Tình hình hoạt động tại Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua; - Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng  Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau:

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24% 101.57% 136.98% Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty không ổn định qua các năm. Năm 2005 là năm công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao nhất, năm 2008 khả năng thanh toàn nợ của công ty thấp nhất.chúng ta không chỉ dựa vào tỷ số thanh toán hiện hành mà có thể vội vàng đưa ra kết luận rằng công ty có khả năng chi trả nợ ngắn hạn cao hay thấp mà chúng ta còn đánh giá thông qua các yếu tố thành phần của tỷ số thanh toán hiện hành. Tài sản lưu động của công ty chiếm phần lớn là hàng phải thu khoảng 60% và có nhiều khoản phải thu khó đòi công ty đã phải lập dự phòng. Trong khi đó lượng tiền mặt của công ty khá ít chỉ chiếm khoảng 10% một tỷ lệ quá thấp dẫn tới tính thanh khoản của công ty không cao cho dù tỷ số thanh toán cao. Ø Tỷ số thanh toán nhanh : Chỉ tiêu 2008 2007 2,006 2,005 Tiền mặt 11,503 66,094 7,596 9,299 Các khoản tương đương tiền - - - - Chứng khoán thị trường - - - - Khoản phải thu 118,189 202,421 108,983 80,083 Tài sản ngắn hạn khác 2,643 17,169 2,330 1,251 Nợ ngắn hạn 241,994 301,452 146,514 86,795 Tỷ số thanh toán nhanh 54.69% 94.77% 81.16% 104.42% Giống như đã phân tích ở phần tỷ số thanh toán hiện thời tỷ số thanh toán nhanh của công ty cũng tương tự. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty cao nhất vào năm 2005 và thấp nhất vào năm 2008. Phân tích khả năng sinh lợi: Phân tích doanh thu: Các nguồn doanh thu chủ yếu: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu bán hàng, khuyến mãi bằng sản phẩm 471,497 384,640 277,568 306,451 Doanh thu cung cấp dịch vụ 129,647 0 16,210 0 Doanh thu hoạt động tài chính 2,775 10,302 392 844 Tribeco hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng hóa, chính vì vậy nguồn thu chủ yếu của công ty từ hoạt động bán sản phẩm do công ty sản xuất.Sản phẩm chủ yếu của công ty là các mặt hàng nước giải khát như sưã đậu nành, trà xanh, trà bí đao, chế biến thực phẩm như thức ăn đóng hộp. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng gần 80% tỷ trọng này giữ đều theo các năm. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có tham gia các hoạt động tài chính. Cuối năm 2007 Tribeco có mua một lượng lớn cổ phiếu của Kinh Đô và kem Kido’s và Sabeco. Trong những năm 2005, 2006, 2007 khi nền kinh tế ổn định thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn “Sốt’ công ty có thể kiếm được một khoản doanh thu từ việc chênh lệch giá song hoạt động này chỉ mang lại cho công ty một khoản doanh thu nhỏ. Và không ổn định có xu hướng giảm sau các năm. Đặc biệt là năm 2008 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu giá chứng khoán của Kinh đô và kem Kido’s, Sabeco giảm mạnh khiến cho doanh thu về hoạt động tài chính giảm chỉ mang về khoảng hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên chí phí tài chính lại cao do công ty phải lập dự phòng giảm giá chứng khoán tới 13,6 tỷ đồng chính vì vậy công ty bị chịu một khoản tổn thất khá lớn về lô cổ phiếu này. Tính bền vững của doanh thu: Năm 2008 % thay đổi 2007 % thay đổi 2006 % thay đổi 2005 DT thuần 580,595 51% 384,640 31% 293,779 -4% 306,451 Nhìn chung doanh thu của Tribeco tăng đều theo các năm. Tuy nhiên năm 2006 doanh thu của công ty đã giảm. Doanh thu giảm do công ty đã điều chỉnh tăng giá bán để phù hợp với giá giá nguyên vật liệu tăng liên tục trong nhiều năm. Thời điểm này tất cả giá nguyên liệu đều tăng, đặc biệt giá đường tăng 100%. Ngoài ra do trong thời gian này công ty đang điều chỉnh lại hệ thống phân phân phối bán hàng, các cửa hàng phân phối chỉ được bán sản phẩm của công ty nên số lượng cửa hàng bị giảm, chính vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm đáng kể. Tuy nhiên đó chỉ là sự suy giảm tạm thời, năm 2007 doanh thu của công ty đã có sự tăng trở lai. Doanh thu cao hơn cả năm 2005 doanh thu tăng cao như vậy do năm 2006 công ty đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới giúp công ty sản xuất những sản phẩm mới có lợi nhuận cao. Đặc biệt nhà máy sản xuất nước giải khát Tribeco Bình Dương với năng suất 90.000.000 thùng /1 năm đã đi vào hoạt động chính thức giúp sản lượng công ty tăng đáng kể.Đồng thời công ty có hệ thống phân phối sản phẩm được hoàn thiện và mở rộng hơn. Doanh thu năm 2007 tăng cũng nhờ một phần đóng góp của việc mua bán chứng khoán. Tới năm 2008 doanh thu của công ty tiếp tục tăng nhanh tăng gần gấp đôi so với năm 2007. Doanh thu tăng nhanh như vậy do tháng 3/2008 nhà máy sản xuất nước trà xanh, bí đao, nước ép trái cây tại nhà máy Bình Dương với công suất 5.000.000 thùng/1 năm và nhà máy Tribeco miền Bắc với công suất 9.000.000 thùng /1 năm chính thức được đưa vào hoạt động giúp cho sản lượng của công ty tăng đáng kể. Trong năm 2008 công ty đã hợp tác với Kinh Đô để mở rộng kênh phân phối cho các dòng sản phẩm non-return như Trà xanh, Trà Bí Đao, Jeno, giúp cho sản phẩm được tiêu thụ với sản lượng khá cao điều này trước đây không được thực hiện do công ty không có dòng sản phẩm như Kinh Đô. Song sang năm 2008 công ty đã đa dạng hóa sản phẩm của mình, biết tận dụng những kênh phân phối sản phẩm có sẵn và khá bền vững của Kinh Đô. Đây là một tín hiệu đáng mừng hứa hẹn trong tương lai sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Tribeco sẽ tăng lên góp phần tăng doanh thu cho Tribeco trong những năm tiếp theo. Mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Phần trăm thay đổi 50.95% 30.93% -4.14% - Khoản