Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm/ngày

MỤC LỤC MỤC LỤCi DANH MỤC BẢNGvii DANH MỤC HÌNHix CHƯƠNG I TỔNG QUAN1 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY1 1.1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY1 1.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUAN LÝ CỦA CÔNG TY3 1.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nam Việt3 1.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẠNH ĐÔNG4 1.2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY SẢN4 1.2.1.1. Định nghĩa. 4 1.2.1.2. Mục đích làm lạnh đông thủy sản. 4 1.2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KỸ THUẬT LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY SẢN5 1.2.2.1. Nước trong thuỷ sản. 5 1.2.2.2. Cơ chế đóng băng trong việc làm lạnh đông. 5 1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết tinh của nước trong thủy sản. 8 1.2.2.4. Thời gian làm đông. 9 1.2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM LẠNH ĐÔNG THỦY SẢN12 1.2.3.1. Làm lạnh đông bằng hỗn hợp nước đá và muối12 1.2.3.2. Làm lạnh đông thủy sản bằng nước muối lạnh. 13 1.2.3.3. Làm lạnh đông thủy sản bằng không khí lạnh. 13 1.2.3.4. Làm lạnh đông thủy sản bằng tủ đông tiếp xúc. 14 1.2.3.5. Làm đông thủy sản bằng tủ đông băng chuyền. 14 1.2.3.6. Làm đông bằng khí hóa lỏng. 15 1.2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐÔNG CHIA THEO DẠNG SẢN PHẨM . 15 1.2.4.1. Làm đông dạng khối (Block). 15 1.2.4.2. Làm đông dạng rời15 1.2.5. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA SẢN PHẨM THỦY SẢN TRONG QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG16 1.2.5.1. Biến đổi về vật lý. 16 1.2.5.2. Biến đổi về hóa học. 17 1.2.5.3 Biến đổi về vi sinh vật18 CHƯƠNG II CHỌN SỐ LIỆU BAN ĐẦU19 2.1. LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU19 2.1.1. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐÔNG19 2.1.1.1. Chọn phương pháp làm đông. 19 2.1.1.2. Chọn môi chất20 2.1.2. LỰA CHỌN MẶT HÀNG THỦY SẢN20 2.1.2.1. Nguyên liệu cấp đông. 20 2.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm cá Phile. 20 2.1.3. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CẤP ĐÔNG CÁ PHILE21 2.1.4. NĂNG SUẤT CẤP ĐÔNG22 2.1.5. LỰA CHỌN CHU TRÌNH LẠNH VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC22 2.1.5.1. Xác định nhiệt độ ngưng tụ. 22 2.1.5.2. Xác định nhiệt độ sôi của môi chất23 2.1.5.3. Xác đinh nhiệt độ quá nhiệt của môi chất24 2.1.5.4. Xác định nhiệt độ quá lạnh lỏng trong thiết bị trao đổi nhiệt chéo của bình trung gian24 2.1.6. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ CÁC THÔNG SỐ TRẠNG THÁI TẠI CÁC ĐIỂM MÚT CỦA CHU TRÌNH26 2.1.6.1. Sơ đồ nguyên lý. 26 2.1.6.2. Thuyết minh chu trình. 26 2.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ CHỌN THIẾT BỊ29 2.2.1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC29 2.2.1.1. Cấu tạo thân tủ. 29 2.2.1.2. Cấu tạo của dàn lạnh tủ đông tiếp xúc. 29 2.2.1.3 Tính toán kích thước tủ đông. 31 2.2.1.4 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống ben thủy lực. 32 2.2.1.5. Hình dạng hoàn chỉnh của tủ đông tiếp xúc. 33 2.2.2 TÍNH CHỌN TỦ ĐÔNG BĂNG CHUYỀN IQF. 34 2.2.3. TÍNH CHỌN KÍCH THƯỚC KHO LẠNH36 2.2.3.1. Cấu trúc kho bảo quản. 36 2.2.3.2. Tính chọn kích thước kho. 37 2.3 TÍNH TOÁN CHỌN SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ39 2.3.1 TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG CẤP ĐÔNG IQF.39 2.3.2. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG CẤP ĐÔNG TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC.40 2.3.3. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG KHO BẢO QUẢN.40 CHƯƠNG III TÍNH TOÁN NHIỆT VÀ CHỌN THIẾT BỊ41 3.1. TÍNH TOÁN NHIỆT CHO HỆ THỐNG LẠNH41 3.1.1. TÍNH TOÁN NHIỆT CHO HỆ THÔNG TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC41 3.1.1.1. Nhiệt lượng cần lấy ra từ sản phẩm để hạ nhiệt độ của sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu xuống nhiệt độ yêu cầu của quá trình làm đông. 41 3.1.1.2. Nhiệt lượng lấy ra để hạ nhiệt độ của khuôn đựng sản phẩm46 3.1.1.3. Nhiệt lượng lấy ra để làm lạnh không khí trong tủ. 47 3.1.1.4. Nhiệt xâm nhập từ môi trường bên ngoài qua kết cấu bao che. 48 3.1.1.5. Dòng nhiệt xâm nhập vào tủ do mở cửa để kiểm tra sản phẩm.51 3.1.2. TÍNH NHIỆT TẢI CỦA TỦ ĐÔNG BĂNG CHUYỀN IQF. 52 3.1.2.1. TÍNH NHIỆT TẢI CỦA IQF. 52 3.1.2.2 TÍNH TOÁN NHIỆT CHO TÁI ĐÔNG AF.61 3.1.3 TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI CHO KHO BẢO QUẢN.67 3.1.3.1 Dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che.68 3.1.3.2 Dòng nhiệt lấy ra từ sản phẩm bảo quản.69 3.1.3.3. Dòng nhiệt do vận hành.70 3.2. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH VÀ CHỌN MÁY NÉN.71 3.2.1. TÍNH TOÁN PHẦN THẤP ÁP.71 3.2.1.1. Năng suất lạnh riêng khối lượng.71 3.2.1.2. Lưu lượng gas qua máy nén tầm thấp.72 3.2.1.3. Thể tích hơi hút thực tế.72 3.2.1.4. Hệ số cấp máy nén.72 3.2.1.5. Công nén đoạn nhiệt.72 3.2.1.6. Hiệu suất chỉ thị.73 3.2.1.7. Công suất chỉ thị.73 3.2.1.8. Công suất ma sát.74 3.2.1.9. Công suất hiệu dụng.74 3.2.1.10. Công suất tiếp điện cấp hạ áp.74 3.2.2. TÍNH TOÁN PHẦN CAO ÁP.75 3.2.2.1. Lưu lượng ga thực tế đi qua phần nén cao áp.75 3.2.2.2. Thể tích hơi hút thực tế.76 3.2.2.3. Hệ số cấp máy nén.76 3.2.2.4. Công suất đoạn nhiệt.76 3.2.2.5. Hiệu suất chỉ thị thể tích.77 3.2.2.6. Công suất chỉ thị.77 3.2.2.7. Công suất ma sát.77 3.2.2.8. Công suất hiệu dụng.78 3.2.2.9. Tổng công suất của cả hai tầm nén.78 3.2.2.10. Chọn công suất lắp đặt động cơ. 78 3.3. CHỌN MÁY NÉN80 3.4. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH81 3.4.1. TÍNH CHỌN DÀN NGƯNG TỤ81 3.4.1.1. Nhiệt tải dàn ngưng.81 3.4.1.2. Tính diện tích trao đổi nhiệt.81 3.4.2. TÍNH CHỌN BCTA.84 3.4.2.1. Vị trí lắp đặt bình chứa thấp áp. 84 3.4.2.2. Tính chọn bình chứa thấp áp.84 3.4.3. TÍNH CHỌN BÌNH CHỨA CAO ÁP.87 3.4.3.1. Vị trí lắp đặt và nhiệm vụ của bình chứa cao áp.87 3.4.3.2. Tính chọn bình chứa cao áp.87 3.4.4. BÌNH TẬP TRUNG DẦU.89 CHƯƠNG IV TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA– VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH90 4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA.90 4.2. CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG MẠCH ĐIỆN.91 4.3. CÁC MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG92 4.3.1. MẠCH ĐIỆN ĐỘNG LỰC92 4.3.2 MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN.93 4.4. THUYẾT MINH MẠCH ĐIỆN.96 4.4.1. MẠCH KHỞI ĐỘNG BƠM NƯỚC VÀ QUẬT DÀN NGƯNG.96 4.4.2. KHỞI ĐỘNG BƠM DẦU96 4.4.3. KHỞI ĐỘNG MÁY NÉN96 4.4.5. CẤP DỊCH VÀ BẢO VỆ MỨC DỊCH BÌNH TUẦN HOÀN.97 4.4.6. MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM CẤP DỊCH.97 4.4.7. MẠCH CẤP DỊCH CHO TỦ ĐÔNG98 4.4.8. MẠCH BÁO ĐỘNG SỰ CỐ98 4.5. VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH.98 4.5.1. VẬN HÀNH MÁY NÉN98 4.5.1.1. Công tác chuẩn bị.98 4.5.1.2. Khởi động máy nén và giám sát99 4.5.2. VẬN HÀNH THIẾT BỊ LẠNH100 4.5.2.1. Vận hành tủ đông tiếp xúc. 100 4.5.2.2. Vận hành tủ đông băng chuyền. 101 4.5.2.3. Vận hành kho bảo quản.101 4.5.3. DỪNG MÁY101 4.5.3.1. Dừng máy bị động.102 4.5.3.2. Dừng máy chủ động. 102 4.5.4. MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH102 4.5.4.1. Xả băng dàn lạnh. 102 4.5.4.2. Xả khí không ngưng. 105 4.5.5. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH105 4.5.5.1. Nạp ga cho hệ thống lạnh. 105 4.5.5.2. Rút gas khỏi hệ thống lạnh. 107 4.5.5.3 Nạp đầu bổ sung. 108 4.5.5.4 Xả dầu. 109 4.6 MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.111 4.6.1 SỰ CỐ ÁP SUẤT NÉN.111 4.6.1.1 Sự cố áp suất nén cao bất thường.111 4.6.1.2 Áp suất nén thấp bất thường.112 4.6.2. SỰ CỐ ÁP SUẤT HÚT. 113 4.6.2.1. Sự cố áp suất hút thấp. 113 4.6.2.2. Sự cố áp suất hút cao. 113 4.6.2.3 Sự cố áp suất dầu thấp. 114 4.6.4 SỰ CỐ NGẬP DỊCH114 4.6.4.1. Định nghĩa, nhận biết, nguyên nhânvà hậu quả của sự cố ngập dịch. 114 4.6.4.2. Xử lý ngập dịch. 115 CHƯƠNG V TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN116 5.1. LẮP ĐẶT HỆ THÔNG LẠNH116 5.1.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ116 5.1.2. YÊU CẦU VỀ PHÒNG ĐẶT MÁY VÀ THIẾT BỊ116 5.1.3. TRÌNH TỰ LẮP RÁP HỆ THỐNG LẠNH117 5.1.3.1. Lắp đặt tổ hợp máy nén. 117 5.1.3.2. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ. 118 5.1.3.3. Lắp đặt tủ đông. 118 5.1.3.4. Lắp đặt các thiết bị phụ. 118 5.1.3.5. Lắp đặt đường ống. 119 5.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH121 5.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN122 5.3.1. KẾT LUẬN122 5.3.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN123

doc131 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6102 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì: 400060003500mm. - Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt: 200m2. - Số lượng quạt dàn ngưng: 2 cái, thể tích gió tuần hoàn trong dàn ngưng là: 800m3/phút. Mỗi quạt hút 400m3/phút, công suất động cơ 6 kw. - Môi chất lạnh NH3. - Bơm nước dàn ngưng có lưu lượng thể tích 240m3/h. Công suất động cơ 5 kW. - Đường kính ống hơi nén đầu vào: Ф200mm. - Đường kính ống dịch lỏng ngưng tụ ra: Ф30mm. Hình 3.4.1. Cấu tạo của dàn ngưng 1: Ống xả đáy 2: Ống xả tràn 3: Cấp nước tự động bằng phao. 4: Hơi gas vao dàn ngưng 5: Động cơ quạt. 6: Dịch lỏng về BCCA 7: Cửa hút gió 8: Dàn ống phun nước 9: Bơm nước 10: Phin lọc nước 11: Lưới chắn nước 12: Bể nước Hình 3.4.2. Hình dạng của dàn ngưng bay hơi 3.4.2. TÍNH CHỌN BCTA. 3.4.2.1. Vị trí lắp đặt bình chứa thấp áp Hệ thống cấp đông liên hoàn có sử dụng bơm dịch để cấp dịch cưỡng bức cho dàn lạnh, nên tôi chọn bình chứa thấp áp kiểu thẳng đứng. Với thiết bị này có thể giảm được khoang không gian nhà xưởng. Hơi môi chất sau khi ra khỏi dàn lạnh được tuần hoàn trở lại BCTA nên BCTA cũng có vai trò như bình tách lỏng. 3.4.2.2. Tính chọn bình chứa thấp áp. Do BCTA phải phân phối lỏng cho dàn lạnh nên thể tích tối thiểu của nó phải bằng tổng thể tích của dàn lạnh và phải đảm bảo cho dịch lỏng cung cấp cho dàn lạnh trong qua trình chạy thiết bị lạnh do lượng dịch lỏng qua van tiết lưu vào BCTA có lưu lượng nhỏ. + Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông băng chuyền phẳng IQF. Đối với hệ thống cấp đông băng chuyền phẳng IQF tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai IQF và hai tái đông. IQF có 4 dàn lạnh, tái đông có hai dàn lạnh. Vậy tổng số dàn lạnh mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 12 dàn. Mỗi dàn lạnh gồm 64 ống, mỗi ống dài 2m, đường kính trong của ống 25mm. Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài 30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm. Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m. Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là: VIQF = 12 × (64 × 2 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 1,015 (m3) Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3. + Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông tủ đông tiếp xúc. Đối với hệ thống cấp đông tủ đông tiếp xúc tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho 4 tủ đông. Tủ đông có 11 tấm truyền nhiệt Plate. Vậy tổng số tấm truyền nhiệt mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 44 tấm. Mỗi tấm truyền nhiệt có chiều dài 2,740m chiều rộng 1,220m. Mỗi tấm truyền nhiệt được chia làm 5 ngăn. Mỗi ngăn được chia làm 8 rãnh Mỗi rãnh có kích thước bên trong là: 0,017 × 0,025 × 2,740 Mỗi tấm có hai ống góp lỏng hai bên, mỗi ống có kich thước bên trong là: 0,05 × 0,033 × 1,220 Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m. Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là: VTx = 44 ×(5 × 8 × 0,017 × 0,025 × 2,740 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 3,25 m3 Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 4,6m3. + Chọn BCTA cho hệ thống lạnh kho bảo quản. Đối với hệ thống kho bảo quản tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai kho lạnh. Mỗi kho lạnh có 3 dàn lạnh. Mỗi dàn lạnh gồm 100 ống, mỗi ống dài 3,6m, đường kính trong của ống 25mm. Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài 30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm. Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong 30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m. Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là: Vkho = 6 × (100 × 3,6 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 1,19(m3) Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3. Hình 3.4.3. Hình dạng BCTA 3.4.3. TÍNH CHỌN BÌNH CHỨA CAO ÁP. 3.4.3.1. Vị trí lắp đặt và nhiệm vụ của bình chứa cao áp. Bình chứa cao áp được đặt ngay sau dàn ngưng tụ, ở vị trí thấp hơn dàn ngưng, dùng để chứa lỏng môi chất ở áp suất cao, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ, duy trì sự cấp lỏng liên tục cho hệ thống, thường đặt dưới dàn ngưng và có đường cân bằng với dàn ngưng. BCCA còn có thể chứa toàn bộ lượng Gas trong hệ thống khi cần sủa chữa. 3.4.3.2. Tính chọn bình chứa cao áp. Thể tích BCCA được xác định theo công thức thực nghiệm sau: VCA = 1,2 × (75%VDL + 30%VBCTA) Trong đó: VCA: thể tích bình chứa cao áp. VDL: thể tích hệ thống bay hơi, bao gồm dàn lạnh IQF, dàn lạnh tủ đông và dàn lạnh kho bảo quản. VDL = 7 × VIQF + 4 × VTx + 4 × Vkho = 24,865m3. VBCTA = 7 × 2,5 + 4 × 4,6 + 4 × 2,5 = 45,9m3 1,2: hệ số an toàn. Vậy thể tích BCCA là: VCA = 1,2 × (0,75 × 24,865 + 0,3 ×45,9) = 38,9m3. Tôi chọn 2 BCCA có thể tích 20m3. Các thông số chính của BCCA. (theo Catalogue thiết bị của công ty kỹ nghệ lạnh SEAREFICO) Bảng 3.4.1. Các thông số kỹ thuật của BCCA Loại bình Kính thước (mm) Dung tích (m3) Khôi lượng (kg) 20PB D L H 1700 8500 2000 20 5625 Hình 3.4.4. Cấu tạo bình chứa cao áp. Chú thích: 1:Vỏ bình chứa. 2: Đường lỏng ra. 3: ống lắp áp kế. 4: Đường hồi lỏng từ bộ xả khí. 5: Đường tách khí. 6: ống lắp van an toàn. 7: Đường cân bằng áp. 8: Đường lỏng vào. 9: Kính xtôi mức. 10: Đường xả dầu. 11: Đường xả cặn. 12: Chân đế. Hình 3.4.5. Hình dạng của BCCA 3.4.4. BÌNH TẬP TRUNG DẦU. Bình tập trung dầu được lắp đặt tại vị trí thấp nhất so với tất cả các thiết bị có dầu và áp suất trong nó cũng phải thấp hơn tất cả các thiết bị đó để dầu có thể hồi về dễ dàng. Từ bình tập trung dầu, dầu sẽ được xả định kỳ nên đảm bảo an toàn và tránh hao hụt môi chất. Đôi khi bình tập trung dầu còn là thiết bị để khắc phục sự cố ngập dịch. Hình 3.4.6. Cấu tạo bình tập trung dầu. Chú thích: 1: Thân bình. 2: Ống lấy dầu. 3: Bộ lọc dầu. 4: Đường nối về ống hút. 5: Đường nối về máy nén. 6: Đường nối dầu vào. 7: Áp kế. 8: Kính xtôi mức. 9: Van xả đáy. 10: Chân bình Hình 3.4.7. Hình dạng của bình tập trung dầu CHƯƠNG IV. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH 4.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA. Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh, có rất nhiều các thông số biến đổi do những dòng nhiệt khác nhau từ bên ngoài hoặc bên trong phòng lạnh và nhiệt độ của sản phẩm theo hàng loạt các thông số của chế độ làm việc thay đổi theo. Do đó để hệ thống lạnh làm việc một cách ổn định và an toàn với những biến cố diễn ra trong suốt quá trình làm đông. Nhằm đảm bảo sự an toàn và làm có hiệu quả của hệ thống. Công việc điều chỉnh các chế độ làm việc của hệ thống lạnh rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần phải trang bị các thiết bị điều chỉnh tự động để thực hiện công việc điều chỉnh hệ thống máy và thiết bị lạnh một cách an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Ngoài ra hệ thống điều chỉnh tự động còn báo động kịp thời và chính xác các sự cố có thể sảy ra trong quá trình vận hành nhằm bảo vê cho hệ thống luôn làm việc ở chế độ cho phép. Tự động hóa quá trình hoạt động của máy lạnh có nhiều ưu điểm hơn so với điều chỉnh bằng tay là luôn giữ ổn định, liên tục chế độ làm việc trong giới hạn cho phép, thích ứng với từng giai đoạn hoạt động của máy trong suốt quá trình hoạt động của máy. Điều này kéo theo hàng loạt các ưu điểm khac như: đảm bảo an toàn cho hệ thống, tăng độ tin cậy, tăng tuổi thọ máy, đảm bảo chất lượng của sản phẩm cần làm lạnh, giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết và quan trọng hơn cả là nó đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình vận hành. Chính vì vậy việc trang bị hệ thống điện tự động hóa cho máy lạnh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.2. CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG MẠCH ĐIỆN. Tiếp điểm thường đóng: là tiếp điểm luôn luôn đóng khi cuộn dây điều khiển của tiếp điểm đó không có điện. Khi cuộn dây điều khiển tiếp điểm đó có điện tiếp điểm thường đóng sẽ mở ra. Ký hiệu tiếp điểm thường đóng: Tiếp điểm thường mở: là tiếp điểm luôn luôn mở khi cuộn dây điều khiển của tiếp điểm đó không có điện. Khi cuộn điều khiển tiếp điểm có điện tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại. Ký hiệu tiếp điểm thường mở: Các tiếp điểm được điều khiển bằng cuộn dây tạo ra nam châm điện hút thanh thép có mang tiếp điểm hoặc điều khiển bằng bộ cảm biến như cảm biến nhiệt độ, áp suất... Dựa theo nguyên tắc trên, người ta sản xuất nhiều mạch khác nhau. Ngoài những mạch điện đóng mở tức thời còn có những loại mạch trễ dùng rơle thời gian. Nghĩa là khi tính thời gian được cấp điện thì sau một thời gian mới đóng hoặc mở các tiếp điểm. Ký hiệu các tiếp điểm của rơle thời gian trên mạch điện như sau: + Tiếp điểm thường đóng mở trễ. + Tiếp điểm thường mở đóng trễ. + Ký hiệu trên mạch điện. CB: Thiết bị đóng ngắt Áptomat Cos: công tắc th : Tiếp điểm của rơle nhiệt độ. : Thanh lưỡng kim : Dây điện trở. 4.3. CÁC MẠCH ĐIỆN CỦA HỆ THỐNG 4.3.1. MẠCH ĐIỆN ĐỘNG LỰC 4.3.2 MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN. 4.4. THUYẾT MINH MẠCH ĐIỆN. Khi muốn cho hệ thống hoạt động ta phải khởi động bơm, quạt dàn ngưng trước, sau đó mới khởi động máy nén. 4.4.1. MẠCH KHỞI ĐỘNG BƠM NƯỚC VÀ QUẠT DÀN NGƯNG. Trên bảng điện điều khiển chính CONTROL PANEL bật công tắc ON cấp nguồn cho bơm nước và quạt dàn ngưng làm việc. Động cơ bơm nước và quạt dàn ngưng chạy sẽ làm đóng tiếp điểm MC5 và MC6 thường mở trên mạch điện khởi động máy nén. Khi khởi động bơm nước và quạt dàn ngưng trước khi máy nén chạy ta nên khởi động theo chế độ MANUAL đến khi hệ thống chạy ổn định thì ta chuyển sang chế độ AUTO. 4.4.2. KHỞI ĐỘNG BƠM DẦU Trên MINITOR nhấn ESC để vào MENU sau đó nhấn phím 2 vào bảng điều khiển chính sau đó chuyển chế độ làm việc của hệ thống sang chế độ MANUAL, chọn đến thiết bị bơm dầu sau đó nhấn START/STOP, bơm dầu làm việc ép cho thanh giảm tải đóng kín khoang hút của máy nén và bơm dầu vào bôi trơn cho máy nén. 4.4.3. KHỞI ĐỘNG MÁY NÉN Trên MINITOR nhấn ESC để vào MENU sau đó nhấn phím 2 vào bảng điều khiển chính sau đó chuyển chế độ làm việc của hệ thống sang chế độ MANUAL, chọn đến thiết bị MÁY NÉN sau đó nhấn START/STOP cấp điện điều khiển cho cuộn dây hút làm đóng tiếp điểm thường mở AX7, khi quạt và bơm nước dàn ngưng làm việc thì các tiếp điểm MC5 và MC6 đã đóng lại nên máy nén được khởi động SAO/TAM GIÁC. Ban đầu do tiếp điểm MS1 và TR thường đóng nên nguồn điều khiển được cấp cho cuộn dây MC1 và rơle thời gian TR thông qua tiếp điểm thường đóng MS1 làm tiếp điểm thường mở MC1 đóng lại, máy nén khởi động ở chế độ SAO. Sau khoảng thời gian cài đặt trên TR thì TR tác động mở tiếp điểm thường đóng và đóng tiếp điểm thường mở TR cấp nguồn điều khiển cho cuộn dây MD1 thông qua tiếp điểm thường đóng MS1, làm đóng tiếp điểm thường mở MD1, máy nén chuyển sang làm việc ở chế độ TAM GIÁC. 4.4.4. MẠCH GIẢM TẢI Trong quá trình hoạt động của máy nén lạnh nhiệt tải của tủ đông luôn thay đổi do đó năng suất lạnh của máy nén cũng thay đổi theo. Nếu nhiệt tải giảm, quá trình sôi của môi chất trong dàn lạnh giảm đi, lượng hơi tạo ra ít. Do đó nếu không giảm năng suất lạnh của máy nén đi thì máy nén có nguy cơ hút phải lỏng dẫn đến ngập dịch. Vì vậy phải điều chỉnh năng suất lạnh của máy nén cho phù hợp với nhiệt tải của tủ đông trong quá trình hoạt động của máy nén. Để điều chỉnh năng suất lạnh của máy nén người ta điều chỉnh năng suất lạnh của máy thông qua điều chỉnh áp suất hút tác động đến cơ cấu giảm tải cụ thể là dùng bơm dầu ép thanh trượt giảm tải đóng bớt độ mở của cửa khoang hút, dẫn đến giảm tải cho máy nén. 4.4.5. CẤP DỊCH VÀ BẢO VỆ MỨC DỊCH BÌNH TUẦN HOÀN. Khi máy nén hoạt động, các cuộn dây AX chịu tác động của rơle phao trên BCTA. Khi mức dịch trong bình tuần hoàn cao quá mức cho phép thì công tắc phao trên Van tiết lưu phao cấp dịch làm việc ngừng cấp dịch cho BCTA. Khi múc dịnh trong BCTA giảm xuống thì van phao tác động mở cấp dịch cho BCTA. 4.4.6. MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM CẤP DỊCH. Bình thường khi mức dịch trong bình tuần hoàn chưa xuống đến mức quá thấp thì công tắc phao FS2 chưa hoạt động và tiếp điểm FS2 vẫn mở. Cuộn dây AX/9 chưa có điện. Tiếp điểm thường đóng của mạch bơm dịch đóng. Công tắc Cos5 ở vị trí AUTO cấp điện cho cuộn dây điều khiển của bơm (52/P3) và bơm dịch vào tủ đông. Khi mức dịch trong bình tuần hoàn xuống quá thấp thì công tắc phao FS2 đóng lại. Cấp điện cho cuộn dây (AX/9) làm tiếp điểm thường đóng Ax-9 mở ra. cuộn dây (52/P3) của bơm cấp dịch mất điện và ngừng bơm. 4.4.7. MẠCH CẤP DỊCH CHO TỦ ĐÔNG + Với mạch cấp dịch cho tủ đông tiếp xúc. -Việc cấp dịch có thể bằng tay hoặc tự động: Cấp dịch tự động: Bật công tắc Cos sang vị trí AUTO. Ở chế độ này việc cấp dịch chỉ dừng khi nhiệt độ tủ đạt yêu cầu. Khi máy nén dừng thì mạch cấp dịch cũng đóng. Cấp dịch bằng tay: Bật công tắc Cos sang vị trí MAN. Ở chế độ này việc cấp dịch có thể thực hiện ngay cả khi máy nén dừng hoạt động, miễn là nhiệt độ tủ không quá thấp hơn nhiệt độ điều chỉnh trên rơle nhiệt độ. + Đối với mạch cấp dịch cho tủ đông băng chuyền cũng tương tự như vậy. 4.4.8. MẠCH BÁO ĐỘNG SỰ CỐ + Đối với mạch báo động sự cố máy Trong quá trình hoạt động của hệ thống, nếu có những sự cố xẩy ra như: áp suất nước quá thấp, áp suất nén quá cao, áp suất dầu quá thấp, thì các cuộn dây (AX/1), (AX/2), (AX/3), (AX/4), (AX/5), (AX/6) sẽ có điện và điều khiển các tiếp điểm tương ứng đóng mạch báo động sự cố làm các đèn đỏ sáng và chuông reo. Khi ta nhấn ALAM STOP thì chuông báo động sự cố ngừng reo và đèn báo động sự cố vẫn sáng. Khi sử lý xong sự cố nhấn nút RESET để tắt đèn báo sự cố và đưa thiết bị bảo vệ vào hoạt động. 4.5. VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH. Vận hành hệ thống máy nói chung và hệ thống lạnh nói riêng phải tuân thủ theo những thao tác đã được quy định để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, đồng thời phải đảm bảo cho hệ thống họat động máy làm việc ổn định, các thông số phải đạt yêu cầu công nghệ đề ra, năng suất lạnh đạt lớn nhất và hiệu quả cao nhất. 4.5.1. VẬN HÀNH MÁY NÉN 4.5.1.1. Công tác chuẩn bị. - Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định nhiều công việc tiếp theo. Công tác chuẩn bị bao gồm: - Xtôi nhật ký vận hành để biết được lý do của lần ngừng máy trước đó, nếu trước đó ngừng máy vì sự cố thì phải kiểm tra xem sự cố đã khắc phục chưa. Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc phục ngay. Nếu được phép chạy máy thì chuẩn bị các bước tiếp theo. - Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị hay không, nếu có thì phải loại bỏ ngay các chướng ngại vật để tránh gây va đập. - Kiểm tra mức nước trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng của nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo yêu cầu thì phải bỏ để bổ sung nước mới, nước sạch - Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống - Kiểm tra hệ thống điện trong tủ, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt. - Kiểm tra tình trạng của các van. + Các van thường đóng: Van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by_pass, van xả khí không ngưng. Riêng van chặn trên đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi hoạt động mở từ từ. + Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy của máy nén, van chặn các thiết bị đo lường và bảo vệ luôn phải mở. + Các van điều chỉnh: Van tiết lưu tự động, rơle nhiệt, rơle áp suất…chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh. 4.5.1.2. Khởi động máy nén và giám sát Phải tuân thủ các thao tác sau: - Trước khi khởi động máy nén thì nhất thiết phải khởi động bơm nước và quạt dàn ngưng trước. Nhấn nút ON để khởi động bơm nước dàn ngưng. Nhấn nút ON để khởi động quạt giải nhiệt. - Giảm tải cho máy nén. - Nhấn nút START khởi động cho máy nén. - Mở từ từ van chặn hút của máy nén. Nếu như mở nhanh có thể gây ra ngập dịch máy nén, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ quá dòng không tốt. Trong quá trình mở từ từ van chặn hút thì phải quan sát đồng thời cả đồng hồ áp suất hút và am pe kế. - Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén không được lớn quá quy định. - Bật công tác cấp dịch cho dàn lạnh, bình trung gian và bình chứa tuần hoàn. - Thông qua kính xem mức dầu ở cácte máy nén, nếu thấy dầu sủi bọt hay nghe tiếng gõ bất thường thì phải ngừng máy ngay. - Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Các số liệu bao gồm: điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, nhiệt độ đầu hút, nhiệt độ của tủ đông, áp suất đầu đẩy, áp suất đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu và áp suất nước. 4.5.2. VẬN HÀNH THIẾT BỊ LẠNH 4.5.2.1. Vận hành tủ đông tiếp xúc + Trước khi đưa hàng vào cấp đông thì các tấm truyền nhiệt phải được xả tuyết sạch sẽ, khô ráo và phải chạy máy trước để hạ nhiệt độ của tủ đông xuống. + Xếp các khuôn sản phẩm lên các tấm truyền nhiệt một cách nhẹ nhàng. Các khuôn đựng sản phẩm được xếp từ dưới lên và phải có chiều cao bằng nhau, đáy bằng phẳng không được thủng. + Cho bơm dầu hoạt động để hạ các tấm truyền nhiệt xuống áp sát vào các khuôn đựng sản phẩm một cách nhẹ nhàng, từ từ. Khi các tấm truyền nhiệt vừa tiếp xúc với các khuôn thì nhấn OFF để ngừng không cho các tấm truyền nhiệt ép chặt quá gây hư hỏng các khuôn, hỏng các tấm truyền nhiệt và làm quá tải bơm dầu. + Khi lấy hàng ra không được dùng các vật sắc nhọn, búa để cậy các khuôn do tuyết bám. + Khi các tấm truyền nhiệt bám quá nhiều tuyết thì ta phải ngừng cấp dịch để chạy rút gas thật kỹ sau đó ngừng máy nén và sử dụng vòi phun nước phun vào các tấm truyền nhiệt để xả tuyết. + Nếu tủ ngừng hoạt động trong thời gian dài thì phải dùng các tấm gỗ để kê vào giữa các tấm truyền nhiệt tránh cho các tấm truyền nhiệt khỏi bị võng, nứt các mối hàn. + Người không có trách nhiệm không được tự ý mở cửa tủ đông hoặc điều khiển ben thủy lực, cấp dịch, tắt các công tác trong khi tủ đang hoạt động. 4.5.2.2. Vận hành tủ đông băng chuyền Trước khi vận hành tủ đông băng chuyền thì dàn lạnh của tủ đông phải được xả tuyết sạch sẽ, bề mặt dàn khô ráo, không có nước xả tuyết bám lại. Băng tải đã được vệ sinh sạch và khô ráo, không có nước bám trên băng tải, các cửa tủ phải ở trạng thái đóng. Sau khi máy nén đã hoạt động thì tiến hành vận hành tủ đông. Nhấn nút ON để khởi động các quạt dàn lạnh của tủ đông. Khi nhiệt độ tủ đạt khoảng –350C thì ta nhấn nút ON để khởi động môtơ băng chuyền. Khi nhiệt độ trong tủ đạt < - 400C thì ta tiến hành rải cá Phile vào băng chuyền và đưa vào cấp đông. 4.5.2.3. Vận hành kho bảo quản. + Trước khi đưa kho bảo quản vào sử dụng thì phải dọn vệ sinh sạch sẽ và phải chạy máy trước khi nhập hành vào kho cho đên khi nhiệt độ trong kho đạt nhiệt dộ yêu càu của quá trình bảo quản thi mới nhập hành vào. + Xếp các kiện hàng trong kho lên giá bảo quản một cách nhẹ nhàng. Các kiện hàng phải được sắp xếp từ trên xuống dưới. Khi lấy hàng ra thực hiện lấy các kiện hàng phía dưới trước, các kiện hàng bên trên sau. + Dàn lạnh phải được xả tuyết định kì tránh hiện tượng bám quá nhiều tuyết làm giảm hệ số truyền nhiệt k, dẫn dến làm dao động nhiệt độ trong kho. 4.5.3. DỪNG MÁY Việc dừng máy có thể diễn ra trong những tình huống khác nhau: Dừng máy chủ động, tức là dừng máy có kế hoạch. Dừng máy một cách bị động, tức là dừng máy ngoài ý muốn chủ quan của con người. 4.5.3.1. Dừng máy bị động. Là việc dừng máy diễn ra một cách đột ngột, do các nguyên nhân như điện mất pha, môtơ rú, máy gặp sự cố… + Cách dừng: Nhấn nút OFF để cúp điện cho máy nén. Đóng van chặn hút. Ngừng cấp dịch cho dàn lạnh. Tắt tất cả các phần còn lại đã thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị và khởi động máy nén. 4.5.3.2. Dừng máy chủ động Việc dừng máy theo kế hoạch cho trước + Cách dừng: Ngừng cấp dịch, tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa tuần hoàn. Chạy rút gas sơ bộ cho hệ thống do hệ thống có sử dung BCTA cấp dịch tuần hoàn cho dàn lạnh. Tắt máy nén: trên MINITOR CPIII nhấn ESC để vào MENU, sau đó nhấn phím 2 vào CONTROL-PANEL chuyển từ chế độ AUTOMATIC sang chế độ MANU sau đó nhấn phím giảm tải cho đến khi độ mở của SV dưới 1,5% hoặc về 0% sau đó nhấn phím START/STOP để tắt máy nén. Ngắt aptomat của các thiết bị. Ghi nhật ký vận hành. 4.5.4. MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH 4.5.4.1. Xả băng dàn lạnh Khi tuyết bám ở dàn lạnh quá nhiều thì hiệu quả làm việc kém do băng tạo ra lớp cách nhiệt, đường gió đi bị tắc, làm cháy quạt gió, làm ngập lỏng máy nén. Vì vậy phải thường xuyên xả băng cho dàn lạnh. Để xả băng có hai phương pháp: Quan sát trực tiếp trên dàn lạnh nếu thấy tuyết bám quá nhiều thì tiến hành công việc xả băng, quan sát dòng điện quạt lạnh, nếu lớn hơn trị số quy đinh thì thực hiện xả băng. Có ba phương thức xả băng: Dùng điện trở, môi chất nóng và dùng nước Ở đây em thực hiện phương thức xả băng bằng nước. Phương pháp xả kiểu này gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị gồm các công việc sau: + Rút môi chất dàn lạnh: Rút kiệt môi chất trong dàn lạnh. Điều này rất quan trọng, vì nếu môi chất còn tồn đọng lại trong dàn lạnh, khi xả băng sẽ bốc hơi về đầu hút máy nén và ngưng tụ lại ở đó thành lỏng, khi khởi động máy lại sẽ gây ra hiện tượng ngập lỏng, rất nguy hiểm. + Rút môi chất cho tới khi áp suất trong dàn lạnh đạt độ chân không pck= 600mmHg thì có thể coi đạt yêu cầu. + Tắt các quạt dàn lạnh. Giai đoạn 2: giai đoạn xả băng. Sử dụng vòi phun nước để phun nước lên bề mặt của dàn lạnh. Với phương thức xả băng bằng nước thì thời gian xả băng khoảng 30 phút Giai đoạn 3: làm khô dàn lạnh. Sau khi xả băng xong, dàn lạnh vẫn còn bị ướt . Nếu cho hệ thống hoạt động ngay thì nước bám trên dàn lạnh sẽ lập tức đóng lại tạo thành một lớp băng mới. Vì vậy cần tiến hành làm khô dàn lạnh trước khi khởi động lại. Giai đoạn này thì các quạt làm việc, dừng việc xả băng dàn lạnh . Đối với dàn lạnh của tủ đông tiếp xúc không có quạt thì trước khi cho tủ hoạt động trở lại ta phải vuốt hết nước trên bề mặt các tấm truyền nhiệt. Xả băng dàn lạnh tủ đông tiếp xúc Khi phát hiện thấy tuyết bám nhiều ở dàn lạnh thì phải tiến hành xả băng. Đối với tủ đông tiếp xúc thì sau mẻ cấp đông thì ta phải tiến hành xả băng. Chu kỳ xả băng tùy thuộc vào loại sản phẩm đưa vào cấp đông. Với sản phẩm cấp đông là cá Tra, Basa có châm thêm nước thì sau 3 mẻ cấp đông ta tiến hành xả băng một lần. Trước khi xả băng ta cần phải rút hết môi chất ở dàn lạnh. Sau đố sử dụng ống nước mềm phun nước lên bề mặt các tấm truyền nhiệt. Lưu ý khi phun nước lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt thì ta phải phun lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt ở phía trên trước rồi mới đến các tấm truyền nhiệt ở phía dưới. Sau khi xả băng xong thì ta phải vuốt hết nước trên bề mặt của các tấm truyền nhiệt rồi mới đưa tủ vào hoạt động trở lại. Xả băng dàn lạnh tủ đông băng chuyền Với tủ đông băng chuyền thì sau một ca(12 giờ) tiến hành xả băng một lần thông qua cài đặt xả tuyết trên DIXELL. Khi xả băng thì DIXELL tác động lên cuộn dây AX làm ngắt bơm dịch, máy nén chạy rút gas sơ bộ ở dàn lạnh thông qua BCTA, tác động mở công tắc U, K tắt quạt dàn lạnh và mở van điện từ cấp nước xả tuyết dàn lạnh. Thời gian xả tuyết dàn lạnh của tủ đông băng chuyền là phút. Sau khi xả tuyết xong DIXELL tác động đóng tiếp điểm U, K (tiếp điểm U đựoc cài đặt mở sớm hơn tiếp điểm K để có khoảng thời gian quạt gió làm khô dàn lạnh sau khi xả tuyết) cuộn dây AX tác động khởi động bơm dịch cấp dịch cho dàn lạnh. c. Xả băng cho dàn lạnh kho bảo quản Với dàn lạnh kho bảo quản thì cứ 6h xả tuyết một lần. Mỗi kho bảo quản có 3 dàn lạnh, tuyệt đối không xả băng cho cả 3 dàn lạnh cùng một lúc vì sẽ làm nhiệt độ trong kho dao động lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản ma phải xả băng cho tùng dàn lạnh một, như vậy cứ sau 2h thì có một dàn lạnh trong kho được xả băng. Mạch điện xả băng cho dàn lạnh kho bảo quản làm việc tương tự như mạch điện xả băng cho dàn lạnh IQF nhưng với thông số cài dặt thời gian xả băng là 6h một lần. Trong quá trình xả tuyết thì các quạt dàn lạnh phải tắt để tránh nước xả tuyết bị bắn lên sản phẩm bảo quản. Thời gian xả tuyết cho dàn lạnh kho bao quản là 30 phút. Sau khi xả tuyết xong thì ta cho các quạt dàn lạnh chạy lại để làm khô bề mặt của các dàn lạnh rồi sau đó mới cho dàn lạnh hoạt động trở lại. 4.5.4.2. Xả khí không ngưng Khí không ngưng lọt vào trong hệ thống làm cho áp suất ngưng tụ cao ảnh hưởng độ bền và hiệu quả làm việc của hệ thống. Khi quan sát thấy áp suất ngưng tụ cao hơn bình thường, kim đồng hồ áp suất rung mạnh thì trong hệ thống đã lọt khí không ngưng. Khí không ngưng có thể lọt vào trong hệ thông do rò rỉ phía hạ áp hoặc lọt vào các thiết bị trong quá trính sửa chữa bảo dưỡng. Cấp dịch làm lạnh bình xả khí không ngưng. Mở thông đường lấy khí không ngưng từ thiết bị ngưng tụ đến bình xả khí không ngưng để khí không ngưng đi vào thiết bị xả khí . Sau một thời gian làm lạnh ở thiết bị xả khí để ngưng tụ hết môi chất còn lẫn, tiến hành xả khí ra ngoài. Việc xả khí không ngưng ra khỏi hệ thông được tiến hành tự động thông qua thiết bị tách khi không ngưng. Trên thiết bị tách khí không ngưng có găn một rơle áp lực khi áp lực trên dàn ngưng và BCCA lên cao trong một khoảng thời gian cài đặt trên rơle áp lực thì rơle tác động mở SV xả khí qua bình nước và được đưa ra ngoài môi trường. 4.5.5. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH 4.5.5.1. Nạp ga cho hệ thống lạnh Có hai phương pháp nạp gas cho hệ thống lạnh: + Nạp bổ sung: được áp dụng với những hệ thống lạnh đang làm việc bình thường nhưng vì lý do nào đó mà thiếu ga. + Nạp mơi: là nạp cho hệ thống lạnh mới lắp ráp xong. Ở đây ta chỉ quan tâm đến cách nạp bổ sung. a. Nguyên nhân thiếu ga Môi chất bị rò rỉ ra ngoài và chủ yếu bên phía cao áp. Hoặc mất mát trong quá trình xả dầu, xả khí không ngưng, bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành khí không ngưng trong quá trình nén, khi thiếu môi chất làm cho năng suất lạnh của hệ thống giảm, thời gian làm đông bị kéo dài, không đảm bảo được các yêu cầu công nghệ đặt ra làm giảm chất lượng của sản phẩm. Do đó cần thiết phải nạp gas bổ sung cho hệ thống. b.Dấu hiệu thiếu gas - Khi thiếu gas thì năng suất của hệ thống lạnh giảm. Nó thể hiện là nhiệt độ tủ không đạt và kéo dài thời gian làm đông. - Ap suất hút, áp suất nén đều giảm hơn mức bình thường, đồng thời ampe kế cũng giảm. - Mức gas trong bình chứa cao áp thấp. - Lắng nghe qua van tiết lưu, nếu thiếu gas thì nghe có tiếng gió qua van tiết lưu. c. Nguyên tắc nạp gas - Ap suất nơi nạp phải thấp hơn áp suất chai gas. - Môi chất nạp phải đúng loại với môi chất đang dùng trong hệ thống lạnh. - Khi nạp máy nén phải chạy. d. Quy trình nạp gas + Công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị đúng loại gas. - Chuẩn bị đồ nghề dụng cụ, dây nạp, giá đỡ - Chuẩn bị bảo hộ lao động: găng tay, mặt lạ phòng độc. + Tiến hành nạp gas Thông thường ta thường nạp gas vào đường cấp dịch vào dàn lạnh ở vị trí trước van tiết lưu. Nạp gas trong trường hợp này thì thời gian nạp tương đối nhanh. Hình 4.5.1. Quy trình nạp gas 1,2 : van chặn; 3,4: đầu nối dây; 5: van chai ga Khi chưa nạp thì van 1 mở van 2 đóng Khi nạp ga thì van1 đóng còn van 2 mở. Nối chặt dây nạp gas vào vị trí 3 và 4. Để đuổi hết khí trong ống nạp gas thì ta cố định đầu 4, nới lỏng đầu 3. Sau đó mở van chai số 5 ra cho gas đuổi hết không khí trong và ống nạp ra ngoài, khi nghe thấy tiếng gas xì ra ngoài thì ta vặn chặt zắc co số 3 lại. Để cho gas đi vào hệ thống thì ta mở van số 2 ra. Lúc này chai ga đóng vai trò như bình chứa cao áp cấp dịch cho dàn lạnh. Nếu quan sát mức dịch trong bình chứa cao áp đã đủ thì ta đóng van số 2 và van số 5 lại, mở van số 1 để hệ thống làm việc bình thường. Trong quá trình nạp ga mà thấy chai g đọng sương và có thể có tuyết bám là chai ga đã hết. Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc lắc chai gas và nghe qua ống dây nạp thấy có tiếng gió nhẹ để nhận biết chai gas đã hết. Thông thường ta không thể nạp hết lượng gas trong chai. Muốn tần dụng hết thì ta phải làm tăng áp suất trong chai gas bằng cách dùng nước ấm để ngâm chai gas, tuyệt đối không được dùng ngọn lửa trần hay khí nóng để hơ chai gas, vì nếu làm như vậy sẽ làm nâng nhiệt cục bộ và dễ làm tăng nhanh áp suất chai gas quá lớn gây nên hiện tượng nổ vỡ chai gas rất nguy hiểm. Nếu chai gas đã hết môi chất mà lượng gas vẫn chưa đủ thì ta tiến hành nạp chai tiếp theo và quy trình nạp cũng tương tự như cũ. Sau khi nạp gas xong thì phải ghi nhật ký vận hành. 4.5.5.2. Rút gas khỏi hệ thống lạnh a. Mục đích. - Rút để sửa chữa: có thể là rút từng bộ phận hay rút toàn bộ hệ thống. - Rút gas để di dời hệ thống lanh: trường hợp này phải rút toàn bộ gas. b. Nguyên tắc rút gas. - Ap suất chai gas phải nhở hơn áp suất nơi rút gas. - Máy nén phải dừng khi rút gas. - Được phê chuẩn của cấp trên có thẩm quyền. c. Công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị vỏ chai gas đúng loại và đủ số lượng. - Chuẩn bị cân. - Dụng cụ đồ nghề. - Nước đá, dụng cụ ướp đá. d. tiến hành rút gas. Hình 4.5.2. Tiến hành rút gas Trước hết ta phải đuổi hết không khí trong ống nạp ra ngoài bằng cách sau: Nối dây nạp vào vị trí 3 và 4 Đóng van tiết lưu ngừng cấp dịch cho dàn lạnh Mở van số 1 ra Ta nới lỏng zắc co ở đầu số 4. Sau đó mở van 2 ra để gas trong bình chứa đuổi hết không khí trong ống nạp ra ngoài, khi nghe thấy tiếng xì thì vặn chặt zắc co số 4 lại và mở van chai số 5 ra để môi chất đi vào chai gas. Ta có thể kiểm soát lượng gas trong chai bằng cách cân chai gas. 4.5.5.3 Nạp đầu bổ sung a. Nhận biết thiếu dầu - Thông qua kính xem mức thấy lượng dầu trong các te giảm. - Áp suất dầu giảm b. Nguyên tắc nạp dầu - Nạp đúng loại dầu - Dầu chỉ được nạp vào các te: Do vậy áp suất các te phải nhỏ hơn áp suất thùng chứa dầu (áp suất khí quyển). Để thỏa mãn điều kiện này thì khi nạp dầu thì máy nén phải chạy. c. Tiến hành nạp dầu. + Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị số lượng dầu - Chuẩn bị các khóa mở van. - Chuẩn bị ống dây nạp: thường là ống nhựa trong. + Tiến hành nạp -Gắn ống dây nạp vào van nạp dầu của máy nén. -Đổ dầu đầy ống để đuổi hết khí ra ngoài. -Đóng bớt van chặn hút để đưa áp suất hút về nhỏ hơn áp suất khí quyển. Còn bình thường mà áp suất hút nhỏ hơn áp suất khí quyển thì không cần phải đóng bớt van chặn hút lại. Thao tác tiếp theo là mở từ từ van nạp dầu của máy nén. Trong quá trình nạp ta quan sát kết hợp cả dầu qua ống dây nạp và kính xem mức dầu. Khi dầu khoảng 2/3 kính xem mức thì dừng lại. -Trong qua trình nạp dầu chú ý: nghiêm cấm nạp quá mức giới hạn trên. Vì tay biên và trục khuỷu đánh vào dầu sẽ gây nặng tải. -Khi nạp đủ dầu thì ngừng nạp bằng cách thao tác ngược lại. Đóng nhanh và chặt van nạp dầu của máy nén lại. Nếu như lúc trước có đóng bớt van chặn hút thì bây giờ mở từ từ van chặn hút ra, khi mở quan sat đồng hồ áp suất hút nếu mở hết van chặn hút mà áp suất không tăng thì đạt yêu cầu. 4.5.5.4 Xả dầu a. Lý do phải xả dầu Sau một thời gian sử dụng dầu bị cháy, bẩn làm giảm khả năng bôi trơn, làm mát, làm kín. Vì vậy cần phải xả dầu. Trong quá trình làm việc của hệ thống một phần dầu sẽ theo môi chất đi vào các thiết bị trao đổi nhiệt làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của các thiết bị nên cũng cần thiết phải xả dầu. b. Các phương pháp xả dầu + Phương pháp xả trực tiếp: Là xả từ các thiết bị có dầu như máy nén, dàn ngưng, dàn lạnh, bình tách dầu, bình trung gian… ra bên ngoài. + Phương pháp xả dầu gián tiếp: Là phương pháp xả dầu từ các thiết bị có dầu về bình tập trung dầu. Khi xả ta cũng phải tạo được áp suất của bình tập trung dầu nhở hơn áp suất của các thiết bị có dầu. Khi xả ta xả từng thiết bị một. Thực tế hiện nay ở các xí nghiệp đông lạnh sử dụng phương pháp xả dầu gián tiếp. Vì xả bằng phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn khi xả dầu, tổn thất về môi chất ít. Hình 4.5.3. Xả dầu từ BTTD c. Quy trình xả dầu. + Đường số 1 nối với ống hút của máy nén để tạo áp suất trong bình tập trung dầu thấp hơn áp suất của các thiết bị. + Đường số 4 nối với đầu nén của máy nén để tạo áp suất cao trong bình tập trung dầu khi xả ra ngoài. +Xả dầu rừ bình chứa cao áp. -Mở van số1 để tạo áp suất thấp trong bình tập trung dầu, khi đạt được thì đóng lại. -Mở van số 7, van số 6 và mở nhỏ van số 5 để tiết lưu lượng dịch lỏng có lẫn trong dầu thành dạng hơi để máy nén hút về. + Xả dầu từ bình tách dầu. Do áp suất trong bình tách dầu là tương đối cao. Vì vậy khi xả dầu về bình tập trung dầu ta không cần giảm áp suất trong bình tập trung dầu. -Mở van số 8, van số 6 và cũng mở nhỏ van số 5 để dầu và hơi môi chất về bình tập trung dầu. Trường hợp này nhiệt độ và áp suất trong bình tập trung dầu là khá lớn. Vì vậy khi xả dầu từ bình tập trung dầu ra ngoài ta cần có biện pháp giảm áp ở bình tập trung dầu. + Xả dầu từ thiết bị ngưng tụ Khi dầu bám trong thiết bị ngưng tụ sẽ làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ. Ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy. Cũng tương tự như trường hợp xả dầu từ bình tách dầu. Ta không cần phải giảm áp suất trong bình tập trung dầu. Mở van số 9, van số 6 và cũng mở nhỏ van số 5 để dầu và hơi môi chất về bình tập trung dầu. Sau khi xả hết dầu từ các thiết bị về bình tập trung dầu thì ta quan sát mức dầu qua kính xem mức. Nếu thấy nhiều dầu thì ta cần xả bớt ra ngoài. Khi xả cần kiểm tra chất lượng của dầu xem còn tốt hay không. 4.6 MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. 4.6.1 SỰ CỐ ÁP SUẤT NÉN. Đối với máy lạnh mỗi loại môi chất có một khoảng áp suất nén tương ứng, khoảng đó gọi là khoảng áp suất nén. Khi áp suất nén nằm trong khoảng đúng thì hệ thống hoạt động bình thường. Khi nằm ngoài khoảng đúng thì áp suất nén không bình thường và đó là sự cố. 4.6.1.1 Sự cố áp suất nén cao bất thường. +Hậu quả: - Áp suất là một thông số thể hiện tình trạng làm việc của hệ thống lạnh. Ở áp suất quá cao, năng suất lạnh của hệ thống giảm, tiêu tốn nhiều năng lượng, làm giảm tuổi thọ của máy nén, hệ thống lạnh ở trạng thái nguy hiểm, gây rò rỉ môi chất trong hệ thống ra ngoài và có thể máy nén bị ngừng bởi áp suất cao sẽ ngắt mạch điện mô tơ máy nén. + Biểu hiện: - Đồng hồ áp suất nén tăng quá mức bình thường. - Cường độ dòng điện tăng lên. - Nước dàn ngưng nóng hơn. - Thời gian làm đông kéo dài. Bảng 4.6.1. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suât nén cao bất thường Nguyên nhân Cách khắc phục Thiếu nước dàn ngưng hoặc lưu lượng gió không đủ Cung cấp thêm nước làm mát, sử dụng thêm quạt gió Dàn ngưng quá bẩn Vệ sinh dàn ngưng sạch sẽ Dầu đọng nhiều ở dàn ngưng Xả dầu ở dàn ngưng Diện tích dàn không đủ Tăng thêm diện tích dàn ngưng Khí không ngưng có nhiều trong hệ thống Xả khí không ngưng trong hệ thống 4.6.1.2 Áp suất nén thấp bất thường. + Biểu hiện - Quan sát thấy đồng hồ áp suất nén thấy thấp hơn bình thường. - Tải máy nén giảm: chỉ số ampe giảm. - Năng suất lạnh giảm. Bảng 4.6.2. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất nén thấp bất thường Nguyên nhân Cách khắc phục Thiếu môi chất Nạp thêm môi chất lạnh Van tiết lưu mở quá nhỏ Mở lớn van tiết lưu Tắc nghẽn van, phin lọc Kiểm tra lại van, phin lọc Dầu tồn tại nhiều trong dàn lạnh Xả dầu về bình tập trung dầu 4.6.2. SỰ CỐ ÁP SUẤT HÚT 4.6.2.1. Sự cố áp suất hút thấp + Biểu hiện: - Quan sát đồng hồ áp suất hút thấy thấp bất thường. - Tải máy nén giảm. - Thời gian làm đông kéo dài. - Tuyết bám nhiều ở cổ hút. +Hậu quả: - Năng suất lạnh giảm làm cho thời gian làm đông kéo dài tăng chi phí vận hành, chất lượng của sản phẩm giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Bảng 4.6.3. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất hút thấp Nguyên nhân Cách khắc phục Van tiết lưu mở nhỏ Mở lớn van tiết lưu Thiếu môi chất lạnh Nạp thêm môi chất Nghẹt phin lọc Vệ sinh hoặc thay phin mới Dầu tồn tại trong dàn lạnh Xả dầu trong dàn lạnh Tuyết bám nhiều ở dàn lạnh Xả tuyết ở dàn lạnh Van chặn hút, van cấp dịch mở nhỏ Mở lớn van hơn 4.6.2.2. Sự cố áp suất hút cao + Biểu hiện: - Chỉ số đồng hồ áp suất hút cao bất thường. - Tăng tải máy nén: chỉ số am pe tăng. - Tuyết bám nhiều ở cổ hút của máy nén. + Hậu quả: - Có thể sẩy ra ngập dịch. - Do áp suất hút tăng làm cho áp suất nén tăng, ảnh hưởng đến năng suất lạnh của máy. Bảng 4.6.4. Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố áp suất hút cao Nguyên nhân Cách khắc phục Do van tiết lưu mở quá lớn Đóng bớt van tiết lưu Hở cao áp và thấp áp Kiểm tra lại van by_pass Bầu cảm biến điều chỉnh không chính xác Xem lại vị trí đặt bầu cảm biến 4.6.2.3 Sự cố áp suất dầu thấp +Biểu hiện: - Đồng hồ áp lực dầu dung và giảm dần. - Dầu có hiện tượng sủi bọt. + Hậu quả: - Hao mòn máy trở lên khốc liệt. - Phá hủy máy nén. Bảng 4.6.5. Nguyên nhân cà cách khắc phục sự cố áp suất dầu thấp Nguyên nhân Cách khắc phục Nghẹt phin lọc Kiểm tra lại phin lọc Dầu làm mát không tốt Tăng cường làm mát cho dầu Bơm dầu hỏng hoặc quá cũ Thay bơm dầu mới Bơm dầu lắp ngược Lắp lại bơm dầu Thiếu dầu bôi Bổ sung thêm dầu 4.6.3 SỰ CỐ NGẬP DỊCH 4.6.3.1. Định nghĩa, nhận biết, nguyên nhânvà hậu quả của sự cố ngập dịch a. Định nghĩa. Ngập dịch là hiện tượng máy nén hút phải lỏng do lỏng ở dàn lạnh bay hơi không hết. b. Nhận biết - Tuyết bám nhiều ở cổ hút và một phần trên thân máy nén. - Động cơ của máy làm việc quá tải nên có tiếng kêu bất thường. - Dầu của máy nén có hiện tượng sủi bọt. c. Nguyên nhân - Do dàn lạnh có nhiều dầu làm cho môi chất bay hơi giảm. - Do dừng máy quá đột ngột. d. Hậu quả - Ngập dịch có thể dẫn tới phá hủy máy nén nếu như không ngừng kịp thời. - Mất áp lực dầu. 4.6.3.2. Xử lý ngập dịch a. Xử lý ngập dịch nhẹ - Giảm tiết lưu hoặc có thể ngừng cấp dịch trong khoảng thời gian cho đến khi hết dấu hiệu ngập dịch. - Đóng bớt van chặn hút. Nếu dấu hiệu ngập dịch còn thì ta mở van tuần hoàn để đưa một phần ga nóng vào các te máy nén để làm hóa hơi hết lỏng trước của hút về máy nén. Khi sự cố ngập dịch hết thì ta đóng dần van tuần hoàn và mở dần van chặn hút. b. Xử lý ngập dịch nặng Khi sảy ra sự cố ngập dịch nặng thì máy nén dừng do mất áp lực dầu. Xử lý ngập dịch với máy nén liên hoàn. Ngừng cấp dịch cho máy nén ngập dịch và dùng máy liên hoàn chạy để rút hết gas ra khỏi máy nén ngập dịch, cho đến khi áp suất hút giảm xuống áp suất chân không khoảng -0,5kG thì dừng lại và cho máy nén bị ngập dịch chạy lại. Trước tiên là kiểm tra độ nhớt của dầu, nếu độ nhớt quá lớn thì bật điện trở sưởi dầu, sau đó khởi động bơm dầu ép cho thanh giảm tải đóng hết khoang hút, tiếp theo là khởi đông lại máy nén và giám sát cho đến khi máy làm việc bình thường. CHƯƠNG V TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 5.1. LẮP ĐẶT HỆ THÔNG LẠNH 5.1.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Sau khi đã nghiệm thu nhà xưởng, xem xét toàn bộ khối lượng công việc lắp ráp và thời gian hoàn thành thì các công tác chuẩn bị bao gồm: + Kiểm tra các bệ lắp đặt máy, tổ hợp máy thiết bị các kênh đặt ống, dụng cụ kẹp ống và giá đỡ. + Kiểm tra điện nước, kho bãi, khí nén, ga và các vật tư cần thiết khác. + Tổng hợp nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật khác như: lý lịch máy, thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt vận hành máy nén, bơm các thiết bị và các bản vẽ thi công, lắp đặt thiết bị. + Kiểm tra chất lượng và sự đồng bộ của máy và thiết bị. + Lập kế hoạch thi công gồm: Biểu đồ kế hoạch lắp ráp, trong đó nêu rõ trình tự, khối lượng, thời hạn, chất lượng và phương pháp thi công lắp đặt. Những chỉ dẫn cần thiết về điểm mặt bằng, phòng máy, sơ đồ đường ống, bản vẽ thi công, diện tích lắp đặt, tình trạng vật tư thiết bị… Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, các tài liệu hướng dẫn an toàn, phòng độc hại và cháy nổ. 5.1.2. YÊU CẦU VỀ PHÒNG ĐẶT MÁY VÀ THIẾT BỊ + Các phòng máy tốt nhất nên bố trí ở tầng trệt, cách biệt hẳn khu sản xuất, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến thực phẩm. + Có đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, mặt nạ phòng độc, dụng cụ thao tác vận hành, sửa chữa. + Phải có hai cửa ra vào bố trí cách xa nhau và có ít nhất một cửa thông thẳng ra ngoài, cửa còn lại phải là cửa mở ra phía ngoài. + Cửa sổ và cửa ra vào phải đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên. + Phòng máy phải có quạt gió đẩy và hút để đảm bảo thông thoáng trong phòng máy. + Bệ máy phải đặt cao hơn nền nhà từ 1030 cm và phải có kết cấu vững chắc. + Khoảng cách giữa các bộ phận chuyển động của máy nén, giữa phần nhô ra của máy nén với bảng điều khiển không nhỏ hơn 1,5m, khoảng cách giữa tường với các thiết bị không nhỏ hơn 0,8m, khoảng cách giữa các bộ phận của máy và thiết bị đến cột nhà không nhỏ hơn 0,7m. + Sàn phòng máy phải bằng phẳng, không trơn trượt và phải làm bằng vật liệu không cháy. Rãnh đường đặt ống môi chất, dầu, nước, cấp điện phải được đậy kín, chắc chắn, gọn gàng. + Phòng máy phải treo các sơ đồ hệ thống lạnh: đường ống dẫn dầu môi chất, đường điện.. + Phải niêm yết quy trình vận hành máy lạnh và quy trình xử lý sự cố. + Phòng máy phải thường xuyên được quét dọn sạch sẽ. + Cấm người không có trách nhiệm vào phòng máy. 5.1.3. TRÌNH TỰ LẮP RÁP HỆ THỐNG LẠNH 5.1.3.1. Lắp đặt tổ hợp máy nén a. Nền móng đặt bệ máy: Nền móng của bệ máy phải được chống lún thất tốt sau đó được đổ bê tông sao cho sức chịu đựng của nó lớn gấp 23 lần khối lượng của tổ hợp máy nén. Nền móng đặt bệ máy phải cao hơn nền nhà từ 20 30 cm để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Đặt bệ máy lên móng, chú ý trước sau, phải trái, dùng ống thăng bằng lấy độ nằm ngang. Cho bulông móng vào vị trí định trước, đổ vữa bê tông vào để cố định lại. Khi vữa bê tông đã cứng thì dùng ống thăng bằng lấy độ nằm ngang thật chính xác. Xiết bulông móng lại. Khi xiết bulông cho thêm chêm vào dưới bệ máy. Khi một vị trí đã đạt rồi thay chêm bằng một bản sắt có cùng chiều dầy và dùng vữa bịt những chỗ hở giữa móng và bệ máy lại. + Chú ý khi đặt bệ máy vào móng: - Chêm những miếng đệm giữa dây nâng với máy nén để tránh làm hư hỏng máy nén. - Nếu là máy trần thì móc vào bulông treo ở đầu của máy nén - Bulông treo móc ở động cơ chỉ dùng cho động cơ, không được dùng móc cả máy và bệ máy. 5.1.3.2. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ Dàn ngưng tụ bay hơi thường được lắp đặt ngoài trời. Bể chứa nước được thiết kế găn liền với dàn ngưng. Dàn ngưng được đặt trên các cột trụ bê tông cao hơn mặt đất 4,5m. Khi hoạt động, một phần nước bị cuốn theo gió, vì thế mà nên đặt dàn ngưng xa các công trình xây dựng ít nhất 1,5m. Dàn ngưng tụ bay hơi có trang bị van xả nước ở đáy, van phao tự cung cấp nước, thang để trèo lên đỉnh dàn. Đáy bể chứa nước có độ dốc để chảy kiệt nước khi vệ sinh. 5.1.3.3. Lắp đặt tủ đông Tủ cấp đông được đặt trong phòng cấp đông. Nền móng của tủ đông cũng phải có kết cấu vững chắc giống như nền móng của tổ hợp máy nén đồng thời cũng phải căn chỉnh độ thăng bằng thật tốt. Nền móng của tủ đông phải cao hơn sàn nhà từ 10 20cm để tránh ẩm ướt và hiện tượng nước đóng băng ở sàn tủ. 5.1.3.4. Lắp đặt các thiết bị phụ a. Bình tách dầu. Được lắp đặt trên cụm máy nén sau máy nén tầm cao và trước dàn ngưng. Do Bình tách dầu được lắp đặt cùng máy nén nên nó được lắp đặt cách tường 1m. b. Bình chứa cao áp Phải được đặt trên nền móng vững chắc, ở vị trí sau dàn ngưng và thấp hơn dàn ngưng để lỏng chảy về được dễ dàng. Khoảng cách giữa bình chứa cao áp với tường phải lớn hơn 0,5m. c. Lắp đặt bình trung gian Bình trung gian được lắp đặt ngay trên thân máy nén và được bọc cách nhiệt. Bình trung gian được đặt ở giữa đường nén tầm thấp và hút tầm cao. d. Bình tách khí Bình tách khí không ngưng phải được đặt cao hơn bình chứa cao áp, đường ống dẫn khí xả ra ngoài phải đặt ở ngoài phòng máy và phải sục vào thùng nước tránh ga xì ra ngoài làm ô nhiễm môi trường. e. Bình tập trung dầu Phải được lắp đặt ở vị trí thấp nhất so với các thiết bị có dầu để dầu được chảy về dễ dàng. 5.1.3.5. Lắp đặt đường ống Đường ống dẫn môi chất NH3 làm việc ở nhiệt độ cao vì vậy mà ống dẫn môi chất được làm từ thép C20 + Chuẩn bị ống: -Uốn ống: bán kính cong đủ lớn để ống không bị bẹp khi uốn ống. Khi uốn ống phải sử dụng các thiết bị uốn ống chuyên dụng. Không nên sử dụng cát để uốn ống vì cát có lẫn bên trong rất nguy hiểm. -Hàn ống: chỉ có thợ hàn cao áp có chứng chỉ thợ hàn chuyên nghiệp thì mới được phép hàn ống. Trước khi hàn ống cần vệ sinh sạch sẽ, vát mép ống theo đúng quy định. Vị trí điểm hàn phải nằm ở chỗ dễ dàng kiểm tra và sửa chữa. a. Lắp đặt đường ống hút Các đường ống hút được lắp đặt sao cho có khả năng loại trừ môi chất lỏng hoặc dầu có thể trở lại máy nén trong thời gian làm việc, lúc nghỉ và cả khi khởi động. b. Lắp đặt đường ống đẩy + Ống nằm ngang: đặt nghiêng theo hướng dòng môi chất chuyển động về thiết bị ngưng tụ để môi chất lỏng( ngưng tụ trong thời gian thiết bị dừng lâu ngày) không quay trở lại máy nén. + Ống đứng: Khi máy nén không làm việc thì dầu từ đoạn ống này sẽ chảy ngược lại máy nén, vì vậy phần cuối của đường đẩy thẳng đứng phải tạo một khuỷu cong để dầu không đi ngược từ ống vào máy nén và chứa lỏng ngưng tụ trong đoạn ống đứng khi máy không làm việc. c. Lắp đặt đường ống giải nhiệt cho máy nén + Máy nén trục vít sử dụng môi chất lỏng sau ngưng tụ để giải nhiệt cho dầu bôi trơn và thông qua đó giải nhiệt cho máy nén. + Khi vận hành phải chú ý đảm bảo lượng dầu bôi trơn cho máy nén máy nén. + Trong quá trình thi công lắp đặt đường ống môi chất, cần chú ý các điểm sau: - Không được để bụi bẩn, rác lọt vào trong đường ống. Loại bỏ các mạt sắt còn sót lại khi cắt ống. - Không được đứng lên các thiết bị, đường ống, dùng ống môi chất để bẩy di dời các thiết bị, để các vật nặng đè lên ống. - Không được dùng giẻ hoặc vật liệu xơ, mềm để lau bên trong ống vì xơ vải sót lại sẽ gây tắc bộ lọc máy nén. - Không tựa, gối, các thiết bị lên cụm van, van an toàn, các tay van, cụm van. - Các đường ống trong trường hợp có thể nên lắp đặt trên cùng một độ cao, bố trí song song với các tường, không nên đi chéo từ góc này đến góc kia làm giảm mỹ quan công trình. 5.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Đối với một hệ thống lạnh khi mới lắp đặt xong thì công việc đầu tiên là phải thử kín và thử bền hệ thống lạnh. Để thử kín và thử bền hệ thống lạnh người ta thường sử dụng: khí nén, CO2, N2. Ở đây hệ thống sử dụng môi chất là NH3 nên tuyệt đối không dùng CO2 để thử vì gây phản ứng hóa học. Khi thử phải đóng các van nối với rơle HPS, OPS, LPS Theo quy định áp suất thử các thiết bị áp lực như sau: áp suất thử kín bằng áp suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Hệ thống được coi là đạt khi áp suất thử kín và thử bền tại nơi lắp đặt như sau: Hệ thống Phía Áp suất thử (bar) Thử bền bằng N2 Thử kín bằng N2 Hệ thống NH3 Cao áp 25 18 Hạ áp 15 12 + Tiến hành thử kín: Ta duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm không quá 10% thì hệ thống coi là đạt. Trong quá trình duy trì áp lực thì ta sử dụng nước xà phòng để kiểm tra các mối hàn, mặt bích xem có đảm bảo chất lượng hay không. Thử chân không: Sau khi hút chân không đạt 700mmHg. Đóng van lại và để như vậy trong 24 giờ. Nếu áp suất tăng lên ít hơn 5mmHg thì hệ thống coi là đạt. Hệ thống coi là tốt là trong quá trình hoạt động thì các bộ phận không quá dung và chỉ số trên đồng hồ phải nằm trong giới hạn cho phép. Áp suất cao áp: 1215 kg/cm2 Áp suất bên thấp áp: < 0,5 kg/cm2 Áp suất dầu: 1,2 2 kg/cm2 Ngoài ra chất lượng của hệ thống còn được thể hiện ở chất lượng của sản phẩm. Với tủ đông tiếp xúc thì sản phẩm có thể được cấp đông ở dạng rời hoặc dạng khối (Block) nên rất tiện lợi và hiệu quả. Sản phảm sau khi cấp đông ít bị oxy hóa và hao hụt trọng lượng khi cấp đông Với tủ đông băng chuyền thì nhiệt độ không khí trong tủ thấp, không khí lạnh trong tủ được trao đổi nhiệt cưỡng bức nhờ các quạt gió. Vì vậy mà sản phẩm được cấp đông trong thời gian rất ngắn. Sản phẩm được cấp đông liên tục nên rất phù hợp với quy mô sản xuất của xí nghiệp Sản phẩm sau khi cấp đông có bề mặt nhẵn bóng và không phải tách khuôn. 5.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 5.3.1. KẾT LUẬN Qua 1 tháng thực tập tại công ty. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Nghĩa và các anh chị trong công ty, đến nay em đã hoàn thành cơ bản cuốn đồ án “Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông“ cho Phân xưởng Chế biến Thuỷ sản xuất khẩu ĐẠI TÂY DƯƠNG. Cuốn đồ án “Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông” hoàn thành để áp dụng rộng rãi trong ngành chế biến thủy sản nói chung, cũng như các ngành chế biến khác. Hệ thống tủ đông này nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và nâng cao năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là để đáp ứng kịp thời, liên tục cho quá trình chế biến thủy sản. Mặc dù đã cố gắng và nghiêm túc làm việc trong thời gian thực tập. Nhưng với thời gian có hạn cũng như kiến thức còn hạn hẹp cho nên không tránh khỏi những sai sót trong cuốn đồ án này. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc để cuốn đồ án này được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đại Tiến và Nguyễn Hữu Nghĩa cùng các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành cuốn đồ án này. 5.3.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Cuốn đồ án này em thiết kế hệ thống cấp đông với bình tuần hoàn có sử dụng bơm dịch. Vì vậy mà thời gian cấp đông tương đối nhanh, sản phẩm có chất lượng tốt. Mặc dù vậy em vẫn chưa đưa ra được phương pháp rút ngắn hơn nữa thời gian cấp đông. Do vậy nếu có điều kiện sẽ phát triển đề tài này cho những năm sau về một số biện pháp rút ngắn thời gian cấp đông. Đưa dần đề tài đến hoàn chỉnh và được ứng dụng thực tế tốt hơn. Còn đối với công việc lắp đặt thiết kế, vận hành, bảo dưỡng hệ thống lạnh của xí nghiệp là rất tốt. Tuy nhiên em cũng có một số ý kiến đề xuất như sau: - Trong phòng máy cần phải niêm yết các sơ đồ hệ thống máy, sơ đồ đường ống, các cấp cứu tai nạn do NH3 gây ra. - Trong phòng máy cần có bảng nội quy vận hành, chỉ dẫn vận hành hệ thống treo ở trên tường nơi dễ quan sát. - Cần trang bị máy bộ đàm kết nối phòng máy với phân xưởng chế biến để công nhân vận hành và công nhân cấp đông trao đổi kịp thời nhanh chóng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩm-ngày.doc
Luận văn liên quan