Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại báo cáo tài chính sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam

Trong các nhân tố có ảnh hưởng, thì những nhân tố liên quan đến đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty (Tỷ số nợ, trình bày lại BCTC ở năm trước, tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước, áp lực lợi nhuận năm hiện tại) có vai trò ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán; vị trí ảnh hưởng của các nhân tố này xếp ở 4 vị trí đầu tiên trong số các nhân tố có ảnh hưởng được xác định bằng phương pháp định lượng; điều này cho thấy một khi công ty niêm yết bị áp lực về kinh tế, thì xác suất xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán là rất cao. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, được xác định trong luận án này có những đóng góp nhất định về thực tiễn đối với UBCKNN, bản thân công ty niêm yết, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, KTV và những đối tượng sử dụng BCTC khác; trên cơ sở kết quả của nghiên cứu, tác giả có những kiến nghị đối với các bên liên quan, nhằm làm giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tương lai; đồng thời tác giả cũng đưa ra những cơ sở để nhận diện những BCTC của những công ty niêm yết có khả năng trình bày lại sau kiểm toán; từ đó, giúp cho người sử dụng BCTC có cơ sở để thực hiện các giao dịch kinh tế trong khoảng thời gian chưa có BCTC được kiểm toán cho phù hợp, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại báo cáo tài chính sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 934 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Việt Phản biện 1:........................................................................................... Phản biện 2:.......................................................................................... Phản biện 3: .......................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trải qua hơn 15 năm với những bước phát triển thăng trầm của nó, các yếu tố góp phần vào việc phát triển bền vững của thị trường không thể không kể đến yếu tố về sự minh bạch thông tin trên thị trường, đặc biệt là thông tin tài chính của các công ty niêm yết cung cấp (Trần Thị Phượng, 2017). Những năm gần đây, TTCK Việt Nam nổi lên vấn đề về sự khác biệt thông tin tài chính giữa báo cáo tài chính (BCTC) được kiểm toán và BCTC do chính công ty niêm yết tự lập và công bố trước đó; hay nói cách khác có việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán xảy ra trong các công ty niêm yết; việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán không chỉ xảy ra ở một số công ty, mà chiếm phần lớn các công ty niêm yết, có công ty sau kiểm toán có số tiền lợi nhuận lệch so với trước lên tới vài trăm tỷ đồng. Trình trạng các công ty niêm yết công bố BCTC được kiểm toán có việc trình bày lại so với trước, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, vì thông tin trên BCTC được nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị công ty (Ball & Brown,1968). Nghiên cứu về trình bày lại BCTC được thực hiện ở nhiều nước, tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế ở Việt Nam. Việc đi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, nhằm giúp trả lời câu hỏi việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam chịu tác động bởi những nhân tố nào; cũng như hiểu sâu hơn về vấn đề trình bày lại BCTC và những nhân tố ảnh hưởng; đồng thời qua đó giúp trả lời được câu hỏi tại sao lỗi đó lại xảy ra, từ đó giúp công ty niêm yết có những giải pháp khắc phục, nhằm làm giảm việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong trương lai. Nghiên cứu vấn đề này còn giúp nhận diện, dự báo những công ty có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; từ đó, các đối tượng sử dụng BCTC của các công ty niêm yết có cơ sở 2 để đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp, nhằm giảm thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra. Từ sự phân tích trên, tác giả chọn vấn đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này, là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: Một: Phân tích thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; Hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; Ba: Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam và các giả thuyết nghiên cứu; Bốn: Khám phá và phân tích các nhân tố mới có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu theo sau: (1) Thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam như thế nào? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào? (3) Ngoài các nhân tố được xác định qua kiểm định, có những nhân tố mới nào được khám phá có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam? 3. Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu - Đồi tượng nghiên cứu: Trình bày lại BCTC sau kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Các công ty niêm yết ở HOSE và HNX, loại trừ những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng; nghiên cứu cho những công ty có BCTC được công bố ở giai đoạn từ 2011 đến 2015; nghiên cứu xem xét việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán đối với các chỉ tiêu tài chính. