: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng trong năm 2009. Tháng Tổng Heo sinh sản Heo hậu bị Heo con theo mẹ Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái 1 73 13 5 8 52 21 31 8 4 4 2 69 17 5 12 35 14 21 17 10 7 3 71 18 3 15 29 14 15 24 14 10 4 64 18 3 15 29 14 15 17 10 7 5 91 18 3 15 29 14 15 34 20 14 6 81 23 5 18 36 19 17 22 13 9 7 80 23 5 18 35 18 17 22 13 9 8 79 23 5 18 44 23 21 12 7 5 9 76 18 2 16 37 20 17 21 12 9 10 69 13 2 11 30 16 14 26 16 10 11 74 14 2 11 30 16 14 26 16 10 12 81 14 2 12 22 18 16 45 21 16 TB 75,7 17,7 3,5 14 34 17 18 23 13 9 Qua bảng trên ta thấy được rằng đàn heo rừng của trạm vào tháng 1 năm 2009 là 73 con. Số lượng đàn heo rừng đạt mức cao nhất trong năm là vào tháng 5, với số lượng đàn heo lên đến 91 con. Số lượng đàn heo rừng đạt mức thấp nhất trong năm là vào tháng 4, với số lượng đàn heo rừng là 64 con. Nhìn chung, đàn heo rừng của trạm trong năm 2009 không biến động gì nhiều, nguyên nhân là do trạm đã tiến hành bán giống ra thị trường sau khi heo rừng nái đẻ. Bảng 3.6: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ qua các tháng trong năm 2010. Tháng Tổng Heo sinh sản Heo hậu bị Heo con theo mẹ Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái 1 66 14 1 13 10 10 7 30 20 10 2 60 14 1 13 17 11 6 29 16 13 3 72 15 1 14 36 22 16 20 13 1 4 63 15 1 14 28 15 13 20 13 7 5 62 15 1 14 22 13 9 25 17 8 6 70 15 1 14 32 22 10 23 14 9 7 65 15 1 14 20 19 1 30 17 13 8 28 9 1 8 8 7 1 11 6 5 9 22 8 1 7 4 3 1 10 5 5 10 19 8 1 7 5 3 2 6 4 2 11 19 8 1 7 5 3 2 6 4 2 12 24 8 1 7 7 3 4 9 5 4 TB 47,5 12 1 11 16 11 6 18 11 7 Qua bảng trên ta thấy vào đầu năm 2010 cơ cấu đàn heo rừng của trạm là 66 con. Biến động đàn heo rừng trong năm 2010 đạt số lượng cao nhất vào tháng 3(72 con) và thấp nhất vào tháng 11(19 con). Số lượng giản nhiều hơn so với năm 2009. Nguyên nhân là do trạm đã bán giống ra thị trường, ngoài ra năm 2010 dịch tai xanh bùng phát rộng trong cả nước nên số lượng có giảm xuống để nhằm tránh thiệt hại lớn có thể xảy ra. Bảng 3.7: Số lượng đàn heo rừng của trạm Long Mỹ 3 tháng đầu năm 2011. Tháng Tổng Heo sinh sản Heo hậu bị Heo con theo mẹ và cai sữa Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái Tổng Đực Cái 1 24 9 2 7 8 2 6 7 5 2 2 24 9 2 7 8 2 6 7 5 2 3 50 9 2 7 8 2 6 34 22 11 Qua bảng trên ta thấy được số lượng đàn heo rừng đầu năm 2011 là 24 con. Đến tháng 3 thì số lượng đàn heo rừng của trạm đã tăng lên nhanh chóng đạt 50 con. Xu hướng đàn heo của trạm còn có khả năng tăng lên trong những tháng sắp tới. Dựa vào các bảng trên ta có biểu đồ so sánh sự biến động đàn heo rừng của trạm qua các tháng trong các năm như sau: Biểu đồ 3.1: Biến động đàn heo của trạm Long Mỹ từ năm 2009 đến đầu năm 2011. Qua bảng và qua biểu đồ trên ta thấy đàn heo rừng của trạm từ năm 2009 đến đầu năm 2011 có chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân là do trong những năm đầu nhu cầu