Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã Êa Tiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam phát triển đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn, giai đoạn 1997/1998, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc giúp Việt Nam phát triển kinh tế. Trước năm 1988, Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất an ninh lương thực, phải nhập khẩu lương thực hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh tế nông hộ, tự do hóa thương mại, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông, . Giai đoạn 1990-99, nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 4,5 % / năm. Sản lượng lương thực 10 năm qua tăng bình quân 1,2 triệu tấn/năm. Lượng gạo xuất khẩu năm 1999 đạt 4,5 triệu tấn. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động Một số cây công nghiệp chủ yếu đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với khối lượng lớn. Khối lượng sản phẩm cà phê hiện đạt trên 400 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các loại 750 ngàn tấn . Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước đạt gần 4,5 triệu tấn. Chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Năm 1999, tổng sản lượng thịt đạt 1,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 1998. Trong khi sản phẩm chăn nuôi, đường, rau quả . chủ yếu được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước như thì nhiều loại sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu với tỷ lệ rất cao như cà phê 95%, điều 100%, cao su 80-85%, hạt tiêu 90%, chè 50% .Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, xuất khẩu cà phê vối đứng thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu điều thứ 4 trên thế giới. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước ước đạt 3,25 tỷ USD, tăng 11%. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng thu nhập đạt trên 10% thời kỳ 1995 đến nay (thông tin từ trang AgroViet). Tỉnh Dak Lak chúng ta phát triển kinh tế vẫn tập trung chủ yếu vào việc phát triển nông nghiệp đặc biệt tập trung vào sản xuất cà phê và cao su, một ngành mang lại lợi thế rất lớn cho Dak Lak chúng ta. Không chỉ có vùng diện tích đất rộng lớn mà điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc canh tác. Cao su Dak Lak là sản phẩm xuất khẩu đứng thứ hai sau cà phê. Năm 2000 toàn tỉnh có 25.703 ha cao su tăng 54,3% so với năm 1990 (13.957 ha). Tỉnh Dak Lak cũng là một điểm nóng về tình hình An Ninh Chính Trị trong cả nước các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam bằng các âm mưu diễn biến hoà bình gây chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc làm mất ổn định trên địa bàn. Tiêu điểm là năm 2001 chúng lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên nói chung và Dak Lak nói riêng. Xã ÊaTiêu Huyện Krông Ana với 24 thôn buôn trong đó có 7 buôn người đồng bào dân tộc tại chổ thế nên việc phát triển kinh tế của xã nói chung và 7 buôn đồng bào nói riêng mang ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa về mặt chính trị. Vì thế Nhiều năm qua tỉnh Dak Lak và Huyện Krông Ana đã đầu tư rất nhiều cho xã với mục tiêu ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế xã hội của xã cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Về phát triển kinh tế những khó khăn lớn đó là: giá cả hàng nông sản thường mất ổn định, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa có sơ cấu kinh tế hợp lý sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu, chăn nuôi chỉ mang tiêu dùng gia đình, chưa có sự kết hợp chặt chẻ giữa doanh nghiệp và người nông dân Về mặt xã hội mặc dù đã mở các cuộc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân tuy nhiên việc tuyên truyền ít đi kèm với việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỷ thuật để người nông dân làm ăn thế nên hiệu quả không cao. Vì thế tình hình chính trị xã hôi của xã còn diễn biến rất phức tạp. Buôn ÊaTiêu là một buôn của các đồng bào ngườI dân tộc, là một trong 24 buôn thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana tỉnh Dak Lak, nên cũng mang những đặc điểm chung của xã. Sản xuất nông nghiệp luôn có nhiều rủi ro nên lợi nhuận không ổn định, vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia). Vì vậy mà ngành này chưa thu hút được nhiều sự đầu tư của các nhà đầu tư. Để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thì chất xám là hết sức quan trọng - Mà trong điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH thì vốn có vai trò quan trọng không kém. Vốn là một nhân tố quan trọng bậc nhất cho sự thành công và phát triển, khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp: Đất đai, khí hậu, thuỷ văn, nhưng ở đây vẫn chưa thể khai thác hết những thế mạnh của nó. Một phần vì còn tồn tại những khó khăn như phong tục tập quán, kiến thức về thị trường, một phần vì thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất. Trong quá trình thực tập tại xã tiếp xúc trên thực tiễn như vậy, với mong muốn đóng góp một phần sức lực vào sự phát triển của thôn buôn Êatiêu, xã Êatiêu, huyện Krông Ana, tỉnh Dăk Lăk cũng như vào sự phát triển chung của đất nước, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana . Từ đó tìm ra những tồn tại và khó khăn nơi đây, trên cơ sở đó mong rằng có thể đưa ra các giải pháp nhằm góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi này. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các hộ gia đình thuộc buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thông qua quá trình thu thập thông tin trực tiếp từ thôn buôn. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển kinh tế được tiến hành trên địa bàn buôn ÊaTiêu thuộc xã ÊaTiêu huyện Krông Ana 1.4.2 Phạm vi về thời gian - Thời gian tiến hành nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tuần từ ngày 02/10/2006 đến ngày 02/11/2006. - Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là: 5 năm ( từ năm 2001 đến năm 2005 ). - Ngoài những số liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra còn có số liệu thứ cấp do Ủy Ban Nhân Dân Xã Êa Tiêu cung cấp. 1.4.3 Phạm vi về nội dung Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào: “Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana”. Để tìm hiểu về vấn đề này đoàn sinh viên thực tập chúng tôi đã đi điều tra thực tế, thu thập số liệu và xử lí, tổng hợp, phân tích và đánh giá