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó phương pháp định lượng là chính, còn phương pháp định tính là phụ gắn kết vào phương pháp định lượng; phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng là phương pháp nghiên cứu chính trong luận án này, phương pháp này nhằm giúp tác giả đạt được mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước, xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và vai trò ảnh hưởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này như là một phần nghiên cứu phụ, nhằm giúp tác giả khám phá thêm những nhân tố mới có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mà những nhân tố này không thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm. 5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu Dữ liệu được tác giả sử dụng cho nghiên cứu gồm dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Tất cả dữ liệu này được thu thập cho tất cả các công ty niêm yết ở HOSE và HNX, cho từng năm từ 2011 đến 2015. Cuối cùng là những dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn kế toán, hoặc nhà lãnh đạo của các công ty niêm yết và dữ liệu thu được từ hỏi ý kiến của KTV. 6. Đóng góp của luận án. 4 - Đóng góp về mặt học thuật: Thứ nhất, luận án này bổ sung thêm một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu ở Việt Nam về công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết; đó là tiếp cận theo hướng sau kiểm toán, có hay không việc trình bày lại BCTC xảy ra trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Thứ hai, mười một (11) nhân tố được xác định thông qua kiểm định, một nhân tố (1) được xác định bằng phương pháp thống kê và ba (3) nhân tố mới được khám phá trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; đóng góp này làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tương lai về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC. Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này đã rút ra các hàm ý liên quan quản trị công ty, cơ cấu sở hữu vốn, cũng như cơ sở nhận diện những đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng; từ đó, giúp cho các bên có liên quan, như: Bản thân công ty niêm yết, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các đối tượng sử dụng BCTC (nhà đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng, kiểm toán độc lập) có những giải pháp ngăn chặn, nhằm làm suy giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán ở các công ty niêm yết trong tương lai, cũng như có những quyết định kinh tế cho phù hợp nhằm làm giảm thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết từ các nghiên cứu trước; Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; 5 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Chương 5: Kết luận, các hàm ý và kiến nghị. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC. 1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC. Theo FASB, một sự trình bày lại BCTC như là một bản sửa đổi của BCTC đã ban hành trước đó để sửa lỗi. Nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC đã được một số nghiên cứu trước chỉ ra như: Plumlee & Yohn (2010), GAO (2007) và DeZoort (2011). Plumlee & Yohn (2010) cho rằng việc trình bày lại BCTC do bốn nguyên nhân như: Lỗi hệ thống nội bộ, cố ý thao túng (gian lận), do các giao dịch phức tạp và cuối cùng là do một số đặc điểm của chuẩn mực kế toán. GAO (2007) cho rằng trình bày lại BCTC có thể do nhầm lẫn và cũng có thể do gian lận. Còn DeZoort (2011) nêu bật sáu nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc trình bày lại BCTC. Trình bày lại BCTC đề cập trong nghiên cứu này, là sau kiểm toán công ty niêm yết có việc trình bày lại BCTC, bất kể là việc trình bày lại này là do sự nhầm lẫn của kế toán, hay do gian lận, hay do bất kỳ những lý do khác. 1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Nhìn chung nghiên cứu về trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC được thực hiện ở các nước theo ba hướng tiếp cận như sau: Thứ nhất là ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) và cơ cấu sở hữu vốn công ty, hoặc chỉ đặc điểm của HĐQT công ty đến việc trình bày lại BCTC, hoặc gian lận BCTC; Thứ hai là ảnh hưởng của những đặc điểm có liên quan đến kiểm toán BCTC ở công ty niêm yết; cuối cùng là ảnh hưởng của những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty đến việc trình bày lại BCTC. 6 1.3. Các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của các nhân tố đến trình bày lại BCTC. Ở Việt Nam, tác giả nhận thấy nghiên cứu về trình bày lại BCTC sau kiểm toán còn hạn chế, gần đây có những nghiên cứu định lượng được thực hiện để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC (Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân và Trương Thùy Dương, 2016), hoặc trình bày lại BCTC sau kiểm toán (Nguyễn Văn Hương, 2016). 