con giống cung cấp cho nhân dân trong tỉnh là rất lớn. Qua các năm trạm đã tiến hành bán giống với số lượng lớn ra thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận, trạm chỉ giữ giống lại để tiếp tục chăn nuôi trong năm tiếp theo. Trong năm 2011, với số lượng khởi đầu là 24 con đến tháng thứ 3 đã tăng lên nhanh chóng (50 con). Tình hình chăn nuôi của trại rất khả quan và sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới. 3.3.2. Trang trại heo rừng của ông Phan Đình Chạng 3.3.2.1. Giới thiệu chung về trang trại Địa chỉ: Thôn Hội Bình – xã Nhơn Hội – TP. Quy Nhơn Thời gian tiến hành điều tra: 29/04/2011. Diện tích trại nuôi: Tổng diện tích trại nuôi rộng khoảng 14 ha. Số lượng ô chuồng nuôi: Gồm 12 ô chuồng nuôi với diện tích khác nhau tùy theo thời kỳ sinh trưởng và số lượng. Mật độ nuôi: Khoảng 15 - 20 con/ ô chuồng 50- 100 m2 3.3.2.2. Khởi nghiệp Trước kia ông Phan Đình Chạng là một viên chức nhà nước, năm 1993 thì nghỉ việc và gia nhập vào làng thợ săn rồi trở thành một trong những thợ săn chuyên nghiệp. Khi nhà nước có lệnh cấm săn bắn thú rừng gắt gao, ông liền quyết định bỏ nghề và nảy ra ý định kiếm 1 con heo rừng đực, thuần dưỡng nó từ nhỏ để làm giống. Do là dân trong nghề, quen biết nhiều thợ bẫy nên việc kiếm 1 con heo rừng để nuôi với ông là không khó. Thế nhưng hầu hết những con heo rừng sập bẫy đều đã bị gẫy chân hoặc bị nội thương hoặc không thích nghi về môi trường, thức ăn…, mua về chăm sóc một thời gian rồi chúng cũng bị chết. Thất bại đến vài ba chục lần nhưng ông cũng không nản chí. Cách đây khoảng 5 năm, ông vào Phú Yên mua 1 con heo rừng đực vừa dính bẫy còn nhỏ, nặng chỉ 7 kg, và nuôi nó ngay trong nhà. Ông Chạng rút kinh nghiệm: “Dù nó là động vật hoang dã, bản tính vốn hung hãn nhưng nếu ngay từ nhỏ mình gần gũi, yêu thương nó thì nó sẽ trở nên lành tính, ngoan ngoãn như 1 con heo nhà”. Bắt đầu từ đây ông quyết tâm mở một trang trai nuôi heo rừng. Ông làm các thủ tục xin phép kiểm lâm rồi đồng thời thường xuyên lên mạng tìm kiếm thông tin về kỹ thuật nuôi heo rừng. Từ bài học về con heo rừng mới mua được, ông lại tiếp tục kiên trì thuần dưỡng thêm được 3 con heo đực rừng nữa. 3.3.2.3. Tình hình chăn nuôi Sau khi con heo mua nuôi lần đầu phát triển đến 45 kg, ông chuyển nó ra ngoài trang trại trồng cây lâm nghiệp và cây ăn trái của ông ở thôn Hội Bình, xã Nhơn Hội (TP. Quy Nhơn). Sau đó, ông mua tiếp 1 con heo nái nhà đang động dục mang về để lai tạo. Cuối cùng thì ông cũng đã tiến hành lai tạo thành công. Sau đó, ông theo dõi báo chí, lên mạng tìm mua heo nái rừng có nguồn gốc Thái Lan tại tỉnh Bình Phước và nái giống Móng Cái của đồng bào dân tộc về cho sinh sản. Hiện nay, trang trại của ông có số lượng đàn heo rừng đáng kể. Bảng 3.8: Cơ cấu đàn heo của trại ông Chạng (Nhơn Hội) (Đơn vị: con) Tổng số lượng Heo đực giống Heo cái giống và hậu bị Heo con Lợn rừng thuần Việt 33 5 2 26 Lợn lai 127 0 89 38 