phải thu 118,188 202,108 108,982 80,082 Phần trăm thay đổi -41.52% 85.45% 36.09% - Vòng quay khoản phải thu 4.912 1.903 2.696 3.827 Các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh chóng trong các năm tương ứng với sự thay đổi về doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các khoản phải thu của công ty tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu, đặc biệt là năm 2008 các khoản phải thu tăng 217,14% trong khi doanh thu chỉ tăng 50,95% à các khoản phải thu tăng gấp 4 lần doanh thu. Điều đáng chú ý ở đây là tốc độ tăng trưởng trong các khoản phải thu năm 2006 đi ngược lại so với các năm khác. Bởi năm đó doanh thu của công ty giảm, theo quy luật thì các khoản phải thu phải giảm nhưng năm 2006 lại ngược lại, các khoản phải thu vẫn tăng lên tới 36%, một điều cần phải xem xét lại. Chính những điều trên đã làm cho vòng quay khoản phải thu của công ty giảm, chứng tỏ các năm 2007 và 2008 công ty có chính sách bán chịu rất lớn, điều này khá nguy hiểm vì nguy cơ khoản nợ xấu gia tăng, và công ty không thu hồi được vốn nhanh chóng sẽ dẫn tới thất thoát trong doanh thu do công ty sẽ phải lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi à công ty không có tiền kinh để kinh doanh kỳ sau. Theo thống kê trong năm 2008 công ty có khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng khá lớn 210,5 tỷ đồng. Chỉ riêng thu của đại lý bao bì là 82,8 tỷ đồng và của Tribeco Bình Dương 96,5 tỷ đồng. So với vốn điều lệ, những khoản phải thu thật sự quá cao. Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Tổng HTK 46,372 52,664 29,910 28,255 Nguyên liệu, vật liệu 9,223 24,810 13,902 20,881 Công cụ, dụng cụ 9,477 15,191 8,611 3,093 Hàng đang đi đường - - - Thành phẩm 874 874 3,715 1,985 Hàng Hóa 14,979 4,845 624 9 Hàng gửi bán 11,818 6,943 3,058 2,288 Bất kì một doanh nghiệp sàn xuất nào cũng phải trải qua ba giai đoạn là dự trữ - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Hàng tồn kho mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong việc lựa chọn thời điểm, lượng hàng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ. Cho nên, hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu một công ty. Hàng tồn kho gia tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là gia tăng nguyên vật liệu sẽ đem lại cho công ty sự thuận lợi trong quá trình mua nguyên liệu, vật liệu và trong hoạt động sản xuất. Thông thường, khi mua một khối lượng hàng lớn, công ty sẽ được hưởng chính sách ưu đãi như chiết khấu giá bán từ nhà cung cấp. Ngoài ra, việc duy trì một khối lượng nguyên vật liệu nhiều cũng giúp công ty giảm rủi ro tăng giá thu mua. Quan trọng là nguồn nguyên vật liệu này giúp cho công ty đảm bảo quá trình sản xuất được duy trì ổn định, sản lượng hàng sản xuất và bán ra ổn định từ đó giúp cho doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, khối lượng nguyên vật liệu tồn kho lớn sẽ đẩy chi phí tồn trữ lên cao. Nhìn chung nguyên vật liệu của công ty cũng khá ổn định qua các năm. Năm 2006 lượng nguyên vật liệu của công ty giảm do giá nguyên vật liệu tăng rất nhanh so với năm 2005 khiến cho chi phí mua hàng tăng lên mạnh vì vậy lượng nguyên vật liệu thu mua cũng ít đi. Tình hình như vậy lại diễn ra một lần nữa vào năm 2008 nhưng năm nay khủng hoảng kinh tế diễn ra rất mạnh, lạm phát cao đẩy giá nguyên vật liệu tăng nhanh khủng khiếp khiến lượng nguyên vật liệu của công ty chỉ bằng 1/2 so với năm 2006 và bằng 1/3 so với năm 2007. Trong khi đó khả năng sản xuất của năm 2008 gấp 3 lần so với công suất sản xuất của năm 2006 do năm 2008 nhà máy sản xuất nước giả khát Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền bắc đã đi vào hoạt động. Qua đó ta thấy nguyên vật liệu năm 2008 quá ít nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của công ty. Tuy nguồn nguyên liệu ít như vậy nhưng ta thấy lượng thành phẩm tồn kho và hàng gửi đi bán của năm 2008 khá lớn. Không những cao hơn các năm 2005, 2006 mà còn cao hơn cả năm 2007- năm có nguồn nguyên liệu khá lớn. Điều này chứng tỏ mức tiêu thụ sản phẩm của công ty không cao, không tương xứng với năng lực sản xuất của công ty, sẽ làm ành hưởng nghiêm trọng tới nguồn doanh thu của công ty trong năm 2008. Phân tích chi phí: Giá vốn hàng bán: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 % thay đổi 51% 31% -4% - Giá vốn hàng bán 455,185 296,909 200,227 227,483 % thay đổi 53% 48% -12% - Lợi nhuận gộp 125,410 87,731 93,552 78,968 % thay đổi 43% -6% 18% - Nhìn chung chi phí giá vốn hàng bán tăng đều trong các năm tương ứng với mức tăng doanh thu. Tuy nhiên mức gia tăng chi phí giá vốn hàng bán khá cao, cao hơn mức tăng trưởng doanh thu của công ty khiến cho lợi nhuận gộp của công ty có tăng nhung tăng rất ít. Thậm chí năm 2007 mức tăng giá vốn hàng bán quá cao khiến cho lợi nhuận gộp của công ty giảm 6% so với năm 2006.đây là một điều hết sức đáng lo ngại. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do chi phí sản suất tăng cao. Đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã dẫn đến sự gia tăng giá cả cho các nguyên liệu đầu vào, tăng chi phí cho các dịch vụ bên ngoài khiến cho chi phí sản xuất tăng. Hiện nay trong nước có rất nhiều công ty sản xuất nước giải khát đa dạng phong phú về chủng loại. Vì thế mức độ cạnh tranh giữa các công ty là khá lớn, người tiêu dùng có thể sẵn sàng dùng hàng thay thế của các công ty khác. Vì vậy để có thể duy trì lượng khách hàng thường xuyên và đủ sức cạnh tranh với các các đối thủ khác công ty buộc phải thực hiện chiến lược bình ổn giá. Tức không tăng giá sản phẩm, cố gắng để lượng sản phẩm tiêu thụ lớn. Một khi chi phí sản xuất gia tăng mà giá sản phẩm bán ra giữ nguyên thì lợi nhuận gộp khó mà có thể tăng trưởng nhanh chóng được. Đó là một quy luật tất yếu. Chi phí nguyên vật liệu: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (năm 2005=100%) 150.95% 130.93% 95.86% 100.00% Chi phí nguyên vật liệu 669,525 317,298 185,179 203,316 % so với doanh thu 115.32% 82.49% 63.03% 66.35% Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% doanh thu thuần nên giá cả nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến chi phí của công ty. Trong khi đó chi phí nguyên vật liệu của công ty tăng rất nhanh hơn 50% mỗi năm. Năm 2006 mới chỉ hết hơn 1 trăm tỷ đồng giành cho chi phí nguyên vật liệu sau 2 năm tức là tới năm 2008 chi phí nguyên vật liệu đã lên tới con số gần 700 tỷ, tốc độ gia tăng chóng mặt. Như đã phân tích ở phần chi phí giá vốn hàng bán khi giá nguyên vật liệu tăng, công ty có thể tăng giá để đảm bảo thu nhập. Nhưng nước giải khát không phải sản phẩm thiết yếu lại dễ bị thay thế nên khi giá tăng, người tiêu dùng có thể chuyển qua các sản phẩm khác. Điều này có thể làm giảm doanh số bán hàng của công ty. Do đó, cần có những biện pháp hữu hiệu để quản trị giá cả nguyên vật liệu. Chi phí bán hàng: Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Chi phí bán hàng 130,285 78,858 63,616 58,586 % so với doanh thu 22.44% 20.50% 21.65% 19.12% Có thể nói trong giai đoạn 2005 tới 2008 hầu như mọi chi phí của công ty Tribeco đều tăng và tăng với tốc độ khá lớn. Chi phí bàn hàng hàng năm chiếm khoảng hơn 20% doanh thu điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty. Trong các chi phí bán hàng của riêng quí 4-2008 tổng cộng 68 tỉ đồng, chi phí quảng cáo tăng mạnh 10,8 tỉ đồng và khuyến mãi 13,2 tỉ đồng; vật phẩm quảng cáo 5 tỉ đồng và 14,8 tỉ đồng phân bổ tiền thuê vận chuyển. Như vậy, tổng cộng cả năm công ty đã chi 26,5 tỉ đồng cho quảng cáo (không kể khuyến mãi). Nếu tính cả khuyến mãi, thì tổng chi quảng cáo bằng 27% mức lỗ. Chi phí bán hàng của công ty tăng cao như vậy vì trong giai đoạn này công ty đang tiến hành thiết lập lại hệ thống phân phối hàng hóa để trong những năm tới Tribeco có hệ thống đại lý phân phối sản phẩm chuyên nghiệp rộng khắp cả nước giúp cho lượng sạn phẩm tiêu thụ lớn hơn, thúc đẩy doanh thu cho công ty cao hơn. Chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Chi phí quản lý DN 54,029 17,762 13,841 13,286 % so với doanh thu 9.31% 4.62% 4.71% 4.34% Cũng giống như chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp của Tribeco tăng mạnh trong các năm.Chi phí quản lý donh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng hơn 5% doanh thu vì vậy nó cũng có tác động tới lợi nhuận của công ty. Đặc biêt là năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 9% so với doanh thu chỉ riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp quí 4, Tribeco ghi nhận một khoản dự phòng nợ khó đòi 19,6 tỉ đồng và chi tiếp khách, hội nghị 2,7 tỉ đồng, cao hơn trả lương và phụ cấp nhân viên (chỉ có 2 tỉ đồng) và gần bằng trợ cấp thôi việc (3 tỉ đồng). Bên cạnh đó, trong phần chi phí trả trước dài hạn, đầu năm ghi nhận 26 tỉ đồng tiền thuê đất tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và cuối năm thêm 31 tỉ đồng chi phí thuê nhà xưởng của Kinh Đô miền Bắc. Đó là những chi phí hoàn toàn không nhỏ.Điều này cần được ban giám đốc công ty lưu ý và xem xét lại họat động quản lý của mình. Chi phí khấu hao: Năm 2008 2007 2006 2005 Chi phí khấu hao 9,227 3,193 3,830 6,267 Tài sản tính khấu hao 3,636 284,974 88,901 83,022 Tỷ số 2.54 0.01 0.04 0.08 Hàng năm công ty đều tiến hành quá trình khấu hao tài sản của mình. Tuy nhiên mức khấu hao của năm 2008 rất cao so với các năm còn lại tromg khi tài sản lại không gia tăng và Tribeco đã giải trình như sau: “Do trong năm 2007, Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc (là 2 công ty con) đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, chưa hoàn tất nghiệm thu để được nhập là tài sản cố định, nên chưa thể trích khấu hao”. Nhưng trong thực tế mục tài sản cố định trong bảng cân đối kế toán năm 2007 đã ghi nhận tài sản cố định mới của công ty và khấu hao thì được trích qua năm 2008. Điều này đáng để chúng ta xem xét và nghiên cứu xem mục đích thực sự của Tribeco là gì? Chi phí nợ xấu: Năm 2008 2007 2006 2005 Dự phòng nợ khó đòi 20,055 808 906 721 Các khoản phải thu gộp 118,189 202,108 108,982 80,082 Tỷ lệ dự phòng trên khoản phải thu gộp 16.97% 0.40% 0.83% 0.90% Như chúng ta đã phân tích ở phần các khoản phải thu ta đã biết các khoản phải thu của công ty tăng trong các năm. Công ty có chính sách bán chịu khá lớn và những khoản phải thu này bị ứ đọng khá lớn mà vẫn chua thể thu hồi được. Chính vì vậy trong bảng báo cáo kiểm toán của công ty năm 2007, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến yêu cầu Tribeco trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Vì khoản phải thu này đả có từ lâu và tới năm 2007 vẫn chưa thu hồi được và nó đã trở thành nợ xấu. Chính vì vậy mà qua năm 2008 Tribeco đã phải tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi lên tới hơn 20 tỷ đồng, một con số khá lớn chiếm tới 4% doanh thu, nó sẽ làm tăng chi phí nợ xấu có tác động trực tiếp tới lợi nhuận của công ty trong năm 2008. Chi phí tài trợ: Năm 2008 2007 2006 2005 Tổng chi phí lãi vay 25,806 11,132 4,364 1,194 Nợ ngắn hạn 91,782 200,098 0 0 Nợ dài hạn đến hạn trả 517 329 127 104 Nợ dài hạn 78,998 197,073 1,609 2,015 Tổng nợ phải trả 171,297 397,500 1,736 2,119 Tỷ lệ CP lãi vay/Tổng nợ 15.07% 2.80% 251.38% 56.35% Chi phí tài chính của công ty tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2008 chi phí lãi vay lên tới hơn 25 tỷ đồng do phải trích dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí tài chính quí 4 nhảy lên 28,8 tỷ đồng, trong khi cả ba quí đầu năm chỉ có 23,2 tỷ đồng. Do mặt bằng lãi suất cả năm tăng cao, và với lượng vốn vay lớn (đến 31-12-2008 vay ngắn hạn của công ty là 338 tỷ đồng, vay dài hạn 80 tỷ đồng, trong khi tiền mặt chỉ còn 11,5 tỷ đồng), điều hiển nhiên là trả lãi vay của công ty tăng đáng kể so với năm 2007 (tăng 2,5 lần). Đây là điều khó tránh khỏi đối với hầu hết các doanh nghiệp năm qua. Khoản lãi vay của Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc và các khoản chi phí khác… tích lũy đến 31/12/2007 chưa phản ánh vào kết quả hoạt động kinh doanh, và được treo ở chi phí dài hạn chờ phân bổ do: - Lãi vay và chi phí khác làm sẽ làm tăng nguyên giá tài sản cố định khi máy móc thiết bị và nhà xưởng được nghiệm thu. - Chi phí thuê đất, thuê nhà xưởng trả trước chờ phân bổ: Bình Dương thuê đất 50 năm. - Chi phí khác phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản và sản xuất thử: sẽ được phân bổ dần trong 3 năm và khi Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc có doanh thu. Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu nằm trong khoảng 68%-80%. Do đó, sự gia tăng nhỏ trong giá nguyên liệu đầu vào có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong năm 2008 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhưng giá bán không tăng được tương ứng do nhu cầu giảm đã dẫn đến lợi nhuận giảm. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong doanh thu từ 19% - 23% do công ty mở rộng hoạt động, tăng quy mô và hệ thống lại kênh phân phối. Chi phí doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng trên doanh thu cao không kém.Chi phí bán hàng, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp tăng vọt trong quí 4-2008. Cụ thể quí 4 đã phải gánh chịu các khoản chi phí 48,6 tỉ đồng chờ phân bổ trong năm, nhưng đã không phân bổ vào các quí 1, 2, 3 của năm 2008. Khi chi phí tăng quá nhanh trong khi doanh thu tăng trưởng chậm không dủ bù đắp cho chi phí khiến cho lợi nhuận gộp của công ty năm 2008 bị lỗ con số lên tới 145 tỷ đồng gấp đôi vốn điều lệ của công ty. Đây là một điều gây sửng sốt với rất nhiều người khi bản báo cáo tài chính năm 2008 của công ty trình lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.Bởi tribeco là công ty nước giải khát có thương hiệu khá lớn ớ TP.Hồ Chí Minh và 3 quý đầu công ty công bố đạt lợi nhuận 500 tỷ đồng. Phân tích triển vọng của công ty: Phân tích triển vọng là bộ phận cốt lõi của đầu tư giá trị. Đây là bước cuối cùng trong phân tích báo cáo tài chính. Phân tích triển vọng bao gồm dự báo bảng báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Việc phân tích triển vọng là vấn đề trọng tâm trong việc định giá đồng thời nó cũng hữu ích cho các nhà quản trị, nhà đầu tư và cả chủ nợ của công ty. Lợi ích đối với nhà quản trị là giúp họ kiểm tra khả năng tồn tại của các kế hoạch chiến lược của công ty. Còn đối với nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào một cổ phiếu của công ty thì cần phải xem xét tình hình tài chính, khả năng sinh lợi của công ty. Liệu công ty có thực sự tăng trưởng, các chiến lược công ty đã đề ra liệu có được thực hiện và hoàn thành như kế hoạch hay không. Ngoài ra nó cũng giúp cho các chủ nợ đánh giá khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nhu cầu vay nợ của công ty. Quy trình dự phóng: Dự phóng Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Năm 2008 2007 2006 2005 Tăng trưởng Doanh thu 51% 31% -4% 14% Tỷ suất Lợi nhuận gộp 43% -6% 18% 3% Tỷ lệ Chi phí bán hàng/ Doanh thu 22% 21% 22% 19% Tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu 9% 5% 5% 4% Chi phí khấu hao/ Tài sản gộp năm trước 3% 13% 18% 28% Chi phí lãi vay/ Nợ dài hạn năm trước 13% 476% 217% - Thuế thu nhập / Thu nhập trước thuế 0% 28% 28% 26% Như đã phân tích ở trên ta đả biết công ty có tốc dộ tăng trưởng doanh thu cao tuy nhiên không ổn định giữa các năm. Doanh thu chủ yếu tăng do số lượng sản phẩm bán tăng, giá bán không tăng để đảm bảo tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chính vì vậy sản lượng của công ty có tác động rất lớn tới doanh thu của công ty.Sản lượng của công ty qua các năm 2007, 2008 tăng lên mạnh vì trong năm 2007 nhà máy sản xuất nước giải khát Tribeco Bình Dương với công suất 5.400.000 két, thùng/năm chính thức được đưa vào hoạt động giúp cho sản lượng sản phẩm của công ty gia tăng nhanh chóng.Không chỉ dừng lại ở đó đầu năm 2008 công ty tiếp tục đưa nhà máy nước giải khát Tribeco Miền Bắc với công suất rất cao 9.000.000 thùng,két/1 năm. Vì vậy sản lượng của công ty tăng lên rất nhanh chóng, đó là nguyên nhân cơ bản tại sao donh thu năm 2008 tăng trưởng nhanh vượt bậc so với năm 2007 như vậy. Tuy nhiên do những năm trước công ty đầu tư quá nhiều dự án lớn nên cần nguồn vốn khá nhiều, trong khi nguồn tài chính của công ty thì hạn hẹp, buộc công ty phải đi vay nợ. Những khoản nợ cao cộng với khoản đầu tư tài chính bị giảm giá, chi phí tăng cao doanh thu không đáp ứng được nhu cầu hoạt động vì vậy công ty đã mất khả năng thanh toán. Trước tình hình đó, vào cuối năm 2008 để có thể duy trì hoạt động của công ty Ban giám đốc đã tiến hành bán cổ phần của mình ở công ty Tribeco Bình Dương khiến Tribeco Bình Dương từ vị thế công ty con chuyển qua hình thức công ty đầu tư liên kết. Ba quí đầu năm Tribeco thông báo lãi hơn 500 triệu đồng nhưng tới quý 4/2008 trước rất nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chi phí lãi vay cao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng,…hàng loạt các chi phí tăng cao trong khi doanh thu quí 4 không tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh của công ty thua lỗ gần 145 tỷ đồng. Trước khoản thua lỗ của năm 2008 lớn như vậy, thêm vào đó công ty còn nợ khá cao, khả năng thanh toán của công ty rất khó khăn, công ty không có dự án mở rộng sản suất nào trong năm tiếp theo, vì vậy sản lượng của công ty chỉ tương đương so với năm 2008, giá cả sản phẩm không biến động mạnh do để đảm bảo tính cạnh tranh với các công ty khác trong cùng hệ thống nên doanh thu của công ty trong những năm tiếp theo tăng không cao, chúng ta chỉ có thể ước lượng tăng trưởng doanh thu các năm tiếp theo mỗi năm tăng khoảng 2%. Một vài tỷ số dự phóng 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng Doanh thu 2% 2% 2% 2% 2% Tỷ suất Lợi nhuận gộp 1% 3% 3% 3% 3% Tỷ lệ Chi phí bán hàng/ Doanh thu 22% 22% 22% 22% 22% Tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/ DT 5% 5% 5% 5% 5% Chi phí khấu hao/ Tài sản gộp năm trước 3% 3% 3% 3% 3% Chi phí lãi vay/ Nợ dài hạn năm trước 18% 24% 24% 24% 24% Thuế thu nhập / Thu nhập trước thuế 0% 0% 0% 0% 0% Trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008 do công ty đang tiến hành xây dựng mở rộng quy mô sản xuất, chính vì vậy để có thể tiêu thụ được khối lượng lớn sản phẩm đòi hỏi công ty phải có hệ thống kênh phân phối hàng hóa chuyên nghiệp rộng khắp cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhận thấy được điều này công ty đã triển khai kế hoạch nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu phát minh ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo sự cạnh tranh với các công ty đối thủ, mở rộng và điều chỉnh lại hệ thống phân phối hàng hóa vì thế chi phí bán hàng của công ty qua các năm tăng rất cao lên tới 22% trong đó chủ yếu là chi phí quảng cáo. Nếu với tình hình kinh tế hiện tại thì chi phí bán hàng của công ty sẻ vẫn tăng cao như vậy. Để có thể quản lý tốt mọi hoạt động của công ty đòi hỏi công ty phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, vì vậy ta dự báo chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm tiếp theo sẽ tương tự như các năm trước . Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự phóng: 2009 2010 2011 2012 2013 1.Doanh thu 607,085 618,929 631,010 643,333 655,902 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 14,878 14,878 14,878 14,878 14,878 3.Doanh thu thuần 592,207 604,051 616,132 628,455 641,024 4.Giá vốn hàng bán 465,543 473,587 481,754 490,045 498,462 5.Lợi nhuận gộp 126,664 130,464 134,378 138,409 142,562 6.Doanh thu hoạt động tài chính 396 396 396 396 396 7.Chi phí tài chính 17,439 17,005 17,113 17,221 17,329 Chi phí lãi vay 14,049 14,049 14,049 14,049 14,049 8.Chi phí bán hàng 130,286 132,891 135,549 138,260 141,025 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 29,610 30,203 30,807 31,423 32,051 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (50,275) (49,239) (48,695) (48,098) (47,448) 11.Thu nhập khác 828 764 828 828 828 12.Chi phí khác 1,706 1,706 1,706 1,706 1,706 13. Lợi nhuận khác (878) (942) (878) (878) (878) 14.Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh (10,113) (8,566) (8,566) (8,566) (8,566) 15.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (61,266) (58,746) (58,139) (57,542) (56,892) 16.Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành - - - - - 17.Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - 18.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (61,266) (58,746) (58,139) (57,542) (56,892) Thật đáng tiếc nếu công ty cứ duy trì tình hình hoạt động như hiện tại thì tình hình kinh tế tài chính của công ty sẽ không được khả quan công ty sẽ tiếp tục thua lỗ trong nhửng năm tiếp theo. Tuy nhiên khoản lỗ của công ty giảm đáng kể so với năm 2008 vì vậy vẩn còn cơ hội phát triển cho công ty trong tương lai. Điều này đòi hỏi Ban giám đốc công ty có những bước đột phá trong công tác quản lý, chính sách bán hàng hợp lý, thắt chặt tối đa các chi phí. Một trong những thay đổi về cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay là sự kiện Tổng giám đốc công ty ông Nguyễn Xuân Lân đã được thay thế bởi ông Huang Ching Liang. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu Tổng giám đốc mới này sẽ có những chính sách gì có thể giúp Tribeco đang trên bờ vực thẳm có thể hồi phục lại? Dự phóng Bảng Cân Đối Kế Toán: Tỷ số hoạt động: 2005 2006 2007 2008 - Vòng quay Tiền mặt 32.96 38.68 5.82 50.47 - Vòng quay Khoản phải thu 3.83 2.70 1.90 4.91 - Vòng quay Hàng tồn kho 10.85 9.82 7.30 12.76 - Vòng quay Nợ ngắn hạn 3.53 2.01 1.28 2.40 - Vòng quay Tài sản ngắn hạn 2.58 1.97 1.14 3.26 - Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định 14.35 12.00 1.39 8.14 - Hiệu suất sử dụng Toàn bộ Tài sản 2.17 1.62 0.87 1.16 Trong các năm tiếp theo tình hình hoạt động của công ty không có sự khác biệt nhiều so với năm 2008 nên cơ cấu tài sản và các khoản mục khác trong bảng cân đối kế toán sẽ không thay đổi nhiều. Năm 2009 có một sự kiện đặc biệt xảy ra với công ty đó là công ty đả cho phát hành khoảng 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Số tiền này công ty trích một phần để trả nợ đến hạn giúp công ty giảm bớt các khoản nợ vay, khoảng 60% góp vào vốn điều lệ giúp công ty tăng tính thanh khoản để đảm bảo duy trì hoạt động sản suất trong các năm tiếp theo. Tỷ số hoạt động dự phóng 2009 2010 2011 2012 2013 - Vòng quay Tiền mặt 65.62 69.41 63.09 62.15 65.07 - Vòng quay Khoản phải thu 4.91 4.70 4.81 4.64 4.58 - Vòng quay Hàng tồn kho 12.76 12.76 11.40 12.42 12.33 - Vòng quay Nợ ngắn hạn 2.34 2.03 1.83 1.84 1.86 - Vòng quay Tài sản ngắn hạn 3.26 3.26 3.26 3.26 3.26 - Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định 7.40 6.16 5.77 6.87 6.55 - Hiệu suất sử dụng Toàn bộ Tài sản 1.46 1.28 1.26 1.29 1.29 Bảng cân đối kế toán dự phóng (ĐVT: Triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 184,945 185,088 192,346 192,636 200,046 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 9,025 8,703 9,766 10,112 9,852 1.Tiền 9,025 8,703 9,766 10,112 9,852 2.Các khoản tương đương tiền - - - - - II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - - - 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - - - 2.Dự phòng giảm giá ĐT ngắn hạn - - - - - III.Các khoản phải thu ngắn hạn 122,915 134,128 122,262 148,712 130,985 1.Phải thu của khách hàng 108,155 118,097 104,317 129,368 112,539 2.Trả trước cho người bán 8,819 9,260 9,723 10,209 10,719 3.Phải thu nội bộ 1,088 1,197 1,316 1,448 1,593 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - - - 5.Các khoản phải thu khác 5,736 6,500 7,878 8,708 7,205 6. DP các khoản phải thu khó đòi (882) (926) (972) (1,021) (1,072) IV.Hàng tồn kho 47,317 47,353 60,771 40,429 63,509 1.Hàng tồn kho 47,317 47,353 60,771 40,429 63,509 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - VI.Tài sản ngắn hạn khác 14,712 3,607 9,313 3,495 5,552 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 2,830 1,551 1,706 1,551 1,706 2.Thuế GTGT được khấu trừ 1,913 1,103 1,508 1,099 1,303 3.Thuế và các khoản phải thu NN 326 170 248 209 228 4.Tài sản ngắn hạn khác 9,644 783 5,852 637 2,315 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 221,739 339,925 348,668 333,435 339,791 I.Các khoản phải thu dài hạn - - - - - 1.Phải thu dài hạn của khách hàng - - - - - 2.Vốn KD ở đơn vị trực thuộc - - - - - 3.Phải thu nội bộ dài hạn - - - - - 4.Phải thu dài hạn khác - - - - - 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi - - - - - II.Tài sản cố định 80,080 98,018 106,760 91,528 97,884 1.Tài sản cố định hữu hình 72,811 72,226 71,583 70,875 70,096  Nguyên giá 78,661 78,661 78,661 78,661 78,661  Giá trị hao mòn lũy kế (5,850) (6,435) (7,079) (7,786) (8,565) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 2,251 2,003 1,755 1,507 1,259  Nguyên giá 3,470 3,470 3,470 3,470 3,470  Giá trị hao mòn lũy kế (1,219) (1,467) (1,715) (1,963) (2,211) 3.Tài sản cố định vô hình 25 6 - - -  Nguyên giá 88 88 88 - -  Giá trị hao mòn lũy kế (63) (82) (88) - - 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - - - III.Bất động sản đầu tư - - - - - Nguyên giá - - - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - - - - IV.Các khoản ĐTTC dài hạn 79,051 79,051 79,051 79,051 79,051 1.Đầu tư vào công ty con - - - - - 2.Đầu tư vào cty liên kết, liên doanh 36,038 36,038 36,038 36,038 36,038 3.Đầu tư dài hạn khác 56,611 56,611 56,611 56,611 56,611 4.Dự phòng giảm giá ĐTTC dài hạn (13,598) (13,598) (13,598) (13,598) (13,598) V.Tài sản dài hạn khác 62,607 162,856 162,856 162,856 162,856 1.Chi phí trả trước dài hạn 62,598 162,845 162,842 162,840 162,836 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - - - 3.Tài sản dài hạn khác 10 12 14 17 20 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 406,684 472,309 488,994 487,185 496,663 NGUỒN VỐN - - - - - A.NỢ PHẢI TRẢ 313,116 379,908 391,360 389,643 397,530 I.Nợ ngắn hạn 264,166 330,958 342,410 340,693 348,580 1.Vay và nợ ngắn hạn 95,056 104,562 115,018 109,790 120,769 2.Phải trả cho người bán 158,101 173,911 173,911 124,225 124,225 3.Người mua trả tiền trước - - - - - 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 3,021 3,323 1,960 1,960 1,960 5.Phải trả người lao động 6,492 7,141 6,172 6,602 6,638 6.Chi phí phải trả 5,998 6,598 5,998 6,598 5,998 7.Phải trả nội bộ - - - - - 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - - - 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (4,501) 35,425 39,351 91,519 88,990 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn II.Nợ dài hạn 48,950 48,950 48,950 48,950 48,950 1.Phải trả dài hạn người bán - - - - - 2.Phải trả dài hạn nội bộ - - - - - 3.Phải trả dài hạn khác - - - - - 4.Vay và nợ dài hạn 48,411 48,411 48,411 48,411 48,411 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 539 539 539 539 539 7.Dự phòng phải trả dài hạn - - - - - B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 86,322 86,322 86,322 86,322 86,322 I.Vốn chủ sở hữu 86,253 86,253 86,253 86,253 86,253 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 275,483 275,483 275,483 275,483 275,483 2.Thặng dư vốn cổ phần 4,760 4,760 4,760 4,760 4,760 3.Vốn khác của chủ sở hữu - - - - - 4.Cổ phiếu quỹ - - - - - 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - - 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - - - 7.Quỹ đầu tư phát triển - - - - - 8.Quỹ dự phòng tài chính 5,633 5,633 5,633 5,633 5,633 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - - - 10.Lợi nhuận chưa phân phối (199,623) (199,623) (199,623) (199,623) (199,623) 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB II.Nguồn kinh phí khác 69 69 69 69 69 1.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 7 11 16 24 35 2.Nguồn kinh phí - - - - - 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - - - C.LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 7,246 6,078 11,312 11,220 12,811 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 406,684 472,309 488,994 487,185 496,663 Dự phóng Bảng Lưu Chuyển Tiền Tệ: Bảng dự phóng lưu chuyển tiền tệ (ĐVT:Triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD Lợi nhuận trước thuế (61,266) (58,746) (58,139) (57,542) (56,892) Khấu hao tài sản cố định 852 898 868 1,027 (10,776) Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (10,113) (8,566) (8,566) (8,566) (8,566) Chi phí lãi vay (14,049) (14,049) (14,049) (14,049) (14,049) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 55,071 66,700 63,647 69,070 62,044 Tăng, giảm các khoản phải thu 4,726 11,212 (11,866) 26,450 (17,727) Tăng, giảm hàng tồn kho 1,820 36 13,418 (20,341) 23,079 Tăng, giảm các khoản phải trả 17,512 56,985 2,358 3,511 (3,092) Tăng giảm chi phí trả trước 31,890 49,408 36,616 40,328 38,662 Tiền thu khác từ HĐKD 828 764 828 828 828 Tiền chi khác từ HĐKD (1,706) (1,706) (1,706) (1,706) (1,706) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp - - - - - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD (29,505) (16,236) (16,238) (10,060) (18,238) II. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT - - - - - III. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC - - - - - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (29,505) (16,236) (16,238) (10,060) (18,238) Tiền và tương đương tiền đầu năm 11,503 (18,002) (34,234 (50,472) (60,532) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (18,002) (34,234) (50,472) (60,532) (78,770) Dự báo và định giá: Những nhà đầu tư khi đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường đều mong muốn tỷ suất sinh lợi sẽ cao liệu cổ phiếu của công ty Tribeco sẽ được đánh giá như thế nào trên thị trường đó là câu hỏi khó mà không phải nhà đầu tư nào cũng trả lời được. Như ta đã biết để định giá được cổ phiếu của một công ty chúng ta phải trải qua các quy trình phân tích tình hình trong quá khứ, triển vọng tăng trưởng và dự phóng các báo cáo tài chính. Sau khi tiến hành dự phóng các bảng báo cáo tài chính, ta thấy trong những năm tiếp theo công ty đều thua lỗ, dòng tiền hoạt đông thì âm, khoản nợ còn rất cao, có những khoản nợ đã đến hạn trả, nên công ty không thể vay nợ trong những năm tiếp theo. Công ty chỉ có thể phát hành cổ phần đó là con đường duy nhất giúp Tribeco có thể hồi phục. Nhưng sau đợt phát hành 20 triệu cổ phiếu ngày 25/08/2009 nhưng tới cuối năm công ty vẩn bị thua lỗ. Giá cổ phiếu giao dịch hiện nay của Tribeco là hơn 9.000 đồng, trong khi giá giao dịch cao nhất là 61.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/3/2007, một sự sụt giảm rất lớn trong giá cổ phiếu, tuy nhiên đây cũng là tình hình chung của giá chứng khoán các công ty hiện nay. Một điều đáng chú ý là trong lúc tình hình hoạt động của công ty đang thua lỗ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào công ty thì bà Hàng Thị Diệu kế toán trưởng công ty đã đăng ký bán 1.800 cổ phiếu của mình khiến cho nhà đẩu tư đặt dấu hỏi lớn hơn về triển vọng của công ty. Hiện chưa có văn bản pháp lý nào qui định thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với một công ty niêm yết. Nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện, tiếp tục lỗ nặng hơn, công ty có thể xin hủy niêm yết. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp, chứ không phải sự chế tài của cơ quan quản lý thị trường. Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và FCFE: WACC 14.63% Re 15% Tốc độ tăng trưởng g 2% Năm 2010 2011 2012 2013 Dòng tiền từ HĐKD -16,236 -16,238 -10,060 -18,238 Dòng tiền tự do công ty -2187 -2189 3989 -4189 Dòng tiền tự do VCP -16236 -16238 -10060 -18238 Qua bảng số liệu ta thấy dòng tiền tự do của công ty âm qua các năm nên ta không thể tiến hành định giá cổ phiếu của công ty bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và FCFE được. Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E: Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Thu nhập ròng -49239 -48,695 -48,098 -47,448 Vốn đầu tư của CSH 27,548 27,548 27,548 27,548 EPS (1,787) (1,768) (1,746) (1,722) P/E -4.59 -4.64 -4.70 -4.76 P 2,977 2,977 2,977 2,977 EPS* P/E P = Vốn đầu tư của CSH Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B: Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 BV 3,131 3,131 3,131 3,131 P/BV 2.62 2.62 2.62 2.62 Vốn đầu tư của CSH 27,548 27,548 27,548 27,548 Giá cổ phiếu theo pp P/BV 2,977 2,977 2,977 2,977 BV* P/BV P = Vốn đầu tư của CSH Nhận xét định gía cổ phiếu: - Theo phương pháp P/E: 2,977 VNĐ - Theo phương pháp P/B: 2,977 VNĐ Vậy giá cổ phiếu của công ty nước giải khát Sài Gòn Tribeco là 2,977 VNĐ.Hiện nay trên thị trường chứng khoán cổ phiếu của Tribeco đang được giao dịch với giá 8.200 đồng.Như vậy cổ phiếu của Tribeco trên thị trường chứng khoán đang được định giá cao so với giá trị thực của nó. Khuyến cáo các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của Tribeco. Tuy nhiên số liệu mà chúng tôi dùng để định gíá cổ phiếu của Tribeco là những số liệu mô phỏng dựa trện tình hình phát triển hiện nay của Tribeco. Vì vậy kết quả định giá có thể không chính xác, nó chỉ mang tính chất học thuật. KẾT LUẬN Công ty nước giải khát Sài Gòn Tribeco là một trong những công ty sản xuất nứơc giải khát có thương hiệu lớn ở Việt Nam. Năm 2001 cổ phiếu của công ty nước giải khát Sài Gòn Tribeco đã chính thức lên sàn giao dịch. Công ty đã đạt được rất nhiều thành tích trong quá trình phát triển. Công ty đã có những thời gian phát triển mạnh mẽ như năm 2006 hay năm 2007. Tuy nhiên bước qua năm 2008 do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty đã bị thua lỗ, chủ yếu do hoạt động đầu tư tài chính. Bước sang năm 2009 do ảnh hưởng khoản lỗ của công ty khá lớn, nền kinh tế chưa phục hồi nên họat động của công ty vẫn tiếp tục bị thua lỗ, tuy nhiên mức thua lỗ này giảm đáng kể so với năm 2008. Việt Nam gia nhập WTO đã được hơn 2 năm, ngày càng nhiều công ty sản xuất giải khát của nước ngoài xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Đây là sức ép rất lớn đối với ngành nước giải khát của Việt Nam nó chung và của công ty nước giải khát Sài Gòn Troibeco nói riêng. Như chúng tôi đả tiến hành phân tích và dự báo xu hướng phát triển của Tribeco ở phần trên, nếu công ty không có những chiến lược kinh doanh hợp lý, có những đổi mới trong kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn duy trì như năm 2009 thì công ty sẽ mất vị thế trên thị trường như hiện nay. PHỤ LỤC a THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: I. KỲ KẾ TOÁN, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN: 1. Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hằng năm. 2. Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế tón là đồng Việt Nam (VND). II. CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG: 1. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Luật kế toán Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính . 2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam: Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức nhật ký chung. III. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG: 1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế (hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng) tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. 2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng 3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (nếu có), và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu: - Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm được phân loại là Tài sản ngắn hạn. - Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm được phân loại là Tài sản dài hạn. Lập dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. 4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo giá thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị còn lại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu, và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến tài sản cố định thuê tài chính trong quá trình sử dụng, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc : 05 - 08 năm - Máy móc, thiết bị : 05 - 10 năm - Phương tiện vận tải : 07 - 08 năm - Thiết bị văn phòng : 03 - 10 năm - Tài sản cố định khác : 03 - 10 năm 5. Kế toán các khoản đầu tư tài chính: Khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết được kế toán theo phương pháp giá gốc. Lợi nhuận thuần được chia từ công ty con, công ty liên kết phát sinh sau ngày đầu tư được ghi nhận vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản được chia khác (ngoài lợi nhuận thuần) được coi là phần thu hồi các khoản đầu tư và được ghi nhận là khoản giảm trừ giá gốc đầu tư. Các khoản đầu từ chứng khoán tại thời điểm báo cáo, nếu: - Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua chứng khoán đó được coi là "tương đương tiền". - Có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản ngắn hạn. - Có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh được phân loại là tài sản dài hạn. Dự phòng giảm giá đầu tư được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của các khoản đầu tư được hạch toán trên sổ kế toán lớn hơn giá trị thị trường của chúng tại thời điểm lập dự phòng. 6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết. Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời các khoản vay riêng biệt trong khi chờ sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải ghi giảm trừ (-) vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hoá. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ. Các khoản lãi tiền vay và khoản phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội được vốn hoá trong từng kỳ không được vượt quá số lãi vay thực tế phát sinh và số phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trong kỳ đó. 7. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước: Chi phí trả trước phân bổ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp TSCĐ trong kỳ được vốn hoá vào TSCĐ đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đó. Chi phí khác: Chi phí khác phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp TSCĐ trong kỳ được vốn hoá vào TSCĐ đang được đầu tư hoặc cải tạo nâng cấp đó. Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Các loại chi phí trả trước nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. 8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. 9. Nguyên tắc ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu: Ghi nhận và trình bày cổ phiếu mua lại: Cổ phiếu do Công ty phát hành và sau đó mua lại là cổ phiếu ngân quĩ của Công ty. Cổ phiếu ngân quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng Cân đối kế toán là một khoản ghi giảm vốn chủ sở hữu. Ghi nhận cổ tức: Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng Cân đối kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội đồng Quản trị Công ty. Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các quỹ từ lợi nhuận sau thuế:Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được trích các quỹ (quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi) theo Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành. 10. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Ø Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua; - Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Ø Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Ø Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau: - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. 11. Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chính được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ (không bù trừ đối với doanh thu họat động tài chính). 12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong_ty_co_phan_nuoc_giai_khat_sai_gontribeco_x4drn_20121218020314_3074_lpzr_0593.doc
Luận văn liên quan