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã Êa Tiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng mười, mùa khô từ tháng mười một đến tháng ba. - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ nhỏ hơn 80001 độ c. +Nhiệt độ không khí bình quân là: 23.7 độ c +Nhiệt độ tối đa là 37.5 độ c. +Nhiệt độ tối thiểu là 11.4 độ c. - Lượng mưa: Phân bố theo mùa khá tập trung, lượng mưa bình quân hàng năm là:1600-1800 mm. Mùa mưa lượng mưa chiếm 87% lượng mưa cả năm; Mùa khô lượng mưa chiếm 13% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trung bình hàng năm là 124 ngày. - Độ ẩm không khí: Tương đối cao, bình quân 80%. +Mùa mưa chỉ số độ ẩm: k=0.7 đến 1.0. +Mùa khô chỉ số độ ẩm: k=0.45. - Gió bão và sương mù: Trong vùng không có bão, chỉ có sương mù. Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana có hai loại gió chính là: Gió tây nam thường xuất hiện vào mùa mưa và gió đông nam thường xuất hiện vào mùa khô. - Ánh sáng: Số giờ chiếu sáng trung bình cả năm là: 6.5 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm là 2670 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 và tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 9. 3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 3.1.2.1 Kinh tế a. Trồng trọt Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thuộc tỉnh Đăklăk - nằm trong địa bàn của khu vực Tây nguyên của nước ta nên nó mang những đặc điểm của vùng này. Nơi đây có mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây Cà Phê, và Buôn đã chú trọng phát triển từ khá lâu, hầu hết các hộ đều đã trồng Cà Phê với gần hết diện tích của mình tuy nhiên về năng xuất bình quân chung thì lại chưa cao, kiến thức thâm canh của các nông hộ chưa được tốt và đồng đều, còn có nhiều hộ trồng Cà Phê nhưng chưa bao giờ có nguồn chi phí về các loại thuốc bảo vệ thực vật cả - trong khi cây Cà Phê là một loại cây có nhiều khả năng nhiễm bệnh, tuy nhiên về sản lượng Cà Phê của Buôn qua các năm gần đây có tăng, người dân đã có quan tâm hơn đến kĩ thuật trong sản xuất cây Cà Phê. Các loại cây trồng khác như lúa nước, Ngô, sắn, tiêu…lại ít được chú trọng đó là do diện tích bị giới hạn, nhưng cũng còn một vài hộ qua mấy năm gần đây do giá cả thị trường xuống thấp nên đã có một số hộ phá bớt đi diện tích Cà Phê để chuyển sang các cây trồng khác như Ngô. b. Chăn nuôi Chăn nuôi cũng là một ngành có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Buôn ÊaTiêu có nhiều thuận lợi về khí hậu, thời tiết…rất tốt để phát triển ngành này song lại chưa được các hộ ở đây chú trọng, hầu hết các hộ không chăn nuôi, có một vài hộ có chăn nuôi nhưng không đáng kể, chăn nuôi theo kiểu tự cung tự cấp, mỗi gia đình có chăn nuôi cũng chỉ có vài con gia súc, gia cầm. c. Dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Mặc dù người dân Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana sông chủ yếu là trồng Cà Phê nhưng bên cạch đó cũng có một số hình thức kinh doanh dịch vụ như: Xăng dầu, May mặc, Xay xát, Buôn bán…chính nhờ có các hình thức kinh doanh dịch vụ này đã giúp cho người dân nơi đây giảm bớt những khó khăn trong việc vận chuyển dầu tưới khi đến thời điểm tưới, cũng như vận chuyển nông sản đến nơi khác để xay xát và tiêu thụ… Hiện nay Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana đang sử dụng điện lưới quốc gia chủ yếu cung cấp từ trạm 35 kw Việt Đức, và Buôn do doanh nghiệp quản lý, 95% dân số nơi đây đã có điện sử dụng. Nguồn điện được sử dụng chủ yếu phục phụ sản xuất và sinh hoạt. Số lượng máy mócphục vụ sản xuất và vận tải những năm gần đây do sự thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH máy móc phục vụ sản xuất là không thể thiếu được của người nông dân, vì thế tình hình hình đầu tư máy móc và dụng cụ để phục vụ sản xuất cho nhân dân ngày càng được nâng lên đáng kể. 3.1.2.2 Xã hội a. Tình hình an ninh trật tự Xuất phát từ tình hình đặc điểm của địa phương công tác an ninh được coi trọng đặc biệt là an ninh chính trị, tích cực triển khai Nghị quyết 09/NQ-CP và Quyết định 138/QD-CT của chính phủ về chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, phối hợp trên của ban chỉ huy quân sự xã lực lượng bảo vệ của Nông trường Cà Phê Êatiêu, Nông trường cao su 19/08. Trong công tác giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, lực lượng công an xã, công an thôn Buôn được kiện toàn củng cố và không ngừng củng cố tăng cường lực lượng quốc phòng an ninh. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị trong việc củng cố quốc phòng và an ninh nhân dân. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình trật tự của Buôn ÊaTiêu xã Êatiêu huyện Krông Ana rất phức tạp. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của thời đại mở cửa mang tính chất đua đòi, trộm cắp. Đấy là một trong những “khe hở” để kẻ địch luồn lách dụ dỗ các đối tượng này đi theo con đường phản động. Trước tình hình diễn biến phức tạp này, Đảng và Nhà Nước đã thể hiện sự quan tâm giúp đỡ đó là tăng cường về cùng chung sống với đồng bào nhằm tuyên truyền, vận động, thuyết phục, làm rõ âm mưu của bọn phản động lôi kéo đồng bào phản cách mạng, từ đó nhân dân trong Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana đã giác ngộ nhận ra sự sai trái và hiện nay tình hình an ninh trật tự, đã đi vào trật tự vốn có của nơi này. b. Văn hoá, giáo dục Sự nghiệp giáo dục có những chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dạy và học được phủ kín trong toàn Buôn, về chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đa số giáo viên đã được chuẩn hoá, tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi bình quân năm sau cao hơn năm trước, Tỉ lệ học sinh bỏ học từ đầu nhiệm kỳ đến nay giảm số lượng đáng kể. Về phổ cập giáo dục trong đầu nhiệm kỳ đến nay đã tiến hành điều tra hoàn chỉnh phổ cập trung học cơ sỏ. c. Y tế Công tác y tế nhìn chung từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù Buôn ÊaTiêu xã Êatiêu huyện Krông Ana chưa có trạm y tế riêng nhưng trạm y tế xã đã cố nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phòng chống các loại bệnh, làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch đặc biệt dịch cúm gà và dịch lở mồm long móng vừa qua. Kịp thời nắm bắt các diễn biến của dịch bệnh để có kế hoạch ngăn ngừa, đảm bảo công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc … 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Tình hình sử dụng đất đai Tình hình sử dụng đất đai của các hộ thuộc Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ(%) Đất thổ cư 75 42.86 Đất nông nghiệp 62 35043 Đồi trọc 5 2.86 Nghĩa địa 15 8.57 Hồ nước 13 7.43 Ruộng nước 5 2.86 Tổng 175 100.00 (Nguồn tin : Từ báo cáo của Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana). Biểu đồ 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai (diện tích ): Qua số liệu trên ta thây diện tích đất thổ cư là khá cao, chiếm 42.86% tổng diện tích của cả Buôn, trung bình đất thổ cư trên đầu người là: 0.42 ha/người, chiếm 0.24%. Như vậy, diện tích đất không sử dụng vẫn còn nhiều, đó là một trong những vấn đề cần được giải quyết trước mắt để nguồn đất không được lãng phí . Đất nông nghiệp là 62 ha chiếm 35043% trong khi đó diện tích đất ruộng nước là 5 ha chiếm 2.86%, điều đó cho thấy người dân nơi đây sống chủ yếu là nhờ cây công nghiệp đặc biệt là cây Cà Phê. Như vậy người dân ở đây đã biết trồng những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Song những năm qua sản lượng Cà Phê còn thấp do tình hình khí hậu khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, nước tưới chủ yếu từ các hồ nhưng trong những năm đó thì mực nước quá cạn, không đủ tưới, trong khi đó thì người dân lại không có vốn để đầu tư cho việc nạo vét giếng. Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là đặc biệt quan trọng, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. việc sử dụng vốn trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đất đai. Bảng 3.2 :Tình hình phân bổ đất đai của các hộ điều tra : (Đơn vị tính: ha) STT Nhóm hộ Số hộ Thổ cư Ruộng TB/hộ CàPhê TB/hộ Rẫy TB/ hộ 1 Khá giàu 4 2.68 0.5 0.125 4.8 1.2 2 T.Bình 15 3.72 1.71 0.08 13.55 0.9 0.5 0.033 4 Nghèo 6 0.4 0.8 0.128 0.77 0.13 1.6 0.4 5 Tổng 25 6.8 3.1 0.333 19.12 2.23 2.1 0.433 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Qua bảng thống kê trên thì ta thấy rằng diện tích đất (bình quân/hộ) để canh tác cho các hộ nơi đây là không cao. Các hộ không đủ nhiều đất để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các hộ trung bình và các hộ nghèo, họ đều rất ít đất. Ở đây việc phát triển kinh tế chủ yếu là nhờ vào cây công nghiệp là Cà Phê nhưng diện tích bình quân/hộ của họ đều thấp, có đỡ hơn là ở các hộ khá giàu còn được 1.2 ha/ hộ, còn các hộ trung bình là 0.9 và nghèo là 0.13, với số đất như vậy thì khó có điều kiện để mở mang quy mô sản xuất. Đất trống để làm rẫy nơi này cũng chỉ còn 0.433 ha. nơi đây việc phát triển lúa nước rất thấp do diện tích rất ít, điều này là do tài nguyên về đất ruộng là nghèo nàn. Như vậy để khắc phục vấn đề đất đai là các hộ phải tiến hành thâm canh trên mảnh đất của mình sao cho năng suất cao nhất, đạt hiệu quả về kinh tế trên diện tích đất của mình là cao nhất, góp phần nâng cao đời sống và đổi mới bộ mặt nông thôn. 3.2.2 Nhân khẩu và lao động Trong sản xuất thì phương thức sản xuất là quan trọng nhất, việc lựa chọn phương thức sản xuất thế nào thì sẽ đem lại hiệu quả lao động thế đó. Tuy nhiên trong mọi phương thức sản xuất thì lao động vẫn là một yếu tố không thể thiếu, việc quản lý, sử dụng lao động hợp lý là việc rất quan trọng góp phần vào năng suất cũng như thu nhập của người nông dân. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp- lao động có tính thời vụ, lao động sẽ dư thừa sau mùa vụ, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng nguồn lao động một cách hợp lý nhất nhằm đem lại hiệu quả lao động cao nhất và vòng tuần hoàn vốn một cách liên tục và nhanh nhất. Bảng 3.3:Nhân khẩu và lao động: STT Nhóm hộ Số hộ Số nhân khẩu BQ khẩu /hộ Lao động Tỉ lệ(%) LĐ/số NK LĐBQ /hộ 1 Khá giàu 4 19 4.75 10 52.63 2.5 2 T.Bình 15 94 6.27 61 64.89 4.1 3 Nghèo 6 36 6 23 63.88 3.8 4 Tổng 25 149 5.96 94 63.08 3.76 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Từ bảng thống kê trên ta có nhận xét như sau: Có 25 hộ được phỏng vấn nhưng có tới 149 nhân khẩu, số khẩu bình quân trên hộ biến đông từ 4.75-6.27 (khẩu/hộ). Nhưng số lao động chỉ có 94 khẩu trên tổng số 149 khẩu, chiếm 63.08% trên tổng số khẩu của 25 hộ điều tra, số còn lại là 36.92% bao gồm những người già và trẻ em chưa đến tuổi lao động, con số nhân khẩu ăn theo này là khá lớn trong ngành sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro này, đặc biệt là nơi đây các ngành dịch vụ chưa phát triển . Vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân vào những thời điểm nhàn rỗi là hết sức cần thiết. Vào thời điểm này thì cũng là điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khuyến nông-khuyến lâm tranh thủ thời gian tổ chức các lớp tập huấn nhằm truyền đạt các kỹ thuật trong sản xuất cho người dân. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, sự giúp đỡ họ về nguồn vốn cũng hết sức quan trọng trong việc đầu tư sản xuất và thay đổi phương thức sản xuất của họ. Số khẩu bình quân/hộ của các nhóm hộ biến động từ 4.75-6.27 khẩu/hộ như vậy là quá lớn. Từ thực tế điều tra ta thấy rằng số hộ được phỏng vấn thì hầu hết đều là các hộ trẻ-rất ít người già, nhưng số người trẻ đang trong độ tuổi đi học lại rất nhiều-họ đã bỏ học và ở nhà làm rẫy. Điều này cho thấy trình độ dân trí của người dân nơi đây nhìn chung còn thấp. Vả lại theo bảng thống kê trên thì số khẩu bình quân trên mỗi hộ là khá đông (nếu chưa muốn nói là quá đông). Tổng hợp từ các phiếu điều tra ta thấy rằng những hộ có số nhân khẩu là 4 trở xuống là rất ít, mà có rất nhiều hộ có tới 9 khẩu, còn nhiều khẩu đang trong độ tuổi đi học và chưa đi học (những gia đình này còn trẻ), như vậy cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình ở buôn này. 3.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hoá, toàn bộ những hoạt động mua bán; việc cung cấp hàng hoá và nhu cầu có khả năng thanh toán đối với các loại hàng hoá hoặc một loại hàng hoá nhất định nào đó. Hầu hết các hộ nông dân ở đây đều là những nông hộ nhỏ. Trong sản xuất nông nghiệp các hộ nông dân còn mang tính tự cung tự cấp, chỉ riêng sản xuất Cà Phê thì các hộ sản xuất ra để bán vì đó là nguồn thu nhập chính của hộ gia đình của Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana nên thị trường nông sản phẩm nơi có rất ít - chỉ có khoảng ba đại lý nhỏ thu mua nông sản Cà Phê do tư nhân quản lý các nông sản do nông dân làm ra thường bị các thương Buôn ép giá, thông tin về thị trường chưa tốt. Mặt khác giá cảc nông sản không ổn định. 3.2.4 Ngành trồng trọt 3.2.4.1 Năng suất bình quân của các loại cây trồng của các hộ điều tra Bảng 3.4:Năng suất bình quân của các loại cây trồng (Đơn vị tính: Tấn/ha) STT Nhóm hộ Cà Phê Lúa Bắp 1 Khá Giàu 3.9 8.012 2 Trung bình 3.2 8.115 6.17 3 Nghèo 1.94 7.802 6.03 (Nguồn tin : Tổng hợp từ phiếu điêu tra). Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng năng suất đối với mọi cây trồng đều còn có thể tăng thêm nhờ vào việc thâm canh của các nông hộ. Ngay cả đối với các hộ khá giàu thì việc chăm sóc cho Cà Phê với năng suất 3.9 tấn/ ha như vậy còn vẫn là chưa tốt, các hộ trung bình lại chỉ đạt 3.2 tấn/ ha, đặc biệt là các hộ nghèo năng suất của họ thật quá thấp chỉ đạt 1.94 tấn/ha. Cà Phê của vùng tây nguyên chúng ta hoàn toàn có thể đạt được năng suất 5 tấn/ ha hoặc có thể còn hơn nữa nếu tiến hành thâm canh tốt, như vậy cần đặc biệt phát huy về đầu tư thâm canh cây Cà Phê nơi đây, vì cây Cà Phê chính là nguồn thu nhập chính cho các hộ gia đình và chủ yếu nguồn đất thì đã ưu tiên cho Cà Phê. Còn về lúa và bắp với năng suất như vậy còn có thể tạm chấp nhận được, tuy nhiên năng suất của cây lúa mới đạt 7.802-8.012 tấn/ha chưa đạt được năng suất tốt là 1 tấn/ ha trở lên, riêng năng suất của cây bắp vẫn còn yếu mới được 6.03-6.17 tấn/ ha trong khi quy cách về năng suất của cây bắp lai là 10-13 tấn/ ha , nhưng do diện tích quá ít nên có thể nghĩ tới việc chuyển đổi cây trồng một cách hợp lý hơn, trồng bắp, lúa cũng là góp phần vào sự đa dạng hoá các loại cây trồng nhằm tránh những rủi ro nhưng lại với diện tích quá ít như vậy thì lại trở nên sản xuất manh mún và không đạt hiệu quả kinh tế cao. 3.2.4.2 Thu nhập từ trồng trọt của các nhóm hộ qua các năm điều tra Mức thu nhập ngành trồng trọt sẽ cho ta biết được quy mô của sản xuất cũng như trình độ thâm canh cây trồng của các nhóm hộ điều tra. Bảng 3.5: Mức thu nhập nghành trồng trọt (Đơn vị tính: triệu đồng) STT Nhóm hộ 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 149 149 195 204 286 2 Trung bình 155.75 146.95 193 221.6 386.3 3 Nghèo 6.8 5.6 7.4 20.7 21.28 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Biểu đồ 3.2: Tổng mức thu nhập ngành trồng trọt của các nhóm hộ Bảng 3.6: Tốc độ phát triển liên hoàn về thu nhập ngành trồng trọt của các nhóm hộ STT Nhóm hộ 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 0 4600 900 8200 2 Trung bình -880 4605 2860 16470 3 Nghèo -120 180 1330 58 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Tại Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana thì tình hình đất làm rẫy là không còn nhiều, thu nhập của ngành trồng trọt vẫn chủ yếu là Cà Phê, thêm vào đó một phần nhỏ của lúa ,bắp, đậu. Thông qua biểu đồ thể hiện tổng mức thu nhập ngành trồng trọt của các nhóm hộ và bảng thể hiện tốc độ phát triển liên hoàn trên thì ta nhận thấy rằng tổng thu nhập của hai nhóm khá giàu và trung bình là tương đương nhau thậm chí nhóm hộ trung bình còn nhỉnh hơn nhóm hộ khá giàu, điều đó được giải thích như sau: tuy tổng thu nhập ngành trồng trọt của nhóm trung bình không thua gì nhóm hộ khá giàu là do nhóm hộ trung bình có tổng số hộ là 15 hộ trong khi nhóm hộ khá giàu chỉ có 4 hộ, sự thể hiện trên bảng và trên biểu đồ này vẫn giải thích rằng nhóm hộ giàu thì vẫn có thu nhập cao hơn nhiều so với nhóm hộ trung bình. Một điều đáng mừng ở đây là tốc độ phát triển liên hoàn của cả hai nhóm hộ khá giàu và trung bình đều tăng qua các năm điều tra. Nhóm hộ nghèo cũng tăng nhưng tóc độ tăng còn nhỏ và chưa có sự đột biến vươn lên. cần có những chính sách ưu đãi và quan tâm đúng mức cho các nhóm hộ này giảm khoảng cách giàu nghèo, nhằm đảm bảo công bằng xã hội. 3.2.4.3Hiệu quả đầu tư trong ngành trồng trọt Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì vấn đề hiệu quả sản xuất luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên, sản xuất phải có hiệu quả thì sản xuất mới có ý nghĩa kinh tế - vấn đề này luôn được các nhà đầu tư quan tâm ngay trước khi có những quyết định đầu tư và ra những chính sách của những nhà lãnh đạo – trong sản xuất của các hộ cũng thế. vậy ta hãy xem việc sản xuất của các hộ có hiệu quả hay không thông qua các bảng sau: Bảng 3.7: Hiệu quả đầu tư trong trồng trọt (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT C.Tiêu Doanh thu trồng trọt Cpsx trồng trọt 2001 2002 2003 2004 2005 2001 2002 2003 2004 2005 1 K.Giàu 149 149 195 204 286 86 79 79 86 92 2 T.Bình 155.75 146.95 193 221.6 386.3 95.18 90.45 92.5 95.18 102.5 3 Nghèo 6.8 5.6 7.4 20.7 21.28 0.35 1.85 2.15 6.65 7.4 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Doanh thu của hai nhóm hộ khá giàu và trung bình là tương đối cao, cao hơn nhiều nhóm hộ nghèo. Tuy nhiên để thấy rõ hiệu quả của việc sản xuất của các hộ thì ta xem lợi nhuận của các nhóm này như thế nào ta tiếp tục xem bảng lợi nhuận sau: Bảng 3.8: Lợi nhuận từ trồng trọt: (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 63 70 116 118 194 2 Trung bình 60.57 56.5 100.5 126.414 283.789 3 Nghèo 6.45 3.75 5.25 14.05 13.88 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Biểu đồ 3.3: Lợi nhuận trong trồng trọt của các nhóm hộ điều tra Ta dễ nhận thấy trên biểu đồ hai nhóm khá giàu và trung bình đã có nhiều cố gắng trong sản xuất, trong việc quản lý nguồn vốn của mình. đặc biệt là nhóm hộ trung bình đã có sự vươn lên rất tốt trong năm vừa qua-2005. Cũng như lời nhận xét ở trên, các hộ ở đây đã sử dụng tốt nguồn vốn đầu tư-cũng như vốn vay, hoạt động sản xuất đều đã có lợi nhuận, nhóm hộ nào có nguồn đầu tư cao thì lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Điều đó càng làm rõ hơn vấn đề thiếu vốn trong sản xuất ở Buôn này. Ta hãy xem bảng sau để thấy rõ hơn vấn đề này qua bảng Li nhuận từ trồng trọt bình quân/ hộ của các nhóm hộ điều tra sau: Bảng 3.9: Lợi nhuận từ trồng trọt bình quân/ hộ của các nhóm hộ điều tra (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 15.75 17.5 29 29.5 48.5 2 T.Bình 4.03 3.76 6.7 8.42 18.91 3 Nghèo 1.07 0.62 0.87 2.34 2.31 (Nguồn tin : Tổng hợp từ phiếu điều tra). Biểu đồ 3.4:Lợi nhuận từ trồng trọt bình quân/hộ của các nhóm hộ: Các nhóm hộ có thu nhập cao hơn (khá giàu, trung bình) đều có lợi nhuận bình quân/hộ cao hơn qua các năm ( khá giàu > trung bình> nghèo ). Ta nhận thấy có sự khác biệt trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của các nhóm hộ, chính vì vậy mà có sự khác biệt trong lợi nhuận của các nhóm hộ: nhóm khá giàu cao hơn nhóm trung bình, nhóm trung bình cao hơn nhóm nghèo và đặc biệt khoảng cách giữa các nhóm ngày càng cách xa, đặc biệt nhìn vào hai nhóm giàu và nghèo. Như vậy sự cần thiết trong đầu tư không chỉ là vốn đầu tư mà còn là vấn đề kinh nghiệm sản xuất, ngoài sự giúp đỡ các hộ về vốn vay, đưa các đội ngũ cán bộ khuyến nông về truyền đạt kinh nghiệm cho người dân còn phải khuyến khích nông dân cần thiết phải giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm địa phương trong sản xuất- những kinh nghiệm từ thực tế mà các hộ giàu đã rút ra được mới là quý báu và là sát thực, có hiệu quả. 3.2.5 Ngành chăn nuôi Từ khảo sát thực tế ta thấy rằng người dân Buôn ÊaTiêu hầu hết chưa chú trọng gì về việc phát triển ngành chăn nuôi cả, tình hình chăn nuôi của các hộ Buôn ÊaTiêu thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.10: Tình hình chăn nuôi STT Nhóm hộ Bò(con) Heo nái(con) Gia cầm(con) Cá 1 Khá Giàu 2 2 T.Bình 5 8 22 3 Nghèo 2 20tr/2năm (Nguồn tin:Tổng hợp từ phiếu điều tra). Cả 25 hộ được phỏng vấn thì không có hộ nào phát triển ngành chăn nuôi một cách có quy mô. Trong 25 hộ đó chỉ có 12 hộ là có gia súc, gia cầm, tuy nhiên mỗi hộ gia súc thì không quá 2 con, gia cầm thì không quá 10 con; tổng số con bò của các hộ được phỏng vấn này là 7 con, tổng số heo là 10 con, tổng số gia cầm là 22 con, chăn nuôi cá thì chỉ có một hộ đầu tư cho cái ao trong hai năm 2004 và 2005 mỗi năm được 10 triệu đồng , mặc dù việc về điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi, các con gia súc gia cầm đều khoẻ mạnh, qua cả mấy đợt dịch vừa rồi nơi này cũng vẫn chưa thấy bị ảnh hưởng. Ta hoàn toàn có thể khả quan về ngành chăn nuôi nơi này, mọi điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi đều rất thuận lợi, như vậy nên chú trọng thật nhiều vào ngành quan trọng này. 3.2.5.1 Thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ qua các năm điều tra Bảng 3.11: Mức thu nhập từ chăn nuôi (Đơn vị tính: triệu đồng): STT Nhóm hộ 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 4.5 4.54 4.5 4.5 5 2 Trung bình 21 21 21 21 27 3 Nghèo 0 0 0 1.2 0 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Với tình hình chăn nuôi chưa được chú trọng như vậy nhưng thu nhập từ chăn nuôi cũng đáng để chú ý. ở đây việc phát triển chăn nuôi heo nái rất tốt, chi phí để nuôi một con heo nái một năm thì không nhiều nhưng nó có thể sinh ra trong một năm trên 20 con heo con, mà heo con nơi này lại đắt (từ 300-400 ngàn một con heo giống). Phát triển chăn nuôi đi đôi với trồng trọt là hướng phát triển chiến lược của quốc gia, để phòng trừ rủi ro trong sản xuất, vùng này hoàn toàn có thể phát triển ngành chăn nuôi một cách mạnh mẽ hơn. So sánh mức thu nhập của các hộ điều tra qua các năm để thấy rõ tình hình chăn nuôi và mức thu nhâp như sau: Bảng 3.12: Tốc độ phát triển liên hoàn về mức thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra STT Nhóm hộ 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 100.88 99.11 100 111.11 2 Trung bình 100 100 100 128.57 3 Nghèo 0 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Để thấy rõ hơn về tốc độ phát triển liên hoàn về mức thu nhập từ ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra thì hãy xem biểu đồ sau: Biểu đồ 3.5 : Tốc độ phát triển liên hoàn mức thu nhập từ chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Nhìn