1.4. Khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án Các nghiên cứu trước đứng trên những khía cạnh khác nhau để chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. Một số nghiên cứu cho rằng do ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty, một số khác cho rằng do có ảnh hưởng bởi các đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết, trong khi số nghiên cứu còn lại thì cho rằng do những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty niêm yết. Từ đó cho thấy: Mô hình nghiên cứu nào để xác định đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết? Đó là câu hỏi của Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA- 2014) khi đi tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến trình bày lại BCTC. Với một mô hình nghiên cứu xác định đầy đủ cho tất cả những nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC, thì chưa có nhiều nghiên cứu đề cập. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Sự cần thiết của nghiên cứu này được thể hiện như sau: Nghiên cứu này sẽ chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng như những khác biệt của nghiên cứu này so với kết quả của các nghiên cứu trước; nghiên cứu này góp phần vào việc cũng cố thêm những bằng chứng mà các nghiên cứu trước đã tìm thấy; cuối cùng, những phát hiện của 7 nghiên cứu này bổ sung vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong công ty niêm yết tại Việt Nam. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm. Luận án đã trình bày các khái niệm chủ yếu có liên quan đề tài, cụ thể như: Khái niệm báo cáo tài chính, trình bày lại BCTC; những khái niệm này xem xét trên quan điểm của các tổ chức nghề nghiệp, quy định của Nhà nước, cũng như những nhà nghiên cứu độc lập. 2.2. Các lý thuyết nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu Luận án đã khái quát nội dung của các lý thuyết như: Lý thuyết đại diện, lý thuyết cổ đông, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết tam giác gian lận; đồng thời vận dụng các lý thuyết này vào việc phát triển các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC. 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trên cơ sở các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước, tác giả xác định 18 nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC để đưa vào xem xét sự ảnh hưởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, 2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Từ việc lược khảo lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm như ở sơ đồ 2.1. 8 Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm (Nguồn: đề xuất của tác giả) Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT Quy mô HĐQT Sự độc lập của HĐQT Tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc Tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc và HĐQT Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 Sự thay đổi công ty kiểm toán Tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước Tỷ số nợ Áp lực lợi nhuận năm t Giá trị thị trường/giá trị sổ sách Tốc độ tăng trưởng tài sản Quy mô công ty Thời gian niêm yết Nơi niêm yết cổ phiếu Trình bày lại BCTC ở năm t-1 Công ty có các giao dịch phức tạp Đặc điểm của hội đồng quản trị Đặc điểm cơ cấu vốn chủ sở hữu Đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở công ty niêm yết Đặc điểm kinh tế và các đặc điểm khác của công ty Trình bày lại BCTC 9 Trình bày lại BCTC đề cập trong nghiên cứu này là sau kiểm toán công ty niêm yết có BCTC trình bày lại chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với số tiền trọng yếu so với trước kiểm toán. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, dưới dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết (định tính gắn kết trong định lượng) như sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3.2: Thiết kế nghiên cứu (theo Nguyễn Đình Thọ, 2012) 3.2. Nghiên cứu định lượng 3.2.1. Quy trình. Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng 3.2.2. Nội dung nghiên cứu định lượng 3.2.2.1. Trình bày lại BCTC và sự đo lường. Trình bày lại BCTC được đề cập trong nghiên cứu này, là những BCTC mà sau kiểm toán có sự trình bày lại số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận Diễn giải dựa vào kết quả định lượng (định tính) ĐỊNH LƯỢNG Định tính lượng Bước 1: Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Bước 2: Thiết lập các biến và thang đo Bước 3: Trình tự nghiên cứu Bước 4: Lựa chọn mẫu và quy mô mẫu Bước 5: Thu thập Dữ liệu tài chính và phi tài chính Bước 6: Xử lý dữ liệu: Phương pháp thống kê mô tả: Phản ánh thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán.C Bước 7: Xử lý dữ liệu Phương pháp hồi quy binary logistic: Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 10 trước thuế ≥ 5% so với trước kiểm toán; mức điều chỉnh với tỷ lệ ≥ 5% lợi nhuận trước thuế được sử dụng để làm căn cứ xác định những BCTC có trình bày lại trong nghiên cứu này là phù hợp với hướng dẫn của VACPA (2013). Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét những công ty sau kiểm toán có sự thay đổi kết quả kinh doanh từ lỗ chuyển thành lãi và ngược lại; những trường hợp này, nghiên cứu cũng xác định là BCTC có sự trình bày lại trọng yếu sau kiểm toán. Đo lường trình bày lại BCTC trong nghiên cứu này như sau: Nếu sau kiểm toán, công ty i có sự trình bày lại số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên BCTC năm t với số tiền ≥ 5% so với trước kiểm toán là 1, ngược lại là 0; hoặc sau kiểm toán công ty i có sự thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi chuyển thành lỗ, hoặc từ lỗ chuyển thành lãi là l, ngược lại là 0. 