Lợn Thái Lan 4 0 4 0 Tổng số 164 5 95 64 Qua bảng trên ta thấy được tổng đàn heo rừng mà trại đang nuôi gồm có 164 con; trong đó có 5 heo đực giống, 95 con heo cái giống và hậu bị, 64 con heo con. Qua bảng ta cũng thấy được cơ cấu giống của trại gồm 33 con heo rừng thuần Việt Nam, 127 con heo rừng lai và 4 con heo rừng Thái Lan. Ông Phan Đình Chạng tiến hành nuôi heo rừng vào khoảng 8 năm trước đây. Lúc đầu chỉ có 7 con nhưng đến nay số lượng đã tăng lên gấp nhiều lần. Kinh nghiệm: Theo ông đối với việc nuôi heo rừng thì không cần diện tích quá rộng cũng như chuồng trại quá kiên cố. Điều này sẽ tiếc kiệm được nhiều về chi phí chuồng trại nhưng lại còn mang những lợi thế như sau: - Đối với heo rừng là động vật hoang dã nên bản tính rất nhút nhác, khi gặp người lạ hoặc có tiếng động lạ thì nó cảm thấy bị đe họa, hoảng hốt chạy tán loạn. Điều này nếu chúng ta nuôi ở chuông trại quá rộng thì chúng sẽ chạy trốn gây khó khăn cho việc chăn sóc cũng như quản lý. Nhưng nếu như nuôi ở chuồng nuôi diện tích nhỏ thì khi tiếp xúc với con người lần đầu thì heo rừng có chạy cũng không chạy đâu được. Sau một thời gian nuôi nó nhận thấy con người không làm gì hại đến nó thì nó sẽ không hoảng hốt nữa. Nuôi một thời gian thì chúng ta có thể tiến lại gần heo rừng và có thể vuốt ve nó. Heo rừng sẽ trở nên hiền tính hơn và quen tiếp xúc với con người. Ngày nào cũng như vậy thì chúng ta sẽ thuần hóa được heo rừng. - Cần phải chia và phân chia nhiều ô nhỏ cho từng loại heo rừng ở các khối lượng và tình trạng sức khỏe như nhau vào một chuồng, làm như vậy sẽ quản lý được đàn heo về thức ăn. Chúng sẽ ăn đều nhau, khó tranh nhau và tránh được trường hợp con lớn ăn hết thức ăn của con bé làm cho con bé ngày càng ốm yếu và chết - Hơn nữa diện tích chuồng nhỏ sẽ dễ quản lý về số lượng, dịch bệnh, tiêm phòng… 3.3.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn của trại Thức ăn được sử dụng để nuôi heo rừng tại trại chủ yếu gồm các loại sau: Thức ăn tinh (bắp, mì)/con/ngày khoảng 2kg cộng với thức ăn tận dụng có sẵn như: ngọn mía, lá xoài,…Nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương nên chi phí rất rẻ. Theo ông, tổng chi phí thức ăn/ngày/con vào thời điểm hiện nay là 4000 đồng Với heo đẻ, ông còn bồi dưỡng thêm cho chúng bằng trái đu đủ xanh nấu chung với cháo. Khi đã được thuần dưỡng chúng rất dễ nuôi vì vốn là giống ăn tạp, thích ứng nhanh với môi trường sống và sức đề kháng bệnh tật rất cao. 3.3.2.4. Tình hình dịch bệnh Hiện tại trên đàn heo rừng của trại không sảy ra dịch bệnh gì. 3.3.3. Trang trại heo rừng của ông Lê Phước 3.3.3.1. Giới thiệu chung về trang trại điều tra Địa chỉ: Phước Mỹ - TP. Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. Thời gian tiến hành điều tra: Ngày 17 tháng 04 năm 2011. Diện tích của trang trại nuôi heo rừng: 1000 m2. Diện tích ô chồng nuôi: Gồm 8 ô chuồng với diện tích mỗi ô là 100 m2. Mật độ nuôi: Trung bình 6 -7 con/ô chuồng. 