vào bảng và biểu đồ được thể hiện ở trên thì ta nhận xét rằng chăn nuôi ở đây là có hiệu quả, dù chăn nuôi chưa phát triển nhưng nguồn thu từ chăn nuôi lại đáng để chú ý như vậy, nguồn thu từ chăn nuôi cũng đóng góp đáng kể vào tổng nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Nhóm hộ nghèo chưa chú trọng phát triển ngành này so với hai nhóm kia và cũng không có thu nhập ( ngoại trừ năm 2004 thu nhâp được 1.2 triệu đồng-là không đáng kể) nên đây cũng là một trong những lý do làm cho các hộ này chậm phát triển. Ta thấy các hộ trung bình qua các năm điều tra thì cũng đang góp phần vào phát triển ngành này cùng với các nhóm hộ giàu, so sánh số hộ trong nhóm (nhóm hộ giàu ít hộ hơn-chỉ có 4 hộ; còn nhóm hộ trung bình nhiều hơn-có 15 hộ) thì các hộ giàu vẫn có thu nhập bình quân trên hộ cao hơn. 3.2.5.2 Hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi Để biết hiệu quả đầu tư trong ngành chăn nuôi như thế nào, đầu tư cho chăn nuôi có thu về được hay không và mức thu về này có lớn hơn mức chi phí mà họ bỏ ra hay không, nghĩa là có lợi nhuận hay không thì ta xem bảng đã được xử lí sau: Bảng 3.13: Hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Doanh thu từ chăn nuôi Chi phí trong chăn nuôi 2001 2002 2003 2004 2005 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 4.5 4.54 4.5 4.5 5 2 2 2 2 2 2 Trung bình 17 17 17 17 23 4.25 4.25 4.25 1.45 1.488 3 Nghèo 4 4 4 5.2 4 1.5 1.5 1.5 1.8 1.5 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Mặc dù tình hình chăn nuôi Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana còn kém phát triển nhưng thông qua bảng thống kê trên ta thấy rằng doanh thu từ chăn nuôi của các hộ đều cao hơn chi phí cho chăn nuôi, điều đó cho thấy tình hình chăn nuôi ở đây là có hiệu quả. Nhưng vấn đề cần nói đến ở đây là sự đầu tư cho chăn nuôi là chưa thực sự đáng kể đến - nó còn quá ít ỏi. *Lợi nhuận từ chăn nuôi Bảng 3.14: Lợi nhuận từ chăn nuôi STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 2.5 2.54 2.5 2.5 3 2 Trung bình 12.75 12.75 12.75 15.55 21.512 3 nghèo 2.5 2.5 2.5 3.4 2.5 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Chỉ có nhóm trung bình là chăn nuôi có hiệu qủa nhất- nhóm trung bình đã chăn nuôi nhiều heo nhất (8 con heo nái) và cũng nuôi nhiều bò nhất (5 con bò), đặc biệt chỉ có nhóm hộ trung bình là chăn nuôi gia cầm (22 con); hộ khá giàu thì chăn nuôi ít : Nhóm hộ giàu chỉ nuôi 2 con heo nái và không nuôi các gia súc, gia cầm khác; nhóm nghèo cũng thế, nuôi được 2 con bò và thả cá nhưng do chăm sóc không tốt nên cá chỉ đáp ứng cho cải thiện bữa ăn. Ta xem biểu đồ sau: Biểu đồ 3.6:Thể hiện lợi nhuận thu được từ chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra Vì lý do các hộ chăn nuôi rất ít nên lợi nhuận của các nhóm hộ là không cao nhưng so với đầu vật nuôi thì doanh số lợi nhuận này cũng là đáng kể rồi. Các con gia súc ở Buôn này chủ yếu là heo, rồi tơí bò, gia cầm cũng còn ít và chủ yếu để cải thiện bữa ăn. Nhưng điều đáng quan tâm là heo, các hộ nuôi heo nái rất có giá trị kinh tế, ta cần góp ý với các hộ về việc mở mang chăn nuôi , đặc biệt là heo nái- heo con ở Buôn này cũng khá đắt trong khi cả Buôn thì số lượng gia đình chăn nuôi heo lại quá ít, là thị trường rất tốt cho những hộ chăn nuôi heo nái và tạo điều kiện để cả Buôn phát triển ngành này. 3.2.6 Thu nhập khác của các nhóm hộ qua các năm điều tra như sau Thu nhập khác cũng là một nguồn thu nhập hết sức quan trọng trong nền kinh tế hộ gia đình, nó đóng góp phần không nhỏ cho kinh tế hộ gia đình, như với các hộ là công nhân viên chức nhà nước thì họ không thể có thời gian làm nương rẫy nhưng so thu nhập với các hộ khác thì những hộ này cũng có thể là những hộ giàu có. Để thấy rõ vấn đề này ta hãy xem bảng sau: Bảng 3.15:Thu nhập khác của các nhóm hộ qua các năm điều tra (Đơn vị tính: triệu đồng): STT Nhóm hộ Lương nhà nước Hỗ trợ từ nhà nước Buôn bán Làm thuê 1 Khá giàu 42 15 2 Trung bình 66 6 200 3 Nghèo 115 1.2 163.2 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều ra). Lương và các nguồn hỗ trợ từ nhà nước của các hộ ở đây là ổn định. Nhưng việc phát triển các ngành nghề, dịch vụ ở đây còn kém. Quán xá vẫn còn ít. vấn đề làm thuê lại còn nhiều, điều đó không phải là tốt cho sự phát triển xã hội và đặc biệt là cho các hộ, không có được sự chủ động trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nghề làm thuê thì không thể làm giàu, mà còn phụ thuộc vào tuổi tác và sức khoẻ nữa. cần tạo công ăn việc làm cho những người này để họ phát triển kinh tế chủ động trong những ngành nghề khác của mình được tốt hơn, điều này cũng liên quan đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình và sự phát triển xã hội, tình hình an ninh trật tự. Tình hình thu nhập của các nông hộ có vai trò rất quan trọng trong việc chọn phương án nào để tiếp tục đầu tư cho kỳ sản xuất sau, và nó còn phản ánh việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay không. 3.2.7 Tổng thu nhập (Trồng trọt - Chăn nuôi - Thu nhập khác) Tổng thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức sống và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến việc ra các quyết định đầu tư phát triển kinh tế của các nhóm hộ. Tổng thu nhập của các nhóm hộ có cao thì mới tạo điều kiện tốt cho việc lựa chọn quy mô sản xuất và mức độ thâm canh mạnh được, mức sống của các nhóm hộ cũng bị chi phối không ít bởi tổng thu nhập hộ gia đình. Bảng 3.16: Tổng thu nhập (trồng trọt-chăn nuôi-thu nhập khác) của các nhóm hộ (Đơn vị tính:Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 76.9 83.94 129.9 131.9 208.4 631.04 2 Trung bình 126.42 122.35 166.35 195.064 358.401 968.585 3 nghèo 64.35 61.65 63.15 73.45 73.58 336.18 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Với tổng thu nhập của nhóm hộ giàu là: 631.04 thì thu nhập bình quân/ hộ/năm của nhóm hộ này là 31.55 ( triệu đồng) (634.04/ 4 hộ/ 5 năm),nhóm hộ trung bình là 968.585 thì thu nhập bình quân/ hộ/năm của nhóm hộ này là 12.9 ( triệu đồng), tổng thu nhập của nhóm hộ giàu là: 336.18 thì thu nhập bình quân/ hộ/năm của nhóm hộ này là 11.2 ( triệu đồng) . Thu nhập của các nhóm hộ/ năm qua các năm điều tra giao động từ 11.2-31.55 triệu đồng như vậy không phải là cao. Nghĩa là trên thực tế thì các hộ được gọi là giàu ở Buôn này cũng không thể mang ra so sánh với các hộ giàu ở nơi khác, nói đúng hơn là cần phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển (cả về kinh tế lẫn văn hoá, giáo dục…) của Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana tỉnh Đăclăc. Lượng tăng giảm liên hoàn về tổng thu nhập của các nhóm hộ: Bảng 3.17: Lượng tăng giảm liên hoàn về thu nhập của các nhóm hộ STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 7.04 45.96 2 76.5 2 Trung bình -4.07 44 28.714 163.337 3 Nghèo -2.7 1.5 10.3 0.13 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Chỉ có các hộ giàu là có thu nhập ổn định nhất và liên tục tăng. Thu nhập của nông hộ tăng mạnh vào những năm 2003 và 2005, riêng hộ trung bình và hộ nghèo còn tăng mạnh vào năm 2004. năm 2003 thì đầu tư của các hộ này vẫn không mạnh nhưng do kỹ thuật tưới đúng và kịp thời và thời tiết thuận lợi nên đã đem lại năng suất. Qua bảng trên ta thấy các hộ trung bình đến năm 2005 đã có thu nhập tăng vượt bậc, đó là dấu hiệu của sự vươn lên,điều đó là rất tốt, tuy nhiên ở các hộ nghèo thì lại đang bị giảm dần, hy vọng rằng họ sẽ vươn lên trong mùa thu hoạch 2006. 