Tình huống bài tập học kỳ Luật Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo

TÌNH HUỐNG Chị A là công chức thuộc Tổng cục Y Bộ T, phát hiện trưởng phòng tài chính- kế toán của Tổng cục thông đồng với lãnh đạo Tổng cục tham ô một số lượng tiền khá lớn của Nhà nước. Chị A đã viết đơn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, nhưng vì sợ bị trù dập nên chị yêu cầu cán bộ tiếp dân đọc đơn xong phải hủy đơn ngay trước mặt chị. Hỏi: 1. Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao? 2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về ai ? 3. Thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào ? 4. Trong trường hợp chị A không đồng ý với quyết định xử lý tố cáo của người có thẩm quyền thì chị A có quyền tố cáo tiếp không, tại sao? NỘI DUNG I . Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao ? Trong tình huống trên, yêu cầu của chị A là không hợp pháp. Bởi vì: *** Căn cứ pháp lý: Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 73 Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi bổ sung năm 2005) quy định: “1- Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm: a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo; b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; e) Các tài liệu khác có liên quan.” Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi , bổ sung năm 2004,2005, và 2006 ): “ Người tố cáo có các quyền sau đây: a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù ”. Thứ ba , theo quy

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống bài tập học kỳ Luật Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan, tổ chức. Đó chính là biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại. Mặt khác, tiến hành xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mà trước tiên sự quan tâm đó được thể hiện ở chỗ: Nhà nước đã đặt ra khung pháp luật hoàn chỉnh để từ đó làm cơ sở quan trọng cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, em xin được trình bày tình huống số 9 và trả lời những câu hỏi mà tình huống đưa ra. Qua đó nhằm thể hiện việc áp dụng những quy định của Luật khiếu nại, tố cáo vào thực tiễn cuộc sống. Sau đây là tình huống : Chị A là công chức thuộc Tổng cục Y Bộ T, phát hiện trưởng phòng tài chính- kế toán của Tổng cục thông đồng với lãnh đạo Tổng cục tham ô một số lượng tiền khá lớn của Nhà nước. Chị A đã viết đơn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền, nhưng vì sợ bị trù dập nên chị yêu cầu cán bộ tiếp dân đọc đơn xong phải hủy đơn ngay trước mặt chị. Hỏi: 1. Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao? 2. Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về ai ? 3. Thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào ? 4. Trong trường hợp chị A không đồng ý với quyết định xử lý tố cáo của người có thẩm quyền thì chị A có quyền tố cáo tiếp không, tại sao? NỘI DUNG I . Yêu cầu của chị A có hợp pháp không, vì sao ? Trong tình huống trên, yêu cầu của chị A là không hợp pháp. Bởi vì: *** Căn cứ pháp lý: Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 73 Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi bổ sung năm 2005) quy định: “1- Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm: a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo; b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; ……. . e) Các tài liệu khác có liên quan.” Thứ hai, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi , bổ sung năm 2004,2005, và 2006 ): “ Người tố cáo có các quyền sau đây: a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình; c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù ”. Thứ ba , theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và 2006 ):“ Người tiếp công dân có trách nhiệm: 1- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; 2- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; 3- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu ”. *** Kết luận: Từ những căn cứ pháp lý trên, nhận thấy: Thứ nhất, nếu như chị A không thực hiện hình thức tố cáo trực tiếp thì đơn tố cáo là thành phần không thể thiếu được trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Thứ hai: pháp luật về khiếu nại, tố cáo không có quy định công dân có quyền yêu cầu cán bộ tiếp dân phải hủy đơn ngay trước mặt mình, cũng như không có quy định trách nhiệm của cán bộ tiếp dân phải thực hiện yêu cầu trên của công dân. Do vậy, ta có thể khẳng định yêu cầu của chị A trong tình huống trên là hoàn toàn không hợp pháp, không có căn cứ pháp luật. Cán bộ tiếp dân cần giải thích cho chị A hiểu yêu cầu của chị A không được pháp luật cho phép cũng như không thực sự cần thiết bởi chị có quyền yêu cầu cán bộ tiếp dân giữ bí mật về họ, tên, địa chỉ của mình. Mặt khác, trách nhiệm của cán bộ tiếp dân là phải giữ bí mật những thông tin về chị A khi mà chị đã yêu cầu. Trong trường hợp chị A bị trù dập, trả thù mà nguyên nhân là do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo để lộ những thông tin về chị A thì người nào thiếu tinh thần trách nhiệm để lộ họ, tên, địa chỉ và các thông tin đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm nhẹ hay nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. II: Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về ai ? Thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc về bộ trưởng Bộ T. *** Căn cứ pháp lý : Thứ nhất: theo quy định tại Điều 59 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và năm 2006): “ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết ”. Thứ hai: theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định của Chính phủ số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo : “ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp ”. *** Kết luận: Tổng cục Y thuộc quyền quản lý của Bộ T. Do trưởng phòng tài chính- kế toán thông đồng với lãnh đạo Tổng cục Y nên việc giải quyết tố cáo sẽ thuộc về Bộ trưởng Bộ T vì bộ trưởng Bộ T là người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp. III. Thủ tục giải quyết vụ việc trên như thế nào ? Thủ tục giải quyết vụ việc trên sẽ được thực hiện dựa trên những quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tố cáo. Thứ nhất: Khi gửi đơn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chị A phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ và nội dung tố cáo. Thứ hai: sau khi nhận được đơn tố cáo của chị A thì cán bộ tiếp dân có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: Trước tiên, nếu cán bộ tiếp dân là Bộ trưởng Bộ T thì sau khi nhận được đơn tố cáo của chị A thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, Bộ trưởng Bộ T phải thụ lý để giải quyết. Nếu cán bộ tiếp dân không phải là người có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày , kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thì phải chuyển đơn tố cáo của chị A cho người có thẩm quyền giải quyết là Bộ trưởng Bộ T. Mặt khác, phải thông báo cho chị A nếu như chị có yêu cầu. Thứ ba: Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm thì cán bộ tiếp dân phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc nhận được hồ sơ, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý cho cơ quan, tổ chức đó biết; trong trường hợp tố cáo của chị A có nội dung phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. Thứ tư, trong trường hợp nhận được các thông tin chị A bị đe dọa, trù dập, trả thù thì người có thẩm quyền giải quyết là Bộ trưởng Bộ T phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ chị A, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù chị A. Thứ năm, thời hạn giải quyết tố cáo được quy định không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; nếu vụ việc tố cáo hành vi tham ô của trưởng phòng tài chính- kế toán thông đồng với lãnh đạo Tổng cục Y Bộ Tmang tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, những không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Thứ sáu, Bộ trưởng Bộ T phải ra quyết định về việc tiến hành xác minh và kết luận nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền. Nếu trong trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng Bộ T có thể giao cho cơ quan thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo là Chánh thanh tra Bộ. Chánh thanh tra bộ ra quyết định về việc tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Trong đó phải ghi rõ người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh. Thứ bảy: Trong quá trình giải quyết tố cáo, thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải tạo điều kiện cho người bị tố cáo là trưởng phòng tài chính- kế toán và lãnh đạo Tổng cục Y Bộ T giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo. Thứ tám: việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Bao gồm : đơn tố cáo của chị A; Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; văn bản giải trình của người bị tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý ( nếu có); quyết định xử lý và các tài liệu khác có liên quan. Thứ chín : Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo thì Bộ trưởng Bộ T phải ra quyết định giải quyết tố cáo: Nếu trong trường hợp nội dung tố cáo của chị A là đúng sự thật thì trưởng phòng tài chính- kế toán cùng lãnh đạo Tổng cục Y phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp nội dung tố cáo không đúng sự thật thì chị A sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về tố cáo sai sự thật. Đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo là trưởng phòng tài chính kế toán và lãnh đạo Tổng cục Y biết. Thứ mười: Bộ trưởng Bộ T phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho chị A nếu như chị A có yêu cầu. Đồng thời, phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan Thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp. IV: Trong trường hợp chị A không đồng ý với quyết định xử lý tố cáo của người có thẩm quyền thì chị A có quyền tố cáo tiếp không, tại sao ? Khi không đồng ý với quyết định xử lý tố cáo của Bộ trưởng Bộ T thì chị A có quyền tố cáo tiếp. Bởi vì: Theo quy định tại Điều 69 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và 2006): “ Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này ”. Hiện nay, pháp luật về tố cáo không có những quy định hạn chế số lần tố cáo cho người tố cáo. Điều này nhằm giải thích cho việc: pháp luật mong muốn người tố cáo được thực hiện quyền hiến định của mình một cách toàn diện.Nó cũng phù hợp với mục đích của tố cáo là không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Mặt khác, tránh tình trạng bao che của những người có thẩm quyền giải quyết tố cáo với các đối tượng bị tố cáo, đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. KẾT LUẬN Trên đây là nội dung việc trả lời các câu hỏi mà tình huống đã đưa ra. Bài làm còn nhiều thiếu sót về kiến thức. Em kính mong được sự đánh giá và giúp đỡ em nhiều hơn trong bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trường đại học Luật Hà Nội.NXB Công an nhân dân. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 ( sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và 2006 ). NXB Lao động- xã hội. Nghị định của Chính phủ số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống bài tập học kỳ Luật Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.doc
Luận văn liên quan