3.3.3.2. Tình hình chăn nuôi heo rừng của trại Nhận thấy được lợi nhuận rất cao từ việc chăn nuôi heo rừng, cách đây 3 năm ông Lê Phước đã mạnh dạng bỏ tiền đầu tư vào trang trại để tiến hành nuôi heo rừng. Qua thông tin thu thập được từ sách báo, mạng Internet…Ông đã liên lạc và đi vào miền Nam tìm đến trang trại chăn nuôi heo rừng của ông Chín Định ở Bình Phước mua một cặp giống heo rừng Thái Lan về nuôi với giá trên 10 triệu đồng. Sau một thời gian nuôi dưỡng ông thấy heo sinh trưởng tốt, khả năng sử dụng thức ăn cao. Ông tâm sự: Nuôi heo rừng rất dễ, dễ hơn nuôi heo nhà. Nuôi heo rừng rất nhàn, chỉ tốn công cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều, thời gian rảnh ông vừa làm việc nhà và tha hồ chăm sóc cây cảnh trồng ở xung quanh trang trại nhằm kiếm thêm thu nhập. Đến đầu năm 2009 số lượng đàn heo của trại tăng lên là 14 con, sau khi số lượng đàn heo đã tăng lên đáng kể, ông tiếp tục đầu tư vốn mua thêm một con đực giống nữa để về tự phối giống tạo heo rừng lai bán ra thị trường. Qua quá trình nuôi, đến năm 2011 ông đã chọn ra được 10 con nái heo rừng Thái Lan làm giống. Đến nay, số đàn heo của ông đang phát triển rất tốt, số lượng ngày càng tăng lên. Kết quả điều tra đàn heo rừng của trại ông Phước thể hiện qua bảng 3.9. Bảng 3.9: Cơ cấu đàn heo rừng của trang trại ông Lê Phước (Đơn vị: Con) Loại heo Tổng số lượng Heo đực giống Heo cái giống và hậu bị Heo con Heo rừng thuần Việt 0 0 0 0 Heo lai 34 1 4 29 Heo rừng Thái Lan 16 1 6 9 Tổng số 50 2 10 38 Qua bảng trên ta thấy được tổng số lượng đàn Heo rừng đang được nuôi ở trại là 50 con. Trong đó 34 con là heo rừng lai, 16 con là heo rừng Thái Lan, và trại không nuôi heo rừng thuần chủng Việt Nam. Tại trại đang nuôi 2 đực giống, 10 heo rừng cái giống và hậu bị, 38 heo rừng con theo mẹ. 3.3.3.3. Tình hình sử dụng thức ăn của trại Nguồn thức ăn của trại chủ yếu là các sản phẩm có sẵn ở địa phương. Một phần sẵn có tại gia đình, một phần mua từ các vùng lân cận trong tỉnh. Một ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Khối lượng thức ăn khoảng 2,5 kg/con/ngày. 3.3.4. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi các giống heo rừng ở 3 trại Qua quá trình điều tra tại 3 trại vào thời gian tháng 4 năm 2011, chúng tôi thu được cơ cấu giống và số lượng đàn heo rừng ở 3 trại thể hiện qua bảng 3.10 như sau: Bảng 3.10: Cơ cấu giống nuôi ở 3 trại điều tra Trại Giống heo Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ Trang trại ông Chạng Trang trại ông Phước Tổng số lượng ở 3 trại Heo thuần Việt 1 33 0 34 Heo rừng lai 45 127 34 206 Heo Thái Lan 4 4 16 24 Tổng 50 164 50 264 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giống ở 3 trại điều tra Qua biểu đồ trên ta thấy được số lượng heo rừng lai nuôi ở 3 trại nhiều nhất (206 con), tiếp theo là heo rừng thuần Việt Nam (34 con), chiếm số lượng ít nhất là heo rừng Thái Lan (24 con). Tuy nhiên heo