3.2.8 Chi phí cho sản xuất của các nông hộ Chi phí cho sản xuất phản ánh việc sử dụng hiệu quả đồng vốn, nói lên trình độ sử dụng và quản lý của người chủ gia đình đối với đồng vốn mình bỏ ra như thế nào. Làm thế nào để mức thu chi là tối ưu thì đó là một điều không phải dễ, nếu thu chi không hợp lý thì sẽ dẫn đến mất cân đối gây thâm hụt vốn hoặc không đạt được năng suất tối ưu, việc sản xuất dễ bị gián đoạn, lợi nhuận thấp. Vì vậy việc chi tiêu trong gia đình là một vấn đề hết sức quan trọng. Qua điều tra ta thấy chi phí cho sản xuất của các nông hộ cho cả trồng trọt và chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp của các nông hộ như sau: Bảng 3.18: Chi phí cho sản xuất của các nông hộ cho cả trồng trọt và chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp STT Chỉ tiêu Năm Tổng 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu 88 81 81 88 94 432 2 Trung bình 99.43 94.7 96.75 96.63 103.99 491.51 3 Nghèo 1.85 3.35 3.65 8.45 8.9 26.2 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Thực chất việc xác định mức chi đầu tư tối ưu là khó chuẩn xác, nhưng qua hai bảng thống kê trên thì ta chỉ có thể nhận xét như sau: tổng mức chi còn thấp hơn nhiều so với mức thu, và mức chi cũng rất còn thấp nên năng suất của các hộ ta đã thấy là chưa đạt được mức lý tưởng-còn có thể cao hơn nữa, nhìn chung mới chỉ đạt được năng suất trung bình mà thôi, cứ nhìn vào các hộ giàu và trung bình thì ta thấy rằng các hộ có đầu tư nhiều hơn thì cũng có thu nhập nhiều hơn, giữa đầu tư và thu nhập đang còn là tỉ lệ thuận, xét về mặt nghiên cứu thì các hộ cần đầu tư mạnh hơn, và trên thực tế ta thấy ở nơi này cung đang còn rất đúng- giá cả hiện nay đã khá hơn nhiều mấy năm qua đó chính là điều khích lệ cho sự đầu tư của các hộ nơi này. Lượng tăng giảm liên hoàn về chi phí cho đầu tư sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ : Bảng 3.19: Lượng tăng giảm liên hoàn về chi phí cho đầu tư sản xuất STT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1 Khá Giàu -7 0 7 6 2 Trung bình -4.73 2.05 -0.114 7.363 3 Nghèo 1.5 0.3 0.48 0.45 (Nguồn tin: tổng hợp từ phiếu điều tra). Nhìn chung thì hầu hết các hộ đã có chú trọng cho việc đầu tư sản xuất. Nhưng việc chú trọng đồng vốn cho việc đầu tư của nơi này vẫn còn hạn chế và không đều qua các năm, những năm 2001-2002 giá Cà Phê đang rất thấp, các hộ khá giàu và trung bình đã nhận thấy đầu tư là không có lời nên đã cắt giảm doanh số đầu tư, nhưng hộ nghèo thì vẫn tăng lượng đầu tư, điều này cho thấy sự nhạy bén trong sản xuất của các hộ này chưa cao, qua điều tra thực tế ta thấy rằng cây Cà Phê nơi này là đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng vấn đề chăm sóc sâu bệnh cho cây Cà Phê lại còn rất kém, có rất nhiều hộ không bao giờ phun thuốc sâu, thuốc bệnh, điều này cần phải xem xét, tăng cường công tác khuyến nông giúp bà con hiểu được kỹ thuật chăm sóc cho Cà Phê là như thế nào và sự cần thiết của nó đối với năng suất . 3.2.9 Tình hình vay vốn tín dụng 3.2.9.1 Các hình thức vay vốn Qua điều tra ta thấy rằng tất cả các hộ tại Buôn ÊaTiêu đều vay vốn, tuy nhiên lượng vốn vay dài hạn là rất ít, hầu hết các hộ đều mong muốn được vay dài hạn, nhưng điều đó lại phụ thuộc nhiều điều kiện phụ thuộc khó khăn từ phía ngân hàng, tất cả các hộ đều vay vốn chứng tỏ nhu cầu về vốn ở đây là rất cao, và một điều tốt đó là mục tiêu vay vốn của các hộ hầu hết là đầu tư phát triển trồng trọt-cây Cà Phê, rất ít hộ vay dùng cho sinh hoạt. Bảng 3.20: Các hình thức vay vốn (Đơn vị tính: triệu đồng) Hình thức vay 2001 2002 2003 2004 2005 số hộ vay tổng số tiền vay số hộ vay tổng số tiền vay số hộ vay tổng số tiền vay số hộ vay tổng số tiền vay số hộ vay tổng số tiền vay Ngắn hạn 10 90 10 80 11 90 12 102 14 117.7 Trung hạn 2 50 2 50 2 70 2 70 2 92 Dài hạn 0 0 1 3 2 15 1 7 2 21 Vay nóng 2 7 2 7 2 7 2 7 2 9 Vay họ hàng 1 20 (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Theo bảng điều tra trên thì doanh số vay từ ngắn hạn là cao nhất rồi đến vay trung hạn và dài hạn là ít nhất, vay nóng từ các anh em với lãi xuất bằng 0 thì khó hơn vì tất cả còn đều khó khăn, mà vay ngoài thì lãi xuất lại quá cao, nên các hộ vay ít từ nguồn này là rất đúng vì để đầu tư thì sẽ không có lãi nữa. Vấn đề vốn vay đối với việc phát triển ở đây là rất quan trọng, vì về kinh tế các hộ nông dân ở đây là chưa đủ cứng để tự giải quyết các vấn đề về vốn của mình. cần phát triển tín dụng mạnh hơn nữa cho vùng này kết hợp với hình thức khuyến nông giúp bà con thuận lợi trong đầu tư phát triển kinh tế. trên thực tế việc vay vốn của các nông hộ còn nhiều rắc rối, khó khăn. Khi đi vay vốn các hộ phải : -Phải có thế chấp vay, có đơn xin vay vốn, có hộ khẩu thường trú, có tư liệu sản xuất, người vay phải tù 18 tuổi trở lên, có sự giám sát của ngân hàng đối với hộ vay, lệ phí vay là 2% tổng số tiền vay, lãi xuất ngân hàng vẫn còn cao, có nhiều hộ phải vay với lãi xuất từ 1.3-1.5%/năm. Các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng làm hạn chế việc cho vay: * Nguyên nhân khách quan: Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana hoạt động sản xuất chủ yếu là Cà Phê, mấy năm vừa qua do giá Cà Phê xuống thấp nên người vay vốn gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín, khó khăn cho đợt vay vốn lần sau. * Nguyên nhân chủ quan: Tinh thần trách nhiệm trả nợ chưa cao của các nông hộ. 3.2.9.2 Các nguồn vay của các hộ điều tra Bảng 3.21: Nguồn vay của các hộ điều tra (Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Nhóm hộ Ngân Hàng Tỉ lệ Vay Đại lý Tỉ lệ Vay họ hàng Tỉ lệ 1 Khá Giàu 390 45.47% 2 Trung bình 399 46.52% 30 100% 20 100% 3 nghèo 68.7 8.01% Tổng 857.7 100% 30 100% 20 100% (Nguồn tin: Tổng hợp từ phiếu điều tra). Hầu hết nguồn vay của các hộ đều từ ngân hàng, đó là nơi chính để đến vay của các hộ, các hộ trung bình phải vay các đại lý với lãi xuất cao hơn bằng hình thức hiện vật - phân, thuốc. Doanh số vay từ các đại lý và từ họ hàng là nhỏ. Ta thấy rằng nhóm hộ giàu chỉ có 4 hộ nhưng doanh số vay của họ lại gần bằng nhóm hộ trung bình, nhóm hộ giàu chiếm 45.47% doanh số vay, nhóm trung bình chiếm 46.52%, còn nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 8.01%, doanh số vay của hộ nghèo là không đáng kể so vớ hai nhóm hộ kia. Như vậy qua bảng thống kê trên ta có một nhận xét quan trọng sau: qua điều tra thực tế ta biết rằng các hộ hầu hết vay cho đầu tư sản xuất trong trồng trọt, đó là một điều đáng mừng, và điều ấy càng thấy rõ hơn khi nhìn vào bảng trên, càng hộ giàu thì càng vay nhiều, hay đúng hơn là trong điều kiện kinh tế còn chưa vững thì đồng vốn đầu tư sẽ quyết định sự giàu có hay nghèo khổ của người dân nơi đây. Như vậy nhìn lại thì việc đầu tư vốn cho vùng này để phát triển sản xuất là cần thiết-họ đã biết sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả mà ta đã được thấy qua các hộ khá giàu và trung bình. 3.10 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế 3.10.1 Thuận lợi Thực hiện nghị quyết liên tịch 3208 giữa TW hội và Ngân