3.2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết và dựa vào kết qủa của các nghiên cứu trước, cũng như mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất và mối liên hệ giữa các nhân tố với trình bày lại BCTC, tác giả phát triển 18 giả thuyết nghiên cứu. 3.2.3. Mô hình hồi quy Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2 được viết dưới dạng phương trình hồi quy như sau: RESTATEi,t =α+β1CEOCHAIRi,t + β2SIZEBOARDi,t + β3OUTSIDERi,t + β4CEOOWNi,t + β5MGROWNi,t + β6BLOCKi,t + β7LOSSEi,t-1 + β8DEBTi,t + β9EPi,t + β10M/Bi,t + β11SIZEi,t + β12GROWTHi,t + β13RESTATEi,t-1 + β14AGEi,t +β15LSTi,t + β16LBCTCi,t + β17BIG4i,t + β18AUDCHGi,t + ε. 3.2.4. Các biến và thang đo Mô hình hồi quy gồm 18 biến độc lập, tên biến, ký hiệu biến, sự đo lường và căn cứ đo lường từng biến được trình bày chi tiết trong luận án. 3.2.5. Trình tự nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện các kiểm định trong hồi quy binary logistic để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau: Kiểm định Wald Chi Square (kiểm định giả thuyết hồi quy khác không (0)); kiểm định Omnibus (kiểm định mức độ phù hợp của mô hình); kiểm định mức độ giải thích của mô hình; kiểm định mức độ dự báo của mô hình; cuối cùng là kiểm định Wald. 3.2.6. Mẫu và sự lựa chọn mẫu 11 Mẫu sử dụng cho nghiên cứu: Tất cả các công ty có tên trong danh sách niêm yết ở HOSE và HNX, loại trừ những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng. Quy mô mẫu dùng cho xử lý hồi quy binary logistic là 2.412 BCTC, trong đó HOSE là 1.126 BCTC và HNX là 1.286 BCTC. 3.2.7. Dữ liệu cho nghiên cứu Dữ liệu, số liệu dùng để đo lường cho biến phụ thuộc và các biến độc lập, tác giả thu thập dữ liệu cho giai đoạn 2011 - 2015, những dữ liệu, số liệu như: Dữ liệu tài chính, nguồn dữ liệu này được thu thập từ BCTC năm chưa được kiểm toán và BCTC năm đã được kiểm toán của các công ty niêm yết; Dữ liệu phi tài chính: Dữ liệu này bao gồm những thông tin liên quan đến đặc điểm HĐQT, thời gian niêm yết, cơ cấu sở hữu vốn,.Tất cả dữ liệu này được thu thập từ báo cáo thường niên của các công ty niêm yết. 3.2.8. Phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy binary logistic. 3.3. Nghiên cứu định tính Sơ đồ 3.5: Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính Bước 1: Nội dung nghiên cứu: Khám phá những nhân tố mới có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; hoặc hiểu sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết tại Việt Nam. Bước 2: Sử dụng phương pháp tình huống và kỹ thuật phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu. Bước 3: Thực hiện lựa chọn đối tượng được phỏng vấn và quy mô mẫu. Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Chọn mẫu Thu thập dữ liệu Xử lý dữ liệu Phân tích kết quả nghiên cứu 12 Bước 4: Thực hiện thu thập dữ liệu: Thực hiện phỏng vấn sâu kế toán, hoặc nhà quản lý của các công ty niêm yết; ngoài ra dữ liệu còn được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của KTV. Bước 5: Xử lý dữ liệu: Tổng hợp kết quả từ phỏng vấn kế toán, hoặc nhà quản lý của các công ty niêm yết, từ khảo sát ý kiến KTV. Bước 6: Phân tích, so sánh kết quả nghiên cứu; gắn kết kết quả của phần nghiên cứu này vào kết quả thu được của phương pháp nghiên cứu chính (định lượng). Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Xu hướng trình bày lại BCTC 4.1.1. Xu hướng trình bày lại BCTC ở các nước trên thế giới 4.1.2. Trình bày lại BCTC ở Việt Nam 4.1.2.1. Vấn đề về trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 4.1.2.2. Xu hướng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán vẫn tiếp tục diễn ra ở mức cao. Tỷ lệ công ty niêm yết trình bày lại BCTC sau kiểm toán qua các năm, từ năm 2011 đến năm 2015 lần lượt là 87%, 85%, 81%,75% và 77%. 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1. Kết quả thống kê về việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015. 4.2.1.1. Những chỉ tiêu của BCTC thường trình bày lại sau kiểm toán Theo kết quả thống kê, những chỉ tiêu của BCTC thường trình bày lại như: Chi phí giá vốn hàng bán, chỉ tiêu hàng tồn kho và chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; việc trình bày lại những chỉ tiêu trên của BCTC kéo theo tỷ lệ trình bày lại chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC ở mức cao. 4.2.1.2. Kết quả thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh Kết quả thống kê ở giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy, việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán chịu tác động của yếu tố lĩnh vực ngành nghề kinh doanh; những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ trình bày lại BCTC sau kiểm toán cao như: Bất động sản, công nghệ thông tin, năng lượng, hàng tiêu dùng thiết yếu; trong khi những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác có tỷ lệ trình bày lại BCTC sau kiểm toán ít hơn như: Dịch vụ tiện ích, chăm sóc sức khỏe (Thiết bị y tế, đồ chơi, trang sức), nguyên vật liệu. 13 4.2.2. Kết quả hồi quy binary logistic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. 4.2.2.1. Kết quả tóm tắt xử lý trường hợp của quá trình hồi quy binary logistic 4.2.2.2. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Kết quả kiểm định ở bảng 4.5 cho thấy, độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,000, nên bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc (trình bày lại BCTC). Bảng 4.5: Kiểm tra tổng quát của các hệ số mô hình Chi-square Df Sig. Step 1 Step 414,819 18 0,000 Block 414,819 18 0,000 Model 414,819 18 0,000 Nguồn: Từ kết quả hồi quy binary logistic 4.2.2.3. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình (Model Summary) Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 2591,082 0,158 0,222 Nguồn: Từ kết quả hồi quy binary logistic Kết quả hồi quy binary Logistic ở bảng 4.6 cho thấy, chỉ số -2 log likelihood (-2LL) = 2.591,082, không cao lắm, như vậy có độ phù hợp của mô hình tổng thể. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ở bảng 4.6, cho thấy: R2 Nagelkerke = 0,222, nghĩa là 22,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc (trình bày lại BCTC) là được giải thích bởi 11 biến độc lập trong mô hình, còn lại là do các nhân tố khác. 4.2.2.4. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình. Bảng 4.7: Bảng phân loại Quan sát Dự đoán(Predicted) Trình bày lại BCTC Tỷ lệ phần trăm dự đoán đúng 0 1 Trình bày lại BCTC 0 1.435 217 86,9 1 447 313 41,2 Tỷ lệ phần trăm tổng thể (%) 72,5 Nguồn:Từ kết quả hồi quy binary logistic 14 Theo kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Sau kiểm toán, có 1.652 BCTC không phải trình bày lại với số tiền trọng yếu, mô hình dự đoán đúng 1.435 BCTC, tỷ lệ dự đoán đúng là 86,9%. Cũng theo kết quả ở bảng 4.7, sau kiểm toán có 760 BCTC có việc trình bày lại với số tiền trọng yếu, mô hình dự đoán đúng 313 BCTC, tỷ lệ dự đoán đúng 41,2%. Xét cho cả tổng thể, tỷ lệ % dự đoán đúng cho cả mô hình là 72,5%. 4.2.2.5. Kết quả kiểm định Wald Bảng 4.8: Các thông số của các biến trong mô hình hồi quy binary logistic trong bước 1 Các nhân tố B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT 0,161 0,124 1,680 1 0,195 1,175 Quy mô HĐQT -0,128 0,055 5,483 1 0,019 0,880 Sự độc lập của HĐQT 0,155 0,051 9,229 1 0,002 1,167 Tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc 0,006 0,005 1,819 1 0,177 1,006 Tỷ lệ sở hữu của HĐQT và ban giám đốc 0,004 0,003 1,464 1 0,226 1,004 Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức -0,005 0,002 6,002 1 0,014 0,995 Tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước 0,414 0,166 6,209 1 0,013 1,512 Tỷ số nợ 1,562 0,268 34,093 1 0,000 4,770 Áp lực lợi nhuận năm t 0,289 0,100 8,408 1 0,004 1,335 Giá trị thị trường so với giá trị sổ sách -0,205 0,101 4,100 1 0,043 0,815 Quy mô công ty -0,243 0,125 3,808 1 0,051 0,784 Tốc độ tăng trưởng tài sản 0,070 0,184 0,145 1 0,703 1,073 Trình bày lại BCTC ở năm trước 1,340 0,100 178,214 1 0,000 3,819 Thời gian niêm yết -0,226 0,102 4,921 1 0,027 0,798 Nơi niêm yết cổ phiếu -0,194 0,118 2,691 1 0,101 0,824 Công ty có các giao dịch phức tạp 0,078 0,111 0,488 1 0,485 1,081 BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 -0,238 0,142 2,823 1 0,093 0,788 Sự thay đổi công ty kiểm toán 0,164 0,106 2,377 1 0,123 1,178 Hằng số 1,329 1,394 0,909 1 0,340 3,778 Nguồn:Từ kết quả hồi quy binary logistic 15 Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Trong 18 nhân tố đưa vào mô hình xem xét, có 11 nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán có ý nghĩa thống kê. Trong đó có 4 nhân tố có ảnh hưởng với mức ý nghĩa thống kê 1%, đó là: Tỷ số nợ, áp lực lợi nhuận năm hiện tại, trình bày lại BCTC ở năm trước và sự độc lập của HĐQT; có 5 nhân tố ảnh hưởng với mức ý nghĩa 5% như: Quy mô HĐQT, tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách, và thời gian niêm yết; có 2 nhân tố ảnh hưởng với mức ý nghĩa 10% là: Quy mô công ty và BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4. 4.2.2.6. Kết quả kiểm định vai trò ảnh hưởng của các nhân tố Kết quả hồi quy cho thấy: Trong 11 nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, thì nhân tố tỷ số nợ có ảnh hưởng mạnh nhất (làm tăng khả năng trình bày lại BCTC 37,19%), tiếp theo sau lần lượt là trình bày lại BCTC ở năm trước, tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước, áp lực lợi nhuận năm hiện tại, quy mô công ty, BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm big4, thời gian niêm yết, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách, sự độc lập của HĐQT, quy mô HĐQT, cuối cùng là tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức (làm giảm khả năng trình bày lại BCTC 0,11%). 