rừng lai và heo rừng Thái Lan là nuôi phổ biến nhất. Heo rừng thuần Việt Nam nuôi ít phổ biến hơn. Nguyên nhân heo rừng thuần Việt Nam rất ít được nuôi là do heo thuần Việt Nam rất khó nuôi và thuần dưỡng, muốn nuôi được heo thuần Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, heo dễ bị stress bỏ ăn dẫn đến ốm yếu và chết. Bên cạnh đó hiện nay số lượng giống chưa nhiều, giá lại rất đắt… Cho nên để an toàn, tránh rủi ro, các trang trại chọn heo lai và heo Thái nuôi sẽ tốt hơn. Hơn nữa heo lai và heo Thái Lan đã được thuần dưỡng và gần gũi với con người nên hiền tính, ngoài ra chúng là loài vật nuôi có sức chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sống tốt hơn. Chính vì vậy chúng là đối tượng tối ưu ở các trang trại hiện nay trên toàn tỉnh. 3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC NUÔI HEO RỪNG 3.4.1. Các chỉ tiêu thu chi 3.4.1.1. Chi phí thức ăn Vào thời điểm điều tra tại các trang trại là: 4000đ/con/ngày: nếu chúng ta có đất trồng rau lang, sắn, chuối, bèo tây, cỏ sữa, cỏ voi, thân ngô, ngọn mía ... thì sẽ có thể tiết kiệm được 70% chi phí thức ăn. Khẩu phần ăn của heo rừng 70% là chất sơ, ngoài ra chung ta có thể cho ăn thêm bã rượu sau khi nấu cũng rất tốt về đường ruột. 3.4.1.2. Chi phí chuồng trại + Lưới B40 loại 3,5 – 4 ly: Hiện tại có giá 65.000 đồng/m2. Diện tích chuồng kích thước 10m x 10m cần: 10 x 4 x 65000 = 2.600.000 (đồng), + Gạch xây cao hơn mặt đất từ 20-30cm tùy điều kiện (để bảo vệ lưới được lâu, tránh mục, bị đào bới bởi lợn rừng…) Để xây chuồng 10m x 10m cần: 54 x 2 x 4 viên gạch (220x150x105) giá 2500 đ/viên. Vậy tổng gạch cần có giá: 1.080.000 đồng + Máng cho heo ăn: có thể xây bằng xi măng, vỏ lốp ô tô cũ… 3.4.1.3. Chi phí quản lý Theo mức giá của địa phương hiện nay. Một người có thể chăm sóc được khoảng 500 con heo rừng: Chi phí lao động: 1.000.000 đ/ tháng. 3.4.1.4. Khối lượng heo rừng qua các giai đoạn sản xuất Các chỉ tiêu Sơ sinh Cai sữa Xuất chuồng Giống Khối lượng(kg) 0,5 – 0,9 4 – 6 25 – 35 40 – 60 Thời gian (tháng tuổi) 0 2-3 6-8 12 3.4.1.5. Bảng giá bán heo rừng (Đơn vị: Nghìn đồng) Giá\Giống Thuần Việt Nam Heo rừng lai Heo Thái Lan Bán thịt 200 150 150 Bán Giống 400 300 300 3.4.2. Hoạch toán kinh tế việc chăn nuôi heo rừng 3.4.2.1. Hoạch toán kinh tế nuôi thịt Việc nuôi thịt được hoạch toán từ khi nhập con giống vào nuôi thịt ở thời kỳ cai sữa tức 2 - 3 tháng sau khi đẻ. Được nuôi ở ô chuồng có diện tích 10m x 10m. Với mỗi ô chuồng có số lượng heo nuôi là: 15 – 20 con/ô. Chi phí nuôi một heo từ khi cai sữa đến xuất chuồng được hoạch toán như sau: Khối lượng heo lúc này là: 4 - 6 kg/ con. Chi phí con giống: (số ký) x (giá) vậy chi phí các giống như sau: Heo rừng thuần việt: 5 x 400.000 = 2.000.000 đồng. Heo Thái Lan: 5 x 300.000 = 1.500.000 đồng Heo rừng lai: 5 x 300.000 = 1.500.00 đồng Thời gian nuôi: Sau 6 – 8 tháng nuôi đạt trọng lượng xuất chuồng từ: 25 – 35 kg/con. Chi