hàng nhà nước việt nam ký kết ngày 12/10/1999 tại hà nội. Để thực hiện nghị quyết này ban chấp hành xã ÊaTiêu ngày 25/1/2004 về việc triển khai vay vốn cho hộ, hội viên nông dân tại ngân hàng phát triển trung hoà. Đây là một chủ trương đáp ứng kịp thời nguyện vọng thiết thực của bà con nông dân nên được người dân tham gia thực hiện tốt, được cấp uỷ và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ hội các cấp và cán bộ ngân hàng nhiệt tình năng động vì lợi ích của bà con nông dân. Qua đặc điểm tình hình nêu trên, điều chúng ta nhận thấy là một Buôn có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế xã hội khá phát triển, Đảng bộ có số lượng Đảng Viên đông, có Đảng Viên sinh hoạt nơi cư trú mạnh, dân trí phát triển tương đối nhanh. Đặc biệt được sự quan tâm của đảng và nhà nước mà trực tiếp là huyện uỷ-HĐND-UBND các ban nghành đoàn thể của huyện, các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ về mọi mặt. Cho đến nay, Buôn đã có tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị khá vững mạnh, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đời sống nhân dân được nâng lên theo chiều hướng tích cực. 3.10.2 Khó khăn Là một Buôn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sau mấy năm giá Cà Phê xuống thấp người làm Cà Phê vay vốn gặp khó khăn trong việc trả nợ. Đối với Buôn ÊaTiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana từ năm 2001 đến nay tình hình ANTT đang có những tiềm ẩn phức tạp. Kẻ địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền, tôn giáo kích động đồng bào dân tộc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Một số khó khăn của đảng và nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính sách chưa được kịp thời. Một số phần tử chống đối lợi dụng vấn đề dân trí thấp, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tuyên truyền hoạt động tự do trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự. Đời sống nhân dân có những khó khăn nhất định, tình hình thời tiết khắc nghiệt hạn hán, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. 3.11 Những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp cho việc phát triển kinh tế 3.11.1 Những nhân tố ảnh hưởng a,Nhân tố khách quan -Về điều kiện tự nhiên: Nắng hạn làm cho các ao, hồ, đập, giếng tưới… trên địa bàn Buôn cạn nước không đủ cung cấp cho nhu cầu tưới tiêu trên toàn Buôn, khô hạn làm cánh đồng lúa ở Buôn thiếu nước trầm trọng dẩn đến mất trắng, và năng suất Cà Phê giảm nhiều, nhất là vào năm 2004. -Giá cả: Giá cả các loại hàng hoá nông sản diễn biến rất phức tạp, lên xuống thất thường gây khó khăn cho việc sản xuất của người dân trong Buôn. -Dịch bệnh: Trong ngành chăn nuôi những năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đó là dịch cúm gia cầm H5N1 chưa được dập tắt, dịch lỡ mồm long móng ở gia súc phát triển mạnh gây khó khăn lớn cho quá trình sản xuất của họ, và ảnh hưởng đến tâm lí về ngành chăn nuôi. b, Nhân tố chủ quan - Về trật tự an ninh xã hội: Do trật tự an ninh xã hội không đảm bảo nên không thu hút được các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Ví dụ: Làm cho các Ngân hàng, các Đại lí… lo ngại vì sợ đồng vốn của mình cho vay sẽ không được đảm bảo. - Chính quyền địa phương: Vấn đề cung cấp đầy đủ quyền sử dụng đất-sổ đỏ cho các nông hộ còn chưa hoàn chỉnh gây bất tiện cho việc vay vốn đầu tư. Một số hộ bị thu sổ hộ khẩu (từ việc mất ổn định an ninh chính trị) dẫn đến khó khăn không được vay vốn như các hộ khác. - Trình độ sản xuất của các chủ hộ: Đây là vấn đề hết sức cần thiết, chủ hộ phải có trình độ tốt, nắm bắt được kịp thời thông tin về thị trường và trong công tác quản lí. - Trình độ sản xuất của các nông hộ: Trong ngành trồng trọt: Người dân chưa nắm bắt đầy đủ, kịp thời về kỷ thuật chăm sóc các loại cây trồng. Trong ngành chăn nuôi: Các nông hộ chưa có thói quen chăn nuôi ở quy mô trang trại, hầu hết chăn nuôi để đáp ứng cho nhu cầu trong gia đình là chính. Giống vật nuôi của bà con nông dân chủ yếu là giống địa phương, tuy sức chống chịu tốt nhưng sức sản xuất kém, nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi không cao. Vì thế cần thay đổi cách nhìn cho nhân dân, đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi với các loại giống tốt có sức chống chịu và sức sản xuất tốt, kêu gọi các doanh nghiệp hay các tổ chức thu mua đầu tư không chỉ tạo nguồn vốn cho người dân mà còn tạo được đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, giúp người dân yên tâm sản xuất. - Hệ thống cung cấp thuỷ lợi, giếng tưới các nguồn nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu của các hộ trong buôn. - Phân bổ lao động chưa hợp lí. - Các hộ thiếu vốn để tiến hành thâm canh trong sản xuất 3.11.2 Giải pháp - Nâng cao công tác quản lí địa phương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. - Cấp đầy đủ sổ đỏ- giao quyền sử dụng ruộng đất đầy đủ và sổ hộ khẩu cho người dân địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ trong việc vay vốn. - Khắc phục sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên như hạn hán bằng cách: Buôn cần cố gắng tập trung đào ao, giếng tưới, xây dựng hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho các hộ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. -Cần huấn luyện đào tạo, nâng cao kiến thức sản xuất cho bà con. - Giá cả: Tùy thuộc vào tình hình giá cả trên thị trường - Người dân của Buôn cần nắm bắt tình hình thời sự tốt hơn để lựa chọn mức đầu tư cho thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Về trình độ sản xuất: Cán bộ địa phương cần quan tâm hơn về kinh nghiệm sản xuất của người dân, tạo điều kiện cho người dân học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cố gắng mời các cán bộ khuyến nông về thường xuyên tập huấn cho người dân. Chuẩn bị các loại giống tốt cho vườn cây, những vườn cũ những cây không tốt có thể thay bằng những giống tốt hơn. Các hộ cần tự tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc các loại cây, nâng cao tinh thần tự vươn lên trong việc phát triển kinh tế, học hỏi lẫn nhau trong quá trình sản xuất, tham gia đầy đủ các lớp khuyến nông về tập huấn trên địa bàn tại xã và nhất là tận Thôn, Buôn. - Về nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn: Các hộ cần xác định đúng định mức kinh tế kỹ thuật, là cơ sở chủ yếu để xác định mức vốn cần thiết cho từng loại cây trồng, vật nuôi đối với mỗi phương án sản xuất của từng hộ gia đình, hoặc từng phương án đầu tư. Từ đó có thể tính toán được lượng vốn cần vay của các nông hộ, có như vậy mới sử dụng đúng nguồn vốn được vay và có khả năng trả nợ cho Ngân Hàng. Việc đầu tư thêo định mức kinh tế kỹ thuật không những đáp ứng vốn kịp thời cho từng thời kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng vật nuôi mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế trong quá trình đầu tư đủ vốn, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana là một nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự đầu tư phát triển kinh tế: Giao thông thuận tiên, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, có mặt bằng rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ và các ngành tiểu thủ công nghiệp, khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp-vì