4.3. Kết quả của phần nghiên cứu định tính Kết quả của phần nghiên cứu định tính phát hiện thêm 3 nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, đó là: Áp lực về thời gian công bố BCTC quý 4, sự thay đổi của chính sách, chế độ kế toán, cuối cùng là nhân sự kế toán. 4.4. Thảo luận những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Trong 11 nhân tố có ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015 được xác định bằng phương pháp định lượng, có nhiều nhân tố thuộc về đặc điểm 16 kinh tế của công ty niêm yết; điều này cũng dễ hiểu, vì một khi công ty niêm yết gặp khó khăn về kinh tế, dễ dẫn đến công ty trình bày sai BCTC do công ty tự lập nhằm tìm kiếm những hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế, hoặc nhằm nâng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường; dẫn đến có nhiều khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Trong 3 nhân tố được khám ở phần nghiên cứu định tính có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, nhân tố áp lực về thời gian công bố BCTC quý 4 được nhiều kế toán của công ty niêm yết cho là nhân tố chủ yếu; vì kế toán ở các công ty niêm yết không đủ thời gian để thu thập đầy đủ bằng chứng, chứng minh những sự kiện kinh tế đến ngày kết thúc năm tài chính của công ty, cũng như xử lý những công việc kế toán cuối năm, dẫn đến chưa phản ánh đầy đủ vào BCTC do công ty tự lập (BCTC quý 4). Chương 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Luận án này trình bày một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015. Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu BCTC chưa được kiểm toán và BCTC được kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 -2015 (loại trừ các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng), sử dụng phương pháp hồi quy binary logistic để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng, phần nghiên cứu chính của nghiên cứu này đã xác định được 12 nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015; trong đó 11 nhân tố xác định bằng kiểm định hồi quy binary logistic và 1 nhân tố xác định bằng thống kê mô tả; mười hai nhân tố này thuộc các nhóm như sau: Nhóm nhân tố thứ nhất thuộc về những đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty, nhóm nhân tố thứ hai thuộc về đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty, nhóm nhân tố thứ ba thuộc về những đặc điểm có liên quan việc kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết; kết quả của phần nghiên 17 cứu phụ (nghiên cứu định tính) giúp tác giả phát hiện thêm ba (3) nhân nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Các kết quả đạt được từ nghiên cứu định lượng của nghiên cứu này, kết hợp với kết quả đạt được của phần nghiên cứu định tính, giúp tác giả chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015. Sau khi thực hiện nghiên cứu của đề tài, một số kết luận được rút ra như sau: (1) Tất cả các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đều được thực hiện, cụ thể như sau: - Luận án phản ánh thực trạng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 -2015, nhằm phản ảnh xu hướng trình bày lại BCTC sau kiểm toán qua các năm, những khoản mục của BCTC thường bị trình bày lại, tỷ lệ trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh; từ đó thấy được mức độ quan trọng của vấn đề nghiên cứu. - Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Luận án đã thực hiện phân tích hồi quy binary logistic để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đã xác định được những nhân tố ảnh hưởng, cũng như vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Luận án đã thực hiện một phần nghiên cứu định tính, kết quả đã khám phá thêm những nhân tố mới có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết, mà những nhân tố này không thể kiểm định bằng phương pháp thực nghiệm. - Luận án sẽ trình bày những kiến nghị đối với các bên liên quan, nhằm hạn chế việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. 18 (2) Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được kiểm định và phần lớn các giả thuyết đều được chấp nhận. Kết quả kiểm định bằng hồi quy binary logistic, có 11 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận và 7 giả thuyết bị bác bỏ. (3) Kết quả nghiên cứu chính của luận án như sau: Kết quả nghiên cứu chính đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015; những nhân tố đó thuộc các nhóm như sau: 5.1.1. Những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam có thể xảy ra ở những công ty mà kết quả kinh doanh ở năm trước thua lỗ, bị áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, có nợ cao, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách thấp. Qua đây cho thấy, những công ty có trình bày lại BCTC sau kiểm toán là những công ty đang gặp khó khăn về kinh tế. Một khi công ty rơi vào tình huống bị áp lực về kinh tế (Cressey, 1953), nhà quản lý sẽ thực hiện quản lý lợi nhuận (Schipper,1989; Jone, 1991), dẫn đến thông tin trình bày trên BCTC do công ty tự lập khác xa với thực tế của công ty; đến khi BCTC của công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập, kiểm toán phát hiện thông tin tài chính trên BCTC do công ty tự lập và công bố trước đó, không đúng thực tế của công ty và yêu cầu nhà quản lý điều chỉnh lại; dẫn đến xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết tam giác gian lận của Cressey (1953), cũng như lý thuyết đại diện, lý thuyết cổ đông. Bên cạnh những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế của công ty, thì những đặc điểm khác của công ty cũng ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán, đó là: Trình bày lại BCTC ở năm trước, thời gian niêm yết, quy mô công ty. 19 5.1.2. Những nhân tố thuộc về đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty - Đối với nhóm nhân tố thuộc về đặc đặc điểm HĐQT của công ty, nghiên cứu tìm thấy một số đặc điểm như sau: + Trình bày BCTC sau kiểm toán chịu sự ảnh hưởng của nhân tố quy mô HĐQT, quy mô HĐQT có mối tương quan nghịch đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Những công ty mà có nhiều thành viên hội động quản trị, thì khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán ít hơn các công ty khác. + Đặc điểm về sự độc lập của HĐQT có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Sự độc lập của HĐQT có mối tương quan thuận đến khả năng công ty có trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Kết quả này ngược với sự mong đợi của tác giả. Điều này có thể lý giải, số lượng thành viên HĐQT độc lập tồn tại ở các công ty niêm yết thời gian qua là hình thức, còn thực chất họ không tham gia nhiều vào việc giám sát qúa trình lập và trình bày BCTC của công ty niêm yết (Nhuệ Mẫn, 2014). - Đối với nhóm nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu vốn của công ty, nghiên cứu tìm thấy các các nhân tố sau: + Tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đông tổ chức có mối tương quan nghịch đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Điều này cho thấy những công ty mà có tỷ lệ sở hữu vốn bởi các cổ đông tổ chức cao, thì ít có khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán hơn các công ty khác. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đại diện của Jensen & Meckling (1976). + Đặc điểm tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc và HĐQT, hoặc sở hữu vốn của ban giám đốc, nghiên cứu chưa tìm thấy sự ảnh hưởng của nhân tố này đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán. 5.1.3. Những nhân tố thuộc về đặc điểm liên quan đến việc kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết. Trong hai đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết mà nghiên cứu xem xét, thì đặc điểm BCTC của công ty niêm yết 20 được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 có ảnh hưởng hưởng đến khả năng xảy ra công ty niêm yết trình bày lại BCTC sau kiểm toán. Những công ty mà BCTC được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán thuộc nhóm big4, thì khả năng xảy ra trình bày lại chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên BCTC sau kiểm toán ít hơn các công ty mà BCTC được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán ngoài nhóm big4. Cho thấy, chất lượng, uy tín của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Nghiên cứu chưa tìm thấy việc trình bày BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm công ty niêm yết có sự thay đổi công ty kiểm toán. Vai trò ảnh hưởng của từng nhân tố Trong 11 nhân tố mà kết quả hồi quy binary logistic xác định có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế và đặc điểm khác của công ty (tỷ số nợ, trình bày lại BCTC ở năm trước, tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước, áp lực lợi nhuận năm hiện tại, quy mô công ty) ảnh hưởng đáng kể nhất. (4) Kết quả của phần nghiên cứu phụ (định tính) Ngoài những nhân tố được xác định có ảnh hưởng bằng phương pháp định lượng; phần nghiên cứu định tính phát hiện thêm ba nhân tố, đó là: Áp lực về thời gian công bố BCTC quý 4, sự thay đổi của chính sách chế độ kế toán, cuối cùng là nhân sự kế toán. (5) Tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án Bằng phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu chính của luận án xác định có mười một (11) nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, như sơ đồ 5.1; bên cạnh đó, phương pháp thống kê mô tả xác định nhân tố lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Ngoài ra, phần nghiên cứu phụ khám phá thêm 3 nhân tố. 21 Sơ đồ 5.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam Quy mô HĐQT Sự độc lập của HĐQT Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức BCTC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 Tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước Tỷ số nợ Áp lực lợi nhuận năm t Giá trị thị trường/giá trị sổ sách Quy mô công ty Thời gian niêm yết Trình bày lại BCTC ở năm t-1 Trình bày lại BCTC 22 5.2. Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu 5.3. Những đóng góp của luận án 5.4. Những hạn chế của luận án 5.5. Những kiến nghị đối với các bên liên quan Từ kết quả đạt được của nghiên cứu, luận án có những kiến nghị đối với các bên liên quan, cụ thể như sau: - Đối với UBCKNN: Cần áp dụng các chế tài đủ mạnh để xử phạt những công ty niêm yết có sự trình bày lại kết quả hoạt động kinh doanh từ 5% trở lên; cần thực hiện chấm điểm và xếp hạng BCTC của các công ty niêm yết hàng năm; cuối cùng UBCKNN cần tổ chức định kỳ hàng năm về các hội thảo, hoặc tọa đàm về những sai sót thường gặp trong việc lập BCTC ở các công ty niêm yết. - Đối với công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC các công ty niêm yết: Cần tăng cường nhận diện khách hàng, để lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện những thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro do không phát hiện khách hàng có sai sót trọng yếu trên BCTC. - Đối với nhà đầu tư: Khi sử dụng thông tin trên BCTC chưa được kiểm toán, nhà đầu tư cần có một sự hoài nghi về số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận mà các công ty niêm yết công bố; nhà đầu tư nên dựa vào các đặc điểm của công ty niêm yết, để nhận diện công ty niêm yết có khả năng trình bày sai chỉ tiêu lãi/lỗ trên BCTC do công ty tự lập. - Đối với các tổ chức cung cấp vốn cho công ty niêm yết, khi sử dụng thông tin trên BCTC của công ty niêm yết chưa được kiểm toán, để đi đến quyết định cho vay và mức cho vay; các tổ chức cung cấp vốn cần dựa vào những đặc điểm được tìm thấy của nghiên cứu này, để đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng, từ đó đi đến quyết định có nên cấp vốn hay không, nhằm tránh rủi ro không thu được nợ trong trương lại. - Đối với các công ty tư vấn về đầu tư chứng khoán, công ty nên nhận diện có hay không BCTC quý 4 của các công ty niêm yết có khả năng trình 23 bày sai chỉ tiêu lãi/lỗ; từ đó có những tư vấn phù hợp cho khách hàng của mình, trong việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trong khoảng thời gian công ty niêm yết chưa công bố BCTC được kiểm toán. - Đối với công ty niêm yết: Các công ty niêm yết cần hoàn thiện về quản trị công ty cho phù hợp với quy định hiện hành; cần xây dựng quy trình hoạt động của HĐQT một cách nghiêm ngặt hơn, quy trình giám sát rủi ro công ty của HĐQT rõ ràng hơn; các công ty niêm yết cũng cần đầu tư vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán cả về số lượng và chất lượng. 5.6. Kết luận chung Luận án này đã kế thừa các nghiên cứu trước và dựa trên cơ sở các lý thuyết có trước để xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; kết quả nghiên cứu định lượng xác định được 12 nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015; trong đó có 11 nhân tố được xác định thông qua kiểm định bằng hồi quy binary logistic và 1 nhân tố được xác bằng phương pháp thống kê mô tả; các nhân tố này thuộc 3 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất là đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty (Tình hình kinh doanh thua lỗ năm trước, tỷ số nợ, áp lực lợi nhuận năm hiện tại, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách, quy mô công ty, trình bày lại BCTC ở năm trước, thời gian niêm yết, lĩnh vực nghành nghề kinh doanh); nhóm thứ hai là đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn (Quy mô HĐQT, sự độc lập của HĐQT, tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức); cuối cùng là liên quan đến việc BCTC của công ty niêm yết có được kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 hay không. Ngoài những nhân tố được xác định bằng phương pháp nghiên cứu chính (định lượng), phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp phụ) phát hiện thêm 3 nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau 24 kiểm toán trong các công ty niêm niêm yết ở Việt Nam thông qua phỏng vấn sâu kế toán, hoặc nhà quản lý của các công ty niêm yết và hỏi ý kiến KTV; ba nhân tố đó là: Áp lực về thời gian công bố BCTC quý 4, sự thay đổi của chính sách, chế độ kế toán và nhân sự kế toán. Trong các nhân tố có ảnh hưởng, thì những nhân tố liên quan đến đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty (Tỷ số nợ, trình bày lại BCTC ở năm trước, tình hình kinh doanh thua lỗ ở năm trước, áp lực lợi nhuận năm hiện tại) có vai trò ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán; vị trí ảnh hưởng của các nhân tố này xếp ở 4 vị trí đầu tiên trong số các nhân tố có ảnh hưởng được xác định bằng phương pháp định lượng; điều này cho thấy một khi công ty niêm yết bị áp lực về kinh tế, thì xác suất xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán là rất cao. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, được xác định trong luận án này có những đóng góp nhất định về thực tiễn đối với UBCKNN, bản thân công ty niêm yết, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, KTV và những đối tượng sử dụng BCTC khác; trên cơ sở kết quả của nghiên cứu, tác giả có những kiến nghị đối với các bên liên quan, nhằm làm giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tương lai; đồng thời tác giả cũng đưa ra những cơ sở để nhận diện những BCTC của những công ty niêm yết có khả năng trình bày lại sau kiểm toán; từ đó, giúp cho người sử dụng BCTC có cơ sở để thực hiện các giao dịch kinh tế trong khoảng thời gian chưa có BCTC được kiểm toán cho phù hợp, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán gây ra. DANH MỤC BÀI BÁO 1. Nguyễn Văn Hương, 2016. Áp lực lợi nhuận và báo cáo tài chính được trình bày lại: Bằng chứng ở Việt Nam, Tạp chí kinh tế & phát triển, 229, 35 - 42. 2. Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hương, 2017. Ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến sự điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán: Trường hợp các công ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế 28(5), 32-55. 3. Nguyen Van Hương, 2016. Tax Policy Changes and Earnings Management: The Case Of Vietnam. The 3rd International Conference on Finance and Economics (ICFE 2016), 479 – 487, June 15th - 17th, 2016, Ho Chi Minh City, Vietnam. 4. Nguyễn Văn Hương, Mai Diễm Lan Hương, và Nguyễn Thị Bảo Ngọc, 2017. Ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến sự trình bày lại báo cáo tài chính: Trường hợp của Việt Nam. Hội thảo khoa học: Chính sách tài chính - kế toán trong bối cảnh hội nhập, trang 109 – 121, tháng 5 năm 2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_trinh_bay_lai.pdf
Luận văn liên quan