phí thức ăn trong thời gian nuôi: (Giá thức ăn chi phí trong 1 ngày) x (số ngày nuôi) = 4000 x (30 x 7) = 840.000 đồng/con. Chi phí cho một chuồng trại diện tích 10m x 10m: (Giá lưới B40) + (giá gạch xây) = 2.600.000 + 1.080.000 = 3.680.000 đồng. Chi phí lao động: Hiện tại nuôi heo rừng ít tốn công lao động chủ các trại đều tận dụng thời gian rảnh vào nuôi heo rừng. Chỉ trạm Long Mỹ có chi phí nhân công cho người nuôi heo. Việc tính chi phí lao động như sau: Một người có thể nuôi 500 con heo và được trả lương cơ bản là 1.000.000 đồng/tháng. Vậy chi phí lao động cho một tháng của một heo rừng là: 1.000.000/500 = 2.000 đồng. Chi phí lao động nuôi đến xuất chuồng trong 6 – 8 tháng là: 2.000 x 8 = 16.000 đồng. Tổng thu của môt con heo rừng nuôi thịt: Được xác định vào thời điểm bán thịt có trọng lượng: 25 – 35 kg/con là: ( Số kg xuất chuồng) x (giá bán thịt). Như vậy thu vào của các giống heo như sau: Heo thuần Việt: 30 x 200.000 = 6.000.000 đồng. Heo lai: 30 x 150.000 = 4.500.000 đồng. Heo Thái: 30 x 1.500.000 = 4.500.000 đồng. Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế cho một ô nuôi thịt diện tích 10m x 10m gồm 20 con. Các chỉ tiêu Heo thuần Việt Nam Heo lai Heo Thái Lan Phần chi Con giống 2.000.000 x 20 = 40.000.000 1.500.000 x 20 = 30.000.000 1.500.000 x 20 = 30.000.000 Thức ăn 840.000 x 20 = 16.800.000 840.000 x 20 = 16.800.000 840.000 x 20 = 16.800.000 Chuồng trại 3.680.000 3.680.000 3.680.000 Lao động 16.000 x 20 = 320.000 16.000 x 20 = 320.000 16.000 x 20 = 320.000 Tổng chi 60.800.000 50.800.000 50.800.000 Phần thu Bán thịt 6.000.000 x 20 = 120.000.000 4.500.000 x 20 = 90.000.000 4.500.000 x 20 = 90.000.000 Lợi nhuận 59.200.000 39.200.000 39.200.000 Qua bảng trên ta thấy được lợi nhuận từ việc nuôi heo rừng thịt là tương đối cao. Sau 7 tháng nuôi lợi nhuận từ heo rừng thuần Việt Nam là 59.200.000 đồng, heo rừng lai và heo rừng Thái Lan là 39.200.000 đồng cho mỗi ô chuồng 20 con. Đối với từng giống heo rừng, nuôi 20 con trong thời gian 7 tháng thì mỗi tháng thu nhập bình quân của một ô chuồng là: Heo rừng: 59.200.000/ 7 = 8.457.000 đồng. Heo lai : 39.200.000/7 = 5.600.000 đồng. Heo Thái tương tự như heo rừng lai. Qua bảng ta cũng tính được lợi nhuận của một con heo rừng qua 7 tháng nuôi là: Heo rừng: 59.200.000/20 = 2.960.000 đồng. Heo lai: 39.200.000/20 = 1.960.000 đồng. Heo Thái tương tự lợn rừng lai. Như vậy, ta có được thu nhập từ một heo rừng trong 1 tháng như sau: + Heo rừng: 2.960.000/7 = 423.000 đồng. + Heo lai: 1.960.000/7 = 280.000 đồng. Tóm lại, so với các mô hình chăn nuôi khác thì chăn nuôi heo rừng thịt là mô hình chăn nuôi mới, bước đầu đem lại hiệu quả tương đối cao. Có thể phát triển nhân rộng trong nhân dân. Đặc biệt là các vùng miền núi của tỉnh. 3.4.2.2. Hoạch toán kinh tế nuôi giống Việc nuôi giống được hoạch toán như sau: Chi phí giống như nuôi ở các loại giống thịt ở bảng trên. Thời gian nuôi đến khi có