mang đặc điểm của vùng tây nguyên và phát triển ngành chăn nuôi một cách mạnh mẽ hơn. 4.1.1 Về trồng trọt Nơi này đã và đang canh tác cây cà phê và đó cũng là nguồn thu nhập chính của các hộ-một loại cây có ưu thế, phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của vùng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, đó là nguồn nước tưới vẫn còn thiếu ở những năm hạn-như năm 2004, năm này cũng không phải là quá hạn, vấn đề là sự quan tâm đến cây cà phê của một số hộ còn rất kém, họ đã bỏ tưới khi hết nước - vấn đề này liên quan đến năng suất của chính những hộ đó. Làm cà phê thì nước tưới là không thể thiếu được, đòi hỏi các hộ phải đầu tư cho việc đào ao, đào giếng…nơi này khá bằng nên đào ao, giếng…để lấy nước là không mấy khó khăn, không tốn nhiều chi phí như những nơi khác, trong điều kiện đó mà để thiếu nước tưới cho cây là nguồn thu chính khi thời tiết chưa quá khắc nghiệt là không tốt, về kỹ thuật của người dân ở đây về chăm sóc cà phê cũng chưa đồng đều, chưa tốt vì còn nhiều hộ chẳng tốn đồng tiền nào cho việc phòng trừ sâu bệnh cho cây, mà mức đầu tư phân bón cũng chưa được tốt. Hầu hết diện tích nơi này đã được trồng cà phê, đất trống để phát triển các cây trồng khác đã coi như không còn (vì còn rất ít và ở một số hộ thôi) vì vậy nếu không chú trọng phát triển tốt cho cây cà phê là một sai lầm lớn trong sản xuất. với giá cả cà phê đang có phần ổn định như hiện nay thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với cà phê là không cần thiết mà ngược lại cần chú trọng chăm sóc phát triển cây này một cách mạnh mẽ hơn nữa. Nơi đây có một số hộ vẫn còn sản xuất theo kiểu manh mún, như trồng một số loại cây như bắp, lúa đồi…đó là một hình thức sản xuất tự cung tự cấp mà không phải là sản xuất hàng hoá-điều này không đem lại hiệu quả kinh tế cũng như không phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp của quốc gia, có thể nghĩ đến việc thay đổi hình thức trồng các loại cây này hoặc có thể chuyển đổi sang một số cây trồng khác phù hợp với thế mạnh của vùng, đem lại hiệu qủa kinh tế cao hơn như mía, cà phê, cao su, hay một số loài cây khác… 4.1.2 Về chăn nuôi Ngành chăn nuôi buôn này chưa phát triển, chưa có hộ nào có thu nhập đáng kể từ chăn nuôi cả, người dân buôn này chưa có cảm giác tốt về ngành này, nhà thì có vài con gia súc – gia cầm thì đã là nhiều, nhà thì không có một con gì, mà không có chăn nuôi gì là phần nhiều, tuy với chỉ chăn nuôi rất ít như vậy nhưng theo điều tra thì ta thấy từ sự chăn nuôi lẻ tẻ như vậy nhưng cũng đã đem lại hiệu quả khá tốt-đây là một ngành rất có triển vọng, nên chú trọng phát triển ngành này một cách mạnh mẽ hơn, vả lại việc phát triển ngành chăn nuôi ở đây cũng có nhiều thuận lợi: ít dịch bệnh, khí hậu, thức ăn, an ninh trật tự thôn buôn…, vừa góp phần vào giải quyết vấn đề xã hội - tạo công ăn việc làm, vừa là nguồn thu nhập khá tốt, sẽ giảm rủi ro trong phát triển kinh tế. 4.1.3 Về dịch vụ Trong buôn mới chỉ có một vài quán nhỏ bán hàng tạp hoá, chưa có những đại lý lớn, chưa có những nơi cung cấp các loại giống cây trồng - vật nuôi, chưa có cây xăng mà chỉ qua các quán bán lẻ, đại lý bưu điện cũng chưa có, các quán cà phê, quán ăn-nhậu cũng chưa có trong buôn này …các dịch vụ đó nếu muốn có thì thường phải ra khỏi diện tích thôn buôn. Dù rằng chỉ là buôn- với diện tích hạn chế nhưng việc phát triển thêm các dịch vụ ở đây cũng là một biện pháp tốt cho sự giải quyết các công ăn việc làm và đem lại sự thuận tiện cho người dân cũng như đỡ tốn chi phí đi lại, góp phần làm đẹp thêm bộ mặt thôn buôn về sự phát triển, nâng cao thu nhập. 4.1.4 Về lao động Nguồn lao động buôn này còn dư nhiều (số lao động làm thuê còn nhiều ) trong khi diện tích đất lại hạn chế, và năng suất cây trồng thì chưa cao,chăn nuôi thì chưa phát triển, các ngành dịch vụ hay tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển, mà công việc làm thuê thì chỉ theo mùa vụ với ngày công không cao- chỉ 25000 -30000/ ngày/ người vậy cần dịch chuyển số lao động dư này sang một số ngành nghề khác như chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp hoặc làm dịch vụ… sẽ giúp ổn định thu nhập hơn, ổn định an ninh xã hội hơn, tạo điều kiện cho thu nhập và sự phát triển xã hội. 4.1.5 Về vốn vay Các hộ buôn Tiêu đã sử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả trong những năm gần đây. Xuất phát từ tình hình chăn nuôi và năng suất cây trồng của các hộ thì ta thấy một điều là mức đầu tư cho sản xuất là chưa đủ, nếu đầu tư thêm thì chắc chắn năng suất sẽ còn tăng và tăng mạnh, đương nhiên lợi nhuận cũng tăng thêm. Sự chú trọng trong đầu tư qua các năm - năm sau cao hơn năm trước như đã được thống kê đã chứng tỏ các hộ muốn đầu tư nhưng vì thiếu vốn mà thôi. Buôn rất cần có sự hỗ trợ về vốn với lãi xuất thấp và thời hạn vốn vay phải đủ dài . 4.2 Kiến nghị 4.2.1 Đối với các hộ nông dân Các hộ cần tích cực tham gia vào các lớp tập huấn về kinh nghiệm sản xuất của các cán bộ khuyến nông. Các hộ nông dân khi vay vốn về phải sử dụng đồng vốn vay một cách có mục đích và phải duy trì mục đích của mình sao cho đồng vốn vay của mình phải là những đồng vốn đầu tư phát triển kinh tế chứ không phải vay về để tiêu dùng: ăn uống, mua xe để đi chơi…đảm bảo mang lại lợi nhuận và đảm bảo trả được nợ đúng kỳ hạn. Các hộ nông dân cần phải nâng cao tinh thần tự lực cách sinh, tự vươn lên trong sản xuất không chỉ dựa dẫm vào sự hỗ trợ khác (nhưng nếu có sự hỗ trợ khác thì phải tận dụng một cách tốt nhất), mà phải chủ động trong việc tìm ra các phương pháp sản xuất tốt, dựa vào chính sức mạnh của các hộ- vì các hộ vẫn chưa huy động hết những thế mạnh của mình cũng như chưa tận dụng hết tiềm lực phát triển kinh tế mà đang có. Các hộ có biết được khả năng sản xuất của mình như thế nào thì mới định mức vay vốn phù hợp cho đầu tư sản xuất. Các hộ phải dừng ngay việc sinh đẻ quá kế hoạch, các vợ chồng trẻ phải thực hiện tốt việc kế hoạch hoá gia đình - chỉ sinh hai con để nuôi dạy cho tốt, và để phát triển kinh tế tốt. Các nông hộ thuộc buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana tỉnh Đắc lắc cần phải tỉnh táo trước những lời lôi kéo của những kẻ “phá bĩnh”, phải một mực nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước – Vì nhà nước ta là một nhà nước của dân-do dân và vì dân. 4.2.2 Về phía chính quyền và các cơ quan đoàn thể Cán bộ địa phương cần liên hệ với các cán bộ khuyến nông, thường xuyên về giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân nơi đây vì kiến thức sản xuất và thâm canh của các hộ nơi này chưa được tốt . Cán bộ địa phương – các cơ quan chức năng cũng cần cấp đầy đủ giấy chứng nhận, quyền sử dụng ruộng đất, sở hữu nhà cửa, tài sản công dân…cho người dân để họ thuận tiện trong việc đi vay vốn. Tăng cường công tác quản lí đảm bảo an ninh thôn buôn và an toàn xã hội. Có sự liên kết giữa ngân hàng và các cơ quan đoàn thể như hội đồng nhân dân, thanh niên, phụ nữ để xét duyệt đúng đối tượng cho vay, và cho vay với lãi xuất thấp khoảng 0.1%, với thời hạn vay lâu hơn (từ 3 năm trở lên).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình phát triển kinh tế của các nông hộ tại buôn Tiêu xã ÊaTiêu huyện Krông Ana Tỉnh Dak Lak.doc
Luận văn liên quan