chửa là 7 – 8 tháng. Vậy chi phí thức ăn nuôi đến có chửa là: (Giá TĂ trong ngày) x (Ngày nuôi) = 4.000 x (30 x 7,5)= 900.000 đồng. Thời gian chửa kéo dài: 110 -130 ngày. Chi phí thức ăn cho thời kỳ nay cần lớn hơn thời gian trước đó vì mẹ cần thêm thức ăn dể nuôi con trong bụng. Chi phí thức ăn trong thời kỳ này là: (Giá TĂ trong ngày) x 120 = 5.000 x 120 =600.000 đồng. Thời gian nuôi con kéo dài 2 tháng. Lượng thức ăn trong thời gian này cần nhiều hơn thời kỳ có chửa, vì heo mẹ còn phải sử dụng thức ăn tạo sữa để nuôi đàn con. Thời kỳ này cần cung cấp nhiều thức ăn tinh, chính vì vậy chi phí thức ăn cần cung cấp là: ( Giá TĂ) x (2 x 30)= 6.500 x 60 = 390.000 đồng. Thời gian từ có chửa đến nuôi con cai sữa là 6 tháng, sau khi tách con khoảng 7 ngày heo nái bắt đầu động dục trở lại và bắt đầu tiếp tục sinh sản. Như vậy trong một năm một heo nái sinh sản gần 2 lứa/ năm. Chi phí thức ăn của nái giống trong một năm tính bằng tổng chi phí thức ăn trong 2 lần sinh sản như sau: ( 600.000 + 390.000) x 2 = 1.980.000 đồng Chi phí khấu hao giống: Thông thường giống heo rừng có thể sản xuất trong vòng 15 – 25 năm. Chính vì vậy sau 15 – 25 năm thì tiến hành bán thịt. Khối lượng lúc này khoảng 60 – 70 kg đối với heo cái và khoảng 80 kg đối với heo đực. Vậy chi phí khấu hao giống như sau: Tiền giống lúc bán thịt loại thải/số năm sử dụng. + Chi phí khấu hao đực giống: (80 x 300.000)/20 = 1.200.000 đồng/năm. + Chi phí khấu hao cái giống: (65 x 300.000)/20 = 975.000 đồng/năm. Chi phí khấu hao chuồng trại: (Chi phí ban đầu)/ năm sử dụng = 3.680.000/50 = 73.600 đồng/năm. Trung bình một heo cái 1 năm đẻ 2 lứa, một lứa đẻ 6 – 8 con. Vậy số con đẻ trung bình của 1 nái/ năm là: 2 x 7 = 14 con. Chi phí lao động cho 1 heo rừng trong năm: 2.000 x 12 = 24.000 đồng. Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế nuôi bán giống với cơ cấu Đực/ cái và Đực/ 5 cái. Các chỉ tiêu Đực/nái Đực/5 nái Phần chi Giống cái 2.000.000 2.000.000 x 5 = 10.000.000 Thức ăn đến có chửa 900.000 900.000 x 5 = 4.500.000 Thức ăn của nái trong năm 1.980.000 1.980.000 x 5 = 9.900.000 Khấu hao cái giống 975.000 975.000 x 5 = 4.875.000 Đực giống 2.000.000 2.000.000 Thức ăn đực giống trong năm 4.000 x 365 = 1.460.000 1.460.000 Khấu hao đực giống trong năm 1.200.000 1.200.000 Chi phí chuồng trại 3.680.000 3.680.000 Khấu hao chuồng trại 73.600 73.600 Lao động 24.000 x 2 = 48.000 24.000 x 6 = 144.000 Tổng chi 14.268.600 37.688.600 Tổng thu 2.000.000 x 14 = 28.000.000 28.000.000 x 5 = 140.000.000 Lợi nhuận 13.683.400 102.167.400 Dựa vào bảng trên ta thấy được lợi nhuận của việc nuôi một đực cho 5 con cái giống cao hơn rất nhiều lần so với việc nuôi một đực một cái (gấp gần 7,5 lần). Lợi nhuận trong 1 tháng nuôi giống + 1 đực/cái: 13.683.400/12 = 1.140.283 đồng. + 1 đực/ 5 cái: 102.167.400/12 = 8.513.950 đồng. Ngoài lợi nhuận thu được ta còn lời được con giống để tiếp tục sản sinh lợi nhuận tiếp theo. Tóm lại, nuôi heo rừng giống đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để tiến hành nuôi giống cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Tránh được những rủi ro và thoái hóa giống. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra, tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian từ tháng 01/2011 – 4/2011. Chúng tôi có một số kết luận như sau: 1.1. Về tình hình chăn nuôi heo rừng Nhìn chung đàn heo rừng ở Bình Định ngày càng phát triển. Nuôi heo rừng là một nghề mới, chỉ xuất hiện trong tỉnh vài năm trở lại đây nhưng cho đến thời điểm điều tra thì số lượng trang trại đã mở rộng ra trong các địa phương toàn tỉnh. Về thức ăn để nuôi heo rừng trong tỉnh rất dồi dào, có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Bình Định là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn heo rừng. 1.2. Về cơ cấu giống Qua quá trình điều tra tại các trang trại chăn nuôi heo rừng trên địa bàn toàn tỉnh nuôi phổ biến 3 giống heo rừng sau: Heo rừng thuần Việt, heo rừng Thái Lan và heo rừng lai. 1.3. Về 3 trang trại nuôi điển hình Trạm chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ: Có tổng đàn là 50 trong đó heo thuần Việt 1 con, heo rừng Thái 4 con, heo lại 45 con. Trạm chủ yếu nuôi để tiến hành bán giống. Trại heo rừng của ông Chạng: Có tổng đàn là 164 con trong đó heo thuần Việt là 33 con, heo rừng Thái là 4 con, heo lai là 127 con. Trại vừa nuôi bán thịt vừa nuôi bán giống. Trại heo rừng của ông Lê Phước: Có tổng đàn 50 con trong đó heo rưng Thái là 16 con, heo lai là 34 con, không có heo rừng thuần Việt. Trại chủ yếu bán thịt. 4.1.4. Về hiệu quả kinh tế: Đối với mô hình chăn nuôi thịt: 20 con trong 1 ô chuồng 10m x 10m lợi nhuận kinh tế đem lại là khá cao. Có thể nhân rộng cho nhân dân, đặc biệt là các vùng miền núi của tỉnh. Đối với mô hình chăn nuôi giống: Việc nuôi ghép một đực giống với nhiều nái giống sẽ đem lại lợi nhuận rất cao và cao hơn nhiều so với mô hình chăn nuôi thịt. Tuy nhiên mô hình chăn nuôi giống cần có kinh nghiệm và kỹ thuật cao hơn. Cần hướng dẫn kỹ thuật cho bà con trước khi tiến hành nuôi. 2. ĐỀ NGHỊ Các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa tình trạng chăn nuôi heo rừng trên địa bàn tỉnh, nhằm chống lại tình trạng săn bắn heo rừng tự nhiên, làm cạn kiệt số lượng đàn heo rừng trong tự nhiên, và đặc biệt là tránh trường hợp giả mạo heo rừng làm giảm giá trị thực của nó, gây hoang mang cho người sử dụng. Các cơ quan chuyên môn như: Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống vật nuôi Bình Định, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định, viện chăn nuôi…cần có những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực chăn nuôi heo rừng để ngành chăn nuôi này ngày càng phát triển, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu và đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các giống heo rừng tại tỉnh Bình Định.doc